Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện quế sơn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.86 KB, 27 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM

























MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề vay mượn tài sản là một trong những vấn đề thường gặp trong
cuộc sống hằng ngày. Vay để phục vụ lợi ích gia đình, vay để kinh doanh


mỗi người có một mục đích vay khác nhau và vay dưới bất kì một hình thức
nào. Vay là không chỉ dựa trên sự tin tưởng giữa các cá nhân với nhau, hay
giữa cá nhân và tổ chức mà còn cho vay vì mục đích lợi nhuận riêng. Do đó,
việc cho vay không tránh khỏi sự mâu thuẫn, khởi kiện ra Tòa do bên đi vay
chây ì, không trả nợ khoặc không còn khả năng trả nợ. Việc giải quyết tranh
chấp hợp đồng vay là việc các cơ quan tư pháp cũng như cơ quan Tòa án nhân
dân huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam giải quyết như thế nào, vận dụng pháp
luật như thế nào cho đúng trong việc giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi
cho bên vay và bên đi vay. Trên cơ sở đó, để hiểu hơn về vấn đề này, em xin
chọn đề tài “Giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản qua thực
tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”.
3
B. NỘI DUNG
1. Cơ cấu, tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn tọa lạc tại số 01 - Phan Châu Trinh, thị
trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào tháng
10 năm 1975. Trải qua 40 năm hoạt động phát triển và không ngừng hoàn
thiện Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn đã làm tốt các công tác giải quyết, xét
xử các loại vụ án, thi hành án hình sự và giải quyết các khiếu nại tư pháp
thuộc thẩm quyền.
Bằng cố gắng và quyết tâm không mệt mỏi, cũng như được sự quan tâm
của lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các
cấp trong huyện, đơn vị Tòa án huyện đã chú trọng công tác kiện toàn tổ
chức, nâng cao chất lượng công tác xét xử, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hoạt động
theo cơ cấu gồm: 1 Chánh án, 1 Phó Chánh án, 5 Thẩm phán, 19 Hội thẩm
nhân dân, 5 Thư ký, 2 Văn thư, 1 Kế toán đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
tại Khoản 1 Điều 32 - Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002: “Tòa án nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó
Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. Ngoài ra, còn có
bộ máy giúp việc.”
Trong công tác tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn không
ngừng củng cố bộ máy bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ nhằm xây dựng người cán bộ làm tốt các công tác pháp luật. Đến
nay, lực lượng thẩm phán, thư ký toàn ngành đều đạt trình độ cử nhân luật,
một số đồng chí cũng đang theo học lớp cao học, những người làm việc văn
phòng cũng học bằng cử nhân luật. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của
cơ quan gồm 12 người:
4
- Chánh án: Ông Nguyễn Tấn Long
- Phó Chánh án: Ông Nguyễn Văn Thọ
- Các Thẩm phán: + Ông Nguyễn Tấn Long
+ Ông Nguyễn Văn Thọ
+ Bà Châu Thị Kim Phượng
+ Ông Nguyễn Trần Nguyên Vỹ
+ Ông Lê Thanh Hải
- Thư ký Tòa án: + Bà Phạm Thị Như Súy
+ Bà Nguyễn Thị Mai Loan
+ Ông Nguyễn Văn Liêm
+ Bà Đỗ Thị Ngọc Hà
+ Bà Nguyễn Hồ Thu Thảo
- Bộ máy giúp việc: + Kế toán: Bà Trần Thị Từ Vi
+ Văn thư: Bà Ngô Thị Hồng Tiếp
Ông Nguyễn Trường Danh

5
Sau đây là bảng đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động
của Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn hiện nay.

ST
T
HỌ VÀ TÊN CHỨC
VỤ/CHỨC
DANH
NĂM
SINH
TRÌNH ĐỘ
HỌC VẤN
Giới
tính
1 Nguyễn Tấn Long Chánh án,
Thẩm Phán
1972 Đại học Nam
2 Nguyễn Văn Thọ Phó Chánh án,
Thẩm Phán
1970 Đại học Nam
3 Châu Thị Kim Phượng Thẩm phán 1979 Đại học Nữ
4 Nguyễn Trần Nguyên Vỹ Thẩm phán 1981 Đại học Nam
5 Lê Thanh Hải Thẩm phán 1983 Đại học Nam
6 Phạm Thị Như Súy Thư ký 1961 Đại học Nữ
7 Nguyễn Văn Liêm Thư ký 1988 Đại học Nam
8 Đỗ Thị Ngọc Hà Thư ký 1990 Đại học Nữ
9 Nguyễn Thị Mai Loan Thư ký 1985 Đại học Nữ
10 Nguyễn Hồ Thu Thảo Thư ký 1990 Đại học Nữ
11 Trần Thị Từ Vi Kế Toán 1982 Đại học Nữ
12 Ngô Thị Hồng Tiếp Văn Thư 1987 Trung cấp Nữ
13 Nguyễn Trường Danh Văn Thư 1989 Trung cấp Nam
Bảng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân huyện
Quế Sơn.

Trải qua một thời gian hoạt động và phát triển, hiện nay cơ quan đã có hệ
thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ với hệ thống phòng làm việc được bố
trí phù hợp (ngoài phòng làm việc của Chánh án và Phó Chánh án mỗi Thẩm
phán, thư ký Tòa án, kế toán, văn thư,…được bố trí mỗi phòng làm việc riêng
biệt) được trang bị máy tính (có kết nối mạng internet), máy in, máy photo,…
Ngoài ra, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn còn có hai Hội trường xét xử, mỗi
Hội trường xét xử được trang bị đầy đủ âm thanh, ánh sáng và hệ thống bàn
6
ghế tương đối hoàn chỉnh. Để đảm bảo điều kiện công tác cho những cán bộ,
công chức làm việc xa nhà cơ quan còn bố trí hai phòng nội trú (một phòng
nam, một phòng nữ) mỗi phòng được thiết kế hai giường nằm, đầy đủ tiện
nghi.
2. Nhận xét về việc áp dụng pháp luật trong các vụ án Tranh chấp
hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn.
2.1. Ưu điểm, thuận lợi
Từ năm 2010 đến năm 2014, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn đã giải
quyết được 210 vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản trong tổng số 212 vụ
việc thể hiện qua các năm như sau:
Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/12/2014
L
O
ẠI
V

Á
N
V
À
VI


C
D
Â
N
S

SỐ VỤ
VIỆC
PHẢI
GIẢI
QUYẾT
SỐ VỤ VIỆC ĐÃ GIẢI
QUYẾT
SỐ VỤ
VIỆC
CÒN LẠI
ĐẶC
ĐIỂM
NGUY
ÊN
ĐƠN
ĐẶC
ĐIỂM
BỊ ĐƠN
ĐẶC
ĐIỂ
M
CÁC
VỤ
VIỆC

ĐÃ
GIẢI
QUY
ẾT
C
ũ
c
ò
n
l

i
M

i
th


T

n
g
s

Chu
yển
hồ

Đì
nh

ch


ng
nh
ận
thỏ
a
thu
ận
củ
a
đư
ơn
g
sự
X
ét
x

h
oặ
c
gi
ải
q
u
yế
t
Tổ

ng
số
T
ổn
g
số
Q
u
á
h

n
l
u

t
đ

n
h
T

m
đ
ì
n
h
c
h



qua
n,
tổ
chứ
c
C
á
nh
ân

qu
an,
tổ
ch
ức

nh
ân

viện
kiểm
sát
tham
gia
T/c
hợ
p
đồ
0 2

1
2
2
1
2
0 54 14
7
9 21
0
2 0 0 147 96 1 29
4
3
7
ng
va
y
tài
sản
8
Tùy theo mỗi năm mà số lượng giải quyết các vụ về tranh chấp hợp đồng
vay tài sản cũng khác nhau. Trong đó, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn đã
đưa ra xét xử 9 vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản chiếm tỷ lệ 4,3% ; công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự chiếm tỉ lệ 70,0%; đình chỉ vụ án chiếm
tỉ lệ 25,7% trên tổng số vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản được giải quyết.
Qua đó ta thấy, đa số các vụ án thường dừng lại ở giai đoạn hòa giải thành
hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhìn chung, công tác giải quyết các vụ án dân sư cũng như án tranh chấp
hợp đồng vay tài sản nói riêng trong thời gian qua tại Tòa án nhân dân huyện
Quế Sơn có những ưu điểm, thuận lợi như sau:
- Về thủ tục tố tụng dân sự, quá trình giải quyết các tranh chấp về Hợp

đồng vay tài sản, Tòa án huyện Quế Sơn đã tuân thủ đầy đủ trình tự thủ tục tố
tụng dân sự theo quy định của pháp luật, từ giai đoạn thụ lý vụ án, giai đoạn
hòa giải, chuẩn bị xét xử đến giai đoạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, không
bỏ bớt hoặc tự thêm những giai đoạn, thủ tục khác.
- Các vụ án tranh chấp hợp đồng vay thường được giải quyết tương đối
linh hoạt từ thủ tục nhận đơn, hòa giải tiền tố tụng cho đến khi thụ lý và giải
quyết trong tố tụng.
- Về thời hạn giải quyết, các tranh chấp hợp đồng vay tài sản do toà án
giải quyết được áp dụng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo
Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hạn giải quyết một tranh chấp hợp
đồng vay tài sản (kể cả gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, gia hạn thời hạn mở
phiên toà) là không quá 5 tháng kể từ ngày thụ lý. Nhìn chung các vụ tranh
chấp hợp đồng vay tài sản do Toà án Quế Sơn thụ lý trong thời gian qua đều
tuân thủ đúng quy định, chỉ một vài vụ đưa ra xét xử quá hạn luật định vì lý
do như đương sự cố tình chây ì hoặc do vụ án phức tạp cần phải đánh giá, thu
thập chứng cứ…
9
- Về thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, các tranh
chấp hợp đồng dân sự nói riêng được qui định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân
sự. Về cơ bản, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn đã làm khá tốt công tác sàn
lọc các vụ án thuộc thẩm quyền để thụ lý, đồng thời xác định rƒ quan hệ tranh
chấp khi giải quyết vụ án phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự,
nên công tác giải quyết các vụ án cũng đơn giản, ít gặp khó khăn hơn.
- Trong tranh chấp hợp đồng vay thể hiện qua bảng thống kê thì các vụ kiện
xảy ra đa số nguyên đơn thường là các ngân hàng như ngân hàng chính sách
xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , bị đơn là
các cá nhân nên thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp:
• Các ngân hàng thường có chuyên viên pháp lý riêng nên đa số việc cho vay
thường là các hợp đồng tín dụng được lập một cách chặt chẽ, đầy đủ các điều
khoản trong hợp đồng.

• Ngoài hợp đồng vay còn có các chứng cứ kèm theo như: giấy đề nghị kiêm
phương án vay vốn, sổ vay vốn, sổ lưu tờ rơi, biên bản kiểm tra sau khi cho
vay, giấy báo nợ quá hạn theo từng đợt, biên bản làm việc, bảng kê tính lãi
làm rất cụ thể và chặt chẽ. Từ đó, giúp công tác giải quyết vụ án nhanh chóng
và thuận tiện hơn.
• Giá trị vay vốn cam kết trong hợp đồng không lớn, ít vụ có tình tiết phức tạp
nên đã tạo thuận lợi cho các thẩm phán dễ dàng giải quyết tranh chấp cũng
như tìm ra các cơ sở pháp lý trong việc đưa ra các bản án đúng pháp luật
• Nhiều vụ án khi ngân hàng khởi kiện ra tòa thì các bên thỏa thuận được với
nhau nên hòa giải thành.
• Ít có tranh chấp về lãi suất. Do đó, thủ tục cũng đơn giản, gọn lẹ hơn.
- Về thủ tục hoà giải của Toà án, trong quá trình giải quyết vụ tranh
chấp, có thể nói Toà án đã nỗ lực tối đa trong việc tiến hành hoà giải tranh
chấp. Đặc biệt đối với những vụ án phức tạp, các thẩm phán thường tiến hành
hoà giải nhiều lần trước khi xét xử để các đương sự tự thoả thuận việc giải
10
quyết tranh chấp nhằm hạn chế những chi phí cũng như thời gian cho việc
giải quyết tranh chấp.
- Việc thu thập tài liệu giúp làm rƒ hơn các tình tiết của vụ án là công
việc đầu tiên giúp công tác giải quyết vụ án được dễ dàng hơn và chính xác
hơn. Trong trường hợp các đương sự có những lời khai mâu thuẫn với nhau,
có thái độ chây ì, bất hợp tác dẫn đến việc thu thập tài liệu liên quan đến vụ
án gặp khó khăn. Với sự linh hoạt và chuyên môn tương đối vững, tùy theo
từng đương sự mà các cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn
luôn có cách tiếp xúc giải quyết khác nhau nên công tác tiếp xúc trực tiếp với
đương sự luôn thu được kết quả, thu thập tài liệu một cách rƒ ràng.
- Trong trường hợp đương sự có đơn yêu cầu Tòa thu thập chứng cứ thì các cán
bộ công chức Tòa án luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thu thập
chứng cứ theo Điều 85 Bộ luật dân sự. Thư ký Tòa án hoặc cán bộ Tòa án
được Chánh án phân công bằng nghiệp vụ của mình tiến hành thu thập chứng

cứ yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho
mình chứng cứ và căn cứ vào chứng cứ thu thập được để giải quyết vụ án trên
cơ sở khách quan, công bằng.
- Trong công tác giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa án nhân
dân huyện Quế Sơn khi cần thiết cũng có sự phối hợp của các cơ quan như:
Ngân hàng (bên vay và bên cho vay không trả bằng tiền mặt mà trả tiền bằng
phương thức chuyển khoản), Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện
- Nhà nước đã quy định trong Bộ luật dân sự những nguyên tắc về nghĩa vụ đối
với bên cho vay tài sản, về nghĩa vụ trả nợ đối với bên vay tài sản, về việc
tính lãi nên khi có tranh chấp Tòa chỉ cần căn cứ theo đúng pháp luật để giải
quyết tranh chấp.
2.2. Hạn chế, vướng mắc
Trong quá trình giải quyết tranh chấp các hợp đồng vay tài sản nói riêng
cũng như các tranh chấp dân sự nói chung tại Tòa án nhân dân huyện Quế
11
Sơn nói riêng và ngành Tòa án nói chung đã bộc lộ rƒ những hạn chế, vướng
mắc sau:
- Thực tiễn xảy ra các vụ tranh chấp HĐTD ở toà nguyên nhân chủ yếu là do ý
thức của người đi vay chưa cao. Một khi người đi vay không nhận thức được
trách nhiệm của mình trả tiền nợ khi đến hạn, người đi vay đã không có ý
thức khi đã cố tình trốn tránh không trả nợ, cố ý kéo dài thời hạn trả nợ. Từ
thực tiễn cho thấy việc xảy ra những tranh chấp thường là do là do sự thiếu ý
thức của người đi vay, họ đã không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi
đến hạn dẫn đên hậu quả không đảm bảo cho quyền và lợi ích của bên cho
vay.
- Về hòa giải, nhiều vụ hoà giải thường không mang lại kết quả, kéo dài vì
trước khi đưa vụ việc ra giải quyết tại toà án thì quan hệ giữa các bên tranh
chấp đã đến giai đoạn căng thẳng, mặt khác phía bên bị đơn thường gây khó
khăn cho việc hoà giải. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đã gửi thông báo và
phiên hòa giải và giấy triệu tập nhiều lần yêu cầu bị đơn đến làm bản tự khai,

cung cấp chứng cứ và hòa giải để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nhưng nhiều bị đơn cố tình không chấp hành, hoặc đến Tòa nhưng tỏ thái độ
bất hợp tác, có biểu hiện chống đối, thách thức Tòa án và tự ý bỏ ra về. Do
đó, vụ án không tiến hành hòa giải được. Đến khi vụ án đưa ra xét xử thì bị
đơn vắng mặt, trì hoãn phiên tòa, gây khó khăn cho các cán bộ Tòa. Có thái
độ chây ỳ, trốn tránh, tỏ thái độ bất hợp tác. Do đó, có nhiều vụ nhìn chung
rất đơn giản nhưng thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, qua nhiều lần xét
xử vẫn không đạt kết quả.
- Về hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể
liên quan, nhất là các đương sự. Cung cấp chứng cứ cho Tòa án còn thiếu
chính xác, khi cung cấp đến Tòa thì không xác định tài liệu nào là sát thực.
Trường hợp các đương sự có các lời khai mâu thuẫn với nhau thì mỗi bên
phải chứng minh lời khai của mình là đúng, nếu các đương sự không chứng
12
minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết
phục được Toà án bảo vệ quyền cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có
thế có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp.
Trong việc này đòi hỏi thẩm phán phải có kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn
cao, phán đoán tình hình trong việc giải quyết tranh chấp.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp rườm rà, cơ chế giải quyết tranh chấp còn chưa
phù hợp:
• Thời gian giải quyết một vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường diễn ra
khá lâu thường từ 5-6 tháng. Khi một tranh chấp được khởi kiện ra toà án phải
qua các trình tự thủ tục phức tạp: từ việc thụ lý vụ án, hòa giải, có đơn yêu
cầu, xác minh, thu thập chứng cứ, rồi xác định giá trị tài sản cầm cố, thế chấp,
ra quyết định xét xử, ra bản án rồi quyết định thi hành án, thời gian tự nguyện,
biên bản làm việc của 2 bên tại thi hành án, quyết định cưỡng chế về việc kê
biên định giá tài sản… Rườm rà như vậy, nên cơ quan thi hành án không bao
giờ thi hành đúng thời hạn như quyết định của bản án.
- Từ năm 2010 đến năm 2014 thì khi giải quyết về hợp đồng vay tài sản trong

đó có vấn đề về việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong họp
đồng vay tài sản thì được quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2010 quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân
sự do một bên thực hiện. Nó tồn tại rất nhiều bất cập vì theo luật thì chỉ có
một căn cứ duy nhất đế có thế xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối
với giao dịch do một bên thực hiện, đó là " nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
thiết yếu của gia đình". Thực tế xét xử cho thấy rằng nguyên đơn thường
không đủ chứng cứ đế có thế chứng minh khoản tiền mà họ cho vay đã được
bị đơn sử dụng đế “ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia
đình". Vì vậy, thông thường thì Toà án chỉ buộc được một bên (vợ hoặc
chồng) phải trả nợ cho nguyên đơn. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là sau khi
giải quyết những vụ án này (chỉ xác định vợ hoặc chồng có nghĩa vụ trả nợ),
13
việc thi hành án sẽ không thể thực hiện được vì người vợ (hoặc chồng) không
chấp nhận bán tài sản chung để cho người kia thi hành án. Trong nhừng
trường hợp đó thì cơ quan thi hành án thường phải chờ vợ chồng họ tự phân
chia tài sản hoặc phải chờ bản án Toà án (xét xử phân chia tài sản chung của
vợ chồng) để có căn cứ thi hành án; nếu họ không tự phân chia hoặc không
yêu cầu Toà án phân chia thì việc thi hành án sẽ bị kéo dài, gây thiệt hại cho
nguyên đơn. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có hiệu lực,
quy định cụ thể hơn về trách nhiệm liên đới của vợ chồng tại Điều 27 cũng
một phần giúp cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản được giải
quyết một cách dễ dàng hơn
- Về việc tống đạt các văn bản tố tụng của toà án được quy định tại Chương X
của BLTTDS. Tuy nhiên khi thực hiện những quy định này vẫn gặp một số
khó khăn nhất định trong việc triệu tập đương sự nhất là trong trường hợp
đương sự cố tình trốn tránh không nhận giấy triệu tập của toà án, không chịu
kí vào các văn bản giao nhận tố tụng của Tòa án. Mặt khác, sự hỗ trợ của các
cơ quan hành chính địa phương (UBND xã, phường, thị trấn) trong việc tống
đạt giấy triệu tập của toà án cho đương sự chưa được quan tâm đúng mức.

- Trong trường hợp vay giữa các đương sự là cá nhân với nhau tồn tại rất nhiều
thiếu sót:
• Phần lớn các vụ án vay nợ giữa các đương sự là cá nhân với nhau thường
không có hợp đồng vay mượn. Chứng cứ làm cơ sở bên cho vay kiện bên đi
vay là các loại giấy tờ như giấy mượn tiền, giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ
• Hình thức của các giấy nợ vô cùng sơ sài, cẩu thả nhưng trong đó lại ghi nhận
cho vay với nhau hàng chục triệu đồng thậm chí hàng trăm triệu đồng.
• Có những trường hợp cho vay giữa các cá nhân với nhau là giao kết miệng,
không có một chứng cứ nào chứng minh sự tồn tại giữa hợp đồng vay. Do đó,
việc giải quyết vụ án gặp khó khăn, các cán bộ Tòa phải chú ý lời khai cảu
14
các bên có liên quan đến việc vay tài sản, từ đó đánh giá nội dung mà hai bên
thông nhất về số tiền vay và lãi suất trong hạn cũng như lãi suất quá hạn.
Trên đây là toàn bộ những ưu điểm, thuận lợi và hạn chế, vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử
dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn trong thời gian qua. Để những
thuận lợi, ưu điểm được duy trì, vướng mắc được hạn chế thì thiết nghĩ pháp
luật cần có những quy định rƒ ràng, cụ thể hơn.
3. Những vấn đề học được qua thực tiễn thực tập tại Tòa án nhân
dân huyện Quế Sơn
Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu
trong hành trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế
hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để
đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của công việc nói riêng. Ông
cha ta cũng từng nói “học phải đi đôi với hành” chính vì vậy hằng năm Đại
học Luật Huế đều tổ chức cho sinh viên đi thực tập vào dịp cuối khóa nhằm
giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trãi
qua một thời gian thực tập, tiếp cận thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Quế
Sơn tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích mà trước đây tôi chỉ được tiếp
cận trên cơ sở lý luận. Sau đây là những trãi nghiệm mà tôi đã học được qua

đợt thực tập.
- Về cơ cấu tổ chức:
Nhìn chung Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn có cơ cấu tổ chức hết sức
chặt chẽ đúng theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002. Cơ quan
gồm Chánh án, 01 Phó Chánh án, 05 Thẩm phán, 19 Hội thẩm nhân dân, 05
Thư ký Tòa án và có cả bộ máy giúp việc. Đa số các cán bộ, công chức của cơ
quan đều là những người trẻ, có trình độ chuyên môn vững, năng nỗ và nhiệt
tình. Trong đó, Thủ trưởng cơ quan – Nguyễn Tấn Long là người trẻ nhất của
15
tỉnh đứng ở cương vị Chánh án một tòa án huyện khi được bổ nhiệm. Qua đây
cho thấy rằng, Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn đã từng bước trẻ hóa đội ngũ
cán bộ, công chức. Qua quá trình tiếp xúc thực tiễn đã cũng cố hơn cho tôi
kiến thức về cơ cấu tổ chức của hệ thống các cơ quan Tòa án.
- Về phân công nhiệm vụ:
• Mọi cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn đều đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Chánh án. Chánh án trực tiếp phân công nhiệm vụ cho
các cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Dựa trên cơ sở trực tiếp phân công
nhiệm vụ Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án quản lý, thực hiện một số
công việc và đôn đốc các cán bộ, công chức của cơ quan làm việc.
• Khi thụ lý một vụ án Chánh án sẽ trực tiếp phân công Thẩm phán và thư ký
giải quyết. Để đảm bảo sự công bằng thông thường sự phân công xét xử các
vụ án cho các Thẩm phán và Thư ký là đều nhau. Ví dụ: Một năm có tổng 300
vụ án thì sẽ được chia đều cho 3 Thẩm phán mỗi người 100 vụ. Riêng việc
phân công các Hội thẩm nhân dân thì tùy theo điều kiện công tác của từng
người sẽ có sự phân công hợp lý vì đa số các Hội thẩm nhân dân là những
người đang công tác tại các cơ quan khác của Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội,…
• Do đặc thù của Tòa án cấp huyện là không có tòa chuyên trách nên các Thẩm
phán đều đảm nhận giải quyết tất cả các vụ án thuộc thẩm quyền. Sau khi thụ
lý, Chánh án dựa trên điều kiện công tác, và thực tế tại cơ quan sẽ phân công

một Thẩm phán đứng ra đảm nhiệm giải quyết.
• Trong việc nghiên cứu các vụ án trước khi đưa ra xét xử thì thông thường
những vụ án dễ giải quyết sẽ do một Thẩm phán được phân công nghiên cứu.
Còn các vụ án phức tạp, khó giải quyết các Thẩm phán sẽ cũng nhau nghiên
cứu để đưa ra phương án tối ưu cho Thẩm phán được phân công lựa chọn.
Ngoài ra, những vụ án mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan,
nhiều mối quan hệ, thì Thẩm phán đảm nhận giải quyết lập hồ sơ trình Chánh
16
án để chuyển lên Tòa án cấp trên trực tiếp xin ý kiến về đường lối giải quyết.
Trường hợp vào thời điểm mà số lượng án tăng đột biến và tính chất khó
khăn, phức tạp của các vụ án cũng tăng lên thì Chánh án làm báo cáo gửi lên
Tòa án cấp trên xin được điều động thêm Thẩm phán về cơ quan tham gia giải
quyết.
• Khi nói về phân công nhiệm vụ không thể bỏ qua mối quan hệ giữa Thẩm
phán và Thư ký khi đảm nhận giải quyết một vụ án. Khi tiếp nhận giải quyết
một vụ án thì Thư ký có nhiệm vụ giúp Thẩm phán giải quyết những công
việc theo yêu cầu của Thẩm phán từ khi được phân công giải quyết cho đến
khi bản án được thi hành.
- Về áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án:
Sự linh hoạt của các Thẩm phán khi giải quyết các vụ án là tùy theo mức
độ phức tạp mà có cách giải quyết khác nhau và luôn đặt quyền lợi của các
đương sự lên hàng đầu. Ngoài ra, việc áp dụng các quy định của pháp luật vào
giải quyết các vụ án tương đối chính xác. Hầu hết các vụ án đều không bị
kháng cáo, kháng nghị hoặc có kháng cáo, kháng nghị cũng vẫn được giữ
nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
- Về liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn:
Đợt thực tập tốt nghiệp tại cơ sở là điều kiện để sinh viên được thử sức
mình với các công việc chuyên ngành, sinh viên được áp dụng các kiến thức
đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn, tìm hiểu thực tế. Qua quá trình tìm
hiểu thực tiễn tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:

• Trước tiên sinh viên cần trang bị cho mình về kiến thức thật tốt thì mới có thể
giải quyết nhanh công việc được giao.
• Nên xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi với cán bộ nhân viên của
Phòng, tạo không khí cởi mở dễ chịu. Bởi vì chỉ khi có môi trường làm việc
cởi mở thì công việc mới suông sẻ được.
17
• Trước khi tiếp xúc cơ sở thực tập mỗi sinh viên nên học hỏi kinh nghiệm từ
những anh chị khóa trước (học thầy không tày học bạn), thường xuyên trao
đổi với giáo viên hướng dẫn để có sự chuẩn bị trước về tinh thần và công việc
khi đi thực tập.
• Luật là một ngành khó mang tính ứng dụng cao nên sinh viên không chỉ thực
tập hay làm việc được ở các cơ quan tư pháp mà còn ở nhiều cơ quan khác
trong bộ máy nhà nước vì thế đòi hỏi trong quá trình học sinh viên không
được xem thường bất cứ môn học nào, đồng thời nếu có cơ hội hãy tiếp xúc
giải quyết các công việc thực tế càng nhiều càng tốt. Đồng thời phải phát huy
được sức sang tạo, linh hoạt, nhanh nhẹn khi đảm nhận một công việc nhất
định được phân công. Đó là tổ hợp các kỹ năng mà mỗi sinh viên khi còn ở
trên ghế nhà trường phải chuẩn bị trước.
• Luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến, mạnh dạn học hỏi những điều mà bản
thân chưa hiểu biết, chưa hiểu. Khi tiếp xúc thực tế sinh viên nào cũng rất ngỡ
ngàng vì có nhiều việc phải làm mà khi học chúng ta chưa nghe nói đến, cũng
như chưa nhìn thấy. Hơn ai hết thực tế là người truyền cho ta những kỹ năng
và kinh nghiệm đó. Vì thế, mỗi sinh viên chúng ta nên biết tận dụng cơ hội để
mình được nắm bắt nhiều kinh nghiệm hơn trong việc liên hệ những gì đã học
vào thực tế giải quyết các vấn đề gặp phải.
• Là một sinh viên thì ý thức là vấn đề được đề cao hơn bao giờ hết. Khi thực
tập cần phải tuân thủ nội quy của cơ quan, hoàn thành tốt các công việc mà
nhân viên hoặc cán bộ của cơ quan giao phó. Khi gặp một tình huống khó giải
quyết nên tham khảo ý kiến nhiều người để đưa ra quyết định hợp lý. Đồng
thời, phải luôn luôn lắng nghe sự góp ý, chỉ bảo của cán bộ hướng dẫn, có thái

độ đúng mực không thái quá.
• Là một sinh viên luật nên trong quá trình thực tập phải cân nhắc thật kỹ, xem
lại các quy định của pháp luật trước khi đưa ra ý kiến về một vấn đề cần giải
quyết, không nói bừa, nói vô căn cứ. Bản thân sinh viên cần tích cực tiếp thu,
18
trau dồi những kỹ năng quan trọng cần thiết cho công việc như: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng soạn thảo các văn bản,…
• Thực tế cho thấy rằng không hẵn những thành tích học được trên giảng
đường là đủ, không phải những gì được học chúng ta sẽ nhớ hết và không
phải những gì được học khi áp dụng vào thực tế đều đúng và hợp lý. Có
những trường hợp sinh viên cần nhận thức được sự mềm dẻo trong việc áp
dụng pháp luật so với những quy định cứng nhắc của pháp luật. Cần phải linh
hoạt, tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà có sự vận dụng pháp luật cho thật sự
hợp lý. Điều này yêu cầu trong quá trình học bên cạnh việc tích lũy kiến thức
sinh viên cần rèn luyện thêm tư duy.
• Khi làm việc tại các cơ quan tư pháp thì việc nắm vững các thủ tục tố tụng hết
sức cần thiết. Đa số sinh viên luật khi thực tập đều chưa nắm vững các thủ tục
tố tụng nên khi giải quyết các công việc còn lúng túng. Do đó, việc học tập và
nắm vững các kiến thức đã học ở trường là hết sức quan trọng.
Khi về thực tập tại cơ quan tôi được giao nghiên cứu các hồ sơ vụ án và
được tạo điều kiện tham gia những phiên tòa được mở tại cơ quan cũng như
những phiên tòa lưu động. Qua đây tôi đã nắm vững hơn những thủ tục tố
tụng.
Đợt thực tập đã cho sinh viên thấy được những vấn đề cốt lƒi giữa lý
luận và thực tiễn (về những kiến thức đã học và thực tế giải quyết các công
việc tại cơ quan thực tập). Hơn nữa, đợt thực tập cũng cho sinh viên thấy
được chính mình, về những ưu, nhược điểm của bản thân. Qua đây góp phần
hoàn thiện bản thân để khi ra trường dễ tiếp xúc với thực tế công việc.
4. Những kiến nghị qua quá trình thực tập
Từ những kiến thức đã học được tại cơ quan thực tập cũng như những

hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tôi
xin có những kiến nghị sau đây.
4.1. Những kiến nghị chung
19
Cần xây dựng hệ thống các quy định của pháp luật thống nhất và cụ thể
để công tác áp dụng pháp luật của Tòa án cũng như các cơ quan khác trong bộ
máy nhà nước được chính xác và thống nhất.
Trong thời gian tới, để đáp ứng được yêu cầu giải quyết tốt các vụ án dân
sự, hình sự, hành chính,…thì ngành tòa án cần có sự đổi mới hơn nữa về cơ
cấu tổ chức của Tòa án nhân dân các cấp, đặc biệt là Tòa án nhân dân cấp
huyện để tiến đến thành lập Tòa án nhân dân khu vực. Việc này vừa giúp
nâng cao vai trò, vị thế của Tòa án vừa giúp giải quyết các vụ án được công
minh, khách quan và đúng pháp luật.
4.2. Kiến nghị cụ thể
- Về phía nhà trường:
• Khi đào tạo cũng nên lồng ghép thực tiễn để sinh viên tập giải quyết các tình
huống thực tiễn. Đồng thời khi giảng dạy cũng nên để sinh viên làm quen với
các khái niệm pháp lý bằng các tài liệu thực tiễn. Ví dụ: Khi nói về Hồ sơ bút
lục của vụ án nên cho sinh viên thấy được bút lục là như thế nào. Hay khi nói
về hợp đồng cần cho sinh viên được tiếp xúc với các hợp đồng thực tế và cho
sinh viên tập soạn thảo các loại hợp đồng bằng các bài tập về nhà. Việc này
giúp sinh viên không bở ngỡ khi va vấp thực tế khi ra trường.
• Hiện nay đa số sinh viên khi tiếp xúc thực tiễn đều thiếu kiến thức cũng như
kỹ năng soạn thảo các văn bản áp dụng pháp luật. Vì vậy, nhà trường bên
cạnh giảng giạy các môn học cần lồng ghép cho sinh viên tập soạn thảo các
loại văn bản tố tụng để sinh viên tập làm quen.
- Về phía cơ quan tiếp nhận thực tập:
Tuy đa số cán bộ, công chức của cơ quan là những người trẻ, giàu tâm
huyết, trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ,… Nhưng
vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết

các vụ án.
20
• Một số Thẩm phán do phải giải quyết nhiều việc cùng lúc nên vẫn chưa
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án khi đưa ra xét xử nên còn lúng túng trước những
câu trả lời lắc léo của đương sự, lời phản cung của bị cáo. Và chưa có sự đầu
tư nghiên cứu các quy định của pháp luật, đặc biệt là những văn bản được sửa
đổi. Bên cạnh đó là sự cẩu thả trong công việc của một số thư ký khi nghiên
cứu hồ sơ và thực hiện những công việc được Thẩm phán giao (Ví dụ: Giao
các văn bản tố tụng không đúng cơ quan có thẩm quyền, hợp thức hóa hồ sơ
bút lục bằng các chữ ký giả,…). Những hạn chế trên dẫn đến tiến hành sai các
thủ thục trong tố tụng và áp dụng sai quy định của pháp luật. Do đó, trong
thời gian tới mỗi cán bộ, công chức của cơ quan cần phải có những thay đổi
mang tính chiến lược theo hướng tích cực để hoàn thiện hơn chuyên môn của
mình.
• Một thực tế là hiện nay tại Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn số lượng cán bộ,
công chức nữ chiếm đa số nên cũng hạn chế nhất định do đặc thù của ngành
nhiều lúc phải làm việc với đương sự ở những vùng núi xa xôi, đồng thời do
đặc thù của phái nữ là sinh con và các vấn đề khác nên điều kiện, thời gian để
nghiên cứu nâng cao chuyên môn vẫn còn hạn chế. Trong thời gian đến thiết
nghĩ Tòa án nhân dân huyện Quế sơn phải có kiến nghị những thay đổi nhất
định về thành phần nam nữ cho hợp lý để đảm bảo tốt nhất sự hoạt động nhịp
nhàng của cơ quan.
• Hiện nay trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung, ở Tòa án nhân dân
huyện Quế sơn nói riêng việc tuân thủ giờ làm việc vẫn chưa nghiêm túc. Để
đảm bảo sự tin cậy của nhân dân, sự nghiêm chỉnh của hệ thống cơ quan nhà
nước và hiệu quả công việc thiết nghĩ trong thời gian tới đơn vị cần có sự
quản lý nghiêm ngặt giờ giấc làm việc của các thành viên trong cơ quan.
• Thành phần Hội thẩm nhân dân của đơn vị còn ít người từ các tổ chức đoàn
thể. Đa số các Hội thẩm nhân dân là những cán bộ lãnh đạo của các phòng,
ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tuy có chất lượng bởi họ là những người

21
am hiểu pháp luật rƒ hơn hết nhưng vẫn chưa đại diện cho nhân dân khi họ là
những người thuộc cơ quan hành chính. Hơn thế chính họ là người làm ảnh
hưởng đến tính khách quan trong quá trình giải quyết các vụ án mà tính chất
vụ việc có liên quan đến những đương sự nằm trong hệ thống các cơ quan
hành chính. Như vậy, trong thời gian tới Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn cần
đổi mới, tăng cường những Hội thẩm từ các tổ chức chính trị - xã hội, trường
học, bệnh viện, Hội đồng nhân dân,… để tăng cường khả năng giám sát của
nhân dân đối với cơ quan, có như vậy thì việc xét xử mới khách quan, vô tư
được.
• Qua quá trình thực tập tôi nhận thấy rằng vẫn còn một số cán bộ, công chức
chưa được đào tạo chính quy, một số nhân viên mới có trình độ trung cấp
được đưa đi đào tạo đại học tại chức chuyên ngành luật. Sau khi học xong
được bổ nhiệm giữ những chức danh, chức vụ nhất định. Tuy có kinh nghiệm
thực tế nhưng với việc vừa làm vừa học sẽ không đảm bảo được kiến thức khi
vận dụng pháp luật để giải quyết các vụ án khó, phức tạp và nhất là dễ dẫn
đến oan sai.
Tóm lại, để pháp luật ngày càng có những quy định thống nhất, linh hoạt
và mang tính khả dụng cao thì phải có sự nổ lực chung. Trước hết là từ phía
các cơ sở đào tạo luật phải có chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
phù hợp, đổi mới để đào tạo ra những cử nhân luật chất lượng. Về phía Nhà
nước cần xây dựng các quy định của pháp luật thống nhất, tránh chồng chéo,
không rƒ ràng gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan
nhà nước khác. Cuối cùng là hệ thống Tòa án nói riêng và các cơ quan thực
hiện áp dụng pháp luật nói chung cần có cơ chế tuyển dụng những công chức
có trình độ và xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt
và chuyên môn nghiệp vụ cao để công tác áp dụng pháp luật mang lại hiệu
quả cao hơn
22
23

C. PHẦN KẾT BÀI
Qua phần thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại
Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ta cũng thấy được phần
nào tính chất, nội dung , hình thức và các tranh chấp thường gặp trong vấn đề
vay tài sản cũng như trong hợp đồng vay tài sản. Trong quá tình giải quyết
tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Tòa Quế Sơn giúp em hiểu được các trình
tự thủ tục tố tụng, cách nắm nội dung hồ sơ vụ án, phân tích các chứng cứ, tài
liệu có trong vụ án, từ đó giải quyết được vụ tranh chấp hợp đồng vay cụ thể.
Qua đó, em biết được các ưu, và nhược điểm, đưa ra kiến nghị trong việc giải
quyết tranh chấp từng hợp đồng vay tài sản.
24
D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU SƯU TẦM
1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 32/2010/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 34/2010/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
3. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 36/2010/QĐST-DS về việc
“Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 65/2010/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
5. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
6. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 17/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
7. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 19/2011/QĐST-DS về việc
“Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
8. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 20/2011/QDĐS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
9. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 21/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;

10.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 23/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
11.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 24/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
12.Bản án số: 34/2011/DS-ST ngày 18/7/2011 về việc “Tranh chấp hợp đồng vay
tài sản”;
13.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 49/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
14.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 50/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
15.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 51/2011/QĐDS-ST
về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”;
25

×