Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN TÂN BÌNH TƯỜNG CĐ MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.28 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG MIỀN NAM



BÁO CÁO
THỰC TẬP THỰC TẾ
TẠI BỆNH VIỆN TÂN BÌNH

Người Thực Hiện: Trần Tuyết Trinh
Lớp: 08CDDS2
MSSV:3008090056
Cán Bộ Hướng Dẫn: ThS.DS Nguyễn Thị Nguyệt Anh
Giáo Viên Phụ Trách: DS.Nguyễn Thị Ngọc Mai
Thời Gian Thực Tập: Từ Ngày 9/4 đến 14/4 năm 2018

TP.HCM


Ngày 29 Tháng 05 Năm 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG BÁO CÁO
Trang
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP........................5
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.................................................................5
2. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................6
3. Tổ chức hành chính, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa
Dược........................................................................................................6
4. Bảng phân công công tác khoa dược – VTTTB – Bệnh viện quận Tân
Bình.........................................................................................................9
5. Chức năng và nhiệm vụ của dược sĩ tại khoa Dược................................11


PHẦN II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP – THỰC TẾ........................11
1. Kho chẵn.................................................................................................11
2. Kho lẻ......................................................................................................12
3. Công tác dự trù, thống kê xuất, nhập và tồn trữ thuốc............................14
4. Tổ chức cấp phát thuốc...........................................................................19
5. Quy chế dược chính................................................................................25
6. Quy chế thuốc gây nghiện, hướng tâm thần............................................41
7. Bình đơn thuốc........................................................................................45
8. Một số nhãn thuốc của Bệnh Viện..........................................................56
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN –
ĐẠI DIỆN BỆNH VIỆN:................................................................................72
1. Kết luận – Kiến nghị:..............................................................................72
2. Nhận xét của giáo viên – Đại diện bệnh viện:........................................73
3. Tài liệu tham khảo:.................................................................................75

2


LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe.Vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu rõ các
biện pháp phòng chống cũng như các biện pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Ngày nay ngành y tế gồm 2 ngành lớn là Y và Dược.Ngành Y sử dụng kĩ thuật y học
để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, ngành dược cung ứng thuốc để phục vụ
cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Qua gần ba năm học tập tại trường Cao Đẳng Miền Nam , được sự giúp đỡ của
nhà trường, em đã trải qua đợt thực tế ở bệnh viện. Khoa Dược bệnh viện là nơi giúp
em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thuốc, bán thuốc cho bệnh nhân và là nơi tạo
điều kiện thuận lợi , là nền tảng quan trọng để sau này em tốt nghiệp ra trường làm
việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình.
Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Một người Dược sĩ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp và biết cách tư vấn sử dụng
thuốc cho bệnh nhân thì sẽ hoàn thành trách nhiệm của người dược sĩ. Có thể nói vai
trò của người Dược sĩ trong nhà thuốc là rất quan trọng, quyết định sinh mạng con
người, cho nên người Dược sĩ cần nắm vững kiến thức cần thiết về thuốc cho chuyên
ngành của mình. Vì vậy trước khi tốt nghiệp ra trường, chúng ta cần phải trải qua
những đợt thực tập tại các cơ sở khác nhau, đặc biệt là nhà thuốc.
Bài báo cáo thực tập ở bệnh viện là kinh nghiệm tóm tắt lại quá trình học tập ở
nhà trường và bệnh viện. Với những kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến
của các quý thầy cô.

3


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại bệnh viện, thời gian không quá dài nhưng em đã học tập
được nhiều điều. Không những kiến thức được nâng lên mà em còn học hỏi được
những kinh nghiệm bổ ích từ bệnh viện, mặt khác em còn được học hỏi thêm những
kinh nghiệm trong chăm sóc dược. Và điều làm em tâm đắc nhất khi thực tập tại bệnh
viện là việc em được nhận thức rằng người dược sĩ ngoài công việc bán thuốc thì họ
còn là người tư vấn tâm lý, người bạn tri kỷ của người bệnh luôn sẵn sàng lắng nghe,
chia sẻ, cảm thông và đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất để kịp thời tháo gỡ cho
bệnh nhân, những khó khăn vướng mắc mà họ đang gặp phải.

4


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Khoa dược: Bệnh viện Tân Bình

Địa chỉ: 605 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-28) 38 119 511
Fax: (08) 39 485 348
Website: />
5


2. Qúa trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Tân Bình được thành lập theo quyết định số 153/206/QĐ-UNND ngày
20/10/2006 tọa lạc tại số 605 Hoàng Văn Thụ – phường 4 – Quận Tân Bình, là cơ quan
hành chính sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân quận
Tân Bình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế thành phố.
⁻ Hiện tại đơn vị triển khai hoạt động tại 3 cơ sở:
+ Bệnh viện (số 605 Hoàng Văn Thụ - P 04 - Q. TB)
+ Khoa Phụ sản (số 01 Đông Sơn - P 07- Q. TB)
+ Khoa Y học cổ truyền (số 01 Đông Sơn - P 07- Q. TB)
⁻ Toàn Bệnh viện hiện có 4 phòng ban chức năng và 14 khoa lâm sàng & cận lâm
sàng với tổng số nhân sự là 228 CBCC (Trong đó: 61 bác sỹ, 3 dược sỹ đại học,
13 dược sỹ trung cấp, 9 y sĩ, 61 điều dưỡng, 16 KTV, 12 hộ sinh, 53 nhân viên
khác).
⁻ Bệnh viện với đội ngũ y bác sỹ giỏi về chuyên môn, tinh thần phục vụ chu đáo
và được hỗ trợ bởi những trang thiết bị hiện đại như: máy phá rung, monitor
theo dõi bệnh nhân, máy gây mê giúp thở, máy đo khúc xạ, máy siêu âm mắt,
máy mổ PHACO, máy nội soi TMH, máy X quang kỹ thuật số, máy siêu âm 4
chiều, máy huyết học 34 thông số, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy nội
soi dạ dày tá tràng....nhằm mang lại cho bệnh nhân dịch vụ khám chữa bệnh tốt
nhất và trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy cho mọi người dân.
3. Tổ chức hành chính, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa dược:
3.1 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
Chịu trách nhiệm điều hành: Ban giám đốc

Phân chia 3 khối:
- Khối các phòng chức năng:
 Phòng hành chính
 Phòng tài chính và kế toán
 Phòng tổng hộp
 Phòng IT
- Khối lâm sàng
 Khoa nội tổng hợp
 Khoa ngoại
6


 Khoa cấp cứu
 Khoa nhi
 Khoa mắt
 Khoa tai múi họng
 Khoa hồi sức chống độc
 Khoa răng hàm mặt
 Khoa y học cổ truyền
- Khối cận lâm sàng
 Khoa xét nghiệm
 Khoa dược
 Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
 Khoa dinh dưỡng
3.2 Cơ cấu tổ chổ chức của khoa Dược

7


3.3 Chức năng của khoa Dược

-

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện.

-

Công tác quản lý và cung ứng thuốc và toàn nghành.

-

Thông tin thuốc và tư vấn sử dụng thuốc.

-

Hướng dẫn thực hiện quy chế dược chính tại các đơn vị và các khoa phòng.

3.4 Nhiệm vụ của khoa Dược
-

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

-

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

-


Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

-

Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
8


-

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

-

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc.

-

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.

-

Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học về dược.


-

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

-

Tham gia chỉ đạo tuyến.

-

Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.

-

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

-

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

-

Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có
phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.

4. Bảng phân công công tác khoa dược – VTTTB – Bệnh viện quận Tân Bình

- Trưởng khoa dược - Ds Lê Anh Tuấn: Phụ trách Khoa dược –VTTTB, điều động
nhân sự, bố trí các hoạt động trong khoa, chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận khi cần thiết.
 Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chưc thực hiện
cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện.
 Tổ chức xuất nhập và thống kê, quản lý tiêu chuẩn, kinh phí sử dụng thuốc, hóa
chất, sinh phẩm, theo đúng các quy định hiện hành.
 Kiểm tra, quản lý xuất nhập thuốc, hóa chất, sinh phẩm đảm bảo chất lượng
theo đúng quy định.
 Tổ chức thông tin thuốc kịp thời cho nhân viên y tế và người bệnh.
 Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả và hợp lý tại các khoa trong bệnh
viện.
9


 Lập kế hoạch công tác vật tư, thiết bị trình ban giá đốc phê diệt và tổ chức thực
hiện.
 Giới thiệu các loại vật tư, trang thiết bị để các khoa phòng dự trù và lập kế
hoạch chung trình ban giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện.
 Thực hiện chế độ kiểm tra sử dụng và bảo quản trang thiết bị y tế
 Tổ chức đấu thầu mua sắm, sửa chữa thanh lý trang thiết bị
 Tổ chức đào tạo cho những viên chức vận hành trang thiết bị y tế.
 Phân công nhân sự phụ trách các hoạt động trong khoa để hoàn thành nhiệm vụ
và mục tiêu đề ra, giám sát toàn bộ hoạt động của khoa, chỉ đạo trực tiếp từng
bộ phận khi cần thiết.
- Các thành viên trong khoa
 ThS.DS Nguyễn Thị Nguyệt Anh : chuyên trách công tác dược lâm sàng, giám
sát ADR và thông tin thuốc, tham gia kiểm tra quy chế dược chính trong bệnh
viện. báo cáo tình hình sử dụng thuốc cho bảo hiểm y tế và sở y tế. thâm gia
xây dựng danh mục thuốc đấu thầu hàng năm của bệnh viện. tổ trưởng tổ công
đoàn khoa dược.

 DS Nguyễn Thị Thanh An: quản lý hợp đồng thanh toán cho các công ty thuốc,
VTTH, TTB y tế, theo dõi tình hình sử dụng và xuất nhập thuốc GN-HT; tham
gia xây dựng danh mục VTTH-HC của bệnh viện. hỗ trợ Ds. Nguyệt anh công
tác dược lâm sàng, kiểm tra quy chế dược chính các khoa phòng có sử dụng
thuốc. kiểm tra đơn thuốc BHYT, phụ trách T2G khoa dược.
 DSTH Đỗ Kim Hồng: phụ trách thống kê và báo cáo xuất nhập thuốc BHYT
(Tân dược+ thuốc cổ truyền) hàng tháng, quý, năm; theo dõi phần mềm BHYT
và hỗ trợ các khoa giải quyết sự cố liên quan đến xuất nhập thuốc.
 DSTH Phạm Thị Thanh Tuyền: tổ trưởng tổ kho, thủ kho thuốc tân dược
BHYT- theo dõi, quản lý kho thuốc tân dược BHYT, dự trù và cấp phát thuốc
cho phòng phát thuốc BHYT; tham gia cấp phát thuốc bảo hiểm y tế và hỗ trợ
các bộ phận khi có nhu cầu phát sinh.
 DSTH Lê Thị Thanh Hương: cấp phát vật tư tiêu hao, hóa chất cho các khoa
phòng, cấp phát thuốc, thuốc hướng thần cho các khoa điều trị nội trú.

10


 DSTH Võ Văn Thăng: tổ trưởng tổ phát thuốc BHYT- phân công, điều động,
giám sát các thành viên tổ cấp phát thuốc BHYT; dự trù bảo quản thuốc tại
phòng phát thuốc BHYT; hỗ trợ các bộ phận khác khi có nhu cầu phát sinh.
 DSTH Lê Thị Hằng: tổ phó tổ phát thuốc BHYT- hỗ trợ và điều động nhân sự
tổ phát thuốc BHYT, tham gia cấp phát thuốc BHYT.
 DSTH Bùi Thanh Thới: tham gia cấp phát thuốc BHYT, hỗ trợ các bộ phận
khác khi có nhu cầu, dự trù và cấp phát văn phòng phẩm cho các bộ phận trong
khoa.
 DSTH Trần Thị Trang: tham gia cấp phát thuốc GN-HT, tiền chất, thủ kho
VTTH hóa chất, hỗ trợ các bộ phận khác khi có nhu cầu.
 DSTH Lê Thị Thu Thủy: tham gia cấp phát thuốc BHYT, hỗ trợ các bộ phận
khác khi có nhu cầu.

 DSTH Lương Khánh Phương: tham gia cấp phát thuốc, VTTH- HC cho các
khoa phòng, quét mã vạch đơn thuốc BHYT, đi công văn, công tác hành chính
của khoa.
 DSTH Lê Phương Lan: thủ kho thuốc YHCT- theo dõi, quản lý kho thuốc
YHCT, dự trù và cấp phát thuốc cho bệnh nhân YHCT; sắp xếp đơn thuốc
BHYT; hỗ trợ các bộ phận khác khi có nhu cầu phát sinh.
 DSTH Lâm Tuấn Hòa: tham gia cấp phát thuốc tại phòng phát thuốc BHYT.
 DSTH Trần Thị Lê: cấp phát thuốc cho bệnh nhân; sắp xếp, quản lý lưu trữ đơn
thuốc BHYT, hỗ trợ các phòng khác khi có nhu cầu phát sinh.
5. Chức năng và nhiệm vụ của dược sĩ tại khoa Dược
-

Quản lý, bảo quản, tồn trữ, cung ứng thuốc, cấp phát thuốc tại các cơ sở khám,
chữa bệnh và kinh doanh thuốc.

-

Tham gia sản xuất thuốc thông thường trong phạm vi nhiệm vụ đã giao.

-

Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu
quả.

-

Tham gia thực hiện các chương trình y tế nơi công tác theo nhiệm vụ được
giao.

11



-

Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện sức khỏe
để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc sức khỏe của
người dân.

PHẦN II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TÂP – THỰC TẾ
1. Kho chẵn.
1.1 Chức năng.
-

Là nơi nhận, xuất, nhập, bảo quản các loại thuốc, hóa chất, dụng cụ…đồng thời
cũng là nơi tồn trữ, xử lý đóng gói các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng trả
về, hàng thu hồi, hàng khiếu nại…

-

Là nơi phần lớn diễn ra các chuyên môn của người công tác, bảo quản.

1.2 Nhiệm vụ.
Lập kế hoạch cung ứng thuốc, đảm bảo đủ số lượng thuốc, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc
cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu. Bảo quản thuốc theo đúng
nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn kho.

2. Kho lẻ
2.1 Nhiệm vụ:
Đảm bảo cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú ở các khoa và bệnh nhân ngoại

trú BHYT.
2.2 Hoạt động:
Thuốc được sắp xếp trên các kệ và tủ theo phân chia nhuốm thuốc, nhóm thuốc
được sắp xếp theo thứ tự a, b, c…
 Kháng sinh, kháng nấm
 Thuốc bổ, vitamin
 Nội tiết chuyển hóa, tiêu hóa
12


 An thần, thần kinh
 Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm
 Tim mạch
 Tai, mũi, họng
 Hô hấp
2.3 Công tác bảo quản thuốc:
-

Yêu cầu về trang thiết bị:
Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ;
Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh
và xếp dỡ hàng;
Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi
nước).

-

Nhiệt độ phòng từ 15-25 độ, có thể lên đến 30


-

Tủ lạnh 2-8 độ

-

Kho mát 8-15 độ

-

Độ ẩm < 70%

-

Thuốc trong kho phải đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh
sáng, đủ phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm, sắp xếp trong kho
phải đảm bảo ngăn nắp, có đủ giá kệ, thuốc sắp xếp trong kho phải theo các
nguyên tắc chặt chẽ.

-

Theo nguyên tắc FEFO là hết hạn trước xuất trước và FIFO là nhập trước xuất
trước.

-

Thuốc được sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ 5 chống
 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
 5 chống: ẩm nóng, nấm mốc, cháy nổ, quá hạn dùng, nhầm lẫn, đổ vỡ và

mất mát.

13


-

Thuốc tại kho chẵn phải sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý,thuốc của mỗi
nhóm được phân theo a, b, c….

Hình ảnh bảng theo dõi nhiệt độ hằng ngày

14


Hình ảnh bảng theo dõi hạn dùng thuốc kháng sinh
3. Công tác dự trù, thống kê xuất, nhập và tồn trữ thuốc
3.1 Dự trù cung ứng thuốc:
Công tác cung ứng dự trù thuốc theo 2 bước cơ bản: Theo dõi hàng hoá và Lập
kế hoạch mua hàng.
- Bước 1: Theo dõi hàng hóa:
15


 Thủ kho theo dõi và thông báo thuốc sắp xếp hàng ( kiểm tra trực tiếp trên thực
tế và trên phần mềm quản lý)
 Mức độ xuất hàng các thời kỳ trước, lượng tồn kho hiện tại, các hợp đồng mua
đã lý, theo dõi số lượng đã đăng ký ngay từ đầu năm.
 Nhu cầu về thuốc mới phải được thông qua Hội đồng thuốc và điều trị thì mới
được đưa vào sử dụng.

- Bước 2: Kế hoạch mua hàng
 Thủ kho lập bảng dự trù số lượng hàng cần mua và lượng tồn kho tối thiểu,
lượng xuất trong tháng trước báo cáo trên Trưởng Khoa Dược.
 Kiểm kê chủng loại, hóa chất tại khoa Dược một tháng một lần: đối chiếu với
sổ sách thực tế về số lượng, chất lượng, tìm nguyên nhân thừa thiếu, kiểm tra
hạn dùng.
 Tên thuốc trong văn bản dự trù phải ghi rõ tên gốc, rõ ràng tên biệt dược.
 Thuốc được cấp phát hàng ngày nhiều, phải được kiểm tra hàng ngày để đảm
bảo thuốc không bị thiếu. Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
3.2 Dự trù bổ sung:
Trong quá trình sử dụng nếu phát sinh đột xuất, thì nhu cầu thuốc tăng vọt phải
dự trù bổ sung.
3.3 Nhập hàng:
-

Tất cả các loại thuốc phải được kiểm nhập trước khi nhập kho.

-

Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần gồm:
Trưởng khoa dược, Trưởng phòng tài chính - kế toán, kế toán dược, thủ kho,
thống kê dược.

-

Nội dung kiểm nhập: kiểm tra đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả đấu
thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng),
đơn vị tính, số lượng, số kiểm soát, đơn giá, hạn dùng, nước sản xuất, thành
tiền.


-

Hàng hóa phải nguyên vẹn bao bì, nếu bị thiếu hoặc mất tem niêm phong phải
lập biên bản và thông báo cho nhà phân phối để bổ sung, giải quyết.

-

Toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về
kho.

16


-

Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo
quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa.

-

Viết sổ kiểm nhập (theo mẫu). Sổ kiểm nhập phải ghi đầy đủ các nội dung nêu
trên và xác nhận đạt tiêu chuẩn nhập kho, có đầy đủ sự chứng kiến và phải ký
xác nhận của thành viên trong hội đồng chấp thuận cho nhập kho.

3.4 Xuất hàng:
Kho thuốc nội trú:
-

Bác sĩ khám bệnh, ra y lệnh vào hồ sơ bệnh án. Điều dưỡng tổng hợp thuốc từ
hồ sơ bệnh án vào hệ thống e- hospital sau đó in phiếu lĩnh thuốc trình bác sĩ

điều trị ký duyệt, và gọi điện báo những phiếu cần lãnh xuống khoa dược.

-

Dược sĩ duyệt thuốc duyệt trên phiếu lĩnh thuốc của khoa trại. Phản hồi lại khoa
điều trị khi thấy phiếu không phù hợp.

-

Nhân viên kho thuốc in các phiếu xuất theo yêu cầu của khoa trại. Soạn thuốc
theo nội dung ghi trên phiếu xuất.

-

Nhân viên kho thuốc giao thuốc cho khoa trại Việc giao nhận được thực hiện
đúng nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu giữa nhân viên kho và điều dưỡng của
khoa, cả 2 cùng ký xác nhận vào phiếu lĩnh thuốc và phiếu xuất thuốc. Sau đó
mỗi bên sẽ gửi 1 bộ gồm 1 phiếu lĩnh và 1 phiếu xuất.

-

Hàng ngày thống kê số lượng thuốc, các thuốc trong chương trình như: thuốc
sốt rét; thuốc và dụng cụ kế hoạch hóa gia đình, theo phiếu lĩnh yêu cầu của các
khoa, lưu số lượng vào phần mềm quản lý thuốc tại khoa Dược.

-

Hàng ngày, các khoa hoàn trả lại khoa dược những thuốc không sử dụng hết
trong ngày vào phiếu hoàn trả thuốc.


-

Cuối tháng kiểm kê kho, tổng hợp báo cáo số lượng hàng hóa nhập, xuất và tồn
kho trong một tháng. Đối chiếu số liệu giữa bộ phận thống kê dược với kế toán
dược của phòng Tài chính kế toán.

-

Hàng tháng bộ phận thống kê dược in báo cáo nhập xuất tồn trong tháng thống
kê toàn bộ số liệu và báo cáo cho Trưởng khoa Dược.

Kho thuốc ngoại trú:
-

Phát thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT.

-

Qui trình gồm 4 bước:

17




Bước 1: Duyệt thuốc: Dược sĩ duyệt đơn thuốc trên phần mềm
e.Hospital theo thứ tự. Từ chối duyệt thuốc nếu phát hiện sai sót
trong đơn thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn; phối hợp với bác sĩ
kê đơn trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc.




Bước 2: Soạn thuốc: thuốc được soạn theo nội dung trên đơn thuốc
tổng hợp gồm: tên thuốc, số lượng thuốc, số khoản thuốc.



Bước 3: Kiểm lại thuốc: thuốc sau khi soạn được kiểm lại và cho vào
trong bao bì trước khi chuyển sang khu phát thuốc.



Bước 4: Phát, lĩnh thuốc: phát thuốc theo thứ tự thuốc đã được lấy ra.
So sánh mã y tế của người bệnh: giữa đơn thuốc người bệnh đưa với
mã trên đơn thuốc tổng hợp. Sau khi người bệnh lĩnh thuốc: yêu cầu
người bệnh kiểm tra lại thuốc trước khi ra về và không khiếu nại về
sau.

18


Bảng theo dõi hạn dùng có trong cùng phiếu nhập xuất hàng

19


Bảng thống khê dược phẩm xuất nhập tồn kho
4. Tổ chức cấp phát thuốc
4.1 Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn ra kho lẻ
- Các thủ kho( kho lẻ và kho điều trị ngoại trú)

 Ghi phiếu lĩnh thuốc phù hợp với loại hình thuốc cần lĩnh, căn cứ trên số lượng
tồn kho và số lượng cấp phát trong 15 ngày ghi trên hai phiếu giống nha.
 Ký và ghi rõ họ tên rõ ràng trên phiếu lĩnh.
 Trình dược sỹ phụ trách kho lẻ hoặc điều trị ngoại trú duyệt.
 Nộp sổ lĩnh thuốc kèm biên bản kiểm hàng do dược sỹ phó khoa phụ trách kho.
- Dược sỹ phụ trách căn cứ trên lượng tồn kho của kho chẵn và trên bảng kiểm hàng
của từng thủ kho của kho hoặc kho lẻ ngoại trú để cân đối và duyệt số lượng được cấp
cho các kho và được giao lại cho thủ kho chẵn.
- Dược sỹ thủ kho chẵn nhận phiếu lĩnh thuốc từ kho lẻ sẽ:
 Kiểm tra lại phiếu lĩnh thuốc đã hợp lệ chưa( phải có chữ ký thủ kho hoặc dược
sỹ phụ trách).
20


 Kiểm tra lại tên hàng, hàm lượng, quy cách đã đủ chưa.
 Ký tên và ghi rõ họ tên người giao phiếu
 Xét phiếu
 Chuẩn bị thuốc theo đúng số lượng đã được duyệt.
 Kiểm tra bằng cảm quan hạn dùng trước khi giao nhận.
 Đối chiếu tên thuốc, hàm lượng giữa hàng đã chuẩn bị và hàng trên phiếu.
 Bàn giao cho các thủ kho lẻ từng mặt hàng một, đánh dấu những khoản đã giao
trên phiếu lĩnh.
 Thủ kho sẽ có trách nhiệm lại hàng về số lượng, hàm lượng đối chiếu trước khi
rời khổi kho.

21


Hình ảnh bảng chi phú khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.
4.2 Tổ cấp phát ngoại viện BHYT.

Kho lẻ cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, phát thuốc theo đơn cho
người khám bệnh ngoại trú. Kiểm tra đối chiếu cấp phát thuốc: thể thức phiếu lĩnh,
đơn thuốc tên thuốc, nồng độ hàm lượng, dạn bào chế, liều dùng, đường dùng, thuốc
22


sã giao, số lượng số khoản thuốc. Sau khi cấp phát thuốc phải quét đơn thuốc để theo
dõi thuốc trong kho. Cấp phát phải theo nguyên tắc nhập trước xuất trước, thuốc có
hạn ngắn hơn xuất trước.

Phiếu lãnh thuốc thường- BHYT

4.3 Danh mục thuốc thiết yếu
DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU
STT

TÊN THUỐC

ĐƯỜNG DÙNG, HÀM

TUYẾN SỬ

LƯỢNG DẠNG BÀO
A

DỤNG
B
C

X


X

X

X

X
X
X

X
X
X

X

X

CHẾ
THUỐC TÊ, MÊ
1
Diazepam

Thuốc tiêm 5mg/ml ống

20ml
2
Morphin(clohydrat)
Thuốc tiêm 10mg/ml

THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT,KHÁNG VIÊM
3
Piroxicam
Uống viên 10mg, 20mg
3
Paracetamol
Uống, viên 500mg, 650mg
4
Eperison
Uống, viên 50mg
THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG
5
Levocetirizin
Viên uống 5mg
23

X

D


6
Prednisolon
Viên uống 5mg
7
Methylprednisolon
Viên uống 16mg
THUỐC CHÔNG ĐỘNG KINH
8
Diazepam

Viên uống 5mg
THUỐC CHỐNG NHIỄM KHUẨN

X
X

X
X

X

X

X

KHÁNG SINH NHÓM BETA-LACTAM
9
Amoxicillin và acid
Viên uống 500mg và 125mg X

X

X

clavulanic
10
Cefadroxil
Viên uống 500mg
11
Cefixim

Viên uống 200mg
12
Cefdinir
Viên uống 300mg
13
Cefaclor
Viên uống 125mg, 375mg
14
Cefuroxim
Viên uống 500mg
KHÁNG SINH NHÓM MACROLID
15
Clarithromycin
Viên uống 500mg
KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON
16
Ciprofloxacin
Viên uống 500mg
17
Levofloxacin
Viên uống 500mg
KHÁNG VIRUS
18
Acyclovir
Viên uống 800mg
THUỐC TIM MẠCH
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
19
Methyldopa
Viên uống 250mg

20
Metoprolol
Viên uống 25mg
21
Irbesartan
Viên uống 150mg
ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC
22
Nitroglycerin
Viên uống 2.5mg; 2.6mg
THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
23
Metformin
Viên uống 500mg; 850mg
24
Indapamid
Viên uống 1,5mg
THUỐC LOẠN THẦN
25
Sulpirid
Viên uống 50mg
THUỐC MỠ MÁU
26
Rosuvastatin
Viên uống 10mg
THUỐC NHỎ MẮT
27
Natri clorid
Nhỏ mắt 0,9%
VITAMIN VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

28
Calcium gluconat
ống 10ml dung dịch 10%
29
Vitamin A-D
Viên uống 5000 IU A và 500
30

Vitamin E

IU D
Viên uống 400IU

4.4 Toa thuốc và tư vấn sử dụng thuốc
Bệnh nhân 1:
24

X
X
X
X
X

X
X
X
X
X

X


X

X
X

X
X

X

X

X
X
X

X
X
X

X

X

X
X

X
X


X

X

X

X

X

X

X

X

X
X

X
X

X

X

X

X



Họ tên: Nguyễn Thị Nữ
Tuổi: 60
Giới tính: Nữ
Địa chỉ: ấp 63 Nguyễn Duy, TP Hồ Chí Minh
Chẩn đoán: Bệnh Neuron vận động
1) Neutrifore viên- uống (Vitamin B1+B6+B12) 90 viên
1 viên x 3 lần/ngày
2) Fatig ống- uống (calcium glycerophosphat+ magnesi gluconat) 60 ống
1 ống x 2 lần/ngày
Giải thích:
1) Neutrifore viên- uống (Vitamin B1+B6+B12): nhóm khoáng chất và vitamin, chỉ
định trường hợp thiếu vitamin nhóm B, đau dây thần kinh.
2) Fatig ống- uống (calcium glycerophosphat+ magnesi gluconat): nhóm khoáng chất
và vitamin, chỉ định điều trị suy nhược chức năng.
Bệnh nhân 2:
Họ tên: Tô Thanh Ngọc
Tuổi: 56
Giới tính: Nữ
Địa chỉ: 316 Hoàng Văn Thụ, TP Hồ Chí Minh
Chẩn đoán: Viêm amidam mãn tính, viêm xoang mãn
1) Bromhexin 8mg

20 viên

1 viên x 3 lần/ngày
2) Paracetamol 500mg

20 viên


1 viên x 3 lần/ngày
3) Cefuroxin 50mg

14 viên

1 viên x 2 lần/ngày
4) Alphachymotrypsin 21 microkatal

28 viên

2 viên x lần/ngày, ngậm dưới lưỡi.

Giải thích:

25


×