Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

HÃY CHO BIẾT CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN. LẤY VÍ DỤ ĐỂ LIÊN HỆ, PHÂN TÍCH?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.31 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TỔ HỢP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TOPICA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ĐỀ: HÃY CHO BIẾT CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YÊU CẦU
CƠ BẢN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN.
LẤY VÍ DỤ ĐỂ LIÊN HỆ, PHÂN TÍCH?

HỌ VÀ TÊN: BÙI THỊ TƯỜNG VI
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TỔNG HỢP
MÃ MÔN: PHM101
MÃ LỚP: DX16L_ZTV10
MÃ SỐ SINH VIÊN: 174116085

TP. HCM, THÁNG 5 NĂM 2017

1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI

LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ Vi trước.CN và được tiếp nối cho đến ngày
nay với những thành tựu rực rỡ. Triết học là hình thái xã hội, vì thế từ khi ra đời triết
học Mác-Leenin đã trở thành cơ sở lý luận cho mọi khoa học khác và là kim chỉ nam


cho mọi hoạt động tích cực của xã hội. Những quy luật mà triết học Mác-Leenin phát
hiện đã giúp con người nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan, từ đó tích cực
lao động, sản xuất, cải tạo thế giới nhằm phục vụ cho cuộc sống con người.
Một trong những quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác-Leenin đưa ra phải kể
đến quan điểm toàn diện. Nội dung của quan điểm toàn diện là: “Khi còn người xem
xét sự vật hoạt động thì phải tìm ra được hết các mối liên hệ vốn có của nó, đồng thời
có sự phân loại và đánh gia vai trò của từng mối liên hệ một, Từ đó, thấy ra được sự
vật với tất cả các mặt, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của nó”.
Xét về mạt lý luận thì quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn và tuân theo quy
luật khách quan. Thật vậy, muốn xem xét đánh giá một sự vật nào đó ta cần xem xét
một cách toàn diện, dưới mọi góc độ, mọi phương diện và đặt nó trong mối liên hệ với
sự vật khác để tách rời và sự đánh gái phiến diện một chiều. Quan điểm ở đây chính là
phép duy vật biện chứng, là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và
phương pháp luận biện chứng đã góp phần khắc phục những hạn chế trước đây và mở
đường cho những đánh giá đúng đắn trong cách nhìn nhận đánh giá sự vật. Sự đúng
đắn của phép biện chứng duy vật được chứng minh bằng việc con người luôn vận
dụng nó vào thực tiễn. Vận dụng quan điểm toàn diện vào các hoạt động lao động sản
xuất và các hoạt động kinh tế-chính trị-văn hóa, nghiên cứu khoa học,…Từ đó đẩy
mạnh sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, chúng ta cần dùng cơ sở
lý luận và các yêu cầu cơ bản của Quan điểm toàn diện để liên hệ, phân tích sự phát
triển của Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MẶT NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện:
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của
2



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI

phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan. Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong
mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải
xem xét nó thông qua các mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác là
chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện
tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính qui luật của
chúng.
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng chúng
ta rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng cũng
như trong hoạt động thực tiễn.
2. Mặt Nhận Thức:
Về mặt nhận thức, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối liên
hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phải phát hiện ra những
mối liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn khác nhau của bản
thân sự vật. Lênin đã khẳng định: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó". Để nhận
thức đúng được sự vật, hiện tượng cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu
thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ, giai đoạn, thế hệ thì con người bao giờ cũng chỉ phản
ánh được số lượng hữu hạn các mối liên hệ. Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng
chỉ là tương đối, không đầy đủ và cần phải được hỏi chúng ta phải phát hiện ra không
chỉ là mối liên hệ của nó mà còn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trò, vị trí
của mỗi loại liên hệ đối với sự phát triển của sự vật. Cần chống cả lại khuynh hướng
sai lầm phiến diện một chiều, cũng như đánh giá ngang bằng vị trí của các loại quan
hệ.
3. Mặt Thực tiễn:

Về mặt thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo sự vật, hiện tượng cần
làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa sự
vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy, cần phải xác định, sử dụng
đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương tiện để giải quyết sự vật. Mặt khác,
quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chính sách dàn
3


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI

đều và chính sách có trọng tâm, trọng điểm. Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa
biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc
giải quyết những vấn đề khác.
=> Từ nguyên lý về mối liên hệ của sự vật cho phép ta rút ra một nguyên tắc phương
pháp luận là: trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan
điểm (nguyên tắc) toàn diện.
Với nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn
của mình biến đổi những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đố với các sự vật khác.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG NHỮNG YÊU CẦU CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN ĐỂ LIÊN HỆ, PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC TA HIỆN
NAY.
1. Những yêu cầu trong quan điểm toàn diện:
Quan điểm toàn diện có những yêu cầu sau:
Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối liên hệ với các
sự vật hiện tượng khác, xem vai trò của nó ảnh hưởng đến sự vật hiện tương đó như
thế nào? Và xem xét sự tác động của các sự vật hiện tượng khác ảnh hưởng đến tính
chất, đến xu hướng của sự vận động ra sao? Xem xét sự liên hệ tác động giữa các yếu

tố cấu thành sự vật, chỉ ra thực trạng và xu hướng vận động của sự vật.
Mối liên hệ của sự vật rất đa dạng phong phú, song vai trò của từng liên hệ đối
với sự phát triển của từng sự vật lại không giống nhau. Do đó, khi xem xét sự vật hiện
tượng phải đặc biệt quan tâm đến các liên hệ bên trong, liên hệ bản chất tất yếu, liên hệ
cơ bản. Vì những liên hệ này quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, quy định tính
chất và xu hướng vận động của nó.
Phải chống quan điểm siêu hinh, quan điểm này phủ nhận mối liên hệ phổ biến
của sự vật hoặc nếu có thừa nhận thì chỉ thừa nhận những mối liên hệ bên ngoài chứ
không thấy mỗi liên hệ bản chất bên trong của sự vật. Đó là một quan điểm sai lầm, nó
không giúp cho chúng ta phản ảnh đúng đắn sự vật.
Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải kết
hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách trọng điểm”. Trong khi khẳng
định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi
mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cũng đồng thời coi đổi mới tư
4


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI

duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá, trong khi nhấn mạnh
sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem
đổi mới kinh tế là trọng tâm. Có thể khẳng định đây là sự vận động và quán triệt quan
điểm toàn diện trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và đem lại những thắng lợi to lớn cho
sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam. Đất nước ta trong giai đoạn quáđộđi lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa với nền sản xuất nhỏ, điều kiện
kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Để lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nước,
Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ giữa "chính sách dàn đều" và"chính sách trọng điểm",
trong đó xác định phát triển kinh tế là trọng tâm.

2. Vận dụng Quan điểm toàn diện để liên hệ, phân tích sự phát triển của
Đất nước ta hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận rõ ưu khuyết điểm của cơ chế thị trường.
Trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn bằng việc áp dụng nguyên tắc toàn diện trong
triết học Mác-Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã xem xét một cách tổng thể từ ưu điểm
đến khuyết điểm, từ quá trình hoạt động và thành tựu đạt được của các nước phương
Tây mà không hề dập khuôn. Nhà nước ta đã đặt nền kinh tế thị trường vào hoàn cảnh
của Việt Nam, xem xét đánh giá, nhìn nhận nó dưới mọi góc độ, từ đó nắm vững bản
chất của nền kinh tế thị trường với đầy đủ các mặt, các yếu tố và thuộc tính của nó.
Thực tiễn 19 năm đổi mới ở nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính
đúng đắn của những quan điểm trên. Khi đề cập tới những vấn đề này, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu
công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và
chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới
khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cần thiết về
vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của
nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội".
Chúng ta có thể thấy sự ổn định, đứng vững và từng bước phát triển của đất
nước trước những biến cố của thế giới đặc biệt là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
Đông Âu để thể hiện rõ sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh dạo sự
nghiệp đổi mới. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ đó là sự
sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp, chứ không phải là
5


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI


chủ nghĩa xã hội với tư cách là một xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Nước ta đã có
một thời kỳ chìm sâu trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và một loạt những điều
chỉnh trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đưa đất nước dần thoát khỏi
tình trạng nghèo đói, đời sống của người dân được nâng cao.
Quan điểm toàn diện còn được Đảng ta nhận thức và quán triệt ngay trong chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đó là việc Đảng và Nhà nước vẫn thừa nhận vai trò tích cực của các
thành phần kinh tế khác cũng như thừa nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, trong đó Đảng ta vẫn đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng hình thức sở hữu
công cộng với vai trò chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh trong cơ chế thị
trường hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên chính thức
của WTO, đây là một thách thức rất lớn đối với một nước có thể nói là chậm phát
triển, lạc hậu như Việt Nam chúng ta. Và như thế, việc nhận thức và quán triệt tốt
nguyên tắc toàn diện của Đảng có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới của nước
ta trong thời gian tới. Việt Nam sẽ là nơi thu hút rất lớn vốn đầu tư của nước ngoài
cũng như chúng ta sẽ trở thành đối tác của rất nhiều quốc gia kể từ khi gia nhập WTO,
điều đó có nghĩa việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước phải có chính sách, đường
lối phù hợp để thành phần kinh tế quốc doanh vẫn giữ được vai trò chủ đạo, tạo đà cho
sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, với việc đầu tư của các tập đoàn tư bản nước
ngoài vào Việt Nam thì việc đưa ra những chính sách điều chỉnh nhằm ổn định, phát
triển kinh tế đất nước là nhiệm vụ quan trọng đặt ra trước mắt chúng ta. Việc kết hợp
chặt chẽ "chính sách dàn đều" và "chính sách trọng điểm" có ý nghĩa rất quan trọng
trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng ta thời gian tới.
3. Một số kiến nghị và giải pháp của Đảng và nhà nước ta để nâng cao sự
phát triển nền kinh tế trong thời gian tới:
Khi chúng ta nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa, sư phát triển nền kinh tế xã
hội và mục tiêu chúng ta vươn tới Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh,,
thì rõ ràng Nhà nước ta chưa thỏa mãn với những gì đã gặt hái được mà cần phải
thường xuyên hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì thế, trước

mắt Đảng và Nhà nước ta cần phải giải quyết các vấn đề:
3.1 Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch và chiều sâu.
6


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

BÙI THỊ TƯỜNG VI

3.2 Sử dụng rộng rãi, có định hướng rõ ràng các đòn bẩy kinh tế.
3.3 Tiếp tục đổi mới công tác lập pháp trong hoạt động quản lý kinh tế, vừa
đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được trật tự kỷ cương xã hội.
3.4 Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với cơ chế mới.

KẾT LUẬN
Từ những điểm trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quá trình hình
thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để
nhận thức sự vật và sự vận dụng, quán triệt nguyên tắc trên của Đảng trong sự nghiệp
đổi mới đất nước đã đem lại rất nhiều thành công, đưa đất nước phát triển đi lên với
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Triết học Mác-Leenin” tập 2. (NXB chính trị Quốc gia Hà Nội1998);
2. Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác-Leenin” tập 2. (NXB giáo dục Hà Nội-1998);
3. Học thuyết Mác-Lênin và thời đại. (NXB sự thật-1991);

7


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN


BÙI THỊ TƯỜNG VI

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MẶT NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện;
2. Mặt Nhận thức;
3. Mặt thực tiễn.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG NHỮNG YÊU CẦU CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN ĐỂ LIÊN HỆ, PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC TA HIỆN
NAY.
1. Những yêu cầu trong quan điểm toàn diện;
2. Vận dụng Quan điểm toàn diện để liên hệ, phân tích sự phát triển của
Đất nước ta hiện nay;
3. Một số kiến nghị và giải pháp của Đảng và nhà nước ta để nâng cao
sự phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.
C. KẾT LUẬN.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

8


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

9

BÙI THỊ TƯỜNG VI




×