Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đánh giá sinh trưởng của keo tai tượng (acacia mangium) trồng thuần loài tuổi 5 trên các vị trí địa hình khác nhau ở xã quang minh, huyện văn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.4 KB, 40 trang )

Đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng (Acacia mangium)
trồng thuần loài tuổi 5 trên các vị trí địa hình khác nhau ở xã
Quang Minh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
PHẦN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................3
1.1. Trên thế giới...........................................................................................3
1.2. Ở Việt Nam.............................................................................................5
PHẦN II MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................9
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................9
2.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................9
2.3.1. Điều tra một số chỉ tiêu của điều kiện lập địa ở 3 vị trí chân đồi,
sườn đồi và đỉnh đồi..................................................................................9
2.3.2. Tiến hành so sánh sinh trưởng của Keo tai tượng (Acacia
mangium) ở 3 vị trí địa hình chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi..................9
2.3.3. So sánh chất lượng của cây Keo tai tượng(Acacia mangium) ở 3
vị trí địa hình chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi..........................................9
2.3.4. Một số ý kiến đề xuất.......................................................................9
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................10
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu........................................................10
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.............................................10
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................13
PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU................................................................................................18


3.1. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu........................................18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................18
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................20


3.1.3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp từ trước đến nay........................23
3.1.4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của xã Quang Minh.............................................24
3.2. Một số đặc điểm rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium).......24
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................26
4.1. Chỉ tiêu mật độ và độ tàn che của cấu trúc rừng Keo tai tượng
(Acacia mangium).......................................................................................26
4.2. Đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng trồng thuần loài đều tuổi
......................................................................................................................27
4.2.1. Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3(cm)............................27
4.2.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(m).......................................29
4.2.3. Sinh trưởng đường kính tán (DT (m).............................................30
4.2.4. Sinh trưởng chiều cao dưới cành ( Hdc (m).................................31
4.3. Đánh giá chất lượng rừng trồng Keo tai tượng................................33
4.4. Đặc điểm cây bụi thảm tươi...............................................................34
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tái sinh........35
4.5.1. Đối với tầng cây cao.....................................................................35
4.5.2. Đối với tầng cây bụi thảm tươi.....................................................35
PHẦN V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU

DANH MỤC CÁC BẢN



Bảng 4.1: Mật độ và độ tàn che của rừng Keo tai tượng (Acacia mangium).26
Bảng 4.2. Kiểm tra tính thuần nhất về đường kính ngang ngực D1.3 (cm).......27
Bảng 4.3: Sinh trưởng đường kính D1.3 ở 3 vị trí............................................28
Bảng 4.4: Kiểm tra tính thuần nhất về chiều cao vút ngọn (Hvn)....................29
Bảng 4.5: Sinh trưởng chiều cao Hvn ở 2 vị trí...............................................29
Bảng 4.6: Kiểm tra tính thuần nhất về đường kính tán (Dt)............................30
Bảng 4.7: Sinh trưởng chiều cao Dt ở 3 vị trí.................................................30
Bảng 4.8: Kiểm tra tính thuần nhất về đường kính tán (Dt)............................31
Bảng 4.9: Sinh trưởng chiều cao Hdc ở 3 vị trí...............................................32
Bảng 4.10: Đánh giá chất lượng rừng Keo tai tượng trồng thuần loài ở xã
Quang Minh.....................................................................................................33
Bảng 4.11: Tình hình cây bụi thảm tươi ở xã Quang Minh.............................34

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: So sinh sinh trưởng của đường kính ngang ngực ở 3 vị trí.............28
Hình 4.2: So sinh sinh trưởng của chiều cao Hvn ở 3 vị trí..............................30
Hình 4.3: So sinh sinh trưởng của chiều cao Dt ở 3 vị trí...............................31
Hình 4.4: So sinh sinh trưởng của chiều cao Hdc ở 3 vị trí..............................32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng được coi là tài nguyên vô cùng quý giá bởi những lợi ích mà rừng
đem lại cho con người. Những năm gần đây do áp lực gia tăng về dân số cùng
sự phát triển kinh tế đất nước đã làm cho rừng bị thu hẹp về diện tích, môi
trường bị suy thoái, thiên tai lũ lụt… xảy ra liên tục đe dọa đến đời sống con
người. Trước thực trạng đó để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên còn lại nhà nước
đã xác định đẩy nhanh tốc độ rừng trồng kinh tế về sản lượng và chất lượng
mới đáp ứng được nhu cầu lâm sản hàng hóa, trước hết là cung cấp nguyên
liệu công nghiệp đang đứng vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và
kinh doanh lâm nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, nghiên cứu lựa chọn loài cây,

giống cây sinh trưởng nhanh vừa có tác dụng bảo vệ môi trường vừa có hiệu
quả kinh tế cao đang là yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây mặc dù công tác trồng rừng
ngày càng được đẩy mạnh nhưng những thành quả đạt được, hiệu quả rừng
trồng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội
đang đòi hỏi. Đặc biệt khâu chọn giống chưa được cải thiện, các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động vào rừng chưa đồng bộ, chọn loài trồng chưa được
phù hợp với khí hậu, đất đai nơi trồng . . .Vấn đề hiện nay đặt ra phải làm sao
xác định cơ cấu loài cây trồng phù hợp điều kiên khí hậu đất đai của từng loại
địa hình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , nhằm phát triển kinh tế
nông thôn miền núi.
Trong các loài cây trồng hiện nay của nước ta. Keo tai tượng (Acacia
mangium) là loài có triển vọng. Keo tai tượng sinh trưởng nhanh, biên độ sinh
thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất, điều kiên lập địa khác
nhau, có khả năng cải tạo đất,cải tạo môi trường, có khả năng đảm bảo thành
công trong công tác trồng rừng và cải thiện nguồn giống. Sản phẩm gỗ có thể
sử dụng trong công nghệ giấy, công nghiệp gia công các loại ván sàn, ván
đóng thùng hàng, cho đến nay Keo tai tượng (Acacia mangium) vẫn được
trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước.


Xã Quang Minh là một xã Miền núi phía Bắc, Keo tai tượng (Acacia
mangium) đã được đưa vào trồng và thực tế sản xuất và đem lại hiệu quả kinh
tế cho người dân. Nhưng những nghiên cứu đánh giá sinh trưởng tại địa bàn
chưa được chú trọng nghiên cứu. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn của sản xuất
lâm nghiệp của địa phương, tôi thực hiện chuyên đề: “Đánh giá sinh trưởng
của Keo tai tượng (Acacia mangium) trồng thuần loài tuổi 5 trên các vị trí
địa hình khác nhau ở xã Quang Minh , huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.



PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Keo tai tượng có tên khoa học (Acacia mangium) là cây gỗ lớn thường
xanh mọc nhanh, chiều cao có thể tới 30m, đường kính có thể đạt tới 60cm,
thân cây thẳng, tán cân đối vỏ màu nâu đỏ có nếp nhăn, phần gốc vỏ nứt
thành rãnh dọc, lá đơn mọc cách.Chi Keo Acacia có khoảng 1200 loài mọc tự
nhiên ở Châu Úc nhưng nhiều nhất là ở Australia với khoảng 850 loài, trong
vòng 30 - 40 năm gần đây đã có hàng chục loài keo được nhân giống và gây
trông thành công với quy mô lớn ở các nước nhiệt đới Châu Á, đặc biệt là
vùng Đông Nam Á, đối với Keo tai tượng (Acacia mangium) hiện nay có
khoảng 40 quốc gia thuộc các Châu Đại Dương, Châu Á và Châu Phi gây
trồng loài cây này.
Hạt Keo tai tượng (Acacia mangium) chất lượng tốt thường lấy từ cây
có độ tuổi 4 trở lên, mỗi kg hạt có khoảng 63.600 hạt, cần xử lý trước khi cho
nảy mầm bằng cách sát vỏ cơ giới hoặc ngâm trong nước sôi từ 30'-1 phút sau
đó ngâm trong nước lạnh trong 24h. Hạt sau khi xử lý có thể cho tỷ lệ nảy
mầm đạt trên 75%.
Keo tai tượng (Acacia mangium) là cây gỗ lớn thường xanh mọc nhanh,
chiều cao có thể tới 30m, đường kính có thể đạt tới 60cm, thân cây thẳng, tán
cân đối vỏ màu nâu đỏ có nếp nhăn, phần gốc vỏ nứt thành rãnh dọc, lá đơn
mọc cách. Keo tai tượng (Acacia mangium)có giá trị sử dụng, có tỷ trọng từ 420483 kg/m3, gỗ dễ chế biến dùng trong nguyên liệu giấy sợi, đóng đồ gia dụng, các
dụng cụ trong nông nghiệp.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc vào tổng hợp các yếu tố
môi trường và những biện pháp tác động. Khoa học về sản lượng rừng gắn
liền với những hiểu biết mới về quy luật sinh trưởng, đánh giá khả năng sản
xuất của rừng. Sự hình thành khái niệm về hệ sinh thái của A. Tansley (1935)


và sự ra đời học thuyết quần lạc sinh địa của V.L. Sucachep (1944) ... đã tạo

ra cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa các nhân tố cấu
thành hệ sinh thái rừng và ảnh hưởng của các môi quan hệ này tới sinh trưởng
và năng suất của hệ sinh thái.
Cho đến nay có rất nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về các
quy luật, các quá trình sinh trưởng của cây rừng với các yếu tố hoàn cảnh.
Mỗi tác giả nhìn nhận dưới một góc độ khác nhau và theo các quan điểm
riêng của mình.
Nhà bác học Lonard (Hy Lạp) thế kỉ XV đã phát hiện sự sinh trưởng
của cây gỗ vào mùa mưa ở những vùng khô hạn.
Gompes (1895) đã mô hình hóa quá trình sinh trưởng của cây rừng.
Dựa vào đây nhiều nhà khoa học đã cho rằng quá trình sinh trưởng của cây
rừng là một hàm đơn điệu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trải qua nhiều
giai đoạn sinh trưởng khác nhau ít nhất phải có một điểm uốn.
A.N. Beketop (1968) ông đã nhận thấy ảnh hưởng của các yếu tố khí
hậu đến sinh trưởng của cây gỗ rất phức tạp, trong trường hợp này thì sinh
trưởng tăng còn trong trường hợp khác sinh trưởng lại dừng lại.
P.E.Odum (1974) ông xây cơ sở sinh thái học về mối quan hệ giữa các
yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng được bằng phương pháp toán
học phản ánh các quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên.
Paterson (1956) đã phát hiện ra tăng trưởng của thực vật ở các vùng khí
hậu khác nhau phụ thuộc vào chế độ thủy nhiệt.
W.Lachor (1978) nghiên cứu về những vấn đề sinh trưởng thực vật, sự
thích nghi của thực vật ở các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng và chế
độ khí hậu.
T.T.Bisvins (1979) đã cho rằng: các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây rừng không chỉ phụ thuộc vào khí hậu hiện tại mà cả khí hậu vài năm
trước đây, ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu rất phức tạp và phụ thuộc vào
từng vùng địa lí khác nhau.



Romell (1932), Ruesh (1955) đã đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu những
tác động của các nhân tố cụ thể, họ đã tìm ảnh hưởng của chế độ nước trong
đất, ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cây, từ đó nghiên cứu ảnh hưởng
của chế độ nước đến sinh trưởng của cây.
1.2. Ở Việt Nam
Keo tai tượng (Acacia mangium) được đưa vào nước ta vào những năm 80
của thế kỷ XX với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như: UNDP, FAO,... Ngay
sau đó Keo tai tượng (Acacia mangium) đã được tiến hành nghiên cứu khảo loài,
xuất xứ nhằm phục vụ cho công tác trong rừng trên diện tích rộng ở nhiều vùng
khác nhau, mặc dù thời gian ngắn so với các loài cây bản địa nhưng đã khá nhiều
nghiên cứu về loài cây này bao gồm: Chọn xuất xứ, biện pháp kỹ thuật gây trồng,
năng suất rừng trồng, khả năng sử dụng.
Keo tai tượng (Acacia mangium) thích hợp nhiều loại đất khác nhau, ta
thấy Keo tai tượng (Acacia mangium) mọc trên đá biến chất, ít mọc trên đất
có nguồn gốc đá mẹ kiềm...
Nhìn chung tại nhiều điểm gây trồng ở Miền Bắc, Keo tai tượng
(Acacia mangium) có lượng tăng trưởng bình quân đạt 2m/ năm, về chiều cao
và khoảng cách 2,5cm/năm, về đường kính trong khi đó ở Nam Bộ sinh
trưởng của loài này vượt hơn hẳn.
Keo tai tượng (Acacia mangium)có khả năng tái sinh tự nhiên, trong
thực tế sản xuất cho thấy rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) sau khi khai
thác có khả năng tái sinh hạt rất mạnh, một số vùng đã mạnh rạn và kết quả
rất khả quan, cây con có tốc độ sinh trưởng về chiều cao, đường kính cũng
như phẩm chất không thua kém gì cây trồng có bầu trong khi đó vốn đầu tư và
công sức bỏ ra ít.
Trong những năm gần đây Bộ NN&PTNT, cục Lâm nghiệp đã có chủ
trương đẩy mạnh nghiên cứu xúc tiến tái sinh tự nhiên Keo tai tượng (Acacia
mangium) nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật xúc tiến tái sinh Keo tai tượng
(Acacia mangium) sau khai thác.



Trong những năm qua việc nghiên cứu và đưa cây Keo tai tượng
(Acacia mangium) về trồng ở các địa phương trong cả nước đã được thực
hiện, đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu về sinh trưởng, trữ lượng, chất lượng
rừng, đường kính cây...Tuy nhiên, những chuyên đề đó chỉ được ứng dụng ở
một phạm vi nhỏ hay một địa phương nhất định chính vì vậy mà việc phát
triển cây Keo tai tượng (Acacia mangium) với nhiều mục đích khác nhau như:
Sản xuất, phòng hộ, phủ xanh đất trống chưa được thực hiện tốt, ngoài ra yếu
tố địa hình, độ dốc có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và phát triển của cây.
Vì vậy với chuyên đề này sẽ tập trung nghiên cứu sâu vào vấn đề điều kiện
đất đai, khả năng thích nghi của cây keo và một số cách trồng, sử dụng phân
bón mới ở địa phương. Từ đó nếu thành công mô hình này sẽ được nhân rộng
và góp phần phủ xanh đất trống xóa đói giảm nghèo tạo công ăn cho người
dân địa phương.
Trịnh Đức Huy (1988), khi mô phỏng sinh trưởng chiều cao bình quân
cộng của rừng Bồ Đề vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam đã sử dụng hàm
Gompert và phương pháp Affill để xác định đường cong chiều cao chỉ thị cho
5 cấp đất.
Vũ Nhân (1988), đã sử dụng hàm Kort để mô phỏng chiều cao tầng trội
rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở phân chia cấp đất.
Tác giả đã dựa vào mô hình tăng trưởng chiều cao để phân chia cấp đất được
xác định theo công thức .
HA = H1±0.5*zh1/k
Trong đó:
H1 là chiều cao năm thứ i
K là hệ số giới hạn
Zh1 là tăng trưởng chiều cao năm nhất của tầng ưu thế.
Nguyễn Ngọc Lung (1989), lần đầu tiên sử dụng hàm Schumacher để mô
phỏng chiều cao Thông 3 lá ở lâm Đồng và sử dụng phương pháp Affill để
phân chia cấp đất.



Phạm Ngọc Giao (1986, 1989), với việc mô phỏng động thái cấu trúc,
đường kính lâm phần Keo tai tượng (Acacia mangium)ở các cấp khác nhau
làm cơ sở cho lập biểu sản lượng cho rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở
khu vực Đông Bắc.
Bảo Huy (1993), khi xác định đường cong sinh trưởng chiều cao chỉ thị
cấp đất rừng Bằng Lăng ở Tây Nguyên đã thay đổi đồng thời hai hàm số a, b
của hàm Schumacher.
Vũ Tiến Hinh (1993), đã thử nghiệm hàm sinh trưởng: Kort,
Schumacher, Gompertz để mô tả quy luật sinh trưởng chiều cao ưu thế cho
các lâm phần Keo tai tượng (Acacia mangium). Tác giả đã đưa ra nhận xét
hàm Kort là hàm thích hợp nhất. Cuối cùng lấy hàm này làm cơ sở phân chia
cấp đất và sử dụng phương pháp Afill để lập biểu cho rừng Keo tai tượng
(Acacia mangium).
Vũ Tiến Hinh (1995), dùng các quan hệ G = f(H 0, N); M = f(G, H0) để dự
đoán tổng tiết diện ngang và chữ lượng lâm phần trước và sau tỉa thưa từ đó
lập biểu sản lượng cho Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vùng Đông Bắc.
(Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Thị Bảo Lâm, 1995 – 1996).
Hoàng Xuân Y (1997) tiến hành phân chia cấp đất bằng chiều cao cấy có
tiết diện bình quân (Hg). Tác giả thử nghiệm các hàm Kort, Schumacher,
Gompertz và chọn hàm Schumacher để mô phỏng sinh trưởng chiều cao cho
Keo tai tượng (M. Glauca) trồng tại trung tâm nguyên liệu giấy.
Ngoài ra còn rất nhiều những nghiên cứu sinh trưởng, sản lượng rừng
bằng mô phỏng toán học đã ứng dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu
sinh trưởng cũng như mối quan hệ giữa sinh trưởng với hoàn cảnh.
Như vậy đã có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng và dự đoán sản lượng
cho một số loài cây trồng nói trên.
Khi nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng thì người ta đã
nghiên cứu và xây dựng thành các biểu cấp đất, biểu quá trình sinh trưởng để dự

đoán sản lượng và năng suất rừng trồng


Phùng Ngọc Lan (1985) đã đánh giá tình hình sinh trưởng và rút ra được một
số phương trình sinh trưởng cho các loài: Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo
tai tượng, Bạch đàn,…
Nguyễn Ngọc Lung (1987) đã thí nghiệm hàm Gompertt và một số hàm
sinh trưởng mô tả quá trình sinh trưởng của một số loài cây mọc nhanh ở nước
ta. Qua nghiên cứu tác giả đề nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả
quy luật sinh trưởng cho một số loài thông ba lá ở Đà Lạt. Xu hướng toán học
trong nghiên cứu quy luật sinh trưởng đã được nhiều tác giả quan tâm: Vũ Tiến
Hinh, Bảo Huy. Trần Văn Con,..đã ứng dụng lý thuyết hàm ngẫu nhiên để nghiên
cứu sinh trưởng của cây rừng.tượng vẫn là vấn đề cấp thiết vì vậy để có một
cách nhìn toàn diện hơn về sinh trưởng Keo tai tượng (Acacia mangium) tôi
quyết định thực hiện chuyên đề này.


PHẦN II
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của
Keo tai tượng (Acacia mangium) ở các vị trí địa hình làm cơ sở đề xuất các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chuyên đề là lâm phần Keo tai tượng (Acacia
mangium) trồng thuần loài tuổi 5 trên vùng đồi núi tại xã Quang Minh , huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra một số chỉ tiêu của điều kiện lập địa ở 3 vị trí chân đồi, sườn
đồi và đỉnh đồi

- Điều tra về độ dốc
- Điều tra về hướng phơi
- Điều tra đặc điểm thực bì
2.3.2. Tiến hành so sánh sinh trưởng của Keo tai tượng (Acacia mangium)
ở 3 vị trí địa hình chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi
- Mật độ rừng trồng hiện tại
- So sánh sinh trưởng đường kính D1.3
- So sánh chiều cao vút ngọn Hvn
- So sánh chiều cao dưới cành Hdc
- So sánh đường kính tán
2.3.3. So sánh chất lượng của cây Keo tai tượng(Acacia mangium) ở 3 vị trí
địa hình chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi
2.3.4. Một số ý kiến đề xuất
- Nuôi dưỡng
- Tỉa thưa


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng.
- Điều kiện kinh tế xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập
quán canh tác.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1.Chuẩn bị dụng cụ
Địa bàn cầm tay, thước đo cao, thước kẹp kính, thước dây.
2.4.2.2. Điều tra sơ bộ
Mục đích là nắm rõ tình hình phân bố keo trồng trên địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập số liệu có sẵn về lịch sử rừng trồng .
- Sơ thám tình hình chung của đối tượng nghiên cứu.
- Thu thập số liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu, các dự

án hỗ trợ liên quan.
- Chọn địa điểm bố trí OTC.
2.4.2.3. Điều tra tỉ mỉ
- Lập 6 OTC điển hình tạm thời
- Lập OTC có diện tích 500m2 (20x25m) ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi
và đỉnh đồi mỗi vị trí tiến hành lập 2 OTC.
- Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu của tầng cây cao
+ Đường kính ngang ngực (D1.3): Được đo bằng thước kẹp kính cách
mặt đất 1.3m theo hai hướng (Đông tây - Nam Bắc) của tất cả các cây có
đường kính từ 6cm trở lên trong ô tiêu chuẩn, độ chính xác là 0.1cm.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước đo cao Blume-Leiss
của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn, độ chính xác đến 0.1m.
+ Đường kính tán (Dt) Đo đường kính tán của tất cả các cây trong ô tiêu
chuẩn bằng cách đo gián tiếp thông qua hình chiếu tán của cây trên mặt đất
theo hai hướng (Đông tây - Nam Bắc), độ chính xác 0.1m.


+ Chất lượng cây rừng: Phẩm chất A: Là cây thẳng, không sâu bệnh,
đường kính > đường kính lớn hơn đường kính bình quân lâm phần, chiều cao
> chiều cao bình quân lâm phần. Phẩm chất B: Những cây không đủ đặc điểm
của cây phẩm chất A. Phẩm chất C: Là những cây sâu bệnh, còi cọc.
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao được ghi rõ theo biểu sau:
Mẫu biểu 01: Điều tra tầng cây cao
Số hiệu OTC...............................
Hướng phơi.........................
Vị trí ..................................
Tuổi cây..............................
Độ dốc................................
Ngày điều tra.....................
Độ cao.............................

Người điều tra:.......................
STT

C1.3
(m)

ĐT

Dt (m)
NB
TB

Hvn (m)

Hdc (m)

Phẩm
chất

1
2
......
Ơ

* Điều tra cây tái sinh
Diện tích điều tra cây tái sinh bằng 25% diện tích ÔTC.Trên mỗi ô tiêu
chuẩn lập 5 ô dạng bản, với 4 ÔDB được bố trí tại 4 góc của ÔTC và một
ÔDB được bố trí ở giữa ô. Diện tích mỗi ô dạng bản là 25m 2 (5m x 5m) theo
sơ đồ sau:


25m
1

2

20m

5

4

- Điều tra các chỉ tiêu:
+ Loài cây tái sinh
+ Nguồn gốc tái sinh
+ Chiều cao cây tái sinh
+ Chất lượng cây tái sinh

3


Số liệu điều tra được ghi rõ vào mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02: Điều tra cây tái sinh
Số hiệu OTC...............................

Hướng phơi.........................

Vị trí ..................................

Tuổi cây..............................


Độ dốc................................

Ngày điều tra.....................
Gh

STT

Loà

OT

i

C

cây

Nguồn

Hvn (m)

gốc

TS

i

Chất lượng

ch

ú

Cấp

Cấp

0.5-

<0.5

1

Cấp
1-1.5

Cấp
1.52

Cấp
>2

Chồ
i

Hạt

Tố

T


Xấ

t

B

u

1
2
.....

* Điều tra cây bụi thảm tươi
Điều tra tại các ODB của cây tái sinh
- Điều tra các chỉ tiêu: Loài cây, độ che phủ, phiếu cao bình quân, tình
hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu)
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu 03.
Mẫu Biểu 03: Điều tra cây bụi thảm tươi
Số hiệu OTC...............................

Hướng phơi.........................

Vị trí ..................................

Tuổi cây..............................

Độ dốc................................

Ngày điều tra.....................


STT

Tên loài cây

ODB

chủ yếu

1
2
.....

Độ
che phủ
(%)

Tình hình sinh trưởng
HTB (m)

Tốt

TB

Xấu


* Điều tra độ tàn che tầng cây cao: Theo phương pháp cho điểm
Trên mỗi ô tiêu chuẩn lập 9 tuyến điều tra song song, cách đều và xác
định 200 điểm dàn đều trên 9 tuyến điều tra.
Phương pháp cho điểm trên các tuyến điều tra: Dùng ống ngắn hình tròn

đường kính 3cm. Tại mỗi điểm điều tra đứng ngắm thẳng lên tán cây và cho điểm.
- Nếu tán cây chiếm >50% diện tích ống ngắm cho 1 điểm.
- Nếu tán cây chiếm <50% diện tích ống ngắm cho 0.5.
- Nếu không nhìn thấy diện tích tán cây thì cho 0 điểm.
Kết quả điều tra độ tàn che được ghi theo mẫu biểu sau.
Mẫu biểu 04: Điều tra độ tàn che
Vị trí:
Ngày điều tra:
Hướng dốc:
Người điều tra:
Độ dốc:
Số hiệu OTC:
STT

Điểm

STT

Điểm

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
- Tính mật độ:
(cây/ha)
Trong đó:
N là số cây/ha
n là số cây trong OTC
S là diện tích OTC
- Xác định độ tàn che theo phương pháp mạng lưới 200 điểm , theo
công thức sau:

Trong đó:

N là số điểm điều tra
Ni là số điểm của điểm điều tra thứ i
Tc là tàn che trung bình


-Tính giá trị trung bình về đường kính, chiều cao theo công thức bình
quân gia quyền
+ Đường kính bình quân:

(cm)

+ Chiều cao bình quân:

H

1
�hi . ni
n
(m)

+ Đường kính tán bình quân:

Dt 

1
�di.ni
n
(m)


2.4.3.2. Chỉnh lý, tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng
Sau khi thu thập số liệu từ quá trình nghiên cứu cần tiến hành chỉnh lý số
liệu và tính toán các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu sinh trưởng D 1.3, Hvn, Dt,
Hdc theo phương pháp bình quân gia quyền của thống kê toán học trong Lâm
nghiệp, gồm các bước sau:
+ Tính số tổ:

m = 5* lg(n)

(1)

Trong đó: m là số tổ
n là dung lượng mẫu (số lượng cây trong từng OTC)
+ Tính cự ly tổ:
K=

(2)

Trong đó: Xmax là giá trị quan sát lớn nhất
Xmin là giá trị quan sát nhỏ nhất
Lập bảng chỉnh lý số liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cho từng
chỉ tiêu:
STT
Cự ly
Trị số giữa tổ
Tần số xuất hiện
tổ
tổ
(xi)

(fi)
1
2


Trong đó: xi là trị số trung bình giữa tổ

fi*xi

fi là tần số xuất hiện các trị số trong tổ
Sau khi số liệu đã chỉnh lý, tôi tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu:

fi*xi2


+ Tính giá trị trung bình mẫu:
= ∑fixi

(3)

+ Tính phương sai tiêu chuẩn:
S=
Trong đó:

Qx = ∑fixi -

(4)

+ Tính hệ số biến động:
S% = 100


(5)

+ Tính phương sai mẫu:

S2 =

(6)

+ Tính hệ số chính xác:

P% =

(7)

Để kiểm tra sai dị giữa các đại lượng sinh trưởng D1.3, Hvn, Dt, Hdc của
các OTC trên địa hình, tiến hành so sánh các giá trị trung bình của mẫu. Với
dung lượng mẫu điều tra lớn hơn 30, nên dùng tiêu chuẩn U của phân bố
chuẩn tiêu chuẩn:
U=
Trong đó: là giá trị trung bình mẫu (1) và mẫu (2)
, là phương sai của mẫu (1) và mẫu (2)
n1, n2 là dung lượng quan sát của mẫu (1) và mẫu (2)
Khi tiêu chuẩn U đã tính toán, tôi tiến hành so sánh │U│ và U0,5 ( tra
bảng với dung lượng n>30 thì U0,5=1,96). Từ đó biện luận theo tiêu chuẩn U
của phân bố chuẩn tiêu chuẩn:
+ Nếu U >1,96 thì kết luận giữa các OTC có sự sai khác rõ giữa các chỉ
tiêu, không có sự thuần nhất với nhau.
+ Nếu U ≤1,96 thì kết luận giữa các OTC không có sự sai khác rõ giữa
các chỉ tiêu, nên gộp các OTC ở cùng vị trí địa hình.

Trên cơ sở chỉnh lý tính toán và khẳng định tính thuần nhất về mẫu,
tiến hành gộp các số liệu theo từng chỉ tiêu của các OTC ở cùng vị trí địa hình


thành mẫu lớn, từ đó tính các đặc trưng mẫu rồi so sánh kết quả giữa các vị trí
địa hình với nhau.
b, Đánh giá chất lượng sinh trưởng rừng trồng
Để đánh giá chất lượng sinh trưởng rừng trồng trên ba vị trí địa hình
khác nhau theo tỷ lệ cây tốt, cây xấu, cây trung bình trong OTC, tôi sử dụng
tiêu chuẩn X2n để kiểm tra, kết quả số liệu được xếp theo biểu sau:
Đai độ cao

Tốt(a1)

(m)

Trung bình(a2)

Xấu(a3)

Tổng
∑ai

Chân đồi
Sườn giữa
Đỉnh đồi
∑Ts

∑bi
Trong đó:

Tai: Tổng số quan sát chất lượng ở mẫu quan sát i
Tbj: Tổng số quan sát cấp chất lượng ở mẫu quan sát j
Ts:

Tổng tần số quan sát của toàn bộ OTC

- Tính giá trị:
= Ts
= Ts
So sánh với tra trong bảng ( = 9.488) với bậc tự do K=4
Trong đó: K=(a-1)(b-1) = (3-1)(3-1) = 4
a: là số cấp chất lượng ( tốt, trung bình, xấu)
b: là số cấp vị trí địa hình( chân đồi, sườn giữa và đỉnh đồi)
+ Nếu: ≤ 9.488 thì kết luận không có sự sai khác rõ rệt về chất lượng của hai
lâm phần Keo tai tượng (Acacia mangium) núi đá trồng thuần loài ở các vị trí
khác nhau.
+Nếu: > 9.488 thì kết luận có sự sai khác rõ về chất lượng của hai lâm phần
trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) núi đá thuần loài ở các vị trí địa hình
khác nhau.



PHẦN III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. 1.Vị trí địa lí
Quang Minh là một xã thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có vị trí:
- Bắc giáp xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên
- Đông giáp TT. Mậu A

- Nam giáp xã Mậu Đông và xã Đông Cuông
- Tây giáp xã An Bình
Quang Minh là một xã thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Việt Nam.Xã
có diện tích 48,61 km², dân số là 4262 người, mật độ dân số đạt 40
người/km².
3.1.1.2. Địa hình
Là xã có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi núi chiếm 80%
diện tích tự nhiên, phân bố trên toàn xã, xen kẽ là những cánh đồng lòng chảo,
tạo nên địa hình nhấp nhô lượn sóng, đồi bát úp, thung lũng nhỏ hẹp, ruộng
bậc thang có hướng dốc từ Tây Bắc về Đông Nam. Do địa hình khác biệt nên
gây ra nhiều hạn chế cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của nhân dân
trong xã.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
 Điều kiện khí hậu và thủy văn
Do nằm trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu xã Quang Minh cũng có
những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình của năm vào khoảng 220C - 230C. Tháng nóng nhất là các
tháng 5,6,7,8, nhiệt độ lên đến khoảng 3600C - 370 0C, tháng lạnh nhất vào
các tháng 12,1,2, nhiệt độ trung bình khoảng 180 0C. Tổng tính ôn của năm
dao động bằng 8.0000C. Lượng mưa trung bình của năm là 1600 - 1900


mm/năm, tập trung vào các tháng 4,5,6,7. Độ ẩm trung bình của năm từ 81% 85%, độ ẩm cao nhất vào các tháng 4,5,6,7, độ ẩm thấp nhất vào các tháng
11,12. Ngoài ra một số năm còn có hiện tượng sương muối kèm theo giá rét
nhưng tuần xuất không nhiều nên ít ảnh hưởng tới chăn nuôi và sản xuất.
Mạng lưới thủy văn của xã Quang Minh đa dạng bao gồm hệ thống hồ,
đập giữ nước và đặc biệt là là suối thượng nguồn sông Cầu chảy qua địa bàn
xã, hướng nước chảy từ Tây Bắc về Đông Nam, lượng mưa tăng giảm theo
mùa, tuy nhiên vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất.
 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Quang Minh, đất đai
được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá macma axit và một số ít là đá
macma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia thành các loại đất sau:
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đây là loại đất được hình thành do
sự tích tụ các sản phẩm phong hóa trên cao xuống, loại đất này phân bố rải rác
trên khắp địa bàn xã, diện tích này không lớn tập trung ở các khu vực có núi
cao phía Tây Bắc của xã, đang được khai thác và trồng lúa nước.
+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá macma bazo và trung tính, tầng đất có độ
dày trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phần lớn diện tích
này có độ dốc tương đối lớn, do vậy bị rửa trôi mạnh dẫn đến nghèo dinh dưỡng,
hiện nay đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng cây công nghiệp như
cây chè.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình phân bố trên toàn xã, chứa hàm
lượng mùn, lân, kali ở mức nghèo nên hiệu quả kinh tế thấp.
Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước phục vụ sản xuất: Rất phong phú vì vị trí của xã được thiên
nhiên ưu đãi , có thượng nguồn song Cầu chay qua, ngoài ra còn có 3 hồ, 2
đập giữ nước và các ao hồ lớn nhỏ trong toàn xã, diện tích bề mặt chiếm
khoảng 50ha. Đây là nguồn nước chính để sản xuất nông nghiệp.


+ Nguồn nước phục vụ sinh hoạt: Toàn xã hiện nay có 90% dùng nước
giếng khơi. Mực nước ngầm trung bình có độ sâu 10 – 12m, còn lại 10%
dùng nước giếng khoan, đây là nguồn nươc sạch chủ yếu đảm bảo chất lượng
phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên rừng:
Hiện nay rừng của xã Quang Minhchiếm 50% diện tích đất tự nhiên của
xã, với sự hỗ trợ của Nhà nước rừng của xã đang dần được khôi phục, với các
chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chính sách giao đất khoán rừng tới
hộ gia đình trong thời gian qua đã tác động tích cực đến toàn bộ đất lâm

nghiệp, một phần được khoanh nuôi phục hồi, một phần trồng các loại cây
như Keo tai tượng, cọ, lim….
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Cùng với các địa phương khác, xã Quang Minh trong những năm gần đây
đã có những bước tăng trưởng kinh tế nhất định. Tuy nhiên trong cơ cấu thì
nông lâm ngiệp vẫn là cốt lõi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 8 – 10% trong đó: Tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ ngành nghề tăng bình quân 12%.Tổng thu nhập bình quân
trong 2 năm là 4,5 triệu đồng/người/năm.
 Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Hiện nay sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành sản
xuất chính chiếm tỉ trọng lớn trong tỉ trọng của xã trong đó sản xuất lương
thực là chính nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và một phần cung cấp cho thị
trường trong và ngoài khu vực.
- Chăn nuôi: Quang Minh trong những năm gần đây cũng như các xã
khác trong huyện đang dần có sự đầu tư vào các ngành chăn nuôi đặc biệt là
chăn nuôi gia súc. Do là xã thuần nông nên việc chăn nuôi có tầm quan trọng
rất lớn, đáp ứng nhu cầu cày kéo, cung cấp phân bón cho sản xuất nông


nghiệp, tiêu thụ nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt và cung cấp một số lượng
thịt cho thị trường và cho nhu cầu đời sống của nhân dân.
 Sản xuất công nghiệp:
Là một xã thuần nông, hiện nay các ngành nghề chưa phát triển, không đáp
ứng được nhu cầu tại chỗ phục vụ các mặt trong đời sống kinh tế - xã hội hiện
nay của nhân dân trong xã. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
hiện nay, trong xã đã hình thành những nghề phụ như: Sửa chữa cơ khí phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, kinh doanh vận tải, chế biến nông lâm sản thu
hút khoảng 150 lao động tham gia, các ngành nghề này quy mô còn nhỏ và ở

phạm vi hẹp, tỉ lệ trong cơ cấu còn hạn chế, chỉ chiếm từ 6 -8 %.
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
 Tình hình dân số và lao động:
Dân số: Tổng số dân của xã Quang Minhlà 4262 người, trong xã có 985 hộ
gia đình, tỉ lệ phát triển dân số xấp xỉ 0.8%, mật độ bình quân là 333
người/km.
Lao động và việc làm: Tổng số lao động của toàn xã có 2138 người độ tuổi
từ 16 – 60, trong đó nam là 1058 người chiếm 49,5%, nữ chiếm 50,5%. Lực
lượng lao động rất dồi dào, đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để thúc
đẩy nền kinh tế của địa phương. Do đặc thù là xã thuần nông hiện nay lao
động nông nghiệp chiếm 90%, các ngành nghề khác chưa phát triển, công ăn
việc làm trong lúc gối vụ chưa có, thu nhập của người dân phần lớn là từ nông
lâm nghiệp nên đời sống còn khó khăn. Vì thế cần có sự quan tâm giúp đỡ của
Nhà nước nhằm tạo điều kiện để khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế.
 Giáo dục đào tạo
Xã Quang Minh có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung
học cơ sở, trong 2 năm qua đã có nhiều tiến bộ nhất định, đã hoàn thành phổ
cập giáo dục chất lượng dạy và học. Về cơ sở vật chất, dưới sự quan tâm của
Nhà nước và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, cơ sở vật chất của các
trường đang được quan tâm đầu tư, hiện nay đã có một hệ thống trường lớp


×