Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phương pháp tính định mức chỉ may, make thread consumption

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 6 trang )

Ngành mày Việt Nam đang bước sang 1 giai đoạn mới, từ thuần túy gia công (CMT) đang dần chuyển sang làm (FOB). Công ty nhà máy
không còn thực hiện đơn hàng theo định mức sẵn có của khách hàng, và tự xây dựng cân đối định mức nguyên phụ liệu cho sản xuất. Trong đó có
các tính định mức chỉ, dây viền, dây dệt, chún, seam sealing, phản quang… Với cách tính thủ công và độ chính xác không cao.


Với video này tôi sẽ giới thiệu với các bạn về cách tính định mức chỉ cho 1 sản phẩm may.
Với cách tính định mức chỉ truyền thống đã và đang được hầu hết các công ty, nhà máy và văn phòng áp dụng để tính định mức chỉ
là đo trực tiếp trên sản phẩm mẫu và tự ra hệ số đường may và cộng dư đường may. Với cách tính thủ công này có những mặt hạn chế nhất
định là mất nhiều thời gian cũng như độ chính xác không cao. Với sản phẩm mẫu đường may đã hoàn thiện chiều dài đo được không
chính xác với độ bùng, co cợp, cầm nhăn của đường may. Hay đối với những đường may cong như của mũ, đỉnh mũ, vòng nách, vòng gấu,
đũng quần, cạp quần…

Khi tính định mức chỉ cần phải có sản phẩm mẫu và 1 lần đo chỉ có thể tính được định mức cho 1 cỡ.
Với các cỡ khác lại nhân một hệ số không hoàn toàn chính xác, với các cỡ khác nhau hệ số nhảy cỡ cho từng vị trí đo trong bảng
thông số hoàn toàn không tỷ lệ với đường may của sản phẩm.
Để không mất quá nhiều thời gian cho việc tính định mức chỉ cũng như để định mức chỉ trên tính toán phù hợp với lượng chỉ tiêu
hao trong thực tế sản xuất, Tôi xin giới thiệu tới các bạn cách tính định mức chỉ như sau:


1. Lập bảng tiêu chuẩn cho từng loại đường may, máy may: (Chỉ cần thiết lập một lần duy nhất và sử dụng)

+ Định mức chỉ tiêu hao cho 1 mét đường may hay 1 đơn vị (mét): Hệ số này là chiều dài thực tế chỉ sử dụng cho 1
mét đường may hay 1 đơn vị ( đính cúc, thùa khuy, bọ…) Hệ số này cần được tính thức tế và thay đổi theo độ dày –
mỏng của chất liệu may.
+ Hao phí cho đầu và cuối đương may: Hệ số này tùy thuộc vào kỹ thuật may và kiểu máy sử dụng là máy cắt chỉ tự
động hay máy cắt chỉ bằng tay, thao tác cho phép công nhân kéo dư chỉ mỗi đầu vào và ra của đường may.


2. Lập form excel 1 cách khoa học với các hàm, công thức được thiết lập trước: (Chỉ cần thiết lập một lần duy nhất và sử dụng)

 Sheet BẢNG MÃ MÁY: Là các hệ số ở tiêu chuẩn cho từng đường may được thiết lập trước.


 CHỈ CHÍNH, CHỈ PHỐI I, CHỈ PHỐI II: Trên cùng 1 sản phẩm có thể sử dụng các loại chỉ khác nhau cần tính mỗi loại chỉ là 1

sheet riêng.
Ta cần điền tên loại đường may và vị trí đường may
Chọn máy may sử dụng
SỐ ĐƯỜNG MAY CHIỀU DÀI ĐƯỜNG
MAY (Sẽ được copy -> paste từ phần mềm PDS...) Việc còn lại chọn hệ số và nhân hệ số chỉ cho từng loại máy là của excel. (*_*)
 BÁO CÁO: Sau khi hoàn thiện bảng các loại chỉ đến sheet BÁO CÁO sẽ tự động tổng kết và cập nhận 1 báo cáo cuối cùng về

lượng từng loại chỉ, tiêu hao cho từng cỡ

3. Liệt kê các công đoạn, các đường may và máy may sử dụng cho sản phẩm: (Công đoạn may đã được lập ở bộ phận khác như Bấm
giờ công đoạn, IE, tài liệu)


4. Sử dụng Phần mềm PDS_AccuMark, Modaris_Lectra, Opitex… Sử dụng một số lệnh về đo => để đo chiều dài đường may thực tế
cho các cỡ trên mẫu phẳng.




×