Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về vai trò của thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.5 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của cách mạng Việt
Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, chiến xuất xuất
sắc của phong trào công nhân quốc tế. Tư tưởng của người là linh hồn, là
ngọn cờ thắng lợi của cách mạng, là những giá trị tiêu biểu, trường tồn của
văn hoá tinh thần.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ htống quan điểm toàn diện, sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Đồng
thời là kết tinh tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại. Trong toàn bộ những di sản tư
tưởng vô giá mà người để lại một bộ phận quan trọng là tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp cũng như
vai trò của các thế hệ thanh niên Việt Nam, đặc biệt qua những trải nghiệm
của tuổi trẻ để cống hiến cho dân tộc, Người đã hình thành nhiều quan điểm,
tư tưởng về vai trò của thanh niên. Người xem xét thanh niên một cách toàn
diện, thấy rõ vị trí vai trò của thanh niên. Thanh niên là người tiếp sức cho thế
hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên hiện
đại. Vì vậy Người đòi hỏi thanh niên phải tự giáic rèn luyện không ngừng rèn
luyện học tập, xung phong, gương mẫu trong công việc.
Tìm hiểu, học tập và thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của
thanh niên là yêu cầu bức thiết của Đảng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam. Đây
vừa thể hiện lòng tôn kính, vừa là nhu cầu, lợi ích không chỉ của mọi người
dân Việt Nam; của sự ngiệp cách mạng nước ta mà còn và của cả nhân loại
tiến bộ.


NỘI DUNG
Chương I:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ THANH NIÊN


TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên
trong cách mạng Việt Nam
1.1. Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, vai trò của thanh niên trong lịch sử.
Dân tộc Việt Nam có lịch sử mấy ngàn năm dạng nước và giữ nước.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã phải vượt qua biết
bao thử thách hiểm nghèo, phải liên tục đấu tranh chống lại nạn xâm lăng, ách
đô hộ, âm mưu đồng hoá của nước ngoài; thường xuyên phải đấu tranh thích
ứng với thiên nhiên và vật lộn với thiên tai khắc nghiệt. Trải qua quá trình lịch
sử lâu dài, dân tộc Việt Nam đã xây đắc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, biểu
hiện một nền văn hiến cao, bền vững. Đó là truyền thống yêu nước, tự lực, tự
cường; lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống coi trọng đạo lý, đoàn kết
tương thân tương ái, khoan dung độ lượng; truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo; nhạy cảm với cái mới, biết đối phó linh hoạt, ứng xử mềm dẻo, biết
thích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển.
Trong các giá trị truyền thống của nhân dân Việt Nam, truyền thống
yêu nước nổi lên vị trí hàng đầu. Nội dung truyền thống yêu nước của dân tộc
Việt Nam phong phú và sâu sắc thể hiện ở tinh thần gắn bó với quê hương đất
nước, quyết tâm bảo vệ nòi giống Lạc Hồng; quyết tâm bảo vệ văn hoá dân
tộc, sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngay từ buổi bình minh
dựng nước và trong tiến trình lịch sử, nhân dân Việt Nam đã luôn phải đương
đầu với nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo, lớn mạnh hơn mình gấp bội. Với
tinh thần yêu nước dũng cảm bất khuất, đoàn kết một lòng, nhân dân ta đã lần
lượt đánh bại các cuộc xâm lăng, lật đổ ách đô hộ của nước ngoài, bảo toàn
non sông gấm vóc bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hoá
lâu đời của dân tộc.


Từ những trang sử hào hùng của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy rõ

những đóng góp xuất sắc của tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và
giữ nước. Đất nước Việt Nam ở thời kì nào cũng xuất hiện nhiều nhân tài và
anh hùng trẻ tuổi. Hồ Chí Minh tự hào và rất trân trọng truyền thống của dân
tộc. Chính sức mạnh của truyền thống yêu nước là một trong những động lực
chủ yếu đã thúc đẩy Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh
đã khái quát về sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân ta: “Dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước” (1). Truyền thống
của dân tộc là cơ sở vững chắc để cho Hồ Chí Minh có niềm tin tưởng mãnh
liệt ở con người Việt Nam, vào tuổi trẻ Việt Nam. Niềm tin đó giúp Người xác
định đúng đắn lựclượng và động lực cách mạng Việt Nam, nhìn thấy khả năng
tiềm tàng ở sức lực, trí tuệ, sự dũng cảm, trí thông minh và sáng tạo của thế
hệ trẻ nước ta trong sự nghiệp đánh đổ đế quốc và tay sai, cải bến xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới tốt đẹp.
1.2. Tuổi trẻ Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh, sinh năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tiến
bộ, trên quê hương có truyền thống giặc ngoại xâm, sản sinh ra nhiều anh
hùng và chiến sỹ yêu nước, nhiều nhà văn hoá lớn của dân tộc. Từ lúc thiếu
thời, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân
tộc; vì vậy, Người sớm có lòng căm thù giặc, yêu nước thương dân sâu sắc.
Với phong cách tư duy độclập, sáng tạo, Nguyễn Tất Thanh đã sớm
tổng kết thực tiễn, rút bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào dân
tộc chống Pháp do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Người rất khâm phục tinh
thần yêu nước của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh… nhưng ngay lúc bấy giờ Người không tán thành con đường cứu
nước của các ông.
Nguyễn Tất Thành đã quyết định tìm một con đường mới, cách đi mới,
khác những con đường cứu nước cũ đã không đưa lại thắng lợi. Vì vậy,

Người không “Đông du” sang Nhật mà chọn con đường sang Pháp và các
(1)

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.171


nước khác tìm hiểu, học hỏi xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào
đứng lên tự giải phóng.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc trên con tàu
Amiraal Latouche Tréville, bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường giải
phóng cho dân tộc Việt Nam. Hành trang tìm đường cứu nước của anh thanh
nien Nguyễn Tất Thành với vốn nho học khá uyên thâm, vốn tri thức ban đầu
rất quan trọng về văn hoá phương Tây, nhưng quan trọng hơn là lòng yêu
nước nhiệt thành, quyết tâm lao động và nghị lực của tuổi trẻ.
Người sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi khó khăn gian khổ vì tương lai
tươi sáng của dân tộc. Nguyễn Tất Thành đến Pháp, đi qua nhiều nước tư bản
đế quốc, thuộc địa và phụ thuộc ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, như Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi,Cônggô, Bênanh, Rêuyniông, Anh,
Mỹ…tới đâu, Người cũng chú ý quan sát và suy ngẫm những điều mắt thấy
tai nghe.
Cuộc khảo sát thực tế phong phú tại các nước thuộc địa đã giúp
Nguyễn Tất Thành nhìn rõ hơn, sát hơn bộ mặt nhưng tên thực dân đi “khai
hoá văn minh” Người đi đến kết luận: Tất cả bọn đế quốc và phản động bất cứ
ở đâu cũng đều tàn ác, và nhân dân các nước tư bản, đế quốc, thuộc địa, phụ
thuộc đều mong muốn độc lập tự do, có nguyện vọng đoàn kết với nhau để
chống kẻ thù chung. Người nhận thấy quyền các dân tộc trở thành vấn đề cấp
bách đối với nhân dân bị áp bức và thấy sự cần thiết liên minh chiến đấu, tình
đoàn kết hữu ái giữa nhân dân các nước thuộc địa anh em. Lúc này tuy chưa
gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, song tầm nhìn cứu nước của Người đã có bước
phát triển mới: Từ góc độ một dân tộc đến tầm nhìn quốc tế.

Năm 1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công
có tiếng vang lớn trên thế giới, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Người
hăng hái tham gia các hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Người tích
cực hoạt động trong “Hội người An Nam yêu nước”, tích cực học tập lý luận,
thường xuyên đến các thư viện ở Pari để làm giàu tri thức của mình từ kho
tàng văn hoá phong phú và đồ sộ của thế giới.
Năm 1919 Nguyễn Tất Thành gia nhận Đảng xã hội Pháp. Tháng 6 năm
1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Người lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc gửi đến đoàn đại biểu các nước tham dự hội nghị hoà bình


Vécxây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa
nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với bản Luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương của V.I.Lênin đem đến cho
Nguyễn Ái Quốc sự xúc động mạnh mẽ, vì nó đã đáp ứng nguyện vọng thiết
tha nhất của Người là độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Luận cương d
đã nâng về chất những nhận thức trong hoạt động thực tiễn của Người, là ánh
sáng soi đường cho Người tìm được chân lý cách mạng. Người kể lại “Luận
cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng
biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi
nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho
chúng ta! ”(1). Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ III. Niềm
tin ấy là cơ sở tư tưởng để Người vững bước đi theo con đường cách mạng
triệt để của chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu gia nhập Quốc tế Cộng
sản. Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,
đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Những sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời

hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, thể hiện sự thay đổi về chất trong nhận thức
tư tưởng và lập trường chính trị của Người: chủ nghĩa yeu nước chuyển theo
lập trường của chủ nghĩa Mác –Lênin. Kể từ khi trở thành người cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản công nhân
quốc tế, trong phong trào giải phóng dân tộc, tích cực nghiên cứu chủ nghĩa
Mác –Lênin và kinh nghiệm cách mạng các nước.
Từ 1920 đến 1930 Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều cống hiến lớn lao đối
với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
1.3 Hồ Chí Minh tiếp thu những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về vai trò lãnh thanh niên.
C.Mác đã đề cập đến lớp người trẻ tuổi, đánh giá cao vai trò của thế hệ
công nhân đang lớn lên. Ông cho rằng đó là nguồn bổ sung đặc biệt quan
(1)

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996, tr.127


trọng để giai cấp vô sản được hình thành với tư cách là một giai cấp thực sự
khi nó ý thức được địa vị sứ mệnh lịch sử và tương lai của nó. C.Mác khẳng
định: “Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng
nhận thức rất rõ rằng tương lai giai cấp họ và do đó tương lai cả loài người
hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên”(1).
Trong bối cảnh của xã hội tư bản đương thời (cuối thế kỉ XIX) Mác cho
rằng: “Cần phải bảo vệ nhi đồng và thiếu niên công nhân khỏi những hậu quả
tai hại của chế độ hiện đại” (2). Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng: Thanh niên
không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của đời sống đã, đang và sẽ
cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị.
C.Mác và Ph.Ăngghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân
và đội tiên phong chiến đấu của nó. Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra các

khái niệm như “Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”;
“Đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên. Ph.Ăngghen còn khẳng định
chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng khi mà Đảng của
C.Mác đang đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử (1853).
Phát triển sáng tạo những luận điểm cuả C.Mác và Ph.Ăngghen trong
điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến
đấu của cách mạng”.
V.I.Lênin đặt niềm tin tưởng vững chắc vào thế hệ trẻ: Chúng ta đang
đấu tranh tốt hơn cha ông chúng ta, con cháu chúng ta sẽ đấu tranh còn tốt
hơn chúng ta nhiều và chúng sẽ chiến thắng, Người đã phê phán gay gắt
những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng vai trò của lực lượng trẻ trong
cách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm
của họ.
Người nói: “Cho nên, là người cộng sản tức là phải tổ chức và đoàn kết
toàn thể thế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục và lý luận trong
cuộc đấu tranh này. Lúc đó các đồng chí mới có thể bắt đầu vàv hoàn thành
công cuộc xây dựng lâu dài của xã hội cộng sản chủ nghĩa” (3). Người chỉ rõ
cần phải tập hợp thanh niên lại thành các tổ chức độc lập và tự quản, các tổ
chức đó sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải cuốn hút
(

1)(2) C.Mác và Ph.Ăngghen: Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1982, tr 118

(

(3)

V.I.Lênin – Bàn về thanh niên, Nxb Tiến bộ Matscơva 1981, tr.254



thanh niên vào phong trào cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với
phong trào thanh niên, việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần
thiết để biến những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện thực.
Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về vai trò của quần
chúng nhân dân, của tuổi trẻ trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người
là cơ sở lý luận đem đến cho Hồ Chí Minh sự chyển biến về chất trong nhận
thức. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc hình thành những quan điểm
về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên
trong cách mạng Việt Nam.
2.1. Vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tuỳ thuộc vào
sự giác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thanh niên.
Ngay từ thời niên thiếu, Hồ Chí Minh thấy rõ sự đóng góp to lớn của
tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Họ là lực
lượng đông đảo nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc chống
xâm lăng, là lực lượng gánh vác những công việc nặng nề, khó khăn vất vả
nhất trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước của nhân dân ta
đầu thế kỉ XX – phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy
Tân, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ….với sự tham gia đông đảo nhiệt
tình của tầng lớp thanh niên, Hồ Chí Minh cảm nhận sâu sắc lòng yêu nước
thiết tha và khát vọng giải phóng của tuổi trẻ Việt Nam. Ra đi tìm đường cứu
nước, Hồ Chí Minh mang trong lòng niềm tin tưởng sâu sắc thế hệ trẻ Việt
Nam sẽ nối tiếp truyền thống cha anh, đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi
giành được độc lập cho dân tộc.
Những năm tháng của quãng đời tuổi trẻ, được hòa mình sống, lao
động, đấu tranh với nhân dân nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh có điều
kiện hiểu biết thêm về vai trò của thế hệ trẻ trong sự phát triển của lịch sử
nhân loại.
Việc tổ chức ra “Hội Liên hiệp thuộc địa” cùng với hoạt động của nó là

một trong những cơ sở giúp Hồ Chí Minh sớm hình thành những quan điểm,
cách nhìn nhận đánh giá khả năng cách mạng của thanh niên. Tháng 6 năm
1923, Hồ Chí Minh sang Liên Xô. Cuối năm 1923, Người vào học Trường


Đại học phương Đông. Cùng sống và học tập với thanh niên của nhiều dân tộc
trên đất nước Xô Viết, Hồ Chí Minh càng được truyền thêm tình cảm quốc tế
trong sáng và tình hữu nghị thắm thiết giữa các dân tộc bị áp bức, đồng thời
Người có dịp hiểu hơn lòng nhiệt tình hăng hái, khát vọng giải phóng và ý chí
đấu tranh vì độc lập dân tộc của thanh nien thuộc địa.
Năm 1924, trong bài viết: “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa”
đăng trên báo “Đời sống công nhân”, số 20 Hồ Chí Minh đã nói lên niềm tin
tưởng về vai trò của những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đối với sự nghiệp giải
phóng dân tộc: “Người ta có thể nói không ngoa rằng Trường Đại học Phương
Đông ôm ấp dưới mái trường mình tất cả tương lai của các dân tộc thuộc
địa(1).” Ngày 15 tháng 3 năm 1924, khi trả lời phỏng vấn báo “L’Humanite”,
Hồ Chí Minh ca ngợi trường Đại học Phương Đông và khẳng định:
“Nhiều người còn rất trẻ đã có một trình độ mác – xít ít có thể tưởng
tượng là có thể có được vào tuổi đó. Chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi có trách
nhiệm rất nặng nề và tương lai của các dân tộc thuộc địa tuỳ thuộc vào sự
tuyên truyền và tinh thần hy sinh của chúng tôi”(2).
Từ thực tiễn của phong trào thanh niên thế giới, Hồ Chí Minh càng thấy
tính cấp thiết của việc khơi dậy phong trào cách mạng của thanh niên thế giới,
Hồ Chí Minh càng thấy tính cấp thiết của việc khơi dậy phong trào cách mạng
của thanh niên Việt Nam. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”
xuất bản 1925 Người nêu: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết
mấy, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” (3). Đoạn viết
trên đây chứa đạng nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của
thanh niên Việt Nam đối với vận mệnh của dân tộc. Bởi vậy, người kêu gọi:
Muốn “hồi sinh” dân tộc trước hết phải “hồi sinh” thanh niên.

Thực hiện tư tưởng trên, tháng 12 năm 1924 khi về đến Quảng Châu,
Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc ngay với những thanh niên yêu nước
trong nhóm Tâm Tâm xã và tổ chức ra một nhóm cách mạng đầu tiên. Người
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, qui tụ tất cả những thanh niên
Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết vào trong một tổ chức, nhằm giác ngộ chủ
(1)
(2)
(3)

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.301, 483.
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.301,483
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 133


nghĩa Mác –Lênin cho họ, giúp họ hiểu: vì sao phải làm cách mạng và làm
cách mạng phải như thế nào.
Tờ báo “Thanh niên” là cơ quan Trung ương của tổ chức Hội. Các bài
đăng trên báo “Thanh niên” chủ yếu nhằm phục vụ công nhân và nhân dân lao
động nước ta, tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên, giới thiệu chủ nghĩa Mác Lênin và Cách mạng Tháng mười Nga;
nêu lên các vấn đề về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt
Nam, Hôi đã mở trường huấn luyện chính trị, nhằm bồi dưỡng cho cán bộ
nòng cốt của Hội những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác –Lênin, về đường
lối cách mạng, về phương pháp tổ chức quần chúng. Sau các lớp huấn luyện,
một số học viên được cử đi học tiếp ở trường Đại học phương Đông hoặc đi
học Trường quân sự ở Liên Xô, phần lớn cán bộ đã qua các lớp huấn luyện
đều được đưa về nước vận động công nhân, nông dân, trí thức tham gia cách
mạng và xây dựng cơ sở của Hội ở những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá
quan trọng.
Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đề ra chủ trương

“vô sản hoá” đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng
lao động với công nhân để tuyên truyền chủ nghĩa Mác –Lênin và giác ngộ
cách mạng cho họ. Phong trào “vô sản hoá” không những đã góp phần thúc
đẩy phong trào công nhân tiến nhanh từ giai đoạn “tự phát” sang giai đoạn
“tự giác” mà còn là biện pháp quan trọng rèn luyện những người thanh niên
trí thức yêu nước và cách mạng làm cho họ thật sự trở nên những đại biểu
trung thành với lý tưởng và sự nghiệp của giai cấp công nhân.
Công lao to lớn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là đưa giai
cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng phát triển thành một lực lượng chính trị
độc lập, giác ngộ nhiều người yêu nước đi theo đường lối cứu nước đúng đắn
của Nguyễn Ái Quốc, làm phá sản mọi khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa
cải lương tư sản, đẩy lùi tư tưởng quốc gia dân tộc tư sản của Việt Nam quốc
dân đảng, đồng thời đưa phong trào có tính chất độc lập rõ rệt. Hội đã giáo
dục, rèn luyện được nhiều chiến sĩ cách mạng chân chính làm nòng cốt cho
việc thành lập Đảng. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền
thân của Đảng, đã làm trong nhiệm vụ thức tỉnh dân tộc ở những năm 20 của
thế kỉ.


Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thanh niên Việt Nam có lý
tưởng cách mạng soi đường đã hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh,
sẵn sàng chấp nhận mọi sự hy sinh gian khổ, cùng với Đảng, với dân tộc làm
nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chỉ trong vòng 15 năm kể từ
1930 đến 1945 đã có hàng ngàn thanh niên trở thành cán bộ cốt cán trung kiên
của Đảng.
Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của tuổi
trẻ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà Người còn chỉ ra tiềm
năng to lớn của tuổi trẻ trong công cuộc kiến thiết, xây dựng nước nhà. Trong
ngày khai trương đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, tháng 9 năm
1945, Hồ Chí Minh gửi gắm niềm tin tưởng của mình vào thế hệ trẻ: “Non

sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà
thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên
muốn làm ngườic chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn
luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai
đó(1).
2.2. Thanh niên là một lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên
mọi mặt trận của cách mạng.
Đồng thời với việc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc,
Hồ Chí Minh xác định đúng đắn lực lượng cách mạng Việt Nam. Người chỉ
rõ: “lực lượng cách mạng bao gồm toàn thể quần chúng bị áp bức và những
người tiến bộ “Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc
của một hai người” trong đó “công nông là gốc cách mạng”, là đội quân chủ
lực của cách mạng. Trong lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy
vị trí của thanh niên - đó là lực lượng đông đảo, trẻ, khoẻ, hăng hái, có lý
tưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân trở thành một động lực chủ yếu của
cách mạng.
Từ năm 1930 đến 1940, mặc dầu còn đang hoạt động ở nước ngoài, Hồ
Chí Minh vẫn thường xuyên theo dõi tình hình cách mạng trong nước. Trong
(1)

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.185


các báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về tình hình Đông Dương, Hồ Chí Minh
đều chú ý đến phong trào của thanh niên.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Hồ
Chí Minh trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt

Nam. Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng
Cộng Sản Đông Dương, họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19
tháng 5 năm 1941, Hội nghị đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương “Trong lúc này , quyền lợi
của bộ phận, cuả giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của
dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
không đòi được độc lập tự do cho đoàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể
quốc gia dân rộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Hội nghị đã quyết định thành lập
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Minh, nhằm tập hợp và động viên tất cả các
tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi kẻ thù Pháp, Nhật. Hội nghị quyết định
thành lập các Hội cứu quốc, trong đó có Đoàn thanh niên Cứu quốc “là đoàn
thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi, muốn tranh đấu đánh Pháp đuổi
Nhật”.
Theo Chỉ thị của Người, ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam
tuyển truyền giải phóng quân chính thức thành lập ở Cao Bằng gồm 34 đội
viên, trong đó tuyệt đại bộ phận là đoàn viên và đảng viên trẻ tuổi.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà vừa mới ra đời phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách. Trong
tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm từng
bước tháo gỡ khó khăn, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Tin tưởng ở
lực lượng to lớn và khả năng cách mạng của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh động viên
và giao nhiệm vụ cho thanh niên cả nước hăng hái đi đầu trong việc tăng gia
sản xuất, xoá nạn mù chữ, thực hành đời sống mới, khẳng định thanh niên là
lực lượng chính trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ



nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi từng bước
trưởng thành và cống hiến của tuổi trẻ Việt Nam. Trong các thư gửi thanh
niên và trong các dịp trực tiếp gặp gỡ với thanh niên, Hồ Chí Minh đều nhấn
mạnh vai trò to lớn của thanh niên và động viên kịp thời những thành tích
thanh niên đạt được trong mọi lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tập… tu dững
rèn luyện. Tháng 4 năm 1951, Người viết “Thư gửi thanh niên” đánh giá và
khen ngợi thành tích của thanh niên quân đội, thanh niên học sinh, thanh niên
xung phong. Đồng thời Người nhắc nhở:
Huy hiệu của thanh niên ta là “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý
nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác,
trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành
một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát(1).
Trong bài “Nhiệm vụ của thanh niên ta’ đăng báo “Nhân dân” ngày 20
tháng 12 năm 1955. Người viết: “Tính trung bình thanh niên chiếm độ một
phần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng lớn thì phải
có nhiệm vụ to lớn”(2).
Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh vai trò xung kích đi đầu của thanh
niên trong hành động cách mạng. Vai trò xung kích trước hết phải được thể
hiện ở: “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên” (3). Theo Người
sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt
hơn vai trò xung kích của mình, Người nói: “Thời đại này là thời đại vẻ vang
của thanh niên. Mà thanh niên phải là đội xung phong trên các mặt trận chính
trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật”(4).
Ngày 2 tháng 9 năm 1965, Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cách mạng Tháng
Tám và Quốc Khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết “Thư gửi thanh niên cả nước”. Người ôn lại những thành quả cách
mạng đạt được qua 20 năm, đồng thời Người khẳng định tuổi trẻ Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy vai trò của mình đóng góp công lao to

lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Kết thúc bức thư Người viết: “Các
cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng. Bác mong các cháu đều xứng
(1)
(2)
(3)
(4)

Hồ
Hồ
Hồ
Hồ

Chí
Chí
Chí
Chí

Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.197
Minh Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.94
Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.310
Minh, toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 390.


đáng là những anh hùng trong sự nghiệp cách mạng tiêu diệt chủ nghĩa đế
quốc và xây dựng xã hội mới”.(5)
2.3. Thanh niên phải có tổ chức phù hợp, Đoàn thanh niên là lực
lượng hậu bị của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng
to lớn, nhưng để hiện thực hoá các tiềm năng đó trước hết cần tập hợp họ lại
trong một tổ chức cách mạng. Người nói: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết

họp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực
lượng rất mạnh mẽ”(1). Theo Hồ Chí Minh, hạt nhân để đoàn kết, tập hợp
thanh niên, đồng thời là người trực tiếp tổ chức, giáo dục động viên thanh
niên phải là Đoàn thanh niên Cộng sản. Năm 1925, sau khi thành lập “Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên”, Hồ Chí Minh xúc tiến ngay việc chuẩn bị
cho sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Để chuẩn bị cơ sở lý luận cho việc thành lập Đoàn thanh niên, trong tác
phẩm “Đường Cách mệnh”, Người đã dành riêng một chương nói về tổ chức
thanh niên cộng sản và giới thiệu tôn chỉ mục đích của Đoàn. Người viết:
“Đường chính trị, thì thanh niên theo Đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh
niên độc lập”(2). Thực hiện tư tưởng của Người, chỉ một năm sau khi Đảng
Cộng sản Việt Nam thành lập, ngày 26 tháng 3 năm 1931 Đoàn thanh niên
Cộng sản cũng ra đời. Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách
dìu dắt các cháu nhi đồng”(3).
Người chỉ rõ, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ nói trên, Đoàn thanh
niên cần thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh, phải
củng cố tổ chức của Đoàn, phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ và phải đoàn
kết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên. Người nêu rõ: “Tổ chức của Đoàn thể
rộng hơn Đảng”(4); Đoàn phải được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương xuống
các cơ sở, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất và
năng lực vì muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.

(5)
(1)
(2)
(3)
(4)

Hồ

Hồ
Hồ
Hồ
Hồ

Chí
Chí
Chí
Chí
Chí

Minh,
Minh,
Minh,
Minh,
Minh,

toàn
toàn
toàn
toàn
toàn

tập,
tập,
tập,
tập,
tập,

tập

tập
tập
tập
tập

11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 505
7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 162
2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.295
12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 65
10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 263


Muốn tập hợp rộng rãi thu hút đông đảo thanh niên thì “Về phần mình,
thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để
đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc. Để làm trong
những nhiệm vụ mà Đảng và chính phủ giao phó cho thanh niên” (5), đồng thời
“Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh
thành kiến hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị em
thanh niên trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam”. Hồ Chí Minh đề cao
vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản trong việc tổ chức, tập hợp đoàn kết
giáo dục thanh niên. Đồng thời Người chủ trương tập hợp lớp trẻ trong nhiều
tổ chức đa dạng, nhằm thu hút lôi cuốn đông đảo thanh niên thuộc nhiều giai
cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội tham gia hoạt động chính trị xã hội,
thông qua đó để thanh niên được giác ngộ, được giáo dục, được cống hiến và
trưởng thành. Mặt khác thông qua các tổ chức đó Đảng nắm được lực lượng
thanh niên và phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, chống
lại âm mưu của các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại phong trào thanh
niên, muốn đẩy thanh niên xa rời Đảng, xa rời cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng
khối đoàn kết rộng rãi và vững chắc, đoàn kết trong nội bộ Đoàn Thanh niên

Cộng sản, giữa Đoàn với tổ chức Hội liên hiệp Thanh niên, đoàn kết giữa các
tầng lớp thanh niên với nhau, giữa thanh niên công nhân với công nhân lớn
tuổi, phải đoàn kết với nhân dân địa phương nữa, đoàn kết giữa thanh niên
Việt Nam với thanh niên các nước. Bởi vì đoàn kết là sức mạnh, có tài năng
mà không biết đoàn kết thì cũng không thành công.
2.4. Thanh niên phải tự giác rèn luyện, không ngừng học tập, có chí
tiến thủ, xung phong gương mẫu trong mọi công việc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò thanh niên, đồng thời Người
luôn nhìn nhận thanh niên như là một chủ thể đang phát triển, đang nhập cuộc
và đang được tiếp tục hoàn thiện. Người nói: “Ưu điểm của thanh niên là
hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức,
thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng” (1).” Do vậy, theo Người, thanh
niên muốn xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì yếu tố tự giác
rèn luyện của bản thân thanh niên hết sức quan trọng. Sự rèn luyện, tu dưỡng
(5)
(1)

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 263
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.197


của thanh niên phải được thể hiện trên mọi phương diện: Rèn luyện đạo đức
cách mạng, trau dồi và nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn, rèn
luyện ý chí và lòng dũng cảm, rèn luyện thân thể….
Người nhấn mạnh “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người
XHCN”. Điều này có nghĩa, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết
cần có những con người giác ngộ XHCN. Thanh niên lại là lực lượng kế thừa
sự nghiệp xây dựng CHXN, do vậy trước tiên “thanh niên phải rèn luyện và
tấm nhuần tư tưởng XHCN”(2).
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đạo đức đối với

thanh niên. Người căn dặn “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, thanh niên
ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức
của người cách mạng”(1). Người nêu rõ những chuẩn mực đạo đức làm định
hướng cho sự rèn luyện của thanh niên: “Trước hết phải yêu Tổ Quốc, yêu
nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn.
Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải
quan tâm đến đời sống của nhân dân, “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng
tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ
lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp người kém, người kém phải cố gắng để tiến
lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà” (2).” Người nhắc nhở thanh niên phải
luôn luôn gắn chặt quá trình “xây và chống” trong rèn luyện đạo đức cách
mạng, Người viết:
“Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo choi lợi ích riêng
và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó
nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười
biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt uỷ mị. Chống kiêu ngạo, giả dối khoe
khoang”(3).
Hồ Chí Minh nhắc nhở thanh niên khhi giải quyết mối quan hệ giữa
nghĩa vụ và quyền lợi thì bao giờ cũng phải chú ý đến nghĩa vụ trước; Người
viết: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi mình đã làm gì cho nước
nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi
(2)
(1)
(2)
(3)

Hồ
Hồ
Hồ
Hồ


Chí
Chí
Chí
Chí

Minh
Minh
Minh
Minh

Toàn
Toàn
Toàn
Toàn

tập,
tập,
tập,
tập,

tập
tập
tập
tập

9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.310
10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.305
10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.106
6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.50



ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào” (4). Khi làm bất cứ việc gì thanh
niên cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân
đã.
Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học (5). Bởi học yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức, học “để” phụng sự
Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh” (6). Về phương
pháp học tập Người nhấn mạnh phải thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi
đôi với hành”, “học ở nhà trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân
dân”(7), học tập một cách thông minh, sáng tạo, phát huy tính tích cực. Bên
cạnh việc học tập và công tác thanh niên cần có vui chơi, “vui chơi lành mạnh
là một bộ phận trong sự linh hoạt của thanh niên. Trong vui chơi cũng có giáo
dục, nên cần có những thú vui chơi văn hoá, thể dục có tính tập thể và quần
chúng”(1).. Đồng thời “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì
mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ những việc ích nước lợi
dân”(2).
Hồ Chí Minh không chỉ xác định sự cần thiết của học tập, động cơ và
phương pháp học tập mà luôn đòi hỏi thanh niên phải có chí tiến thủ, có ý chí
cách mạng kiên cường để không ngừng tiến bộ và vượt qua được mọi khó
khăn thử thách. Tinh thần xung phong, gương mẫu của thanh niên không chỉ
thể hiện ở chỗ dám đến những nơi khó khăn, gian khổ nhất, “nơi nào người
khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt” (3) mà còn
phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu.
Người động viên thế hệ trẻ phải có quyết tâm lớn. Sự nghiệp cách
mạng là một quá trình lâu dài khó khăn, đầy hy sinh gian khổ, thanh niên là
một lưc lượng to lớn của cách mạng nên phải có quyết tâm lớn mới có thể đưa
sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ
Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần quyết tâm cách mạng. Từ kinh
nghiệm quí báu của cuộc đời hoạt động của mình, Người khẳng định nếu có

quyết tam cách mạng thì dù khó khăn đến bao nhiêu con người ta cũng đều
(4)
(5)
(6)
(7)
(1)
(2)
(3)

Hồ
Hồ
Hồ
Hồ
Hồ
Hồ
Hồ

Chí
Chí
Chí
Chí
Chí
Chí
Chí

Minh
Minh
Minh
Minh
Minh

Minh
Minh

Toàn
Toàn
Toàn
Toàn
Toàn
Toàn
Toàn

tập,
tập,
tập,
tập,
tập,
tập,
tập,

tập
tập
tập
tập
tập
tập
tập

7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.455
7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.398
7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.399

6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.50
7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.456
7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.246
10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.620


vượt qua được. Tổng kết kinh nghiệm, lời Người khuyên thanh niên được
xem như là một chân lý, phương châm sống và hành động của thế hệ trẻ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”(4)
2.5. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết.
Từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ ra tầm quan
trọng đặc biệt của việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thế
hệ trẻ trong mọi thời kì cách mạng. Đây là trách nhiệm của nhân dân, các cơ
quan giáo dục, của Đảng, đến các đoàn thể quần chúng trước hết là Đoàn
thanh niên. Người căn dặn Đảng ta: “Đoàn viên và thanh niên nói chung là
tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ.
Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đậôt họ thành những
người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.(1)
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp lâu dài đầy khó khăn, thử
thách của nhiều thế hệ. Lịch sử là vô hạn, nhưng cuộc đời của mỗi con người
là có hạn; mỗi thế hệ chỉ có thể đi hết một chặng đường trên con đường vạn
dặm đã lựa chọn. Hồ Chí Minh thấy rõ khả năng tối đa mà thế hệ trước có thể
làm được cũng như cái giới hạn tự nhiên mà thế hệ đó không thể vượt qua:
“Con người sinh ra ai cũng lớn lên, già đi rồi chết”. Từ đó, bàn giao thế hệ
không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn hơn nhiềulà

chuẩn bị cho lớp đi sau những gì cần thiết để họ có khả năng giữ gìn bảo tồn
và phát huy những thành quả quí báu mà các thế hệ trước đã tạo ra, đồng thời
có khả năng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng trong mỗi
chặng đường lịch sử. Điều này có nghĩa “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau” là một qui luật của cách mạng, của sự vận động lịch sử; do vậy quan tâm
giáo dục đào tạo thế hệ trẻ chính là thực hiện theo qui luật khách quan nhằm
đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước không ngừng phát triển mà Hồ Chí
Minh đã sớm ý thức rõ và luôn chăm lo thực hiện.
(4)
(1)

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr.95
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.510


Hồ Chí Minh cũng cho thấy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
công việc hết sức công phu, bền bỉ. Người coi giáo dục, đào tạo, rèn luyện thế
hệ trẻ là sự nghiệp “trồng người”. Người nêu tư tưởng chiến lược: “Vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và để sự
nghiệp này đạt kết quả tốt thì cần phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng
trong xã hội, trước hết là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và các
đoàn thể xã hội.
Người đề ra phương châm: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”(2).
Về nội dung giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh chủ trương giáo dục
toàn diện: “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính
phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi liền với sản
xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ
với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo
đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá kỹ thuật, lao động và sản xuất” (3).
Người nhắc nhở phải coi trọng việc giáo dục truyền thống dân tộc và truyền

thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp Bộ Đảng phải làm tốt công tác thanh
niên, chú ý đến việc phát triển đảng viên trẻ tuổi nhằm tăng sinh lực cho
Đảng, bảo đảm sự kế thừa các thế hệ và tạo điều kiện cơ hội cho thanh niên
trưởng thành, Đảng cần giúp đỡ Đoàn thanh niên lao động phát triển tốt, đồng
thời cần phải chọn những đồng chí đoàn viên đã kinh qua thử thách và đã đủ
điều kiện đưa họ vào Đảng(1).
Hồ Chí Minh đòi hỏi sự cống hiến lớn của tuổi trẻ, đồng thời Người đề
nghị Đảng và Chính phủ cần quan tâm đến lợi ích chính đáng của thanh niên.
Tiểu kết chương I
Trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trí tuệ
của thời đại, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –Lênin cũng như
những trải nghiệm của tuổi trẻ để cống hiến cho dân tộc Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại cho chúng ta những quan điểm đúng đắn về vai trò của thanh
niên trong sự nghiệp cách mạng. Người đã nêu rõ từ cơ sở hình thành đễnn
(2)
(3)
(1)

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.403
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.389
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.34


quan điểm cơ bản về vai trò của thanh niên trong những điều kiện cụ thể của
lịch sử dân tộc. Đây là những quan điểm hoàn toàn đúng đắn Đảng cần phải
nắm vững và vận dụng có hiệu quả.


Chương II:

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA
THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều
lĩnh vực đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh gian khổ, sức khoẻ, sáng
tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song,
do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ chăm lo của
các thế hệ đi trước và toàn xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của
thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn thanh
niên là đội dự bị tin cậy của Đảng, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân
tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ
chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách
mạng của Đảng và dân tộc. Qua mọi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ
thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh
chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất
vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành TW khoá X
nêu lên những nội dung sau:
1. Tình hình thanh niên và công tác thanh niên.
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 15 năm
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng (khoá VII)
tình hình thanh niên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những
yếu tố tích cực và tiêu cực trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo.
Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây
dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức

khoẻ, tư duy năng động, hoạt động sáng tạo, tiếp nối truyền thống hào hùng
của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng
đồng có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có ý chí vươn lên trong học tập, lao


động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quan tâm đưa đát nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có
việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hóa - tinh thần phong phú, lành mạnh,
môi trường sống an toàn. Dù còn những tâm trạng khác nhau, song đa số thanh
niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển của đất nước.
Nghị quyết lần thứ 4 BCH TW Đảng (khoá VII) là một chủ trương
quan trọng, có tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh
niên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo hệ
thống chính trị, toàn xã hội thực hiện tốt hơn công tác thanh niên và chăm lo
xây dựng Đoàn. Nhà nước đã ban hành Luật thanh niên, chiến lược phát triển
thanh niên và những chính sách về công tác thanh niên tạo điều kiện, cơ hội
cho thanh niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành công tác đoàn và phong
trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận dân tộc, tập hợp thanh niên
được mở rộng, số thanh niên trở thành đoàn viên, Đảng viên ngày càng tăng.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã hội đối
với thanh niên, thanh niên đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm
tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống
thực dụng xa dời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một bộ phận
thanh niên nhất là thanh niên nông thôn, dân tộc thiểu số còn thấp, nhiều
thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính chủ động,
sáng tạo trong năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa
đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tình hình
phạm tội càng phức tạp. Tỷ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDS còn cao.

Một số cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh
niên, việc đôn đóc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ
trương, Nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không kịp thời, công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi
trọng, chưa làm tốt công tác phát triển Đảng trong thanh niên. Nhà nước chậm
thế chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về
công tác thanh niên, thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối
với thanh niên, sử dụng tài năng trẻ, việc thực hiện chiến lược phát triển thanh
niên còn hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt trách nhiệm
chăm lo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên thuộc lĩnh vực được phân công. Việc
đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chưa theo kịp sự phát


triển của tình hình thanh niên, chi phối và ảnh hưởng của Đảng, hội thanh
niên chưa sâu, chưa rộng. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhiều địa phương
chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác
thanh niên. Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục thanh
niên còn hạn chế.
2. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của Đảng đối với công tác thanh
niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1. Quan điểm chỉ đạo.
Thanh niên là giường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất
nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự tàhnh bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên
được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và
nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu vừa là
nhiệm vụ cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
- Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng,

vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị dưới sự chỉ đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Đảng lãnh đạo công tác thanh niên vừa trực tiếp lãnh đạo Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng trước một bước, Đảng đề ra
đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hoạt động, xác định các
chuẩn mực cho thanh niên, phấn đấu xây dựng các tấm gương điển hình tiêu
biểu cho thanh niên học tập và noi theo.
- Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên, thể chế hoà
đường lối chủ trương của Đảng về thanh niên, và công tác thanh niên thành
pháp luật, cuộc sống, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong
các chương trình, khoa học phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.
- Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế
hệ thanh niên thời kỳ mới. Mở rộng mặt trận, tập hợp thanh niên là nội dung
quan trọng của công tác đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên và phát huy
vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.2. Mục tiêu.


Mục tiêu chung: Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu
lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật. sống có văn
hóa, vì cộng đồng, có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế, có sức khoẻ,
tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành
những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài
bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, vươn lên
ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế
tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, phấn

đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh
vai với các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng và Nhà nước, toàn xã hội chăm
lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và
trưởng thành, được học tập, có viêc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn
hóa, tinh thần lành mạnh.
Mục tiêu cụ tểh trong những năm trước mắt, trọng tâm từ nay đến năm 2010.
- Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho
thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên. Tập trung giáo dục, định hướng cổ vũ
thanh niên thực hiện hiệu quả cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và
hành động của thanh niên.
- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, để thanh niên rèn luyện, phấn
đấu và trưởng thành. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
về công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Tập trung nguồn lực, thực hiện
thành công chiến lược thanh niên đến năm 2010.
- Có chính sáh mang tính đột phá trong đào tạo nguồn năng lực trẻ,
chiến lược đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước gắn liền với việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hưởng thụ văn hoá,
vui chơi, giải trí của thanh niên.
- Tạo bước chuyển biến mới về chất lượng tổ chức và hoạt động của
Đoàn hội, phát triển các loại hình tập hợp thanh niên nhằm tăng tỉ lệ thanh
niên được tập hợp, thu hẹp cơ sở yếu kém, tăng tỷ lệ thanh niên vào đoàn, hội.
Xây dựng cán bộ đoàn, hội nhất là cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức,
trình độ, năng lực, gương mẫu, có khả năng vận động, tập hợp thanh niên.


- Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên từ đoàn viên. Bố trí sử dụng
cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực nhằm tăng nhanh tỉ lệ

cán bộ trẻ.

3. Nhiệm vụ và giải pháp.
3.1. Tăng cường giáo dục, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn
hóa, ý htức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp,
có khí phách và quan tâm hoạt động thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đầu tư hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về
thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới, dự báo xu thế phát
triển kịp thời đề ra chủ trương, chính sách giáo dục, bồi dưỡng thanh niên trở
thành lực lượng to lớn xung kích trong sn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
- Đổi mới nội dung, phương pháp nhận thức giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, tăng cường giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử của Đảng và
dân tộc, lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị mới cho thanh
niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ động hơn công tác chính trị, tư tưởng,
nắm bắt và dự báo tình hình thanh niên, kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm
rõ âm mưu, luận điệu sai trái, giúp thanh niên hiểu và tích cực đấu tranh với
âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
- Bảo đảm tính chính trị, sự định hướng của Đảng, làm phong phú và
sâu sắc hơn các nội dung giáo dục nhất là về lý tưởng đạo đức, lối sống trong
hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật, hoạt động thanh niên vươn
tới giá trị chân - thiện - mỹ.
- Mọi cấp uỷ đảng, nhất là người đứng đầu nắm tình hình, định hướng,
kiểm tra việc thực hiện, lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp định kỳ gặp gỡ,
đối thoại với thanh niên.
3.2. Đối vưói toàn diện giáo dục và đạo đức, tạo cơ hội cho mọi thanh
niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng,
vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế
quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, xây dựng một số cơ sở giáo dục -


đạo đức đạt trình độ quốc tế, khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nước
ngoài tại Việt Nam đối với một số ngành, lĩnh vực cần thiết đáp ứng sự nghiệp
phát triển đất nước.
- Tạo cơ hội cho thanh niên được thụ hưởng cuộc sống giáo dục, chú
trọng tới nữ thanh niên, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn,
thanh niên khuyết tật. Sớm có biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học trong
thanh thiếu niên. Phấn đấu phổ cập THCS cho thanh niên. Mở rộng chính
sách tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay để học tập trong các cơ sở đào tạo sau
giáo dục phổ thông.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên học tập ở nước ngoài bằng
nhiều nguồn lực khác nhau. Quản lý giúp đỡ thanh niên chú trọng công tác tư
vấn, lựa chọn ngành học, bố trí sử dụng có hiệu quả số thanh niên du học về.
3.3. Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.
- Huy động nhiều nhân lực xã hội, đầu tư ngân sách thoả đáng để đẩy
mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho thanh niên hoàn thiện chính sách
đào tạo nghề.
- Xây dựng chiến lược truyền thống quốc gia về định hướng nghề
nghiệp, việc làm cho thanh niên. Bảo đảm cơ cấu hợp lý trong đào tạo công
nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
- Tập trung đào tạo thành nguồn nhân lực khoa học - công nghệ có chất
lượng cao nhất là công nghệ thông tin, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của kinh
tế, tri thức. Tạo mũi nhọn phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung dậy nghề cho thanh niên nông thôn, bộ đội
xuất ngũ, thanh niên dân tộc thiểu số. Chú trọng giáo dục ý thức kỷ luật, kỹ năng
lao động, tay nghề cho thanh niên đi lao động có thời gian ở nước ngoài, đồng

thời có biện pháp quản lý, giáo dục giúp đỡ số thanh niên này.
- Tạo môi trường thuận lợi để các kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo
việc làm mới và tăng thu nhập cho thanh niên, cải thiện đời sống, phát triển
thị trường lành mạnh, năng động, khuyến khích thanh niên làm gàiu chính
đáng. Nhà nước hỗ trợ để chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức sản xuất,
kinh doanh cho thanh niên nông thôn, biểu dương, tôn vinh thanh niên làm
kinh tế giỏi. Phát huy thế mạnh lao động để đưa đi lao động ở một số nước có
địa bàn phù hợp.
3.4. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho thanh
niên nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần, phát triển toàn diện.


×