Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đồ án nghiên cứu xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
PHẦN 1:VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU MAY ANH
VŨ..........................................................................................................................7
I. Giới thiệu về công ty:..............................................................................................7
1. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành:..................................................................8
2. Chức năng và nhiệm vụ:......................................................................................9
3. Điều hành sản xuất:...........................................................................................10
II. Tìm hiểu về mô hình sản xuất của xí nghiệp may:...............................................10
III. Quy trình sản xuất của đơn hàng:........................................................................11
1. Kế hoạch sản xuất đơn hàng:.............................................................................11
2. Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu:..............................................................12
3. Chuẩn bị về thiết kế:.........................................................................................12
4. Công đoạn cắt:..................................................................................................13
5. Chuẩn bị về công nghệ ( xây dựng tài liệu kỹ thuật):........................................15
6. Công đoạn hoàn thiện sản phẩm:.......................................................................15

PHẦN 2: NỘI DUNG.........................................................................................17
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.................................................17
2.1. Phác thảo mẫu và chọn mẫu..............................................................................20
2.1.1. Phác thảo mẫu................................................................................................20
2.1.2. Đề xuất và chọn mẫu..................................................................................20
2.2. Lập bảng hệ thống cỡ số....................................................................................23
2.3. Thiết kế mẫu .....................................................................................................24
2.3.1. Bảng thông số kích thước thiết kế cỡ L ......................................................25
2.3.2. Thiết kế cỡ L...............................................................................................25
2.3.2.1. Thiết kế thân sau...................................................................................25
2.3.2.2. Thiết kế thân trước................................................................................27
2.3.3. Bảng thống kê chi tiết sản phẩm..................................................................31
2.3.4. Thiết kế mẫu mỏng......................................................................................31
2.3.6. Mẫu phụ trợ.................................................................................................38


2.4. Chế thử mẫu.......................................................................................................42
2.5. Nhảy mẫu...........................................................................................................42
2.5.1. Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu...............................................................42
2.5.2. Bảng chênh lệch giữa các cỡ.......................................................................43
2.5.3. Bảng hệ thống cỡ số nhảy mẫu....................................................................44
2-6. Giác sơ đồ..........................................................................................................53
2.6.1. Các sơ đồ giác vải chính..............................................................................53
2.6.3. Nguyên tắc giác sơ đồ.................................................................................56

CHƯƠNG III: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU.............57
3.1. Nơi mua nguyên phụ liệu ( NPL )......................................................................57
3.2. Cách kiểm tra đo đếm NPL................................................................................59

1


3.2.1. Nguyên tắc kiểm tra đo đếm NPL...............................................................60
3.2.2. Phương pháp kiểm tra.................................................................................61
3.2.2.1. Chuẩn bị...............................................................................................61
3.2.2.2. Kiểm tra số lượng nguyên liệu..............................................................61
3.3. Kiểm tra khổ vải...............................................................................................61
3.3.1. Kiểm tra chất lượng vải..............................................................................62

CHƯƠNG IV: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT CÔNG NGHỆ..............64
4.1. Nghiên cứu, phân tích sản phẩm........................................................................64
4.1.1. Bảng thông số kích thước thành phẩm........................................................65
4.1.2. Bản vẽ mô tả vị trí đo của sản phẩm............................................................65
4.1.3. Bản vẽ hình cắt – mặt cắt............................................................................66
4.1.4. Tiêu chuẩn may............................................................................................68
4.2. Tính định mức NPL...........................................................................................68

4.2.1. Tính định mức tiêu hao chỉ..........................................................................68
4.2.3. Định mức tiêu hao mác...............................................................................71
4.2.4. Định mức tiêu hao vải.................................................................................71
4.2.5. Định mức mex.............................................................................................73
4.3. Quy trình phân xưởng cắt ...............................................................................77
4.3.1. Kỹ thuật trải vải...........................................................................................78
4.3.2. Cắt bán thành phẩm.....................................................................................79
4.3.3. Đánh số - Bóc tập – Phối kiện.....................................................................79
4.4. Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ.................................................................81
4.5. Sơ đồ khối gia công sản phẩm...........................................................................82
4.6. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm đầm nữ.........................................................................83
4.7. Quy trình công nghệ trước đồng bộ...................................................................86
4.8. Thiết kế dây chuyền công nghệ..........................................................................90
4.8.2. Thiết kế dây chuyền công nghệ...................................................................90
4.8.3. Thiết kế dây chuyền sản xuất......................................................................91
4.8.4. Quy trình công nghệ sau đồng bộ................................................................93
4.8.5. Đề xuất, kiến nghị.....................................................................................100

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................105

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành công nghiệp
dệt may Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Trên những cơ sở tiềm năng vốn có và
những chiến lược phát triển của mình, ngành công nghiệp dệt may ngày càng lớn mạnh
và trở thành một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn về mặt hàng xuất khẩu của
nước ta.
Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội để các doanh nghiệp may phát triển

mạnh mẽ và khẳng định vị thế của mình với các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, đây
cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi phải đối mặt với sự ra đời của
các doanh nghiệp cạnh tranh. Vì vậy để tạo điều kiện cho những hướng đi thành công,
các doanh nghiệp may phải không ngừng mở rộng mặt hàng chiếm lĩnh thị trường.
Xong, để làm được điều đó, việc đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng trang thiết bị
cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên là điều quan trọng.
Nếu như trước kia, các doanh nghiệp dệt may nước ta chủ yếu sản xuất theo
phương thức CMT, thì ngày nay để bắt kịp với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt
may thế giới và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường người tiêu dùng thì các doanh
nghiệp dệt may nước ta đang dần chuyển sang phương thức FOB. Đây là phương thức
sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ nghiên cứu
thị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng.
Trong dịp này em được nhận đồ án tốt nghiệp với nội dung: “Nghiên cứu xây
dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất sản phẩm áo liền váy tại Công ty may Anh
Vũ”. Đây là một đề tài thể hiện cả quá trình sản xuất đơn hàng theo hướng sản xuất
hàng FOB bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng.
Em hi vọng thông qua đề tài này em sẽ có thêm kiến thức về sản xuất cũng như
đưa ra được kế hoạch sản xuất, từ đó làm cho em sẽ ít bỡ ngỡ hơn khi ra trường và làm
tại các doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện em đã cố gắng hết sức mình, cùng với sự hướng dẫn
nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là cô --------để em hoàn thành đề tài

3


này. Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đồ án của em được hoàn
thiện hơn và tạo điều kiện cho em có thêm những hiểu biết về kiến thức chuyên môn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện : --------


4


PHẦN 1:VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU MAY ANH VŨ
I. Giới thiệu về công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu May Anh Vũ
- Tên viết tắt: ANHGARCO
- Trụ sở giao dịch: Tổ 7- Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
+ Xuất khẩu trực tiếp tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư,
máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ may mặc, hàng may mặc).
+ Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.
+Sản xuất gia công hàng may mặc.
Khi mới thành lập, trụ sở chính của công ty được đặt tại Xóm 1- Giáp Nhị- Thịnh
Liệt- Thanh Trì- Hà Nội. Trong đó, tổng số cán bộ công nhân viên (bao gồm cả lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp) chỉ có trên 22 người. Sau 1 năm hoạt động, con
số này đã tăng lên thành 200 người và cùng với đó là toàn bộ trụ sở và nhà xưởng đã
được chuyển về Láng Hạ. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã tuyển
dụng thêm công nhân và cán bộ quản lý đưa tổng số lao động của công ty lên gần 900
người. Trước đà phát triển đó, từ quý II năm 2001, công ty đã chuyển bộ trụ sở giao
dịch cũng như nhà xưởng về thị trấn Bần- Yên Nhân- Mỹ Hào- Hưng Yên. Đến thời
điểm hiện nay công ty có 3 xưởng sản xuất chính đó là: phân xưởng I, phân xưởng II,
phân xưởng Đan Mạch và có 520 công nhân.

1. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành:

5



- Giám đốc công ty:
Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả
sản xuất kinh doanh, và đại diện cho tập thể cán bộ công nhân viên trong việc sở hữu
vốn tự có của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Duyệt các chứng từ thanh toán, ký các quyết định, công văn và chịu trách nhiệm về
các quyết định của chính mình.
- Các phó giám đốc:
Thay mặt giám đốc điều hành sản xuất, kinh doanh khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tổ chức hành chính:
Có chức năng tuyển dụng lao động, phân công lao động, sắp xếp điều phối lao động
cho các xưởng sản xuất, thực hiện chấm công tính toán và thiết kế các chương trình
đào tạo, thi nâng bậc công nhân.
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu:

6


Tham mưu cho giám đốc trong việc giao dịch và dự thảo các hợp đồng kinh tế trong
và ngoài nước, lập kế hoạch sản xuất và thực hiên các kế hoạch đó, kế hoạch giá thành
sản phẩm.
Tham mưu cho giám đốc trong công tác giao dịch dối ngoại, tìm nguồn hàng và thị
trường kinh doanh, dự thảo các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, các hợp đồng kinh tế
thuộc chức năng của phòng. Giúp giám đốc và chịu mọi trách nhiệm pháp lý trong hợp
đồng của công tác kinh doanh đối ngoại.
- Phòng tài chính kế toán:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giam đốc. Tham mưu tài chính, các chính sách tài chính
kế toán cho giám đốc, thực hiện các chức năng luân chuyển chứng từ. Quan hệ chức
năng với các phòng ban trong công ty về lĩnh vực kế toán, thống kê, tiền lương.
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nhưng đều có mối quan hệ mật
thiết với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một guồng máy

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Chức năng và nhiệm vụ:
- Được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật Doanh nghiệp, trên cơ
sở chức năng và nhiệm vụ quy định trong giấy phép kinh doanh và quyết định thành
lập công ty.
- Được vay vốn của các tổ chức tín dụng ( kể cả các kiều bào nước ngoài ) nhằm
phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và tự chịu trách nhiệm trang
trải công nợ theo chế độ hiện hành.
- Được ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức và thành phần kinh tế khác nhau
trong và ngoài nước và tiêu thụ mặt hàng công ty kinh doanh.
3. Điều hành sản xuất:
Tham gia trực tiếp vào điều hành sản xuất tại công ty là ban giám đốc, các quản
đốc, tổ trưởng, tổ phó:
- Ban giám đốc: điều hành sản xuất, kinh doanh ở tầm vĩ mô, giao nhiệm vụ và nhận
các báo từ cán bộ quản lý cấp dưới. Thanh tra, giám sát các hoạt động sản xuất của
toàn công ty.

7


- Quản đốc: quản lý chung mọi vấn đề trong phân xưởng của mình. Vai trò của họ cũng
tương tự như các tổ trưởng nhưng ở mức độ cao hơn.
- Các tổ trưởng, tổ phó:
 Quản lý công nhân trong tổ mình, sắp xếp công việc cho công nhân…Họ cũng
chính là những nhân viên may mẫu trên chuyền, khi một sản phẩm mới vào
chuyền họ tìm hiểu phương pháp may và hướng dẫn cho công nhân may.
 Chịu trách nhiệm về năng suất trên chuyền may, chất lượng của sản phẩm may
khi ra chuyền.
 Phân công lao động trực tiếp trên chuyền may theo bảng phân chuyền.
 Bảo vệ quyền lợi cho công nhân của mình cũng như là cầu nối giữa công nhân

với bộ máy quản lý cấp trên.
II. Tìm hiểu về mô hình sản xuất của xí nghiệp may:
Anh Vũ là công ty sản xuất hàng CMT. Công ty đã hợp tác với rất nhiều các hãng
thời trang khác nhau. Thời điểm hiện tại, Orange Fashion đang là một bạn hàng lớn và
hứa hẹn một sự hợp tác lâu dài. Công ty gia công cho hãng và nhận phí gia công, tức
chỉ chịu trách nhiệm về công đoạn may. Chính vì vậy có thể hiểu mô hình sản xuất của
công ty như sau:

8


III. Quy trình sản xuất của đơn hàng:
1. Kế hoạch sản xuất đơn hàng:
Dựa vào năng suất, khả năng thực hiện đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau của
từng phân xưởng, từng tổ sản xuất, Phòng kế hoạch chuẩn bị dự kiến kế hoạch sản xuất
cho từng tháng đối với toàn bộ công ty. Bên cạnh đó để có được một bản kế hoạch khả
thi thì phòng này còn phải căn cứ vào: Kết quả khảo sát thực tế các đơn hàng, các dữ
liệu của đơn hàng trước sẽ là cơ sở để dự trù kế hoạch cho những đơn hàng sau. Và cần
chú ý đến các yếu tố: kiểu dáng sản phẩm, thời gian hoàn tất, tính chất và việc sử dụng
nguyên phụ liệu,…
Kế hoạch dự trù này không phải là một văn bản bất di bất dịch mà có thể sẽ thay
đổi trong một thời gian ngắn (khi có biến động), chứ không phải mỗi tháng chỉ soạn
một tờ dự trù. Vì thế mỗi khi có sự thay đổi, cần sao văn bản thành nhiều tờ và gửi cho
các bộ phận liên quan để các bộ phận này kịp thời sửa chữa hoặc hủy bỏ kế hoạch cũ.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhân viên được phân công theo dõi đơn hàng
cần phải tham gia vào quá trình kiểm tra, theo dõi việc thực hiện tiến độ, đề ra các giải
pháp cần thiết bằng tình cảm hay bằng pháp lệnh để kích thích các bộ phận sản xuất
đảm bảo tiến độ của mình.
Trong mọi trường hợp, cố gắng để những trục trặc xảy ra hoặc thay đổi nếu có
phải là ít nhất.

2. Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu:
Hiện nay, Công ty chủ yếu gia công cho Hãng Orange Fashion của Mỹ (có trụ sở
chính trong Bình Dương). Và công ty được hãng cung cấp luôn cho nguyên phụ liệu
(NPL), chính vì vậy công tác chuẩn bị sản xuất về NPL được giảm tải đi rất nhiều.
NPL khi mang đến công ty phải được kiểm tra đo đếm, lập các chứng từ cần thiết
giúp cho quá trình quản lý và cấp phát ở kho NPL được tiến hành trôi chảy. Hàng sau
khi được nhận thì được tiến hành phân khổ vải (đo khổ vải thực tế), đồng thời cán bộ
kho báo với thống kê cắt và phòng kỹ thuật để cùng với khách hàng thỏa thuận định
mức giác sơ đồ.

9


Sau đó nhân viên phòng kế hoạch yêu cầu cán bộ phòng kỹ thuật hoặc chính nhân
viên phòng kế hoạch sẽ lập bảng hướng dẫn sử dụng và bảng định mức NPL. Đây là 2
văn bản bắt buộc để kho cấp phát NPL.
Sau đó, nhân viên phòng kế hoạch tiến hành kiểm tra thực tế một lần nữa các NPL
hiện có trong kho. Từ đây, tiến hành kiểm tra và thông qua bảng cân đối NPL - một
trong những cơ sở cho phép ban hành lệnh sản xuất. Bảng này do bên thuê gia công
làm. Nếu thấy không đồng bộ thì phải thông báo ngay cho khách hàng bằng văn bản.
3. Chuẩn bị về thiết kế:
- Nghiên cứu mẫu ( sản phẩm chế thử):
Sản phẩm mẫu được khách hàng làm và gửi sang kèm theo các giấy tờ của mã
hàng. Nó cùng bảng thông số kích thước BTP, TP là cơ sở để kiểm tra, so sánh cho các
công đoạn về sau. Ta tiến hành nghiên cứu các thông số của sản phẩm cũng như về
nguyên phụ liệu cho đơn hàng.
- Kiểm tra bộ mẫu của khách hàng:
Khách hàng gửi kèm theo sản phẩm mẫu là bộ mẫu size trung bình của mã hàng.
Cán bộ phòng kỹ thuật sẽ có trách nhiệm kiểm tra bộ mẫu này xem có phù hợp với
bảng thông số hay không. Nếu không có thể tiến hành điều chỉnh lại sao cho phù hợp

nhất với sản phẩm mẫu cũng như bảng thông số đã cho. Giác thử để gửi bảng định mức
nguyên phụ liệu cho khách hàng.
- May sản phẩm mẫu:
Nhân viên may mẫu của phòng kỹ thuật tiến hành may sản phẩm mẫu. Sản
phẩm này vừa để kiểm tra lại bộ mẫu mà cán bộ phòng kỹ thuật vừa điều chỉnh, đồng
thời làm sản phẩm mẫu cho các chuyền sản xuất. Nếu không có gì sai sót thì bộ mẫu
mới được đem đi nhảy mẫu, giác chuẩn bị cho công đoạn cắt mẫu cứng.
- Ra bộ mẫu:
Công ty đã sử dụng sự giúp đỡ của hệ thống Gerber. Mẫu do khách hàng đưa sang
cho công ty sản xuất đều được thiết kế bằng phần mềm Gerber. Sau đó nhân viên
phòng kỹ thuật của công ty dựa vào bảng thông số của mã hàng để chỉnh sửa mẫu cho
phù hợp để đem chế thử . Sau đó, một nhóm cán bộ phòng kỹ thuật tiến hành so sánh
bộ mẫu này với sản phẩm mẫu, cắt và sang dấu lại các chi tiết theo đúng sản phẩm

10


mẫu. Sau đó các nhân viên phòng kỹ thuật tiến hành nhảy mẫu, giác sơ đồ để tính định
mức vải cho mã hàng. Tiếp đến qua phần mềm Gerber cho ra bộ mẫu mỏng của mã
hàng và bộ phận ra mẫu cứng của phòng kỹ thuật cho ra tất cả mẫu cứng của tất cả các
cỡ.. Bộ mẫu này sẽ được sao chép để phân cho các phòng ban liên quan như: phòng
cắt, bộ phận sang dấu của chuyền sản xuất và lưu lại phòng kỹ thuật.
4. Công đoạn cắt:

Ở phân xưởng cắt không có nhân viên phòng kế hoạch theo dõi riêng. Nhưng họ có thể
tiến hành kiểm tra thông qua một bảng biểu theo dõi hoạt động và tiến trình làm việc
của phân xưởng cắt. Bảng này do nhân viên của phòng kỹ thuật theo dõi chung của đơn
hàng lập.
Để có thể sang kho nhận NPL về, phân xưởng cắt cần mang đầy đủ các giấy tờ
liên quan đến mã hàng như:

- Phiếu tác nghiệp bàn cắt: ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số lượng
chi tiết, khổ sơ đồ,…
- Bảng màu: giúp nhân viên xưởng cắt có cơ sở để nhận NPL phù hợp, đúng
chủng loại, đúng quy cách.
- Lệnh sản xuất: chỉ khi có lệnh sản xuất thì nhân viên coi kho mới cấp phát vật
tư cho phân xưởng cắt. Lệnh này phải được ký trước khi sản xuất 2 đến 3 ngày.
- Phiếu xuất kho.
Sau khi nhận NPL về, phân xưởng cắt sẽ tuân thủ phiếu tác nghiệp bàn cắt để tiến
hành trải vải và cắt. Tuy nhiên trước khi tiến hành công việc này thì cũng cần kiểm tra
sơ bộ NPL đã nhập về và sổ NPL (nếu có yêu cầu). Ở phân xưởng cắt thì công đoạn
trải và cắt NPL là 2 công đoạn chính mà nhân viên phòng cắt làm. Các công đoạn còn

11


lại (đánh số, bóc tập, phối kiện, ép mex) khi cần có thể huy động công nhân ở các bộ
phận khác làm giúp. Đặc biệt là ở công ty này việc dán keo do công nhân là trên
chuyền may đảm nhận.
Nhân viên hạch toán của phân xưởng cắt cần lập các báo biểu thực cắt trong ngày
đó xem cắt được số lượng là bao nhiêu.
Phòng cắt luôn luôn phải đảm bảo việc cắt số lượng BTP cho các xưởng may
trước ít nhất là nửa ngày.
Nếu trong quá trình nhận, trải, cắt NPL, phân xưởng cắt nhận thấy số NPL nhận
về không phù hợp với phiếu hạch toán bàn cắt hay số ghi trên đầu cây vải thì cần lập
một văn bản gọi là biên bản thừa thiếu thực tế.
Phòng kế hoạch sẽ dùng biên bản này để làm việc với khách hàng. Sau khi trải
xong bàn vải, tất cả những số liệu liên quan đến bàn vải đã trải cần được ghi ngay vào
phiếu theo dõi bàn cắt để tiện theo dõi về sau.
Bên cạnh đó những đầu tấm phát sinh cũng cần được ghi ngay vào bảng thống kê
và phân loại đầy đủ nhằm thuận lợi cho lưu trữ, quản lý, cấp phát sau này.

Sau khi tiến hành cắt xong toàn bộ mã hàng, nhân viên hạch toán bàn vải ở phân
xưởng cắt cần tổng hợp lại toàn bộ những số liệu đã có về NPL của mã hàng vào phiếu
hạch toán bàn cắt. Phiếu này sẽ được lưu lại tại phân xưởng cắt và gửi lên phòng kỹ
thuật làm cơ sở thanh toán NPL với kho. Và được biên soạn làm nhiều tờ, mỗi tờ đại
diện cho một bàn cắt khác nhau.
5. Chuẩn bị về công nghệ ( xây dựng tài liệu kỹ thuật):
Khi nhận được mẫu từ khách hàng về phòng kỹ thuật nhận kèm các yêu cầu kỹ
thuật của khách hàng và soạn một số giấy tờ liên quan như: tiêu chuẩn kỹ thuật, định
mức tiêu hao NPL, lệnh sản xuất, bảng thiết kế chuyền…

12


6. Công đoạn hoàn thiện sản phẩm:

- KCS: Nhân viên KCS kiểm tra lại toàn bộ số sản phẩm để đảm bảo chất lượng như đã
quy định.Sau khi kiểm tra xong nếu sai hỏng thì trả lại chuyền để sửa chữa, nếu đạt yêu
cầu thì chuyển sản phẩm sang là hoàn thiện.
- Là hoàn thiện: Trong xưởng cũng có một bộ phận KCS kiểm tra những hàng đã là
thành phẩm. Nếu không đạt chất lượng thì hàng có thể đem trả lại cho chuyền để sửa
hoặc nhân viên chuyền sẽ xuống sửa tại đây. Còn sản phẩm đạt chất lượng chuyển đi
để là.
- Nhập kho hoàn thiện: sản phẩm đạt chất lượng, đã được là hoàn thiện sẽ được chuyển
sang kho hoàn thiện. Ở đây sản phẩm được hoàn tất các khâu như: bắn thẻ bài, lồng
nilon, treo lên giá theo đúng quy định. Sản phẩm ở đây để chờ được chuyển tới nơi
giao hàng.

13



PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành công nghiêp
may cũng không ngưng phát triển để tạo cho mình chỗ đứng cũng như xây dựng
thương hiểu trên trường quốc tế. Tuy nhiên để bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường nhiều doanh nghiệp đã đưa ra sản phẩm chưa thực sự thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Nhiều sản phẩm thời trang đẹp về kiểu dáng nhưng không tốt về chất
lượng và ngược lại.
Như vậy ,vấn đề đặt ra với mọi doanh nghiệp là phài làm thế nào để có thế đưa
ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng? Trong giai đoạn hiện nay , người
tiêu dùng nhiều và đa dạng dưới mọi lứa tuổi từ đó tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm
thời trang dành cho nam, đồ kiểu dành cho trẻ em nữ, đặc biệt là sản phẩm dành cho nữ
giới lứa tuổi từ 25 – 40 …Thị trường thời trang thu – đông dành cho nữ giới lứa tuổi
này tương đối nhiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp của

14


chúng ta có thể cạnh tranh được với các đối thủ để thu hút lượng khách hàng rất lớn ở
lứa tuổi này. Ngày nay, một công ty hay một doanh nghiệp nào đó muốn được khách
hàng tìm mua sản phẩm của mình nhiều thì không còn cách nào khác họ luôn luôn phải
cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, mà giá cả lại phải chăng. Hầu hết các sản
phẩm áo thu – đông cho nữ giới lứa tuổi này bán trên thị trường đều là những chiếc áo
khoác 2 – 3 lớp. Trong khi đó theo các nhà nghiên cứu về thời tiết thì họ cho rằng càng
ngày trái đất càng nóng lên.Vì vậy, những chiếc áo khoác 2 -3 lớp sẽ dần không còn
thích hợp lắm. Những năm gần đây họ thường thích mặc những chiếc áo mỏng, gọn,
đẹp mà vẫn giữ được ấm cho cơ thể.
Trước nhu cầu đó, chúng tôi đã lựa chọn thị trường thời trang thu – đông năm
2009 là thời điểm đưa ra dòng sản phẩm áo đầm nữ 1 lớp cho nữ giới lứa tuổi từ 25 –
40. Chúng tôi hi vọng sẽ đem lại sản phẩm vừa ý cho quý khách hàng trong mùa thu –

đông tới.
Ngày nay, thu nhập bình quân của người dân mỗi ngày được nâng cao. Đời sống của
họ mỗi ngày được cải thiện, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng…
Hà Nội là thành phố có nền kinh tế phát triển hàng đầu Việt Nam tập trung khoảng 3,02
triệu người.Mật độ dân số 3940 người/ km 2 gấp 100 lần mật độ chuẩn của thế giới.Vì
vậy lượng khách hàng ở đây là rất lớn. Mức thu nhập bình quân của người dân Hà Nội
là 1500USD người/năm( số liệu năm 2005) gấp hai lần mức thu nhập bình quân của cả
nước (715USD người/năm).
Do đó nhu cầu về ăn mặc của họ cũng cao hơn trước rất nhiều cả về chất lượng
cũng như mẫu mã, nhu cầu làm đẹp của chị em ở lứa tuổi này là rất nhiều.
Có thể nói Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, kết cấu dân số trẻ, có số
lượng phụ nữ ở lứa tuổi 25 – 40 lớn. Vì vậy nhu cầu thời trang ở đây tương đối lớn.
Nhân dân ta có câu: “ Giàu vì bạn, sang vì vợ “ Chất lượng cuộc sống mỗi ngày được
nâng cao, các ông chồng cũng dần để ý hơn đến việc ăn mặc của vợ mình. Họ chăm
chút cho vợ hơn, thường xuyên đi mua sắm quần áo cho vợ hơn. Vợ của họ càng đẹp
thì lại càng là niềm kiêu hãnh của họ với mọi người. Mặt khác chị em phụ nữ ở lứa tuổi

15


này luôn luôn ở trong suy nghĩ mình phải thật đẹp để giữ chồng bên mình. Vì vậy chị
em không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng để làm mình xinh tươi hơn, đáng yêu
hơn, đẹp hơn, đặc biệt là họ có thể khẳng định được vị thế của họ trong gia đình, trong
công việc cũng như ở ngoài xã hội.
Thời trang luôn song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Bởi
vậy ngày nay mọi người không chỉ coi thời trang là quần áo để che chắn, bảo vệ cơ thể
mà nó còn làm đẹp cho con người và để cho con người khẳng định được mình trong xã
hội. Sự phát triển của thời trang luôn gắn chặt với phong tục tập quán, mang tính chất
của các màu và các vùng địa lý.
Nước ta là một quốc gia có bốn mùa: xuân, hạ, thu,đông.Vì vậy thời trang cũng

phát triển và thay đổi theo sự thay đổi của mỗi mùa. Sản phẩm thời trang mùa đông
mỗi năm một phong phú và đa dạng hơn cả về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc. Người tiêu
dùng mỗi ngày sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình được một sản phẩm phù hợp.
Đặc biệt trong mùa này có nhiều sự kiện nổi bật như: lễ giáng sinh, tết nguyên đán …
nên đây cũng là dịp để cho các chị em mua sắm làm đẹp cho chính bản thân họ, và
cũng là cơ hội để cho các ông chồng thể hiện tình cảm của mình đối với những người
vợ yêu thương qua những chiếc áo mà họ tặng. Với những món quà đầy bất ngờ đó sẽ
giúp cho gia đình thêm vui vẻ và hạnh phúc để đón một mùa giáng sinh và một cái tết
tràn đầy ý nghĩa.
Nhìn chung, sản phẩm thời trang thu – đông những năm gần đây thì kiểu dáng
và mẫu mã đã không ngừng được thay đổi: kiểu cách hơn, nhiều điểm nhấn hơn, màu
sắc phong phú hơn,… đặc biệt thời thời trang dành cho chị em phụ nữ lứa tuổi từ 25 –
40. Trên thị trường hiện nay áo khoác chủ yếu là 2 – 3 lớp, tuy nhiên theo dự đoán của
các nhà thiên văn học thì khí hậu sẽ dần nóng lên trong những năm tới. Vì vậy những
chiếc áo mỏng một lớp sẽ dần chiếm lĩnh được thị trường hơn.
Đối với các chị em lứa tuổi này thì thường thích các màu như: đen, nâu, trắng
sữa,…để tôn thêm làn da trắng của mình. Do chị em ở lứa tuổi này làm việc nhiều ở
các cơ quan, và các tổ chức xã hội khác, vì vậy chất liệu vải phải không quá cứng, độ

16


co giãn ít, mà bền là phù hợp hơn cả. Trong khoảng thời gian này những sản phẩm một
màu, gọn nhẹ mà vẫn thể hiện được sự sang trọng, quý phái, tôn thêm các đường cong
trên cơ thể của người phụ nữ.
Chính sự kết hợp về màu sắc, kiểu dáng và chất liệu đã tạo nên cho thời trang
nữ giai đoạn này mang những nét đặc thù. Nó giúp cho các chị em tự tin, thoải mái hơn
trong công việc, cũng như trong mọi hoạt động vui chơi giải trí.

CHƯƠNG II:


CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ

2.1. Phác thảo mẫu và chọn mẫu.
2.1.1. Phác thảo mẫu.
Phác thảo mẫu là bước công việc tiếp theo sau khi nghiên cứu thị trường. Phác
thảo mẫu là việc thể hiện kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu
hướng thời trang. Trên cơ sở đó người thiết kế thể hiện ý tưởng của mình và kiểu dáng
qua mẫu phác thảo.
Yêu cầu đối với mẫu phác thảo:
-

Mẫu phác thảo phù hợp với xu hướng thời trang, đáp ứng được thị hiếu của
khách hàng và thị trường mục tiêu.

-

Mẫu phác thảo thể hiện rõ kết cấu, cách phối màu, tính chất của NPL.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phác thảo được 5 mẫu về sản phẩm áo đầm nữ
lứa tuổi từ 25– 40 như sau:

17


2.1.2. Đề xuất và chọn mẫu.
Trong quá trình sản xuất hàng may mặc theo phương thức FOB thì việc đề xuất
và chọn mẫu là khâu quan trọng, giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm
trên thị trường cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua quá trình đề xuất sẽ giúp doanh nghiệp tổng hợp, phân tích kỹ lưỡng ưu

nhược điểm của từng mẫu. Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung và lựa chọn các mẫu phù
hợp nhất với xu hướng thời trang và điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh
nghiệp. Chính vì thế việc lựa chọ mẫu được xem xét rất kỹ lưỡng và thận trọng.
Sau khi người thiết kế đề xuất các mẫu, hội đồng xét duyệt mẫu xem xét và đánh
giá mẫu phác thảo căn cứ theo các tiêu chuẩn:
-

Mẫu phải hợp thời trang và thị hiếu của khách hàng mục tiêu.

-

Mẫu phải có tính kinh tế cao phù hợp với sản xuất công nghiệp.

Qua thời gian nghiên cứu và phân tích, hội đồng xét duyệt đưa ra những đánh giá:
 Mẫu 1:
 Ưu điểm:
 Kiểu dáng mới mẻ, phù hợp với nhiều đối tượng.
 Chất liệu không thô cứng thuận tiện trong quá trình sản xuất .
 Có đai ở eo tạo nên sự khoẻ khoắn, trẻ trung, tôn thêm các đường cong trên
người phụ nữ.
 Có nếp xếp ở cổ làm tăng thêm sự mềm mại cho người mặc khi sử dụng.
 Có thể dùng được nhiều cữ gá trong quá trình sản xuất.
 Nhược điểm:
 Sản phẩm có có nhiều mảnh, có nhiều đường cong nên khi may đòi hỏi kỹ thuật
tương đối cao.
 Sản phẩm có nhiều kiểu đường may nên khi may phải sử dụng nhiều loại thiết bị
máy móc.
 Do phải sử dụng nhiều loại máy chuyên dùng nên đòi hỏi công nhân phải có kỹ
thuật cao.


18


 Sản phẩm có nhiều công đoạn phải làm thủ công nên làm giảm năng suất của
dây chuyền.
 4 mẫu còn lại :
-

Ưu điểm : đơn giản, dễ làm.

-

Nhược điểm :
+ Áo còn đơn điệu
+ Kiểu dáng cũ.
+ Phù hợp với ít đối tượng sử dụng, hiệu quả kinh tế không cao.

Sau khi phân tích ưu nhược điểm của cả 5 mẫu, hội đồng xét duyệt đã đưa ra quyết
định cuối cùng là chọn mẫu 1 để đưa vào sản xuất, vì nó đem lại hiệu quả cao hơn 4
mẫu còn lai, nó phù hợp với xu hướng thời trang và cơ sở sản xuất của công ty.
Mẫu được đưa vào sản xuất với hệ thống cỡ số và màu sắc:
Cỡ số
Màu sắc
Đỏ
Trắng đục
Nâu
Đen
Trắng

S


M

L

XL

XXL

260
190
170
450
150

170
150
380
360
310

370
250
480
760
360

110
60
310

310
210

200
100
100
400
50

HÌNH ẢNH MÔ TẢ MẶT TRƯỚC, MẶT SAU CỦA SẢN PHẨM

19


HÌNH VẼ MÔ TẢ MẶT TRONG SẢN PHẨM

20


2.2. Lập bảng hệ thống cỡ số.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy phụ nữ ở các các tỉnh miền Bắc nước ta
có dáng vóc bình thường, giữa các tỉnh không có sự chênh lệch lớn về tầm vóc. Vì vậy
để sản xuất sản phẩm đầm nữ 1 lớp cho nữ lứa tuổi từ 25 – 40 cần sản xuất 5 cỡ:S, M,
L, XL, XXL thì có thể đáp ứng được mọi tầm vóc của người tiêu dùng. Đồng thời đo
trên các đối tượng cụ thể em đã tổng kết và có bảng thông số những số đo cần thiết các
cỡ để thiết kế sản phẩm này như sau:

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÃ HÀNG ĐẦM NỮ

21



STT Vị trí đo (cm )

S

M

L

XL

XXL

Dung

1

Dài áo tính từ họng 96

98

100

102

104

sai
1


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

cổ
Vòng ngực
Dài eo sau
Vòng eo
Hạ mông
Vòng mông
Dài tay
Rộng cửa tay
Hạ cổ trước
Ngang cổ
Dài vai con
Rộng đáp cổ
Dài đai

Rộng đai
Sâu cổ sau
Độ xuôi vai

84
37
64
59
89
18
27
18.8
12
8.1
6.6
98
5
2.5
4

88
38
68
60
93
18.5
28
19
12.2
8.4

6.6
100
5
2.5
4

92
39
72
61
97
19
29
19.2
12.4
8.7
6.6
102
5
2.5
4

96
40
76
62
100
19.5
30
19.4

12.6
9.0
6.6
104
5
2.5
4

1.3
0.5
0.7
0.5
1
0.2
0.5
0.2
0.2
0.2
0.2
1
0.2
0.1
0.2

80
36
60
58
85
17.5

26
18.6
11.8
7.9
6.6
96
5
2.5
4

2.3. Thiết kế mẫu .
Để cho việc nhảy mẫu được chính xác, giảm được sai số trong quá trình nhảy, và
để thuận tiện cho quá trình sản xuất thì cỡ L được chọn là cỡ chuẩn để thiết kế.

2.3.1. Bảng thông số kích thước thiết kế cỡ L .
STT
1
2
3
4

Vị trí đo (cm )
Dài áo tính từ họng cổ
Vòng ngực
Dài eo sau
Vòng eo

L
100
88

38
68

22

Dung sai
1
1.3
0.5
0.7


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Hạ mông
Vòng mông
Dài tay
Rộng cửa tay
Hạ cổ trước

Ngang cổ
Dài vai con
Rộng đáp cổ
Dài đai
Rộng đai
Hạ cổ sau
Độ xuôi vai

60
93
18.5
28
19
12.2
8.4
6.6
100
5
2.5
4

0.5
1
0.2
0.5
0.2
0.2
0.2
0.2
1

0.2
0.1
0.2

2.3.2. Thiết kế cỡ L
2.3.2.1. Thiết kế thân sau.
a/ Xác định các đường ngang.
Dài áo = 100 (cm )
Hạ xuôi vai = S đ = 4 (cm).
Hạ nách sau =

1
V n = 22 (cm ).
4

Hạ eo = S d = 38 (cm ).
Hạ mông = S đ = 60 (cm).
b/ Thiết kế sống lưng.
Từ đường ngang eo lấy vào 1.5cm. Sau đó vẽ đường sống lưng như hình vẽ.
c/ Vòng cổ.
Ngang cổ = S đ = 12.2 (cm).
Hạ cổ = S đ = 2.5 (cm).
Vẽ vòng cổ đi qua

1
trung tuyến.
3

Dài vai con = S đ = 8.4 (cm).
d/ Vòng nách.

R ts =

1
V n + 2 = 24 (cm).
4

23


R nn =

1
S đ = 18.5 (cm).
4

Từ điểm đầu vailấy giảm đầu vai bằng 1cm.từ điểm giảm đầu vai này dựng đường
vuông góc xuống đường ngang nách cắt đường ngang nách tại 1 điểm. Nối điểm này
với điểm đầu vai và chia đường này làm 3 phần bằng nhau.Nối điểm rộng thân sau với
điểm

1
của đường này từ dưới lên. Lấy trung điểm của đường vừa nối, sau đó nối với
3

điểm là chân đường vuông góc của điểm giảm đầu vai. Chia đường này làm 4 phần
bằng nhau.
Vẽ vòng nách qua điểm

1
theo 1 làn cong đều.

4

e/ Sườn, gấu.
Rộng ngang eo =

1
V eo + 3 (chiết) = 20 (cm). Tâm chiết là trung điểm của rộng
4

ngang eo. Từ tâm chiết lấy đều về 2 bên mỗi bên 1.5cm.
Rộng ngang mông =

1
V m = 23.25 (cm).
4

Rộng ngang gấu = Rộng ngang mông – 1 = 22.25 (cm).
Vẽ đường sườn theo 1 làn cong đều.
g/ Đề cúp.
Vẽ đề cúp đi qua đỉnh và đuôi chiết như hình vẽ (lấy đề cúp cách họng cổ 16cm).
h/ Đáp cổ.
Từ đường hạ cổ lấy xuống 6.6 (cm). Trên đường vai con lấy sang 6.6 (cm).
Vẽ đáp cổ theo 1 làn cong đều.
2.3.2.2. Thiết kế thân trước.
a/ Sang dấu các đường ngang.
Sang dấu các đường: ngang cổ, ngang nách, ngang eo, ngang gấu, đường hạ xuôi
vai.
b/ Vòng cổ, vai con:
 Vòng cổ.
Rộng ngang cổ = S đ = 12.2 (cm).

Sâu cổ trước = S đ =19 (cm).
Vẽ vòng cổ theo 1 làn cong đều.
 Vai con.
Hạ xuôi vai = S đ = 4 (cm).
Vai con thân trước = vai con thân sau – 0.2 (cm).
c/ Vòng nách.
Kẻ đường giao vạt song song với đường gập nẹp, cách đường gập nẹp 10(cm).
Rộng thân trước = R tt = R ts = 24 (cm), (tính từ đường giao vạt).

24


Rộng ngang ngực =

1
S đ = 18.5 (cm).
4

Từ điểm đầu vai lấy giảm đầu vai bằng 1cm. Từ điểm giảm đầu vai dựng 1 đường
vuông góc xuống đường ngang nách cắt đường ngang nách tại 1 điểm. Nối điểm này
với điểm đầu vai và chia đường này làm 3 phần bằng nhau.
Nối điểm

1
với điểm rộng thân trước. Lấy trung điểm của đường này và nối với
3

điểm là chân đường vuông góc vừa hạ. Chia đường này làm 2 phần bằng nhau.
Vẽ vòng nách qua điểm


1
theo 1 làn cong đều.
2

d/ Sườn, gấu.
Rộng ngang eo =

1
V eo + 3 (chiết) = 20 (cm), (tính từ đường giao vạt). Tâm chiết
4

là trung điểm của rộng ngang eo, từ tâm chiết lấy đều về 2 bên mỗi bên 1.5cm.
Rộng ngang mông =

1
V m = 23.25 (cm), (tính từ đường giao vạt).
4

Rộng ngang gấu = rộng ngang mông – 1 = 22.25 (cm).
Vẽ đường sườn theo 1 làn cong đều.
Sa gấu = 1cm. Lượn gấu theo 1 làn cong đều.
e/ Đề cúp.
Tại vòng nách tạo 1 ben có độ rộng bằng 2 cm, sau đó lấy đề cúp theo như hình
vẽ (lấy đề cúp cách họng cổ 16cm).
g/ Nẹp ve.
Trên đường vai con lấy 1 điểm cách điểm ngang cổ 6.6(cm), rộng ngang eo, rộng
ngang mông, rộng ngang gấu lấy bằng rộng ngang eo và rộng ngang mông, rộng ngang
gấu thân trước (không tính đề cúp).
h/ Cổ lót.
Trên đường vai con lấy rộng cổ bằng 6.6 (cm). Sau đó vẽ cổ theo 1 làn cong đều.

i/ Cổ chính.
Từ chân cổ lót ta lấy thêm độ rộng bằng 6cm (độ xếp nếp). Sau đó lượn lá cổ theo
1 làn cong đều.
k/ Dây passang.
D  R = 14  1 ( cm ).
l/ Đai.
D R = 100 5 (cm).
2.3.2.3. Thiết kế tay áo.
Dài tay = D t = S đ = 18.5 (cm).
Hạ mang tay = H mt =

1
V n + 2 = 10.8 (cm).
10

25


×