Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

bao cao thuc tap phát thanh truyền hình thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 27 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
MỤC LỤC

Lời mở đầu
Lý do chọn Đài Phát thanh –Truyền hình Thanh Hóa là nơi thực tập
Tổng quan về Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa
Quá trình thành lập
Vị trí chức năng và nhiệm vụ quyền hạn
Vị trí chức năng
Nhiệm vụ quyền hạn

Cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức
Chức năng các phòng ban trong mô hình

Cơ sở vật chất
Các hoạt động chủ yêu của Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa
Về công tác tuyên truyền
Chương trình phát thanh
Chương trình truyền hình
Về công tác kĩ thuật

Các chỉ tiêu phát sóng Đài Phát thanh –Truyền hình Thanh Hóa đạt được

Quá trình thực tập
Gặp gỡ, tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu
Thực hành viết bài


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
LỜI MỞ ĐẦU


Thực tập cuối khóa là một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả mọi ngành
nghề, giúp cho sinh viên được làm quen với công việc chuyên môn, tạo tiền đề
vững vàng, tự tin hơn khi ra trường, có nhiều kỹ năng tìm việc. Đối với nghề báo,
thực tập cuối khóa là một cách đào tạo thiết thực, không những giúp cho sinh viên
được hòa mình vào thực tế, được kiểm nghiệm những kiến thức đã học bằng vốn
sống thực tiễn, mà còn hình thành nhân cách và bản lĩnh của một nhà báo thực thụ
trong tương lai.
Thực tập cuối khóa, là học phần bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo cử
nhân báo chí trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo kế hoạch đào tạo, tư
ngày 11/01/2016 – 15/04/2016, các lớp Truyền hình k32a1 và Truyền hình k32a2
đi thực tập nghiệp vụ đợt 2 tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật
số VTC, Kênh truyền hình TTXVN, Kênh truyền hình VOV, Đài Phát thanh –
Truyền hình các tỉnh, thành phố…
Đợt kiến tập lần này nhằm nghiên cứu thực tế, tìm hiểu những vấn đề cơ
bản, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; căn
cứ và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và những định hướng về
nhiệm vụ công tác tư tưởng, sinh viên tham gia sáng tạo tác phẩm theo yêu cầu của
cơ quan báo chí; tìm hiểu mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan báo chí
nơi thực tập; rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo tác phẩm báo chí.
Bản thân tôi vinh dự được nhận về thực tập tại Tổ Chào ngày mới, Phòng
Thời sự Chính trị của Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa. Trong 3 tháng
thực tập, tôi đã quan sát, học tập được rất nhiều kiến thức bổ ích, thậm chí học
được những kiến thức chưa một sách vở nào dạy tôi phải làm như thế.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
LÝ DO CHỌN ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH THANH HÓA LÀ
CƠ QUAN THỰC TẬP
Đối với các sinh viên chuyên ngành báo chí, trong đó có báo chí truyền hình,
việc lựa chọn nơi thực tập phù hợp có vai trò quyết định đến sự thành công trong

công việc sau khi ra trường. Ý thức được điều đó, các bạn sinh viên hầu hết cũng
có sự cân nhắc và sự chuẩn bị cho khoảng thời gian thực tập của mình.
Lý do quan trọng nhất khiến tôi chọn xin thực tập tại Đài Phát thanh –
Truyền hình Thanh Hóa vì đây là lựa chọn phù hợp với khả năng của tôi. Tại các
cơ quan báo chí địa phương thì quy mô và áp lực làm việc không quá lớn, đặc biệt
là so với các cơ quan báo chí lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh truyền hình
Thông tấn xã Việt Nam... Bởi vậy, lựa chọn thực tập ở Đài Phát thanh – Truyền
hình Thanh Hóa tôi sẽ có cơ hội để được bắt tay vào trực tiếp viết bài hay biên tập
dựng bài nhiều hơn; khi được tham gia thì tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho
bản thân và khẳng định được khả năng của bản thân. Có thể nói rằng việc lựa chọn
về Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa là vưa sức với bản thân tôi.
Bên cạnh đó, trước đây tôi đã tưng có khoảng thời gian kiến tập tại Đài Phát
Thanh – Truyền hình Thanh Hóa. Tôi có ấn tượng rất tốt đẹp về cơ quan báo chí
này. Các anh chị phóng viên rất thân thiện, nhiệt tình, luôn tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi được học hỏi và thực hành; sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý
báu trong quá trình tác nghiệp. Ít nhiều tôi cũng đã có khoảng thời gian tìm hiểu về
quy trình sản xuất chương trình truyền hình, về cách thức tổ chức của cơ quan, nên
việc chọn thực tập ở Đài sẽ giúp tôi rút ngắn được quá trình tìm hiểu tư đầu cũng
như làm quen với môi trường mới, có nhiều thuận lợi hơn cho quá trình thực tập.
Một lý do nữa là tôi muốn được thực tập ngay trên quê hương mình. Như thế
sẽ có nhiều thuận lợi cho tôi trong quá trình tác nghiệp, tìm hiểu vấn đề, nhanh


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
chóng hòa nhập với môi trường làm việc. Tôi rất muốn được đóng góp sức mình
cho quê hương tư những điều nhỏ bé nhất có thể.
Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa là cơ quan báo chí uy tín, có nhiều
tin bài, chương trình chất lượng, nhiều phóng viên có nghiệp vụ xuất sắc. Ở môi
trường như thế, tôi sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Sau cùng, tôi xác đinh rất rõ rằng, mục đích tôi về Đài Phát thanh – Truyền

hình Thanh Hóa thực tập, vưa để tìm kiếm cơ hội khẳng định mình, đồng thời cũng
để học hỏi, và được sống và làm báo trong một môi trường năng động, ít sức ép
nhưng không kém chuyên nghiệp, phù hợp với khả năng của bản thân tôi.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

1- Tổng quan về Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh
Hóa
1.1- Quá trình thành lập
Đài phát thanh Thanh Hóa,tiền thân của Đài Phát Thanh – Truyền Hình
Thanh Hóa được thành lập ngày 26 tháng 5 năm 1956.
Ngày 19/9/1977 theo Nghị định của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Đài
Phát Thanh - Truyền Hình Thanh Hóa được thành lập,do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
trực tiếp quản lí.
Ngày 12/3/1979 Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ra Quyết định số
230TC/UBTH thành lập Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa.
Ngày 2/9/1978 Đài thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên
Ngày 21/1/2009 Được sự đồng ý của Bộ TT&TT, Đài đưa tín hiệu chương
trình truyền hình lên vệ tinh Vinasat1
Ngày 14/7/2009 đưa tín hiệu phát thanh lên Vinasat1
Ngày 31/12/2013 Chương trình truyền hình của Đài được đưa vào mạng cáp
truyền hình số của Đài Truyền Hình Việt Nam phủ song toàn quốc.
1.2- Vị trí chức năng và nhiệm vụ quyền hạn
1.2.1- Vị trí chức năng
Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa (tên giao dịch tiếng anh là: Thanh
Hoa Radio and Television Station, có tên viết tắt là TTV) là đài phát thanh và
truyền hình của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.



BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Địa chỉ của Đài là số 8 Hạc Thành, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.
Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa được thành lập ngày 26 tháng 9
năm 1956, là cơ quan trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng
thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật chế độ chính
sách của Nhà nước, quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên
địa bàn tỉnh.
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn
diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
1.2.2- Nhiệm vụ quyền hạn
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thanh Hóa thực hiện đầy đủ những
nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành của Nhà nước và của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về lĩnh vực phát thanh và truyền
hình. Có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu:
Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Hội
đồng Nhân dân tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh về lĩnh vực phát thanh và truyền hình
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Nghiên cứu, xây dựng trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển về
phát thanh và truyền hình trong tỉnh, các chương trình phát thanh và truyền hình
theo định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nhằm kịp thời phổ
biến, tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm
vụ chính trị và các chủ trương công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tổ chức
chỉ đạo thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Triển khai thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách của Trung ương và của
UBND tỉnh về quản lý phát thanh và truyền hình, phát hiện các vấn đề về cơ chế,
chính sách của Nhà nước không phù hợp, đề xuất với các cấp có thẩm quyền sửa

đổi, bổ sung.
Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
chuyên môn nghiệp vụ về phát thanh và truyền hình ở địa phương trình UBND
tỉnh.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý thống
nhất trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn các đài huyện và cơ sở.
Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế lĩnh vực phát thanh và truyền hình
do UBND tỉnh giao.
Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, kinh phí của Đài
được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
1.3- Cơ cấu tổ chức
Hệ thống tổ chức quản lý chuyên môn của Đài gồm 17 phòng chức năng
trực thuộc Ban Giám Đốc quản lý theo hình thức trực tuyến có phân công. Đồng
thời Ban Giám Đốc đã thực hiện bổ nhiệm và tái bổ nhiệm lại các chức danh cán
bộ chủ chốt của phòng chuyên môn. Xây dựng hàng loạt các quy chế, quy định
chức năng, nhiệm vụ các phòng và các chức danh thuộc bộ máy quản lý.
1.3.1- MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC:


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

1.3.2- CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN TRONG MÔ HÌNH:
Ban Giám Đốc 5 người Gồm: Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc: (1 phó giám
đốc phụ trách kỹ thuật, 3 phó giám đốc phụ trách nội dung).
Phòng biên tập chương trình truyền hình: Biên tập ra các chương trình
truyền hình.
Phòng biên tập chương trình phát thanh: Biên tập ra các chương trình phát
thanh.
Phòng thời sự chính trị: Thực hiện sản xuất các chương trình thời sự của tỉnh
để phát sóng hàng ngày.

Phòng chuyên mục chuyên đề: Làm các chương trình như phóng sự và
chuyên mục.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Phòng văn nghệ thể dục thể thao: Làm các chương trình văn nghệ, thể dục
thể thao hoặc tổ chức các cuộc thi, trò chơi trên truyền hình.
Phòng cộng tác viên: Thực hiện các công việc như trả lời thư bạn xem
truyền hình và nghe đài, trả lời chính sách pháp luật.
Phòng bạn nghe đài xem truyền hình :Thực hiện các công việc như trả lời
thắc mắc của bạn nghe đài và bạn xem truyền hình
Phòng khai thác chương trình: Khai thác các chương trình biên dịch lại và
lồng tiếng mới để phát sóng.
Phòng kỹ thuật sản xuất chương trình:Làm các chương trình phóng sự ,tin
bài, …
Phòng tiếng dân tộc:Làm các chương trình về tiếng dân tộc
Phòng thông tin quảng cáo: Tiếp nhận các hợp đồng quảng cáo của các công
ty, doanh nghiệp, tập thể hoặc cá nhân để thực hiên sản xuất các chương trình
quảng cáo đó.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý về mặt tổ chức của cơ quan.
Phòng quản lý cơ sở: Quản lý các Đài truyền thanh tuyến cơ sở.
Phòng kế hoạch tài vụ: Lập ra những kế hoạch cho cơ quan.
Phòng sản xuất chương trình: Sản xuất các chương trình phát thanh và
truyền hình.
Phòng truyền dẫn phát sóng: Thực hiện việc phát sóng các chương trình của
Đài theo thời gian quy định.
1.4- Cơ sở vật chất


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thanh Hóa có 4 khu vực làm việc. Trụ sở
chính – khu văn phòng Đài - số 8 Hạc Thành – Thành Phố Thanh Hóa và 3 khu
vực phát sóng :
Đồi Quyết Thắng - Phường Hàm Rồng – Thành Phố Thanh Hóa có 3 máy
phát hình 5KW, 1 máy phát hình 10KW phát các kênh VTV1,VVT2,VTV3,VTV6
trong đó có một máy 5KW phát kênh VTV2 do Đài Phát Thanh và Truyền Hình
Thanh Hóa đầu tư; 1 máy phát hình 5KWx2 phát kênh Truyền Hình Thanh Hóa
(TTV) và 1 máy phát phát FM phát chương trình VOV1- Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Khu phát xạ - Phường Trường Thi ,Thành Phố Thanh Hóa : có 1 máy phát
thanh AM 10KW phát chương trình của Đài Thanh Hóa.
Trạm phát sóng khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa đặt tại xã Kỳ Tân,
huyện Bá Thước có 2 máy phát hình 2KW và 2 máy phát thanh FM 5KW tiếp song
VOV và 1 máy 5KW tiếp song chương trình phát thanh của đài tỉnh.
Trung tâm tâm sản xuất chương trình truyền hình gồm: Hệ thống dây chuyền
sản xuất chương trình Betacam số đồng bộ : 2 Studio, 5 phòng dựng và 1 phòng
tổng khống chế; hệ thống dựng phi tuyến với 2 server tổng 18T và 24T,12 phòng
dựng hình phi tuyến Avid và hệ thống thiết bị khai thác chương trình với 07 bộ
dựng phi tuyến Liquis. Hệ thống sản xuất chương trình phát thanh có 5 phòng dựng
phi truyến. Đài có hệ thống dẫn truyền cáp quang và vi ba để đưa tín hiệu PT-TH
lên vệ tinh và lên trạm phát song đồi Quyết Thắng; một xe thu lưu động 5 camera.
1.5- Các hoạt động chủ yếu của Đài Phát Thanh - Truyền Hình
Thanh Hóa
1.5.1- Về công tác tuyên truyền:


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Trong những năm qua,hai tờ báo nói và báo hình của Đài đã khẳng định là
công cụ sắc bén,nhanh,nhạy,kịp thời và hiệu quả của Đảng bộ,chính quyền trong
việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước trong
chỉ đạo , điều hành của tỉnh và là diễn đàn của nhân dân, đóng góp xứng đáng vào

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo quốc phòng giữ vững an ninh chính
trị,trật tự an toàn xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và đổi mới quê hương
tiến lên những bước mới. Bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội và định
hướng tuyên truyền của tỉnh.
1.5.2- Chương trình phát thanh:
Thời lượng phát thanh của Đài hiện tại là 14h/ngày,phát song tư 5h đến 19h
hang ngày.
Chương trình phát thanh có 88 chuyên mục,chuyên đề với nội dung phong
phú, hình thức thể hiện đa dạng thu hút được đông đảo thính giả trong và ngoài
tỉnh. Hàng năm, Đài tổ chức được tư 15- 20 chương trình tọa đàm trực tiếp, cầu
phát thanh giao lưu trục tiếp với thính giả trong và ngoài nước được tổ chức
thường xuyên đã thực sự mang lại hiệu quả cao cho tờ báo nói.
Chương trình Phát Thanh tiếng Dân Tộc gồm tiếng Mông và tiếng Thái được
duy trì đều đặn hang ngày với chất lượng ngày càng được nâng cao. Đến nay, sóng
phát thanh hang ngày, Đài đang duy trì đều đặn mỗi ngày một chương trình phát
thanh tiếng dân tộc Mông và tiếng Thái với thời lượng15 phút/chương trình.
1.5.3- Chương trình truyền hình
Thời lượng chương trình truyền hình của Đài hiệ tại là 19h/ngày,phát song tư
05h đến 24h hàng ngày.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Hiện nay, Đài tỉnh đang duy trì 76 chuyên mục, chuyên đề trên sóng truyền
hình. Chất lượng nội dung chương trình không ngưng được nâng cao theo hướng
chuyên nghiệp,chuyên sâu, chuyên đối tượng, đồng thời đảm bảo tính định hướng
dư luận và tính chiến đấu cao. Có nhiều chuyên đề chuyên mục mới được mở rat
hay thế các chuyên mục cũ, đồng thời không ngưng cải tiến, đổi mới các chuyên đề
chuyên mục cho phù hợp với yêu cầu thực tế của tưng giai đoạn, các bản tin thời
sự trong tỉnh và quốc tế được cập nhật hang ngày đảm bảo nhanh,nhạy,kịp thời và
chính xác. Hàng năm, với việc tổ chức 30-40 cuộc truyền hình trực tiếp các sự kiện

chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh đã khẳng định những bước tiến của Đài trong việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Tư năm 2003, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Đài bắt đầu mở chương trình
truyền hình tiếng Mông, tiếng Thái 2 kì /tháng với thời lượng 30 phút/kỳ; năm
2005 tăng cường lên 4 kỳ/ tháng và đến nay sản xuất mỗi ngày một chương trình
tiếng Mông và tiếng Thái với thời lượng 15 phút.
Với thời lượng chương trình truyền hình 19h/ngày , Đài đã tự sản xuất được
gần 50%; thời lượng chương trình phát thanh 14h/ngày, các chương trình tự sản
xuất chiếm khoảng 70% là một trong số các Đài địa phương được đánh giá là có
năng lực sản xuất chương trình khá trong nước. Chất lượng các chương trình PTTH không ngưng được cải tiến và nâng cao,phản ánh nhanh nhạy, kịp thời và toàn
diện về các sự kiện,vấn đề,cung cấp cho khan giả những thông tin chính xác,trung
thực,góp phần định hướng dư luận xã hội, đáp ứng tốt nhất công tác chỉ đạo, điều
hành của tỉnh và nhu cầu thong tin giải trí của nhân dân, đóng góp xứng đáng vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,giữ vững an ninh,quốc phòng của tỉnh Thanh
Hóa.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Tư năm 2005, Đài đã mở rộng phạm vi tác nghiệp ra các tỉnh thành trong
phạm vi cả nước, tăng cường trao đổi tin, bài với các Đài trong khu vực và các tỉnh
bạn. Tích cực cộng tác tin bài với hai Đài Quốc Gia. Trong đó, đáng chú ý là cộng
tác tốt với Ban thời sự,Ban Truyền Hình tiếng Dân Tộc và Trung tâm Kỹ Thuật
phát song của Đài Truyền Hình Việt Nam. Việc tiếp song các chương trình của hai
Đài Quốc Gia được thực hiện nghiêm túc , đầy đủ thời lượng với chất lượng tốt
nhất.
1.5.4- Về công tác Kĩ Thuật
Hàng năm, bằng nguồn vốn của chương trình mục tiêu phủ song quốc
gia,vốn tư quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp và sự đầu tư của các địa phương đã xây
dựng mới được một số trạm phát song lại truyền hình và hang chục trạm truyền
phát thanh có dây và không dây cấp xã. Năm 2007, đưa trạm phát sóng Kỳ Tân

,huyện Bá Thước với 2 máy phát hình công suất 2KW và 2 máy phát thanh 5KW
vào hoạt động phát huy hiệu quả tốt; Năm 2009, đưa 19 trạm phát thanh FM vào
hoạt động ,trong đó có 2 trạm FM có công suất 1000W đặt tại trung tâm huyện
Mường Lát và huyện Quan Sơn.
Năm 2008, Đài đã đầu tư hệ thống phát song truyền hình tự động. Năm
2010, Đài đầu tư hệ thống phát song phát thanh tự động.
Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh,năm 2009, song truyền hình và phát thanh
của Đài Thanh Hóa đã được đưa lên vệ tinh Vinasat-1,phủ song toàn quốc và các
khu vực.
Ngoài ra các máy phát song truyền hình do Đài tỉnh quản lý và vận
hành,hiện atij toàn tỉnh có 50 trạm phát lại Truyền Hình với công suất tư 100500W.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Trong 3 năm (2011-2013) Đài đã tập trung huy động các nguồn lực để mở
rộng phủ song chương trình phát thanh truyền hình Thanh Hóa trên khu vực miền
núi tỉnh: Năm 2011,lắp đặt và đưa vào sử dụng 11 máy phát hình 250W tại các
trung tâm huyện miền núi để phát lại kênh truyền hình Thanh Hóa; Năm 2012,lắp
đặt và đưa vào khai thác máy phát thanh FM 5KW tại trạm phát song Kỳ Tân-Bá
Thước để tiếp sóng toàn bộ chương trình phát thanh hang ngày của Đài tỉnh.
Ngày 31/12/2013: Chương trình truyền hình của Đài đã được đưa vào mạng
cáp truyền hình số của Đài THVN phủ song toàn quốc.
1.6- Các chỉ tiêu phát sóng Phát Thanh - Truyền Hình đã đạt được
Số giờ phát các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOV1,VOV3,VOV4) là 21.069h
Số giờ phát sóng phát thanh chương trình địa phương : 5110h, trong đó phát
chương trình tiếng dân tộc 234h
Số giờ phát chương trình Đài THVN (VTV1,VTV2,VTV3,VTV6) là
31.390h
Số giờ phát các chương trình Truyền Hình địa phương (TTV) là 6935h.


2- Quá trình thực tập
2.1- Gặp gỡ, tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu.
Ngày đầu tiên làm thủ tục giấy tờ thực tập; nhận phòng, ban thực tập, người
hướng dẫn; lắng nghe nội quy, nhiệm vụ.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Những ngày tiếp theo nghiên cứu tài liệu, xem các chương trình đã phát
sóng, đọc bài của các anh chị trong tổ để học hỏi cách viết và phong cách làm việc
của tổ.
Tôi được nhận về thực tập tại tổ Thời sự Chào ngày mới thuộc phòng Thời
sự Chính trị, với người hướng dẫn là tổ trưởng – phóng viên Nguyễn Hường. Chị
là phóng viên năng động, có bản lĩnh, nghiệp vụ tốt và yêu nghề. Tôi đã được biết
chị tư hồi kiến tập, lần này có cơ hội được chị dẫn dắt, đó là may mắn của tôi.
Trong thời gian nghiên cứu tài liệu, tôi được chị hướng dẫn cho đi cùng để
xem cách làm tin bài, được viết thử và chị chỉnh sửa các tin bài ấy. Qua đó, kĩ năng
viết và nắm bắt vấn đề của tôi được rèn luyện rất nhiều.
Không chỉ được phóng viên Nguyễn Hường hướng dẫn quan tâm, tôi còn
may mắn được các anh chị phóng viên ở các tổ Chính trị, tổ Nông nghiệp, tổ Kinh
tế như chị Cẩm Tú, chị Thanh Hường, anh Hữu Đại, anh Đức Đồng, chị Lê Nụ
(phòng Bạn nghe đài) … quan tâm, giúp đỡ và cho đi cùng thực hiện tin bài. Chính
vì vậy chỉ sau 10 ngày tôi đã có thể bắt tay thực hiện các tin bài trên ý tưởng của
chính mình.
Ngoài ra, tôi còn được đặt riêng bút danh là Thu Quỳnh, để tránh trùng với
phóng viên Lê Quỳnh của Đài. Tôi rất vui vì điều này, vì có nhiều bạn thực tập
trùng tên với các phóng viên trong Đài, nhưng tôi được tổ trưởng chọn bút danh
riêng để khẳng định phong cách viết riêng và vị trí riêng trong quá trình tác nghiệp
sau này.
2.2- Thực hành, viết bài

Sau những lần đi cùng các anh chị với tư cách học hỏi, xem cách làm tin bài
như Hội nghị tổng kết của Hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2016, phóng sự về bác Trương Ngọc Phan
người mở lớp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Đến ngày
22/1, tôi đã trình bày ý tưởng về sự kiện “Đêm nhạc Acoustic Mùa xuân đầu tiên”
tại một quán café và đã được chị Nguyễn Hường chấp nhận, đồng thời định hướng
cho tôi cách làm khá rõ ràng.
Sự kiện diễn ra vào đêm 23/1. Trời lạnh. Trong tâm trạng háo hức được thực
hiện độc lập một bài báo truyền hình đầu tiên trong đời, tôi đi cùng anh quay phim
Anh Dũng và có một phóng viên đi kèm là chị Thùy Linh đề phòng có điều gì xảy
ra để kịp thời xử lý. Đối với đề tài này, cái khó ở chỗ nếu không khéo sẽ thành
quảng cáo cho quán, cái dễ là được chủ quán và khách hàng nhiệt tình giúp đỡ. Tôi
ban đầu có rất nhiều bỡ ngỡ, thiếu sự chuẩn bị, đặc biệt là câu hỏi phỏng vấn chủ
quán cũng như khách hàng. Rất may là có phóng viên Thùy Linh đi cùng giúp đỡ
để tôi hoàn thành bài một cách nhanh chóng.
Ngày hôm sau tôi viết bài rồi chờ chị tổ trưởng biên tập, nhắc nhở; sau khi
chỉnh sửa mang tới phòng phát thanh nhờ đọc, rồi mang xuống phòng dựng S2 để
dựng bài. Buổi tối, tôi lên Đài xem phát thanh viên dẫn, kĩ thuật viên hoàn thiện cả
chương trình, đạo diễn duyệt lại bài trước khi phát sóng. Sau đó nghe nhận xét tại
chỗ của đạo diễn, bài của tôi được đánh giá là tốt so với vị trí của một sinh viên
thực tập.
Ngày 1/2, tôi cùng 2 bạn thực tập đi làm tin ngắn về “Đào tết tăng giá”. Bạn
Viết Mạnh là người chịu trách nhiệm quay bằng điện thoại, tôi là người viết lời
bình, bạn Ngọc Ánh là người dựng bài. Tin ngắn này của chúng tôi được phát trong
Thời sự 18h30 và Thời sự Chào ngày mới.
Ngày 2/2: Sáng, nhóm thực tập chúng tôi gồm 4 bạn quay tin ngắn “Mật độ
giao thông ngày tết tăng cao”. Chiều đi làm bài phóng sự về “Tục dựng cây nêu



BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
ngày tết” ở Quảng Xương với phóng viên Cẩm Tú. Tối, tôi đi quay tin Văn nghệ
chào mưng ngày thành lập Đảng.
Ngày 3/2: Sáng, tôi và bạn Ngọc Ánh quay tin dài “Giá vé xe khách ngày tết
ổn định”. Đây là một tin khá khó quay vì chúng tôi phải thực hiện bằng điện thoại,
không được liên hệ trước với quản lý bến xe nên phải kết hợp quay ở nhiều địa
điểm cách xa nhau. Chiều: tôi thực hiện một mình tin “Bánh kẹo tết trôi nổi”, tự
quay, viết và dựng.
Ngày 4/2: Sáng, thực hiện bài “Trái cây độc lạ ngày tết” cùng bạn Ngọc
Ánh. Chiều, làm bài “Tắc nghẽn ATM”
Đêm giao thưa, ngày 7/2, tôi thực hiện tin “Không khí giao thưa ở Thành
phố Thanh Hóa” cùng anh quay phim Văn Lộc. Đây là lần đầu tiên tôi đón một
giao thưa bên ngoài cùng với nghề báo. Cảm giác là lạ, vui mưng, hạnh phúc vì
được hết mình với nghề mình yêu thích. Ngay sau đó tôi về viết dựng để kịp phát
sáng hôm sau.
Ngày 16/2, tôi cùng bạn Ngọc Ánh thực hiện bài “Văn hóa giao thông khi
chờ tàu”. Sau đó, tôi đã biên tập bài này để phát trong chương trình Thời sự tối
20h.
Ngày 17/2, tôi cùng bạn Ngọc Ánh, Đỗ Vân thực hiện bài “Hoa Tulip mất
giá”.
Tư ngày 18/2 đến ngày 21/2, tôi được làm tin bài độc lập cùng quay phim,
thực hiện chuỗi tin về giá xăng giảm: Giá xăng giảm gần 1000đ, Giá xăng giảm,
người dân mong đợi giá xe khách giảm, Giá xăng giảm kéo theo giá taxi giảm 6%,
Giá xăng giảm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
Ngày 22/2, làm bài “Lễ cầu an rằm tháng Giêng”.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

Ngày 24/2, làm tin “Văn hóa giao thông trước cổng trường học”.
Ngày 25/2, làm tin “Quá tải bãi giữ xe chung cư Phú Sơn”.
Ngày 26/2, làm bài “Giá xăng giảm, cước xe khách vẫn giậm chân tại chỗ”.
Ngày 27/2, đi làm tin cùng phóng viên Thanh Hường “Đại hội Chi bộ Doanh
nghiệp Khu công nghiệp Tây Bắc Ga”.
Ngày 29/2, làm tin “Tăng viện phí: Người bệnh vẫn mơ hồ”.
Ngày 1/3, làm bài “ Tình trạng vi phạm luật giao thông trước cổng trường
học”.
Ngày 3/3, làm phóng sự “Bao giờ người dân Thanh Hóa mới thôi vứt rác
bưa bãi?”. Đây là bài đầu tiên tôi làm để phát cho Tiểu mục Cuộc sống quanh ta và
đã được tuyên dương nên rất vui và quyết tâm thực hiện nhiều bài hơn nữa.
Ngày 4/3, làm tin “Giá xăng vẫn giữ nguyên”.
Ngày 6/3, làm bài “Sôi động thị trường quà 8/3”.
Ngày 7/3, làm bài “Phố Hàng Đồng: ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè”. Đây là
bài phải thực hiện quay lén, phóng vấn lén nên chúng tôi quay bằng điện thoại và
phải kết hợp rất nhiều cảnh quay.
Ngày 8/3, làm phóng sự “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
Ngày 17/3, làm phóng sự “Có nên dạy trẻ về tiền bạc?”.
Ngày 18/3: Sáng, làm bài “Người dân tận dụng đất trống trồng rau”. Chiều,
làm tin “Dự kiến giá xăng dầu sẽ tăng ngày 19/3”.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Ngày 19/3: Sáng, làm tin “Trường mầm non Đông Thọ B với Hội khỏe bé
mầm non”. Chiều, làm bài “Chọn nghề theo đam mê và năng lực”, làm tin “Giá
xăng vẫn được giữ nguyên”.
Ngày 24/3: Sáng, làm bài “Hãy giữ gìn những kí ức trong trẻo của tuổi thơ”.
Chiều, làm tin “Ma trận dây điện trước mùa mưa bão”.
Ngày 29/3, làm phóng sự “Lời buồn của những dòng sông”.
Ngày 30/3, làm bài “Hãy trả lại vỉa hè cho người đi bộ”.

Ngày 31/3, làm phóng sự “Hãy cứu lấy những dòng sông”.
Ngày 2/4, làm bài “Đồ ăn vỉa hè”. Đây là bài kết hợp giữa hình quay bằng
máy quay và hình quay lén bằng điện thoại.
Ngày 6/4, làm phóng sự “ Việc nhà là của ai?”.
Ngày 7/4, làm phóng sự “ Câu chuyện rượu bia, thuốc lá”.
Tóm lại: Trong quá trình thực tập, tôi đã được Ban lãnh đạo và các phóng
viên Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa tạo điệu kiện rất thuận lợi để thực
hiện các tin bài.
Trong quá trình tác nghiệp, tôi đã cùng các bạn cùng nhóm thực tập thực
hiện nhiều tin bài. Khi làm việc nhóm, vai trò của tôi luôn là người tìm đề tài và
viết lời bình; bạn Ngọc Ánh chịu trách nhiệm dựng, bạn Viết Mạnh quay phim
(quay một số tin bằng điện thoại).
Kết quả tôi thực hiện được 39 tin bài, phóng sự phát sóng trong chương trình
Thời sự Chào ngày mới, Thời sự 18h30, trong đó có 1 bài biên tập phát Thời sự tối
20h.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

3- Thuận lợi, khó khăn, bài học rút ra trong quá trình
học tập và sáng tạo tác phẩm báo chí của bản thân trong
thời gian thực tập
3.1- Thuận Lợi
Thuận lợi của tôi, cũng như những bạn khác về thực tập tại phòng Thời sự
Chính trị của Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa là sự nhiệt tình giúp đỡ của
Ban lãnh đạo Đài, các anh chị phóng viên, quay phim, kĩ thuật… và phong cách
làm việc chuyên nghiệp.
Tổ Thời sự Chào ngày mới hoạt động với phương châm: độc lập – chủ động
– mới mẻ. Tổ trưởng khuyến khích việc chúng tôi đưa ra ý tưởng mới và sẽ giúp
chúng tôi định hướng rõ ràng cách thực hiện. Điều đó đã giúp chúng tôi có cơ hội

để thể hiện khả năng bản thân cũng như thực hành những điều đã học ở trường.
Chị Nguyễn Hường là người hướng dẫn tôi thực tập luôn nhiệt tình, tận tụy,
định hướng cho tôi mỗi khi gặp đề tài khó. Đặc biệt, khi biên tập bài cho tôi, chị
luôn chỉ chỉnh sửa tư ngữ, còn giữ lại phong cách viết của tôi. Chị nói tôi đã hình
thành được phong cách viết của mình nên không muốn chỉnh sửa mất phong cách
đó. Điều đó đã tạo động lực cho tôi trong quá trình tác nghiệp. Sau mỗi bài tôi luôn
chủ động tìm chị để xin nhận xét, chị rất tỉ mỉ chỉ ra cho tôi thấy những gì đã làm
được và chưa làm được của tôi. Qua đó, kĩ năng của tôi cũng tiến bộ lên tưng ngày.
Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa luôn tạo điều kiện để sinh viên
thực tập được phát huy hết năng lực. Dù là sinh viên thực tập nhưng mỗi khi tới cơ
sở, tôi luôn được các anh chị giới thiệu là phóng viên để dễ dàng tác nghiệp. Hay
muốn xin máy quay của Đài phải có phóng viên đi kèm thực tập, nhưng để tôi và
các bạn có thể được độc lập làm bài thì chị Nguyễn Hường đã viết tên một phóng


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
viên vào giấy xin máy nhưng khi đi làm thì chỉ có mình tôi hoặc các bạn đi làm,
không có phóng viên đi kèm nữa (trư tin bài đầu tiên). Thời gian đầu, chúng tôi
vẫn luôn viết tên phóng viên ghi trong giấy xin máy vào chỗ người thực hiện;
nhưng sau đó một thời gian chúng tôi đã được đứng tên độc lập cùng quay phim.
Điều đó có thể thấy các anh chị trong Đài rất nhiệt tình, đã tìm mọi cách để chúng
tôi được thể hiện hết khả năng của mình.
Không chỉ các anh chị hướng dẫn mới góp ý với người thực tập mà mình
hướng dẫn, các anh chị trong Đài, khác tổ cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với
tôi khi có thời gian, cũng như hướng dẫn tôi một số đề tài.
3.2- Khó khăn
Thực hiện tác nghiệp tại các địa phương vẫn còn gặp một số trở ngại trong
công tác đặt vấn đề khi tác nghiệp. Một số địa phương cũng như cá nhân không có
thiện chí hợp tác với phóng viên đài.
Khó khăn của bản thân tôi là còn thiếu kinh nghiệm, nhất là kĩ năng xin

phỏng vấn. Thường thì với mỗi bài, việc tìm được người sẵn sàng trả lời phỏng vấn
cho tôi là khá khó khăn. Nhiều người không tin tôi là phóng viên của Đài, hoặc nói
tôi chỉ là thực tập chỉ vì mặt còn non thế kia. Những lúc tìm không được người
phỏng vấn thấy mình rất kém, thấy chán nản.
Nhiều khi tôi cũng bị áp lực khi một ngày phải làm đến 2-3 tin bài, hoặc
được giao thực hiện một số tin bài khá khó quay vì là vấn đề tiêu cực. Tôi chưa bao
giờ tư chối bất cứ đề tài nào được giao nên luôn cố gắng tìm mọi cách gồng mình
thực hiện. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên hầu hết tôi luôn là một
trong những người về sau 7h tối.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đã có đôi lần gặp phải quay phim khó tính, và sau khi bị quay phim cáu gắt
“Thực tập có khác không biết cái gì hết” hay sau hơn chục tin bài đã thực hiện vẫn
bị nói là “Chả làm được cái nào ra hồn”. Những lúc đó tôi đã khóc, khóc bởi đã rất
cố gắng nhưng không được nhìn nhận, khóc bởi áp lực công việc, khóc bởi không
biết phải làm thế nào. Có lần suốt một tuần lễ, kể cả thứ 7, chủ nhật vẫn đi làm mỗi
ngày một tin bài và hôm nào cũng 8h-9h tối mới về, vưa đói vưa mệt, vưa đủ áp
lực, tôi chỉ biết òa khóc trên đường về nhà.
Qua đó mới thấy khó khăn của tôi chính là ở bản thân tôi. Bản lĩnh chưa đủ,
rắn rỏi chưa đủ.
Chúng tôi không có thẻ thực tập cũng không có giấy chứng nhận, lại thêm
đôi lần đi quay bằng điện thoại nên không ai tin chúng tôi là phóng viên. Quay
bằng điện thoại, mỗi khi phỏng vấn phải dùng một điện thoại khác để ở áo người
được phỏng vấn để ghi âm nên khá phức tạp.
3.3- Bài học rút ra trong quá trình thực tập
Mặc dù còn những khó khăn như vậy, nhưng luôn có những thuận lợi làm
động lực giúp tôi vượt qua. Thời gian thực tập tại Đài Phát thanh – Truyền hình
Thanh Hóa là khoảng thời gian học nghề nhanh nhất và hiệu quả nhất, tiếp thu kinh
nghiệm của những người đi trước và rút ra được những điều bổ ích cho bản thân để

có những điều chỉnh cho phù hợp.
Khi phát hiện đề tài, không nên quá dựa vào những trang thông báo sự kiện,
những trang diễn đàn, hay những tin bài đã phát sóng, mà nên dựa vào khả năng
quan sát thực tế để nắm bắt vấn đề, cảm nhận và suy nghĩ của chính bản thân mình.
Như vậy thì ta mới có nhiều đề tài hay, do ta tự phát hiện và không trùng với đề tài
mà các báo khác đã thực hiện.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Những ý tưởng trong tưởng tượng có thể khác xa hoàn toàn với thực tế. Ý
tưởng là một đằng, những khi tới hiện trường lại một nẻo. Khi đó buộc phóng viên
phải nhạy bén, dựa vào thực tế để xây dựng một ý tưởng mới, phản ánh đúng với
những gì đã và đang diễn ra trước mắt. Muốn nhạy bén nắm bắt thực tế, nhà báo
phải có kiến thức nền tảng sâu rộng. Trước khi bắt đầu một vấn đề cần có thời gian
tìm hiểu thật kĩ, thậm chí phải bỏ công đến hiện trường, cơ sở để khảo sát trước.
Bản thân tôi nhận ra có mạo hiểm mới có vinh quang, có khó khăn mới có
đột phá, có áp lực mới có phấn khởi. Học cách đối mặt với mọi thử thách mới giúp
tôi trưởng thành. Tôi có lợi thế tuổi trẻ, sức khỏe, nên có thể hết mình với đam mê.
Tôi sẵn sàng chạm tới những đề tài nhạy cảm, tiêu cực ngay tư khi còn là sinh viên
thực tập. Tôi cho đó là đam mê và cũng là cuộc chiến đẩy lùi cái xấu mà những bậc
tiền bối đi trước đã và đang sống vì nó. Niềm hạnh phúc, động lực của tôi là khi
được các anh chị phóng viên nói vui “Tư khi mấy em thực tập này về, cái xấu nào
của thành phố cũng cố lôi ra cho bằng hết”. Không phải thành phố tôi toàn cái xấu,
mà đã rất nhiều người nói cái tốt rồi thì phải có những người vạch ra những cái xấu
để mà sửa, mà thay đổi.
Khi viết bài, phải luôn viết thật ngắn gọn, sâu sắc, mỗi câu chữ đều phải
chứa đựng thông tin, tránh lối viết lan man, không phù hợp với xu thế làm báo và
nhu cầu của độc giả hiện nay.
Khi phát hiện đề tài, hay viết bài, phải luôn đặt câu hỏi rằng, với đề tài hay
bài viết này, thì độc giả sẽ được gì. Cái gì có lợi cho độc giả và công chúng nhiều

hơn thì mới làm.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà báo cũng cần phải mạnh dạn và tự tin vào
chính mình.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Luôn phải nhanh chóng, khẩn trương, chạy đua cùng sự kiện thì mới đảm
bảo độ nóng sốt của sự kiện, thu hút được công chúng. Dĩ nhiên, yếu tố chân thực,
khách quan phải luôn là yếu tố hàng đầu cần được đảm bảo. Chỉ cần một thêm thắt
nhỏ trong bài viết hay thay đổi lời dẫn một câu, chữ cũng có thể dẫn đến việc hiểu
sai, hiểu lệch vấn đề. Nên rà soát thật kỹ lại thông tin trước khi chuyển cho người
biên tập.
Tùy thuộc vào tiêu chí mục đích của mỗi cơ quan báo chí mà có cách tiếp
cận và thể hiện đề tài cho phù hợp.
Khi phỏng vấn không nên chỉ hỏi một câu, phải nắm bắt câu trả lời để hỏi
tiếp, khai thác thật nhiều thông tin, lắng nghe để nắm bắt sơ hở hoặc điểm mấu
chốt để tiếp tục vấn đề.
Nhà báo có thể không giàu về vật chất nhưng luôn giàu về mối quan hệ.

4- Khảo sát Chương trình Thời sự của Đài Phát thanh
– Truyền hình Thanh Hóa
Khảo sát Chương trình Thời sự Chào ngày mới của TTV tư ngày 11/1 đến
ngày 15/4/2016
4.1- Khảo sát Chương trình Thời sự Chào ngày mới
Tư ngày 11/1 đến ngày 15/4/2016 Đài TTV có 96 Chương trình Thời sự Chào ngày
mới.


BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA


Thời lượng chương trình: 23-25’
Phát sóng vào: 6h30’ sáng, tất cả các ngày trong tuần.
Về dẫn chương trình, có 5 gương mặt thường xuyên dẫn chương trình thời
sự: 3 nữ (Nguyễn Hường, Minh Thư, Thùy Dung) và 2 nam (Thiện Tân, Quang
Duẩn).
Về nội dung: thông tin tổng hợp tất cả các lĩnh vực, nhưng nhấn mạnh các
vấn đề văn hóa – xã hội, nông nghiệp, giáo dục, y tế… Bao gồm nhiều tin ngắn, tin
dài, mục điểm báo và tiểu mục Cuộc sống quanh ta là một phóng sự khoảng 3’.
Về số lượng tin bài: trong hơn 3 tháng qua có khoảng 840 tin bài, 96 mục
Điểm báo và 96 phóng sự của tiểu mục Cuộc sống quanh ta. Trong đó, mỗi một
bản tin Thời sự Chào ngày mới sẽ gồm 8-9 tin bài, 1 mục Điểm báo và 1 tiểu mục
Cuộc sống quanh ta.


×