Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN tác PHẨM báo CHÍ VAI TRÒ của sự KIỆN, vấn đề báo CHÍ với

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 16 trang )

MỤC LỤC


PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU
Báo chí ngay từ lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới đã mang trong mình
một sứ mệnh cao cả. Báo chí đóng vai trò định hướng dư luận. Vì vậy mọi thông
tin, ý kiến được đề cập trong mỗi tác phẩm đều cần có sự chính xác nhất định. Báo
chí là cầu nối giữa chủ thể truyền thông và đông đảo công chúng và quyết định
phần nào phản ứng của độc giả với chủ thể sau khi đón nhận thông tin. Chính vì
vậy, trong hoạt động lãnh đạo, quản lý không thể bỏ qua vai trò to lớn của báo chí.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nền báo chí thế giới đã có
những bước chuyển mình đầy ngạc nhiên. Báo chí Việt Nam cũng không đứng
ngoài vòng tròn quy luật ấy, không ngừng nỗ lực để đem đến một môi trường báo
chí trong sạch. Tuy rằng vẫn còn những bài viết theo kiểu “ăn nhanh”, thị trường
nhưng không thể phủ nhận những bài viết đề cập đến sự kiện, vấn đề trọng đại; có
ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của nhân dân và cả hoạt động quản lý và lãnh đạo
của chính phủ các nước. Vậy những sự kiện, vấn đề đó như thế nào và có mối quan
hệ như thế nào với hoạt động quản lý, lãnh đạo? Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong
những phần sau.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận và những hiểu biết còn non
nớt của mình, em rất mong nhận được những đánh giá và góp góp từ cô để củng
cố kiến thức cho bản thân! Em xin chân thành cảm ơn cô, chúc cô một ngày tốt
lành!

1


PHẦN II: KHÁI NIỆM
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu, chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản để
tránh được những nhầm lẫn, sai lầm trong quá trình phân tích.
1. Sự kiện là gì?


“Sự kiện” (event) là một hành động xác định xảy ra trên một hoặc nhiều đối
tượng nào đó. Sự kiện là những sự việc xảy ra có thật, có không gian, thời gian và
con người cụ thể; được nhiều người quan tâm và mang tính thời sự; không có sự
kiện nào xảy ra ngẫu nhiên. Sự kiện chính là hạt nhân nuôi dưỡng báo chí.
2. Vấn đề là gì?
Vấn đề là những điều cần được xem xét, giải quyết; mang tính giai đoạn lịch
sử cụ thể; không rõ thời gian bắt đầu, kết thúc; gồm nhiều sự kiện có cùng mối liên
hệ, bản chất; hàm chứa tính mâu thuẫn cần giải quyết và mang tính khái quát.
3. Hoạt động lãnh đạo, quản lý là gì?
Khái niệm “lãnh đạo” và “quản lý” là những từ quen thuộc thường được nhắc
tới trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó.
Đôi khi còn có sự nhầm lẫn, gộp chung cả hai khái niệm này làm một.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê làm chủ biên, “lãnh đạo là đề ra chủ
trương và động viên tổ chức thực hiện” còn “quản lý là tổ chức và điều khiển các
hoạt đông theo các yêu cầu nhất định”. Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn là
lãnh đạo liên quan tới những kế hoạch dài hạn, những chủ trương, đường lối chiến
lược còn quản lý thì liên quan tới những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và ngắn hạn.
“Lãnh đạo” và “quản lý” là hai khái niệm khác nhau nhưng không hoàn toàn đối
lập nhau. Chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau để cùng đạt được mục đích cuối cùng.
Tuy vậy “lãnh đạo” phải đi trước một bước, vạch ra chủ trương đường lối nói
chung, không để mắc phải những sai lầm hệ thống đồng thời phải theo dõi quá trình
quản lí để đạt được mục tiêu chiến lược.
“Lãnh đạo” và “quản lý” là hai hoạt động thường trực trong mỗi trương trình
nghị sự của một quốc gia. Hoạt động điều hành một nhà nước cũng giống như chơi
2


một ván cờ hóc búa, phải luôn thiên biến vạn hóa. Mỗi bước đi đều ảnh hưởng đến
những bước đi tiếp theo và ảnh hưởng đến mọi mặt của đất nước.
4. Mối quan hệ giữa vấn đề, sự kiện báo chí và hoạt động lãnh đạo, quản lý

Mỗi sự kiện, vấn đề được báo chí đề cập đều xuất phát từ hiện thực cuộc sống
và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của một quốc gia. Khi
người dân đón nhận thông tin sẽ có rất nhiều ý kiến và phản ứng khác nhau. Những
người làm hoạt động lãnh đạo, quản lý cần căn cứ vào phản ứng của dư luận từ đó
mà có những động thái tiếp theo trong chương trình hoạt động. Nhà nước hoạt
động trên nguyên tắc tôn trọng ý kiến nhân dân, do nhân dân làm chủ vì vậy không
thể đi ngược lại những ý kiến của đông đảo quần chúng. Báo chí ở đây chỉ đóng vai
trò định hướng và là cầu nối giữa quần chúng và người lãnh đạo. Báo chí giống
như một cánh tay trợ thủ đắc lực cho hoạt động lãnh đạo, quản lý đất nước của
những người cầm quyền. Nếu đi ngược lại những ý kiến của nhân dân thì sớm
muộn hoạt động quản lý, lãnh đạo cũng vấp phải những phản ứng tiêu cực và nảy
sinh mâu thuẫn.
PHẦN III: NHỮNG SỰ KIỆN TIÊU BIỂU
1. Lý do chọn sự kiện
Lý do chọn sự kiện khủng bố ở Paris ngày 13/11/2015: Đây là một sự kiện
nóng hổi nhất trong thời gian vừa qua, nó có sức ảnh hưởng không chỉ với nước
Pháp, cộng đồng châu Âu mà còn lan tỏa với quy mô toàn thế giới. Đó không chỉ
còn là vấn đề an ninh quốc gia, chống khủng bố mà kéo theo là những vấn đề kinh
tế, an sinh xã hội, hòa bình thế giới và mạng sống của hàng nghìn người tị nạn. Có
lẽ, đây là sự kiện có sức ảnh hưởng lớn và sâu rộng nhất đến nhân loại trong năm
2015. Chọn sự kiện này, ta có thể phân tích mối quan hệ giữa sự kiện với những
phương diện khác nhau và từ đó thấy được những thay đổi của hoạt động quản lý,
lãnh đạo không chỉ của riêng nước Pháp mà còn thấy được cả những thay đổi của
các nước liên quan.
2. Sự kiện vụ khủng bố ở Paris ngày 13/11/2015
Đêm ngày 13/11, như bao ngày thứ 6 khác, người dân Paris cùng nhau đổ ra
đường để tham gia các hoạt động và vui chơi sau một tuần làm việc căng thẳng. Họ
cùng nhau đi xem bóng đá, cùng nhau cháy trong đêm nhạc rock “rực lửa” hay
3



cùng nhau đi dạo, ăn một bữa tối hay cà phê nhẹ nhàng mà không hề biết điều gì ở
phía trước đang đón đợi họ. Hơn 21h, một nhóm đàn ông đã di chuyển theo nhiều
hướng khác nhau và nổ súng ở nhiều địa điểm khác nhau ở Paris, gây ra một vụ
khủng bố khinh hoàng đẫm máu trong sự kinh hãi của cả người dân và lực lượng
an ninh. Vụ khủng bố đã khiến ít nhất 129 người chết và trở thành sự kiện đẫm máu
nhất ở Pháp kể từ sau thế chiến thứ 2. Tổng thống Pháp Frankcois Hollande phải
tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên khắp cả nước, lần đầu tiên kể từ sau vụ bạo loạn
do người nhập cư gây ra năm 2005; lực lượng an ninh tăng cường rầm rộ, kiểm
soát gắt gao việc xuất nhập cư và bảo vệ an ninh cho thành phố.

Sau thảm kịch kinh hoàng, cộng đồng thế giới đã có nhiều hoạt động tưởng
niệm những nạn nhân trong vụ khủng bố ở Paris; hàng loạt biểu tượng quốc gia của
các nước trên thế giới cũng chuyển thành màu quốc kì Pháp; cụm từ PrayforParis
được sử dụng nhiều nhất trong những ngày qua.
Theo điều tra ban đầu, ít nhất 6 nghi phạm trong cuộc khủng bố là người châu
Âu và từng đến Syria. 7 tên đã thiệt mạng trong các vụ tấn công và kẻ chủ mưu
Abdelhamid Abaaoud (quốc tịch Bỉ) đã thiệt mạng trong vụ đột kích của cảnh
sát Pháp ngày 19/11. Abdelhamid Abaaoud được cho là một nhân tố quan trọng
4


trong một nhánh của tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng IS. Tên này trước đó đã
bị liệt vào danh sách những đối tượng cần thủ tiêu bằng không kích.
Sau khi xác định IS là kẻ phải chịu trách nhiệm chủ yếu trong vụ khủng bố
ngày 13/11, tổng thống Pháp đã có những phát biểu và động thái quyết liệt, thể
hiện quyết tâm “xóa bỏ tận gốc khủng bố”.

3. Phân tích những vấn đề xoay quanh sự kiện
5



Vụ khủng bố đã đi qua nhưng những đau thương và những mối lo ngại mà nó
để lại vẫn còn đó. Những ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều khía cạnh
 Với những người dân Pháp
Những tác động đầu tiên phải kể đến đó là đối với cuộc sống của những
người dân Paris, những người dân Pháp đang từng ngày trực tiếp đối mặt với
những mất mát, đau thương. Người dân Paris vẫn cứng rắn sát cánh bên nhau,
vận động phong trào ăn tối và uống cà phê bên ngoài để thể hiện tinh thần cứng
rắn của họ. Mất mát, đau thương là điều không tránh khỏi nhưng họ vẫn bên
nhau, sát cánh và cùng nhau vượt qua nỗi đau chứ không hề run sợ. Có một bức
thư đáng chú ý trên mạng xã hội của một người chồng mất vợ đã được tới hơn
200 nghìn lượt chia sẻ. Bức thư của anh Antoine Leiris:
“Tôi sẽ không căm ghét các bạn…
Vào đêm thứ sáu, các người đã cướp đi sinh mạng của một người vô cùng
đặc biệt, tình yêu của đời tôi, người mẹ của con trai tôi, nhưng các người sẽ
không có được lòng hận thù của tôi.
Tôi không biết các người là ai, mà cũng không muốn biết, các người là
những linh hồn đã chết. Nếu như vì Chúa mà các người giết người dân vô tội
một cách mù quáng thì mỗi viên đạn trong thi thể vợ tôi sẽ là vết thương trong
trái tim đấng tối cao ấy.
Vì thế, tôi sẽ không dành cho các bạn món quà từ lòng căm thù. Các người
chắc chắn đang mong muốn điều đó, nhưng đáp lại lòng thù hận bằng sự giận
dữ sẽ đồng nghĩa với việc trở thành nạn nhân của sự ngu dốt, tạo nên các người
bây giờ. Các người muốn tôi sợ hãi, muốn cho đồng bào tôi thấy sự hoài nghi,
muốn chúng tôi hi sinh sự tự do để được an toàn. Các người đã thất bại rồi.
Cuối cùng tôi đã nhìn thấy cô ấy sáng nay sau bao đêm chờ đợi. Cô ấy vẫn
xinh đẹp như lúc rời nhà đi tối thứ Sáu, xinh đẹp như lúc tôi bắt đầu yêu nàng
12 năm trước. Các người khiến tôi đau đớn, đây là chiến thắng nhỏ nhoi của
các người đấy, nhưng chẳng được dài lâu đâu. Tôi biết rằng vợ tôi sẽ luôn dõi

theo chúng tôi mỗi ngày và chúng tôi sẽ gặp lại nhau trên thiên đường với tâm
hồn tự do mà các bạn sẽ không bao giờ có…
6


Giờ chỉ còn lại tôi và con trai 17 tháng tuổi, nhưng chúng tôi sẽ sống mạnh
mẽ hơn bất cứ đội quân hùng hậu nào trên thế giới. Tôi chẳng còn nhiều thời
gian để dành cho các người. Tôi phải đến chỗ Melvil để đánh thức thằng bé dậy.
Thằng bé mới chỉ 17 tháng tuổi. Melvil sẽ ăn nhẹ như hằng ngày và sau đó bố
con tôi sẽ ra ngoài chơi như mọi hôm. Con trai tôi sẽ đương đầu với các người
bằng sự tự do và hạnh phúc mỗi ngày của thằng bé. Và cả cuộc đời này, con trai
ta sẽ không phải sống trong thù hận".
Bức thư đầy xúc động đã được lan tỏa với một thông điệp yêu thương sâu
sắc. Thù hận không hóa giải chiến tranh, nó chỉ khiến cho chiến tranh, khủng bố
và tệ nạn gia tăng. Những dòng chia sẻ đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người.
Ta thấy những chân dung Paris thấp thoáng trong những câu từ của ông bố trẻ,
những con người mạnh mẽ, kiên cường và đầy khoan dung.
 Với chính phủ Pháp
Trong nội bộ nước Pháp đã có những bất đồng trái ngược hoàn toàn với sự
đoàn kết, tập trung trong những ngày đầu của vụ khủng bố. Trong ngày cuối
cùng của lễ tưởng niệm các nạn nhân, những chính trị gia của phe đối lập đã
không ngừng cười nhạo, huýt sáo và chế giễu sự thất bại của chính phủ trong
việc ngăn chặn khủng bố.
Tổng thống Pháp Frankcois Hollande đề xuất sửa đổi một số điều trong Hiến
pháp ( điều 36 và điều 16 ). Theo đó, điều 36 quy định về một số tình trạng khẩn
cấp, những tình huống đặc biệt đe dọa đến an ninh quốc gia, quyền lực sẽ được
chuyển giao một phần cho quân đội. Điều thứ 2 mà ông Hollande muốn thay đổi là
điều 16, theo đó Tổng thống có quyền nắm mọi quyền lực một khi có những đe dọa
nghiêm trọng và ngay lập tức tính đến các thiết chế của nền Cộng hòa, độc lập dân
tộc, toàn vẹn lãnh thổ và việc thực thi các cam kết quốc tế.

Các chính trị gia phe đối lập thì cho rằng chưa đến lúc ông Hollande thực
hiện việc sửa đổi Hiến pháp mà lại tập trung vào việc chỉ trích những thất bại
trong việc chống khủng bố vừa qua, sự bất lực trong việc đảm bảo an ninh của
đảng Xã hội khiến con số thương vong quá lớn.

7


Bên cạnh đó, việc tăng cường lực lượng an ninh, tuyển dụng thêm hàng
ngàn nhân viên cho quân đội trong khi chính phủ đang có biện pháp cắt giảm
nhân lực cho quân đội của ông Hollande sẽ khiến nước Pháp bị bội thu và không
thực hiện được tăng 3% GDP như đã hứa với Liên minh châu Âu EU.
Có thể thấy chính quyền của ông Hollande đang phải đối mặt với rất nhiều
áp lực từ cả bên ngoài và nội bộ nước Pháp. Làm thế nào để giải quyết được bài
toán tiêu diệt khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia, phát triển đất nước, xoa dịu
những nỗi đau cho người dân và những ứng xử thích hợp với những người dân
nhập cư gốc Syria trong lúc này quả thực không dễ dàng gì.
 Với các nước châu Âu
Vụ khủng bố ở Paris đã biến vấn đề người nhập cư trở thành cuộc tranh
luận gay gắt. Chính sách mở cửa với tất cả người nhập cư của bà Markel không
còn đứng vững nữa. Thủ tướng Đức Angela Markel và những đồng minh châu
Âu trong đó có ông Hollande vốn là những người ủng hộ chính sách nhân đạo về
việc tiếp nhận những người tị nạn. Tuy nhiên, trước vụ khủng bố ở Paris hôm
13/11, triển vọng về đề xuất phân bố người tị nạn về các nước theo đường hạn
ngạch trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Trước phát biểu của Tổng thống
Pháp về việc sẽ không đóng hoàn toàn cánh cửa tiếp nhận với 3.000 người nhập
cư, không ít luồng dư luận trái chiều đã nổ ra. Nội bộ trong khối liên minh cũng
đã có những ý kiến bất đồng giữa các nước.
Pháp đã chính thức yêu cầu các nước trong khối liên minh châu Âu EU trở
thành một khối quân sự trong cuộc chiến tiêu diệt khủng bố dựa theo một điều

trong bản hiệp ước châu Âu. Nếu các nước EU đáp lại lời kêu gọi này, đây sẽ trở
thành một khối chính trị và quân sự thống nhất thực sự. Tuy nhiên, nếu phớt lờ
sự kêu gọi từ phía Pháp lại khiến người ta nghi ngờ về giá trị tồn tại của khối
liên minh này.
 Với người dân tị nạn nói chung và với những người hồi giáo
Cuộc sống của những người tị nạn rồi sẽ đi về đâu? Thực chất họ không có
quyền định đoạt số phận cho mình. Người dân các nước Hồi Giáo thì sao? Một

8


bức tâm thư dài của một người Beirut đã được chia sẻ. Breirut bị IS đánh bom
kép vào ngày 12/11 khiến 45 người chết và 239 người bị thương:
“Khi bạn bè tôi bảo rằng hãy xem tin tức về chuyện xảy ra ở Paris tối qua,
tôi bất giác lấy tấm bản đồ của thành phố mình yêu thích ra, lần mò địa điểm
xảy ra vụ thảm sát một cách vô thức. Tôi zoom vào cái bản đồ gần thật gần, và
một trong những địa điểm bị tấn công chính là nơi tôi đã từng ở vào năm 2013,
chính cái đại lộ đó.
Tôi càng đọc, số người thương vong lại càng tăng lên. Thật kinh khủng,
thật vô nhân tính, đó là sự tuyệt vọng không nói nên lời. Năm 2015 kết thúc theo
đúng cách mà nó đã bắt đầu, với những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào
Lebanon và Pháp, cũng gần như cùng một thời điểm, cùng một sự điên cuồng,
gieo rắc sự hận thù và khiếp sợ mỗi nơi mà bọn khủng bố tới.
Sáng nay tôi ngủ dậy, có hai thành phố đổ vỡ. Những người bạn tại Paris
của tôi mới vừa hôm qua còn hỏi thăm về tình hình thành phố nơi tôi sống, và
giờ đến lượt tôi hỏi thăm họ. Cả hai thủ đô đều đổ nát, tàn tạ.
Hôm nay, hơn 120 người dân vô tội đã ngã xuống ở Paris. Ngày hôm qua,
45 người dân vô tội Beirut chẳng còn bên chúng tôi nữa. Thương vong cứ ngày
một tăng, thế nhưng hình như chúng ta chẳng rút ra được gì.
Giữa sự hỗn loạn cuồng điên ấy, có một suy nghĩ mãi chẳng thể thoát khỏi

đầu tôi. Cũng chính là ý nghĩ đã văng vẳng trong tâm trí tôi mỗi khi những sự
kiện đau lòng như thế này diễn ra, và giờ lại càng đáng buồn hơn rất nhiều.
Hình như chúng tôi chẳng là cái gì thì phải?
Khi người dân của đất nước chúng tôi, tan nát thành từng mảnh ở ngoài
đường phố kia vào ngày 12/11, báo chí chỉ nói về chúng tôi như kiểu một vụ tấn
công xung đột tôn giáo xảy ra tại một thành phố nọ nơi có nhiều phần tử khủng
bố đang long nhong dạo chơi. Chẳng một lãnh đạo thế giới nào lên tiếng chỉ
trích, cũng chẳng có lời phát biểu nào mang hàm ý thăm viếng, tiếc thương
dành cho người dân Lebanon. Thế giới cũng chẳng sục sôi phẫn nộ trước cái
chết của những con người vô tội chỉ có lỗi lầm duy nhất là có mặt không đúng
nơi, không đúng thời điểm hay gia đình người ta chẳng đáng phải gánh chịu sự
9


tang thương đau khổ thế này. Ông Obama đâu có chỉ ra rằng cái chết của họ là
một tội ác chống lại loài người? Thế rốt cục thế nào là loài người? Không phải
là một thuật ngữ khoanh định các giá trị con người dựa trên ý nghĩa của nó
sao?
Thay vào đó là sự hả hê sung sướng của một gã đàn ông Mỹ đang muốn
trở thành Thượng nghị sĩ. Hắn vui thích khi người dân Beirut ngã xuống, đất
nước của chúng tôi lung lay đổ vỡ, những con người vô tội bỗng chốc mất đi
sinh mạng.
Khi người dân của đất nước chúng tôi chết, chẳng quốc gia nào thèm bật
sáng những công trình kiến trúc với màu quốc kỳ Lebanon. Đến cả Facebook
cũng chẳng đoái hoài đến chuyện chúng tôi liệu có an toàn hay không, chẳng có
gì đáng kể đâu mà. Đây, Facebook safety check dành cho các bạn đây: chúng
tôi đã và đang rất ổn, đã sống sót qua tất cả những vụ khủng bố nhằm vào
Beirut.
Khi người dân đất nước chúng tôi chết, họ đâu khiến cả thế giới tiếc
thương. Cái chết của họ chẳng là gì ngoài con số thương vong của những con

người không liên quan trên các bản tin thế giới, chỉ là điều gì đó bình thường
đang xảy ra đâu đó trên Trái đất này. Và bạn biết không, tôi chẳng phiền lắm
đâu. Qua rất nhiều năm rồi, tôi đã chấp nhận trở thành một trong những con
người có sinh mạng không đáng quan tâm mấy.
Có một điều, chắc chắn sẽ xảy ra trong những ngày tới, đó là sự hận thù
người Hồi Giáo trên khắp thế giới sẽ sục sôi. Hãy chờ xem những mẩu tin về
các tổ chức cực đoan, chúng không hề có tôn giáo nào hết, và IS cũng không
phải người Hồi Giáo thực thụ, và sự thật đúng là như vậy. Bởi đâu có người nào
có khái niệm đạo đức cơ bản có thể làm ra những chuyện như vậy. Kế hoạch
của IS là đánh vào sơ hở của người bài trừ Hồi Giáo và dùng sơ hở đó để chỉ
ngón tay bẩn thỉu của chúng, rót vào tai những tâm hồn yếu đuối rằng: "Này,
thế giới ghét các người đấy" và lôi kéo họ.
Hãy chờ xem trong những ngày tới Châu Âu sẽ làm gì để chống lại làn
sóng người tị nạn đang tràn sang lãnh thổ của họ, chỉ tay về phía họ và kết tội
10


họ là nguyên nhân gây nên thảm kịch ngày 13/11. Châu Âu có hiểu rằng, cái
ngày 13/11 mà họ coi là thảm kịch ấy, cũng chỉ là một trong những ngày hết sức
bình thường của dân tị nạn trong vòng 2 năm qua hay không. Nhưng mà thôi,
những đêm thức trắng chỉ có ý nghĩa khi các quốc gia trên thế giới sẵn sàng
chiếu đèn quốc kỳ tưởng niệm cho đất nước bạn mà thôi.
Một điều kinh khủng hơn trong sự kiện này, đó là chính một số người Ả rập
và Lebanon đã đau buồn trước thảm kịch xảy ra ở Paris hơn là chuyện vừa mới
xảy ra chỉ ngày hôm kia ngay sau sân vườn nhà họ. Ngay cả trong tâm thức
người dân ở đây cũng có ý thức rằng sinh mạng của họ chẳng hề quan trọng, họ
chẳng đáng là gì, và nhất là, chúng tôi chẳng xứng để được tưởng niệm đau
buồn dù chỉ một chút thôi sao.
Cũng đúng, có thể trong tiềm thức của người dân Lebanon, họ thích đi
thăm thú Paris hơn là thị trấn Dbayeh, quan tâm đến cái hiện tại hơn là những

thứ sau này. Rất nhiều người tôi biết, hiện đang bận đau buồn cho số phận
Paris chẳng biết cái khỉ gì về chuyện đã diễn ra ở nơi chỉ cách họ có 15 phút di
chuyển, chẳng biết người mà họ thỉnh thoảng gặp trên đường phố giờ đã ra sao.
Chúng tôi có thể yêu cầu cả thế giới hãy quan tâm đến mình nhiều hơn
nữa, hay Beirut quan trọng hơn Paris, hoặc Facebook cho người dân Lebanon
được "check an toàn" mỗi ngày. Nhưng sự thật là, chúng tôi là những kẻ thậm
chí còn chả quan tâm đến chính mình ngay từ đầu. Chúng tôi ngụy biện bằng
cách gọi đó là sự thích ứng, nhưng không hề phải. Chúng tôi gọi đó là một sự
bình thường mới, nhưng nếu đây là bình thường thì làm ơn sút nó xuống địa
ngục đi.
Trong cái thế giới mà chẳng ai quan tâm đến sinh mạng của người Ả Rập,
chính người Ả Rập mới là kẻ dẫn đầu."
 Với tình hình an ninh trên toàn thế giới
Vụ khủng bố ở Paris đa đánh một hồi chuông cảnh tỉnh và báo động đến
tình hình an ninh của toàn thế giới, của bất kì một quốc gia yêu chuộng hòa bình
nào. Nó cho thấy nguy cơ khủng bố vẫn luôn tiềm tàng và chúng ta còn quá thờ
ơ, thiếu cảnh giác với chúng. Riêng nước Pháp đã có hàng loạt những hành động
11


tăng cường an ninh và các nước châu Âu cũng vậy. Tuy nhiên, tình hình chính
trị, kinh tế và xã hội, tôn giáo của một số nước sẽ bị xáo trộn hoặc ảnh hưởng.
Sự bất ổn cũng có thể trở thành điều kiện để những phần tử cực đoan kích
động, gây bạo loạn. Trong giai đoạn này, đường lối đối ngoại của một số nước
cũng sẽ không giống nhau. Khó khăn khi phải đối mặt với vấn đề người dân tị
nạn lại một lần nữa khiến nước Pháp, Mỹ và các nước châu Âu phải đau đầu khi
cố gắng đẩy xa các mối quan hệ ra khỏi biên giới và quyết tâm tiêu diệt IS.
 Có thể thấy sự kiện khủng bố ở Paris hôm 13/11 là một sự kiện quan
trọng, có tầm cỡ ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Sự kiện ảnh hưởng sâu
sắc tới số phận của hàng triệu con người và nếu không nhìn nhận, xử lý nhanh

chóng, kịp thời thì sẽ còn những vụ khủng bố đẫm máu hơn nữa xảy ra. Có ngăn
chặn được những âm mưa kinh hoàng đó hay không lại chưa thể khẳng định
trong lúc này.
Tuy nhiên, sự kiện đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản lý, lãnh đạo
của rất nhiều nước trên thế giới. Nước Pháp buộc phải có những thay đổi trong
chính sách, tăng cường an ninh lên mức độ cao. Các nước trong liên minh châu
Âu EU cũng đang phải có những bước đi hợp lí trong hoạt động quản lí, lãnh
đạo của mình để có được giải pháp an toàn trong lúc này.

12


PHẦN IV: VAI TRÒ CỦA SỰ KIỆN, VẤN ĐỀ BÁO CHÍ VỚI HOẠT
ĐỘNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1. Tác động tích cực
Sự kiện, vấn đề báo chí có thể là những đường lối, chủ trương, chính sách
mới mà nhà quản lí muốn công chúng biết tới. Lúc này, báo chí đóng vai trò là
người truyền thông tới công chúng, là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Hoạt
dộng quản lí, lãnh đạo muốn hiệu quả thì phải được phổ biến rộng rãi tới nhân
dân. Nhân dân có biết, có hiểu thì mới thực hiện đúng và đạt được mục tiêu lãnh
đạo, quản lí. Với những bài báo đưa đúng sự kiện, vấn đề và phản ánh một cách
trung thực, sâu sắc thì sẽ đem đến cho dư luận cái nhìn đúng đắn. Công chúng
có thể đồng tình hoặc không với những chủ trương, chính sách nhưng từ đó mà
người lãnh đạo, quản lí có được những bài học để tự chỉnh đốn, hoàn thiện hơn.
2. Tác động tiêu cực
Công chúng đón nhận những thông tin trong hoạt động lãnh đạo, quản lí
chủ yếu qua sự cập nhật của truyền thông, báo chí. Đó có thể là qua các chương
trình truyền hình, các bài báo mạng, chương trình phát thanh hay qua một tờ báo
in. Dù bằng cách này hay cách khác thì những thông tin báo chí đưa đến công
chúng cũng cần phải trung thực, không bóp méo sự thật. Thế nhưng đáng buồn

trong tình hình báo chí hiện nay, có không ít bài báo đã xuyên tạc, vu khống
hoặc người làm báo lợi dụng để tống tiền cá nhân, doanh nghiệp, đi ngược lại
đạo đức của nghề báo. Những sự kiện, vấn đề được đăng tải không chính xác
khiến dư luận hiểu sai về đường lối, cách thức tổ chức và hoạt động của các tổ
chức, cơ quan lãnh đạo, quản lí. Những sai phạm này có thể là do vô tình hoặc
cố tình, hay bị thế lực chống phá bên ngoài mua chuộc. Tất cả những sai phạm
đều cần được đính chính, sửa sai và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lại
hậu quả nghiêm trọng.
3. Thúc đẩy hoạt động lãnh đạo, quản lí hiệu quả hơn
Báo chí đóng vai trò như người giám sát đối với hoạt động quản lí, lãnh
đạo. Nếu hoạt động này diễn ra tốt, hiệu quả sẽ được phản ánh, động viên kịp
thời. Nếu hoạt động còn những lỗ hổng và thiếu xót cũng sẽ được đưa tin để
13


người làm công tác lãnh đạo, quản lí có thể điều chỉnh kịp thời. Những sự kiện,
vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà những người quản lí chưa biết nhưng nhân
dân đã biết và phàn nàn cũng sẽ được phản ánh. Mối quan hệ hai chiều này thúc
đẩy sự phát triển của cả báo chí cũng như hoạt động lãnh đạo, quản lý.
PHẦN V: KẾT LUẬN
Sự kiện, vấn đề báo chí có vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động quản lý,
lãnh đạo. Đây là hạt nhân để có được những tác phẩm báo chí đồng thời cũng là
những nhân tố quan trọng góp phần làm nên sự thành bại của hoạt động quản lý,
lãnh đạo. Nếu sự kiện, vấn đề được báo chí cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực
thì hoạt động lãnh đạo cũng sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn và ngược
lại. Chính vì vậy, báo chí cần phát huy những tiềm năng sẵn có, làm tốt vai trò, sứ
mệnh của mình trong thời đại đang có xu hướng bão hòa thông tin, không chỉ có
báo chí mới có khả năng cập nhật thông tin mà ngay cả mạng xã hội…cũng có thể
cập nhật. Báo chí cần cạnh tranh quyết liệt và tận dụng hợp lý để có được vị thế,
phản ánh đúng đắn, không đi lệch đường lối chủ trương hay phản ánh sai sự thật.

Hoạt động quản lí, lãnh đạo của Đảng, nhà nước cũng cần phải điều chỉnh hợp
lý, tạo điều kiện cho báo chí phát triển một cách năng động nhất.

14


PHẦN VI: TỔNG KẾT NHỮNG BÀI VIẾT ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG BÁO
1. Chân cầu Long Biên ngập ngụa rác thải – SongtreTV
HTTP://WWW.SONGTRE.TV/NEWS/XA-HOI/CHAN-CAU-LONGBIEN-NGAP-NGUA-RAC-THAI-39-10208.HTML
2. Tháp Hòa Phong đang bị xâm hại – SongtreTV
HTTP://WWW.SONGTRE.TV/NEWS/XA-HOI/THAP-HOA-PHONGDANG-BI-XAM-HAI-39-10207.HTML
Thưa cô, trên đây là hai bài viết đã được đăng trên Sóng Trẻ mà bọn em làm
theo nhóm, vì có cả video. Trans TV của bọn em được thành lập từ năm ngoái ạ :D
Cuối cùng là một bài viết mà em mới được duyệt, sẽ được đăng trong ngày 30
hoặc 1/11 nên em chưa lấy được link bài cho cô, mong cô thông cảm. Nếu cô quan
tâm có thể tìm “Rực rỡ cánh đồng hoa hướng dương ở Nghệ An”-mục du lịch trên
Dân Trí ạ. Em xin phép tặng cô ảnh hoa hướng dương mà em đã thu hoạch được
thay cho lời chúc. Chúc cô luôn vui trẻ! Cảm ơn cô đã dìu dắt bọn em trong những
môn học vừa qua ạ!

15



×