Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VẢI CỦA CÔNG TY TNHH MEI SHENG TEXTILES VN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.55 KB, 68 trang )

Đề Án Môn Học

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

AAA
LỚP: BBB

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VẢI
CỦA CÔNG TY TNHH MEI SHENG TEXTILES VN VÀ
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

SVT
H: LÊ
THỊ
VAN
G

TRANG 1


TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA THƯƠNG MẠI

LÊ THỊ VANG
LỚP: 11DKQ1

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
VẢI CỦA CÔNG TY TNHH MEI SHENG TEXTILES
VN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013S


NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp.HỒ CHÍ MINH, ngày……tháng……năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tập thể quý Thầy Cô trường Đại Học
Tài Chính – Marketing, quý Thầy, Cô khoa Thương Mại trong suốt thời gian qua đã

truyền đạt cho em không những nguồn kiến thức chuyên môn mà còn cả kinh
nghiệm sống. Đặc biêt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Tạ Hoàng Thùy
Trang, người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực hành
nghề nghiệp lần một vừa qua, đã dành không ít thời gian giúp em giải đáp mọi thắc
mắc để hoàn thành bài báo cáo này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc, quý
cô, chú cùng với các anh, chị trong Công ty TNHH Mei Sheng Textiles VN đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn chị
Kiều Thị Việt Hà đã tận tình chỉ dẫn giúp em tiếp cận môi trường làm việc thực tế,
cũng như cung cấp chi tiết các số liệu và quy trình sản xuất giúp em có được nguồn
kiến thức hữu ích để hoàn thành bài báo cáo này.
Khoảng thời gian thực hành ngắn ngủi, nhưng nó có ý nghĩa rất lới đối với
sinh viên em. Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn hẹp, chắc chắn trong thời gian thực
hành em đã phạm nhiều sai sót, kính mong nhận được sự chia sẽ của quý Thầy, Cô,
ban Giám Đốc, quý Cô, Chú và Anh Chị tại công ty TNHH Mei Sheng Textiles VN.
Cuối cùng em xin gửi đến quý Thầy, Cô, Ban Giám Đốc, quý Cô, Chú và Anh,
Chị trong công ty TNHH Mei Sheng Textiles VN lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và
lời chào thân ái!


DANH MỤC VIẾT TẮT
o
o
o
o
o
o

TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
BHXH: Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT: Bảo Hiểm Y Tế
QLDN: quản lý doanh nghiệp
SX-KD: sản xuất - kinh doanh
TNDN: thu nhập doanh nghiệp


MỤC LỤC CÁC BẢNG


MỤC LỤC CÁC BIỂU SƠ ĐỒ


MỤC LỤC NỘI DUNG

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiêu tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không còn bị giới hạn
trong phạm vi từng quốc gia riêng lẻ mà đã được mở rộng trên toàn thế giới, bởi vì
xu thế toàn cầu hóa đã trở thành đặc điểm cơ bản chi phối thời đại mà chúng ta đang
sống và làm việc. Tiến hành kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng có
nghĩa là chúng ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình
công nghiệp hoá – hiện đại hoá nói riêng ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra
nhiều của cải vật chất, ngày càng thoả mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ
của đời sống xã hội. Do đó, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, và nhu cầu
làm đẹp của con người cũng tăng lên. Điều đó đã thúc đẩy ngành may mặc và thời
trang phát triển, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị
trường thế giới, không ngừng đổi mẫu mã và kiểu cách để cho ngành mình luôn mới
mẻ trong con mắt của mọi người và phù hợp vời thị hiếu của thị trường. Nhưng để
có được những tấm vải đẹp phục vụ cho ngành may mặc chúng không thể quên vai

trò của ngành dệt may. Tuy nhiên, ngành dệt may cần tháo bỏ nút thắt ở khâu
nhuộm 1, cần có những chính sách để thu hút các nhà đầu tư về sợi, bởi ngành dệt
may hiện nay là ngành xuất khẩu lớn nhất trong nước, chỉ sau điện tử 2. Ngoài việc
1 />2 />
khau_t77c12n35927tn.aspx


làm được hàng có chất lượng tốt, còn phải hiểu được các khách hàng cao cấp người
ta cần gì, từ đó có những đáp ứng phù hợp nhất
Do vậy, trước những thách thức trong tình hình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ngày nay, việc đưa ra giải pháp thiết thực nhằm làm cho ngành dệt may phát triển
đúng hướng, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như nội địa là
một yêu cầu thật sự cấp bách.
Đó là lý do để em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT
KHẨU VẢI CỦA CÔNG TY TNHH MEI SHENG TEXTILES VN VÀ GIẢI
PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU”
2. Chủ đề và trọng tâm nghiên cứu
− Đề tài: “Phân tích thực trạng xuất khẩu vải của Công ty TNHH Mei


Sheng Textiles VN và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu”
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt độngxuất khẩu vải của Công ty
TNHH Mei Sheng Textiles VN từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát

3.






triển sản xuất vải của công ty.
Mục đích nghiên cứu
Học tập kinh nghiệm, bổ sung kiến thức thực tế cũng như chuyên ngành
Nghiên cứu sâu hơn về xuất khẩu hàng dệt may cụ thể là vải
Hiểu rõ quy trình sản xuất và xuất khẩu
Nhìn nhận ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất và xuất khẩu

vải tại Công ty TNHH Meishing Textiles VN
4. Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng xuất khẩu vải của Công ty TNHH Mei Sheng Textiles VN, đưa ra
giải pháp thúc đẩy sản xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tại Công ty TNHH Mei
Sheng Textiles VN
− Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Hoạt động sản xuất, xuất khẩu vải tại Công


6.


ty TNHH Mei Sheng Textiles VN từ năm 2010 - 2013
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Các loại vải cửa công ty
Đề tài sẽ nghiên cứu dựa trên số liệu của công ty cung cấp
Phương pháp nghiên cưu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:


− Phương pháp thống kê: Thống kê những thông tin nào cần thiết cho bài báo
cáo thực hành. Và đưa ra nhận định của mình.
− Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tất cả những số liệu cũng như tài liêu thu

thập được.
− Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu cũng như các tài liệu tìm được
từ sách, bào, tạp chí, internet và công ty cung cấp
7. Bố cục của đề tài
Gồm ba chương như sau:
− CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
− CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VẢI CỦA
CÔNG TY TNHH MEI SHENG TEXTILES VN
− CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VẢI CỦA CÔNG

TY TNHH MEI SHENG TEXTILES VN
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
− Để đưa ra các khái niệm, định nghĩa và phân tích về tình hình thực trạng
cũng như các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vải em đã tham khảo và lấy thông
tin từ những quyển sách: Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng
6 năm 2005, kỹ thuât kinh doanh xuất nhập khẩu, Giáo trình nghiêp vụ ngoại
thương lý thuyết và thực hành tập I, Những quyển sách này em đã mượn từ
thư viện, bạn bè, một số mua ở nhà sách cũng như sử dụng các tài liệu từ các
trang web:
/> /> /> />

− Bên cạnh đó em còn sử dụng một số tài liệu do công ty TNHH MEI SHENG

TEXTILES VN cung cấp, và kiến thức tích lũy trong quá trình học tập từ
trước đến nay.
9. Kế hoạch thời gian thực hiện
Tuần 1(04/11/2013 - 10/11/2012)
Tuần 2,3(11/11/2012 – 24/11/2012)
Tuần 4(25/11/2012 – 01/12/2012)


Thông qua đề cương chi tiết
Viết bản thảo
Sửa bản thảo
Viết bản chính
Tuần 5,6(02/11/2012 – 15/12/2012)
Nộp bản chính. Hạn chót 16/12/2012
Tuần 7(16/12/2012 – 23/12/2012)
Giảng viên đánh giá kết quả
10. Thiết kế nghiên cứu ( phương pháp luận và phương pháp)
−Phương pháp luân:
−Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thống kê: Thống kê những thông tin nào cần thiết cho bài báo cáo
thực hành. Và đưa ra nhận định của mình.
+ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp tất cả những số liệu cũng như tài liêu thu thập
được.
+ Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu cũng như các tài liệu tìm được từ
sách, bào, tạp chí, internet và công ty cung cấp


Đề Án Môn Học

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu
− Theo điều 27 trong Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005,

có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006, như sau:
+ Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập

khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
+ Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn


bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
− Theo khoản 1, điều 27 trong luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm

2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006, như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc
hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật”
− Mục đích của kinh doanh xuất khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia trong
phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động xuất
khẩu diễn ra trong mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại mặt hàng khác
nhau. Phạm vi hoạt động xuất khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian.
1.2. Các hình thức về kinh doanh xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng những
hình thức chủ yếu thường được các doanh nghiệp ngoại thương lựa chọn sau:

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 14


Đề Án Môn Học

1.1.1. Xuất khẩu trực tiếp
− Theo GS.TS. Võ Thanh Thu khái niệm: “Giao dịch trực tiếp là hình thức giao dịch,
trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp
với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư điện tử, tín dụng) để bàn bạc thỏa thuận về
hàng hóa, giá cả và các điều kiên giao dịch khác”
− Ưu điểm:
+ Người bán nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá

cả tạo điều kiện thuận lợi thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường.
+ Người bán không bị chia sẻ lợi nhuận
+ Xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp
− Nhược điểm:
+ Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao
+ Đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi
− Cách thức tiến hành:
+ B1: Nghiên cứu thị trường và thương nhân
+ B2: Đánh giá hiệu quả thương vụ thông qua tỷ giá xuất khẩu. Chỉ thực hiện
khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đói
+ B3: Tổ chức giao dịch và đàm phán hoặc thông qua các thư giao dịch thương
mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp
gặp nhau đàm phán giao dịch.
+ B4: Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu.
+ B5: Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu đã ký kết.
(GS.TS. Võ Thanh Thu, kỹ thuât kinh doanh xuất nhập khẩu, 2011, NXB Tổng hợp
Tp.HCM, trang 215-216)
1.1.2. Xuất khẩu qua trung gian
− Theo GS.TS. Võ Thanh Thu khái niệm: “ Giao dịch qua trung gian là hình thức
mua bán quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ
ba này dược hưởng một số tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong giao
dịch quốc tế là đại lý và môi giới”
SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 15


Đề Án Môn Học

− Đại lý (Agent) là một người hoặc một công ty ủy thác cho ngươi khác, công ty

khác thực hiện việc nua bán hoặc dịch vụ phục vụ cho người mua bán như quảng
cáo, vận tải và bảo hiểm.
+ Phân loại đại lý theo phạm vi quyền hạn được dại lý ủy thác:
• Đại lý toàn quyền (Universal Agent): người đại lý được phép thay mặt người
ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác làm.
• Tổng đại lý (General Agent): người đại lý chỉ được phép thay mặt người ủy
thác thực hiện một số công việc nhất định như ký hợp đồng mua bán
• Đại lý đặc biệt (Special Agent): người đại lý chỉ thực hiện một số công việc
hạn chế mà nội dung của công việc do người ủy thác quyết định. Ví dụ mua
một khối lượng hàng với chất lượng và giá cả xác định.
+ Phân loại theo nội dung quan hệ giữa người đại lý và người ủy thác:
• Đại lý ủy thác (đại lý thụ ủy): người đại lý được chỉ định để hành động thay
cho người ủy thác, với danh nghĩa và chi phí của người ủy thác. Thù lao
thường là một khoản tiền hay % trị giá của lô hàng thực hiện.
• Đại lý hoa hồng (Commission Agent): người được ủy thác tiến hành hoạt
động với danh nghĩa của mình, nhưng với chi phí của người ủy thác, thù lao
là một khoản tiền hoa hồng tùy theo khối lượng và tính chất của công việc
được ủy thác.
• Đại lý kinh tiêu (Merchant Agent): là người đại lý hoạt động với danh nghĩa
và chi phí của mình, thù lao là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
− Môi giới (Broker): là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán. Người môi
giới không đứng tên của chính mình, không chiếm hữu hàng hóa, không chịu trách
nhiệm về việc không thực hiện hợp đồng.
− Ưu điểm:
+ Do người trung gian am hiểu rõ thì trường xâm nhập, pháp luật và tập quán
buôn bán của địa phương, nên họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh
bớt rủi ro cho người ủy thác.
SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 16



Đề Án Môn Học

+

Các đại lý trung gian thường đã có cơ sở vật chất nhất định, do đó người ủy

thác đỡ phải đầu tư trực tiếp vào nước tiêu thụ hàng.
+ Giảm bớt chi phí vận tải
− Nhược điểm:
+ Không có sự liên hệ trực tiếp với thị trường
+ Vốn bị bên nhận đại lý chiếm dụng
+ Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới
+ Lợi nhuận bị chia sẽ
(GS.TS. Võ Thanh Thu, Kỹ Thuât Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, 2011, NXB
Tổng Hợp Tp.HCM, trang 216-218)
1.1.3. Xuất khẩu gia công ủy thác
Theo GS.TS. Võ Thanh Thu khái niệm: “Gia công hàng xuất khẩu là phương
thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp:
máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức
cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm
theo yêu cầu c ủa khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ
giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công”
(GS.TS. Võ Thanh Thu, kỹ thuât kinh doanh xuất nhập khẩu, 2011, NXB Tổng hợp
Tp.HCM, trang 222)
1.1.4. Phương thức mua bán đối lưu
Theo GS.TS. Võ Thanh Thu khái niệm: “Buôn bán đối lưu (Counter - Trade)
hay còn gọi là hình thức xuất nhập liên kết là phương thức giao dịch trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng

hàng trao đổi với nhau, có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu
không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương
đương.

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 17


Đề Án Môn Học

(GS.TS. Võ Thanh Thu, kỹ thuât kinh doanh xuất nhập khẩu, 2011, NXB Tổng hợp
Tp.HCM, trang 219)
1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.1.5. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
− Khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc gia trong mối quan hệ với khu vực

và toàn cầu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và tốc độ tăng
trưởng kinh tế, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế quốc gia.
− Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát
triển và ổn định
− Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và tạo ra một năng
lực sản xuất mới.
− Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc
gia. Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các
quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến
hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn
chỉnh. Như vậy, mỗi nước có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà họ có lợi
thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hoá mà mình cần.
(Đinh Thị Liên,Giáo trình Thương mại quốc tế, 2011, NXB Lao Động – Xã Hội,

trang 170 - 171)
1.1.6. Tạo điều kiện cho các doanh nghiêp
− Tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 18


Đề Án Môn Học

− Bảo vệ xuất khẩu nội địa; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước

phát triển, chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước xâm nhập và mở rộng thị
trường ra nước ngoài.
(Đinh Thị Liên, Giáo trình Thương mại quốc tế, 2011, NXB LĐ-XH, trang 171)
1.1.7. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực


Nhờ có sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất trong các khối liên
minh kinh tế mà mỗi quốc gia đã sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của
mình.



Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm đời sống nhân



dân.

Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân. Trước hết sản xuất hàng
xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu người lao động và tạo ra thu nhập không thấp.
Hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng phát triển kéo theo hàng
triệu người tham gia lao động vào lĩnh vực này và dần dần nâng cao mức sống của
người dân. Xuất khẩu phát triển thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết, hàng loạt
các ngành nghề mới ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

(TS. Bùi Thị Lý, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, 2009, NXB Tài Chính, trang 306)
1.1.8. Thúc đẩy mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
− Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Giúp nâng

cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới và tăng cường các quan hệ kinh tế đối
ngoại.
SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 19


Đề Án Môn Học

− Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại phụ thuộc lẫn

nhau. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh tế đối
ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như: Du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế,
tín dụng quốc tế phát triển theo. Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
− Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện
nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế
hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải
quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

1.4. Quy trình tổ chức kinh doanh xuất khẩu:
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn
và thuận lợi, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức xây dựng riêng cho mình một quy trình
kinh doanh xuất khẩu riêng sao cho phù hợp với bản thân để đem lại hiệu quả kinh
doanh cao nhất. Nhưng nhìn chung, một quy trình tổ chức kinh doanh xuất khẩu
thường bao gồm các công đoạn sau:
1.2.1. Nghiên cứu thị trường.
Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường
trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của
thị trường nước ngoài là rất cần thiết. Do đó, hoạt động nghiên cứu thị trường có ý
nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau:
 Xuất khẩu là gì?

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 20


Đề Án Môn Học

Để nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và
tiêu dùng về quy cách chủng loại, kính cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán
tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng
hóa trên thị trường thế giới. Về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị công dụng,
các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn
này là xác định sản lượng hàng hóa xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để bán được giá
cao nhầm đạt được lợi nhuận tối đa

 Ở thị trường nào?


Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung: Những điều kiện chính
trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tín dụng
và tiền tệ, điều kiện vận tải và tình hình giá cước.
Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên
quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng
của người dân, giá thành và dự kiến biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng
đó.
(Ts. Hà Thị Ngọc Oanh, Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế, 2009)
1.2.2. Tìm kiếm đối tác.
Sau khi xác định được thị trường kinh doanh xuất khẩu thì việc kiếm thương nhân
giao dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: Uy tín của bạn hàng trên thị trường, thời
SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 21


Đề Án Môn Học

gian hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân
phối tiêu thụ sản phẩm…có như vậy, đơn vị kinh doanh xuất khẩu mới xuất khẩu được
hàng và tránh được rủi ro trong kinh doanh quốc tế.
(Ts. Hà Thị Ngọc Oanh, Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế, NXB Thống Kê,
2009)
1.2.3. Lập phương án kinh doanh.
Dựa vào kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước
ngoài, Công ty cần lập phương án hoạt động nhầm đạt được những mục tiêu xác định
theo từng giai đoạn nhất định. Lập phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân

Doanh nghiệp phải đưa ra các đánh giá tổng quát về thị trường nước ngoài và đánh giá
chi tiết đối với từng phân khúc thị trường, đồng thời cũng phải đưa ra những nhận định
cụ thể vể thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh.
Bước 2: Lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh
Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có khả
năng sản xuất hoặc có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khẩu thích hợp:
Khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu…và tùy thuộc vào khả
năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp.
Bước 3: Đề ra mục tiêu

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 22


Đề Án Môn Học

Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất
khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn
cụ thể khác nhau.
Bước 4: Lựa chọn biện pháp thực hiện
Trên cơ sở những biện pháp đã đề ra lựa chọn biện pháp tối ưu nhất.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh, đồng
thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, những khâu
còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
(Ts. Hà Thị Ngọc Oanh, Kỹ Thuật Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế, NXB Thống Kê,
2009)
1.2.4. Đàm phán và kí kết hợp đồng
1.2.4.1.


Đàm phán:

− Theo Roger Fisher và William Ury (Hoa kỳ): “ Đàm phán là phương tiện cơ bản để

đạt được điều chúng ta mong muốn từ người khác. Đó là sự trao đổi ý kiến qua lại
nhầm đạt được thỏa thuận trong khi bạn và phía bên kia có một số lợi ích chung và
một số lợi ích đối kháng”
(Getting to Yes, đề đạt được thỏa thuận, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1997)

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 23


Đề Án Môn Học

− Theo GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân: “Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó

hai hay nhiều bên tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm chung và
những điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất”
(GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Đàm Phán Trong Kinh Doanh Quốc Tế, 2010, NXB Lao
Động - Xã Hội, Trang 20)
1.2.4.2.

Kí kết hợp đồng

− Theo Vũ Hữu Tửu: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn gọi là hợp đồng

xuât, nhập khẩu hay hợp đồng mua, bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những

đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên
xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là
Bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hóa; Bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng và trả tiền hàng.”
(Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 2006, Trang 67)
Theo GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân:
− “Hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa hai hay nhiều bên đương sự nhầm mục

đích tạo ra, thay đổi hay triệt tiêu quan hệ giữa các bên.”
− “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhầm xác lập, thực

hiện và chấm dứt các trao đổi hàng hóa.”
Như vậy, “ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận về
mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Trong
đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên bán phải cung câp hàng hóa, chuyển
SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 24


Đề Án Môn Học

giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải
thanh toán tiền hàng và nhận hàng”
(GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Xuất Nhập Khẩu, 2013, NXB Tổng Hợp
Tp.HCM, Trang 275)
Khi kí kết một hợp đồng cần lưu ý một số điều sau:
Điều 1: Tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, ký mã hiệu
Điều 2: Giá cả
Điều 3: Thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải.

Điều 4: Điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa
Bước 5: Điều kiện thanh toán trả tiền
Điều 6: Điều kiện khiếu nại.
Điều 7: Điều kiện bất khả kháng
Điều 8: Điều khoản trọng tải
1.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Công việc hết sức quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện
hợp đồng mà mình đã ký kết. Căn cứ vào điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh
nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu

SVTH: LÊ THỊ VANG

TRANG 25


×