Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh Quảng Trị 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 45 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG
XI MĂNG CỐT LIỆU

ĐỊA ĐIỂM
: THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MTV MINH ĐỨC ĐÔNG HÀ

Quảng Trị - Tháng 04 năm 2013


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG
XI MĂNG CỐT LIỆU

CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
MINH ĐỨC ĐÔNG HÀ
(Giám đốc)



ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó Tổng Giám đốc)

ÔNG. PHAN VĂN DŨNG

BÀ. NGUYỄN BÌNH MINH

Quảng Trị - Tháng 04 năm 2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN .............................................. 5
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư .......................................................................................... 5
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ..................................................................................... 5
I.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ........................................................... 9
II.1. Sự cần thiết đầu tư .................................................................................................. 9
II.2. Mục tiêu của dự án ............................................................................................... 10
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG ...................................... 11
III.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2013 .... 11
III.2. Tình hình sản xuất công nghiệp .......................................................................... 11
III.3. Thị trường vật liệu xây dựng .............................................................................. 13
III.3.1. Tình hình chung ............................................................................................... 13
III.3.2. Gạch không nung xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng ................... 13
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG .................................................................... 15
IV.1. Địa điểm đầu tư................................................................................................... 15
IV.2. Địa hình – Thủy văn ........................................................................................... 15

IV.3. Khí hậu ................................................................................................................ 15
IV.4. Khoáng sản ......................................................................................................... 16
IV.5. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án ......................................................................... 16
IV.5.1. Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................... 16
IV.5.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng .................................................................................... 16
IV.6. Nhận xét chung ................................................................................................... 17
CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ...................................... 18
V.1. Quy mô dự án ....................................................................................................... 18
V.2. Hạng mục công trình ............................................................................................ 18
V.3. Máy móc thiết bị .................................................................................................. 18
V.4. Thời gian thực hiện dự án .................................................................................... 18
CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................ 19
VI.1. Giới thiệu công nghệ........................................................................................... 19
VI.2. Quy trình công nghệ ........................................................................................... 19
VI.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu ....................................................................................... 19
VI.2.2. Quy trình sản xuất ............................................................................................ 19
VI.2.3. Giao hàng ......................................................................................................... 20
VI.2.4. Xây dựng.......................................................................................................... 20
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................ 21
VII.1. Đánh giá tác động môi trường ........................................................................... 21
VII.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 21
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .............................................. 21
VII.2. Tác động của dự án tới môi trường ................................................................... 21
VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án .............................................................................. 22
VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ................................................... 22
VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm .................................................................... 22


VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án .............................................................................. 22
VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ................................................... 23

VII.4. Kết luận ............................................................................................................. 23
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ....................................................... 24
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................... 24
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ............................................................................... 25
VIII.2.1. Nội dung ........................................................................................................ 25
VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ............................................................................... 26
VIII.3. Nhu cầu vốn lưu động ...................................................................................... 26
CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN........................................... 28
VIII.1. Cấu trúc vốn và phân bổ nguồn vốn đầu tư ..................................................... 28
VIII.2. Tiến độ đầu tư và sử dụng vốn ......................................................................... 28
VIII.3. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................................................. 29
VIII.4. Phương án hoàn trả lãi và vốn vay ................................................................... 29
CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH .................................................. 32
IX.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ............................................................... 32
IX.2. Tính toán chi phí của dự án ................................................................................ 32
IX.2.1. Chi phí sản xuất trực tiếp ................................................................................. 32
IX.2.2. Chi phí nhân công ............................................................................................ 33
IX.2.3. Chi phí khấu hao .............................................................................................. 34
IX.2.4. Chi phí khác ..................................................................................................... 36
IX.2.5. Chi phí tài chính ............................................................................................... 36
IX.3. Tính toán Giá vốn hàng bán................................................................................ 36
IX.4. Doanh thu từ dự án ............................................................................................. 37
IX.5. Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án ................................................................ 38
IX.5.1. Hiệu quả kinh tế của dự án .............................................................................. 38
IX.5.2. Hiệu quả tài chính của dự án ........................................................................... 40
IX.6. Phân tích rủi ro .................................................................................................... 43
IX.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ...................................................................... 44
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 45
X.1. Kết luận ................................................................................................................ 45
X.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 45

X.3. Cam kết của chủ đầu tư ........................................................................................ 45



DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư
: Công ty TNHH Một thành viên Minh Đức Đông Hà
 Mã số thuế
: 3200568596
 Ngày đăng ký
: 12/3/2013
 Đại diện pháp luật
: Phan Văn Dũng
Chức vụ
: Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở
: 393 Lê Duẩn, Phường Đông Lễ, Tp.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án
: Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
 Địa điểm xây dựng : Khu CN Nam Đông Hà, Tp.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
 Diện tích nhà máy
: 9,000m2
 Mục tiêu đầu tư
: Xây dựng Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu loại gạch
có nhiều ưu điểm so với gạch đất nung, phục vụ trong ngành xây dựng thay thế cho gạch đất
nung với công suất 20,000,000 viên gồm các loại sau:

+ Gạch 6 lỗ: 100 x 140 x200
+ Gạch 4 lỗ: 100 x 100 x 200
+ Gạch 2 lỗ: 60 x 100 x 200
+ Gạch đặc: 60 x 100 x 200
 Mục đích đầu tư
:
+ Cung cấp các loại gạch ống xi măng cốt liệu cho thị trường tỉnh
Quảng Trị, các tỉnh lân cận và nước Lào, góp phần phát triển ngành vật liệu xây dựng đất
nước;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại
địa phương, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và một số vấn đề khác như an ninh lương
thực;
+ Thực hiện theo chủ trương, định hướng của nhà Nước và theo
sự phát triển của thế giới về phát triển vật liệu không nung, hạn chế sản xuất Gạch đất nung
trong ngành xây dựng;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh
doanh;
+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;
 Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư
: 16,229,442,000 đồng
Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư, tương ứng với số tiền 4,868,832,000
đồng. Ngoài ra công ty dự định vay của Ngân hàng 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền
cần vay là 11,360,610,000 đồng.
 Vòng đời dự án

: 12 năm từ quý IV năm 2013
5


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật
liệu xây dựng;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;

6


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư 134/2007/TT-BTC quy định sản phẩm block nhẹ thuộc diện đặc biệt ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 4 năm- giảm thuế 50% trong 9 năm);
 Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng “Quy định sử dụng
vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng”
 Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
 Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v
ban hành Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
 Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây
không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Quyết định số 321/QĐ-TTG ngày 2/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
 Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung được thực hiện trên những tiêu

chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 TCVN 2737-1995
: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 45-1978
: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
7


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

 TCVN 5760-1993
 TCVN 5738-2001
 TCVN-62:1995
 TCVN 6160 – 1996
 TCVN 4760-1993
 TCVN 5576-1991
 TCXD 51-1984
chuẩn thiết kế;
 11TCN 19-84
 TCXD 123: 1984

: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu
: Đường dây điện;
: Gạch không nung- yêu cầu kỹ thuật;

8


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
II.1. Sự cần thiết đầu tư
Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi cùng đó thị
trường vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu về gạch – vật liệu xây dựng
cơ bản - cũng tăng cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, những năm gần đây mức tiêu thụ gạch xây toàn quốc
vào khoảng 20 tỷ viên/năm. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng vào khoảng 40 tỷ
viên/năm, cao gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Nhu cầu này hiện đại đa số đang được
đáp ứng bằng sản phẩm gạch đất sét nung.
Tuy nhiên, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn
khoảng 1.5 triệu m2 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp và 150,000 tấn than, thải ra
khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2. Nếu toàn bộ nhu cầu về gạch xây dựng đều tập trung vào gạch
đất sét nung thì gần 10 năm nữa, chúng ta sẽ đào đi gần 1 tỷ m3 đất sét mà phần lớn xâm
phạm vào đất canh tác. Đặc biệt các khí độc hại thải ra trong quá trình dùng than đốt sẽ làm
xâm hại đến môi trường, đến sức khỏe con người, làm giảm năng suất cây trồng, gây ra hiệu
ứng nhà kính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các các tài nguyên của đất nước.
Mặc khác, nhu cầu được ăn, được ở là những nhu cầu thiết yếu của con người, của xã
hội và đã là nhu cầu thì không thể bị hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm một sản phẩm thay thế
phù hợp và đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của mọi nhân tố trong xã hội là việc làm
đáng quan tâm hàng đầu hiện nay.
Hiện nay, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung đang được nhiều nước

phát triển trên thế giới áp dụng trong quá trình khai thác và sản xuất, nhằm giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường. Công nghệ này đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng
được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật
liệu xây dựng có giá thành thấp, an toàn và dễ dàng sử dụng... Vật liệu xây dựng không nung
còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như:
chủ đầu tư chủ thầu thi công, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và trên hết là lợi ích của người
tiêu dùng. Vì vậy, công nghệ sản xuất gạch không nung là sự lựa chọn phù hợp với định
hướng của toàn cầu.
Cùng với sự đồng tình với các chính sách kinh tế - xã hội, Chính phủ hiện đang đẩy
mạnh chương trình “sản xuất, tiêu thụ vật liệu không nung” trong thời gian tới. Theo đó,
Chính phủ đang xem xét tạo cơ chế, lộ trình để tạo thị trường cho vật liệu không nung, tạo
thuận lợi cho nhà sản xuất về đầu tư, nguồn nguyên liệu, tăng cường thanh tra kiểm tra việc
sử dụng đất nông nghiệp làm gạch đã bị cấm theo quy định tại Quyết định 567, nâng phí bảo
vệ môi trường và tăng cường giám sát đối với cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, nhận thấy đây là ngành sản xuất có công nghệ
hiện đại mang lợi ích tích cực trong tương lai, Công ty TNHH Một thành viên Minh Đức
Đông Hà chúng tôi quyết định thành lập Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tại Khu
CN Nam Đông Hà, Tp.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Có thể dễ dàng nhận thấy, đây là một dự án
mang tính hiệu quả và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

9


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

II.2. Mục tiêu của dự án
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu được tiến hành nhằm thực
hiện các các mục tiêu sau:
 Đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm gạch không nung,
nhằm thay thế gạch đất sét nung truyền thống do hình dạng giống gạch đất sét nung nhưng giá

thành sản phẩm rất cạnh tranh , đồng thời có nhiều ưu điểm hơn gạch đất sét nung truyền
thống .
 Sử dụng phế thải của ngành sản xuất đá là mạt đá với tỷ lệ khá lớn
 Thiết bị công nghệ tự động hoá , sản xuất có trình độ tiên tiến, sản phẩm sản xuất có
chất lượng đạt TCVN.
 Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây không nung của chính phủ và
địa phương .
 Đảm bảo các yêu cầu Xanh – Sạch , phát triển kinh tế bền vững;
 Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương;
 Đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước.

10


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
III.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2013
Kinh tế-xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp
tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong
khu vực. Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng
cuối năm 2012 không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu
dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối
vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao. Tình trạng nợ xấu chưa được giải
quyết. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số
01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tếxã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ
đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ
tiêu kinh tế-xã hội cả năm.

Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2013 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2012 (%)
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước:+4.89
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: +2.6
- Chỉ số sản xuất công nghiệp: +4.9
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: +11.7
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: +19.7
- Tổng kim ngạch nhập khẩu: +17.0
- Khách quốc tế đến Việt Nam: -6.2
- Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm: 18.0
- Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012: +6.91
III.2. Tình hình sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Ba (tính theo năm gốc so sánh 2010)
tăng 5.6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3.6%;
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5.9%; sản xuất và phân phối điện tăng 7.3%; cung cấp
nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 10.9%.
Tính chung quý I năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4.9% so với cùng kỳ năm
trước (thấp hơn mức tăng 5.9% của cùng kỳ năm 2012), trong đó ngành công nghiệp khai
khoáng (chiếm 21.3% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tăng 2.1% (cùng kỳ năm trước
tăng 3.6%); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 70.9% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng
5.4% (cùng kỳ năm trước tăng 5.9%); sản xuất và phân phối điện (chiếm 6.7% giá trị tăng thêm
toàn ngành) tăng 8.5% (cùng kỳ năm trước tăng 12.5%); cung cấp nước, xử lý nước thải, rác
thải (chiếm 1.1% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 9.5% (cùng kỳ năm trước tăng 8.4%).
Trong 4.9% mức tăng chung của quý I, ngành khai thác đóng góp 0.4 điểm phần trăm;
ngành chế biến, chế tạo đóng góp 3,8 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp
0.6 điểm phần trăm và ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0.1 điểm
phần trăm.
11


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU


Trong ngành khai khoáng, khai thác dầu thô chiếm tỷ trọng lớn nhưng chỉ số sản xuất
tăng ở mức thấp là 3.8% do sản lượng dầu thô chỉ tăng 3.7%, thấp hơn mức tăng 9.7% của
cùng kỳ năm 2012. Một số ngành khai thác khác có chỉ số sản xuất giảm mạnh như: Khai thác
than cứng và than non giảm 5.9%; khai khoáng khác giảm 8.7%.
Trong ngành chế biến, chế tạo, nhiều ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ
năm trước như: Sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 4.2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược
liệu giảm 3.8%; sản xuất kim loại giảm 3.7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản
phẩm quang học giảm 3.3%; sản xuất thuốc lá giảm 2.5%; sản xuất xe có động cơ giảm 2.1%;
sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành lớn nhất của công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm
12.8% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 3.1% (cùng kỳ năm trước tăng
11.8%).
Các sản phẩm công nghiệp có mức tăng thấp hoặc giảm là: Ti vi giảm 18.3%; ô tô
giảm 12.1%; vải dệt từ sợi tổng hợp giảm 11.3%; khí hóa lỏng giảm 9.6%; vải dệt từ sợi tự
nhiên giảm 9%; bột ngọt giảm 6.5%; than khai thác giảm 5.9%; thuốc lá giảm 2.6%; thủy hải
sản chế biến tăng 3.6% (cùng kỳ năm trước tăng 13.6%)....
Tuy nhiên vẫn có những ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm
2012 như: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 19%; sản xuất da và các sản phẩm da
tăng 18.3%; sản xuất đồ uống tăng 14%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc,
thiết bị) tăng 8.6%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 8.2%. Một số ngành có mức
tăng khá như: Sản xuất thiết bị điện tăng 6.8%; sản xuất trang phục tăng 5.8%; khai thác dầu
thô và khí tự nhiên tăng 4.7%.
Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng cao hơn các ngành khác
nhưng vẫn thấp hơn mức tăng năm trước do sản suất suy giảm nên nhu cầu sử dụng điện cho
sản xuất thấp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2013 so với cùng kỳ năm 2012 của một số tỉnh,
thành phố có quy mô công nghiệp lớn như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 5%; Đồng Nai
tăng 8.5%; Bình Dương tăng 8.5%; Hà Nội tăng 4.7%; Hải Phòng tăng 1.7%; Bắc Ninh tăng
5.7%; Vĩnh Phúc tăng 12.3%; Cần Thơ tăng 5.7%; Hải Dương tăng 4.5%; Đà Nẵng tăng
7.8%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hai tháng đầu năm 2013 so
với cùng kỳ năm trước tăng 4.1%, trong đó các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao gồm: Sản
xuất đồ uống tăng 22.8%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 13.4%; sản xuất
phương tiện vận tải khác (trừ xe có động cơ) tăng 12.7%; sản xuất hóa dược và dược liệu tăng
10.4%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất tăng 8.7%; sản xuất sản phẩm điện tử,
máy tính và quang học tăng 8.3%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ hai tháng đầu năm tăng
thấp hoặc giảm gồm: Sản xuất trang phục tăng 6.9%; dệt tăng 4.8%; sản xuất xe có động cơ
tăng 3.9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2.8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn tăng 0.7%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 0.2%; sản xuất kim loại giảm 7.2%; sản
xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 7.9%; sản xuất thiết bị điện giảm 11.6%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/3/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
16.5% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức tăng 19.9% của cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm qua các tháng trong năm qua chủ
yếu do các doanh nghiệp tự tháo gỡ khó khăn bằng cách tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ, lãi ít
12


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

hoặc bán lỗ để giải phóng hàng tồn, thu hồi vốn để tái cơ cấu ngành hàng sản xuất có lợi hơn
hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác.
Những ngành có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất xe
có động cơ tăng 37.3%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 28.4%; sản xuất hóa chất và sản
phẩm hóa chất tăng 27.4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 22%; sản xuất thiết bị
điện tăng 16.5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16%; sản xuất kim loại tăng
15.6%; sản xuất trang phục tăng 15.4%. Một số ngành có chỉ số tồn kho thấp hoặc giảm là:
Dệt tăng 11.6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2%; sản xuất đồ uống giảm 9.3%; sản
xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học giảm 31.5%.
Tỷ lệ giá trị hàng tồn kho so với giá trị sản xuất hàng tháng của toàn ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo từ tháng 7/2012 đến tháng 2/2013 luôn ở mức cao khoảng 69-93%,

trong khi tỷ lệ tồn kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường khoảng
65%. Những ngành đang có tỷ lệ tồn kho cao gồm: Sản xuất xe có động cơ 147.3%, sản xuất
giường, tủ, bàn, ghế 144.9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 142%; sản xuất và chế
biến thực phẩm 103%.
Chỉ số sử dụng lao động trong tháng Ba của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1.3%
so với tháng 2/2013. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sử dụng lao động tháng 3/2013 giảm
0.2%, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0.5%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước giảm 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.9%. Chỉ số sử dụng lao động trong
các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2.3%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0.3%;
sản xuất và phân phối điện tăng 3.4%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2.3%.
(Tổng cục thống kê)
III.3. Thị trường vật liệu xây dựng
III.3.1. Tình hình chung
Hiện nay, với tình hình đóng băng của thị trường bất động sản thì đã ảnh hưởng ít
nhiều đến khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng, dẫn đến hiện tượng “ trùm mềm thị trường” có
thể thấy trước mắt. Tuy nhiên, ai cũng biết nhu cầu “ ăn, ở” của con người và xã hội lúc nào
cũng được đặt lên hàng đầu, vì vậy có thể đảm bảo đây chỉ là tình trạng ngắn hạn và sẽ được
cân bằng khi vươn qua cơn sóng này.
III.3.2. Gạch không nung xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng
 Mô tả chung về gạch không nung
Hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn vật liệu xây dựng do trên thị
trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới với ưu điểm như chịu được thời tiết nhiệt đới, tính
thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường, một trong những sản phẩm được ưa chuộng là gạch
không nung.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt
các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không phải sử dụng nhiệt để
nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung
được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính
của chúng.


13


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá
trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ
tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy
chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được
kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,...
 Tình hình sản xuất gạch không nung
Các công nghệ gạch đất sét hiện nay đang dần lạc hậu và có nhiều hệ quả bất lợi cần
được thay thế. Mỗi năm việc sử dụng gạch đất sét nung làm mất đi một diện tích đất canh tác
nông nghiệp của 1 xã. Do đó, Quyết định 567/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 đã mở ra
một hướng đi mới cho ngành vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng.
Từ vài ba dây chuyền quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thí điểm, thăm dò thị trường,
đến nay, cả nước đã có hơn 1,000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất dưới 7
triệu viên/năm, 50 dây chuyền công suất 7-40 triệu viên/năm; 22 dự án sản xuất gạch bê tông
khí chưng áp với tổng công suất 3,8 triệu m3/năm; 17 dây chuyền sản xuất bê tông bọt với
tổng công suất 190,000 m3/năm. Đến nay, với sản lượng 4.2 tỷ viên, vật liệu xây không nung
đã tiết kiệm được 6.15 triệu m3 đất sét, 615,000 tấn than và giảm thải vào khí quyển 2.4 triệu
tấn CO2.
Chỉ tính riêng 3 loại sản phẩm nói trên, Chương trình 567 đã và sẽ đạt mục tiêu đề ra,
hiện tổng công suất đầu tư sau 1 năm thực hiện đã chiếm từ 16-17% tổng sản lượng vật liệu
xây so với tỷ lệ mục tiêu đề ra cho năm 2015 là 20-25%.
Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình,
nó đang dần trở lên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng
gạch không nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa,
nhà hàng, sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà

Nội Landmard Tower (đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng,
Hà Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà
Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu
Âu (Hà Đông, Hà Nội),...
Ngoài ra, các địa phương bám sát chủ trương sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ đất lúa
để xây dựng, đảm bảo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng theo hướng hạn chế gạch đất sét
nung, có lộ trình chấm dứt việc sản xuất gạch bằng lò thủ công.
Đặc biệt, các cơ quan liên quan sẽ xem xét việc tạo cơ chế thuận lợi về tín dụng đầu tư
và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các dự án sản xuất, tiêu thụ gạch không nung, điều
chỉnh thuế tài nguyên, phí môi trường đối với các sản phẩm có liên quan.
Kết luận: Hiện nay trên thế giới, sản phẩm gạch không nung đã là xu hướng tất yếu
của các nước phát triển. Cùng với sự đồng tình của xã hội và các cấp quản lý nhà nước, tin
chắc rằng sản phẩm gạch không nung sẽ tìm được chổ đứng vững chắc trên thị trường trong
nước và đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội.

14


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
IV.1. Địa điểm đầu tư
Dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu được xây dựng tại Khu công
nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Hình: Vị trí xây dựng dự án
Khu CN Nam Đông Hà nằm dọc quốc lộ 9 thuộc tuyến Hành Lang kinh tế Đồng Tây
và gần quốc lộ 1A; cách trung tâm Tp.Đông Hà và ga Đông Hà 2 km; cách đường Hồ Chí
Minh 10 km, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 80 km; cách cảng Cửa Việt 15 km và cảng Chân
Mây - Lăng Cô Huế 120 km; cách sân bay Phú Bài Huế 80 km và sân bay quốc tế Đà Nẵng

170km. Vị trí trên là một điểm thuận lợi về mặt thông thương là yếu tố quan trọng để chúng
tôi quyết định đầu tư tại đây.
IV.2. Địa hình – Thủy văn
Khu vực xây dựng dự án có độ cao trung bình khoảng 3m so với mặt nước biển và
được ngăn bởi lưu vực hai con sông Vĩnh Phước và Thạch Hãn chảy ra Biển Đông qua Cửa
Việt.
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng và thấp trũng nên về mùa mưa lũ thường bị
ngập lụt trên diện rộng.
IV.3. Khí hậu
Nhà máy nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng chung của khí hậu khu vực miền Trung
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm: đạt 20-250C.
Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5-7, đạt 35- 400C.
Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 8-1 đạt 180C có khi xuống tới 120C- 150C.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 2,000 - 2,800mm thường tập trung vào tháng 10,
11, 12 và chiếm tới 68% - 70% lượng mưa năm.
15


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

+ Độ ẩm trung bình hàng năm: khoảng 84.8%
+ Gió mùa: Gió trong năm phân thành 2 mùa gió chính.
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh về mùa hè từ tháng 4 đến tháng 11, tốc độ gió
bình quân từ 2.0 – 2.2m/s. Gió mùa này mang độ ẩm và gây mưa cho vùng.
Gió Tây Bắc hoạt động mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình
quân từ 1.7 – 1.9m/s.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
Bão: Thống kê trong 30 năm số trận bão đổ bộ vào đất liền từ vĩ tuyến 12 trở vào
chiếm 24.4% tốc độ gió từ cấp 7 đến cấp 12, bão thường đến các tháng 8,9,10; bình quân 1
năm có 2 – 3 cơn bão.

Hội tụ nhiệt đới: hiện tượng này thường xuất hiện phổ biến từ tháng 9,10 đôi khi vào
giữa tháng 5 và đầu tháng 6.
Thời tiết khô nóng: Xuất hiện dài từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ không khí cao trên
0
35 C, độ ẩm không khí dưới 50%.
Gió lốc: thường xảy ra vào các tháng 4,5,8,9,10 và kèm theo mưa lớn.
IV.4. Khoáng sản
Nguồn khoáng sản ở khu vực xây dựng dự án chủ yếu gồm có đất sét, ngoài ra còn có
xi măng và cát đá mạt; đây là những nguyên liệu chính, sẵn có tạo thuận lợi cho việc xây
dựng nhà máy sản xuất gạch.
IV.5. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
IV.5.1. Hiện trạng sử dụng đất
Vị trí thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp Nam Đông Hà trên nền đất có tổng
diện tích 9,000m2.
IV.5.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Do nhà máy được đầu tư ngay trong khu công nghiệp Nam Đông Hà nên cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đều hoàn chỉnh, bao gồm:
+ Hệ thống đường nội bộ;
+ Hệ thống điện phục vụ sản xuất - kinh doanh và chiếu sáng được cung cấp bởi mạng
lưới điện 110 KV;
+ Hệ thống cấp và thoát nước; Nguồn nước phục vụ sản xuất - kinh doanh được cung
cấp bởi Nhà máy thành phố Đông Hà với công suất 15.000m3/ngày đêm;
+ Hệ thống PCCC; Lực lượng PCCC của Công an PCCC tỉnh Quảng Trị sẽ hỗ trợ bất
cứ lúc nào có hoả hoạn, lực lượng PCCC tỉnh đã được đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ.
+ Hệ thống xử lý nước thải tập xây dựng theo Quyết định số 973/QĐ-UBND ngày
08/6/2010.

16



DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

IV.6. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận
lợi để tiến hành thực hiện. Thứ nhất là gần các nguồn vật liệu có thể tạo nên viên gạch: đất sét
với nhiều đá mạt, đã giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào.
Thứ hai là có nguồn nước, điện và giao thông thuận tiện dễ dàng chuyên chở nguyên vật liệu
– thành phẩm. Thứ 3 là ở ngay trong khu công nghiệp xa dân cư như vậy sẽ tránh được các
tranh chấp không cần thiết có thể xảy ra.
Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định, địa điểm xây dựng dự án Nhà máy sản xuất vật
gạch ống xi măng cốt liệu hội tụ đủ những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu
tư.

17


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
V.1. Quy mô dự án
Dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu được đầu tư trên khu đất có tổng
diện tích 9,000m2 (50,000m2) với 4 sản phẩm sau:
+ Gạch 6 lỗ: 100 x 140 x200
+ Gạch 4 lỗ: 100 x 100 x 200
+ Gạch 2 lỗ: 60 x 100 x 200
+ Gạch đặc: 60 x 100 x 200
V.2. Hạng mục công trình
STT
1
2

3

Hạng mục xây lắp
Nhà xưởng chính
Bãi phơi ngoài trời
Nhà văn phòng điều hành

ĐVT
m2
m2
m2

Số lượng
4,000
2,000
300

V.3. Máy móc thiết bị
STT
1
2
3
4
5

Thiết bị
Dây chuyền 10 triệu viên/năm
Xe nâng đẩy tay
Khay chứa gạch
Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp điện

ĐVT
hệ
xe
cái
hệ
hệ

Số lượng
2
4
2000
1
1

V.4. Thời gian thực hiện dự án
Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu sau giai đoạn đầu tư kéo dài 6 tháng, dự
án sẽ đi vào hoạt động từ quý IV/2013.

18


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
VI.1. Giới thiệu công nghệ
Công nghệ Polyme khoáng tổng hợp là một quy trình sản xuất không qua nung sấy.
Sản phẩm sớm đạt cường độ cao, trong vòng 5 - 7 ngày có thể sử dụng.
Với các nguyên liệu gồm khoáng silic như mạt đá ( đá mi bụi 0-5mm) + xi măng + phụ

gia gốc polyme làm mầm kết tinh sớm , đạt độ cứng nhanh.
Tóm tắt quy trình công nghệ polyme khoáng tổng hợp như sau:
Xi măng + Cốt liệu
+ Phụ gia

Định lượng

Tạo hình

Dưỡng hộ

Kho

VI.2. Quy trình công nghệ
VI.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
a) Xi măng : nên dùng xi măng PCB40 , nếu dùng PCB30 phải tăng khối lượng xi măng
trong cấp phối , cụ thể dùng xi măng bao hoặc xá ( bơm lên si-lô);
b) Cốt liệu : cát, mạt đá ( 0-5 mm), cát nhân tạo hoặc puzzolan, xỉ than ….;
c) Phụ gia polyme : rất thông dụng trên thị trường, có thể mua ở bất cứ địa phương nào,
dùng cho nhiều ngành sản xuất , chỉ chiếm khoảng 1% trong giá thành viên gạch.
VI.2.2. Quy trình sản xuất
MÔ HÌNH

19


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

Bước 1: Cấp liệu
1. Xi măng bao được cấp bằng tay vào gàu tải hoặc máy trộn ;

2. Cốt liệu : cấp bằng tay vào gàu tải;
3. Nước + phụ gia : phụ gia được trộn vào nước , nước được định lượng bằng cách
cân; sao đó đổ từ từ vào máy trộn. Lượng nước cho một mẻ khoảng 20 lít.
Bước 2: Trộn nguyên liệu bán khô
Cốt liệu và xi măng được cấp vào máy trộn đứng và được trộn khô. Sau khi nguyên
liệu khô đã được trộn đều, tiếp tục cấp nước đã trộn phụ gia vào, trộn thêm một thời gian sao
cho đạt độ ẩm đồng đều toàn khối nguyên liệu.
Bước 3: Cấp liệu đến máy ép
Nguyên liệu trộn xong được cấp vào phểu chứa liệu của máy ép thông qua băng tải;
Bước 4: Ép định hình viên gạch
Một lần ép 9 – 12 viên, gồm các thao tác sau:
1. Nguyên liệu được cấp vào khuôn thông qua khay định lượng thể tích , cấp 1 lần
nhiều lỗ khuôn trên khuôn;
2. Viên gạch sau khi được ép định hình trong khuôn từ chày bên trên khuôn, sẽ được
ép ra khỏi khuôn từ chày đẩy bên dưới khuôn .
3. Hệ thống kẹp khí nén – màng cao su sẽ kẹp toàn bộ các viên gạch (đó được ép ra
khỏi miệng khuôn ) đưa ra khay chứa nằm chờ trên băng tải ;
4. Mỗi khay chứa 9 – 12 sản phẩm trong 1 chu kỳ ép ;
5. Các khay sẽ được công nhân xếp vào xe đẩy đưa đến khu vực dưỡng hộ.
Bước 5: Dưỡng hộ và đóng kiện
1. Viên gạch sau khi tháo khỏi khuôn 4 giờ sẽ được xếp chồng lên nhau đến 6 lớp.
2. Sau 24 giờ từ khi tháo khỏi khuôn, có thể xếp thành khối hoặc đóng thành kiện
từng 1m3 trên palet gỗ hoặc nhựa (có thể do công nhân xếp tay hoặc dùng máu đóng kiện
palet tự động ) .
VI.2.3. Giao hàng
Sản phẩm có thể chở trên xe giao hàng sau 4 ngày sản xuất và đưa vào xây dựng sau 5
- 7 ngày .
VI.2.4. Xây dựng
Xây – trát (tô) gạch polyme bằng vữa thông thường như gạch đất sét nung . Do viên
gạch rất chính xác, nên có thể thay công đoạn xây bằng phương pháp dán như sau: nhúng viên

gạch vào nước xi măng lỏng và dán các viên gạch với nhau.
Tốc độ dán nhanh hơn xây khoảng 4 lần và chỉ tiêu hao khoảng 2.5 – 3 kg xi măng cho
2
1m tường xây. Sau đó có thể mát tít và sơn hoặc tô trát bình thường.

20


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VII.1. Đánh giá tác động môi trường
VII.1.1. Giới thiệu chung
Dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu được xây dựng tại tại Khu công
nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế
những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về
tiêu chuẩn môi trường.
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008

về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt
buộc áp dụng;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục
chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;
- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên
và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp
dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày
25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;
VII.2. Tác động của dự án tới môi trường
Việc thực thi dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu sẽ ảnh hưởng nhất
định đến môi trường xung quanh khu vực nhà máy và ngay tại nhà máy, sẽ tác động trực tiếp
đến môi trường không khí, đất, nước trong khu vực này. Chúng ta có thể dự báo được những
nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau.

21


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án
+ Tác động của bụi, khí thải
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ
công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn
và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện
vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.
+ Tác động của nước thải

Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây
dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để
không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
+ Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: chất thải rắn từ quá trình xây
dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này
nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn
đường thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà
bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng
công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị
xử lý ngay.
VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Gạch xi măng cốt liệu được làm từ những nguyên vật liệu dễ kiếm, giá thành thấp như
xi măng, cát vàng, bột đá và phụ gia (không phải sử dụng nguyên liệu đất sét gây ảnh hưởng
lớn đến môi trường và đất đai như trong công nghệ sản xuất gạch nung đốt lò tuynen truyền
thống).
Dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu không qua giai đoạn nung, không sử dụng
hóa chất và phụ gia độc hại nên không phát sinh khí thải độc gây ô nhiễm môi trường.
Trong dây chuyền sản xuất gạch không nung, nước được sử dụng ít và tuần hoàn nên
không có các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn.
Ngoài ra còn khí thải, nước thải và chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động, làm việc
của công nhân tại nhà máy nhưng lượng thải này không đáng kể.
VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng
gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực.
- Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động gắng
sức, phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu

trang, quần áo, giày tại tại những công đoạn cần thiết.

22


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

- Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng. Các máy khoan, đào,
đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h.
Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu sau:
- Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài khu vực thi công.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân.
- Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn…
- Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng đủ cho số lượng công nhân tập trung
trong khu vực dự án.
- Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác tập trung.
- Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi
trường, an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân.
VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển: Biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm khả thi có thể áp dụng là thông thoáng. Để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu
có hiệu quả, cần phải kết hợp thông thoáng bằng đối lưu tự nhiên có hỗ trợ của đối lưu cưỡng
bức. Quá trình thông thoáng tự nhiên sử dụng các cửa thông gió, chọn hướng gió chủ đạo
trong năm, bố trí của theo hướng đón gió và của thoát theo hướng xuôi gió.
+ Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại do công ty thiết kế và xây
dựng.
+ Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Để thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn phát sinh đồng thời giảm

thiểu tác động xấu đến môi trường, Ban quản lý dự án sẽ thực hiện chu đáo chương trình thu
gom và phân loại rác tại nguồn.
Bố trí đầy đủ phương tiện thu gom cho từng loại chất thải: có thể tái chế chất thải rắn
sinh hoạt.
VII.4. Kết luận
Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu sử dụng công nghệ mới thân thiện với
môi trường, nên đủ điều kiện thực hiện dự án. Đồng thời, Công ty TNHH Một thành viên
Minh Đức Đông Hà chúng tôi xin cam kết thực hiện tất cả các biện pháp triệt để để giảm thiểu
một vài tác động môi trường về tiếng ồn và sinh bụi của Dự án và sẵn sàng báo cáo hoặc hợp
tác với các cơ quan quản lý môi trường để tạo điều kiện đánh giá hoặc quan trắc môi trường
cho thật thuận lợi.

23


DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư cho dự án “Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu” được lập
dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây :
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số
14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ và Nghị định
121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ vể việc quy định chi tiết thi hành Luật thuế

giá trị gia tăng;
- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7
Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý chí phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của nhả nước;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/04/2010 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng
dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;
- Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của
Chính phủ;
- Thông tư 130/2008/TT-BTT của Bộ Xây Dựng ngày 26/12/2008 và thông tư
18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế
Thu Nhập Doanh Nghiệp.
- Thông tư số 03/2009/TT–BXD của Bộ Xây Dựng ngày 26/03/2009. Hướng dẫn một
số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây
dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư 19-2011-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 14 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ Tướng chính phủ về “Cơ
chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản phẩm sản xuất cơ
khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015”;
- Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc “ Phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020”;
24



DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình.
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư
VIII.2.1. Nội dung
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án
“Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu
tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm: Chi phí xây lắp nhà xưởng, Chi phí mua máy
móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; và Dự phòng phí.
 Chi phí xây lắp công trình
Chi phí này bao gồm chi phí xây dựng và lắp đặt các hạng mục của công trình như: nhà
xưởng chính, nhà bán mái chứa sản phẩm tạm, nhà kho, khu tập kết nguyên vât liệu, bãi phơi,
nhà văn phòng và các hệ thống phụ trợ.
Bảng các hạng mục xây lắp
ĐVT: đồng
STT
Hạng mục xây lắp
ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
1
Nhà xưởng chính
m2
4000
1,330,000 5,320,000,000

2
Bãi phơi ngoài trời
m2
2,000
415,000
830,000,000
3
Nhà văn phòng điều hành m2
300
2,490,000
747,000,000
6,897,000,000
Tổng cộng

 Chi phí máy móc thiết bị
Chi phí mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất bao gồm :
Bảng các máy móc thiết bị đầu tư
ĐVT: đồng
STT
1
2
3
4
5

Thiết bị
ĐVT Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
2

3,960,000,000 7,920,000,000
Dây chuyền 10 triệu viên/năm hệ
4
20,000,000
80,000,000
Xe nâng đẩy tay
xe
2000
30,000
60,000,000
Khay chứa gạch
xe
1
40,000,000
40,000,000
Hệ thống cấp thoát nước
hệ
1
100,000,000
100,000,000
Hệ thống cấp điện
hệ
8,200,000,000
Tổng cộng

 Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng công trình.

25



×