Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

XÂY DỰNG CÔNG THỨC GEL DƯỠNG ẨM CÓ BỔ SUNG CHIẾT XUẤT NHA ĐAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

HÀ THỊ PHƯƠNG ANH
PHẠM LONG TỐ UYÊN

XÂY DỰNG CÔNG THỨC GEL DƯỠNG ẨM
CÓ BỔ SUNG CHIẾT XUẤT NHA ĐAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

HÀ THỊ PHƯƠNG ANH
PHẠM LONG TỐ UYÊN

XÂY DỰNG CÔNG THỨC GEL DƯỠNG ẨM
CÓ BỔ SUNG CHIẾT XUẤT NHA ĐAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. HUỲNH LIÊN HƯƠNG



2015


LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 4 tháng thực hiện đề tài, gặp không ít vấn đề khó khăn trong
suốt quá trình thực hiện, nay chúng tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để
đạt kết quả như ngày hôm nay, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
GVC. Ts. Huỳnh Liên Hương, Bộ môn Công nghệ Hóa Học, Khoa
Công Nghệ, trường Đại Học Cần Thơ. Người Cô đã hướng dẫn chúng tôi đi
theo con đường hóa học mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến:
PGs. Ts. Đoàn Văn Hồng Thiện, Bộ môn Công nghệ Hóa Học, Khoa
Công Nghệ, trường Đại Học Cần Thơ. Thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn.
Quý Thầy Cô Khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã
truyền đạt những kiến thức quý báu và hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình
học.
Quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ, trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ
chúng tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quãng đời sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!

i


Trường Đại Học Cần Thơ


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Huỳnh Liên Hương
2. Đề tài: Xây dựng công thức gel dưỡng ẩm có bổ sung chiết xuất nha
đam
3. Sinh viên thực hiện: Hà Thị Phương Anh

MSSV: B1203420

Phạm Long Tố Uyên

MSSV: B1203527

Lớp: Hóa Dược – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Huỳnh Liên Hương
ii


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: ……………………………………………………………
2. Đề tài: Xây dựng công thức gel dưỡng ẩm có bổ sung chiết xuất nha
đam
3. Sinh viên thực hiện: Hà Thị Phương Anh


MSSV: B1203420

Phạm Long Tố Uyên

MSSV: B1203527

Lớp: Hóa Dược – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ phản biện

iii



TÓM TẮT
Gel là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới của mỹ phẩm với thành
phần chủ yếu là nước hoặc cồn trong một mạng lưới của các hạt keo rắn. Với
ưu điểm không gây cảm giác bóng dầu, nhờn rít, bên cạnh đó tạo cảm giác
mát do nước bay hơi, gel ngày càng được sử dụng phổ biến trên thị trường mỹ
phẩm hiện nay.
Bằng cách tối ưu hóa hàm lượng các chất dựa trên phương pháp đánh
giá cảm quan và xác định một số chỉ tiêu cần thiết về: giới hạn kim loại nặng,
giới hạn nhiễm khuẩn, kích ứng da theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6972:2001 và
Dược điển Việt Nam IV, đề tài đã xây dựng thành công quy trình phối chế gel
dưỡng ẩm có bổ sung chiết xuất nha đam.
Từ khóa: gel, nha đam, dưỡng ẩm.

iv


ABSTRACT
Gels are a relatively newer class of cosmetic created by entrapment of
large amounts of aqueous or hydro ethanolic liquid in a network of colloidal
solid particles. With the advantages of not feeling oily, greasys, besides feeling
cool by evaporation of water; nowadays, gel is used more popular in cosmetic
market.
By optimizing the content of substances based on sensory evaluation
method and identified some necessary criteria: heavy metal limit, limit
infection, irritation under Vietnam standard 6972: 2001 and Vietnam
Pharmacopoeia IV, the thesis has built successfully the moisturizing gel
formula with aloe vera extract.
Key words: gel, Aloe Vera, moisturizer.


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................ iv
ABSTRACT...................................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
2.1 Sinh lí da ......................................................................................... 3
2.2 Giới thiệu về mỹ phẩm ................................................................... 5
2.2.1 Định nghĩa ................................................................................ 5
2.2.2 Phân loại................................................................................... 5
2.2.3 Yêu cầu chung của mỹ phẩm dạng gel .................................... 5
2.2.4 Nguyên liệu chính sử dụng trong mỹ phẩm ............................. 5
2.2.5 Quy trình phối chế nền gel cho mỹ phẩm ................................ 8
2.3 Giới thiệu về mỹ phẩm gel dưỡng ẩm từ nha đam ....................... 10
2.3.1 Khái niệm gel ......................................................................... 10
2.3.2 Đặc điểm của gel dưỡng ẩm .................................................. 11
2.3.3 Giới thiệu về nha đam ............................................................ 11
2.3.4 Mục đích sử dụng gel dưỡng ẩm ........................................... 15
2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm .................................................. 15
2.4.1 Phương pháp đánh giá cảm quan theo quan điểm người xây
dựng công thức ........................................................................................ 15

2.4.2 Hình thức đánh giá ................................................................. 15
2.4.3 Phương pháp đánh giá độ ổn định ......................................... 16
vi


2.4.4 Các phương pháp đánh giá cảm quan theo quan điểm người
tiêu dùng .................................................................................................. 19
2.4.5 Phương pháp xây dựng cơ sở tiêu chuẩn của sản phẩm ........ 19
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM ..................................................................... 20
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 20
3.2 Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 20
3.3 Tiêu chí lựa chọn nguyên liệu ....................................................... 20
3.4 Nội dung thực hiện........................................................................ 20
3.4.1 Địa điểm và thời gian ............................................................. 20
3.4.2 Phương tiện nghiên cứu ......................................................... 21
3.4.3 Khảo sát và xây dựng công thức ............................................ 21
3.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm .................................................. 32
3.5.1 Phương pháp đánh giá cảm quan theo quan điểm người xây
dựng công thức ........................................................................................ 32
3.5.2 Đánh giá độ ổn định của mẫu ................................................ 36
3.5.3 Phương pháp đánh giá cảm quan theo quan điểm người tiêu
dùng ......................................................................................................... 37
3.5.4 Đánh giá sản phẩm ................................................................. 38
3.5.5 Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng ......................................... 40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 41
4.1 Khảo sát hoạt chất dưỡng ẩm trong sản phẩm dưỡng ẩm trên thị
trường ........................................................................................................... 41
4.2 Xây dựng công thức mỹ phẩm ...................................................... 45
4.2.1 Khảo sát hàm lượng các thành phần cơ bản trong công thức đề
xuất .......................................................................................................... 46

4.2.2 Đánh giá tính ổn định của sản phẩm ...................................... 61
4.2.3 Đánh giá kích ứng da ............................................................. 71
4.2.4 Đánh giá giới hạn nhiễm khuẩn ............................................. 72
4.2.5 Kết quả đánh giá sản phẩm .................................................... 72
4.2.6 Đánh giá thị hiếu người tiêu dùng ......................................... 73
vii


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 77
5.1 Kết luận ......................................................................................... 77
5.1.1 Khảo sát hoạt chất dưỡng ẩm trong sản phẩm dưỡng ẩm trên
thị trường ................................................................................................. 77
5.1.2 Xây dựng công thức gel dưỡng ẩm ........................................ 77
5.2 Kiến nghị ....................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cấu trúc của da ................................................................................... 3
Hình 2.2 Cấu trúc của gel ................................................................................ 11
Hình 2.3 Cây nha đam ..................................................................................... 12
Hình 2.4 Lá cây nha đam ................................................................................. 12
Hình 2.5 Quy trình chiết gel nha đam ............................................................. 14
Hình 3.1 Quy trình phối trộn các pha .............................................................. 24
Hình 4.1 Mẫu đối chứng .................................................................................. 45
Hình 4.2 Các mẫu khảo sát hàm lượng carbomer 940 .................................... 46
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá ảnh hưởng của carbomer 940 đến

cấu trúc gel ....................................................................................................... 47
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở các hàm
lượng carbomer 940 khác nhau trước khi sử dụng (a) và sau khi sử dụng (b) ....
......................................................................................................................... 47
Hình 4.5 Các mẫu khảo sát hàm lượng TEA ................................................... 48
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá ảnh hưởng của TEA đến cấu trúc
gel..................................................................................................................... 49
Hình 4.7 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở các hàm
lượng TEA khác nhau trước khi sử dụng (a) và sau khi sử dụng (b) .............. 50
Hình 4.8 Các mẫu khảo sát hàm lượng PG ..................................................... 51
Hình 4.9 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá ảnh hưởng của PG đến cấu trúc gel
......................................................................................................................... 51
Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở các hàm
lượng TEA khác nhau trước khi sử dụng (a) và sau khi sử dụng (b) .............. 52
Hình 4.11 Các mẫu khảo sát hàm lượng glycerine .......................................... 53
Hình 4.12 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá ảnh hưởng của glycerine đến cấu
trúc gel ............................................................................................................. 53
Hình 4.13 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở các hàm
lượng glycerine khác nhau trước khi sử dụng (a) và sau khi sử dụng (b) ....... 54
Hình 4.14 Các mẫu khảo sát nồng độ ethanol ................................................. 55

ix


Hình 4.15 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá ảnh hưởng của nồng độ ethanol
đến cấu trúc gel ................................................................................................ 55
Hình 4.16 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở các nồng độ
ethanol khác nhau trước khi sử dụng (a) và sau khi sử dụng (b) ..................... 56
Hình 4.17 Các mẫu khảo sát tỉ lệ và loại chất nhũ hóa ................................... 57
Hình 4.18 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ hàm lượng

chất nhũ hóa đến cấu trúc gel .......................................................................... 58
Hình 4.19 Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ở các tỉ lệ
chất nhũ hóa khác nhau trước khi sử dụng (a) và sau khi sử dụng (b) ............ 59
Hình 4.20 Mẫu khảo sát và mẫu đối chứng trước ly tâm (trái) và sau ly tâm
(phải) ................................................................................................................ 61
Hình 4.21 Mẫu trước khi thực hiện đánh giá sốc nhiệt ................................... 63
Hình 4.22 Mẫu sau khi thực hiện đánh giá sốc nhiệt ...................................... 63
Hình 4.23 Đồ thị biểu diễn độ nhớt của các mẫu trong quá trình sốc nhiệt .... 63
Hình 4.24 Đồ thị biểu diễn pH của các mẫu trong quá trình sốc nhiệt ........... 64
Hình 4.25 Mẫu trước khi thực hiện đánh giá lưu nhiệt ................................... 65
Hình 4.26 Mẫu sau khi thực hiện đánh giá lưu nhiệt ...................................... 65
Hình 4.27 Đồ thị biểu diễn độ nhớt của các mẫu trong quá trình lưu nhiệt .... 66
Hình 4.28 Đồ thị biểu diễn pH của các mẫu trong quá trình lưu nhiệt ........... 67
Hình 4.29 Mẫu trước khi thực hiện đánh giá phơi sáng .................................. 68
Hình 4.30 Mẫu sau khi thực hiện đánh giá phơi sáng ..................................... 68
Hình 4.31 Đồ thị biểu diễn độ nhớt của các mẫu trong quá trình phơi sáng ... 68
Hình 4.32 Đồ thị biểu diễn pH của các mẫu trong quá trình phơi sáng .......... 69
Hình 4.33 Biểu đồ kích thước hạt của mẫu khảo sát ....................................... 70
Hình 4.34 Biểu đồ kích thước hạt của mẫu đối chứng .................................... 71
Hình 4.35 Thử nghiệm Patch test trên da trước khi thoa sản phẩm (trái) và sau
khi thoa sản phẩm (phải) sau 12 tiếng ............................................................. 72
Hình 4.36 Đánh giá độ đồng nhất .................................................................... 72
Hình 4.37 Biểu đồ radar thể hiện kết quả đánh giá cảm quan theo quan điểm
người tiêu dùng ................................................................................................ 76

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 So sánh quy trình phối trộn nhũ hệ nóng và hệ lạnh .......................... 9

Bảng 2.2 Chi tiết về chất nhũ hóa được khảo sát ............................................ 10
Bảng 2.3 Thành phần hóa học có trong cây nha đam ...................................... 13
Bảng 2.4 Thang điểm đánh giá ........................................................................ 15
Bảng 2.5 Đánh giá cảm quan sản phẩm theo quan điểm người xây dựng công
thức bao gồm những tiêu chí và hệ số mi của từng tiêu chí ............................ 16
Bảng 3.1 Kí hiệu các hoạt chất được khảo sát ................................................. 22
Bảng 3.2 Công thức sử dụng cho quy trình phối chế ...................................... 23
Bảng 3.3 Khảo sát HLB của các chất nhũ hóa khi phối hợp với nhau ............ 25
Bảng 3.4 Thiết kế thí nghiệm khảo sát hàm lượng chất tạo gel ...................... 26
Bảng 3.5 Thiết kế thí nghiệm khảo sát hàm lượng TEA ................................. 27
Bảng 3.6 Thiết kế thí nghiệm khảo sát hàm lượng PG .................................... 28
Bảng 3.7 Thiết kế thí nghiệm khảo sát hàm lượng glycerine .......................... 29
Bảng 3.8 Thiết kế thí nghiệm khảo sát nồng độ ethanol ................................. 30
Bảng 3.9 Thiết kế thí nghiệm khảo sát tỉ lệ hàm lượng chất nhũ hóa và loại
chất nhũ hóa ..................................................................................................... 31
Bảng 3.10 Công thức phối chế tổng quát ........................................................ 32
Bảng 3.11 Các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng
đối với sản phẩm mỹ phẩm .............................................................................. 38
Bảng 3.12 Các chỉ tiêu giới hạn kim loại nặng theo chuẩn của ASEAN ........ 39
Bảng 4.1 Khảo sát các hoạt chất dưỡng ẩm trên thị trường ............................ 41
Bảng 4.2 Công thức phối chế gel với các hàm lượng cụ thể ........................... 60
Bảng 4.3 Độ nhớt của mẫu trước và sau khi ly tâm ........................................ 61
Bảng 4.4 pH của mẫu trước và sau khi ly tâm................................................. 62
Bảng 4.5 Phần trăm số điểm của hai mẫu........................................................ 73
Bảng 4.6 Đánh giá điểm trung bình của 7 chỉ tiêu .......................................... 75
Bảng 5.1 Công thức phối chế gel dưỡng ẩm có bổ sung chiết xuất nha đam .....
......................................................................................................................... 78

xi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DĐVN IV

Dược điển Việt Nam IV

TT-BYT

Thông tư – Bộ Y tế

QĐ-BYT

Quyết định – Bộ Y tế

EDTA

Ethylene diamine tetreacetic acid

BHA

Butylated hydroxy anisole

BHT

Butylated hydroxy toluene

O/W

Oil in water (Dầu trong nước)


W/O

Water in oil (Nước trong dầu)

T: S

Tween 80: Span 80

P: S

PEG 60: Span 80

HLB

Hydrophilic – lipophilic balance (cân bằng ưa nước và kỵ nước)

PG

Propylene glycol

TEA

Triethanolamine

ASEAN

Asociation of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á)

ACM


ASEAN Comestic Method

THA 05

Heavy metals (kiểm tra kim loại nặng)

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 1
----------GIỚI THIỆU---------1.1 Đặt vấn đề
Da là lớp mô ngoài cùng của cơ thể con người, ý thức được điều đó,
hình thức bên ngoài của da luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Nói
cách khác, làm thế nào để có được một làn da đẹp và khỏe mạnh là chủ đề rất
được chú ý trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Làn da trắng sáng và mượt mà giúp phái đẹp trở nên hấp dẫn hơn. Tuy
nhiên, một làn da trắng thôi thì chưa đủ, việc bảo vệ nó khỏi những tác động
bên ngoài là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng chú ý đến. Việc dưỡng
ẩm giúp cải thiện độ ẩm cho da, giảm quá trình thoát hơi nước qua lỗ chân
lông, từ đó làm giảm quá trình lão hóa da một cách rõ rệt.
Bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung trái cây thì sử dụng sản
phẩm dưỡng ẩm là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc bảo vệ làn da khỏi tình
trạng mất nước, giảm thiểu sự tấn công của môi trường.
Vậy sản phẩm dưỡng da chứa những chất gì để ngăn chặn quá trình
thoát hơi nước an toàn và hiệu quả? Làm sao có thể đánh giá độ ổn định của
nó và tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm như thế nào?
Đề tài “Xây dựng công thức gel dưỡng ẩm có bổ sung chiết xuất
nha đam” hướng tới sẽ trả lời thắc mắc những vấn đề trên.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hoạt chất dưỡng ẩm của sản phẩm dưỡng ẩm trên thị trường.
Xây dựng công thức sản phẩm gel dưỡng ẩm.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Bước 1: khảo sát các hoạt chất dưỡng ẩm trên các sản phẩm dưỡng ẩm.
Bước 2: dựa trên hệ gel, khảo sát và xác định lại hàm lượng các hoạt
chất trong khoảng cho phép để chọn ra hàm lượng tối ưu nhất cho sản phẩm.
Bước 3: đánh giá độ ổn định của công thức phối chế.
Bước 4: xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm trước khi lưu hành thị
trường theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/11/2011 của Bộ Y tế, sản
phẩm phải đáp ứng các yêu cầu ASEAN về giới hạn kim loại nặng và vi sinh
trong mỹ phẩm tại phụ lục số 06-MP.
1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Bước 5: đánh giá thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm gel mới phối
chế.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG 2
----------TỔNG QUAN TÀI LIỆU---------2.1 Sinh lí da [1]
Da là lớp mô ngoài cùng của cơ thể và là cơ quan lớn nhất khi xét về
mặt khối lượng và bề mặt. Diện tích của da xấp xỉ 16.000 cm2 đối với người
lớn, chiếm khoảng 8% trọng lượng của cơ thể.
Da là tổ chức khá phức tạp, kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ
chức bao phủ mang tính chất đàn hồi (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình,

có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận
cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Các tế bào biểu bì luôn
luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4 – 6 tuần. Da là một trong các loại mô luôn
sinh trưởng nhanh của cơ thể.
Chức năng chính của da là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi
khuẩn và các tác động cơ học bên ngoài. Giúp điều hòa thân nhiệt và đào thải
một số chất cặn bã thông qua tuyến mồ hôi, bên cạnh đó da còn đóng vai trò là
một cơ quan cảm giác.
Da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì.

Hình 2.1 Cấu trúc của da

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Lớp biểu bì: dày từ 0,07 – 1,80 mm.
Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt.
Chức năng: bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi
trường và sự xâm nhập của vi khuẩn; có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới
tác động bức xạ của mặt trời; chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da
và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da.
 Lớp trung bì: dày từ 0,7 – 7,0 mm.
Dày hơn lớp biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu
tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và
sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh.
Tế bào đặc trưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần
chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.
Chức năng: là nơi nuôi biểu bì, cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào
thải chất bã và các chất độc; điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới

mao mạch); nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo,
phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm; hấp thu một
số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông; tái tạo làm liền vết thương, vết
bỏng trên da; làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất
chế tiết, đáp ứng viêm và các phần ứng dị ứng.
 Lớp hạ bì: dày từ 0,25 mm đến hàng cm.
Đây là mô liên kết mỡ, các phần phụ của biểu bì như gốc lông, tuyến
mồ hôi, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì. Một số
vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như da cánh mũi, viền đỏ môi, bìu, đầu
dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay, vành tai.
Lớp hạ bì phát triển nhiều ở vùng bụng, mông (nhất là phụ nữ) có ảnh hưởng
đến thẩm mỹ của cơ thể.
Chức năng: giảm thiểu các tác động từ bên ngoài và dự trữ năng lượng.
Vì da có cấu trúc và chức năng rất phức tạp và quan trọng nên việc nuôi
dưỡng da, chăm sóc da là hết sức cần thiết và mang tính khoa học. Mặt trong
của da được nuôi dưỡng thông qua chế độ dinh dưỡng bằng đường ăn uống.
Còn mặt ngoài của da được nuôi dưỡng chủ yếu bằng cách thẩm thấu. Cho
nên, việc nuôi dưỡng và chăm sóc da từ bên ngoài là rất quan trọng.

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2 Giới thiệu về mỹ phẩm
2.2.1 Định nghĩa
Theo thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy
định về quản lý mỹ phẩm: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay một chế phẩm
được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài con người (da, hệ
thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc
răng hoặc niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay

đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, hoặc giữ cơ thể trong điều
kiện tốt”.
2.2.2 Phân loại
Sản phẩm mỹ phẩm phân loại theo cách thức:
- Theo thị trường: cao cấp, bình dân,…
- Theo đối tượng sử dụng: nam, nữ, trẻ em,…
- Theo các bộ phận cơ thể: da, tóc, môi, móng,…
- Theo dạng sản phẩm: dạng nhũ, dung dịch,…
- Theo chức năng của sản phẩm: làm trắng, giữ ẩm, chống nắng,…
2.2.3 Yêu cầu chung của mỹ phẩm dạng gel
Trong suốt, ổn định trong thời gian dài và không bị chảy hay phân lớp.
Lớp gel thoa trên da phải có độ dàn trải, thấm thấu tốt, giữ ẩm tốt cho
da.
Không gây cảm giác khó chịu và có pH phù hợp với da.
Dễ sử dụng và bảo quản, không độc.
Đạt tiêu chuẩn theo thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của
Bộ Y tế.
2.2.4 Nguyên liệu chính sử dụng trong mỹ phẩm [2]
2.2.4.1 Dầu, mỡ, sáp
Dầu là một hợp chất lỏng hữu cơ có trong tự nhiên như dầu olive, dầu
dừa,…là các glyceride hay các hợp chất ester của glycerine và các acid béo, có
độ nhớt thấp và tồn tại ở thể lỏng tại 21°C.
5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sáp là chất rắn ở 21°C, tan trong dầu, không tan trong nước và tạo một
lớp màng chống nước.
Dầu, mỡ, sáp được dùng để làm chất nhũ hóa, chất trợ nhũ, đồng thời
dầu còn được làm dung môi cho các hợp chất hữu cơ.

2.2.4.2 Chất hoạt động bề mặt
Là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng.
Vai trò: tẩy rửa, làm ướt khi cần có sự tiếp xúc giữa dung dịch và đối
tượng tạo bọt, làm chất nhũ hóa (quyết định sự tạo bọt và độ bền của nhũ
tương), làm tan khi cần đưa sản phẩm vào cấu tử không tan.
2.2.4.3 Chất tạo độ nhớt – chất làm đặc
Là những chất có tác dụng làm tăng độ nhớt, độ đậm đặc cho sản phẩm.
Vai trò: tăng độ nhớt cho sản phẩm (tạo cảm giác đậm đặc), tạo độ rắn
cho sản phẩm (gel), tạo tính chất lưu biến phi Newton và khả năng đàn hồi,
khả năng phục hồi cấu trúc sau khi chịu áp lực, tạo lớp bọt bền chắc.
2.2.4.4 Chất giữ ẩm
Là các vật liệu hút ẩm có tính hút hơi nước từ không khí ẩm cho đến
khi cân bằng.
Vai trò: ngăn chặn quá trình mất nước để tránh mỹ phẩm bị khô, vón
cục,… khi tiếp xúc với không khí. Ngoài ra còn có tác dụng giữ ẩm cho da.
Các sản phẩm dưỡng ẩm theo cơ chế: làm giảm sự mất hơi nước, thu
hút nước từ không khí vào lớp sừng.
Một số thành phần quan trọng bao gồm:
 Chất có tính hút ẩm: ngăn chặn quá trình thoát hơi nước ở lớp sừng và
tăng cường sự xâm nhập của các thành phần dưỡng ẩm. Các chất hút ẩm tốt
theo thứ tự là: petrolatum, lanolin, dầu khoáng và silicones. Những chất này có
tính nhờn, khi lạm dụng có thể gây ra tình trạng viêm nang lông.
 Chất làm mềm da: có tướng dầu trong nước hoặc nước trong dầu,
trong thành phần có chứa các acid béo, cholesterol và ceramides. Chất làm
mềm da đóng vai trò trong khả năng giữ nước của lớp sừng, giúp cho làn da
mịn màng và đàn hồi.

6



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Chất giữ ẩm: là những chất hút ẩm tích cực kéo nước và giữ ẩm cho
lớp sừng. Như glycerine, acid alpha hydroxy và các loại đường khác. Chức
năng của chúng là khôi phục lại khả năng của da để thu hút, giữ và phân phối
nước.
2.2.4.5 Chất diệt khuẩn
Là chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật (vi nấm, vi khuẩn, vi trùng,…),
ngăn không cho vi sinh vật phát triển.
Vai trò: tiêu diệt vi sinh vật trên đối tượng sử dụng hoặc dùng để bảo
vệ sản phẩm khỏi sự xâm nhập và sự phát triển của vi khuẩn.
2.2.4.6 Chất chống oxy hóa
Là những chất có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa qua việc ức
chế sự hình thành gốc tự do,…
Vai trò: chống oxy hóa trên đối tượng sử dụng (kem dưỡng da, dầu gội
có tinh chất trà xanh, vitamin C,…), bảo vệ sản phẩm, chống lại quá trình oxy
hóa với các nguyên liệu dễ bị oxy hóa của sản phẩm (thường gặp là BHA,
BHT,…).
2.2.4.7 Chất bảo quản
Là những chất được bổ sung vào sản phẩm mỹ phẩm nhằm ức chế sự
phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm hay tảo.
Vai trò: giúp ổn định sản phẩm cũng như mở rộng thời hạn sử dụng.
Hiện nay có 5 loại được sử dụng phổ biến:
Họ paraben: có hiệu quả cao ở hàm lượng thấp nhưng theo những
nghiên cứu gần đây cho thấy họ paraben gây độc hại cho sức khỏe nên hàm
lượng paraben chỉ được dùng khoảng 0,01% – 0,30%. Ví dụ: methylparaben,
propylparaben,…
Họ formaldehyde: có hiệu quả thấp với vi khuẩn và nấm, chất bảo quản
này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, nên được hạn chế sử
dụng (sử dụng với hàm lượng rất thấp), thậm chí cấm sử dụng. Ví dụ:
hydantoin, diaxolidinyl urea,…

Họ isothiazolinone: có tác dụng hiệu quả trên nhiều loại vi sinh vật và
nấm, các chất thuộc họ này không gây ung thư nhưng gây kích ứng da. Ví dụ:
kathon,…
7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Họ phenoxyethanol: hiệu quả thấp, chỉ hạn chế được một số loại vi
sinh vật, vì vậy thường được kết hợp với nhiều chất bảo quản khác nhằm nâng
cao hiệu quả bảo quản. Ví dụ: optiphen, optiphen plus,…
Acid hữu cơ: có hiệu quả khi sử dụng với hàm lượng cao, có khả năng
chống lại nhiều vi sinh vật và nấm. Ví dụ: acid benzoic, sodium benzoate, acid
levulinic,…
2.2.4.8 Chất màu
Chất màu dùng để tạo màu cho sản phẩm. Người ta không phân loại
màu pigment mà mã hóa các loại pigment dưới dạng các chữ như: CI, Sh,…
Cách đặt tên màu pigment: tên màu + kí hiệu, mã hiệu, chủng loại. Ví
dụ: CI 74260 màu xanh lá, CI 74160 màu xanh dương, CI 77891 màu trắng,…
2.2.4.9 Chất tạo hương
Chất có vai trò tạo hương cho sản phẩm. Ví dụ: rose extract, menthol
extract,…
2.2.4.10 Nước
Nước là dung môi hòa tan các cấu tử tan trong nước, tạo tướng nước
trong sản phẩm có tạo nhũ, tạo khối, giảm giá thành sản phẩm.
Nước sử dụng trong mỹ phẩm cần đạt những yêu cầu sau:
- Không nhiễm các ion kim loại, chất hữu cơ.
- Không nhiễm các vi sinh vật.
- Không màu, không mùi vị.
2.2.5 Quy trình phối chế nền gel cho mỹ phẩm
2.2.5.1 Mục tiêu của quá trình phối trộn

Mục tiêu của quá trình phối trộn là làm tăng độ đồng đều trong hỗn hợp
nguyên liệu. Làm tăng độ ổn định cho sản phẩm.
2.2.5.2 Phân loại
Có hai quy trình phối trộn mỹ phẩm:
 Quy trình phối trộn hệ nóng: quá trình khuấy tạo nhũ có gia nhiệt.
8


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Quy trình phối trộn hệ lạnh: quá trình khuấy tạo nhũ ở nhiệt độ phòng.

Bảng 2.1 So sánh quy trình phối trộn nhũ hệ nóng và hệ lạnh
Nhũ hóa lạnh

Nhũ hóa nóng

Năng lượng

Tiêu tốn ít năng lượng

Tiêu tốn nhiều năng lượng
(do gia nhiệt và làm nguội)

Giá thành

Thấp

Cao

Quá trình


Đơn giản

Phức tạp

Thời gian

Tốn ít thời gian

Tốn nhiều thời gian

Môi trường

Thân thiện với môi trường

Ít thân thiện với môi trường

2.2.5.1 Lựa chọn hệ nhũ [2]
Nhũ được định nghĩa là một hệ hai pha chất lỏng không tan lẫn vào
nhau, trong đó một pha phân tán trong pha còn lại dưới dạng những hạt nhỏ có
kích thước đường kính trong khoảng 0,2 – 50,0 µm.
Pha là một thành phần riêng biệt, đồng nhất, phân biệt với các thành
phần khác của hệ thống qua bề mặt phân cách xác định.
Nhũ mỹ phẩm không chỉ hạn chế ở hệ lỏng – lỏng đơn giản mà còn là
những hệ phức. Tuy nhiên đặc trưng của hệ nhũ bao giờ cũng gồm một pha
háo nước và một pha háo dầu. Khi pha háo dầu phân tán trong pha háo nước
thì ta được nhũ O/W và ngược lại.
Mỹ phẩm có hệ nhũ là O/W: khi sử dụng không gây cảm giác mẫn
ngứa hay cảm giác nhờn, lan tỏa tốt trên da và gây hiệu quả thâm nhập tốt cho
các chất tan trong nước, tạo cảm giác mát do nước bay hơi.

Mỹ phẩm có hệ nhũ là W/O: tạo ra lớp màng chống thoát nước cho da,
tăng cường khả năng thâm nhập tốt cho các chất tan trong dầu và duy trì trạng
thái lỏng ở nhiệt độ thấp.
Với cấu trúc gel O/W, chất nhũ hóa được chọn có chỉ số HLB phù hợp
để tạo được nhũ tương O/W bền vững và đảm bảo khả năng phân tán tốt vào
da.

9


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Loại chất nhũ hóa được khảo sát bao gồm: Span 80, Tween 80 và PEG
60.
Bảng 2.2 Chi tiết về chất nhũ hóa được khảo sát [3]
Tính chất

Tween 80

PEG 60

Span 80

Danh pháp

Polyoxyethylene
sorbitan monooleat
80

Polyethylene glycol
60


Sorbital
monooleat

HLB

15

15

4,3

Trạng thái

Dạng lỏng, sánh,
màu vàng nhạt.

Dạng lỏng, sánh,
trong suốt.

Dạng lỏng, sánh,
màu vàng nhạt.

Khả năng
hòa tan

Tan tốt trong nước

Tan tốt trong nước


Ít tan trong nước
nhưng tan tốt
trong dung môi
hữu cơ.

2.3 Giới thiệu về mỹ phẩm gel dưỡng ẩm từ nha đam
2.3.1 Khái niệm gel
Gel là một trạng thái vật chất của một hệ keo có môi trường phân
tán ở thể rắn và chất phân tán ở thể lỏng, trong đó sự chuyển động của môi
trường phân tán bị hạn chế bởi một mạng lưới chằng chịt ba chiều của các hạt
hoặc các đại phân tử của pha phân tán. Độ nhớt của gel lớn hơn độ nhớt của
một chất lỏng nhưng không bằng một chất rắn, gel chủ yếu ở dạng lỏng,
nhưng do một mạng lưới ba chiều liên kết ngang trong vòng chất lỏng, vì thế
gel là một dung dịch mang một số đặc tính tương tự chất rắn [4].

10


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Hình 2.2 Cấu trúc của Gel
2.3.2 Đặc điểm của gel dưỡng ẩm
Gel dưỡng ẩm có cấu tạo trong suốt, có thể có hoặc không có màu.
 Thành phần chính gồm nước, rượu (ethanol) hoặc chất béo dạng lỏng.
 Khi thoa gel dưỡng ẩm tạo cảm giác rất mát do khả năng bay hơi
nhanh. Đây là dạng gel dưỡng nhẹ nhất và cảm giác ít dính nhất.
 Gel dưỡng ẩm là giải pháp tối ưu cho da dầu và da hỗn hợp vì không để
lại chất kết dính trên bề mặt da, thẩm thấu nhanh và do đó không bít lỗ chân
lông.
 Gel và lotion giúp thẩm thấu sâu xuống bề mặt da. Vì vậy các sản phẩm

cần thẩm thấu sâu, ví dụ như serum thường được làm dưới dạng gel.
2.3.3 Giới thiệu về nha đam
2.3.3.1 Đặc điểm và phân bố
Nha đam hay còn gọi là Lô hội, Lư hội; thuộc họ Asphodelacea, tên
khoa học là Aloe Vera. Là cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, bề ngoài giống
như xương rồng. Lá không cuống mọc áp sát vào nhau thành hình hoa thị, đầu
thuôn dài thành mũi nhọn, phiến rất dày, mọng nước, mặt trên phẳng hoặc hơi
lồi, có những đốm trắng, mặt dưới khum, mặt cắt tam giác. Cắt lá thấy có nhựa
vàng nhạt chảy ra [5].

11


×