Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Báo cáo tốt nghiệp cây lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:

Đánh giá khả năng
sinh trưởng và phát triển của giống lúa TBR225 tại Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Anh
Lớp : Khoa học cây trồng 47B
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Quang Cơ
Bộ môn: Công nghệ rau hoa quả và thiết kế cảnh quan

Năm 2017


Lời Cảm Ơn!
Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại dưới mái trường Đại học Nông
Lâm Huế tôi đã tích lũy được không ít kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân. Để
có được ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mình tôi đã nhận
được sự động viên từ gia đình, sự hướng dẫn giảng dạy tận tình của quý thầy cô
giáo trong nhà trường và sự giúp đỡ của bạn bè.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông
lâm Huế, ban chủ nhiệm khoa Nông học và toàn thể quý thầy cô giáo đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới thầy Nguyễn Quang Cơ, người đã
định hướng, hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và


hoàn thành bài báo cáo của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm hợp tác xã huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo,
bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hoàng Anh

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa của thế giới từ năm 2005 – 2014
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của một số quốc gia trên thế giới trong năm 2014
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua các năm
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam qua các năm 2010 – 2014
Bảng 2.5 : Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2005 – 2014
Bảng 3.1: Danh mục các giống tham gia thí nghiệm
Bảng 3.2. Diễn biến khí hậu thời tiết Đông Xuân 2016 – 2017 tại Thừa Thiên Huế.

Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Bảng 4.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.3. Khả năng ra lá của các giống thí nghiệm
Bảng 4.4. Khả năng tích lũy vật chất khô qua các giai đoạn khác nhau
Bảng 4.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa:
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu của các giống lúa thí nghiệm


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm
Hình 4.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Hình 4.3. Khả năng ra lá của các giống lúa thí ngiệm
Hình 4.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm
Hình 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
GDP: Gross Domestic Product, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ
nhất định.
FAOSTAT: Food and Agriculture Organization of The United nation (Tổ chức nông
lương thế giới).
IRRI: International Rice Research Isstitute (Viện nghiên cứu lúa Quốc tế).
HTX: Hợp tác xã
TB: Trung bình
ĐC: Đối chứng
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu



[Type here]
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, lúa là cây
nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê, sản
lượng lúa toàn cầu năm 2013 khoảng 746,4 triệu tấn (tương đương với 497,6
triệu tấn gạo sát), cao hơn 1,4 % hay khoảng 10,2 triệu tấn so với năm 2012 (736,2
triệu tấn). Sản lượng gạo thế giới tăng trưởng ở mức 1,0% mỗi năm với 0,8% tăng
do cải thiện năng suất và 0,2% do tăng diện tích canh tác. Mức tiêu thụ gạo toàn
cầu tăng 1,06% mỗi năm, trong khi thương mại lúa gạo tiếp tục tăng trưởng 2,54%
mỗi năm. Sản lượng gạo trên thị trường toàn cầu dao động từ 29 - 33 triệu tấn
trong các năm từ 2011 đến 2013 và dự kiến sẽ tăng lên xấp xỉ 40 triệu tấn vào năm
2022 [8]
Lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con
người [ C I TAT I O N P l a c e h o l d e r 2 \ l 1 0 3 3 ] . Ở Việt Nam, người dân sử
dụng lúa gạo làm lương thực chính, mức tiêu thụ bìnhquân khoảng 120
kg/người/năm [5]. Lúa gạo đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp của bà
con nông dân trên khắp cả nước. Từ lúa gạo chúng ta có thể chế biến được nhiều
thực phẩm khô, món ăn hấp dẫn. Trồng lúa là một nghề có truyền thống người dân
Việt Nam. Lúa là cây lương thực hàng đầu của nước ta.
Trong những năm gần đây hàng loạt giống lúa mới ra đời, đặc biệt là các
giống lúa tốt có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu, bệnh. Tuy nhiên việc
trồng lúa vẫn còn nhiều khó khăn do điều kiện sản xuất ở các vùng và nhiều điều
kiện bất lợi trong sản xuất lúa như lũ lụt, hạn hán, đất đai bị nhiễm phèn, mặn…

1



[Type here]
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có diện tích trồng lúa khá lớn ở miền Trung nên
việc canh tác lúa giữ vai trò hết sức quan trọng đối với người dân trong tỉnh. Thừa
Thiên Huế cũng là một tỉnh có sự đa dạng cao về đất canh tác lúa, thời tiết khí hậu
diễn biến phức tạp. Chính vì thế việc nghiên cứu tuyển chọn nhằm tìm ra những
giống lúa mới thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nơi đây là một vấn đề rất quan
trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sản xuất lúa của người dân, không
những giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân mà còn
giúp đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và cho cả nước trong thời gian tới.
Để cải thiện vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh trưởng và phát triển của giống lúa TBR225 tại Thừa Thiên Huế”.

1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khả năng chống chịu sâu bệnh, của
giống lúa TBR225 trong vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại xã Quảng An, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nắm được các đặc trưng, đặc tính khả năng sinh trưởng và phát triển của
từng giống.
- Tuyển chọn được giống lúa có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên
tại Thừa Thiên Huế để có thể đưa vào phục vụ sản xuất.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được đặc điểm sinh trưởng của cây lúa.
- Theo dõi và nắm đầy đủ cách đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển,
năng suất của các giống lúa thí nghiệm.
- Nắm được phương pháp điều tra, theo dõi các đối tượng dịch hại chính trên
2


[Type here]

cây lúa theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều tra sinh vật hại lúa
(QCVN 01-38: 2010/BNN&PTNT).
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát
triển của giống lúa TBR225 tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
- Làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng giống lúa mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt, thích hợp với điều kiện ở huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tìm ra giống lúa mới phù hợp với điều kiện canh tác ở huyện Quảng Điền.
- Khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa mới nhằm đưa vào sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao.

PHẦN 2:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam.
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới.
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, vùng trồng lúa tương đối rộng, từ
300Bắc đến 400 Nam, gồm 130 nước trồng lúa nhưng phân bố không đều giữa các
khu vực trên thể giới. Trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập
trung ở châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 - 1.000.000
ha [9].
3


[Type here]
Diện tích trồng lúa trên thế giới gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong
vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm.

Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu
ha) với tốc độ tăng chậm với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ
năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng
giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 153,5 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2013 diện
tích lúa gia tăng liên tục đạt 164,7 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 tới nay [9].

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa của thế giới từ năm 2005 – 2014
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu/tấn)

2005

152,90

40,91

634,28

2006


155,63

41,20

640,92

2007

155,09

42,35

656,78

2008

160,04

42,99

688,04

2009

158,10

43,45

686,93


2010

161,19

43,53

701,65

2011

162,48

44,40

721,45

2012

162,94

45,30

733,23
4


[Type here]
2013


165,16

44,98

738,06

2014

160,66

45,39

740,96
(Nguồn: faostat 2016

[12])
Dựa trên số liệu từ bảng 2.2 trên cho thấy:
Từ năm 2005 đến nay diện tích sản xuất lúa tăng và tăng mạnh. Đây là hệ
quả của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu buộc các nhà nước phải chú tâm
đảm bảo an ninh lương thực bằng cách trồng lúa.
Về năng suất, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công tác chọn
tạo giống mới, năng suất lúa từ năm 2005 đến năm 2014 liên tục tăng từ 40,94 tạ
/ha lên 45.39 tạ / ha.
Về sản lượng mặc dù có biến động trong năm 2009 (686,93 triệu tấn) nhưng
nhìn chung thì sản lượng trong 10 năm vẫn tăng khá cao.
Sản lượng lúa các năm tiếp theo được dự báo sẽ tăng chậm và có xu hướng
chững lại vì diện tích trồng lúa đang ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa gia
tăng. Giá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật tư đầu vào tăng cao không khuyến
khích nông dân trồng lúa, hệ số sử dụng ruộng đất khó có thể tăng cao hơn nữa (ví
dụ: ở Việt Nam, nhiều nơi đã trồng lúa tới 3 vụ lúa/năm), nông dân chuyển diện

tích trồng lúa sang trồng cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế
cao hơn hoặc chuyển sang trồng các giống lúa có chất lượng cao mặc dù năng suất
thấp hơn.
Trong những thập kỷ gần đây, việc sản xuất lúa gạo có những tiến bộ đáng kể
nhưng năng suất và chất lượng vẫn chưa nâng lên và đạt theo yêu cầu, vấn đề an
ninh lương thực trên thế giới vẫn chưa đáp ứng. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác
nghiên cứu về cây lúa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng
5


[Type here]
năng suất và sản lượng, nhất là những vùng trọng điểm trồng lúa của thế giới để
đáp ứng nhu cầu lương thực là vấn đề cấp bách đặt ra.

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa của một số quốc gia trên thế giới trong năm 2014
Tên nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Thế giới


160,66

45,39

740,96

Trung Quốc

30,31

67,46

208,24

Ấn Độ

43,74

36,22

157,20

Indônesia

11,83

51,35

70,85


Bangladesh

11,79

44,19

52,23

Thái Lan

10,27

30,11

32,62

Việt Nam

7,82

57,54

44,97

Philippin

4,71

40,02


18,97

Brazin

2,30

52,01

12,18
(Nguồn: faostat 2016 [12])
6


[Type here]
Thông qua bảng 2.3 ta thấy Ấn Độ có diện tích trồng lúa lớn nhất nhưng sản
lượng không đứng đầu, điều này chứng tỏ việc áp dụng nhưng tiến bộ khoa học kỹ
thuât của Ấn Đô còn nhiều hạn chế. Khiến năng suất và sản lượng lúa ở đây thấp.
Trung Quốc có diện tích trồng lúa ở vị trí số 2 nhưng sản lượng lại dẫn đầu do năng
suất rất cao. Ai Cập là nước có năng suất cao nhất khẳng định những tiến bộ vượt
trội của họ trong viêc vận dụng các phương pháp canh tác công nghệ cao. Trong khi
đó Việt Nam cũng là một trong những nước có năng suất lúa khá cao so với thế
giới.

2.1.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Lúa là cây trồng truyền thống của Việt Nam, nghề trồng lúa của Việt Nam ra
đời và tiến triển những bước đầu tiên với phương thức sản xuất châu Á. Từ văn hóa
Hòa Bình, săn bắn, hái lượm khó khăn, trong sản xuất nông nghiệp đã phát hiện
nghề trồng lúa. Thời Văn Lang, Việt Nam bước vào thời đại đồng thau (4000 năm)
nông nghiệp phát triển nhờ công cụ bằng đồng: rìu, lưỡi cày, lưỡi cuốc bằng đồng

trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có hoa văn người giã gạo. Thế kỷ thứ 3 trước Công
nguyên, nông nghiệp tiếp tục phát triển, nghề trồng lúa đã được sử dụng các công
cụ bằng sắt. Việc rời đô xuống Cổ Loa, người Lạc Viêt tiến sát ra biển tùy theo
nước thủy triều lên xuống để trồng lúa, sau này IRRI (1984) gọi đó là sinh thái
ngập nước thủy triều – Tidal wetland ecology. Trong suốt 2000 năm lịch sử với các
công trình đắp bờ, đào kênh mương dẫn nước tưới nên đến nay nghề trồng lúa Việt
Nam đã tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp có tưới điển hình [10]
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc
và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt
33 - 34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu
tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự
7


[Type here]
trữ quốc gia. Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa. Ở
miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và
thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng
năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản
xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản
(tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển
đổi một phần đất trồng lúa vụ ba [15].
Hiện nay nuớc ta có nhiều loại giống lúa cho các vụ và các vùng khác nhau,
các giống này đều đáp ứng được yêu cầu sản xuất của các vùng thâm canh lúa,
vùng đất khó khăn như hạn, úng, chua, mặn và các loại giống chống chịu sâu bệnh
như kháng rầy, đạo ôn. Điều kiện sinh thái ở nước ta rất đa dạng nên đòi hỏi phải có
bộ giống lúa phong phú để có thể đáp ứng được các tiểu vùng nông sinh thái. Do đó
trong những năm qua chúng ta đã tạo được nhiều giống lúa mới phục vụ cho sản
xuất lúa đa dạng của nông dân.
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng từ Bắc vào Nam, trong đó

có rất nhiều giống “cổ truyền” có chất lượng cao như các loại lúa: Tám thơm, Lúa
di, Nàng thơm, Nếp cái hoa vàng, Nếp cẩm, Nếp tú lệ… Chúng ta đã nhập và thuần
hoá nhiều giống lúa tốt từ nước ngoài mà nay đã thành các giống lúa đặc sản của
Việt nam có thương hiệu như: IR 64 Điện Biên, Bao Thai Định Hoá, Khaodomaly
Tiền Giang… [7]

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua các năm
8


[Type here]
Chỉ Diện tích
tiêu

Năng suất (tạ/ha)

(nghìn ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Năm
2007

7.207.400,0

49,9

35.942.700,0


2008

7.400.200,0

52,3

38.729.800,0

2009

7.437.200,0

52,4

38.950.200,0

2010

7.489.400,0

53,4

40.005.600,0

2011

7.655.440,0

55,4


42.398.345,7

2012

7.753.163,0

56,3

43.661.569,6

2013

7.902.808,0

55,7

44.039.291,3

2014

7.816.476,0

57,5

44.974.206,0
(Nguồn: faostat 2015 [10] )

Theo bảng thống kê trên ta nhận thấy rằng:
Năm 2005, diện tích canh tác lúa của Việt Nam có khoảng 7.329.200 ha, đến
năm 2007 giảm xuống còn 7.207.400 ha và tăng trở lại vào năm 2008 với diện tích

7.400.200 ha. Nguyên nhân là do sức ép của sự gia tăng dân số và quá trình đô thị
hoá đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói
riêng bị thu hẹp nhưng đến năm 2008 diện tích trồng lúa đã tăng trở lại với diện
tích 7.400.200 ha và đến năm 2014 diện tích trồng lúa của nước ta là 7.816.476 ha.
Năng suất bình quân tăng lên rõ rệt từ 48,9 tạ/ha năm 2005 đã tăng lên 56,3
tạ/ha vào năm 2012. Đến năm 2013 năng suất lúa của Việt Nam giảm nhẹ xuống ở
mức 55,7 tạ/ha nhưng đến năm 2014 năng suất lúa của Việt Nam tăng dần đạt 57,5
tạ/ha, cao hơn so với các năm trước.
Từ năm 2005 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng nhờ
biện pháp kỹ thuật canh tác tốt, năng suất tăng và một phần nhờ mở rộng diện tích
canh tác hàng năm. Sản lượng lúa ở nước ta năm 2005 đạt 35.832.900 tấn và đến
năm 2014 đã đạt được sản lượng 44.974.206,0 tấn.
9


[Type here]
Ngoài việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt,
thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, chống chọi được với nhiều loại sâu bệnh cũng
góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của cả nước để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đủ
sức cạnh tranh với thị trường gạo trên thế giới.
Tuy vậy, theo báo cáo ngày 19/1/2015 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA), xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 giảm so với dự báo và thấp nhất 5
năm qua, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) [20]. Tình hình
xuất khẩu gạo trong 5 năm như sau:
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam qua các năm 2010 – 2014
Chỉ tiêu

Sản lượng


Giá trị

Bình quân

( Triệu tấn )

( Tỷ USD )

(USD/Tấn)

2010

6,316

2,931

464

2011

6,61

2,95

446

2012

7,72


3,5

447

2013

7,1

3,651

514

2014

6,75

2,912

431

Năm

(Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) [20])
Theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam, số lượng gạo xuất khẩu
năm 2014 đạt 6,75 triệu tấn, thấp hơn so với dự báo 7 triệu tấn và giảm so với 2
năm trước đó. Về giá trị cũng giảm nhiều so 3 năm trước, và tỷ trọng đóng góp vào
GDP cũng giảm hơn. Năm 2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam vấp phải sự cạnh
tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Nguồn cung từ Thái Lan và các nước xuất khẩu
khác tăng mạnh cùng với nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm đã kéo giảm giá
gạo xuất khẩu kể từ tháng 9/2014. Cả năm 2014, giá chào bán gạo xuất khẩu của

10


[Type here]
Thái Lan giảm trong khi giá chào bán gạo của Việt Nam tăng và cao hơn so với
Thái Lan. Giá bán cao, chất lượng không vượt trội, thương hiệu chưa vững chắc đó
là những nguyên nhân chính đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của ta năm 2014,
[20].
Là một nước nông nghiệp, đã từng đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo
trong nhiều năm, có dân số 90 triệu người, vì an ninh lương thực thì việc giữ 3,8
triệu ha trồng lúa và duy trì ngành nông nghiệp trồng lúa là rất quan trọng. Tuy
nhiên, nếu không có sự thay đổi để nâng cao năng suất lao động, trong khi năng
suất của các ngành nghề khác đang từng bước nâng lên và những thách thức như
sản xuất lúa ngày càng khó khăn hơn vì đất nông nghiệp bị thu hẹp, áp lực dịch
bệnh tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét hơn [20].
Theo đó, phải tìm tòi các giải pháp phù hợp để thay đổi căn bản về chính
sách, chuyển đổi mô hình sản xuất, đầu tư công cụ lao động, chế biến lúa gạo hiện
đại, đầu tư giống lúa chất lượng cao, từ hộ sản xuất cá thể mua bán trực tiếp trên thị
trường sang mô hình hộ nông dân liên kết trong các tổ chức để hợp tác sản xuất,
mua bán trên thị trường có tính cạnh tranh cao. Cần đặc biệt quan tâm đến quyền
lợi của nhà nông. Khi các lợi ích của “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và
doanh nghiệp) hài hòa sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho ngành lúa gạo của
Việt Nam. Kỳ vọng rằng, cả “4 nhà” đều có lương tâm, quyết tâm thay đổi thì
tương lai Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới và nông dân
trồng lúa sẽ nâng cao cuộc sống [20].

2.1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Tổng diện
tích đất tự nhiên là 5.033,2 km2, dân số vào khoảng 1.123.800 người (2013). Trong
đó sản xuất nông nghiệp là chính và diện tích gieo trồng lúa là khá lớn [14].

11


[Type here]
Bảng 2.5 : Tình hình sản xuất lúa gạo tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2005 – 2014
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2005

50,5

46,5

235,0

2006

50,3


50,2

252,6

2007

50,9

51,6

259,6

2008

53,1

54,0

274,8

2009

53,1

53,2

282,6

2010


53,7

53,1

285,2

2011

53,5

55,9

299,1

2012

53,8

55,6

299,0

2013

53,7

53,1

284,8


2014

53,7

59,0

317,0

2015

56,0

58,7

325,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê [16])
Dựa vào Bảng 2.5 ta có thể thấy:
Diện tích lúa gieo trồng của Thừa Thiên Huế năm 2015 là 56,0 nghìn ha,
tăng 5,5 nghìn ha so với năm 2005. Diện tích lúa tăng dần qua các năm và năm
2015 đạt diện tích lớn nhất 56,0 nghìn ha.
Năng suất lúa bình quân cả năm đạt trên 58,7 tạ/ha, tăng 12,2 tạ/ha so với
năm 2005. Năng suất lúa cũng tăng mạnh qua các năm. 2014 là năm có năng suất
cao nhất từ trước đến nay.
Sản lượng lúa ngày càng tăng, từ 235,0 nghìn tấn năm 2005 đã tăng đến
325,6 nghìn tấn năm 2015, tăng 90,6 nghìn tấn.
Các giống lúa mới đưa vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất lúa rõ rệt
trong các năm gần đây. Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thành công trong việc
đưa giống lúa DT39, có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày, vào sản xuất tại

12


[Type here]
nhiều địa phương, năng suất cá biệt có địa phương đạt 64-68 tạ/ha trong vụ Đông
Xuân, và đạt trên 58 tạ/ha trong vụ Hè Thu [17].
2.2.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa trên thế giới và tại Việt Nam

2.2.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa trên thế giới
Lúa là một loại cây lương thực chính và cung cấp lương thực cho hơn một
nửa dân số thế giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới
phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995 [21]. Về mặt lý thuyết, lúa có khả
năng cho sản lượng cao hơn nếu điều kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất
lượng đất, biện pháp thâm canh và giống được cải thiện.Trong tất cả các yếu tố đó,
cải tạo giống đóng vai trò rất quan trọng.Chính vì vậy, công tác nghiên cứu giống
lúa đã được hầu hết các nước nông nghiệp quan tâm phát triển. Ngoài việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật như: sử dụng phân bón, thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng
và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật khác thì việc nghiên cứu thu thập lai tạo và
chọn ra giống lúa mới có năng suất cao, ổn định, phẩm chất khá, có khả năng chống
chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện sinh thái nhất định thay thế dần các giống
lúa cũ đã bị thoái hóa là một vấn đề đang được thế giới quan tâm và đầu tư đúng
mức.
Quá trình nghiên cứu và phát triển cây lúa trên thế giới có thể chia làm 3 giai
đoạn chính:
1) Giai đoạn 1960-1970:
Giai đoạn này thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, bài
toán đặt ra cho các nhà nghiên cứu là giải quyết vấn đề lương thực cho người dân
trên phạm vi toàn cầu, vì vậy trọng tâm giai đoạn này là chọn tạo các giống lúa cho

năng suất cao, lịch sử đánh dấu bằng cuộc “ Cách mạng xanh” trong sản xuất nông
nghiệp ở giai đoạn này. Năm 1966, Viện lúa quốc tế IRRI cho ra đời giống lúa IR8,
13


[Type here]
là kết quả tạp giao giữa giống thấp cây lùn của Đài Loan Deo- geo- Wogen và
giống lúa cao cây Peta của Indonesia. giống lúa IR8 được tuyên truyền là giống lúa
“ thần kỳ” vì có cây thấp, dáng khỏe, chịu phân, không phản ứng ánh sáng và
chống chịu sâu bệnh cao hơn các giống lúa lùn của Đài Loan như TN1, đặc biệt cho
năng suất cao ở các vùng nhiệt đới, đạt 50- 60 tạ/ha trong mùa mưa và 70- 90 tạ/ha
trong mùa khô. IR8 sau đó được nhập vào Ấn Độ, đưa cuộc “Cách mạng xanh”
phát triển mạnh hơn vì diện tích lúa ở Ấn Độ rất lớn [6].
2). Giai đoạn 1971- 1980:
Giai đoạn này vẫn tập trung chú trọng nghiên cứu đến các giống lúa cho năng
suất cao để tiếp tục giải quyết vấn đề an ninh lương thực trên thế giới. Bên cạnh đó,
các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đến công tác nghiên cứu các giống có khả năng
chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Kết quả của giai đoạn này
là cho ra đời các giống lúa như: IR22, IR38, IR42... Những giống lúa này cho năng
suất cao, ổn định, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, cho đến nay vẫn được
trồng phổ biến tại nhiều vùng sản xuất [6].
3). Giai đoạn 1981- nay :
Nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao vẫn là tiêu chí đầu tiên nhằm
tiếp tục giải quyết vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Cho đến năm 1988, Viện lúa quốc tế đã phổ biến các giống IR đến IR47, các nước
cũng đã tạo ra 178 giống mới có thành phần di truyền từ IR và thích hợp với mỗi
địa phương. IR8 và các giống IR khác, cùng các giống tạo ra từ tạp giao IR với một
số giống địa phương là một loạt giống lúa mới thấp cây thay thế cho các giống cao
cây ở Nam Á và Đông Nam Á trong cuộc cách mạng xanh được thực hiện ở nhiều
nước. Cách mạng xanh đối với lúa không chỉ có thay thế giống mới mà còn đi kèm

với cả một hệ thống kỹ thuật trồng lúa mới: phát triển tưới nước, dùng phân hóa
học, thuốc trừ cỏ, sâu bệnh... Cho đến 1990, sản lượng thóc ở các vùng áp dụng
14


[Type here]
cách mạng xanh đã tăng gần gấp đôi so với trước, gần kịp tốc độ phát triển dân số ở
vùng này [6].
Ngoài ra trong công tác nghiên cứu giống lúa, bên cạnh các phương pháp lai
tạo giống cổ truyền, các nhà chọn tạo giống đang tập trung vào hướng ứng dụng
công nghệ sinh học, gây đột biến gen, tạo ra giống biến dị có lợi theo yêu cầu sản
xuất hiện tại, không những tập trung vào các giống lúa năng suất cao mà còn chú
trọng đến các giống lúa chất lượng cao. Những giống lúa chất lượng tốt được ra đời
như: Jasmine 85, MTL250, MTL384, MTL233,...
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa và chọn tạo lúa ở Việt Nam.
Năm 1909, Việt Nam đã thực hiện công tác bảo tồn các giống lúa địa
phương, Phòng thì nghiệm tuyển chọn hạt giống lúa được thành lập ở Sài Gòn, và
sau được thay đổi liên tục để trở thành Phòng thí nghiệm di truyền và tuyển chọn
giống lúa vào năm 1912 [3].
Viện lúa Đông bằng sông Cửu Long đã tồn trữ khoảng 2250 mẫu giống lúa
mùa, trong đó có 660 giống lúa cao sản ngắn ngày được thu thập từ tập đoàn giống
lúa địa phương của viện. Viện cũng đã tiến hành bảo quản 438 mẫu giống lúa trồng
có nguồn gốc từ nước khác, bao gồm 400 mẫu thộc indica, 38 mẫu thuộc japonica,
làm vật liệu du nhập từ bên ngoài (exotic). Ngoài ra, 160 mẫu giống lúa cải tiến và
nhiều mẫu giống lúa do đột biến (mutant) cũng được bảo quản tại Ngân hàng gen,
để sử dụng như nguồn vật liệu phục vụ lai tạo giống mới [1].
Trường Đại học Nông nghiệp I đã tiến hành thu thập, đánh giá và bảo quản
được 750 mẫu giống lúa có tiểm năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với
điểu kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh [2].
Hiện nay, Trung tâm Tài Nguyên Di Truyền Thực Vật thuộc Viện Khoa Học

Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam đã bảo quản hơn 5000 mẫu giống lúa địa
15


[Type here]
phương. Mức độ đa dạng di truyền của bộ sưu tập này khá lớn với mẫu giống được
sưu tập trên những vùng khác nhau về địa hình, khí hậu, địa lý, tập quán canh tác,
dân tộc, lịch sử trồng lúa trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có nhóm lúa Tám rất
đặc sắc bởi vì nó bao gồm cả 2 loại hình Indica và Japonica [1].
Hàng năm, Viện lúa Đông Bằng sông cửu Long đã thực hiện công tác bảo quản quỹ
gen lúa, trong đó:
-

Tập đoàn căn bản: 600 mẫu giống (gửi cho Trung Tâm Tài Nguyên Di Truyền

Thực Vật).
-

Tập đoàn hoạt động: Khoảng 1.800 mẫu, bảo quản trong điều kiện -5oC

-

Tập đoàn công tác: Khoảng 2.200 mẫu giống, bảo quản trong điều kiện 5 –

10oC.
-

Viện còn quản lý một kho lạnh để bảo quản hạt giống gốc (breeder seed).

-


Số mẫu giống phải trồng hàng năm trên đồng ruộng là 800 giống [1].

2.3.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo lúa ở Thừa Thiên Huế .
Tình trạng thoái hóa các giống lúa đang sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết ngày
càng phức tạp, tình hình sâu bệnh hại ngày càng tăng, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn… đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa. Việc tìm
ra các giống lúa mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương, cho năng suất
cao, chất lượng tốt để thay thế dần những bộ giống cũ đang là vấn đề hết sức cần
thiết cho ngành nông nghiệp tỉnh hiện nay.
HTX nông nghiệp Số 1 Thị trấn Sịa - huyện Quảng Điền có diện tích canh
tác lúa hàng năm khoảng 180 ha, cơ cấu chủ yếu là các giống Khang Dân, TH5,
HT1; là những giống đang có những biểu hiện thoái hóa, mẫn cảm với sâu bệnh
16


[Type here]
hại. Để đánh giá khả năng thích ứng của giống Ma lâm 48 với điều kiện tự nhiên,
tập quán canh tác của địa phương, vụ Hè Thu 2016 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã
kết hợp với HTX bố trí khảo nghiệm sản xuất giống lúa này với quy mô diện tích
05 ha, có 50 hộ tham gia thực hiện mô hình.
Xứ đồng Ruộng Vại – vùng được chọn triển khai thực hiện mô hình có
đường giao thông đi lại dễ dàng, hệ thống thủy lợi chủ động. Những năm trước đây
trên vùng đất này được bố trí gieo cấy giống lúa TH5, vụ Đông Xuân thường bị
đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông gây hại; vụ Hè Thu thì rầy, nhện gié; các bệnh khô vằn,
lem lép gây hại nặng. Ngoài ra, do nằm trong khu vực gần cồn mộ nên bị chuột phá
hại khá nặng. Mục đích của việc đưa giống Ma Lâm 48 vào sản xuất thử là khai
thác đặc điểm thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp cho việc chạy lũ cuối vụ, khả
năng chịu phèn, có thể sản xuất trên chân đất cát, cạn đất; ít nhiễm rầy…của giống.

Trong vụ Hè Thu này, mô hình được bố trí gieo cấy trên 2 chân đất khác
nhau, loại có tầng đất mỏng và đất sâu bùn, kết quả cho thấy ở cả 2 chân đất cây lúa
đều sinh trưởng, phát triển tốt. Thực tế cho thấy, năng suất đạt trên toàn vùng khá
cao, bình quân đạt được 60 tạ/ha và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh, sâu
bệnh hại của giống được đánh giá khá tốt.

HTX Sịa 2 vùng thấp trũng, nằm ven phá Tam Giang của huyện Quảng Điền.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa với diện tích hàng năm khoảng 270ha, trong
đó gần 90ha thường xuyên bị nhiễm chua phèn nặng, hiện tượng lúa bị chết sau
gieo 10-15 ngày trong vụ Hè thu thường xảy ra và có khi phải tiến hành gieo sạ lại.
Canh tác lúa ở đây vẫn còn theo tập quán cũ, chưa tiếp cận nhiều với các tiến bộ kỹ
thuật, trên chân đất nhiễm chua phèn bà con nông dân chưa chọn được loại giống
thích hợp, vẫn chỉ sử dụng các giống TH5, Khang Dân… chưa thích ứng với chân
đất này. Qua thực trạng đó, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nông dân có cơ
17


[Type here]
hội tiếp cận với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa trên các vùng đất bị nhiễm chua phèn [19].

18


[Type here]
PHẦN 3:
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu:
Thí nghiệm bao gồm 03 giống lúa bao gồm giống lúa:

Bảng 3.1: Danh mục các giống tham gia thí nghiệm
Giống

Tên giống

1

TBR225

2

HT1

3

ML49 (giống đối chứng)

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: vụ Đông Xuân 2016 -2017 (từ 15/12/2016 đến tháng 5/2017).
- Địa điểm nghiên cứu: HTX Sịa 2, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm.
- Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái của các giống lúa thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bao gồm 3 giống lúa được bố trí với 3 lần nhắc lại theo kiểu
RCBD (khối hoàn toàn ngẫu nhiên).

19


[Type here]

3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
3.4.2.1 Thời vụ:
Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2016-2017
Ngày gieo: 18/01/2017
3.4.2.2. Làm đất:
Đất được cày bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại, nhuyễn bùn, san phẳng mặt
ruộng, đảm bảo nước trong ruộng, cắm cọc,giăng dây và chia ô trước khi gieo.
3.4.2.3. Làm cỏ, tỉa dặm:
Cần tỉa dặm khi lúa từ 2-3 lá. Kết hợp với bón phân và làm cỏ đợt 1 tạo điều
kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.
Trước khi bón thúc lần 2 tiến hành làm cỏ sục bùn, cỏ bờ ruộng thông
thoáng.
3.4.2.4. Tưới nước:
Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc cho nước vào
ruộng từ 1-3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.
Từ khi lúa 3-4 lá cho đến khi kết thúc đẻ nhánh giữ nước ở trong ruộng từ 35 cm. Khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 7-10 ngày. Các giai đoạn sau mực
nước trong ruộng không quá 10 cm.
3.4.2.5. Bón phân:
Nền phân bón: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 100 kg vôi /ha
Kỹ thuật bón phân:
Bón lót:
20



×