Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA BỘ BỌ CẠP (SCORPIONES) Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
CỦA BỘ BỌ CẠP (SCORPIONES) Ở
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 05/2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
CỦA BỘ BỌ CẠP (SCORPIONES) Ở
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Đình Sắc
PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng

Hà Nội – 05/2018


LỜI CẢM ƠN


Hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Phạm Đình Sắc và PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, là những người Thầy đã
trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành bản luận văn
này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng nhận được giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Động vật học – Động vật không xương sống,
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên bản luận văn này khó tránh khỏi
những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè để có thể
tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và nghiên cứu về sau
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn ..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn .........................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu của Luận văn ........................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn ....................................................2
4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2


4.2.

Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2

CHƯƠNG 1................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu về bọ cạp trên thế giới ..........................................3
1.2. Lịch sử nghiên cứu bọ cạp ở Việt Nam ............................................................... 5
1.3. Nghiên cứu bọ cạp ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ................ 7
1.4. Đặc điểm hình thái bọ cạp:................................................................................... 8
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 10
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 10
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 17
3.1. Thành phần loài bọ cạp tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ......................17
3.1.1. Danh sách các loài bọ cạp ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu ................... 17
3.1.2. Tỉ lệ phần trăm giống, loài ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu .................. 18
3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của hai loài mới cho khoa học ..................................18
3.2.1. Loài Vietbocap aurantiacus sp. n. ................................................................. 18
3.2.2. Loài Vietbocap quinquemilia sp. n. ............................................................... 23
3.2.3. Thảo luận:........................................................................................................ 27


3.3. Đặc trưng phân bố của bọ cạp ............................................................................30
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 33
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 35
CÁC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ......................... 38

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 39


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Danh sách loài bọ cạp ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm của giống và loài
Bảng 3: Kích thước phần bụng sau (mm) của loài Vietbocap aurantiacus sp. n.
Bảng 4: Kích thước chân kìm (mm) của loài Vietbocap aurantiacus sp. n.
Bảng 5: Kích thước (mm) của của mẫu cá thể cái đực và cá thể cái của loài
Vietbocap quinquemilia sp.
Bảng 6: Phân bố của loài bọ cạp ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1 : Hình thái bên ngoài của bọ cạp
Hình 2: Bản đồ vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Hình 3: Bọ cạp phát quang dưới ánh sáng đèn UV
Hình 4: Loài Vietbocap aurantiacus sp. n.
Hình 5: Đặc điểm chân xúc giác và chân kìm loài Vietbocap aurantiacus sp. n.
Hình 6: Loài Vietbocap quinquemilia sp. n.
Hình 7: Chân kìm và chân xúc giác của loài Vietbocap quinquemilia sp. n.
Hình 8: Tác giả thu mẫu tại động Thiên Đường
Hình 9: Loài Lychas mucronatus (Fabricius, 1798),
Hình 10: Loài Liocheles australasiae
Hình 11: Loài Vietbocap thienduongensis Lourenco & Pham, 2012
Hình 12: Loài Vietbocap canhi Lourenco & Pham, 2010


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn
Trên thế giới, bọ cạp đã ghi nhận được trên 2000 loài. Bọ cạp có giá trị cao
trong kinh tế, y dược học và góp phần cân bằng sinh học [14, 40].
Thức ăn của bọ cạp là côn trùng và những động vật không xương sống nhỏ,
vì vậy, bọ cạp góp phần quan trọng trong việc thiết lập sự cân bằng sinh học trong
tự nhiên. Ngoài ra nọc của bọ cạp còn có thể làm tăng hiệu lực của thuốc trừ sâu và
làm mất khả năng kháng thuốc của côn trùng [2]. Bên cạnh đó, bọ cạp được dùng
làm thực phẩm, thú cảnh hay vật nuôi kỳ lạ trong nhà.
Một số nước châu Á như Việt Nam,Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên sử
dụng bọ cạp trong các bài thuốc cổ truyền chữa làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em
kinh phong, uốn ván [1, 3]. Nọc của bọ cạp có thành phần chủ yếu là hợp chất của
protein phân tử thấp và ion kim loại Kali, Natri. Nọc bọ cạp thường có tác động
ngăn chặn các dẫn truyền xung thần kinh qua các khớp thần kinh gây hủy hoại hệ
thần kinh. Nọc bọ cạp là nguyên liệu tự nhiên tiềm năng cho ngành dược hiện tại và
trong tương lai.
Theo Đỗ Tất Lợi (1977), nọc của bọ cạp có thể được sử dụng để sản xuất
thuốc nam chữa bệnh kinh phong của trẻ em, bệnh thiên đầu thống, đau thần kinh
tọa [5]. Cồn bọ cạp dùng xoa bên ngoài có tác dụng tốt trong điều trị bệnh đau nhức
xương, cơ, đau đầu, cảm gió (Lê Xuân Huệ và cộng sự, 1998)[9]. Gần đây, các nhà
khoa học Cu Ba đã sử dụng các hoạt chất từ nọc bọ cạp xanh để sản xuất thành công
thực phẩm chức năng chữa bệnh ung thư vú.
Trong tự nhiên bọ cạp sinh sản nhiều nhưng phát triển kém, sự sống sót ở thế
hệ con cháu không cao. Hơn nữa môi trường sống bị phá hủy cùng với việc khai
thác hàng loạt để làm thực phẩm, làm thuốc nên số lượng bọ cạp ngày càng suy
giảm. Các nghiên cứu về bọ cạp ở Việt Nam còn ít và rải rác.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực có địa hình đặc trưng bởi hệ
thống núi đá vôi và có nhiều hệ thống hang động. Bọ cạp là động vật rất đặc trưng

1



cho sinh cảnh núi đá vôi cũng như hang động, trong khi các nghiên cứu về bọ cạp ở
khu vực này còn ít và rải rác. Đến nay, mới chỉ có một vài khảo sát bước đầu thực
hiện, kết quả đã ghi nhận được 2 loài mới cho khoa học. Chính vì vậy việc điều tra,
khảo sát về bọ cạp làm cơ sở để bảo vệ, khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lý
ở khu vực này là rất quan trọng. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
thành phần loài, phân bố của bộ bọ cạp (Scorpiones) ở Vườn quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng”
2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
Nhằm có được những dẫn liệu cơ bản và đầy đủ hơn về tính đa dạng thành
phần loài, đặc điểm phân bố của bọ cạp ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng chúng phục
vụ đời sống con người.
3. Nội dung nghiên cứu của Luận văn
- Xác định thành phần loài bọ cạp ở khu vực nghiên cứu, loài mới cho khu
vực nghiên cứu và loài mới cho khoa học;
- Mô tả đặc điểm loài mới cho khoa học (nếu có);
- Tìm hiểu đặc trưng phân bố của bọ cạp ở khu vực nghiên cứu theo sinh
cảnh (rừng tự nhiên trên núi đá vôi, rừng tự nhiên trên núi đất, rừng trồng, trảng cây
bụi, hang động) và theo mùa (mùa mưa và mùa khô).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu các loài thuộc bộ bọ cạp (Scorpiones), lớp hình nhện

(Arachnida), phân ngành chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành chân khớp
(Arthropoda).
4.2.


Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng, tỉnh Quảng Bình (bao gồm cả vùng lõi và khu vực mở rộng).

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu về bọ cạp trên thế giới
Nói đến lịch sử nghiên cứu bọ cạp không thể không nói đến sự đóng góp của
các thầy thuốc phương Đông. Từ xa xưa trong khi người phương Tây còn đang nhìn
bọ cạp với ánh mắt đầy ác cảm, thậm chí căm thù và tìm cách tiêu diệt chúng thì
người phương Đông, đặc biệt là người Trung Hoa, Việt Nam đã có cách nhìn hoàn
toàn khác về chúng. Với quan điểm dĩ độc trị độc" các thầy thuốc phương Đông đã
đầu tư nghiên cứu về chúng và sử dụng để chữa bệnh cho con người [1, 3]. Theo
thời gian quan điểm trên của phương Tây đã hoàn toàn thay đổi. Nhận thức được
vai trò to lớn của bọ cạp trong đời sống thực tiễn, người phương Tây đã dành sự chú
ý cho chúng. Các nghiên cứu về chúng lúc đầu còn ít và rải rác, sau đó được tiến
hành sôi động hơn. Trong hàng ngũ những người tiên phong nghiên cứu về bọ cạp
phải kể đến Pocock (1900), người tiến hành nghiên cứu về bọ cạp một cách hệ
thống. Dựa trên các đặc điểm về hình thái của bọ cạp ở Ấn Độ ông đã tiến hành
phân loại chúng đến loài. Sau này một số nhà khoa học cũng tham gia vào công việc
phân loại bọ cạp như Millot và Vachon (1949, 1966), Keegan (1980) phân loại bọ
cạp đến họ, Conzinjn (1981) phân loại bọ cạp thuộc giống Heterometrus, Ab
Delkrium (1977) phân loại bọ cạp ở Tunisie,… Trong thời gian gần đây, một số nhà
khoa học nghiên cứu phân loại bọ cạp, công bố nhiều loài mới cho khoa học, như
Lourenco, Predini, Kovarik, Fred [16, 19, 33, 35]...
Trong số các nhà khoa học đóng góp lớn cho việc nghiên cứu về bọ cạp phải

kể đến Vachon, ông đã có những đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu về hình thái,
sinh học của bọ cạp. Tham gia cùng với ông là Junqua (1968), Millot (1949). Một
tác giả khác cũng có những đóng góp không nhỏ cho việc nghiên cứu bọ cạp là
Fabre (1911). Một số vấn đề được ông chú trọng nghiên cứu là đặc điểm giao phối
của bọ cạp, một vấn đề không dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu. Sau này cũng có
một số tác giả đề cập tới vấn đề này như Alexander (1959) với bọ cạp Buthid,

3


Williams (1969) với một số loài bọ cạp thuộc 4 họ ở Mỹ. Một số tác giả có những
đầu tư nghiên cứu về thức ăn bọ cạp như Deoras (1961), Whittemor (1963), Bucherl
và cộng sự (1968), Keegan (1963,1980), Cloudsley-Thompson (1958)[18].
Một số nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về hình thái, sinh thái, sinh học
của các loài bọ cạp như: Ab Delkrim (1977) nghiên cứu về hình thái, sinh thái của
các loài bọ cạp ở Tunisie; Mahsberg (1994) nghiên cứu về sinh học, sinh thái học
của bọ cạp Emperor; Venkatanarasimhaiah, Rajasekarasetty (1964) nghiên cứu sâu
về tế bào của một số loài bọ cạp ở Ấn Độ, đặc biệt chú ý tới số lượng nhiễm sắc thể
của các loài này; Sasirababu và các đồng sự (1988) nghiên cứu về hoạt động ngày
đêm của bọ cạp Hetecometrus flavipes trong các chế độ chiếu sáng khác nhau; Fred
(1991) nghiên cứu về ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm
tới tỷ lệ sống sót cũng như hoạt động trao đổi chất của bọ cạp Centruroides henzi;
Stahuke (1971) nghiên cứu về sinh học của bọ cạp Centruroides marka và C.
sculpturatus. Ngoài ra các đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cạp còn được đề cập
đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác của Pháp[36].
Một lĩnh vực cũng thu hút khá nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu từ
những năm 60,70 của thế kỷ 20 là nọc độc của bọ cạp và ảnh hưởng của nó tới sức
khỏe con người. Balozet (1971) với các nghiên cứu về ảnh hưởng của nọc độc bọ
cạp Androtonus, Buthus, Buthotus, Leiurus tới sức khỏe con người và các trường
hợp tử vong của nó; Mundle (1961) với các nghiên cứu về nọc độc của bọ cạp

Buthotus tamulusp; Christiane và các đồng sự với nọc độc của bọ cạp Buthus
martensi; Gueron và Ilia (1972) với nọc độc của Leiurus quinquestriatus; Levy
(1965) với bọ cạp ở Maroc, Rowan và các đồng sự với nọc độc của bọ cạp Buthus
tamulus, Sanpieri và các cộng sự (1987) với các nghiên cứu về nọc độc bọ cạp B. O.
Tanetanus; Wright và các cộng sự (1977)với các nghiên cứu về nọc độc bọ cạp
Palamneus gravimamus. Ngoài ra còn có Radonat (1963), Baerg (1961), Bucherl và
các cộng sự (1968); Junqua và Vanchon (1968), Kanou Rocurou (1983), … cũng có
những đóng góp cho việc nghiên cứu về nọc độc bọ cạp và các ảnh hưởng của nó
tới sức khỏe con người.

4


Một số nhà khoa học hướng tới tìm ra các biện pháp để ngăn chặn các tai họa
do bọ cạp mang lại. Đó là Irunberry, Pilo-Moron (1965) với các thuốc kháng độc
chống lại nọc độc bọ cạp; Rolli (1972); Thompson (1946) với việc sử dụng thuốc
trừ sâu để tiêu diệt bọ cạp; Deoras (1961) với các biện pháp khống chế các tai họa
gây ra với bọ cạp ở Maharashtra,[37]…
Một hướng đáng chú ý xuất hiện ở Trung Quốc là việc nghiên cứu nhân nuôi
bọ cạp. Tống Đại Tường đã tiến hành nghiên cứu nhân nuôi bọ cạp Buthus
martensii (1991).
Nói đến bọ cạp không thể không nói đến sự đóng góp của các nhà nghiên
cứu Nga. Đó là Gijiaropva, Pravdina (1984), Maricovxkii (1954), Taluwdin (1970)
với các nghiên cứu về sinh học của bọ cạp Buthus eupeus ở Azerbaidzan; Orlov và
các đồng sự (1968, 1971, 1985), Kamenxkaia (1982), Xutanov (1963, 1972),
Barcazan (1959), Varlamov (1940), Ovtrinnhicov (1980) với các nghiên cứu về nọc
độc bọ cạp, cơ chế tác động của nó, phương pháp điều trị, …
Cho đến năm 2011, thế giới đã công bố 2.068 loài thuộc 65 họ bọ cạp
(Zhang, 2011)[40].
1.2. Lịch sử nghiên cứu bọ cạp ở Việt Nam

Nghiên cứu về bọ cạp ở các nước Đông Dương được thực hiện bởi các nhà
khoa học người Pháp, chỉ mới được bắt đầu từ thế kỉ 20.[34]
Ở Việt Nam bọ cạp được đề cập đến sớm nhất trong các tài liệu về y học
như dược điển Việt Nam (1983); Đỗ Tất Lợi (1977); Hoàng Xuân Vinh (1988) và
sách giáo khoa của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái (1982)[4, 5, 7].
Sự hợp tác chính thức giữa Pháp và Việt Nam được đại diện bởi Bảo tàng
Lịch sử Tự nhiên Paris ở Pháp và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
dẫn đến một số khám phá thú vị liên quan đến cả hai họ Chaerilidae và
Scorpiopiidae [21-26, 33, 38, 39]. Từ đây, các nghiên cứu về Bọ cạp được tiến triển
mạnh mẽ hơn, không chỉ ở trong nước mà còn lan rộng ra các nước lân cận.

5


Các nghiên cứu về bọ cạp ở Việt Nam còn rất ít và rải rác. Lê Xuân Huệ và
cộng sự (1998) đã ghi nhận có 8 loài thuộc 3 giống 2 họ bọ cạp phân bố ở khu vực
phía Nam Việt Nam [9]. Sau đó, nhiều loài mới cho khoa học phát hiện ở Việt Nam
được công bố bởi Lourenco (2011, 2012)[28]; Kovarik (2012, 2015). Các tác giả đã
công bố thêm 8 loài thuộc 3 giống 2 họ ở Việt Nam [20].
Những năm sau đó, Lourenco & Phạm (2010, 2012, 2013, 2014a, 2014b,
2015a, 2015b) đã công bố 1 giống, 1 phân giống và 7 loài bọ cạp mới cho khoa học.
Như vậy, cho đến nay, Việt Nam mới ghi nhận được 31 loài bọ cạp (Pham, Tran &
Lourenco, 2017) [27, 29-32].
Nghiên cứu về hình thái, sinh học, sinh thái và nhân nuôi của bọ cạp Việt
Nam, kết quả cho thấy Bọ cạp đen loài H. spinnifer và bọ cạp nâu loài Lychas
mucronatus trong quá trình sống đều trải qua 5 lần lột xác. Chiều dài cơ thể của bọ
cạp trưởng thành nuôi trong phòng thí nghiệm nhỏ hơn ngoài tự nhiên. Chỉ có dạng
thức ăn có khả năng chuyển động thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của bọ
cạp. [11]
Đặc biệt là công trình nghiên cứu của Vũ Hồng Quang nghiên cứu đặc điểm

sinh học, sinh thái học của loài bọ cạp nâu Lychas mucronatus và điều kiện nhân
nuôi trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy: hoạt động dinh dưỡng của bọ cạp
nâu xảy ra vào nửa đầu của đêm. Bọ cạp nâu mang thai 12 - 13 tháng. Giai đoạn đẻ
con từ tháng 6 - 10, sức đẻ trung bình 28,5±3,1 con/con cái/lần sinh. Trong nhân
nuôi, tác giả sử dụng 3 công thức thức ăn: Gián, Châu chấu, và hỗn hợp (40% châu
chấu, 40% gián, 10% bướm nhỏ, 10% nhện) và nhiệt độ nghiên cứu 28±2, 20±2 và
nhiệt độ không khống chế từ 18,5 – 31,5. Kết quả cho thấy nhiệt độ 28±2độ thích
hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của bọ cạp nâu. Tùy từng điều kiện mà
ảnh hưởng của thức ăn tới sự sinh trưởng của bọ cạp nâu khác nhau, thức ăn hỗn
hợp là thức ăn phù hợp nhất. Cho bọ cạp nâu ăn 2 ngày 1 lần. Nước mưa và nước lã
đun sôi để nguội tốt nhất với bọ cạp nâu[11].
Nọc của bọ cạp Việt Nam đã được chú ý nghiên cứu. Lê Xuân Huệ và cộng
sự phân tích thành phần, tính chất, độ độc của nọc bọ cạp ở Việt Nam. Kết quả cho

6


thấy nọc bọ cạp có thể khai thác quanh năm 2 lần/ tháng. Bọ cạp nâu có thể khai
thác từ 0,13-0,28 mg nọc khô/ lần/ con, bọ cạp đen từ 1,38-2,56 mg nọc khô/ lần/
con[8, 10]. Hoàng Ngọc Anh và cộng sự đã chiết xuất và nghiên cứu một số dược
tính từ nọc bọ cạp H. laoticus. Kết quả cho thấy nọc bò cạp đen H. laoticus được
xếp vào nhóm độc loại III, độc vừa phải. Nọc này có tác dụng giảm đau trung ương,
giảm đau ngoại biên và có tác dụng kháng viêm. Ngoài kết quả nghiên cứu của
nhóm tác giả còn cho thấy dược tính của nọc loài H. laoticus ở An Giang và Tây
Ninh không giống nhau[6]. Chính vì vậy nguồn cung cấp nọc cho ngành dược và
cho nghiên cứu đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Bên cạnh đó, nhiều loài bọ cạp ở Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ biến
mất nếu không được bảo vệ. Phạm Đình Sắc (2016) đã nghiên cứu về tình trạng của
loài bọ cạp hang động Euscorpiops cavernicola, theo các tiêu chí của IUCN, loài bọ
cạp hang động E. cavernicola được đề xuất ở tình trạng rất nguy cấp (CR) cần đưa

vào sách đỏ của Việt Nam và IUCN[12]
Sự hợp tác nghiên cứu giữa Pháp và Việt Nam thực sự đã gặt hái được những
kết quả đáng chú ý, đặc biệt là sự phát hiện và mô tả các loài mới của họ
Pseudochactidae Gromov, 1998 ở cả Lào và Việt Nam. Bởi lẽ họ Pseudochactidae
Gromov trước đó chỉ được biết đến tại Tajikistan và Uzbekistan – nơi mà cách xa
đến 5000km so với Lào và Việt Nam.[34]
Gần đây, nghiên cứu của Phạm Đình Sắc và cộng sự (2017) về thành phần và
phân bố của các loài bọ cạp tại Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra các số liệu thống kê
chi tiết về số lượng loài, đặc tính sinh sống cũng như vị trí sinh sống của các loài bọ
cạp [27, 29-32].
1.3. Nghiên cứu bọ cạp ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Cho đến nay, nghiên cứu về bọ cạp ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng còn rất ít và rải rác. Chỉ có vài nghiên cứu về bọ cạp trong hang động tại
khu vực này, kết quả đã công bố 1 giống và 2 loài mới cho khoa học (Vietbocap
thienduongensis Lourenco & Phạm, 2012 và Vietbocap canhi Lourenco & Phạm,

7


2010). Chưa có khảo sát nào về bọ cạp ở sinh cảnh rừng ở khu vực Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng[28, 31].
Hai loài bọ cạp hang động, Vietbocap thienduongensis Lourenco & Phạm và
Vietbocap canhi Lourenco & Phạm được xác định đang ở tình trạng bị đe dọa, có
nguy cơ biến mất nếu không được bảo tồn (Lourenco & Phạm, 2012)[28].
1.4. Đặc điểm hình thái bọ cạp:
Cơ thể bọ cạp chia ra 2 phần: phần đầu ngực và phần bụng (Hình 1). Phần
đầu ngực bao gồm mặt lưng, mặt bụng, các mắt, chân kìm, miệng (môi trên và môi
dưới), các chân bò và chân xúc giác. Phần bụng chia ra 2 phần là phần bụng trước
và phần bụng sau (còn gọi là đuôi); phần bụng bao gồm bộ phận sinh dục, đôi tấm
lược, các lỗ thở (phổi sách), hậu môn và kim độc.


Hình 1 : Hình thái bên ngoài của bọ cạp
(theo Encyclopædia Britannica)
a: mặt lưng; b: mặt bụng
Phần đầu ngực: bao gồm mặt lưng ở trên và mặt bụng ở dưới. Mặt lưng của
đầu ngực là tấm giáp cứng gọi là giáp đầu ngực. Các mắt nằm trên mặt lưng của đầu

8


ngực, bao gồm 1 đôi mắt giữa và 2-5 đôi mắt bên. Mặt bụng của đầu ngực được phủ
kín bằng các đốt chuyển của các đôi phần phụ, và có tấm xương ức nằm giữa các
đốt chuyển của chân bò III và IV.
Phần bụng trước: bụng trước phân đốt (với 7 đốt), mặt lưng và mặt bụng từ đốt
3 đến đốt 7 được bao bọc bởi các tấm giáp cứng là tấm giáp bụng trên và tấm giáp
bụng dưới. Mặt bụng của đốt 1 bao gồm bộ phận sinh dục là hai nắp sinh dục, đốt 2
là tấm lược. Mặt bụng đốt 3 đến đốt 7 mỗi đốt bao gồm 1 đôi lỗ thở (phổi sách).
Phần bụng sau: bụng sau còn gọi là đuôi, bao gồm 5 đốt và 1 đốt Telson ở
cuối. Trên đốt đuôi có các gờ răng cưa. Phía cuối đốt Telson có một kim độc.
Chân kìm: bao gồm 3 đốt (đốt chuyển, đốt bàn và đốt ngón), đốt ngón có
nhiều răng. Chân kìm sử dụng trong việc bắt và ăn mồi. Trên chân kìm, có nhiều sợi
lông cảm giác. Chân kìm bọ cạp còn cọ xát vào nhau tạo âm thanh cảnh báo kẻ
thù.[13].

9


CHƯƠNG 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm (2016 - 2017). Thu theo 2 đợt:
- Đợt 1: từ 10 – 25 tháng 9 năm 2016 (mùa mưa)
- Đợt 2: từ 5 – 20 tháng 4 năm 2017 (mùa khô)
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Hình 2: Bản đồ vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng [15]
Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21’12’’ tới 17°44’51’’
vĩ bắc và từ 105°46’33’’ tới 106°23’19’’ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân
Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nằm ở giữa dãy Trường Sơn đến phía Tây Nam của dòng
song Gianh. Cách thành phố Đồng Hới 40 km và cách thủ đô Hà Nội 500 km, gần
biên giới Việt – Lào về phía Tây.[15]
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp

10


về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO
công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh
thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 [15]
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tổng diện tích là 343.391 ha, trong
đó vùng lõi là 123.336 ha và vùng đệm là 220.055 ha.[15]
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở Vườn Quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25 °C, với nhiệt độ cao nhât là 41
°C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng
nhất là vào tháng 6-8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có

nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500
mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7-12. Mỗi năm có hơn
160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%.
Đặc điểm địa hình – địa chất – thổ nhưỡng
Phong Nha - Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 4 giai đoạn phát triển
lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái đất trong vùng:
1) Giai đoạn Devon (410 - 355 triệu năm)
2) Giai đoạn Devon muộn - Carbon sớm (370 - 320 triệu năm)
3) Giai đoạn Carbon – Permi (355 - 250 triệu năm)
4) Giai đoạn Mesozoi (250 - 65 triệu năm)
Địa hình hiện nay của vùng Phong Nha - Kẻ Bàng là hệ quả của chuyển động
kiến tạo Cenozoi và các quá trình địa chất ngoại sinh như xói mòn và quá trình
Karst do hoạt động của nước diễn ra trong suốt 65 triệu năm trở lại đây thể hiện qua
sự phân bậc địa hình. Ở vùng này có thể dễ dàng nhận thấy 5 bề mặt san bằng theo
các độ cao khác nhau như sau:

11


- Bậc địa hình 1.600 – 1.400m là di tích của bề mặt san bằng cao nhất và cổ nhất
khoảng 35 - 26 triệu năm, chỉ phát triển trên các trầm tích lục địa màu đỏ tuổi Creta
hệ tầng Mụ Giạ (Kmg). Đây là bề mặt san bằng tuổi Paleogen đã được nghiên cứu
và công nhận trên toàn Đông Dương, tương ứng với pha tách giãn biển Đông đầu
tiên và sụt lún tạo các bồn trũng Eocen - Oligocen.
- Bậc địa hình 1.000 - 800m (ở phía Tây) và 700-600m (ở phía Đông): là bậc địa
hình thứ hai, dấu hiệu san bằng chu kỳ nâng thứ hai trong Cenozoi. Bề mặt địa hình
này được phát hiện nhờ các mảnh sót san bằng trên các đỉnh núi lục nguyên ven rìa
khối đá vôi và bề mặt đỉnh của đá vôi. Tuổi của bề mặt này được xác định vào
Miocen (từ 23 đến 5 triệu năm).
- Bề mặt 600 - 400m và 300 - 200m: Là sản phẩm san bằng của pha kiến tạo nâng

trong Pliocen (từ 5 đến 1,8 triệu năm). Bề mặt này tương ứng với bề mặt san bằng
Pliocen rất phổ biến đã được công nhận của nhiều tác giả ở Việt Nam (Nguyễn Cẩn,
Nguyễn Thế Thôn, Rezanov, 1969; Lê Đức An, 1985; Nguyễn Thế Thôn, 1978...).
Tuy nhiên bề mặt này chỉ mới phát hiện được ở ven rìa khối đá vôi dưới dạng các
núi đá vôi xen đá lục nguyên có đỉnh tương đối bằng và núi đá lục nguyên đỉnh tròn
cũng như các vách cổ, ngấn biển cổ và các hang động cổ bị "treo" ở độ cao tương
ứng trên sườn vách các khối núi đá vôi, dấu hiệu mài mòn, rửa lũa của bề mặt mực
nước cổ khi chưa có chuyển động nâng kiến tạo.
- Các bề mặt san bằng từ 100m trở xuống ở Việt Nam nói chung và vùng Phong
Nha - Kẻ Bàng nói riêng đều xếp vào tuổi Đệ Tứ (từ 1,8 triệu năm trở lại đây).
Địa hình khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một vùng núi đá
vôi chiếm hầu hết diện tích, nhìn tổng quát trong khu vực có 3 dạng địa hình tiêu
biểu:
- Địa hình phi Karst: đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài
mòn-tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven ria khối đá vôi
trung tâm. Địa hình phi Karst phân bố xung quanh khối đá vôi Phong Nha - Kẻ
Bàng gồm các kiểu sau đây:

12




Núi đá magma dạng vòm cao trung bình phân bố ở phía Đông Phong Nha.



Núi đá lục nguyên có đỉnh bóc mòn khá cao (1.200 – 1.600m) đóng vai trò
bồn thu nước cho khối đá vôi phân bố ở cực Nam của khối.




Dãy núi thấp khối tảng bóc mòn trên đá lục nguyên, đường phân thủy lượn
sóng thoải phân bố ở phía Bắc khối đá vôi.

- Địa hình chuyển tiếp: có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục
nguyên.
- Địa hình Karst: đặc trưng cho Karst cổ nhiệt đới, được hình thành chủ yếu trong
Kainozoi chiếm khoảng 2/3 diện tích Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tạo nên
một hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với
lịch sử phát triển vỏ Trái Đất từ thời kỳ Ordovicia và đã tạo ra 3 loại địa hình và địa
mạo. Đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm
đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các mép
khối núi đá vôi trung tâm, kiến tạo carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Đại Trung Sinh,
và địa hình đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha. Quá trình kiến tạo carxtơ
đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang,
động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành
9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm
đổ vào sông Chày.
Hệ thống hang động hùng vĩ của Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được
tạo ra do quá trình các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hoá vật lý và hoá
học đã ăn mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm,
quá trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống
núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá mácma axít, đá sét, đá biến chất
và phù sa cổ.
Hệ thống hang động của Phong Nha Kẻ bàng có thể chia thành ba hệ thống

13



chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn.
 Hệ thống động Phong Nha: có tổng chiều dài trên 40km bắt nguồn từ phía
nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống động này là động
Khe Ry và động én nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Các
hang trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng đông
bắc – tây nam.
 Hệ thống hang Vòm: có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục Cà
Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm.
Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam – bắc. Sông Rục
Cà Roòng lúc ẩn mình trong núi đá, lúc lại xuất hiện trên những thung lũng
hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.
 Hệ thống hang Rục Mòn: nằm ở địa phận huyện Minh Hóa cũng là một trong
những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.
Về thổ nhưỡng, khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có nhiều hoại
đất hình thành từ các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên
núi đá vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa
bồi tụ ven sông.
Kết quả của quá trình vận động địa chất đã hình thành sự đa dạng của các loại
đất ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Trong Vườn Quốc gia, diện tích đất chỉ
chiếm 37,3% diện tích toàn vùng, phần còn lại là đá vôi.
Đa dạng sinh học
Chính do đặc điểm khí hậu, địa chất, địa hình - địa mạo như vậy cho nên Vườn
Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có đa dạng sinh học rất cao, có thể nói là cao nhất
của Việt Nam.
3.1. Về khu hệ thực vật:
Với 96,2% rừng kín thường xanh che phủ cho Vườn, trong đó rừng nguyên
sinh chiếm 92,2%. Đây là một tỷ lệ lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng của nước
ta. Đặc biệt ở đây có loài Bách xanh núi đá là loài đặc hữu phân bố trên núi đá vôi


14


có độ cao lớn 700 - 1000m. Tại cây số 37 Đường 20 Quyết Thắng về phía Nam có
một cánh rừng Bách xanh này với diện tích hơn 2.400 ha với những cây cao 2030m. Loài Bách xanh này là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới nhưng ở
Phong Nha - Kẻ Bàng lại phong phú với nhiều cây có tuổi trên 500 năm[14]
Hiện nay ở Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, các nhà khoa học đã xác
định được 2.774 loài thực vật bậc cao có mạch với 93 loài được ghi vào Sách đỏ
Việt Nam và 133 loài được liệt kê trong IUCN (Danh sách các loài bị đe dọa năm
2012) như Chò đãi, Trầm hương, Nghiễn, Song mật, Lát hoa, Hoàng đàn giả, Pơmu,
Táu đá, Chẹo Thui lá to, Sắng, Kim Giao, Chò nước, Ba gạc lá vòng, Sơn tần, Mun
sọc, Sao mặt quỉ... Nơi đây hiện đang có 427 loài thực vật đặc hữu cho Việt
Nam.[14, 15].
3.2. Về khu hệ động vật:
Do đặc điểm nằm chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc nước ta và các đặc
điểm khác, khu hệ động vật Phong Nha - Kẻ Bàng cũng rất phong phú, nó đại diện
cho khu hệ Bắc Trường Sơn và gồm đủ các loại: thú, chim, cá, dơi, bò sát - ếch
nhái, côn trùng với 813 loài động vật có xương sống. Trong đó có 76 loài động vật
được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và 35 loài được liệt kê trong IUCN [15].
Các loài thú được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là: Chồn dơi, Cu li lớn, Cu li
nhỏ, Khỉ mặt đỏ, Khỉ mốc, Khỉ đuôi lợn, Voọc ngũ sắc, Voọc Hà Tĩnh, Vượn đen,
Beo lửa, Báo gấm, hổ, voi, Cheo leo Nam Dương, Bò tót, Gấu chó, Sóc bay lớn...Về
mức độ phong phú, nguồn gen quý hiếm và trữ lượng các loài thú linh trưởng của
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có thể đứng hàng đầu của Việt Nam.
Các khu hệ bò sát - lưỡng cư, cá, chim...cũng rất phong phú và có nhiều loài
quý hiếm, nhiều loài chim đẹp, quý hiếm rất có giá trị như Công, Trĩ sao, Gà lôi,
Hồng hoàng, Sã đầu nâu...
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập, phân tích, xử lý các mẫu vật, số liệu, dẫn liệu điều tra và các thông

tin khoa học đã có từ trước liên quan đến các đối tượng nghiên cứu tại địa bàn
nghiên cứu.

15


2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu ngoài thực địa
- Phương pháp thu mẫu:
Thu mẫu bọ cạp chủ yếu bằng phương pháp quan sát và thu bắt bằng panh.
Bọ cạp hoạt động vào ban đêm nên chủ yếu thu mẫu vào ban đêm. Ban đêm, bọ cạp
thường phát quang, nên sử dụng đèn UV để phát hiện và thu bắt bọ cạp. Ngoài ra,
có thể kết hợp thu bọ cạp bằng bẫy hố và rây lá rác[17].

Hình 3: Bọ cạp phát quang dưới ánh sáng đèn UV
(Ảnh: Trần Thị Hằng)

- Nghiên cứu phân bố:
+ Nghiên cứu được tiến hành ở 5 sinh cảnh điển hình tại khu vực, bao gồm:
rừng tự nhiên trên núi đá vôi, rừng tự nhiên trên núi đất, rừng trồng, trảng cây bụi,
hang động
+ Điều tra thu thập mẫu vật theo mùa: mùa mưa và mùa khô
2.2.3. Phương pháp xử lí mẫu và định loại trong phòng thí nghiệm
Mẫu vật được bảo quản trong cồn 75%.
Định loại dựa theo các tài liệu chuyên ngành của Pocock (1941), Couzijn
(1981), Lourenco và cs (2011, 2013, 2014),… và được giám định bởi PGS Phạm
Đình Sắc và GS Wilson Lourenco.

16



CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài bọ cạp tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
3.1.1. Danh sách các loài bọ cạp ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu
Kết quả phân tích, định loại mẫu vật thu được, chúng tôi đã ghi nhận được 6
loài thuộc 3 giống, 3 họ bọ cạp tại khu vực nghiên cứu (bảng 1).
Trong 6 loài ghi nhận được, bao gồm 2 loài mới cho khoa học (Vietbocap
aurantiacus sp.n., Vietbocap quinquemilia sp.n.) và 1 loài mới cho khu vực nghiên
cứu (Liocheles australasiae).
Bảng 1: Danh sách loài bọ cạp ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu
Phân bố ở Việt Nam

TT Tên loài
I. Họ Hormuridae, Laurie, 1896

1

Liocheles australasiae (Fabricius, 1775)

- Đồng Nai: Vĩnh Cửu
- Quảng Bình: VQG Phong Nha
Kẻ Bàng (ghi nhận mới cho khu
vực nghiên cứu)

II. Họ Buthidae, C. L. Koch, 1837
2

Lychas mucronatus (Fabricius, 1798)

- Phân bố rộng


III. Họ Pseudochactidae, Gromov, 1998
3
4
5

6

- Quảng Bình: VQG Phong Nha
Kẻ Bàng, động Tiên Sơn
Vietbocap thienduongensis Lourenco & - Quảng Bình: VQG Phong Nha
Pham, 2012
Kẻ Bàng, động Thiên Đường
Vietbocap aurantiacus sp. n. Lourenco, - Quảng Bình: VQG Phong Nha
Kẻ Bàng, động Thiên Đường
Trần & Phạm, 2018
(loài mới cho khoa học).
Vietbocap quinquemilia sp. n. Lourenco, - Quảng Bình: VQG Phong Nha
Kẻ Bàng, động Thiên Đường
Trần & Phạm, 2018
(loài mới cho khoa học).
Vietbocap canhi Lourenco & Pham, 2010

17


3.1.2. Tỉ lệ phần trăm giống, loài ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu
Từ dẫn liệu thu được ta thấy số lượng thành phần loài bọ cạp ở khu vực
nghiên cứu còn tương đối ít. Trong đó, họ Pseudochactidae có số lượng loài chiếm
ưu thế nhất với 4 loài (chiếm 66.6% tổng số loài); họ Hormuridae và Buthidae đều

có 1 loài (chiếm 16.7% tổng số loài)
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm của giống và loài
STT Họ

Giống

Loài

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ

1

Hormuridae

1

33.3

1

16.7

2


Buthidae

1

33.3

1

16.7

3

Pseudochactidae

1

33.3

4

66.6

Tổng số

3

100

6


100

3.2. Mô tả đặc điểm hình thái của hai loài mới cho khoa học
3.2.1. Loài Vietbocap aurantiacus sp. n.
Mẫu vật:
Mẫu bọ cạp cái (holotype), 2 mẫu bọ cạp cái (paratypes). Mẫu vật được thu ở
giữa hang động Thiên Đường (17°31’10.3” Bắc -106°13’22.9”Đông), thuộc Vườn
Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; cách cửa vào khoảng 3000m.
Màu sắc:
Cơ thể của loài có màu vàng da cam, đậm hơn các loài khác trong cùng
giống; chân kìm, gai đuôi, và gờ ở phần bụng sau có màu đỏ sậm.
Danh pháp:
Loài này được đặt theo một tính từ Latin liên quan đến màu da cam của loài
mới này.

18


×