Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Thực trạng đánh giá thực hiện công việc của người lao động tại công ty cổ phần tập đoàn điện công nghiệp việt nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.19 KB, 87 trang )

Chương 1. Tổng quan về công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp
Việt Nhật
1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp Việt Nhật
Tên giao dịch quốc tế: VIET NHAT INDUSTRIAL ELECTRIC GROUP
JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở giao dịch:
 Địa chỉ: A5-P7 Tập thể Yên Lãng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,
Hà Nội.
 Điện thoại: : 04.62863363
Fax: 04.62863363
 Email: , Website:www.vietnhatgroup.com
Tài khoản
 Số tài khoản:031-01-01-226686-1
 Tại ngân hàng: TMCP Hàng hải Việt Nam – chi nhánh Đống Đa
 Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ
Mã số thuế: 0102158074
Công ty được thành lập năm 2007, đang ký thay đổi lần đầu ngày 26 tháng
07 năm 2007 Việt Nhật là doanh nghiệp năng động trong quản lý, chuyên
nghiệp trong chuyên môn và luôn đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách
hàng.
Thị trường của Công ty
Thị trường của công ty được xác định trên toàn quốc và nước ngoài,
tuân thủ theo luật pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong
những năm qua Công ty chủ yếu khai thác thị trường và kinh doanh các
tỉnh phía Bắc như các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Ninh, Hải Dương,
Thái Bình.....
1.2. Tổ chức bộ máy đơn vị
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp
Việt Nhật


Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng Điện với đội ngũ cán bộ
công nhân viên lành nghề, các kỹ sư, cử nhân kinh tế, công nhân có tay
nghề cao thực hiện xây lắp các công trình công nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ, các công trình xây dựng dân dụng, tư vấn giám sát các công trình xây
dựng điện và xây dựng công nghiệp...
Trong những năm qua Công ty đã xây dựng những công trình trọng
điểm của Nhà nước như: Các công trình Đường dây (ĐZ) tải điện siêu cao
áp ĐZ 500 KV mạch 1, ĐZ 500 KV mạch 2, các trạm biến áp có cấp điện
áp đến 220 KV, các công trình ĐZ 220 Kv, 110 Kv các ĐZ 35Kv, 0,4 KV
và lắp đặt điện nhà máy, xí nghiệp.
Các đối tượng khách hàng


Khách hàng chủ yếu là Tổng công ty điện lực Việt Nam EVN đặc biệt
là hai ban quản lý Ban A Miền Bắc và ban A Miền Trung, hai Công ty
Truyền tải điện 1, 2.
Ngoài ra khách hàng của Công ty là các Sở Điện lực như Sở Điện
Lực Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Nam
Định, Thái Bình, Công ty Điện Lực một thành viên Ninh Bình… Nhà máy
xi măng VINAKANSAI Ninh Bình, nhà máy xi măng Hướng Dương Ninh
Bình…
DANH SÁCH CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ VÀ ĐANG THỰC
HIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Tên hợp đồng

Tổng giá trị hợp
đồng

Cung cấp tủ máy cắt,

479.720.391
tủ hợp bộ cho dự án
VNĐ
sửa chữa lớn năm 2007
Cung cấp bộ điều
chỉnh điện áp dưới tải
phục vụ công tác mua
746.582.460
sắm cho trạm 110kV
VNĐ
Gia Sàng - Nhà máy
luyện cán thép Gia
Sàng
Khảo sát thiết kế di
chuyển đường điện
trung, hạ thế phục vụ
250.000.000
GPMB thi công Tiểu
VNĐ
Dự án 2- tuyến tránh
Cao Bằng.
Đường dây 22kV cấp
129.720.391
điện cho Công ty LD
VNĐ
Nhà máy Bia Hà Tây
Đường dây 0,4kV và
hệ thống chiếu sáng
67.654.000 VNĐ
khu Tam Đảo


Thời gian
ký hợp
đồng

Tên cơ quan
ký hợp đồng

04/2007

Điện lực
Hoà Bình

04/2007

Công ty Cổ
phần luyện
cán thép Gia
Sàng

04/2007

Công ty Cổ
phần Xây lắp
Công nghiệp
68

04/2007

Điện lực Hà

Tây

06/2007

Sở Du lịch
và Thương
mại Vĩnh
Phúc


Cung cấp máy cắt
38,5kV chân không
897.654.000
ngoài trời cho dự án
VNĐ
mở rộng trạm biến áp
Yên Bái
Khảo sát kỹ thuật, thiết
kế kỹ thuật thi công150.000.000
Cấp điện cho khu đô
VNĐ
thị Mỹ Đình II
Cung cấp vật tư thiết
bị: Máy mài dùng khí
nén- dự án đầu tư xây
1.087.663.500
dựng ụ tàu 70.000TVNĐ
Nhà máy Đóng tàu Hạ
Long
Cung cấp vật tư thiết

bị trạm cho sửa chữa,
584.649.780
nâng cấp trạm biến áp
VNĐ
110kV Hải Dương
Thiết kế xây dựng
công trình dự án xây
136.840.560
dựng cụm công nghiệp
VNĐ
tàu thuỷ bắc sông
Gianh (Giai đoạn I)
Đường dây 35kV
mạch kép cấp điện thi
84.649.780 VNĐ
công thủy điện Huổi
Quảng- Sơn La
Cung cấp Chống sét
van cho công tác sửa
chữa lớn năm 2007
Cung cấp máy biến áp,
thiết bị trạm ngoài trời
phía 35kV, phần tủ
trung thế TBA
22/0,4kV

06/2007

Điện lực Yên
Bái


07/2007

Điện lực
Thành phố
Hà Nội

07/2007

Công ty
Đóng tàu Hạ
Long

8/2007

Ban quản lý
dự án lưới
điện – Công
ty Điện lực 1

08/2007

Công ty
Hàng Hải
Ven biển
Vinashin

8/2007

Ban QLDA

Thuỷ điện –
EVN

397.693.695
VNĐ

11/2007

15.560.525.450
VNĐ

19/09/2007

Công ty
TNHH MTV
ĐL Hải
Dương
Công ty Cổ
phần Công
nghiệp Điện
cơ và Xây
dựng Việt
Thành


10/2007

Công ty
TNHH Xây
dựng Trường

Thành Sơn
La

12/2007

Ban QLDA
Đầu tư và
Xây dựng Sở
Công nghiệp
Cao Bằng

2.322.646.104
VNĐ

05/2008

Công ty Cổ
phần Lắp
máy và Xây
dựng điện

1.025.648.000
VNĐ

06/2008

Điện lực
Long Biên

987.254.130

VNĐ

08/2008

Điện lực Gia
Lai

Mua sắm vật tư thiết bị

1.606.917.115
VNĐ

12/2008

Điện lực
Hòa Bình

Cung cấp máy biến áp,
tủ trung thế RMU, trạm
kiosk trọn bộ 0,4kV cho
công trình Xây dựng
khu công nghiệp Bắc
Ninh

3.148.258.640
VNĐ

10/2008

Công ty CP

dầu khí Việt
Nam

05/2009

Công ty
TNHH MTV
Điện lực Hải
Phòng

Cung cấp tủ trung thế
hợp bộ cho dự án xây
dựng thuỷ điện Sơn La
Thi công xây lắp đường
dây hạ thế xã Cô Ba,
Phan Thanh, Sơn Lộ
huyện Bảo Lạc. Dự án
Năng lượng nông thôn
II tỉnh Cao Bằng- Phần
Hạ áp
Thi công phần móng và
tiếp địa đường dây
110kV Thái An- Hà
Giang. Dự án: Nhà máy
Thuỷ điện Thái An
Cung cấp tủ điện hạ thế
thuộc dự án: Mua sắm
tủ điện hạ thế phục vụ
các công trình sửa chữa
lớn năm 2008

Cung cấp biến dòng
điện, biến điện áp trung
thế cho dự án Mua sắm
VTTB phục vụ công tác
mắc dây đèn năm 2008

Mua bán vật tư thiết bị

1.907.021.142
VNĐ

1.226.091.464
VNĐ

1.014.707.095
VNĐ


Tư vấn thiết kế lập bản
vẽ thi công và lập dự
toán hạng mục Hệ
thống cấp điện của Dự
án đầu tư Nâng cao
năng lực sản xuất Nhà
máy đóng tàu Cam
Ranh
Mua bán Tủ máy cắt
hợp bộ 7,2kV-630A25kA/1s thuộc Hạng
mục Cấp điện cho nhà
máy sản xuất phân lân

Supe Lào Cai
Cung cấp tủ tụ bù + tụ
bù hạ thế thuộc dự án:
lắp đặt tụ bù trên lưới
0,4kV tỉnh Hà Giang
Tư vấn thiết kế cải tạo
lộ đường dây 10kV 972
và 975 lên vận hành ở
cấp điện áp 22kV thị xã
Hà Giang tỉnh Hà
Giang
Tư vấn thiết kế cải tạo
lộ đường dây 10kV 971
và 973 lên vận hành ở
cấp điện áp 22kV thị xã
Hà Giang tỉnh Hà
Giang
Khảo sát thiết kế bản vẽ
thi công, lập báo cáo
KTKT-TDT dự án đầu
tư xây dựng công trình:
Cấp điện cho khu sản
xuất của nhà máy (giai
đoạn mở rộng) khu
công nghiệp Minh Sơn
-huyện Bắc Mê
Cung cấp vật tư thiết bị
cho dự án: Mua sắm vật
tư thiết bị cho sửa chữa
lớn năm 2011


12/2008

Ban QLDA
Nhà máy
đóng tàu
Cam RanhCty CNTT
Nha Trang

1.604.968.000
VNĐ

01/2009

Công ty CP
Vật tư Nông
sản

1.561.895.280
VNĐ

02/2009

Điện lực Hà
Giang

772.000.000
VNĐ

3/2010


Điện lực Hà
Giang

586.000.000
VNĐ

3/2010

Điện lực Hà
Giang

6/2011

Công ty
Điện lực Hà
Giang

07/2011

Công ty
Điện lực Hà
Giang

498.000.000
VNĐ

196.000.000
VNĐ


2.231.504.000
VNĐ


Cung cấp vật tư thiết bị
trung thế cho dự án:
Nâng công suất trạm
biến áp 35/0.4kV Mai
Châu Hòa Bình
Cung cấp và thi công
xây dựng gói thầu số 9:
Cung cấp và lắp đặt ủ tụ
bù hạ thế trên lưới điện
tỉnh Hà Giang
Thi công xây dựng
công trình: Lắp đựt tụ
bù hạ áp cho lưới điện
năm 2013 tỉnh Yên Bái
thuộc gói thầu số 2:
Cung cấp và lắp đặt hệ
thống tụ bù
Cung cấp vật tư thiết bị
thuộc Dự án: Mua sắm
vật tư thiết bị cho sửa
chữa lớn năm 2013
Cung cấp máy cắt tự
động đóng lặp lại
Recloser 27kV kèm tủ
điều khiển, phần mềm
kết nối máy tính

Cung cấp tủ trung thế
LIMITER cho nhà máy
xi măng CHINFON
Gói thầu: Xây dựng +
thiết bị thuộc Dự án:
Lắp đặt tụ bù hạ áp năm
2015
Hợp đồng thi công xây
dựng công trình số
14/HĐ-PCHN_ Gói
thầu: Xây lắp + thiết
bị_Công trình: Lắp đặt
tụ bù hạ áp năm 2015
huyện Lý Nhân - tỉnh
Hà Nam

2.267.265.000
VNĐ

4.260.125.000
VNĐ

4.642.371.000
VNĐ

3.711.400.000
VNĐ

841.500.000
VNĐ


5.273.750.000
VNĐ
3.678.592.368
VNĐ

3.030.172.299
VNĐ

8/2011

Công ty
Điện lực
Hòa Bình

8/2012

Công ty
Điện lực Hà
Giang

10/2013

Công ty
Điện lực Yên
Bái

10/2013

Công ty

Điện lực
Hà Giang

12/2013

Công ty
Điện lực
Quảng Trị

01/2014

Công ty Xi
măng
ChinFon

12/2014

Công ty
Điện lực
Vĩnh Phúc

02/2015

Công ty
Điện lực
Hà Nam


Cung cấp thiết bị
Công ty Cổ

110kV: Máy cắt, dao
9.222.400.000
phần kinh
02/2015
cách ly, biến dòng và
VNĐ
doanh điện
biến điện áp 110kV
lực 1
Gói thầu: Thi công xây
Công ty
lắp thuộc dự án: Lắp đặt
2.439.325.062
04/2015
Điện lực Lào
tụ bù trung áp năm
VNĐ
Cai
2015
Gói thầu số 3: Xây lắp
Công ty
+ thiết bị _ Công trình:
1.618.997.982
06/2015
Điện lực Lai
Lắp đặt tụ bù hạ áp năm
VNĐ
Châu
2015
Gói thầu: Cung cấp tụ

bù và thi công lắp
Công ty
5.590.966.486
đặt_Dự án: Lắp đặt bổ
07/2015
Điện lực
VNĐ
sung tụ bù hạ áp năm
Vĩnh Phúc
2015.
Gói thầu: Thi công xây
Công ty
lắp_ Dự án: Lắp đặt bổ
2.589.123.903
10/2015
Điện lực Lào
sung tụ bù hạ áp năm
VNĐ
Cai
2015
(Nguồn: Phòng TCHC - Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp Việt
Nhật)
1.2.2. Sơ đồ cấu trúc bộ máy

Sơ đồ 1.1:Sơ đồ cấu trúc bộ máy


Sơ đồ tổchức công t y
Company Or ganizat ion
CHủ TịCH HộI ồNG QUảN Tr ị

CHAIRMAN

BAN GIá M ốC
BOARD OF DIRECTOR

Phòng
Tổchức hành chính
Administration Dept.

Phòng
Kỹ t huật & Dịch vụ
Technical & Sevice Dept.

Phòng
Kế t oá n Tài vụ
Finance Accounting Dept.

Phòng
Nghiên cứu & Phá t tr iển
Development Research Dept.

Phòng
Kinh doanh & XNK
Trading Imp.- Exp. Dept.

Phòng
TƯ VấN Thiết kế
Designing Consultant Dept.

Phòng

Dự á n
Project Dept.

Xínghiệp
Xây l ắp điện
Construction Enterprises

Phòng
Kế hoạ ch Vật tƯ
Material Plan Dept.

Phòng
giao nhận & vận chuyển
Transport Dept.

(Ngun: Phũng TCHC - Cụng ty C phn Tp on in Cụng nghip Vit
Nht.)
1.2.3. H thng v trớ vic lm/ chc danh cụng vic:
Ch tch hi ng qun tr
Chu trỏch nhim hon ton trc cỏc hot ng ca Cụng ty.
Ban giỏm c


Giúp việc cho CTHĐQT, là người đại diện và chịu trách nhiệm về
điều hành các công việc của công ty (điều hành, giám sát về lao động, quản
lý kỹ thuật các nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất
kinh doanh, hệ thống, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn…) đánh giá, phân
tích, đề ra mục tiêu nhằm tạo ra sự ổn định, tăng trưởng.
Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh của
Công ty được điều hành bởi CTHĐQT giúp việc do Hội đồng quản trị bổ

nhiệm. Tham mưu, giúp việc cho CTHĐQT là các phòng ban chuyên môn
nghiệp vụ như: phòng tổ chức lao động-tiền lương, phòng kỹ thuật…
Phòng Tổ chức hành chính
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình bộ máy quản lý và mô hình
tổ chức sản xuất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó,
phòng TCLĐHC còn có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên phù hợp với định
hướng và quy chế đào tạo của Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ về quản trị
nhân sự, BHYT, BHXH và giải quyết các chế độ liên quan tới NLĐ trong
công ty. Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, tuyển dụng và các công
tác quản lý hành chính văn phòng trong Công ty…
Phòng Kỹ thuật & dịch vụ
Quản lý, giám sát, chỉ đạo và nghiệm thu kỹ thuật thi công, đảm bảo
chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động. Phòng kỹ thuật & dịch vụ có
chức năng tham mưu giúp Ban giám đốc về thiết kế các công trình thủy lợi,
giao thông, công trình điện có cấp điện áp ≤35KV.
Phòng kỹ thuật & dịch vụ có nhiệm vụ kiểm tra và nghiên cứu đề án
thiết kế, khảo sát điều kiện thi công công trình trước khi thi công. Chịu
trách nhiệm cuối cùng về tính chính xác của đề án thiết kế công trình cho
hồ sơ dự thầu như gia công chế tạo và thực hiện thi công. Lập biện pháp tổ
chức thi công các công trình phục vụ hồ sơ thầu, lập phương án tổ chức thi
công các công trình…
Phòng kế tóa tài vụ
Quản lý toàn bộ nguồn vốn, tài sản theo quy định của pháp luật và
quy định của Công ty phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
bảo toàn và phát triển vốn.
Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ là lập và thực hiện kế hoạch tài
chính, đảm bảo cân đối vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích
tài chính và đề xuất các biện pháp tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn…
Phòng dự án


Xây dựng chiến lược phát triển Công ty ngắn hạn và dài hạn, tìm
kiếm việc làm, phát triển thị trường tham gia đấu thầu các dự án. Xây dựng
và kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch, thanh quyết toán và thu
hồi vốn các công trình. Lập kế hoạch và báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh tháng, quý, năm trình Tổng giám đốc trên cơ sở phương án sản xuất
kinh doanh được đại hội cô đông thông qua.
Phòng kế hoạch vật tư
Tham mưu cho CTHĐQT thực hiện chức năng quản lý cung ứng vật
tư thiết bị, mua sắm và sử dụng có hiệu quả vật tư, công cụ dụng cụ theo
các quy đinh của Nhà nước và Công ty. Lập cam kết nguồn vật tư, thiết bị
phục vụ cho công tác lập hồ sơ đấu thầu. Tiếp nhận mua sắm, quản lý, tổ
chức lưu kho bãi và cấp phát vật tư, thiết bị cho công trình, đảm bảo chất
lượng, đủ số lượng, đúng nguồn…
Các đơn vị thành viên
 Các chi nhánh và đội xâp lắp trạm thực hiện các công trình xây
lắp trạm điện, đường dây và trạm biến áp.
 Xí nghiệp cơ khí có trách nhiệm gia công chế tạo kết cấu thép; chế
tạo, lắp ráp tủ bảng điện cao, trung, hạ thế và các phụ kiện chuyên ngành xây
lắp điện.
Ban điều hành dự án
Tham mưu giúp việc TGĐ, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về
việc tổ chức triển khai các hạng mục công việc của dự án được kí kết trong
hợp đồng giữa công ty và công ty khác theo đúng chất lượng, tiến độ.
1.2.4: Cơ chế hoạt động.
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công
nghiệp Việt Nhật ta có thể thấy cơ cấu của Công ty là cơ cấu theo trực

tuyến chức năng. Theo đó, mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới là một
đường thẳng, các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự
giám sát của người phụ trách (các trưởng phòng) còn các trưởng phòng
chịu trách nhiệm với CTHĐQT, CTHĐQT sẽ chịu trách nhiệm về tình hình
sản xuất kinh doanh trước các cổ đông. Cơ cấu này khá phù hợp với điều
kiện sản xuất kinh doanh của Công ty: do đặc điểm công ty nên có một bộ
phận luôn theo sát và tạo điều kiện cho các hoạt động của các đơn vị thành
viên, các đơn vị thành viên có nhiệm vụ thi công những công trình được
đấu thầu và chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tạo sự hoạt động
nhịp nhàng trong Công ty.
1.3. Nguồn nhân lực của tổ chức.
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công
nghiệp Việt Nhật năm 2014,2015,2016


Chỉ tiêu

1

2
3

4

Năm 2014
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)

(người)
Theo
phân 298
100
công lao động
Lao động gián 78
26.17
tiếp
Lao động trực 220
73.83
tiếp
Theo giới tính 298
100
Nam
227
76.17
Nữ
71
23.83
Theo độ tuổi
298
100
Dưới 30 tuổi
157
52.68
Từ 30 – 45 tuổi 75
25.17
Trên 45 tuổi
66
22.15

Theo trình độ 298
100
chuyên môn
Đại học, thạc sĩ 57
19.12
Cao đẳng, trung 229
76.8
cấp, sơ cấp
Lao động phổ 12
4
thông

Năm 2015
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(người)
314
100

Năm 2016
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(người)
332
100


73

23.25 76

22.89

241

76.75 256

77.11

314
242
72
314
181
73
60
314

100
77.07
22.93
100
57.64
23.25
19.11
100


332
260
72
332
205
69
58
332

100
78.31
21.69
100
61.74
20.78
17.48
100

57
245

18.15 58
78.02 259

17.47
78.01

12

3.83


4.52

15

(Nguồn: Phòng TCHC - Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp Việt
Nhật)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động của công ty không ngừng
tăng lên và giữ ở mức tương đối ổn định. Điều này thể hiện quy mô sản
xuất của công ty ngày càng được mở rộng.
Bảng 1.2 : Cơ cấu lao động theo trình độ bậc thợ của
Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp Việt Nhật năm 2014,2015,2016
Năm 2014
Bậc
Số
Tỷ lệ
thợ lượng
(%)
(người
)
1
34
15.45
2
59
26.92
3
35
15.9
4

39
17.7
5
27
12.3

Năm 2015
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(người)
43
57
42
37
30

17.84
23.65
17.43
15.35
12.45

Năm 2016
Số lượng
Tỷ lệ
(người)
(%)
47

57
46
38
35

18.36
22.27
17.97
14.84
13.67


6
7

20
6

9.1
2.7

22
10

9.13
4.15

21
12


8.20
4.69

(Nguồn: Phòng TCHC - Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp Việt
Nhật)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ của lao động trong công ty ngày càng
được cải thiện. Nó thể hiện ở chỗ số lao động ở các bậc thợ đều có xu
hướng tăng lên, đặc biệt số lao động bậc 1 tăng nhiều do quy mô công ty
mở rộng nên cần tuyển thêm lao động để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh
doanh.

Chương 2. Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực
2.1. Tổ chức bộ máy chuyên trách
2.1.1.Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách
Bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực: phòng Tổ chức hành
chính
Bao gồm 4 người:
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc
trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao
động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ
quân sự theo luật và quy chế công ty.
- Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ
quy, quy chế công ty
- Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty


2.1.2. Công việc chuyên trách nhân sự.
Công tác văn phòng:
- Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý
các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng.

- Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến
công ty. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình
- Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của công ty.
- Soạn thảo văn bản, trình giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và
phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó.
- Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính
xác, kịp thời, an toàn.
Công tác tổ chức, chế độ chính sách: giải quyết các vấn đề liên quan đến
nhân sự theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cụ thể là:
- Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
- Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và
quy chế công ty.
- Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty.
- Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác
- Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật,
HĐ lương, khoa học kỹ thuật
- Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người
lao động
Công tác bảo hộ lao động.
- Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khu vực
văn phòng và công cộng.
- Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao
động trong toàn công ty theo quy chế
- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động: khám sức khỏe định kỳ và đột
xuất, cấp cứu tai nạn laô động
Công tác bảo vệ:
- Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty.
- Là lực lượng chính trong lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, hỏa
hoạn.

- Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự.


- Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng
các bộ phận duy trì thời gian làm việc.
Công tác phục vụ:
- Làm công tác tạp vụ, vệ sinh trong công ty.
- Đảm nhận việc cung cấp các nhu cầu phục vụ công tác văn phòng
- Đảm nhận công tác nấu cơm phục vụ bữa ăn công nghiệp
Công tác khác:
Thực hiên các nhiệm vụ khác có tính đột xuất theo lệnh của giấm đốc công
ty
2.1.3. Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách
-Phòng tổ chức hành chính có quyền tham mưu và giúp việc cho giám đốc
công ty.. Tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực công tác tổ
chức, hành chính khi được lãnh đạo công ty phê duyệt
-Mối quan hệ với phòng ban khác: xác định các bộ phận, phân hệ, các
phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phòng ban, bộ
phận được chuyên môn hoá, có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định
nhằm thực hiện các chức năng quản lý .
- Mối quan hệ các thành viên trong bộ máy chuyên trách: các thành viên
làm việc kết hợp với nhau, 1 người có thể làm nhiều việc
2.2. Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách
2.2.1.Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách
Bảng 2.1: Thông tin năng lực đội ngũ cá bộ chuyên trách
Họ và tên

Tuổi

Chức danh


Năm kinh
nghiệm

Trình độ
đào tạo

Trần Thị Lực

37

Trưởng Phòng

10

Thạc sĩ

Phan Thị Hồng
Vân

31

Nhân viên

7

Đại học

Nguyễn Thị
Hồng Hương


27

Nhân viên

4

Đại học

Lê Thị Nguyệt
Nga

25

Nhân viên

3

Đại học

(Nguồn: Phòng TCHC- Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Công nghiệp Việt
Nhật)


2.2.2: Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên
trách.
Trưởng phòng
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ của phòng đã được phân công trước giám đốc công ty. Kiểm tra,
đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.

- Quản lý nhân nhân lực của phòng. Phân công cụ thể nhiệm vụ các
nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất cho nhân viên của phòng theo lệnh của
giám đốc công ty.
- Tham gia làm thư ký các hội đồng do công ty thành lập : Tuyển dụng,
nâng lương, khen thưởng , kỷ luật, bảo hộ lao động, khoa học kỹ thuật .....
- Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và
đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau:
+ Tuyển dụng, hợp đồng lao động, bố trí lao động, chấm dứt HĐLĐ.
+ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể .
+ Giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động
+ Trật tự trị an khu vực, trật tự nội vụ
+ Khen thưởng, kỷ luật của phòng cũng như công ty
+ Hồ sơ cán bộ công nhân viên
+ Xây dựng các văn bản có tính pháp quy, quy chế của công ty
+ Đối nội, đối ngoại
+ Cung cấp các nhu yếu phục vụ công tác của lãnh đạo công ty
+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó
giám đốc công ty
- Quyền hạn:
+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên
+ Thừa lệnh giám đốc ký tên đóng dấu công ty các loại văn bản đã được
giám đốc ủy quyền: giấy giới thiệu khám chũa bệnh, giấy công tác của
CBCNV và khách, giấy giới thiệu công tác và các văn bản giải quyết các
công việc hành chính khác.
+ Giải quyết cho nhân viên nghỉ việc riêng 1 ngày
Nhân viên tổ chức, hành chính:
- Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và
đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau:
+ Bảo hộ lao động, an toàn phòng chống cháy nổ



+ Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, theo dõi, thực hiện chế độ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động trong toàn công ty
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động
+ Định mức lao động
+ Đánh máy, văn thư lưu trữ hồ sơ công văn công ty (trừ hồ sơ cá nhân,
Bảo hiểm xã hội)
+ Công tác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu công ty.
+ Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó
giám đốc, trưởng phòng.
+ Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của trưởng phòng khi
trưởng phòng đi vắng hoặc được ủy quyền.
- Quyền hạn:
+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên

Chương 3. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị thực tập
3.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách quản trị nhân lực tại đơn vị thực tập
- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn giữ quan
điểm “Con người là tài sản vô giá”.
Công ty đã có những chủ trương chiến lược, giải pháp đúng đắn tạo
bước đi đột phá để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng giai
đoạn, đáp ứng yêu cầu hiện tại và lâu dài. Theo đó, việc xây dựng nguồn
nhân lực luôn là mục tiêu quan trọng của Công ty và đặt dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo chặt chẽ, sát sao từ Ban lãnh đạo. Công ty đã triển khai xây dựng
và áp dụng các bộ quy trình, quy chế trong tuyển chọn, đánh giá chất lượng
lao động, mô tả chức năng, công việc cho từng vị trí; chủ động phối hợp
với các trung tâm uy tín để đào tạo nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo đặc biệt
chú trọng việc đưa ra các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút đội ngũ



lao động có chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành về làm việc tại Công
ty.
- Chủ trương quan trọng trong chiến lược nhân sự của công ty là:
tuyển dụng và bổ nhiệm đúng năng lực, đúng vị trí; trả công xứng đáng với
năng lực làm việc và thành tích đóng góp của người lao động.
- Các chính sách quản trị nhân lực tại công ty:
+ Chính sách tuyển dụng
“Tâm – Tầm – Tài” là ba giá trị cốt lõi để Công ty tuyển dụng, nuôi dưỡng
nhân tài. Có thể tự hào khi Công ty là nơi hội tụ các chuyên gia giỏi trong
ngành. Đối diện với áp lực cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế thị
trường thời kỳ hội nhập, Công ty tự tin đang và sẽ tiếp tục phát triển dựa
trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, có tâm huyết với nghề.
+ Chính sách đào tạo
Với phương châm đồng hành trong con đường sự nghiệp của cán bộ nhân
viên, Công ty luôn chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng chất – nâng tầm
cho cán bộ nhân viên, giúp họ gia tăng niềm tin đối với bản thân cũng như
Công ty, từ đó tự nguyện gắn bó lâu dài với công ty.
Đồng thời, nối tiếp công tác tìm kiếm, phát hiện đội ngũ nhân sự tiềm năng,
Công ty đã triển khai nhiều chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện các kiến
thức, kỹ năng cần & đủ để nhân sự tiềm năng kế thừa các vị trí quản lý
trong tương lai. Hoạt động này vừa giúp Công ty chủ động về nguồn nhân
lực vừa tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động.
+ Chính sách đãi ngộ
Tại Công ty, người lao động sẽ được hưởng mức thu nhập tương xứng
với năng lực làm việc, sự nỗ lực và thành tích đóng góp. Công ty hướng
đến việc xây dựng một chế độ lương, thưởng, phúc lợi cạnh tranh đảm bảo
giữ được người tài và thu hút được nhân sự. Việc điều chỉnh lương được
công ty xem xét định kỳ hàng năm và theo từng trường hợp cụ thể căn cứ
theo năng lực làm việc, thành tích đóng góp của người lao động và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc khen thưởng thâm niên 5

năm, 10 năm, 15 năm, … cũng là hoạt động truyền thống diễn ra hàng năm,
mang đậm nét văn hóa Công ty – văn hóa trung thành với tổ chức.
Về phúc lợi, công ty tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát hàng
năm, khám sức khoẻ định kỳ, các chế độ bảo hiểm, các chế độ thăm viếng,
hiếu hỉ, các sự kiện khác diễn ra trong đời sống của người lao động như:
kết hôn, thai sản, sinh nhật, ốm đau,… Các chính sách đãi ngộ được Công
ty chú trọng duy trì và không ngừng cải tiến nhằm luôn mang đến cho
người lao động môi trường làm việc thoải mái, đoàn kết.


3.2. Tổ chức, triển khai các hoạt động quản trị nhân lực
- Thực trạng triển khai thực hiện nhiệm vụ của nhân viên nhân sự:
+ Tổng hợp bảng chấm công: Bắt đầu từ 30 hàng tháng, nhân viên
nhân sự sẽ tổng hợp chấm công của toàn bộ cán bộ CN viên trong công ty
thành bảng tổng hợp chấm công và gửi phòng kế toán tài vụ để làm lương
cho người lao động trong công ty. Công việc này được thực hiện trong 1 –
2 ngày.
+ Trả lương và các chế độ phụ cấp theo lương: Trong khoảng 10 - 12
hàng tháng, nhân viên nhân sự kết hợp với bộ phận kế toán tiền lương trả
lương vào tài khoản đã đăng ký cho người lao động. Công việc này được
thực hiện trong 1 ngày.
+ Lập bản phân loại lao động tháng: Bắt đầu từ ngày 2 hàng tháng
(hoặc sau khi tổng hợp xong bảng chấm công): Nhân viên nhân sự yêu cầu
tổ trưởng các phân xưởng và trưởng các bộ phận cho người lao động trong
tổ, phòng ban tự đánh giá và các tổ trưởng, trưởng các bộ phận thực hiện
đánh giá nhân viên trong tổ, phòng ban mình theo mẫu đánh giá của nhân
viên (trong 2 ngày) sau đó nhân viên nhân sự sẽ thu phiếu đánh giá, tổng
hợp lại và trình ban giám đốc công ty.
+ Chịu trách nhiệm công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Theo
dõi việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, lập báo cáo đối chiếu

hàng tháng; Thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi
phát sinh.
+ Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng: Cuối năm nhân viên nhân
sự sẽ rã soát lại quy chế thi đua khen thưởng của công ty và sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng và kiểm soát hoạt động
tuyển dụng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các đơn vị: Nhận quyết định
tuyển dụng của cấp trên; làm bản thông báo tuyển dụng; lựa chọn hình thức
tuyển dụng; sàng lọc hồ sơ; lựa chọn hồ sơ; lên lịch, hẹn phỏng vấn (nếu
có).
+ Trực tiếp đào tạo hoặc tổ chức cho người lao động tham gia đào tạo.
Theo dõi, đánh giá kết quả đào tạo: đào tạo những lao động mới được tuyển
dụng vào công ty: chuẩn bị nội dung đào tạo, địa điểm đào tạo, giảng viên
đào tạo, kinh phí đào tạo. Nhân viên nhân sự thường vừa đứng lớp giảng
dậy vừa là người tổ chức cho người lao động đào tạo.
+ Thanh quyết toán chế độ cho người lao động nghỉ việc: Lập danh
sách người lao động nghỉ việc và thanh toán chế độ theo quy định: căn cứ
danh sách và tình hình thực tế phát sinh, nhân viên nhân sự lên danh sách


người lao động nghỉ việc, trình giám đốc phê duyệt. Sau khi được giám đốc
phê duyệt, nhân viên nhân sự đem quyết định đến phòng kế toán tài vụ
nhận tiền và thanh quyết toán chế độ cho người lao động nghỉ việc.
+ Lập các thông báo, quyết định, hợp đồng lao động. Lưu trữ toàn bộ
thông báo, quyết định.
Ngoài ra, một số công việc đột suất khác mà nhân viên nhân sự còn
đảm nhiệm: Tổ chức các sự kiện đột suất cho công ty theo yêu cầu của cấp
trên; kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ…
- Thực trạng triển khai thực hiện nhiệm vụ của trưởng phòng nhân sự:
+ Đề xuất cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng tổ chức hành chính tiến hành

rà soát, xem xét mức độ phù hợp của cơ cấu tổ chức bộ máy từ đó hoàn
thiện lại cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Nếu cơ cấu tổ chức bộ máy
cần sửa, thiết lập lại thì trưởng phòng sẽ phối hợp với nhân viên nhân sự và
các phòng ban xây dựng, đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy và trình ban giám
đốc.
+ Triển khai hoạt động hoạch định nhân lực: trên cơ sở là sơ đồ tổ
chức cho từng phòng ban; các hoạt động đào tạo, đánh giá và các chuyển
biến của thị trường,… trưởng phòng lập bảng tổng hợp và phương án nhân
sự (thuyên chuyển nội bộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, sa thải…) sau đó
trình giám đốc sẽ xem xét và phê duyệt.
+ Hoạt động hoạch định nhân lực được được tiến hành vào cuối năm:
Đầu tiên, xác định trong năm tới công ty có nhu cầu nhân lực thế nào sau
đó kết hợp với tất cả các trưởng phòng, quản đốc các phân xưởng, các cán
bộ quản lý hồ sơ nhân lực trong phòng tổ chức hành chính để thu thập
thông tin, đánh giá đúng người lao động kết hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh; mục tiêu, phương hướng phát triển trong thời gian tới của công ty từ
đó đưa ra các chính sách hoạch định nhân lực cho chính xác và phù hợp.
+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên
chuyển, khen thưởng, kỷ luật nhân sự: trên cơ sở tổng hợp bản đánh giá
nhân viên và nhu cầu nhân sự hàng năm của công ty, đề xuất vấn đề liên
quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, khen thưởng lên ban giám
đốc.
+ Xây dựng, triển khai và kiểm soát công tác đánh giá hiệu quả công
việc hàng tháng: Rà soát lại phiếu đánh giá hiệu quả công việc hàng tháng
xem đã hợp lý chưa, có cần sửa đổi bổ sung gì không (nếu cần thì sửa đổi,
bổ sung) sau đó triển khai công việc cho cấp dưới đồng thời giám sát tiến
độ công việc.
+ Kiểm soát công tác làm lương, bảo hiểm xã hội được thực hiện
trong và sau quá trình làm lương.



+ Trong hoạt động quản trị thù lao lao động (lương, thưởng, phụ cấp,
phúc lợi): Việc xây dựng chính sách lương thưởng, đãi ngộ: được thực hiện
khi có sự thay đổi của luật pháp hoặc sự thay đổi của thị trường hoặc yêu
cầu của giám đốc.
+ Trong hoạt động tuyển dụng: trực tiếp tuyển dụng, kiểm soát trong
và sau quá trình tuyển dụng cho đúng và đủ số người lao động cho công ty
theo đúng kế hoạch đề ra. Để làm được điều này, trưởng phòng cần căn cứ
vào kế hoạch hoạch định nhân sự để tiến hành tuyển dụng đúng thời gian,
đúng số lượng, đảm bảo chất lượng lao động. Tuỳ thuộc vào số lượng và
thời gian tuyển dụng, phó phòng sẽ tổ chức triển khai công việc cho kịp
tiến độ.
+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến khen thưởng, kỷ luật nhân sự:
Khi phát sinh các trường hợp đặc biệt liên quan đến khen thưởng, kỷ luật
nhân sự, lập danh sách, tiến hành thủ tục và trình ban giám đốc phê duyệt.
+ Trong đào tạo và phát triển nhân lực:
Các công việc cần làm: Xây dựng chính sách đào tạo, trực tiếp đào tạo hoặc
tổ chức cho người lao động tham gia đào tạo. Theo dõi, đánh giá kết quả
đào tạo.
Tuỳ thuộc vào hình thức, số lượng lao động được tuyển dụng từ đó sẽ lựa
chọn hình thức và kiến thức đào tạo cho người lao động cho phù hợp.


Chương 4. Thực trạng đánh giá thực hiện công việc của người lao động
tại Công ty Cổ phần Tập đoàn điện công nghiệp Việt Nhật
4.1. Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp và
sự cần thiết phải hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc
4.1.1. Khái niệm và vai trò của đánh giá thực hiện công việc trong doanh
nghiệp
4.1.1.1. Khái niệm

Mỗi một doanh nghiệp đều có đặc thù riêng về môi trường làm việc,
sản phẩm… do vậy với mỗi nơi sẽ có cách đánh giá thực hiện công việc
khác nhau. Có thể là “ Bình xét thi đua”, “ Đánh giá kết quả sản xuất” ,
“Bình xét lao động tiên tiến”… Mặc dù có nhiều cách gọi khác nhau như
vậy nhưng chúng ta đều hiểu thực chất đó là sự đánh giá kết quả lao động
của NLĐ. Trước khi đi vào tìm hiểu đánh giá thực hiện công việc là gì thì
chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau :
Thứ nhất “ Công việc là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi
cùng một NLĐ hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi
một số NLĐ”1
Tiếp đó là khái niệm thực hiện công việc : Thực hiện công việc là
quá trình NLĐ sử dụng kiến thức, kỹ năng và công sức của mình để hoàn
thành một nhiệm vụ, công việc nào đó đóng góp vào cho tổ chức. (1, 214)
Như vậy “ Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và
chính thức tình hình thực hiện công việc của NLĐ trong quan hệ so sánh với
các tiêu chuẩn đã được xây dựng theo định kỳ và có sự thỏa thuận về sự
đánh giá đó với NLĐ”2
Đánh giá có hệ thống là sự đánh giá một cách toàn diện liên quan đến nhiều
khía cạnh của tình hình thực hiện công việc. Như vậy đánh giá tình hình
thực hiện công việc không chỉ đơn giản là việc đánh giá khối lượng sản
phẩm, chất lượng công việc so với mục tiêu đề ra mà còn đề cập đến những
vấn đề khác như thái độ làm việc, năng lực chuyên môn cũng như phẩm
chất cá nhân của NLĐ (cách giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo). Vì vậy
việc đánh giá có vai trò rất quan trọng đốivới các nhà quản lý, đánh giá
giúp họ có cái nhìn tổng quan, sâu rộng hơn về NLĐ, giúp cải thiện mối
quan hệ giữa tổ chức và NLĐ cũng như tình hình sử dụng lao động trong
doanh nghiệp.
Đánh giá chính thức được hiểu là sự ban hành công khai các văn bản, quy
định liên quan đến hoạt động đánh giá. Tính chính thức được biểu hiện ở
chỗ các văn bản chỉ rõ được mục tiêu đánh giá là gì, tiêu thức cụ thể ra sao,

1
2

Giáo trình QTNL, trang 44
Giáo trình QTNL, trang 134


chu kỳ đánh giá, phương pháp đánh giá, người đánh giá, cách chấm điểm…
Kèm theo đó là các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với các kết quả thu
được. Bên cạnh đó, sự đánh giá cần phải minh bạch và có sự trao đổi, thảo
luận giữa nhà quản lý và NLĐ để các kết quả được khách quan và rõ ràng.
4.1.1.2. Vai trò
Mục đích của đánh giá thực hiện công việc :
Bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải đánh giá thực hiện công việc, đó là
một hoạt động quản trị nhân lực quan trọng và đóng góp một phần rất lớn
cho công tác quản lý của nhà lãnh đạo. Tùy thuộc vào mục đích của đánh
giá mà có thể đánh giá một cách chính thức hoặc không chính thức. Nhưng
chung quy lại nó có các mục đích sau :
Thứ nhất, đối với các nhà quản lý, những người lãnh đạo, trưởng phòng,
trưởng bộ phận, bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực công tác đánh giá
thực hiện công việc giúp họ có thể đưa ra được các quyết định nhân sự
đúng đắn. Từ kết quả đánh giá thực hiện công việc của NLĐ họ có thể đưa
ra các vấn đề về lương, thưởng, quyết định tuyển dụng, bố trí nhân lực hay
buộc thôi việc đối với NLĐ. Ngoài ra, đánh giá thực hiện công việc còn
đóng vai trò quan trọng trong việc đề bạt, thăng chức hay xuống cấp đối
với NLĐ. Thông tin phản hồi trong đánh giá giúp nhà quản lý có cái nhìn
toàn diện và sâu sắc hơn về tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Qua đó, nhà
quản lý thấu hiểu được NLĐ để từ đó đưa ra các quyết định nhân sự đúng
đắn, phù hợp với mong muốn của NLĐ.
Thứ hai, phát triển NLĐ. Thông qua việc đánh giá thực hiện công việc,

NLĐ sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để thực hiện công việc tốt hơn.
NLĐ biết được mình đã làm được những gì và cần phải cố gắng ở mức nào
từ đó giúp họ hoàn thiện mình hơn. Từ kết quả đánh giá đó nhà quản lý sẽ
có những hoạt động quản trị nhân lực tiếp theo do vậy thực chất của việc
đánh giá thực hiện công việc là tạo động lực cho NLĐ. Công tác đánh giá
thực hiện công việc giúp họ biết được kếtquả sản xuất của mình đạt ở mức
nào, cần phải phấn đấu như thế nào để đạt được kết quả cao hơn, phù hợp
với mong muốn của tổ chức. Giữa NLĐ và nhà quản lý sẽ có thông tin
phản hồi để họ hiểu nhau hơn. Nhà quản lý sẽ có những quyết định chính
xác và kịp thời, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của NLĐ. NLĐ từ
đó thay đổi cách thức làm việc cũng như hành vi, thái độ của mình để nâng
cao năng suất lao động, hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc:
Việc đánh giá đúng kết quả làm việc của NLĐ có ý nghĩa rất lớn đối với cả
nhà quản lý và NLĐ :
- Dựa trên kết quả đánh giá này để đánh giá được hiệu quả thực hiện công
việc của các hoạt động quản trị nhân lực khác. Ngoài việc giúp nhà quản lý
đưa ra được các quyết định nhân sự, kết quả của đánh giá thực hiện công


việc còn giúp nhà quản lý và các lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá được
hiệu quả của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực khác như tuyển
dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thăng tiến, từ đó kiểm điểm mức
độ hiệu quả và đúng đắn của hoạt động đó, đồng thời cũng khắc phục và có
hướng điều chỉnh sao cho phù hợp. Sự hợp lý và đúng đắn của việc sử dụng
hệ thống đánh giá cũng như thông tin phản hồi các kết quả thu được sẽ giúp
tạo động lực cho NLĐ, cải thiện bầu không khí tâm lý xã hội trong các tập
thể lao động và phát triển thái độ làm việc, đạo đức của NLĐ.
- Đảm bảo lợi ích cho NLĐ: Vì mọi kết quả đánh giá sẽ được lưu vào hồ sơ
nhân viên do vậy việc NLĐ được đánh giá đúng năng lực của mình sẽ ảnh

hưởng tới những quyền lợi mà họ có thể được nhận trong tương lại như tiền
thưởng, chế độ thăng tiến, đào tạo phát triển …Ngược lại nếu kết quả đánh
giá bị sai lệch, không dựa vào các tiêu chí đánh giá mà chỉ căn cứ theo
thâm niên công tác hay theo ý kiến chủ quan của người đánh giá thì kết quả
đánh giá sẽ làm NLĐ có suy nghĩ không muốn cố gắng và ỷ lại vào công
việc. Vì thế hệ thống đánh giá hợp lý, khách quan và cho kết quả đúng sẽ
đảm bảo lợi ích cho NLĐ vào tạo động lực khiến họ muốn phấn đấu hơn
nữa.
- Giúp NLĐ có thái độ làm việc tốt hơn, tạo bầu không khí làm việc lành
mạnh: Một hệ thống đánh giá hiệu quả sẽ giúp NLĐ thấy công sức của
mình bỏ ra được ghi nhận, họ sẽ luôn có ý chí muốn phấn đấu trong công
việc thay vì thái độ lười biếng và ỷ lại nếu như công tác đánh giá không
được thực hiện đúng mục đích. Mọi thành viên trong tổ chức đều có thái độ
làm việc tích cực sẽ giúp bầu không khí làm việc lành mạnh, thoải mái và
có hiệu quả.
Như vậy việc đánh giá đúng kết quả làm việc của NLĐ rất có ý nghĩa đối
với NLĐ, nhà quản lý cũng như các tổ chức. NLĐ hăng say hơn, bầu không
khí làm việc lanh mạnh, nhà quản lý đạt được mục tiêu hiệu quả công tác
của mình, tổ chức ngày càng đi lên – đó chính là những ý nghĩa to lớn mà
kết quả của công tác đánh giá thực hiện công việc đem lại.
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá thực hiện công việc
4.1.2.1. Văn hóa doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp có một đặc trưng riêng phù hợp với môi trường làm
việc và lĩnh vực sản xuất do vậy sẽ có các hình thức đánh giá thực hiện
công việc khác nhau, việc đánh giá tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Trong
những doanh nghiệp có hệ thống đánh giá chính thức thông qua các văn
bản, quy định, tình hình hoàn thành nhiệm vụ lao động của NLĐ được đánh
giá trong những khoảng thời gian nhất định, theo chu kỳ hàng tuần, hàng
tháng, hàng quý hay hàng năm. Người đánh giá sẽ lựa chọn các phương
pháp đánh giá đã được thiết kế một cách có lựa chọn phù hợp với mục đích

của việc đánh giá. Nếu doanh nghiệp có số lao động ít thì việc đánh giá có


thể thông qua đánh giá hàng ngày của người quản lý đối với cấp dưới, sự
góp ý lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
Dù là chính thức hay không chính thức thì doanh nghiệp nào cũng có đã có
hình thức đánh giá phù hợp với điều kiện của mình.
4.1.2.2.Trình độ của người đánh giá
Công tác đánh giá thực hiện công việc phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ
quan và trình độ của người đánh giá. Chính vì vậy người đánh giá càng có
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng bao nhiêu thì càng giảm
khả năng mắc phải những lỗi trong đánh giá bấy nhiêu. Do vậy kết quả
đánh giá mới rõ ràng và chính xác.
4.1.2.3. Nhận thức, thái độ của cán bộ quản lý và nhân viên đối với công
tác đánh giá thực hiện công việc
Định hướng của mỗi người trong từng hành động là vô cùng quan trọng,
nhất là đối với một tổ chức. Nó giúp họ đi đúng hướng, đạt được mục tiêu
của mình tốt nhất và tốn ít thời gian, tiền bạc nhất. Cán bộ quản lý và nhân
viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác đánh giá sẽ
giúp tổ chức phát triển và NLĐ hoàn thiện mình hơn. Nếu như tại doanh
nghiệp vấn đề đánh giá thực hiện công việc thật sự được quan tâm và chú
trọng thì các kết quả đánh giá thực hiện công việc sẽ rõ ràng, chi tiết, mang
tính phân loại cao, dễ dàng phát huy được tác dụng giúp NLĐ và nhà quản
lý đạt được mục đích của mình.
4.1.2.4. Việc sử dụng các kết quả đánh giá vào các hoạt động nhân sự khác
Công tác đánh giá thực hiện công việc thực sự phát huy tác dụng khi kết
quả đánh giá được sử dụng cho các hoạt động quản trị nhân lực khác như:
tuyển dụng, đào tạo, phát triển, bố trí nhân sự, kế hoạch hóa nguồn nhân
lực, phân tích công việc… Kết quả đánh giá thực hiện công việc thật sự có
ích với NLĐ khi kết quả đánh giá tác động tới lợi ích của họ như tiền

lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến hay các vấn đề khác như kỷ luật lao
động…
Với mỗi hoạt động quản trị nhân lực luôn có các tác dụng đi kèm với nó,
đặc biệt với hoạt động đánh giá thực hiện công việc. Nó có ý nghĩa không
những cho tổ chức, cán bộ quản lý mà còn có tác động rất lớn đối với NLĐ,
giúp cả hệ thống cùng phát triển.
4.1.3. Các yêu cầu và lỗi cần tránh đối với 1 hệ thống đánh giá thực hiện
công việc
4.1.3.1. Các yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Để công tác đánh giá thực hiện công việc đạt kết quả tốt hệ thống đánh giá
cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Tính phù hợp


Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự liên quan giữa các tiêu chuẩn thực hiện
công việc, các tiêu thức đánh giá với mục tiêu của tổ chức. Các tiêu thức
này cần phù hợp với mục tiêu quản lý và phục vụ được mục tiêu đó. Thông
qua bản mô tả công việc, phải có sự liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố chủ
yếu của công việc đã được xác định với các chỉ tiêu đánh giá được thiết kế
trong phiếu đánh giá.
Tính nhạy cảm
Tính nhạy cảm thể hiện ở chỗ hệ thống đánh giá có các công cụ đo lường
có thể phân biệt được người hoàn thành tốt và người không hoàn thành tốt
công việc.
Tính tin cậy
Được thể hiện ở sự nhất quán trong đánh giá. Nghĩa là với mỗi một người
được đánh giá bất kỳ, kết quả đánh giá của những người khác nhau đều cho
kết quả về cơ bản là giống nhau.
Tính được chấp nhận
Hệ thống đánh giá trong doanh nghiệp phải được NLĐ chấp nhận và ủng

hộ.
Tính thực tiễn
Ở đây, tính thực tiễn được thể hiện ở chỗ hệ thống đánh giá có thể áp dụng
được vào thực tế mà không gây cản trở cho người đánh giá cũng như người
được đánh giá. Nghĩa là phương tiện đánh giá phải phù hợp, dễ hiểu, đơn
giản với mọi đối tượng.
4.1.3.2. Các lỗi cần tránh trong đánh giá thực hiện công việc
Xây dựng một hệ thống hoàn hảo chưa chắc việc thực hiện đã cho kết quả
tốt. Thực tế xảy ra hiện tượng đó là do trong quá trình thực hiện đã mắc
phải một số nguyên nhân mang tính chủ quan của người đánh giá. Những
lỗi chủ yếu đó là:
Thiên vị
Người đánh giá mắc lỗi này khi họ ưa thích một người nào đó hơn những
người khác. Để hạn chế mắc phải lỗi này người đánh giá phải xem xét mọi
khía cạnh liên quan đến kết quả thực hiện công việc của NLĐ, tránh để bị
cảm giác chi phối.
Thiên kiến
Người đánh giá có xu hướng chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó của NLĐ để
làm cơ sở đánh giá các điểm khác thì kết quả đánh giá bị sai lệch.
Người đánh giá có thể thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự phù hợp
giữa cá tính, sở thích, ấn tượng bề ngoài, ấn tượng về năng lực hay thậm
chí là sự đối nghịch giữa người đánh giá và NLĐ.


×