Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẤU SẮC MÀU MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.4 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU......................................................................iii
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU SẮC MÀU MỚI..............................................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu
Sắc Màu Mới............................................................................................................2
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý...........................................................................3
1.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty....................................................................6
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẤU SẮC MÀU MỚI....................8
2.1. Tình hình thị trường – khách hàng – đối thủ cạnh tranh..............................8
2.2. Đặc điểm sản phẩm.........................................................................................11
2.3. Chính sách giá:...............................................................................................14
2.4. Kênh phân phối..............................................................................................15
2.5. Hoạt động quảng cáo......................................................................................17
2.6. Nguồn lực kinh doanh....................................................................................18
2.6.1. Đặc điểm nguồn vốn......................................................................................18
2.6.2. Nguồn lao động.............................................................................................21
2.6.3. Máy móc thiết bị của công ty.........................................................................23
2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến 2016......25
2.8. Kết quả bán hàng của công ty:......................................................................27
2.8.1. Theo kênh phân phối của công ty..................................................................27
2.8.2. Theo dòng sản phẩm của công ty:..................................................................28
2.8.3. Theo thị trường phân phối:............................................................................29
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA..................................31
3.1. Điểm mạnh......................................................................................................31
3.2. Điểm yếu..........................................................................................................32


3.3. Cơ hội..............................................................................................................33

i


3.4. Thách thức......................................................................................................33
3.5. Một số kiến nghị..............................................................................................34
3.5.1. Tăng cường công tác nghiên cứu kỹ thị trường.............................................34
3.5.2. Đẩy mạnh công tác marketing.......................................................................34
3.5.3. Hoàn thiện đánh giá thành viên kênh phân phối............................................36
3.5.4. Xây dựng thương hiệu công ty......................................................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................40

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sắc Màu Mới.........................4
Bảng 1: Thành phần khách hàng của công ty trong 3 năm từ 2014 – 2016..............9
Bảng 2: Bảng so sánh giữa các công ty đối thủ cạnh tranh......................................10
Bảng 3: Chi phí quảng cáo trực tuyến của công ty qua 3 năm 2014 – 2016............18
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2014 – 2016.......................................19
Bảng 5: Cơ cấu lao động của công ty năm 2014 – 2016..........................................22
Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị của công ty năm 2016....................................24
Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014 – 2016......26
Bảng 8: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối của công ty qua 3 năm 2014
– 2016...................................................................................................................... 28
Bảng 9: Doanh thu công ty theo sản phẩm tiêu thụ giai đoạn 2014 – 2016.............29


iii


LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập tại trường với những kiến thức chuyên ngành đã tích
lũy được trong quá trình học tập, thực tập là giai đoạn quan trọng kiểm chứng
những gì sinh viên đã tích lũy được trong quá trình học tập của mình. Đây là một
bước trung gian đưa sinh viên đến với quá trình lao động và làm việc thực tế. Được
sự giúp đỡ của nhà trường cùng sự đồng ý của Công ty cổ phần thương mại và xuất
nhập khẩu Sắc Màu Mới, em đã có cơ hội được thực tập tại công ty, được sự quan
tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh, chị trong phòng em đã làm quen, học tập
được rất nhiều kiến thức bổ ích cả về lí thuyết cũng như thực tế sản xuất.
Thời gian thực tập Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Sắc Màu
Mới vừa qua, đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về con người, phong cách làm
việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Trong quá trình thực
tập, em đã thu thập được nhiều số liệu, tài liệu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong 3 năm 2014 - 2016. Với các số liệu tài liệu thu thập được,
cô giáo hướng dẫn thực tập đã hướng dẫn em cách chọn lọc, sắp xếp và tư duy một
cách khoa học để viết hoàn chỉnh bài báo cáo này.
Bố cục báo cáo gồm 3 nội dung chính:
 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU SẮC MÀU MỚI
 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẤU SẮC MÀU MỚI
 PHẦN III; ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA

1



PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU SẮC MÀU MỚI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Sắc Màu Mới
- Mã số thuế: 0102167600
- Địa chỉ: số 44 Hà Trung, phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Đại diện pháp luật: Vũ Văn Sơn
- Ngày cấp giấy phép: 15/02/2007
- Ngày hoạt động: 14/02/2007 (Đã hoạt động 9 năm)
Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Sắc Màu Mới là đơn vị
chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Với 9 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này, công ty luôn đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ
cũng như sự cạnh tranh về giá cả thị trường. Ra đời trong công cuộc đất nước đổi
mới, thị trường đang có rất nhiều khó khăn. Nhưng công ty thương mại và xuất
nhập khẩu Sắc Màu Mới đã có những bước phát triển. Tuy cũng gặp nhiều khó
khăn, nhưng công ty đã biết vượt lên trước khó khăn thử thách, tháo gỡ những vấn
đề cần giải quyết, vươn lên trong kinh doanh và ngày càng trưởng thành hơn.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập
khẩu Sắc Màu Mới
 Chức Năng
- Công ty Sắc Màu Mới hiện là hoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh sản
xuất
- Công ty sắc màu mới đã xuất nhập khẩu những mặt hàng có thế mạnh của
nước nhà. Chủ yếu là hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và hoạt động gia công
xuất khẩu,vv…
 Nhiệm vụ
Chức năng
Công ty Sắc Màu Mới hiện hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh các mặt hàng quà tặng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ; gốm sứ cao

cấp, tranh sơn mài,..
2


- Kinh doanh các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền
thống Việt Nam
Nhiệm vụ
- Cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, tạo công ăn việc làm cho công
nhân. Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển trong thúc đẩy nền kinh tế đất nước
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta với các nước trong khu vực.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh cung cấp sản phẩm dịch vụ
theo đúng pháp luật nhà nước Việt Nam.
- Mang đến những sản phẩm có giá trị về thẩm mỹ cũng như giá cả hợp lý
cho thị trường. Làm hài lòng nhu cầu khách hàng đề ra.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước, hạch toán và báo cáo
trung thực theo chế độ Nhà nước quy định
- Bộ máy quản lý của công ty
- Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Sắc Màu Mới là một đơn vị
hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân. Xuất phát từ thực tiên công ty tổ
chức mô hình quản lý trực tuyến- chức năng. Việc quản lý sản xuất của công ty
được điều hành từ trên xuống căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch đặt ra. Các phòng được
phân đều ra để đảm nhận các chức năng nhất định với nhau về cung ứng vật tư kỹ
thuật, tiêu thị sản phẩm.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại
hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau:
- Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ.
- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị.

- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần.
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị: Hội đồng gồm những người góp vốn để xây dựng và giúp
công ty hoạt động. Nhận cổ tức hàng năm và họp thường niêm mỗi quý một lần để

3


tham khảo về tình hình hoạt động của công ty cũng như đưa ra các quyết sách chi
tiêu quy mô lớn cho công ty.

4


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sắc Màu Mới
Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng quản
trị

Ban kiểm
soát

Giám đốc

Phó giám đốc
kinh doanh

Kho vận

chuyển

Phòng
kinh
doanh

Phó giám đốc kĩ
thuật

Phòng sản
xuất

Phó giám đốc
Hành chính

Phòng Kế
toán

Phòng hành
chính nhân
sự

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Ban Kiểm Soát: Thực hiện giám sát Hội Đồng quản trị, Giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai
phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp líi,
hợp pháp trong quản lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo
tài chính.
Giám Đốc: Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm bằng

mọi tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc có chức năng
tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Chịu
trách nhiệm cuối cùng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ký kết các hợp

5


đồng kinh tế; tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp và tham gia lập kế hoạch
dài hạn cho doanh nghiệp.
Phó Giám Đốc Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của
công ty, báo cáo cho giám đốc về tình hình biến động của công ty. Đưa ra dự đoán
về xu hướng tương lai để cùng giám đốc lập ra kế hoạch kinh doanh theo từng quý,
tháng và từng tuần. Thay mặt giám đốc điều hành công ty trong những trường hợp
giám đốc đi công tác hoặc thay mặt giám đốc đàm phán kí kết với các đối tác lớn
của công ty.
Phó Giám Đốc Hành Chính: Phụ trách về việc phát triển các loại hình công
việc, sắp xếp thứ tự công việc và đảm bảo đúng người đúng việc, theo dõi tiến độ
làm việc và đảm bảo về các hình thức hợp đồng cho công ty.
Phó Giám Đốc Sản Xuất: Quản lý, điều hành hệ thống quản lý chất lượng và
vấn đề kĩ thuật của máy. Đảm bảo các máy móc thiết bị vận hành tốt.
Nghiên cứu phát triển các qui trình sản xuất của nhà máy.Chịu trách nhiệm đề xuất
và quản lý ngân sách của nhà máy. Đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch đã được
hoạch định
Phòng Kế Toán: Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn
phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Theo
dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt và đề xuất biện pháp điều
chỉnh phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty tại các thời điểm;
Phòng Hành chính Nhân sự: Llập quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
cán bộ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và quản lý. Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân
viên theo phân cấp. Thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động,

xây dựng nội quy, quy chế và các chế độ về trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và các chế độ khác có liên quan.
Phòng Sản Xuất: Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công
nghệ của công ty hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng và tiết
kiệm nguyên liệu.
Phòng Kinh Doanh: Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách
hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình giám đốc phê duyệt.
Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành ngân
6


sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ. Thực
hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị
phần, lập các kế hoạch chiến lược giúp mở rộng thị trường, phát triển công ty. Chịu
trách nhiệm về việc trao đổi với khách hàng, giải quyết mọi thắc mắc của khách
hàng về sản phẩm và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm đúng quy cách. Phụ
trách các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa và giao dịch với các đối tác làm ăn,
giới thiệu sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng và thúc đẩy tiêu dùng với khối
lượng lớn nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu
quả hay không.
Kho vận chuyển: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác
quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng hàng hóa; Công tác quản lý Vật tư, thiết bị.
Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án.
1.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những truyền thống lâu đời cũng là
ngành tạo ra giá trị xuất khẩu. Bên cạnh những thành công đạt được, ngành này
cũng gặp phải khó khăn .
Tại Việt Nam, ngành thủ công mĩ nghệ bắt đầu từ làng và kết thúc với thị
trường xuất khẩu bao gồm các nghệ nhân, người lao động thủ công, công ty xuất
khẩu mỹ nghệ và chính phủ Việt Nam. Nghệ nhân và người lao động thủ công chính

là nhà sản xuất sản phẩm. Nghệ nhân tạo ra đồ thủ công mĩ nghệ ở làng họ sống,
với đồ nghề địa phương, họ đã duy trì ngành nghề này hơn cả ngàn năm. Đồ mĩ
nghệ thường được sản xuất bởi một làng. Người dân không phải là người lao động
thủ công thường làm ở lĩnh vực trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ sản xuất đồ thủ công
mĩ nghệ, chẳng hạn thu nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu hay thành phẩm đến
nơi. Sau đó, công ty xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ chịu trách nhiệm tiếp thị sản
phẩm trên toàn thế giới với sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam. Có thể nói rằng
chính phủ Việt nam cùng với qui định về xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ đóng vai
trò quan trọng. Vì thế, những người phân phối phải hoạt động cùng nhau để đạt đến
thành công. Ngoài ra, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ muốn thành công phải có nhiều
nghệ nhân, người lao động thủ công và phải đạt doanh thu xuất khẩu cao .

7


Đầu tiên, đây là từ để chỉ cộng đồng đa phần nằm ở ngoại ô và vùng nông thôn
có truyền thống làm đồ thủ công mỹ nghệ. Sự xuất hiện của các làng thủ công Mỹ
nghệ bắt đầu vào những năm 20 trước công nguyên. Sự phát triển của các làng thủ
công lâu đời nhất ở Việt Nam là cùng thời với sự phát triển văn hóa, xã hội và nông
nghiệp Việt Nam nói chung, làng thủ công là một phần lịch sử của Việt Nam, có các
làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren,
mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ
truyền tiêu biểu như: Làng gốm. Hầu như các làng thủ công đều tập trung ở vùng
đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Ninh, Nam Định… Cũng có một
số làng ở cao nguyên, đồng bằng miền Trung và miền Nam. Những làng như lụa Hà
Đông, làng mây tre đan Phú Vinh, và gốm Bát Tràng đã có mặt từ khoảng 1,700,
700 và 500 năm trước. Ngoài ra, những làng thủ công không chỉ là những nơi sản
xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vật liệu làm nên đồ
thủ công mỹ nghệ.
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Sắc Màu Mới hiện hoạt động

chủ yếu trong các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Các loại sản phẩm chính công ty
đang kinh doanh là: sau:
Kinh doanh các mặt hàng quà tặng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ; gốm sứ cao
cấp, tranh sơn mài,..
- Kinh doanh các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền
thống Việt Nam.
- Kinh doanh nhóm sản phẩm từ gỗ( gỗ mỹ nghệ), hàng mây tre đan ,gốm sứ
mỹ nghệ, hàng thêu.

8


PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẤU SẮC MÀU MỚI
2.1. Tình hình thị trường – khách hàng – đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh gay gắt, một trong những
vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp đó chính là khâu tiêu thụ sản phẩm. Phân
phối là một kênh marketing quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết tốt khâu tiêu
thụ sản phẩm, tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường. Tuy
nhiên, ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến
kênh phân phối sản phẩm của mình, làm cho doanh nghiệp phải gánh chịu những
thiệt hại không nhỏ. Hệ thống phân phối mang tính chất dài hạn, không thể dễ n
dàng thay đổi trong thời gian ngắn.
Ngành hàng thủ công mỹ nghệ có tác động to lớn đối với nền kinh tế và xã
hội, đặc biệt trong việc giảm đói nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ngành
hàng này đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu ở những vùng nông thôn, giúp thu
hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ngành thủ công mỹ
nghệ chiếm khoảng 2% tổng doanh thu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tiềm năng
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá ở mức cao. Đặc biệt từ
khi Việt Nam gia nhập WTO và việc tham gia hàng loạt các hiệp định khu vực: TPP,

EVFTA, ASEAN, VJEPA,... đã mở ra những cơ hội lớn cho ngành hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam vươn xa tới thế giới. Ngành hàng này khá sôi động và xuất khẩu
tính theo trị giá tăng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức tăng trung bình của toàn thế
giới.
Khách hàng:
Ngày nay với tốc độ phát triển của xã hội, nhu cầu của con ngươi càng đang
dạng, phong phú. Sự tín nhiệm và gắn bó của khách hàng luôn là động lực phát triển
lớn nhất của mỗi ngành nghề sản xuất. Khách hàng của ngành thủ công mỹ nghệ
khá đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp hay những người làm nghề tự do và đến
từ khá nhiều ngành nghề khác nhau nhưng đều có điểm chung là đều đòi hỏi về sự
cao cấp trong chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự thuận tiện, linh hoạt trong việc
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, còn có một số lượng khách
hàng lớn từ các vị du khách nước ngoài đến thăm quan và du lịch tại đất nước của
9


chúng ta. Họ luôn có những tò mò rất nhiều về các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ.
Đây là một trong những tiềm năng, thuận lợi để phát triển một kênh buôn bán, phân
phối hàng.
Sau khi phân đoạn thị trường mục tiêu, công ty xác định rõ khách hàng mục
tiêu mà công ty hướng đến. Đối tượng khách hàng của công ty có nhiều nhóm đối
tượng chia chính thành 2 nhóm lớn: Khách hàng trong nước và khách hàng nước
ngoài. Khách hàng trong nước được chia thành các nhóm khách hàng: Cán bộ công
nhân viên chức, Học sinh sinh viên và các đối tượng khác: Người cao tuổi,… và
nhóm thứ 2 là nhóm khách hàng nước ngoài. Dưới đây là số liệu về thành phần
khách hàng 3 năm gần đây của công ty:
Bảng 1 – thành phần khách hàng của công ty trong 3 năm từ 2014 – 2016
Đơn vị: lượt
Thành phần khách hàng


Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Cán bộ công nhân viên chức

3.980

4.365

4.782

Học sinh, sinh viên

5.328

5.897

5.901

Du khách nước ngoài

5.672

5.986

6.219


693

997

1.11

15.673

17.245

18.012

Đối tượng khác
Tổng

Nguồn: Phòng kinh doanh
Dựa vào bảng thành phần khách hàng của công ty trong 3 năm 2014 – 2016, ta
thấy công ty đã luôn hướng tới 3 nhóm đối tượng mục tiêu chính:
- Cán bộ công nhân viên chức: Nhóm khách hàng này có xu hướng thường
xuyên tổ chức đi du lịch theo công ty, ngoài ra còn có những chuyến du lịch với gia
đình. Chính vì vậy, đây chính là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu quan trọng
của công ty.
- Du khách nước ngoài: Du khách nước ngoài là đối tượng khách hàng có số
lượt khách đông nhất, với đối tượng khách hàng này, công ty chủ yếu phân phối và
cung cấp các mặt hàng quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ cao cấp.

10


- Ngoài ra, nhóm đối tượng học sinh, sinh viên cũng là nhóm đối tượng được

công ty rất chú trọng.
Đối thủ cạnh tranh:
Bảng 2 – Bảng so sánh giữa các công ty đối thủ cạnh tranh
STT

1

Đối thủ cạnh

Đội ngũ nhân viên thiếu

Công ty

mạnh, sâu rộng trên toàn

kinh nghiệm và kỹ năng làm

TNHH

quốc
Hệ thống quản lý đạt tiêu

việc

Thương mại
Khang Việt

Công ty
TNHH
Thương mại

Nhà Độc Đáo

Công ty
3

4

Điểm yếu

Hệ thống phân phối vững

Tổng hợp

2

Điểm mạnh

tranh

chuẩn quản lý chất lượng
ISO 9001:2010
Khả năng tự chủ về tài

Công tác xúc tiến chưa được
đẩy mạnh
Sản phẩm chưa đa dạng,

chính rất tốt

phong phú

Các hệ thống chính sách,

Giá cả cạnh tranh

chế độ của công ty còn chưa
hoàn thiện

Công ty luôn chú trọng
nâng cao lượng dịch vụ, sản
phẩm và chăm sóc khách
hàng
Công tác marketing được

Nhân viên chưa làm việc hết
năng suất, chính sách kiểm
soát nhân viên còn lỏng lẻo
Hệ thống phân phối lẻ tẻ,

thực hiện khá tốt

chưa được mở rộng
Chưa áp dụng các chính

Nguồn vốn kinh doanh lớn,

sách giá cả và khuyến mãi

khả năng huy động vốn tốt.

linh hoạt, kích thích mua


TNHH

hàng

Thương Mại

Hợp tác và cung ứng thành

Hòa Mai

công nhiều đối tác lớn tại

Chưa chủ động quan tâm tới

các tỉnh thành khác trên

quảng cáo SP

Công ty Sắc

toàn quốc.
Công tác chăm sóc khách

Nguồn vốn kinh doanh nhỏ,

Màu Mới

hàng tốt


thị trường khách hàng nhỏ
hẹp
11


Đội ngũ nhân viên có nhiều

Sản phẩm chưa đa dạng,

năm kinh nghiệm, nhiệt tình phong phú
Nguồn: Phòng kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tạo điều kiện cho các công ty được
thỏa sức kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Là một công ty kinh doanh trong
lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, công ty Sắc Màu Mới luôn cố gắng phát triển hết
mình. Hiểuều được thị trường ngày càng gia tăng, xu hướng tìm kiếm những địa
điểm du lịch hấp dẫn ngày càng nhiều đây vừa là cơ hội cho công ty Sắc Màu Mới
song cũng là thách thức với công ty khi ngày càng nhiều công ty cùng ngành được
mở ra. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty Sắc Màu Mới gồm một số
công ty như: Công ty TNHH thương mại Hòa Mai, Công ty TNHH Nhà Độc Đáo,
Công ty TNHH thương mại tổng hợp Khang Việt.
Sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến giá cả tăng, khó tiêu thụ từ đó kéo theo lợi
nhuận giảm. Bất kỳ một công ty nào khi tham gia thị trường đều phải đối đầu với sự
cạnh tranh và để tiếp tục tăng trưởng và phát triển thì các công ty phải có sự hiểu
biết về đối thủ cạnh tranh. Từ đó có các biện pháp và chiến lược để chiến thắng đối
thủ cạnh tranh.
Rõ ràng, đối thủ cạnh tranh ở cùng khoảng quy mô với công ty Sắc Màu Mới
đều là những công ty hoạt động ổn định, đa dạng sản phẩm, và có khả năng cạnh
tranh rất cao. Việc gặp phải những đối thủ cạnh tranh lớn như này đòi hỏi công ty
cần có những chính sách cho công nhân viên tốt hơn cũng như tìm cách phát triển
đa dạng hóa sản phẩm của công ty Sắc Màu Mới để công ty có thể tăng doanh thu

và lợi nhuận cũng như phát triển kinh doanh một cách tốt nhất.
2.2. Đặc điểm sản phẩm
Công ty có lợi thế về các mặt hàng trực tiếp liên kết sản xuất, các mặt hàng
này có mức giá tương đối rẻ so với giá thị trường. Do công ty là đối tác tin cậy của
nhiều nhà cung cấp, nhập hàng với số lượng lớn nên được những ưu đãi nhất định
về giá. Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Sắc Màu Mới đã sử dụng
giá cả làm công cụ cạnh tranh rất linh hoạt trên thị trường. Để có một giá bán phù
hợp với mức thu nhập của khách hàng đồng thời cũng thực hiện vấn đề cạnh tranh
về giá đối với các đối thủ cạnh tranh thì công ty đã tiến hành thống nhất ý kiến của
12


các phòng ban. Đặc biệt là ý kiến của Ban giám đốc công ty. Trong những năm qua
do sự biến động của kinh tế thị trường, nhưng Công ty Sắc Màu Mới vẫn cố gắng
giữ được mức giá ổn định, tạo uy tín đối với khách hàng.
Sản phẩm tại công ty Sắc Màu Mới luôn đáp ứng những tiêu chí: Thiết kế cực
kỳ đa dạng, với hàng trăm mẫu mã cho mỗi sản phẩm, dễ dàng lựa chọn. Có 2
phong cách thiết kế chính: Hiện đại và cổ điển để phân phối sản phẩm hiện tại của
công ty như sau:
Phong cách hiện đại hiện nay rất được ưa chuộng, thiết kế trơn láng, ít hoạ tiết,
không cầu kỳ.
Phong cách cổ điển thường sử dụng màu gỗ, vàng xoan đào và nâu cánh gián,
uống lượn, hoa văn bắt mắt, bay bổng.
Do công ty có rất nhiều đối tác là những nhà phân phối có thương hiệu. Do đó
chất lượng các mặt hàng luôn được đảm bảo. Công ty cũng có đội ngũ công nhân,
nghệ nhân có tay nghề, trình độ cao. Trong quá trình nhập hàng luôn được kiểm tra
kĩ lưỡng về số lượng và chất lượng sản phẩm. Mọi sản phẩm không đạt yêu cầu, có
lỗi, bị xây sước, hư hỏng trong quá trình vận chuyển đều phải trả lại nơi xuất xứ.
Đối với các sản phẩm công ty liên kết sản xuất cũng được kiểm tra kĩ lưỡng để đảm
bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay công ty có kinh

doanh 3 nhóm mặt hàng chính:
Thứ nhất, quà lưu niệm: gồm có các loại mặt hàng như: vòng, trang sức, vúi
xách,.. đây là những mặt hàng nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển. Không những thế mẫu
mã bắt mắt, gắn liền với đời sống. Hoa văn nhã nhặn, màu sắc hài hòa, đường nét
sắc sảo, được công ty nhập từ các làng nghề truyền thống, từ các vùng quê Việt
Nam.

13


Thứ hai, Gốm sứ cao cấp: Được đặc biệt đặt từ làng gốm sứ Bát Tràng được
trạm khắc tinh tế, đường nét bắt mắt, sản xuất với số lượng có hạn, với đội ngũ thiết
kế nên chỉ co thể mua được ở Sắc Màu Mới- đây chính là nết độc đáo mà Sắc Màu
Mới mang lại cho du khách.

Thứ ba, Tranh sơn mài là mặt hàng có giá trị cao nhưng lại có giá trị thẩm mỹ
lớn, đồng thời cũng là vật có tính phong thủy đối với nhiều người.
Hầu hết sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo đơn đặt hàng, theo
thiết kế để phù hợp với từng khách hàng. Cùng một loại mặt hàng nhưng lại có kích
thước khác nhau. Do mỗi nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của các khách
hàng nên mỗi sản phẩm được thiết kế ra để phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi
người.
Sản phẩm của công ty đều được sản xuất và quản lý dựa trên hệ thống quản lý chất
lượng tiêu chuẩn ISO 9001. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng thủ công nên hầu
hết đều có giá trị sử dụng kéo dài và lâu bền.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty đặc biệt chú trọng đến việc
làm phong phú, đa dạng danh mục sản phẩm của công ty mình để giúp cho khách
hàng có nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng danh mục
sản phẩm mới công ty vẫn chưa cập nhật thêm mà chủ yếu là cung cấp các sản
phẩm truyền thống.

14


Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Công ty tìm kiếm những sản phẩm
độc đáo, có một không hai, có vẻ đẹp sáng tạo và tỉ mỉ của người thợ thủ công dân
gian: Tranh sơn mài, khảm, Chai,…
Đối với những sản phẩm làng nghề truyền thống: Công ty tìm kiếm đến những
làng nghề truyền thống. Liên kết các chủ thợ thủ công tốt nhất để tạo ra những sản
phẩm chất lượng cao.
2.3. Chính sách giá:
Để khuyến khích hoạt động tiêu thụ, công ty còn áp dụng chính sách chiết
khấu thương mại cho khách hàng. Chiết khấu thương mại là chiết khấu % hoặc đơn
giá trên số lượng doanh số mua của KH tại lần mua đó hoặc cộng dồn trong một
giai đoạn nào đó . giá khác nhau cho từng khách hàng:Cụ thể là:
Đối với khách hàng đặt mua những đơn hàng từ 5 - 10 triệu thì khách
hàng được giảm 10% trên tổng giá trị thanh toán.
- Đối với khách hàng mua hàng từ 10 triệu trở lên thì được giảm 20%.
- Đối với khách hàng tại Hà Nội hay ở các tỉnh, công ty đều miễn phí cước vận
chuyển đối với khách hàng mua với hóa đơn từ 5 triệu trở lên.
Các phương thức bán hàng này đã kích thích nhu cầu người tiêu dùng, nhất là
các khách hàng có tiềm lực tài chính. Phương thức này cũng giúp cho công ty quay
vòng vốn nhanh hơn. :…
2.4. Kênh phân phối
Theo quan điểm marketing: Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp
và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ
người sản xuất tới người tiêu dùng; là một nhóm tổ chức và cá nhân thực hiện các
hoạt động làm cho sản phẩm/dịch vụ ở trạng thái sẵn sàng để khách hàng có thể
mua sắm và tiêu dùng một cách thuận tiện; là dòng chảy của sản phẩm từ nơi sản
xuất tới nơi tiêu dùng.
Kênh phân phối trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm của

mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào. Ưu điểm:
giảm chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, công
ty có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình, song nó cũng có những bất

15


cập như là: phải mất nhiều công sức và thời gian vào quá trình tiêu thụ hàng hoá,
tiếp xúc với nhiều bạn hàng.
Hình thức phân phối trực tiếp:
Công ty Sắc
Màu Mới

Người tiêu
dùng

Về thành viên kênh bán hàng trực tiếp, công ty thực hiện bán hàng tại cửa
hàng và qua website của công ty. Do không phải qua kênh trung gian nào mà sản
phẩm thủ công mỹ nghệ đến tận tay khách hàng, công ty thu được lợi nhuận tính
trên sản phẩm lớn. Theo đó, kênh gián tiếp là hình thức mà công ty Sắc Màu Mới
bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các khâu trung gian.
Khâu trung gian này có thể là các nhà bán lẻ, bán buôn. Với hình thức này Sắc Màu
Mới có được một khối lượng hàng lớn được tiêu thụ do vậy thu hồi vốn nhanh.
Hình thức tiêu thụ gián tiếp:
Công ty Sắc
Màu Mới

Người tiêu
dùng


Nhà buôn lẻ

Ngoài ra, kênh hỗn hợp cũng được Sắc Màu Mới sử dụng khá triệt để. Về
thành viên kênh bán hàng gián tiếp, Sắc Màu Mới thực hiện giao dịch với các nhà
bán buôn cấp 1,2. Sau đó họ tiếp tục đưa hàng tới các đối tác bán buôn các cấp tiếp
theo và các nhà bán lẻ. Do đặc điểm kênh phân phối qua nhiều tầng trung gian nên
1 phần giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao. Vì thế công ty sẽ nhập hàng tới nhà buôn cấp
1,2 với mức giá ưu đãi và thực hiện chiết khấu.
Bên cạnh đó, các thành viên bán buôn tại các văn phòng đại diện, cũng là một
kênh rất tốt để giảm giá tầng phân phối trung gian. Mức giá tới văn phòng đại diện
cao hơn giá nhập cho các nhà buôn cấp 1,2 nhưng bù lại các chính sách về nhập
hàng dành cho văn phòng dễ dàng hơn, đồng thời thực hiện các chính sách thưởng
và chiết khấu theo lượng hàng văn phòng.
Hình thức tiêu thụ hỗn hợp:
Nhà buôn sỉ
Công ty Sắc
Màu Mới

Bán lẻ
Đại lý

Người tiêu dùng

16


Hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp
cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến
du lịch của khách quốc tế.

Hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp
cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến
du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được
xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau:
Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua
hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch
như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.
Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ
nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi băng các
phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất
khẩu nhất định
2.5. Hoạt động quảng cáo
So với chi phí quảng cáo truyền thống qua truyền hình hay báo in, quảng
cáo trực tuyến (QCTT) thường có mức chi phí “dễ chịu” hơn. Một đọan quảng cáo
trên tivi 30 giây phát giờ cao điểm trên kênh truyền hình “ăn khách” có chi phí vài
chục triệu đồng, với chi phí này, khách hàng có thể “giăng” một banner bắt mắt và
nổi bật trong cả tháng ở những trang web có lượng truy cập vài chục triệu
lượt/tháng.
Tính tương tác là lợi thế vượt trội của QCTT so với các loại hình quảng cáo
khác, vì người dùng có thể tương tác với nhau “xuyên thời gian và không gian”.
Nhờ vậy người làm tiếp thị (marketer) có thể tiếp xúc trực tiếp và lập tức với khách
hàng tiềm năng qua nhiều công cụ như: chat, email, hệ thống hỗ trợ (helpdesk), hộp
17


thoại. Và công ty có thể quảng bá sản phẩm toàn cầu. Đây là cách công ty xuất khẩu
Sắc Màu Mới, Việt Nam đang làm khá hiệu quả thông qua việc xây dựng website
tốt, có thông tin phong phú để giới thiệu về công ty và bán hàng ra quốc tế. Hình

thức quảng bá qua công cụ tìm kiếm (SEO) có tính cá nhân hóa cao giúp QCTT lựa
chọn được đúng đối tượng khách hàng và hành vi tiêu dùng của họ trong khu vực
địa lý mong muốn. Các hình thức quảng cáo trực tuyến mà công ty Sắc Màu Mới
đang sử dụng:
Quảng cáo hiển thị: Quảng cáo hiển thị truyền tải thông điệp quảng cáo một
cách trực quan bằng việc sử dụng văn bản, logo, hình ảnh động, video, hình ảnh,
hoặc các phương tiện đồ hoạ khác. Quảng cáo hiển thị thường nhắm mục tiêu người
dùng với những đặc điểm riêng biệt để gia tăng hiệu quả quảng cáo
Khung quảng cáo: Những khung quảng cáo là dạng đầu tiên của biểu ngữ
quảng cáo trên web. Từ “biểu ngữ quảng cáo” thường đề cập đến khung quảng cáo
truyền thống. Trang web của publisher (nhà xuất bản) kết hợp khung quảng cáo
bằng việc thiết lập một không gian riêng trên trang web.
Trick banners: Trick banners là một dạng quảng cáo mô phỏng các thông báo
thường gặp của các chương trình mà người xem hay sử dụng (ví dụ như thông báo
có email mới) nhằm dụ dỗ người xem click vào biểu ngữ quảng cáo. Do đó, đây là
kiểu quảng cáo có tỷ lệ nhấn chuột cao so với các loại hình quảng cáo thông thường
khác.
Bảng 3 – Chi phí quảng cáo trực tuyến của công ty qua 3 năm 2014 – 2016
Đơn vị: triệu đồng

STT

CÁC LOẠI QUẢNG CÁO

Năm 2014 Năm 2015

Năm 2016

1


Quảng cáo hiển thị

156

197

279

2

Khung quảng cáo

121

176

245

3

Trick banners

189

245

387

4


Quảng cáo trực tuyến khác

117

230

218

583

848

1129

Tổng chi phí

Nguồn: phòng kế toán
2.6. Nguồn lực kinh doanh
18


2.6.1. Đặc điểm nguồn vốn
Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, là cơ sở đánh giá tiềm lực
của doanh nghiệp. Không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Qua bảng
nguồn vốn của công ty, ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty chuyển dịch tương đối
mạnh. cụ Cụ thể năm 1014 nguồn vốn tăng từ 10.245 triệu đồng (năm 2014)
lên11,765 triệu đồng, thay đổi 1520 triệu đồng tương đương với 14,83% so với năm
2015.
Năm 2016 tăng 2.217 triệu đồng tăng 18,84% so với năm 2015. Nguyên nhân
của sự thay đổi tăng mạnh là do thị trường hiện nay đang ngày càng phát triển theo

hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nhu cầu của người tiêu dùng có sự phát
triển mạnh. Do đó công ty đang cố găng mở rộng hoạt động kinh doanh.

19


Bảng 4: cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2014 – 2016
Đơn vị: triệu đồng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2015 so với

Năm 2016 so với

2014

2015

NGUỒN VỐN
Số tiền

Tổng nguồn vốn

10.245


Tỷ trọng
%

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Chênh
lệch

Tỷ lệ %

Chênh
lệch

Tỷ lệ %

100% 11.765

100% 13.982

100%

1.520

14,83

2.217

18,84

A, Chia theo tính chất

1, Vốn cố định

6.135

59,89

7.112

60,45

8.456

60,48

977

15,92

1.344

21,90

2, Vốn lưu động

4.110

40,11

4.653


39,55

5.526

39,52

525

12,77

873

18,76

1, Vốn chủ sở hữu

7.134

69,64

8.253

70,15

9.762

69,82

1.119


15,68

1.509

18,28

2, Vốn vay

3.111

30,36

3.512

29,85

4.220

30,18

401

12,89

708

20,16

B, Chia theo sở hữu


Nguồn: Phòng kế toán

20


Chia theo tính chất, vốn cố định tăng trưởng đều trong giai đoạn 2014-2016.
Năm 2015 vốn cố định tăng 977 triệu đồng tăng 15,92% so với năm 2016, năm
2016 là 1.344 triệu đồng, tăng tương đương 21,90% so với năm 2015. Do là công ty
sản xuất thủ công mỹ nghệ lên nguồn vốn cố định có sự tăng mạnh qua các năm.
Nguồn vốn cố định tăng do công ty phải mua thêm nhiều các máy móc trang
thiết bị phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh nguồn vốn cố định thì nguồn vốn lưu động
có sự dịch chuyển năm 2015 nguồn vốn cố định là 525 triệu đồng tăng hơn 12,77%
so với năm 2014, năm 2016 có sự dịch chuyển mạnh khi tăng lên 873 triệu đồng so
với năm 2015. Tuy nguồn vốn có sự dịch chuyển nhẹ. Tuy nhiên đây cũng là dấu
hiệu tốt cho ngành thủ công mỹ nghệ phát triển.
Chia theo chủ sở hữu nguồn vốn có sự dịch chuyển tương đối lớn khi năm
2014 nguồn vốn chủ sở hữu là 7.134 chiếm tới 69,64% trên tổng số vốn, năm 2015
và năm 2016 nguồn vốn chủ sở hữu cũng chiếm con số lớn 8.253 triệu đồng và
9.762 triệu đồng tăng 15,68% và 16,28% so với các năm trước. Bên cạnh đó vốn
vay của công ty lại dịch chuyển tương đối nhẹ, năm 2014 vốn vay là 3.111 triệu
đồng thì năm 2015 vốn vay chuyển dịch lên 3.512 triệu đồng tăng 12,89% so với
năm 2014. Năm 2016 vốn vay là 4.220 triệu đồng tăng 708 triệu đồng so với năm
2015. Đây là 1 dấu hiệu đáng mừng, cho thấy nguồn vốn của chủ sở hữu đang ngày
càng gia tăng, cho thấy sự phát triển của sản xuất thủ công mỹ nghệ là tương đối
lớn.
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu
Sắc Màu Mới năm 2014 – 2016 cho thấy nguồn vốn của công ty có sự dịch chuyển
tương đối mạnh, trong 3 năm 2014 – 2016 nguồn vốn của công ty tăng mạnh, từ
năm 2014 nguồn vốn là 10.245 triệu đồng, năm 2015 nguồn vốn của công ty là
11.765 triệu đồng và tới năm 2016 nguồn vốn của công ty lên tới con số13.982 triệu

đồng. Đây là sự phát triển mạnh mẽ của công ty khi nguồn vốn qua các năm có sự
dịch chuyển lớn. Đây là dấu hiệu tốt đối với công ty.
Nguồn vốn cố định và vốn lưu động có sự chuyển biến khác nhau. Khi nguồn
vốn lưu động chuyển dịch tương đối nhẹ, thì nguồn vốn cố định có sự chuyển dịch
lớn. Cho thấy mức độ chu kỳ của công ty đang phát triển rất tốt. Vốn chủ sở hữu
cũng tăng tương đối lớn trong khi đó vốn vay đang có xu thế tăng, 1 tin vui đối với
21


ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ. Qua bảng 1 ta thấy nguồn vốn của công ty có sự
thay đổi lớn, cho thấy công ty đang có sự phát triển.
2.6.2. Nguồn lao động
Trong bất kỳ một tổ chức nào, con người luôn đóng một vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của tổ chức, đối với Công ty Sắc Màu Mới cũng vậy, Ban lãnh đạo
công ty luôn đánh giá cao vai trò của con người trong mọi hoạt động của công ty,
coi đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình là “tài sản quan trọng nhất” của công
ty. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, ban lãnh đạo công ty
đã xây dựng cơ cấu lao động theo trình độ khá hợp lý. Nhìn chung lực lượng lao
động của công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng dần về mặt số lượng
và cơ cấu cũng có những thay đổi, điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Qua bảng 54 ta thấy: nguồn lao động của công ty có sự tăng dần qua hằng năm
tổng số lao động qua từng năm có sự thay đổi tăng dần năm 2014 tổng số lao động
là 124 người, năm 2015 tăng lên 11,29% so với năm 2014, số người lao động tăng
lên là 138 người. Năm 2016 số lao động tăng thêm với 15 người, tăng 10,86% so
với năm 2015. Đây là 1 con số khá khả quan. Công ty tăng lên lao động vì cần mở
rộng thêm thị trường.
Chia theo tính chất số lao động trực tiếp trong năm 2014 là 101 người, chiếm
81,45% tổng số lao động của toàn công ty. Năm 2015 và năm 2016 số lao động trực
tiếp lần lượt là 106 và 112 người, tương đương với 78,09% và 73,21% số lao động
năm 2015 và năm 2016. Lao động trực tiếp có xu hướng tăng lên qua các năm. Cho

thấy công ty đang tuyển dụng số công nhân có sức khỏe và năng lực, đáp ứng nhu
cầu công việc của công ty, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm.

22


×