Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ tài một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, HDNV thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.58 KB, 12 trang )

Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

PHẦN I – LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, công tác thi hành án dân sự là một lĩnh vực khó khăn,
phức tạp, hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù cao, trình tự, thủ tục, các bước
thực hiện được quy định cụ thể, chặt chẽ, qua rất nhiều công đoạn, quá trình
thiết lập hồ sơ bên cạnh việc áp dụng Luật Thi hành án dân sự và các văn bản
hướng dẫn thi hành còn phải nghiên cứu, áp dụng quy định của các ngành, lĩnh
vực có liên quan đối với từng vụ việc… do đó yêu cầu Chấp hành viên trong quá
trình thực thi nhiệm vụ ngoài việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật,
áp dụng đúng, đủ các quy định đối với mỗi một hồ sơ vụ việc khác nhau, một
mặt vừa phải đảm bảo chặt chẽ về trình tự, thủ tục nhưng đồng thời cũng phải
đảm bảo về thời gian, tiến độ tổ chức thi hành vụ việc. Thực tế đó đặt ra yêu cầu
ngày càng cao đối với cán bộ, Chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự
về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm gần đây, mặt
bằng chung về trình độ của cán bộ, Chấp hành viên ngành thi hành án dân sự đã
từng bước được nâng cao, tuy nhiên các sai phạm trong quá trình tổ chức thi
hành vụ việc trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều, xuất phát từ cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh hơn công tác kiểm tra, giám
sát nhằm phát hiện sớm và phòng ngừa sai phạm. Qua công tác kiểm tra, hướng
dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp trên hồ sơ cũng đồng thời cũng là một trong
những cách thức tập huấn tại chỗ, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ, Chấp hành viên tại cơ sở.
Tuy nhiên, để công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ được sâu sát, cụ thể,
thiết thực cần đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành nhằm đưa công tác
kiểm tra thật sự trở thành công cụ hữu hiệu để phát hiện, chấn chỉnh và phòng
ngừa vi phạm, hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành. Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong phạm vi bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp xung quan vấn đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác


kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự”, mong nhận được
ý kiến góp ý, trao đổi, thảo luận của đồng chí, đồng nghiệp, nhằm đưa công tác
kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả và
sâu sát, phát huy được vai trò và ý nghĩa tích cực của nó.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 1


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

PHẦN II – NỘI DUNG
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo
nghiệp vụ thi hành án.
Kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trong tác thi hành án dân sự là một
nội dung quan trọng, cần thiết trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phục vụ đắc lực
cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Cục đối với Chi cục thi hành án các
huyện, thành phố.Thông qua hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ,
Cục thi hành án dân sự tỉnh sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tổ chức thi
hành các bản án, quyết định của Tòa án tại địa phương; nắm bắt các vấn đề tồn
tại, vướng mắc tại cơ quan được kiểm tra; phát hiện, chấn chỉnh, hướng dẫn và
xử lý kịp thời các vi phạm của Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành
án dân sự trong quá trình tổ chức thi hành án.
Tuy nhiên, có nhiều quan niệm cho rằng mục đích lớn nhất của việc kiểm
tra chỉ là để phát hiện và xử lý sai phạm do đó khi kiểm tra chỉ chú trọng vào
việc tìm ra sai phạm, căn cứ pháp lý và đề xuất xử lý hậu quả… mà quên rằng
bên cạnh việc phát hiện sai phạm thì công tác kiểm tra cũng là một trong những
biện pháp định hướng và phòng ngừa sai phạm thật sự hiệu quả, đặc biệt là trong

kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án. Người kiểm tra, bên cạnh
việc phát hiện ra sai phạm, căn cứ xử lý…còn cần phải chỉ ra được những biện
pháp, cách thức khắc phục sai phạm, định hướng cách làm đúng, căn cứ pháp lý
và các bước tiến hành… để đối tượng kiểm tra có cơ hội khắc phục sai phạm và
tổ chức thi hành vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, thông qua công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, bằng
việc chỉ ra các sai phạm, thiếu xót, tồn tại trên từng hồ sơ thi hành án, hướng dẫn
cụ thể cách khắc phục, các bước tổ chức thi hành vụ việc theo đúng quy định
của pháp luật; trao đổi, giải đáp trực tiếp những khó khăn, vướng mắc của Chấp
hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự tại địa phương…cũng
đồng thời là phương thức tập huấn nghiệp vụ tại chỗ của Cục đối với các Chi
cục, giúp cán bộ, Chấp hành viên tại cơ sở có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, hạn chế và phòng ngừa sai phạm… Do
đó, có thể nói, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trong tác thi hành án dân
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 2


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

sự là một hoạt động rất quan trọng, cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
2. Thực trạng của công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi
hành án những năm qua.
Trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp
vụ thi hành án luôn được Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh quan tâm và chỉ
đạo thực hiện. Hàng năm, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tổ chức nhiều đợt
kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm nắm bắt tình hình tại cơ sở, phát hiện sai

phạm và kịp thời chỉ đạo khắc phục. Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá đúng
năng lực, trình độ của từng cán bộ, Chấp hành viên và các đơn vị trong toàn
tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, cũng phải thẳng thắn
nhìn nhận rằng, hoạt động kiểm tra của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang
đối với công tác thi hành án dân sự của các Chi cục trực thuộc những năm trước
đây vẫn còn nặng về hình thức, chưa sâu sát, cụ thể. Kết quả kiểm tra mới chỉ
dừng lại ở việc chỉ ra sai phạm, căn cứ pháp lý và yêu cầu sửa chữa, khắc phục
nhưng chưa chỉ ra được biện pháp, cách thức cụ thể để khắc phục sai phạm, các
bước tiến hành để tổ chức thi hành vụ việc theo đúng quy định của pháp luật…
do đó, hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh chưa cao, còn phát
sinh nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân, trình độ của cán bộ, Chấp hành viên
tại cơ sở chưa được cải thiện, chưa lồng ghép được đồng thời hai nội dung kiểm
tra và hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tuy nhiên theo quan điểm
của cá nhân tôi thì có hai nguyên nhân chính là: việc kiểm tra, hướng dẫn, chỉ
đạo nghiệp vụ không gắn liền với công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá công
chức hàng năm; sau kiểm tra không tổ chức các cuộc phúc tra thực hiện kết luận
kiểm tra… Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiệu quả công tác kiểm
tra thấp, việc khắc phục sai phạm sau kiểm tra tại nhiều đơn vị còn mang tính
hình thức, chống đối; nhiều cán bộ, Chấp hành viên không nhận thức được sai
phạm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mà tiếp tục mắc phải các sai phạm
tương tự do chưa có chế tài xử lý cụ thể; việc điều động, luân chuyển cán bộ từ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 3


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.


địa bàn này sang địa bàn khác nhiều khi giúp một số chấp hành viên không hoàn
thành nhiệm vụ thoát được trách nhiệm do gánh nặng đã được chuyển sang vai
người tiếp nhận địa bàn…
Kể từ khi Quy trình kiểm tra công tác thi hành án dân sự ban hành kèm
theo Quyết định số 83/QĐ-TCTHADS ngày 28/01/2015 của Tổng cục Thi hành
án dân sự ra đời thì công tác kiểm tra nói chung và kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo
nghiệp vụ nói riêng đã có nhiều đổi mới tích cực, ngày một khoa học, chặt chẽ
hơn, đặc biệt là trong những tháng đầu năm thi hành án 2017, với sự quyết tâm,
nỗ lực cải cách của tập thể Lãnh đạo Cục, công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo
nghiệp vụ Thi hành án dân sự tỉnh
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm
tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
3.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm
tra, phát hiện vi phạm và chế tài xử lý
a/ Thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, công chức toàn ngành
Mọi hoạt động của con người đều là sản phẩm của tư duy, khi nhận thức
thay đổi thì hành động cũng thay đổi, do đó việc tuyên truyền, quán triệt nhằm
thay đổi nhận thức của mỗi người, đặc biệt là những người đứng đầu sẽ là biện
pháp đầu tiên, cần thiết mở đầu cho việc đổi mới phương pháp và cách thức thực
hiện nhiệm vụ sau này.
Về vấn đề con người, Bác Hồ đã khẳng định, con người là vốn quý nhất,
nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng - “vô luận việc gì đều
do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Thực hiện lời dạy
của Người, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, mỗi cán bộ, công chức
cần phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực
hiện nhiệm vụ, thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hàng ngày.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, mỗi cán bộ, công chức
phải thường xuyên học tập, nghiên cứu các văn bản, đặc biệt là các văn bản của
pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chuyên môn phụ trách, nhằm bổ sung

kiến thức, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 4


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

Hiện nay, qua công tác kiểm tra, giám sát hàng năm thấy rất nhiều sai phạm
xuất phát từ ý thức chủ quan của cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ mà
nguyên nhân sâu sa chính là việc không coi trọng việc học tập, rèn luyện,
thường xuyên cập nhật văn bản, quy định mới của pháp luật để phục vụ công tác
dẫn đến tụt hậu về trình độ, nhận thức; giải quyết công việc theo thói quen và
kinh nghiệm thu được từ thực tế mà không bám sát các quy định mới của pháp
luật đang dần dần thay đổi hàng ngày, hàng giờ…dẫn đến nhiều sai phạm đáng
tiếc xảy ra, nguy cơ đối mặt với bồi thường thiệt hại là rất lớn. Các bộ phận như
văn phòng, tổng hợp báo cáo, kế toán nghiệp vụ…tại một số đơn vị còn non yếu
về trình độ dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tình trạng làm được
nhưng không báo cáo được, hoặc báo cáo không đúng với thực tế, hóa đơn
chứng từ chậm, muộn dẫn đến hồ sơ lưu trữ không liên tục, bộ phận tổng hợp
không bao quát được tình hình, không phụ giúp được lãnh đạo trong quản lý số
liệu chung của đơn vị, nhiều địa phương lãnh đạo đơn vị phải làm thay việc của
cán bộ…còn diễn ra, ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ làm việc và hiệu quả công
tác chung của toàn ngành.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải thay đổi ý thức của mỗi cán bộ
công chức về không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
b/ Phân công các Chấp hành viên phụ trách địa bàn.

Nếu như trước đây, nhiệm vụ theo dõi, nắm thông tin từ cơ sở để kịp thời
tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Cục các biện pháp chỉ đạo, giải quyết, hoặc
hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ… đã được giao cho Phòng Nghiệp vụ và tổ chức
thi hành án đảm nhiệm từ nhiều năm, tuy nhiên không giao cụ thể địa bàn cho
từng Chấp hành viên trực tiếp theo dõi, chính vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao.
Việc theo dõi, xử lý thông tin từ cơ sở bị loãng, không mang tính liên tục, bản
thân các Chấp hành viên thuộc phòng không xác định được địa bàn phụ trách nên
luôn ở thế bị động, lãnh đạo giao nhiệm vụ việc gì thì làm việc đó, các Chi cục thì
không có đầu mối để liên hệ, phản ánh… Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần
phải phân công rõ địa bàn phụ trách cho các Chấp hành viên tại Cục để thực hiện
việc theo dõi, nắm tình hình, xử lý thông tin và chủ động đề xuất biện pháp tháo
gỡ khó khăn cho cơ sở, đồng thời làm đầu mối để tiếp nhận các thông tin, kiến
nghị, phản ánh từ cơ sở.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 5


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

Đây là một trong những giải pháp bước đầu thay đổi tư duy, nhận thức đối
với mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm cá nhân trong theo dõi, quản lý, chỉ đạo, điều
hành đối với mỗi vụ việc phát sinh tại cơ sở, tránh lối làm việc thụ động, chờ chỉ
đạo của cấp trên, đồng thời phát huy được khả năng, sáng kiến trong phương thức
theo dõi, chỉ đạo của mỗi cán bộ, chấp hành viên được phân công phụ trách địa
bàn, chống lại lối suy nghĩ “cha chung không ai khóc”, việc chung có mọi người
cùng lo. Đồng thời, khi đã phân công cụ thể địa bàn phụ trách, người quản lý sẽ
kịp thời nắm bắt được thông tin từ cơ sở, ngược lại cơ sở cũng có “địa chỉ” để
phản ánh khó khăn, hoặc kiến nghị, đề xuất những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ

cần được hướng dẫn, chỉ đạo.
c/ Xây dựng các chuyên đề kiểm tra chuyên sâu, phát hiện và chỉ ra sai
phạm cũng như biện pháp khắc phục cụ thể, chi tiết đối với từng hồ sơ vụ việc;
Việc kiểm tra nếu thực hiện dàn trải trong cùng một cuộc kiểm tra thì chất
lượng đạt được sẽ không như mong đợi, thời gian thực hiện một cuộc kiểm tra
kéo dài gây tâm lý áp lực cho cả đối tượng kiểm tra lẫn người thực hiện việc
kiểm tra, hơn nữa vì lĩnh vực nào cũng kiểm tra nên chất lượng của việc kiểm tra
sẽ không sâu. Tuy nhiên, để kiểm tra, phát hiện sai phạm và kịp thời chấn chỉnh,
khắc phục thì không thể bỏ qua bất cứ một lĩnh vực nào khi kiểm tra, do đó cần
xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu ở tất cả các lĩnh vực tùy
theo đối tượng kiểm tra để tổ chức tiến hành, từ đó kịp thời phát hiện sai phạm,
chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong nghiệp vụ ở mỗi đơn vị để chấn chỉnh,
hướng dẫn trực tiếp đối với từng vụ việc cụ thể, từng bước nâng cao chất lượng,
hiệu quả trên các mặt công tác tại cơ sở.
Việc chỉ rõ sai phạm cùng với chỉ đạo cách thức khắc phục sai phạm đối
với từng vi phạm phát sinh chính là biện pháp hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, hiệu
quả nhất. Đây cũng đồng thời là phương thức ngăn chặn và phòng ngừa những
vi phạm nghiêm trọng dẫn đến phải bồi thường khi hậu quả xảy ra không thể
khắc phục được.
d/ Phúc tra thực hiện kết luận kiểm tra
Kiểm tra phát hiện vi phạm và chỉ đạo thực hiện là điều kiện đầu tiên,
nhưng chưa đủ để chắc chắn những chỉ đạo đó được thực trên thực tế, do đó việc
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 6


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.


phúc tra thực hiện kết luận, chỉ đạo sau mỗi cuộc kiểm tra là việc làm cần thiết
phải thực hiện thường xuyên để thay đổi tư duy của đối tượng kiểm tra, đồng
thời là biện pháp thiết thực nhất để khắc phục sai phạm, đẩy nhanh tiến độ giải
quyết án tại cơ sở.
Tuy nhiên, để việc phúc tra thực hiện kết luận kiểm tra có căn cứ, có cơ sở
vững chắc thì ngay từ ban đầu công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
phải cụ thể, chi tiết, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành, tránh tình trạng chỉ đạo
chung chung, không rõ thời gian thực hiện, dẫn đến khi phúc tra không có cơ sở
để kết luận đối tượng kiểm tra có thực hiện hay không thực hiện theo chỉ đạo.
e/ Gắn kết quả kiểm tra với công tác bình xét thi đua, khen thưởng và đánh
giá cán bộ công chức cuối năm.
Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, Đoàn kiểm tra chỉ ra những sai
phạm, khuyết điểm yêu cầu khắc phục nhưng việc đối tượng kiểm tra có khắc
phục hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế tài sau mỗi cuộc kiểm tra. Do đó,
việc đưa kết quả các cuộc kiểm tra trong năm vào một trong những tiêu chí thực
hiện bình xét thi đua khen thưởng và đánh giá công chức cuối năm là cần thiết
và tạo nên quy trình khép kín, một mặt để công tác thi đua khen thưởng không
trở thành hình thức, một mặt tạo nên chế tài rõ ràng trong thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn đối với cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, khi thực hiện việc đánh giá cũng cần phải xem xét đến yếu tố
lỗi, nguyên nhân của sai phạm để tránh cứng nhắc, cào bằng, đánh giá không
đúng đối tượng, vì đôi khi trên thực tế có những sai phạm xảy ra nằm ngoài ý
thức chủ quan của cán bộ, Chấp hành viên khi thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là
trong những vụ việc khó khăn, phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau hoặc
chưa có tiền lệ giải quyết…
3.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hướng
dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án
a/ Nâng cao chất lượng các văn bản kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
Nâng cao chất lượng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ theo hướng
nhanh – trúng – đúng và hiệu quả là giải pháp mang tính then chốt, chỗ dựa

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 7


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

vững chắc giúp Chấp hành viên yên tâm hơn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Hồ sơ đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị phải được nghiên cứu, xem
xét với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, đúng trọng tâm, trọng điểm vào các
vấn đề mấu chốt, khó khăn. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cần hướng trọng
tâm trả lời đúng những vấn đề đơn vị hoặc Chấp hành viên đang gặp khó khăn,
vướng mắc, tránh tình trạng trả lời chung chung, câu chữ diễn đạt không rõ ràng
dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, khó áp dụng trên thực tế…
Tuy nhiên, để làm tốt công tác này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng
ngay từ cơ sở, cụ thể: đơn vị phải xác định được mấu chốt của vấn đề khó khăn,
vướng mắc cần hướng dẫn là gì từ đó xây dựng công văn đề nghị hướng dẫn
nghiệp vụ đi đúng trọng tâm, trọng điểm cần hỏi, đồng thời thể hiện được quan
điểm của đơn vị trong giải quyết vụ việc và các bước đã tiến hành… theo đún
nội dung đã được hướng dẫn tại Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ trong nội bộ
ngành thi hành án dân sự, để tránh tình trạng nhiều đơn vị khi thiết lập hồ sơ đề
nghị, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ phải bổ sung nhiều lần do xây dựng công văn
khó hiểu, không biết đơn đang khó khăn, vướng mắc ở đâu để hướng dẫn, chỉ
đạo làm mất thời gian, công sức của cả người nghiên cứu hồ sơ và đơn vị cần
hướng dẫn.
b/ Thực hiện việc hướng dẫn cụ thể, trực tiếp trên từng hồ sơ thi hành án
Thông qua việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ thi hành án tại cơ sở, thực hiện việc
hướng dẫn trực tiếp Chấp hành viên, chỉ rõ những việc cần phải làm và viện dẫn
căn cứ áp dụng chính xác, cụ thể, chi tiết và kịp thời. Đây là phương pháp hướng

dẫn nghiệp vụ thiết thực và hiệu quả nhất, giúp đối tượng được kiểm tra, hướng
dẫn không bị mông lung, mơ hồ trong cách thức tiến hành. Đồng thời đây cũng
là căn cứ cụ thể và trực tiếp để đánh giá trình độ và ý thức chấp hành của Chấp
hành viên tại cơ sở trong thực hiện chỉ đạo của cấp trên.
Muốn làm tốt nhiệm vụ này, yêu cầu đặt ra đối với người tiến hành kiểm tra
là phải không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và khả
năng tổng hợp kiến thức để có thể định hướng, chỉ đạo cán bộ, Chấp hành viên
áp dụng đúng quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể nhằm tổ chức
thi hành vụ việc đúng quy định của pháp luật.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 8


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

c/ Phân loại đối tượng kiểm tra để đề ra phương thức hướng dẫn, chỉ đạo
nghiệp vụ cụ thể, phù hợp đối với mỗi đối tượng
Mỗi con người ai cũng có mặt mạnh và mặt yếu, mặt sở trường và hạn chế
nhất định. Một tổ chức bên cạnh những cán bộ giỏi, vững về nghiệp vụ cũng
không thể tránh khỏi những cán bộ còn hạn chế về năng lực, trình độ dẫn đến
đơn vị có những mặt công tác tốt nhưng cũng có những mặt công tác còn tồn tại
hạn chế, thiếu xót. Chính vì vậy, việc phân loại đối tượng kiểm tra để có biện
pháp, cách thức tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo…phù hợp, hiệu quả, đáp
ứng được mục đích đề ra là yêu cầu tất yếu.
Kết quả sau mỗi đợt kiểm tra là cơ sở chính xác để đánh giá, phân loại, xếp
hạng các đối tượng kiểm tra theo thứ hạng như: Nhóm đơn vị mạnh – Nhóm đơn
vị trung bình – Nhóm đơn vị yếu, từ đó đề ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành,
cụ thể phù hợp với từng nhóm đơn vị để tập trung chỉ đạo, từng bước nâng cao

chất lượng, hiệu quả của toàn ngành.
4. Hiệu quả án dụng giải pháp
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng đó của công tác kiểm tra, hướng
dẫn chỉ đạo nghiệp vụ, và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp, cách thức tiến
hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, ngay từ đầu năm 2017, Phòng Nghiệp
vụ và tổ chức thi hành án đã tham mưu giúp Lãnh đạo Cục thực hiện ngay những
giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với cơ sở,
cụ thể:
Tháng 12 năm 2016, tổ chức 01 cuộc kiểm tra chuyên đề “Án chưa có điều
kiện thi hành” với phương thức kiểm tra đổi mới theo hướng nhanh gọn, hiệu quả
và không ảnh hưởng đến đối tượng được kiểm tra được Lãnh đạo Cục và các Chi
cục đánh giá cao. Qua kiểm tra đã chỉ ra những sai phạm trong việc phân loại án
tại các đơn vị, kịp thời yêu cầu, khắc phục những tồn tại, sai phạm trong hồ sơ và
đưa ra tổ chức thi hành ngay đối với những vụ việc có điều kiện nhưng phân loại
không chính xác.
Ngay sau khi kết thúc việc kiểm tra đối với loại án chưa có điều kiện thi
hành, Phòng đã tham mưu Lãnh đạo tiếp tục thực hiện việc kiểm tra tiến độ giải
quyết án có điều kiện đang thi hành tại các đơn vị, đồng thời phúc tra việc thực
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 9


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

hiện kết luận kiểm tra án chưa có điều kiện… Kết thúc hai đợt kiểm tra đã rà soát,
đánh giá, phân loại được các đơn vị làm tốt, và khoanh vùng đối với nhóm các
đơn vị còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, phương thức quản lý, chỉ đạo, điều
hành chưa phù hợp, còn xảy ra nhiều sai phạm… từ đó tham mưu giúp lãnh đạo

Cục có biện pháp quản lý, chỉ đạo phù hợp đối với mỗi đơn vị yếu nhằm từng
bước hạn chế sai phạm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi
hành án dân sự trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cũng có nhiều thay đổi theo
hướng rõ người, rõ việc và trực tiếp trên từng hồ sơ thi hành án. Kết thúc 07
tháng năm 2017, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án đã tiếp nhận 07 hồ sơ
đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ và nhiều đề nghị, trao đổi, thảo luận trực tiếp từ
các Chi cục. Phòng đã tham mưu Lãnh đạo Cục ban hành văn bản hướng dẫn
đối với 7/7 hồ sơ đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ đã tiếp nhận (đạt tỷ lệ 100%)
đồng thời ban hành 03 văn bản chỉ đạo nghiệp vụ đối với cấp huyện, và thường
xuyên thực hiện việc trao đổi, thảo luận nghiệp vụ trực tiếp, giải đáp những khó
khăn, vướng mắc ngay khi phát sinh thông qua Chấp hành viên phụ trách địa
bàn, đồng thời tổ chức họp trao đổi nghiệp vụ khi các Chi cục, Chấp hành viên
đề xuất. Các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cục đã ban hành được
đơn vị đánh giá cao về chất lượng và tính khả thi. Đồng thời Phòng cũng tham
mưu giúp Lãnh đạo Cục xây dựng và ban hành Công văn hướng dẫn một số vấn
đề về nghiệp vụ thi hành án trên cơ sở tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và
sai phạm phổ biến phát hiện qua kiểm tra của toàn tỉnh làm căn cứ để thống nhất
áp dụng.
Trong thời gian tới, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án tiếp tục tham
mưu giúp Lãnh đạo Cục triển khai thực hiện những giải pháp đã xây dựng nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
thi hành án trên địa bàn toàn tỉnh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 10


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng

dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

PHẦN III - KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra và hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
công tác thi hành án dân sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh đối với Chi cục
THADS các huyện, thành phố cũng chính là một trong những biện pháp nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành của Cục Thi hành án
dân sự tỉnh Bắc Giang đối với các chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn trong
giai đoạn hiện nay. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án
dân sự trên địa bàn, đưa công tác thi hành án dân sự đi vào nề nếp, đúng pháp
luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, từng bước làm trong sạch đội ngũ, nâng cao phẩm chất chính trị,
năng lực công tác của cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, tạo
được niềm tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật cũng như cơ quan thực thi
pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương thức kiểm tra nói chung và
kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ nói riêng là yêu cầu tất yếu, cần sớm
thực hiện nhằm tạo bước đột phá, trước hết từ nhận thức của cán bộ, công chức
đối với vai trò, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó không
ngừng nỗ lực, cố gắng để nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong thời kỳ mới; lâu dần tạo nếp làm việc khoa học, hiệu quả,
chuyên nghiệp; từng bước xây dựng hình ảnh người cán bộ thi hành án vững
vàng về phẩm chất, năng lực, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho người dân và
doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở thực tiễn công tác, tác giả mạnh
dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp và cách thức nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ với
mong muốn góp phần đưa công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh ngày
càng hiện đại, khoa học, chuyên sâu ở từng mặt, từng lĩnh vực công tác. Hy
vọng với những nội dung đã trình bày trong đề tài này, tùy theo tình hình và điều

kiện cụ thể Lãnh đạo Cục có thể cân nhắc và cho áp dụng trên thực tế nếu phù
hợp để có thêm cơ hội kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 11


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra và hướng
dẫn nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, đây là những giải pháp được đề xuất xuất phát từ ý thức chủ
quan của tác giả qua quá trình công tác thực tế, do đó chắc chắn không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót do kinh nghiệm chưa nhiều, chưa dự liệu hết các
tình huống trên thực tế hoặc cách thức tiếp cận vấn đề chưa phù hợp… vì vậy rất
mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung để có thể hoàn thiện. Tôi xin trân
trọng cảm ơn!
Bắc Giang, tháng 5 năm 2017.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thủy Bình – CHV Phòng NV&TCTHA

Page 12



×