Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

nguyen nhan tuyet chung loai co nguy co tuyet chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.84 KB, 4 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA KĨ THUẬT & MÔI TRƯỜNG

 

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Bài tiểu luận: Nguyên nhân gây tuyệt chủng của
sinh vật và hậu quả. Một số loài có nguy cơ tuyệt
chủng ở Việt Nam
GVHD: Trương Thị Diệu Hiền
Nhóm

1.
2.
3.
4.
5.

Hồ Nguyễn Văn Nhật - 2001130089
Võ Hoài Nhân – 2001130011
Trần Thùy Linh – 2008130102
Cao THị Hồng Vân – 2004130123
Nguyễn Vũ Hùng – 2003120037

TP.HCM – 09/2014
Theo Tổng cục
Môi trường, hiện
có 17.291 loài
sinh vật đang có
nguy cơ tuyệt chủng mà hoạt động của con người là nguyên nhân chính. Vậy tuyệt chủng


là gì? Đâu là nguyên nhân gây tuyệt chủng của sinh vật? Hậu quả như thế nào?


I

Tuyệt chủng là gì?

Sự tuyệt chủng của một loài sinh vật là khi không còn một cá thể nào của loài đó
còn sống sót tại bất kì nơi nào trên trái đất.Ví dụ như loài khủng long bị tuyệt chủng
cách đây 65 triệu năm
Khi nghiên cứu ở các khu vực nhất định khái niệm tuyệt chủng cục bộ cũng được
sử dụng để chỉ sự tuyệt chủng của các loài sinh vật trên phạm vi một quốc gia hay khu
vực. Ví dụ như loài tê giác Java bị tuyệt chủng ở Việt Nam nhưng trên thế giới vẫn
còn khoảng 50 cá thể ở Inđônêsia.
II

Nguyên nhân gây tuyệt chủng của sinh vật

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, khí hậu, do đó có
tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt trong các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và
biển; là một trong 25 nước có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới (chiếm 6,5%
số loài có trên thế giới). Rất nhiều loài trong số này là đặc hữu duy nhất ở nước ta
hoặc chỉ tìm thấy ở rất ít nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đa dạng sinh học của nước ta
cũng như thế giới hiện vẫn đang đối mặt với các nguy cơ suy thoái là do 4 nguyên
nhân sau:
Thứ nhất,môi trường bị hủy hoại: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy
hoạch như chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
sự mở rộng đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng. Cùng quá trình khai thác tài
nguyên, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đã dẫn đến môi trường sống của sinh vật bị
thay đổi theo hướng tiêu cực. Sự thay đổi này đã làm các loài kém thích nghi bị chết

và một số loài biến đổi đế thích nghi với môi trường mới (sinh vật đặc hữu). Ví dụ,
chặt phá rừng bừa bãi làm thu hẹp môi trường sống của động vật và gây tuyệt chủng
hàng loạt các loài thực vật quý hiếm.
Thứ 2, Khai thác quá mức các loài sinh vật: Việc khai thác và sử dụng không bền
vững tài nguyên sinh học là một trong những nghuyên nhân quan trọng dẫn đến sự
tuyệt chủng nhanh chóng của một số loài sinh vật. Khai thác quá mức các loài sinh vật
có nguyên nhân sâu xa là do đói nghèo. Hiện ở nước ta, 70% dân số sinh kế phụ thuộc
vào tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên do không quy hoạch trong khai thác và sử
dụng nên tài nguyên đa dạng sinh học hiện vẫn bị khai thác và sử dụng một cách thiếu
bền vững. Tình trạng này được thể hiện ở các hoạt động cụ thể sau đây: Khai thác
thủy sản quá mức, sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt. Khai thác gỗ và các sản
phẩm phi gỗ thiếu kế hoạch, thiếu kiểm soát. Khai thác và buôn bán các loài động vật
hoang dã không kiểm soát được.


Thứ 3, Sự du nhập bởi các loài ngoại lai: Các sinh vật ngoại lai là các loài có khả
năng sinh trưởng và phát triển mạnh, khi du nhập vào các khu vực mới sẽ nhanh
chóng phát triển lấn áp các loài bản địa. Chúng cạnh tranh với các loài bản địa về thức
ăn nơi ở. Thậm chí một số loài kết hợp với loài bản địa tạo ra một loài mới và dẫn đến
tuyệt chủng của các loài bản địa. Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài sinh vật ngoại
lai nguy hiểm đã xâm nhập vào nước ta. Điển hình là các loài ốc bươu vàng, mai
dương, bèo Nhật Bản, rùa tai đỏ. Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai cũng là
mối đe dọa tiềm ẩn đối với các loài bản địa. Ví dụ, rùa tai đỏ khi du nhập vào nước ta
đã giao phối với loài rùa bản địa và ăn các loài sinh vật bản địa nhỏ hơn.
Thứ 4, Thiên tai, thảm họa: thiên tai, thảm họa gây ra những tác động lớn trên
nhiều mặt đối với đa dạng sinh học và đe dọa đến sự sống còn của các loài động thực
vật. Trong lịch sử nhiều loài động thực vật cổ đại đã biến mất khỏi trái đất do nguyên
nhân này. Có thể nêu những tác động chủ yếu như: làm hủy hoại môi trường sống, thu
hẹp nơi cư trú, làm giảm số lượng sinh vật; hủy hoại nguồn dinh dưỡng, nguồn nước;
làm thay đổi đặc điểm, tính chất, tập quán của một số loài sinh vật; gây ra những biến

dị, những đột biến ở một số loài sinh vật. Năm 2002, rừng tràm U Minh bị cháy đã
gây mất mát nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học tại đây.
Nói tóm lại, đa phần tất cả các nguyên nhân tuyệt chủng của sinh vật đều xuất
phát từ các hoạt động vô ý thức của con người.Theo thống kê khoảng 99% các loài
sinh vật cận và hiện đại bị tuyệt chủng là do tác động của con người. Với tốc độ như
thế này, tương lai không xa con người sẽ bị tuyệt chủng vì các hành vi hủy hoại môi
trường sống nếu không nhận thức rõ tác hại của nó
III

Hậu quả

Trong lịch sử các thời kỳ địa lý trước đây đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ
sự cân bằng giữa sự tiến hóa hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy vậy,
những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần tốc
độ hình thành loài. Sự mất mát các loài xảy ra như trong thời gian hiện nay đã không
theo bất kỳ một quy luật nào và hậu quả trong tương lai là khôn lường và không thể
nào cứu vãn nổi.
Việc sinh vật bị tuyệt chủng dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Ví dụ,
Do chim ăn sâu là thiên địch của loài sâu bọ nên nếu chim sâu không còn tồn tại thì
sâu bọ sẽ phát triển mạnh không bị khống chế dẫn đến mùa màng bị sâu bọ phá hoại.
Làm cho nạn đói thường xuyên diễn ra, đe dọa đến sự tồn vong của con người.


Làm suy giảm hoặc mất các nguồn gen quý hiếm, làm mất nguồn nguyên liệu cho
sản xuất công nghiệp và mất nguồn dược liệu quý.

IV

Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam


Chỉ trong vòng 2 thập niên, ít nhất 10 loài động vật đã vĩnh viễn biến mất khỏi các
khu rừng và sông suối của đất nước ta. Sau đây là các loài nguy cơ tuyệt chủng ở Việt
Nam.
Hươu sao: Là loài hươu rất đẹp sống chủ yếu ở các khu vực Cao bằng, Bắc thái,
Thanh Hóa, Nghệ An. Nhung của chúng rất có giá trị trong y dược. Vì vậy, trong
những năm gần đây người dân và các nhà khoa học không còn thấy loài này trong tự
nhiên, chỉ còn một số lượng nhỏ cá thể được nuôi nhốt ở các vườn thú, khu bảo tồn và
nhà dân. Chúng được xếp vào cấp tuyệt chủng trong tự nhiên.
Rùa mai mềm: Đây là loài rùa lớn, hiện nay số lượng còn rất ít, ở Việt Nam hiện
nay chỉ phát hiện có 2 cá thể: một cá thể ở hồ gươm, một cá thể ở hồ Đồng mô, Ba
Vì , Hà Nội. Hiện nay rùa mai mềm được xếp vào 100 loài ở mức cực kỳ nguy cấp
của thế giới.
Voọc chà vá chân xám: Là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng
cao trên thế giới. Ở Việt Nam phát hiện ở Quảng Nam, Kom Tum, Gia lai với số
lượng chưa đến 1.000 cá thể. Được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp.
Hổ: Theo số liệu của Cục cảnh sát môi trường hiện nay cả nước có 95 cá thể được
nuôi nhốt và ước tính trong các cánh rừng từ bắc vào nam còn khoảng 30 cá thể.
Được xếp vào cực kỳ nguy cấp.
Tê tê: Là loài động vật hiền lành, kiếm ăn ban ngày, khi gặp động thì cuộn tròn
người nên rất dễ bắt. Vảy tê tê có giá trị làm thuốc vì vậy số lượng của chúng đã và
đang giảm nhanh. Chúng được xếp vào diện nguy cấp.
Gà lôi lam đuôi trắng: Là giống gà lôi có lông đuôi màu trắng, phân bố chủ yếu ở
khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong tự nhiên loài này đang bị thu hẹp khu
vực phân bố và số lượng loài, hiện nay thi thoảng người dân sống ở bìa rừng vẫn bắt
gặp chúng ăn cùng những đàn gà nhà. Hiện nay được xếp vào diện nguy cấp.




×