Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kì II môn Ngữ Văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.53 KB, 22 trang )

A. PHẦN VĂN BẢN:
I. Tục ngữ:
1. Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể
hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt đời sống.
2. Phân loại: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất và tục ngữ về con người, xã hội. ( HS
xem lại ý nghĩa các câu tục ngữ đã học thuộc hai nhóm trên.)
3. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ:
- Tục ngữ là thể loại của văn học dân gian, có chức năng thông báo một nhận định, một kết luận,
một phương diện nào đó của đời sống tự nhiên, xã hội. Chức năng của tục ngữ tương đương với chức
năng của câu hoặc mệnh đề.
- Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, có chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật,
tính chất hành động, tương đương với chức năng của từ hoặc cụm từ.
4. Tục ngữ là túi khôn của nhân dân: Nội dung của tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm phong phú
của nhân dân về nhiều lĩnh vực của đời sống và xã hội. Những đúc rút kinh nghiệm trong tục ngữ
giúp con người trở nên thơng thái hơn, có hiểu biết tồn diện hơn, sâu sắc hơn, do đó có tri thức để lí
giải được nhiều vấn đề diễn ra trong đời sống.
II. Văn bản nghị luận:
* Tóm tắt nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học:
Stt
1

Văn bản
Tinh thần yêu
nước của
nhân dân ta
Đức tính giản
dị của Bác Hồ

Tác giả
Hồ Chí
Minh



Đề tài NL
Tinh thần yêu
nước của dân
tộc Việt Nam
Đức tính giản
dị của Bác Hồ

Luận điểm
Dân ta có một lịng nồng nàn u
nước. Đó là một truyền thống
q báu của ta.
2
Phạm
Sự giản dị thể hiện trong mọi
Văn
phương diện của đời sống. Sự
Đồng
giản dị ấy đi liền với sự phong
phú, rộng lớn về đời sống tinh
thần ở Bác.
3
Ý nghĩa văn
Hoài
Văn chương và - Nguồn gốc cốt yếu của văn
chương
Thanh ý nghĩa của nó chương là lịng thương người,
đối với con thương cả mn vật, mn lồi.
người
- Văn chương hình dung ra sự

sống và sáng tạo ra sự sống.
- Văn chương gây cho ta những
tình cảm ta khơng có, luyện
những tình cảm ta sẵn có.
* Một số câu hỏi ơn tập văn bản nghị luận:

PPLL
Chứng
minh
Chứng
minh kết
hợp giải
thích và
bình luận
Giải thích
kết hợp
bình luận

Câu 1: Để chứng minh cho luận điểm “ Dân ta có một lịng nồng nàn u nước”, Hồ Chí
Minh đã sử dụng những dẫn chứng nào?
Gợi ý: Bác đã dùng dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, giàu sức thuyết phục để chứng minh
cho lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Cụ thể: Chứng minh lòng yêu nước trong lịch sử và

1


lòng yêu nước trong kháng chiến hiện tại. Cách nêu dẫn chứng khác nhau: Đoạn trên, tác giả nhấn
mạnh những trang lịch sử vẻ vang với những tên tuổi ảnh hùng tiêu biểu. Còn đoạn dưới, tác giả lại
kể ra các hành động yêu nước cụ thể của mọi tầng lớp nhân dân trong thời điểm kháng chiến hiện tại.
Câu 2: Đức tính giản dị của Bác được thể hiện qua mấy phương diện? Chứng minh cụ thể

qua văn bản?
Gợi ý: Ba phương diện: Trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói bài viết
( HS tự lấy dẫn chứng chứng minh)
Câu 3: Vì sao Phạm Văn Đồng nói lối sống của Bác là lối sống giản dị, thanh bạch?
Gợi ý: Bởi vì Người sống sơi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của
quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với
những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Nhận định trên hoàn tồn đúng vì lối sống
của Bác khác với lối sống của các nhà hiền triết sống ẩn dật. Sự giản dị của Bác xuất phát từ chỗ
Người hi sinh tất cả để đồng cam cộng khổ với nhân dân.
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm của tác giả có
đúng hay khơng?
Gợi ý: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lịng thương người và rộng ra
thương cả mn vật, mn lồi. Đây là một quan niệm đúng đắn. Người ta vẫn thường nói gốc của
văn chương là tình cảm. Mặc dù quan niệm trên đây hoàn toàn đúng nhưng hiện tại lại có nhiều lí giải
về nguồn gốc của văn chương như văn chương bắt nguồn từ lai động của con người.
Câu 5: Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống mn hình vạn trạng.
Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Em hiểu ý kiến ấy như thế nào? Lấy ví
dụ chứng minh?
Gợi ý: (1) Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản
ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trongvăn chương cũng đa dạng.
Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống
của các dân tộc khác nhau trên thế giới. (2) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn
chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh,
lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh;
con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng, phương tiện trừng trị kẻ thù.
Câu 6: Em hiểu như thế nào về ý kiến của Hoài Thanh: Văn chương gây cho ta những tình
cảm ta khơng có, luyện những tình cảm ta sẵn có?
Gợi ý: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có: Đây chính là sự giàu có của văn
chương. Khi đọc một tác phẩm, nhiều khi ta học được, tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những
nét ứng xử tinh tế, những bài học nhân sinh để nhân đơi tâm hồn mình.

- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Văn chương giúp ta mài sắc hơn cái nhìn về cuộc
sống, nhân hậu, vị tha, giàu tình thương u hơn đối với con người và mn vật. Để được như thế,
văn chương giúp ta suy ngẫm lại mình, rèn luyện những tình cảm vốn có, khiến cho những tình cảm
ấy trở nên sâu hơn, nhạy hơn.
III. Truyện ngắn hiện đại “ Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn:

2


1. Tóm tắt: Truyện xảy ra ở Bắc Bộ vào lúc 1 giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên to - khúc đê X, xã
X sắp bị vỡ. Dân phu hàng trăm người kéo tới lo sợ đê hỏng. Nhưng trong đình vẫn đèn thắp sáng
trưng, kẻ hầu người hạ tấp nập cho quan phụ mẫu đánh tổ tôm. Trước nguy cơ đê vỡ nha lại và quan
vẫn thản nhiên đánh bài và thờ ơ trước cảnh tượng lo sợ của dân. Cuối cùng, quan thắng bài, đê vỡ
dẫn tới cảnh thảm sầu.
2. Nhan đề: Nhan đề ”Sống chết mặc bay” xuất phát từ câu thành ngữ ‟Sống chết mặc bay, tiền
thầy bỏ túi”. Nó phần nào phản ánh thái độ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu với nhân dân. Dù dân
có sống hay chết thì quan cũng mặc kệ, không hề để ý, không hề quan tâm. Ngay ở nhan đề văn bản
đã hé mở một phần chủ đề của truyện có ý nghĩa phê phán, tố cáo sâu sắc. Hình ảnh tên quan phủ
chính là điển hình cho những tên quan lại thời phong kiến nửa thực dân.
3. Gía trị hiện thực, giá trị nhân đạo:
- Gía trị hiện thực: Tác phẩm phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà đại diện là viên quan
phủ “ lịng lang dạ thú”, vơ trách nhiệm đã đẩy dân vào tình cảnh khốn cùng.
- Gía trị nhân đạo: thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước cuộc sống lầm than của
người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại gây nên.
4. Nghệ thuật tương phản, tăng cấp:
* Nghệ thuật tương phản:
Tiêu chí

Cảnh dân hộ đê
- Gần một giờ đêm.

- Khúc đê làng X đang bị thẩm lậu.
Không
- Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông
gian, thời dâng nhanh, nguy cơ đê vỡ.
gian.
=> Nguy hiểm, ‟ngàn cân treo sợi tóc”.
- Hình ảnh: kẻ cuốc, người thuổng, kẻ đội
đât, kẻ vác tre...người nào người nấy ướt như
chuột lột  nhốn nháo, thảm hại, nhếch nhác.
- Âm thanh: Trống liên thanh, ốc thổi vô hồi,
tiếng người gọi nhau xao xác  náo loạn,
Cảnh
căng thẳng, hối hả.
tượng
- Sức người khó lịng địch nổ với sức trời,
thế đê không sao cự lại với thế nước.

=> Dân đang lầm than vì thiên tai giáng
xuống đầu.

Đê vỡ

- Ngoài xa, kêu vang dậy đất trời.
- Tiếng kêu càng lúc càng lớn, lại có tiếng ào
ào như thác, tiếng gà, trâu, bị kêu vang tứ
phía.
- Một người nhà quê mình mẩy lấm láp,
quần áo ướt đẫm, tất tả chạy vào thở khơng

3


Cảnh quan hộ bài
- Đình trên mặt đê cao,vững chắc, đèn
sáng trưng, dầu nước to cũng không
việc gì.
=> An tồn, n ổn, vơ cùng thuận lợi
cho việc chơi bài.
- Tư thế: ngồi giữa sập, tay tráidựa gối
xếp, chân phải duỗi thẳng ra để tên
lính hầu q dưới đất mà gãi  oai vệ,
nhàn hạ, sang trọng.
- Vật dụng: bát yến hấp đường phèn,
khay khảm, tráp đồi mồi, ống vơi
chạm, đồng hồ vàng, ngốy tai, ví
thuốc...-->sang trọng, giàu có.
- Giọng điệu: hách dịch, sai bảo.
- Khơng khí: trang nghiêm, quan ngồi
trên, nha ngồi dưới, ung dung, tự tại,
êm ái.
=> Quan sống sa hoa, vương giả và
say sưa hưởng thụ thú vui bài bạc bất
chấp tất cả.
- Mọi người giật nảy mình.
- Quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le
chực người ta bốc trúng quân mình
chờ mà hạ.
- Quan đỏ mặt tía tai quay ra quát
mắng: ‟Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi! Thời ông



ra hơi: ‟Bẩm quan lớn, dễ đê vỡ mất rồi”.

cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù
chúng mày”.
* Nghệ thuật tăng cấp: Tả cảnh trời mưa: mưa tầm tã, trên trời mưa vẫn tầm tã trút nước; Tả
cảnh nước sông mỗi lúc một dâng cao: Nước sông Nhĩ Hà lên to quá, nước vẫn cuồn cuộn dâng lên;
Tả âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, người xao xác gọi nhau, tiếng kêu vạng trời dậy
đất; Tả quan phụ mẫu: uy nghi chễm chện, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi ( khi chơi bài); cau mặt, đỏ
mặt tía tai, quát…( khi có người vào bẩm đê sắp vỡ); vỗ tay xuống sập kêu to (khi ù bài).
IV. Bút kí “ Ca Huế trên sơng Hương” – Hà Ánh Minh:
1. Gía trị nội dung và nghệ thuật:
- Gía trị nội dung: Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, một sản phẩm văn hóa
phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Qua đây, ta thấy được tâm hồn người
Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm…Cịn những người nghệ sĩ
Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện. Đồng thời, bài kí thể hiện lịng u mến, niềm tự hào
của tác giả đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
- Gía trị nghệ thuật: Sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ; Miêu
tả cảnh vật, âm thanh, con người sinh động; Phép liệt kê.
2. Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã: Vì ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng,
duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc
công, từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc… Chính vì thế nghe ca Huế là một thú vui tao nhã.
Qua bao nỗi thăng trầm thì ca Huế chính là món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối với người dân xứ
Huế. Và đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
I. Câu đặc biệt:
1. Khái niệm: Là loại câu khơng cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ - vị ngữ.
2. Tác dụng của câu đặc biệt:
1. Xác định thời gian, nơi
2. Liệt kê, thông báo sự tồn
3. Bộc lộ cảm

4. Gọi đáp
chốn.
tại của sự vật, hiện tượng.
xúc
Ví dụ: Chiều, chiều rồi. Ví dụ: Chúng tơi tụ họp ở góc Ví dụ: Buồn ơi! Ví dụ: Anh ơi!
Một buổi chiều êm ả như ru, sân. Toàn chuyện trẻ em. Xa vắng mênh Bao giờ áo anh
văng vẳng tiếng ếch nhái Râm ran.
mơng là buồn.
có rách, anh tìm
kêu ran ngồi ruộng theo gió
( Duy khán)
( Thế Lữ) về chỗ em, em vá
nhẹ đưa vào.
cho, anh nhé…
( Thạch Lam)
( Khánh Hoài)
* Bài tập: Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong những đoạn trích sau:
1. Giờ đây, trước mặt Sương, con sông Bạch Đằng cồn lên những đợt sóng bạc đầu. Con sơng q
anh. Con sơng trong những chuyện anh kể.
( Chu Văn Mười)
2. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đồn kịch lưu động chúng tơi đóng lại, tránh cái gió lào...
( Nguyễn Tuân)
3. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu phương Đông của chúng tôi buông neo ở trong vùng biển Trường
Sa.
( Hà Đình Cẩn)

4


4. Cách đó ba năm, một đồng chí từ đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang một con gà mái tơ

vàng. Ôi chao, một con gà.
( Nguyễn Quang Sáng)
5.

Ơi chích ch ơi!
Chim đừng hót nữa,
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ.

( Thạch Quỳ)

II. Các phép biến đổi câu:
1. Rút gọn câu: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút
gọn. Việc lược bỏ thường nhằm mục đích sau:
* Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong
câu đứng trước.
Ví dụ: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. ( Rút gọn VN)
* Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
Ví dụ: Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ ( Rút gọn CN)
* Khi rút gọn cần lưu ý: Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu khơng đầy đủ
nội dung câu nói. Đồng thời, khơng biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
* Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt:
Câu rút gọn
Câu đặc biệt
Giống nhau Về hình thức, cả hai nhóm đều do một từ hoặc cụm từ tạo thành.
Câu rút gọn được cấu tạo theo mơ hình chủ Câu đặc biệt tự thân có ý nghĩa,
ngữ - vị ngữ, đã lượt bỏ bớt thành phần. Dựa không phân biệt được thành phần
Khác nhau vào ngữ cảnh có thể khơi phục lại thành phần CN- VN, là đơn vị ngữ pháp độc
đã lượt bỏ ở các vị trí của chúng.
lập, hồn chỉnh.

* Bài tập: Xác định câu rút gọn và nêu tác dụng của chúng trong những đoạn trích sau:
1.

Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

2. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt…Nhớ một trưa hè gà gáy
khan…Nhớ một thành xưa son uể oải…
( Xuân Diệu)
3. Uống nước nhớ nguồn.
4. Bao giờ bạn về? – Ngày mai.
2. Thêm trạng ngữ cho câu:
* Đặc điểm của trạng ngữ:
- Về mặt ý nghĩa: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung các thông tin về thời gian, nơi
chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện…cho sự việc được nói đến trong câu.

5


- Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ
ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
* Phân loại:
1. Trạng ngữ chỉ thời
gian

- Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính
của y. (Nam Cao)

2. Trạng ngữ chỉ khơng
gian (nơi chốn)


- Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những
khoảng vực xanh vòi vọi. (Lưu Quang Vũ)
- Từ làng, Thủy đi tắt qua cánh đồng để ra bến tàu điện.

3. Trạng ngữ chỉ tình
huống

- Đến Mác-xây, chúng tơi lĩnh lương.(Trần Dân Tiên)
- Tới cổng phủ, quần áo ướt vừa khô.(Ngô Tất Tố)

4. Trạng ngữ chỉ phương - Nhờ cái thần thế ấy, hắn mới chửi rõ, thét mắng khắp cho oai.(Ngơ
tiện-cách thức
Tất Tố)
- Nguyễn Du, bằng ngịi bút thiên tài, đã dựng nên một kiệt tác bất
hủ: Đoạn trường tân thanh.
5. Trạng ngữ chỉ ngun
nhân

- Vì mưa, nó không đến kịp.
- Nhờ trời, ông ấy đã tai qua nạn khỏi.

6. Trạng ngữ chỉ điều
kiện, giả thiết

- Nếu ăn nóng thì món này sẽ rất tuyệt.
- Hễ mưa thì chuyến đi sẽ bị hỗn.

7. Trạng ngữ chỉ mục
đích


- Để có được căn nhà này, nó đã làm quần quật hàng mấy năm trời.

8. Trạng ngữ chỉ ý
nhượng bộ

- Tuy nắng hạn nhưng những nương ngơ, bãi mía vẫn tươi tốt như
thường.
- Mặc cho mưa bão, chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch đã định.

* Công dụng của trạng ngữ:
- Trạng ngữ dùng để xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nói đến trong câu, góp
phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chính xác.
- Trạng ngữ liên kết các câu, các đoạn văn bản với nhau, khiến cho văn bản mạch lạc.
* Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, trạng ngữ có thể tách ra thành
câu riêng để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc để bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ: Nói xong, anh ta vùng đứng lên, giơ tay chào mọi người rồi đi ra cửa. Mọi người nhìn
theo anh ta. Im lặng.
( Nguyễn Thị Ngọc Tú)
* Bài tập:
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho
sự việc được nói đến trong câu:
a. Tảng sáng, vịm trời cao xanh mênh mông. Gio từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát
rượi. Khoảng thời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng,

6


trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn…Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ
hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả….

( Hồng Hữu Bội)
b. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời
sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
( Phạm Văn Đồng)
c. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về
chuồng. Bò nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Dừa.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ơng có ba cơ con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ
( Theo “ Sọ Dừa”)

d. Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sơng Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của
vùng ngoại ô Kim Long, kéo theo một nét thẳng thực n tâm theo hướng tây nam – đơng bắc, phía
đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như
những vành trăng non.
( Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bài tập 2: Tìm trạng ngữ được tách thành câu riêng trong các đoạn trích sau và cho biết
giá trị của chúng:
a. Dung là cô gái rượu bà béo chủ nhà. Chẳng đẹp gì nhưng cũng mũm mỉm và trắng trẻo. Mà lại
con một. Mà lại diện. Cô diện nhất vùng này.
( Nam Cao)
b. Đơi mắt ấy nhìn tơi, ngập ngừng nhiều lần. Lặng im nhiều lần. Rồi mới hỏi. ( Nguyễn Thị
Ngọc Tú)
c. Huống hồ giá nào cho xứng cái mà cuốn sách chứa đựng, gợi mở. Một tư tưởng khai sáng.
Một kiến thức nền tảng. Một cách gọi tên sự vật. Một rung cảm thần tiên. Một phút giây suy tưởng.
Một mơ mộng…
( Ma Văn Kháng)
3. Dùng cụm C – V để mở rộng câu:
* Khái niệm: Khi nói viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là
cụm chủ- vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

* Các thành phần được mở rộng: Chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C- V.
- Câu có cụm C- V là chủ ngữ thường biểu thị quan hệ nguyên nhân – hệ quả ( thường sử dụng
các từ làm, làm cho, khiến cho…), so sánh tương đồng ( là, như là…)
Ví dụ: Em / học giỏi // khiến ba mẹ vui lòng.
c

v
C

V

- Câu có cụm C – V làm vị ngữ thường biểu thị mối quan hệ chỉnh thể và bộ phận giữa chủ ngữ
của câu và vị ngữ chứa cụm C – V :
Ví dụ: Chiếc bàn này // chân / đã gãy.
c

v

7


C

V

* Bài tập:
Bài tập 1: Tìm cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau và cho biết chúng làm
thành phần gì?
1. Ơng em mái tóc đã bạc phơ.

2. Bài học cô giáo giảng sáng nay khiến cả lớp phải suy nghĩ.
3. Ông ấy con cái đã trưởng thành.
4. Cuốn sách của tơi mua bìa rất đẹp.
5. Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.
6. Chú khen cháu là kẻ có gan to, thua mà khơng nản chí.
7. Bất cứ chuyến đị nào ơng cũng kể được những tin tức mà mở đầu và kết thúc đều hết sức tự
nhiên.
8. Ơng lão cứ ngỡ mình cịn chiêm bao.
9. Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi
xuống bên chân mình. ( Hồi Thanh)
10. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hồn
cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
Bài tập 2: Dùng cụm C-V để mở rộng các câu sau:
1. Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu.
2. Nam làm cho bố mẹ vui lịng.
3. Gió làm đổ cây.
Bài tập 3: Biến đổi các câu sau đây thành câu có cụm C-V làm thành phần câu?
1. Cánh đồng như một tấm thảm nhung xanh mướt. Nó chỉ muốn ngắm mãi mà khơng chán mắt.
2. Sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ đã đem lại hồ bình cho đất nước.
3. Con bé nhìn ra cửa sổ. Giữa bao nhiêu người, mẹ nó đang cố giơ tay vẫy nó.
4. Sự tiến bộ trong học tập của Lan khiến mọi người ngạc nhiên.
5. Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đơng.
6. Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi học bằng chiếc xe đạp đó.
4. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
* Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động được nêu ở vị ngữ: CHỦ NGỮ
( Chủ thể) – VỊ NGỮ ( Hoạt động của chủ thể)

8



* Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật là đối tượng của hành động được nêu ở vị ngữ do
người, vật khác thực hiện hướng tới: CHỦ NGỮ ( Đối tượng) – VỊ NGỮ ( Bị / được) + Hoạt động
của chủ thể.
* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động như sau:
Cách 1
Cách 2
Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên
của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ
bị hay được vào sau từ ( cụm từ) ấy.
chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt
buộc trong câu.
VD: Thằng bé đánh con mèo → Con mèo VD: Bố đã dắt xe máy vào nhà → Xe máy đã dắt vào
bị thằng bé đánh.
nhà.
* Lưu ý: Không phải câu nào chứa từ bị / được cũng đều là câu bị động, nhất là câu có vị ngữ là
động từ nội động hoặc tính từ như Bé bị ốm hoặc Anh ấy được nhận tiền thưởng.
* Bài tập: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng?
1. Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.
2. Chúng em rất kính trọng cơ giáo chủ nhiệm lớp.
3. Tơi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thuỷ. ( Khánh Hoài)
4. Nam đặt giá sách ở góc nhà.
5. Các kiến trúc sư xây ngơi nhà này trong 7 năm.
6. Bom Mĩ đã sát hại nhiều phụ nữ, trẻ em ở miền Nam nước ta.
7. Ngài xơi bát yến xong. ( Phạm Duy Tốn)
III. Liệt kê:
* Khái niệm: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
* Phân loại:
Xét theo cấu tạo
Liệt kê từng cặp Liệt kê không theo từng

cặp
Ví dụ:
Ví dụ:
Dữ dội và dịu êm Người về đã hết và tiếng
Ồn ào và lặng lẽ ồn ào cũng mất. Trên đất
( Xuân Quỳnh)
chỉ còn rác rưởi, vỏ
bưởi, vỏ thị, lá nhãn và
lá mía.
( Thạch Lam)

Xét theo ý nghĩa
Liệt kê tăng tiến
Liệt kê khơng
tăng tiến
Ví dụ:
Ví dụ:
Ấy trong khi quan lớn ù to, Con gái Huế nội
thì khắp nơi miền đó, nước tâm thật phong
tràn lênh láng, xốy thành phú và âm thầm,
vực sâu, nhà cửa trơi băng, kín
đáo,
sâu
lúa má ngập hết…
thẳm.
( Phạm Duy Tốn)
( Hà Ánh Minh)

* Bài tập: Chỉ ra phép liệt kê trong các đoạn trích sau và phân loại chúng?


9


1. Tình yêu của Tố Hữu dịu dàng đầm ấm, chan chứa kính mến và đượm cả xót thương, có đơi
khi đến bùi ngùi. ( Nguyễn Đình Thi)
2. Lịng u nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người
nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà ít nói, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu;
bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ.
( Nguyễn Đình Thi)
3. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tịi, nhận xét và suy tưởng khơng biết chán.
mắt.

( Nam Cao)

4. Chao ơi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nức lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước
( Nam Cao)

5. Chúng nó đã bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng
bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.
( Nguyễn Thành Trung)
6. Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y khinh y.

( Nam Cao)

7. Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
( Hà Ánh Minh)
8. Tồi tệ đến thế là cùng. Đối đáp bốp chat, ăn miếng trả miếng, chửi vỡ mặt nhau, đanh đá hàng
tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện vu khống đê tiện một cách nanh ác, trơ tráo như thế này thì thật
khơng cịn gì để đáng nói nữa.
( Ma Văn Kháng)

9. Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho khơng cịn khóc được nữa.

( Nam Cao)

IV. Dấu câu:
Dấu chấm lửng
Dấu chấm phẩy
Dấu gạch ngang
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương - Đánh dấu ranh giới - Đặt ở giữa câu đánh dấu
tự chưa liệt kê hết.
giữa các vế của một câu bộ phận chú thích, giải
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ghép có cấu tạo phức tạp. thích trong câu.
ngừng, ngắt quãng.
- Đánh dấu ranh giới - Đặt ở đầu dòng để đánh
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị giữa các bộ phận trong dấu lời nói trực tiếp của
cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một phép liệt kê phức nhân vật hoặc để liệt kê.
nội dung bất ngờ hay hài hước, châm tạp.
- Dùng để nối các bộ phận
biếm.
trong liên danh.
* Bài tập: Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang trong các
câu dưới đây?
1. Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.
2. Thể điệu ca Huế có sơi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khng, có tiếc thương ai ốn….
3. Bánh trơi nước – bài thơ nổi tiếng của nữ sĩ Xuân Hương – đã cho chúng ta những cảm nhận
sâu sắc về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
4. Té ra công sự chỉ là công ….toi. ( Tú Mỡ)
5. Ai bảo được non đường thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm
được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cơ gái cịn son nhớ chồng thì mới thấy hết
được người mê luyến mùa xuân. ( Vũ Bằng)

6. – Thưa cô, em không dám nhận…em, không được đi học nữa.

10


- Sao vậy? Cô Tâm sửng sốt.
7. Nhiệm vụ của chúng ta:
- Phát triển sản xuất.
- Phát triển văn hoá.
- Ủng hộ cách mạng của các nước anh em.
( Hồ Chí Minh)
8. – Anh này lại say khướt rồi.
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù, mà nếu khơng được
thì…thì…thưa cụ. ( Nam Cao)
9. Đây là cuốn từ điển Việt – Trung – Pháp.
10. Rú …rú…rú…máy bắt đầu mở, bắt đầu xúc than. ( Võ Huy Tâm)
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
I. Hệ thống kiến thức về văn nghị luận:
1. Khái niệm: Là loại văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng,
quan điểm nào đó.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
Luận điểm
Luận cứ
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan - Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng làm
điểm của bài văn được nêu ra dưới cơ sở cho luận điểm.
hình thức khẳng định hay phủ định.
- Luận điểm phải đảm bảo tính chân - Luận cứ phải có lí lẽ đầy đủ, chặt
thực, đúng đắn, nhất qn; khơng nên chẽ, có tình có lí; dẫn chứng phong
q chung chung hay q chi tiết.
phú, tiêu biểu, chính xác.

3. Phương pháp lập luận trong văn nghị luận:
Lập luận chứng minh
- Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, bằng
chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng
tỏ vấn đề nêu ra đáng tin cậy.
- Cách làm bài văn nghị luận chứng minh:
+ Mở bài: Nêu luận điểm và định hướng vấn
đề cần chứng minh.
+ Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm
theo trình tự hợp lí.
+ Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Lập luận
- Lập luận là cách lựa
chọn, sắp xếp, trình
bày luận cứ sao cho
chúng làm cơ sở
vững chắc cho luận
điểm.

Lập luận giải thích
- Giải thích là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục để
làm người đọc, người nghe hiểu rõ những điều
chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Cách làm bài văn nghị luận giải thích:
+ Mở bài: Nêu luận điểm chính và định hướng vấn
đề cần giải thích.
+ Thân bài: Lần lượt triển khai các luận điểm bằng
cách trả lời các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?
Để làm gì? Làm như thế nào?

+ Kết bài: Khẳng định vấn đề, nêu ý nghĩa thực
tiễn của vấn đề cần giải thích.
II. Minh hoạ một số đề và dàn bài tham khảo:

11


1. Dạng đề nghị luận chứng minh:
Đề 1: Chứng minh rằng ca dao thể hiện
sâu sắc nét đẹp tâm hồn người Việt.
* Mở bài: Giới thiệu chung về ca dao Việt
Nam. Từ đó dẫn ra vấn đề cần chứng
minh: “ Ca dao thể hiện sâu sắc nét đẹp
tâm hồn người Việt”
* Thân bài:
- Ca dao phản ánh quan niệm của người
Việt về quan điểm sống, về nhân cách, đạo
đức con người ( chữ hiếu, chữ tình, chữ
nghĩa, chữ nhân)
- Ca dao là những lời khuyên về cách ứng
xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội.
- Ca dao là lời ca về khát vọng sống, về
hoài bão vươn tới cái đẹp, cái thiện.
* Kết bài: Khẳng định giá trị và sức sống
của ca dao Việt Nam.

Đề 2: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
* Mở bài: Nêu vai trị quan trọng của lí tưởng, ý chí và
nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết.

Đó là một chân lí.
* Thân bài: ( Phần chứng minh)
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi
trở ngại.
+ Khơng có chí thì khơng làm được gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành cơng ( Dẫn chứng
những tấm gương bạn bè vượt khó học tập…)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng
chừng khơng thể vượt qua được ( Dẫn chứng: Nguyễn
Ngọc Kí, những vận động viên khuyết tật…)
* Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ
những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn.

* HS tiếp tục lập dàn bài và viết bài văn nghị luận chứng minh cho một số đề sau:
- Đề 1: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên
nhiên. Em hãy chứng minh điều đó.
- Đề 2: Nói về tác dụng của lao động sáng tạo, nhà thơ Hồng Trung Thơng có viết: Bàn tay ta
làm nên tất ca / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Bằng thực tế trong cuộc sống, em hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên.
- Đề 3: Hãy giải thích và chứng minh ý kiến: “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền” ( La
Rochefoucault)
- Đề 4: Hãy chứng minh rằng một trong những nội dung của ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết
đối với đất nước, quê hương của nhân dân ta.
2. Dạng đề văn nghị luận giải thích:
Đề 1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “ Có cơng mài sắt có
ngày nên kim”
* Mở bài: Lịng kiên trì là yếu tố quan trọng trong cuộc
sống. Dẫn câu tục ngữ …

* Thân bài:
- Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Kiên trì mãi mãi thành cây kim hữu dụng.
+ Nghĩa bóng: Chúng ta kiên trì, chịu khó làm việc bất cứ
việc gì, khơng quản ngại khó khăn ắt sản xuất thành cơng.
- Vì sao có cơng mài sắc có ngày nên kim?
+ Tất cả mọi thành quả không tự nhiên mà có, mà đều qua
q trình khổ luyện.

12

Đề 2: Giải thích ý nghĩa câu tục
ngữ “ Anh em như chân với tay”
* Mở bài: Giới thiệu về ý nghĩa hai
tiếng “ gia đình” trong tim mỗi
người, trong đó có tình cảm anh
em. Dân ra câu tục ngữ.
* Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Anh em trong cùng
một gia đình cũng như tay và chân
trong cùng một cơ thể.
+ Nghĩa bóng: Tình cảm anh em


+ Có lịng kiên trì giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại.
phải gắn bó thân thiết như các bộ
+ Khơng có việc gì có thể thành cơng nếu khơng có lịng kiên phận trên cùng một cơ thể, khơng gì
trì vượt khó.
có thể chia cắt, tách rời.

+ Có lịng kiên trì rèn luyện thì sẽ có nghị lực đạp bằng mọi - Tại sao tác giả dân gian lại khẳng
chông gai.
định “ Anh em như tay với chân”
- Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ ấy ta phải làm gì?
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và
+ Phải rèn luyện ý chí, nghị lực của mình.
sức sống của câu tục ngữ.
* Kết bài: Câu tục ngữ là bài học quý cần phát huy. Liên hệ
bản thân.
* HS tiếp tục lập dàn bài và viết bài văn nghị luận giải thích cho một số đề sau:
- Đề 1: Tục ngữ có câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên?
- Đề 2: Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên chúng ta là: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Em
hiểu như thế nào về lời dạy trên. Tại sao chúng ta cần rèn luyện những đức tình ấy và phải rèn luyện
như thế nào?
- Đề 3: Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.
* Một số bài văn hay tham khảo:
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn.
Bài làm:
Từ bao đời nay, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi
người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ
lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ Tiên
học lễ hậu học văn. Trãi qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn ln có giá trị, luôn là bài
học quý đối với chúng ta.
Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là một trong những lời răn dạy của Khổng Tử. “Lễ” ở đây
được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ phép
tắt kỉ cương (trai thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tịng tứ đức). Con người có được những lễ
giáo này thì mới bắt đầu học văn. Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách
thánh hiền. Lời của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo
lý làm người, rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Giờ đây câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở
của nhân dân ta: mọi người nên chú trọng quan tâm việc rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người

trước, rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.
Thật vậy, học lễnghĩa đầu tiên là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ lúc con bé thơ, ta
được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ từ những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã đúc
kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ
những điều đơn giản nhất như lời: “cảm ơn”, tiếng ‘xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi…hoặc đi
phải thưa, về phải trình… Như vậy, lễ nghĩa đạo lý ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của
mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường; nghĩa là ta đã được học lễ nghĩa trước từ trong gia
đình. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẩn được thầy cô giáo dục lễ
nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh. Như
vậy, ở mơi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trị chủ đạo và có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.
Nếu như môt đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường
không thể là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời cũng không bao giờ là một công dân tốt

13


được. Ta cũng nên hiểu rằng, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình khơng có kỷ cương, nề
nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được. Bài học đạo lý làm người
này không bao giờ cũ, vẩn có giá trị mãi mãi với thời gian. Bởi vậy học kiến thức văn hóa ta có thể
học mười năm, còn học làm người ta phải học suốt đời. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời răn dạy,
đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai xem nhẹ đạo đức và việc rèn luyện nhân cách làm người.
Tóm lại đạo đức là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng vì nó thể hiện phẩm giá con người. Cho
nên bài học làm người, bài học “lễ nghĩa” bao giờ cũng là bài học đầu tiên, là bài học mà ai cũng học
suốt cả cuộc đời. Nếu phấn đấu trở thành người công dân tốt ta cần thấm nhuần câu Tiên học lễ, hậu
học văn. Ngoài ra ta cũng nên ghi nhớ thêm lời dạy của Bác Hồ kính u: Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng, Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.
Đề 2: Ơng cha ta có dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
Bài làm:
Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị của con người. Nếu khơng may gặp hồn cảnh khó khăn
nghèo đói mà ta vẫn giữ được cuộc sống trong sạch, tâm hồn thanh cao thì quả là đáng q vơ cùng.

Từ ngàn xưa, việc giữ gìn nhân cách của con người dù trong tình huống nào được cha ông ta nhắc
nhở qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Ta hiểu lời dạy ấy như thế nào?
Trong câu tục ngữ, cảnh tượng đầu tiên mà ta bắt gặp là “đói” và “ách”. Nhưng đối lập với cảnh
đói và rách là tính chất “sạch” và “thơm”. Vậy ta cần phải hiểu rõ từng chi tiết để thấm nhuần lời dạy
của ơng cha. Thường thì “đói” tức là khơng đầy đủ, phải thiếu thốn. Và đã nghèo thì khó mà lành lặn,
tức là phải rách. Câu tục ngữ ấy đã đặt con người vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi
nghèo, khi thiếu thốn như vậy ta phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hơi. Đã có biết bao
người nghèo được như thể? Trên thực tế xã hội, nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là
hiếm. Nhưng ở đây, ơng cha mượn những tính chất “sạch thơm” để nhằm giáo dục con người.
Người ta thường vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho cách ăn mặc rách nát hoặc
dơ bẩn của mình. Đó là cái hình thức bên ngồi, nhưng cịn nhân phẩm, giá trị của con người thì sao?
Đây mới chính là cái lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập đến. “Sạch” và “thơm” khơng phải là do tự
nhiên có mà là do ở chính con người tạo ra, hay nói đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con
người. Ta có thể hiểu: Dù sống trong hồn cảnh nghèo túng, khó khăn ta phải giữ cho được sự trong
sạch, cao đẹp của tâm hồn, nghĩa là dù trong bất cứ tình huống nào ta cũng phải biết giữ gìn nhân
cách, lịng tự trọng của con người, đừng làm điều xằng bậy, xấu xa để tổn thương đến danh dự cá
nhân, danh dự gia đình. Ta phải biết kiềm chế, phải sáng suốt và bình tĩnh, đừng vì một khúc quanh
trong cuộc đời, vì nghèo túng… mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Quả thực, nhân vật lão Hạc
trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao là một hình tượng đẹp và đáng trân trọng. Trước sự nghèo đói
trầm trọng lão thà chịu chết trong sạch chứ khơng thể vì cuộc sống mà làm nghề ăn trộm. Cái chết của
lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc, bởi lẽ lão là người nơng dân nghèo mà có được nhân
cách đáng quý, đáng khâm phục.
Chị Dậu, nhân vật chính trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố vì q nghèo cũng phải bán
con, bán chó để lấy tiền nộp suu cho chồng, vậy mà chị mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ
Tư An để bảo vệ lịng thủy chung với chồng.
Đó là những nhân cách cao đẹp, mà hình tượng “con cị” trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn
đêm” là tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó biết giữ gìn “tiếng thơm” để lại cho
con cháu đời sau: Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lịng cò con


14


Lời dạy trên thật là một bài học sâu sắc có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người.
Thấm nhuần và hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, mỗi người trong chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời
giáo huấn trên. Ngày nay, đứng trước một xã hội chạy theo đồng tiền thì phẩm giá, nhân cách con
người là một vấn đề quan trọng. Ta giữ được “sạch, thơm” trong hồn cảnh xã hội xơ bồ này mới là
điều đáng quý.
Đề 3: Nhân dân ta xưa có câu: Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao. Dựa vào lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta
để chứng minh tính đúng đắn của câu ca dao trên.
Bài làm:
Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vơ cùng q báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản
xuất, đấu tranh xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. Một trong những kinh nghiệm được ca dao ghi
lại nói về sức mạnh của sự đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật là sâu sắc. Một cây sẽ yếu ớt mỏng manh trước
cuồng phong bão táp. Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây, rừng cây vững
chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng vời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của
con người. Đó chính là sự tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng
hợp, làm nên những thành công lớn mà cá nhân hoặc tập thể nhỏ không thể làm được.
Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy
và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho bài học ấy.
Từ xa xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết sống thành bộ tộc để bảo vệ đất đai, chống lại
thú rừng. Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng khối đoàn kết vững chắc là cực kì quan
trọng. Nếu biết đồn kết, chúng ta sẽ tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Như ở đời nhà Trần, quân dân ta đã
đoàn kết tiêu diệt quân Ngun – Mơng. Thời đó qn Ngun rất mạnh. Chúng đã từng tun bố
“Vó ngựa Mơng Cổ đi đến đâu cỏ khơng mọc được tới đó”. Trong khi đó, triều đình nhà Trần mở họi
nghị Diên Hồng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. Miền xuôi cũng như miền
ngược, già cũng như trẻ, gái cũng như trai, đều chung một ý chí chống giặc ngoại xâm. Nhỏ tuổi như
Trần Quốc Toản cũng cầm quân ra trận và lập được nhiều chiến công. Cuối cùng, dù thế giặc mạnh

như chẻ tre nhưng quân dân ta vẫn đánh đuổi được 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông ra khỏi bờ
cõi.
Đến đời nhà Lê, Lê Lợi đã kêu gọi những anh hùng có chí khí cùng đứng lên dựng cờ tụ nghĩa.
Ông tập hợp dưới lá cờ của mình mọi người dân u nước, khơng phân biệt giàu nghèo, sang hèn,
đoàn kết chặt chẽ “Tướng sĩ một lịng phụ tử, hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”. Vì có tinh thần
đồn kết suốt mười năm kháng chiến, đồn qn của ơng đã thắng trận trở về giữa niềm hân hoan vui
mừng của nhân dân. Và Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải mà em khâm phục, cũng đồn kết tập
hợp nghĩa qn. Những người nơng dân, những người trí thức, những tướng sĩ… đều cùng một lịng
với minh chủ đánh đuổi quân Thanh khỏi biên giới, đem lại cuộc sơng thanh bình cho nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi tồn dân, tồn qn đồn kết
một lịng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ
vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng
chiến chống Mĩ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về khối đoàn kết dân tộc. Đương đầu với nửa
triệu giặc Mĩ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã
xây dựng khối đoàn kết tồn dân trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và trong Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang, kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ bằng chiến
địch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.

15


Khơng những tinh thần đồn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại
những thành công to lớn trong lao động sản xuất. Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sồng
Hồng, ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa. Cứ đến mùa mưa, nước sông Hồng đỏ ngầu,
gầm réo, hung hăng muốn tràn vào làng mạc, phố xá, nhưng làm sao vượt qua được con đê vừa dài,
vừa rộng, vừa cao. Ai đã đắp nên những con đê ấy ? Không riêng ai cả. Hàng chục triệu, trăm triệu
con người đã dùng bàn tay bé nhỏ, với công cụ lao động thô sơ, đắp từ thuở xưa và tiếp tục đắp suốt
ba, bốn ngàn năm nay. Đó chính là một cơng trình tuyệt vời của sức mạnh đồn kết.
Ngàv nay, do khơng chỉ biết đồn kết nhân dân trong nước mà còn hợp tác quốc tế, nhân dân ta

đã xây dựng được ngành cơng nghiệp dầu khí Vũng Tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân
ta cũng đã và đang hồn thành những cơng trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường
dây tải điện 500 KV Bắc Nam, mang ánh sáng đến mọi miền quê hẻo lánh. Rồi cầu Thăng Long sừng
sững, thủy điện Trị An đồ sộ… và còn biết bao nhiêu cơng trình to lớn khác đã, đang và sẽ mọc lên
như muốn nói với các bạn năm châu rằng: đất nước chúng tơi tuy nhỏ bé nhưng ln đồn kết với
nhau và tranh thủ sự đoàn kết quốc tế để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp
các nước tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỉ, câu ca dao của cha ơng ta vẫn là một chân lí khơng gì
lay chuyển được. Đó là một trong những bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra qua
cuộc sống hàng ngàn năm của mình. Em càng hiểu sâu sắc vì sao Bác Hồ lại căn dặn thê hệ: Đồn
kết, đồn kết đại đồn kết /Thành cơng, thành công, đại thành công.
Đề 4: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Con người phải bảo vệ rừng. Em hãy
chứng minh.
Bài làm:
Nhân dân ta thường nói “ Rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như
vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiểm ẩn kho báu vơ tận và lúc nào cũng sẵn
sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợí ích cho con người, chính vì vậy con
người phải bảo vệ rừng. Thực sự rừng có ích lợi gì?
Nhìn lại. cuộc sống hàng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị q báu của rừng và từ đó
có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.
Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ:
gỗ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt…. để phục vụ đời sống hàng ngày; gỗ q thì làm vật liệu xây
dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ
lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm… có
được là chính từ ngun liệu của rừng mà ra.
Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây q hiếm có thể trị
các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đơng y tìm tịi nghiên cứu để chế
biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng ngun sinh ấy cịn là nơi
ni dưỡng sinh sống của các lồi vật q phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi…
và nhiều loài chim q lạ. Cả một thế giới lồi vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng

dành cho con người.
Hơn thế nữa rừng cịn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Khơng
có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Khơng có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường
sống cho con người, cung cấp động vật quí hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc
điều hịa khí hậu, làm trong lành khơng khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong

16


chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng
rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vơ giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên
nhiên đối với lồi người.
Hiểu được ích lợi của rừng nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu biết hết
sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn với biết bao hậu quả
khơn lường chính là do sự khai thác rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng là bảo vệ môi
trường sống của con người chúng ta.
Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được
mơi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị
trước hàng loạt cây con để thay thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì
vậy ngoài việc khai thác sử dụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành
những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những lồi vật có nguy cơ bị diệt
chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những đội bảo vệ thường trực, ngày đêm canh gác rừng
và thơng tin tun truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú do rừng tạo ra.
Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi người chúng ta, khi đã
thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ
rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được
như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 5: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh có viết: Dân ta có một lịng
nồng nàn u nước. Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em hãy chứng minh nhận

định trên.
Bài làm:
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau
đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn
chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, trong bài viết “Tinh thần
yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước.
Thật vậy, lịng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể
hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương
của mình.
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng
hồn nhất của lòng yêu nước: Một xin rửa sạch thù nhà / Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn
quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc
lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy: Nam quốc sơn
hà nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành
khan thủ bại hư.
Chính lịng u nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuấn thốt lên những lời tâm sự thiết tha và
đầy chân thành: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,
dẫu cho trăm thây này phơi ngồi nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lịng” (Hịch
tướng sĩ). Và đêm đêm giấc ngủ khơng trịn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:

17


Những trằn trọc trong cơn mộng mị / Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Đến lúc thực dân Pháp xâm lược
nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ. Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội
Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của
người trai: Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu / Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù (Vào nhà ngục Quảng Đông
cảm tác). Đối với người yêu nước, nhưng tù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng khơng làm

cho họ chùn bước ngã lịng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lỡ bước” thể hiện khí phách của
mình: Những kẻ vá trói khi lỡ bước / Gian nan chi kể việc con con (Đập đá ở Côn Lôn)
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản,
những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Tơi buộc lịng tơi với mọi người / Để tình trang trải với trăm
nơi / Để hồn tơi với bao hồn khổ / Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Từ ấy – Tố Hữu). Cũng trong
lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm
phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong,
Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác
Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi
thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tên một quyết tâm đánh đuổi kẻ
thù ra khỏi đất nước. Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách
mạng còn dang dở: Một canh… hai canh… lại ba canh / Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành /
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt / Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Không ngủ được – Hồ Chí
Minh)
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch sử đấu tranh chống
ngoại xâm – cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, gái… đều hiến dâng
sức lực, trí tuệ củá mình cho cơng cuộc đấu tranh giữ nước: Lớp cha trước, lớp con sau / Đã thành
đồng chí chung câu quân hành.
Và cũng có biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp
sợ… như anh Nguyễn Văn Trỗi với chín phút cuối cùng của đời anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn
hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hịn đất); như anh giải
phóng qn kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất: …Anh chẳng để lại gì cho riêng
anh trước lúc lên đường/ Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ. (Dáng đứng Việt Nam – Lê
Anh Xuân)
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi,
Quang Trung: Chi Lăng bài học thuở xưa / Người đi thì có, người về thì khơng .
Lịng u nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian
khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người

con nước Việt.
Có thể nói lịng u nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu
tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt
đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO:
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (1,0 điểm) Kể tên các văn bản nghị luận ( kèm theo tác giả) đã được học trong chương trình
Ngữ Văn 7 – học kì II?

18


Câu 2 (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình
pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hịm. Bổn phận của
chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải
thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được
thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
( Ngữ Văn 7 – Tập 2 – Tr.25. NXBGD)
2.1. Tìm câu nêu luận điểm của đoạn văn.
2.2. Xác định và nêu tác dụng các câu rút gọn trong đoạn trích.
2.3. Chỉ rõ phép liệt kê trong đoạn văn và nêu ý nghĩa.
Câu 3 (2,0 điểm)
3.1. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu?
3.2. Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hay thành phần cụm từ trong các câu sau ( Gạch chân
cụm chủ - vị và cho biết cụm C-V làm thành phần gì trong câu)
a. Ra khỏi trường, tơi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm
trùm lên cảnh vật.
( Khánh Hoài)
b. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.( Hà Ánh Minh)

c. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
( Hồ Chí Minh)
Câu 4 (5,0 điểm)
Người xưa đã từng dạy: Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Em hiểu ý nghĩa lời dạy ấy như thế nào? Từ thực tiễn cuộc sống và học tập, hãy rút ra bài học
cho bản thân.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1 (1,0 điểm)
1.1. Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt.
1.2. Từ những ngữ liệu sau, hãy xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và cho biết vai trò cụ thể của
từng kiểu câu:
a. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X.
xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khơng khéo thì vỡ mất.
( Phạm Duy Tốn – Sống chết mặc bay)
b.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Trơng về q mẹ ruột đau chín chiều.
( Ca dao)

c. Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?
( Thế Lữ - Nhớ rừng)

19


d. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
( Nguyễn Công Hoan)
Câu 2 (2,0 điểm)
2.1. Trong bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, sự giản dị của Bác được thể hiện
ở những phương diện nào? Ở mỗi phương diện, hãy nêu ít nhất hai dẫn chứng để minh hoạ.

2.2. Lối sống giản dị của Bác đã để lại cho em những bài học sâu sắc nào?
Câu 5 (5,0 điểm) Từ những hiểu biết và vốn sống của mình, em hãy giải thích và chứng minh ý nghĩa
của câu ca dao sau: Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1 (1,5 điểm)
1.1. Nêu các chủ đề tục ngữ em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7 – kì II.
1.2. Xác định tục ngữ trong những ngữ liệu sau và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đó:
a. Ngày lành tháng tốt.
b. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
c. Đầu voi đuôi chuột.
Câu 2 ( 1,5 điểm)
Về văn bản “ Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn:
2.1. Chỉ ra hai điểm nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn bản và nêu dẫn chứng để minh hoạ.
2.2. Thái độ của em đối với tên quan phụ mẫu trong truyện.
Câu 3 (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm
mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chin ở góc vườn ơng Tun. Ong vàng, ong vò
vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ lao xao. Từng
đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Sớm. Chúng tơi tụ họp ở góc sân. { …} Râm ran.
Các…các…các…
( Duy Khán, Lao xao – Ngữ Văn 6, Tập 2, Tr.110, NXBGD)
3.1. Tìm và cho biết tác dụng của các câu đặc biệt có trong đoạn trích.
3.2. Với câu đơn sau, em hãy dùng cụm C-V để mở rộng câu: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.
Câu 4 (5,0 điểm)
4.1. Kể tên các phép lập luận mà em đã học trong phần tập làm văn nghị luận lớp 7.
4.2. Vận dụng các phép lập luận đó, hãy viết bài văn nghị luận để làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ
sau: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.


20


ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: (2,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nơn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy
lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng-mày, thời ông bỏ tù chúng - mày !
Có biết khơng?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?
Khơng cịn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm...
Đuổi cổ nó ra !”
1.1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
1.2. Dấu chấm lửng trong câu văn “ Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
1.3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
Câu 2: (1,0 điểm) Xác định trạng ngữ trong hai câu thơ sau và cho biết những trạng ngữ đó bổ sung ý
nghĩa gì?
Sột soạt gió trêu tà áo biếc / Trên giàn thiên lí bóng xn sang.
Câu 3: (1,5 điểm)
Cho từng đơi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ
ngữ mà khơng thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm
từ nào?
a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lịng.
b. Bố mẹ thưởng cho tơi chiếc xe đạp. Tơi đi bằng chiếc xe đạp đó.
Câu 4: ( 5,0 điểm) Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết
mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách
nhiệm của quan lại.

ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: (2,0 điểm) Chuyển đổi những câu chủ động sau thành câu bị động:
a. Năm 1951, giặc Pháp đã phục kích và sát hại Nam Cao khi ông đang trên đường vào công tác ở
vùng địch hậu Liên khu III.
b. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.
c. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.
d. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
Câu 2: ( 1,0 điểm) Câu văn sau dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu trong trường hợp nào? Hãy chỉ rõ.

21


Chiếc đồng hồ này kim giây đã bị gãy.
Câu 3: ( 2,0 điểm)
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những tình cảm ta sẵn có...”
1.1. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả?
1.2. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng
định tác dụng của văn chương như thế nào?
Câu 4: ( 5,0 điểm) Nhận xét về ca dao Việt Nam có ý kiến cho rằng : Ca dao là tiếng nói của tình
cảm gia đình đằm thằm, tình u quê hương đất nước tha thiết.
Bằng sự hiểu biết của em về những bài ca dao đã học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

22



×