Tôi tên: Bùi Công Tấn
Đơn vị: P.CT Hội NDVN
BÀI DỰ THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI
NĂM 2016
CHỦ ĐỀ 10:
TUYÊN TRUYỀN VIÊN NÓI CHUYỆN VỚI NÔNG DÂN, HỢP TÁC
XÃ, TỔ HỢP TÁC.
BÀI THUYẾT TRÌNH
KÍNH THƯA! Bà con nông dân, hợp tác xã và tổ hợp tác.
Sau khi Thủ Tướng Chính phủ ban hành quyết định số 899/QĐ,TTg ngày
10 tháng 6 năm 2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng. UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định số
591/QĐUBND.HC ngày 30 tháng 6 năm 2014 và ban hành Kế hoạch số
152/KH.UBND tỉnh ngày 20 tháng 10 năm 2014 thực hiện đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Kính thưa quí vị! Như chúng ta đã biết trong những năm qua phát triển nền nông
nghiệp là thế mạnh của Tỉnh nói chung và của địa phương nói riêng, cây Lúa đã
được nhà nông đầu tư vào sản xuất để làm ra lúa hàng hóa, được tiêu thụ trong
và ngoài nước đáp ứng yêu cầu phục vụ lợi ích cho xã hội. Đây cũng là nguồn
lực để phát triển đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy
mô hình thành lập Tổ hợp tác “Sản xuất giống nông hộ”ấp 4, để bán giống cho
nhân dân làm giống phục vụ trong sản xuất nông nghiệp là điều kiện hết sức cần
thiết trong thời điểm hiện nay. Cho nên nền nông nghiệp của xã có bước chuyển
biến tích cực theo hướng hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật “3 giảm 3
tăng”, “1 phải 5 giảm”, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất. Cũng như trong
dân gian có câu áp dụng cho việc trồng Lúa “Nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”.
Như vậy hơn 3 năm nay ở ấp 4 xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp. Chúng tôi đã tổ chức vận động thành lập được một mô hình cánh
đồng Tổ hợp tác “sản xuất giống nông hộ” để trao đổi Lúa hàng hóa. Kính thưa
quí vị, địa điểm ở nơi đây rất lý tưởng, cánh đồng phù hợp với thổ nhưỡng, địa
hình đồng bằng nằm dọc theo tỉnh lộ 845 rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân
dân trong và ngoài địa phương muốn đến nơi đây du lịch, tham quan mô hình
cánh đồng “Sản xuất giống nông hộ” của tổ hợp tác, để trao đổi học hỏi rút kinh
nghiệm lẩn nhau trong sản xuất nông nghiệp, thường mổi ngày có từ 5-7 nông
dân đến tham quan mô hình. Tuy nhiên trong khâu làm ăn nẩy sinh vấn đề cần
phải được quan tâm như: Hợp đồng kinh tế hàng năm giữa người dân trong tổ
hợp tác với Công ty Bảo vệ thực vật An Giang có bao tiêu sản phẩm từng vụ,
chứ không hợp đồng liên tục nhiều năm… Do đó vụ nào Tổ hợp tác “Sản xuất
giống nông hộ” của nhân dân không hợp đồng với Công ty Bảo vệ thực vật An
giang thì đành phải bán lẻ giá thấp hơn so với giá hợp đồng Công ty. Chính vì lẻ
đó nông dân chúng tôi muốn nhờ chính quyền địa phương cùng với Phòng
NN&PTNN huyện Tháp Mười tác động đến Công ty Bảo vệ thực vật An giang
hợp đồng với nông dân chúng tôi liên tục nhiều năm để hai bên cùng có lợi…
1
Kính thưa quí vị! hiện nay Tổ hợp tác “Sản xuất giống nông hộ” của nông dân
chúng tôi gồm có 16 thành viên với diện tích 46ha, tổng doanh thu mổi vụ Lúa
trừ đi chi phí, lợi nhuận 42.000.000đ/ha, tăng 9.000.000đ- 11.000.000đ/ha so với
Lúa hàng hóa, phải nói giảm giá thành tăng lợi nhuận mang lại hiệu quả rất cao,
mà nhiều người đến đây tham quan đều tiềm tòi học hỏi… Trong những năm
tiếp theo chúng tôi tiếp tục vận động nhân dân nhân rộng mô hình, vì đây là mô
hình mới của xã làm ăn có hiệu quả cần nhân rộng để phát triển kinh tế theo đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiêp tỉnh Đồng Tháp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy
mạnh liên kết nhiều chiều, đặc biệt liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất an toàn, bền vững bảo vệ môi trường
sinh thái; từng bước nâng cao trình độ nông dân về mọi mặt; chuyển dịch lao
động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, trước hết đối với
nông dân và phát triển nông thôn mới.
Qua đó định hướng của chúng tôi dự kiến tổ chức họp mặt vận động nhân
dân thành lập thêm hai Tổ hợp tác 36 thành viên, 106ha trên địa bàn xã. Thông
qua đó cũng nhờ sự giúp đở của Chính quyền địa phương cùng với Lãnh đạo cấp
trên tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi nhân rộng mô hình này… Chúng tôi xin
hứa sẻ quản lý chặc chẽ hướng dẩn du khách tham quan du lịch, quản bá
Thương hiệu mô hình cánh đồng Tổ hợp tác “Sản xuất giống nông hộ” ấp 4 xã
Thạnh Lợi. Đồng thời xây dựng phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.
Cứ bình quân mổi ngày có từ 25-30 nông dân ở trong và ngoài xã ra đồng đến
tham quan ruộng lúa mô hình Tổ hợp tác của nhà nông (từ khâu gieo xạ đến
khâu thu hoạch). Do đặc thù của xã là diện tích đất nông nghiệp chiếm 4.114 ha,
hàng năm sản xuất 74.052.000tấn. Cho nên chúng tôi đặt ra hai nội dung chính
hướng đến đề án của Tỉnh. (1) Là Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền về mục tiêu, ý
nghĩa, lợi ích của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và
các nội dung, phần việc của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, kế hoạch
thực hiện đề án cũng như phổ biến quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp lớn,
hiện đại của huyện. Trong đó, Hội Nông dân là tổ chức đại diện, gắn bó với
nông dân cần phát huy tối đa về phong trào xây dựng nông thôn, các mô hình
sản xuất giống nông hộ tiên tiến.(2) Là Chúng tôi tích cực tuyên truyền để tự
bản thân người nông dân thay đổi tư duy, biết lựa chọn, so sánh quyết định mô
hình canh tác theo nhu cầu thị trường; cải thiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bằng
việc thực hiện tốt mối liên kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) liên kết ngang
(xây dựng cánh đồng lớn, hình thành Hợp tác xã) để rút ngắn mô hình mua qua
đại lý - bán qua thương lái như trước đây, tạo giá trị gia tăng và phải trung thực
trong sản xuất, đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm, tiến tới xây dựng thương
hiệu, hình ảnh sản phẩm trên trường quốc tế, đó là mô hình Tổ hợp tác “Sản
xuất giống nông hộ” ấp 4 xã Thạnh Lợi./.
Nơi nhận:
NGƯỜI THUYẾT TRÌNH
- Ban Tổ chức.
Bùi Công Tấn
2