Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu tham khảo hội thi tuyên truyền viên tham gia bảo vệ môi trường năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.87 KB, 5 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
HỘI THI “TUYÊN TRUYỀN VIÊN
THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2010”
Phần thi “Hiểu biết”
1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính có thể gây ra
những hậu quả gì?
a) Trái đất nóng dần lên
b) Thiên tai sẽ ít hơn
c) Một phần của trái đất sẽ nóng lên, phần
còn lại sẽ lạnh hơn
d) Không ảnh hưởng gì
2. Hiệu ứng nhà kính gây ra những tác động
gì?
a) Làm cho không khí trong lành hơn,
thực vật phát triển tốt hơn.
b) Làm ngày dài hơn đêm.
c) Làm gia tăng nhiệt độ của trái đất, biến
đổi khí hậu, nhiều dịch bệnh mới xuất
hiện.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
3. Khí nào đóng vai trò chính gây biến đổi khí
hậu toàn cầu hiện nay?
a) CO
2
b) Nitơ
c) Metan
d) Oxy
4. Khí nào sau đây chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong
các khí nhà kính?
a) N


2
O
b) CO
2
c) CFC
d) CH
4
5. Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân nào
làm mực nước biển dâng cao
a) Nhiều tàu thuyền lưu thông trên biển
b) Băng tan
c) Hoạt động khai thác dầu mỏ
d) Núi lưả dưới đáy biển phun trào
6. Lỗ thủng tầng Ôzôn lớn nhất ở đâu?
a) Nam cực
b) Bắc cực
c) Gần đường xích đạo
d) Cả 3 đều sai
7. Trong điều kiện thời tiết nào thì ô nhiễm môi
trường không khí nhiều nhất
a) Trời mây mù và có mưa
b) Trời nắng, nóng, ít gió, và không mưa
c) Trời lạnh, nhiều gió rét
d) Tất cả đều đúng
8. Sự hòa tan các khí SO
2
, NO
2
với hơi nước
trong không khí tạo thành các hạt axit. Khi

trời mưa các hạt này lẫn vào nước mưa tạo ra
hiện tượng gì?
b) Mưa amoniac
c) Mưa đá
d) Mưa axit
e) Mưa bazơ
9. Việt Nam là nước đứng thứ mấy trong những
nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi
khí hậu toàn cầu?
a) 1 b) 3 c) 5 d) 7
10. Hành động nào góp phần vào việc làm giảm
sự nóng lên của trái đất?
a) Tái sử dụng
b) Sử dụng năng lượng tái tạo
c) Trồng cây
d) Tất cả đều đúng
11. Hiện tại có tất cả bao nhiêu nước phê chuẩn
nghị định thư Kyoto?
a) 15 b) 76 c) 165 d) 300
12. Hiện nay TP. HCM mỗi ngày thải ra trung
bình bao nhiêu tấn rác thải sinh hoạt?
a) 3.000 tấn/ngày
b) 6.500 tấn/ngày
c) 15.000 tấn/ ngày
d) 20.000 tấn/ngày
13. Nhóm rác thải nào sau đây dễ phân hủy nhất?
a) Chai lọ, quần áo
b) Túi nylon, nhựa phế
c) Pin, ắc quy, bóng đèn hư
Phần thi “Hiểu biết”

d) Thức ăn, rau củ quả dư thừa
14. Biện pháp xử lý rác chủ yếu của Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay là gì?
a) Đốt
b) Chôn lắp
c) Tái chế
d) Tái sử dụng
15. Nhóm rác thải nào sau đây được xếp vào
nhóm rác thải nguy hại?
a) Chai lọ, thùng carton, quần áo, sách báo

b) Gỗ vụn, giấy, kim loại, thủy tinh, túi
nylon, nhựa phế
c) Pin, ắc quy, bóng đèn hư, chai lọ đựng
thuốc bảo vệ thực vật
d) Thức ăn, rau củ quả dư thừa, rác vườn,
phân súc vật, phế phẩm nông nghiệp
16. Những nguồn chính gây ô nhiễm không khí
tại thành phố Hồ Chí Minh?
a) Khí thải từ phương tiện giao thông
b) Khí thải từ hoạt động công nghiệp
c) Khí, bụi thải ra từ hoạt động xây dựng,
sinh hoạt
d) a và b đều đúng
17. Tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
như thế nào?
a) Đau lưng
b) Tim đập nhanh và mệt mỏi
c) Ù tai
d) Cả b và c đều đúng

18. Nguyên tố chính trong hoạt động của nhà
máy hạt nhân
a) Natri
b) Asen
c) Urani
d) Cacbon
19. Cơ quan nào trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ
xử lý chất thải rắn ở Tp.HCM
a) Công ty Môi trường đô thị
b) Sở Giao thông vận tải
c) UBND Thành phố
d) Chi cục bảo vệ môi trường
20. Thành phần nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong
rác thải sinh hoạt?
a) Túi nylon
b) Rác thực phẩm
c) Thủy tinh
d) Kim loại
21. Chất thải nguy hại nào sau đây được sinh ra
trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày
của con người
a) Giấy
b) Thức ăn dư thừa
c) Pin cũ
d) Túi nylon
22. Khí nào sinh ra nhiều nhất trong các bãi chôn
lấp
a) Oxi
b) Metan
c) Amoniac

d) NO
2
23. Rác thải nào sau đây không nằm trong chất
thải rắn sinh hoạt:
a) Thực phẩm thừa
b) Thiết bị điện gia dụng hư hỏng
c) Kim tiêm đã sử dụng
d) Sách báo cũ
24. Theo chương trình phân loại rác tại nguồn áp
dụng ở Tp.HCM, rác thải sinh hoạt ở các hộ
gia đình được phân thành
a) Hai loại: rác hữu cơ và rác còn lại
b) Ba loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác còn
lại
c) Bốn loại: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái
chế, rác còn lại
d) Năm loại: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái
chế, rác nguy hại, rác còn lại
25. Thế nào là tiếng ồn?
a) Là những âm thanh không mong muốn
b) Là những âm thanh ta nghe được
c) Là những âm thanh rất to
d) Tất cả đều đúng

26. Trồng cây xanh nhằm mục đích gì ?
a) Hút bụi, lọc khí
b) Giảm ồn
c) Tạo mỹ quan đô thị.
d) Cả 3 câu đều đúng
27. Nguồn gây ô nhiễm không khí chính trên

đường vào giờ cao điểm là gì?
a) Các loại xe có động cơ (xe máy, xe ô tô…)
b) Các công trình xây dựng
c) Chợ
d) Tất cả đều đúng
28. Tác hại rõ rệt của ô nhiễm không khí là gì ?
a) Chảy nước mắt, ho, khó thở
b) Đau tai,
c) Bỏng rát
d) Tất cả đều đúng.
29. Phong trào “Tòan dân hành động Vì Đường
phố không rác” được phát động nhân dịp
nào?
a) Ngày môi trường thế giới 05/06/2007
b) Ngày Làm cho thế giới sạch hơn
9/2007
c) Ngày môi trường thế giới 05/06/2006
d) Ngày Làm cho thế giới sạch hơn
9/2006
30. 5 quận điểm của chương trình toàn dân
hành động Vì Đường phố không rác là:
a) Quận 1, Quận 6, Quận 8, Quận Bình
Tân, Huyện Hóc Môn
b) Quận 1, Quận 6, Quận 8, Quận Bình
Thạnh, Huyện Hóc Môn
c) Quận 1, Quận 6, Quận 8, Quận Tân
Bình, Huyện Củ Chi
d) Quận 1, Quận 5, Quận 8, Quận Tân
Bình, Huyện Củ Chi
31. Anh chị hãy cho biết biện pháp 3T là gì?

a) Tiết kiệm, Tái sử dụng và Tái chế
b) Tiết giảm, Tái tạo và Tái sinh
c) Tiết kiệm, Tái sản xuất và Tái chế
d) Tiết kiệm, Tái sinh và Tái bản
32. Việt Nam bắt đầu hưởng ứng các hoạt động
kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới từ năm
nào?
a) 1979
b) 1980
c) 1981
d) 1982
33. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm
của rác sinh hoạt?
a) Dễ phân huỷ so với các loại rác khác
b) Không có chứa thành phần có hại cho môi
trường và sức khoẻ cộng đồng
c) Thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu
d) Có thể tái chế dùng làm phân compost
34. Theo chức năng người ta chia rừng thành
mấy loại:
a) 2 loại: Rừng Đặc dụng và rừng phòng hộ
b) 2 loại: Rừng Phòng hộ và Rừng sản xuất
c) 3 loại: Rừng Phòng hộ, rừng sản xuất và rừng
đặc dụng
d) 3 loại: Rừng sinh thái, rừng phòng hộ và
rừng sản xuất.
35. Trong số những hoạt động dưới đây, hoạt
động nào gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
a) Sinh hoạt
b) Nông nghiệp

c) Công nghiệp
d) Dịch vụ.
36. Theo Luật BVMT chất thải nguy hại có đặc
điểm nào dưới đây?
a) Dễ cháy nổ, có thời gian phân hủy lâu và
gây hại cho sức khỏe con người
b) Dễ cháy, nổ, có độc tính, có tính oxi hoá
và ăn mòn
c) Là chất thải có nguồn gốc độc hại cho
con người
d) a và c đúng
37. Khi đốt các loại bao bì nylon (ở điều kiện
thường ) sẽ sinh ra khí độc hại nào sau đây:
a) CO
2
b) Dioxin
c) Nitơ
d) a và c đúng
38. Ký hiệu dưới đây có ý nghĩa gì?
a) Tái chế
b) Không thể tái chế
c) Đường đi của rác
d) Vòng tuần hoàn của rác
39. Những loại rác nào sau đây khó phân huỷ?
a) Giấy, thực phẩm dư thừa, rác vườn
b) Thuỷ tinh, sành sứ, plastic, nylon, kim
loại
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai
40. Điền vào chỗ trống: Theo Luật Bảo vệ Môi

trường của Việt Nam, “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và …………….quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên."
a) Yếu tố phi vật chất
b) Yếu tố vật chất nhân tạo
c) Yếu tố con người
d) Yếu tố vật chất
41. Để giảm ô nhiễm xuống mức thấp nhất khi
đi xe máy, ôtô, chúng ta nên:
a) Tăng tốc độ dần dần và bánh xe phải
luôn căng
b) Chạy chậm, không nên chạy quá nhanh.
c) Đi với tốc độ vừa phải
d) Cả a và b đúng
42. Hành động nào sau đây góp phần hạn chế
gây ô nhiễm không khí khi sử dụng các
phương tiện giao thông?
a) Đeo khẩu trang
b) Bơm căng bánh xe
c) Thay nhớt và bảo trì xe định kỳ
d) b và c đều đúng
43. Phát triển bền vững có nghĩa là đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không :
a. Tạo ra các vấn đề ô nhiễm cho những
người trên 60 tuổi
b. Gia tăng dân số
c. Ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ
tương lai

d. Tạo ra hiệu ứng nhà kính
44. Hãy cho biết tên của Nghị quyết số 41 –
NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX?
45. Nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị
(khoá IX) được ban hành vào ngày/tháng/năm
nào?
46. Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam được Quốc hội khoá XI
thông qua ngày/tháng/năm nào?
47. Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội khoá
XI thông qua có hiệu lực thi hành kể từ
ngày/tháng/năm nào?
48. Hãy cho biết nội dung của Nghị định số
81/2006/NĐ - CP (ngày 09/8/2006)?
49. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
đã đề ra một số chỉ tiêu định hướng cụ thể về
môi trường đến năm 2010. Trong đó chỉ tiêu
dân cư thành thị và dân cư ở vùng nông thôn
được sử dụng nước sạch được quy định như
thế nào?
50. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
đã đề ra một số chỉ tiêu định hướng cụ thể về
môi trường đến năm 2010. Trong đó chỉ tiêu
thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi
trường được quy định như thế nào?
Đề tài 01 : Thế nào là biến đổi khí hậu? Nguyên
nhân gây ra biến đổi khí hậu? Cần làm gì để nâng
cao nhận thức về biến đổi khí hậu trong cán bộ, hội
viên phụ nữ?
Đề tài 02 : Tác động của biến đổi khí hậu? Khả

năng tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra ở địa
phương? Để tham gia có hiệu quả các hoạt động
giảm nhẹ, ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta
phải làm gì?
Đề tài 03 : Mô hình, giải pháp nào để tuyên
truyền có hiệu quả 1 trong các hành vi được xem là
không có văn hoá (Bán hàng rong trước cổng
trường học; phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng
cáo quá lớn trên đường phố; xả rác, nước thải ra
lòng lề đường; rải vàng mã trên đường phố; nói tục,
Phần thi “Tài năng”
chửi thề, phóng uế bừa bãi; chạy xe trên vỉa hè,
dừng xe không đúng vạch quy định).
Tháng 12 Năm 2010

×