Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

BAI GIANG KI THUAT THI CONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 119 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP
& XÂY DựNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

KỸ THUẬT THI CÔNG
Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp
(Lưu hành nội bộ)

Người biên soạn:

Trần Minh Quang

Uông Bí, năm 2010


_ V,_______ __

/

______ ỵ\v______

LỜI NÓI ĐAU

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập
cho sinh viênchuyên ngành Xây dựng. Khoa xây dựng đã tiến hành tổ chức biên
soạn cuốn
” Giáo trình kỹ thuật thi công”
Trong lần biên soạn này, các tác giả tham gia biên soạn Giáo trình đã tiếp
thu nghiêm túc những đóng góp của người đọc về những điểm cần chỉnh lý và bổ
sung, kiến thức mới đảm bảo tính cơ bản , hiện đại và chính xác, khoa học của


giáo trình ” Giáo trình kỹ thuật thi công” là tài liệu chính thống, bắt buộc sử
dụng trong đào tạo chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đồng thời
Giáo trình còn là tài liệu tốt cho các bạn đọc quan tâm khác.
Tham gia biên soạn Giáo trình là tập thể cán bộ giảng dạy khoa Xây dựng.
Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng sau đây.
1. KSXD. Hà Văn Lưu - Trưởng khoa xây dựng
2. KS. Trần Minh Quang - Chủ biên
Tập thể người chỉ đạo, biên soạn giáo trình của khoa xây dựng trường cao
đẳng công nghiệp và xây dựng xin giới thiệu cuốn sách với độc giả, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp có tính xây dựng của bạn đọc cho lần tái bản
sau.
Quảng Ninh, ngày 15/08/2009 Chủ biên

KS. Trần Minh Quang

2


CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC ĐẤT VÀ GIA CÒ NỀN MÓNG
A. CÔNG TÁC ĐẤT I. KHÁI NIỀM.
1. Các loai công trình và công tác đất.
- Xây dựng bất kỳ công trình nào cũng đều có phần công tác đất.
- Khối lượng công tác đất phụ thuộc vào qui mô, tính chất và địa hình công
trình. Những nơi có địa hình và địa chất phức tạp, thi công đất có thể gặp nhiều
khó khăn.
- Có những công trình công tác đất chiếm một khối lượng lớn làm ảnh
hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình.
1.1- Phân loại công trình đất: Có nhiều cách
- Theo mục đích sử dụng: có 2 loại chủ yếu:
+ Các công trình bằng đất: mương máng, đường sá, bãi chứa ....

+ Các công trình phục vụ công trình khác: hố móng, rãnh đặt đường ống....
- Theo thời gian sử dụng: có 2 loại:
+ Các công trình sử dụng lâu dài: đê, đập, đường sá ....
+ Các công trình sử dụng ngắn hạn: đê quai, hố móng, rãnh thoát nước.......
- Theo hình dạng công trình: có 2 loại:
+ Các công trình tập trung: hố móng, san ủi mặt bằng ...
+ Các công trình chạy dài: đê, đường sá, mương máng....
1.2- Các dạng công tác đất:
- Đào đất: là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống bằng độ cao thiết kế (như
đào móng, đào mương....). Thể tích đất đào thường được kí hiệu là V+
- Đắp đất: là nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên bằng độ cao thiết kế (như đắp
nền nhà, đắp đê... ). Thể tích đất đắp thường được kí hiệu là V
- San đất: là làm bằng phẳng một diện tích nào đó của mặt đất. Trong san
đất bao gồm cả công tác đào và công tác đắp. Lượng đất trong khu vực san có thể
vẫn được giữ nguyên, có thể đào bỏ đi hoặc có thể đắp thêm vào.... để đạt đến
một cao trình nào đó (như san mặt bằng, san nền đường ....)

3


- Hớt (bóc) : là bóc bỏ lớp đất phía trên không sử dụng như: lớp thực vật,
lớp đất phân hoá... Lớp này không có khả năng chịu lực. Thực chất đây là công
tác đào nhưng không theo một cao trình cụ thể nào cả mà phụ thuộc vào chiều
dày lớp đất cần bóc bỏ.
- Lấp đất: là làm cho những chỗ trũng cao bằng khu vực xung quanh. Thực
chất đây là công tác đắp, khối lượng đắp phụ thuộc vào cao độ tự nhiên của khu
vực xung quanh hoặc độ sâu của vùng đất yêu cầu xử lý.
- Đầm đất: là đầm nén các lớp đất mới đổ cho đặc chắc.
2. Các tính chất kỹ thuât của đất và ảnh hưởng của nó đến kt thi công đất.
2.1- TrọnglượngriêngcủađấtỲ): Là trọng lượng của một đơn vị thể tích

đất, được xác định bằng công thức:
G
ĩ = V [g/cm3 ] hoặc [t/m3 ]

4


Trong đó:
G - trọng lượng của khối đất có thể tích là V.
Trọng lượng riêng của đất thể hiện sự đặc chắc của đất. Thông thường, đất có
trong lượng riêng càng lớn thì càng đặc chắc.
2.2- Độẩmcủađất(W): Là tỉ lệ phần trăm của nước có trong đất.
W
x 100 (%)
Trong đó: G0- là trọng lượng khô của đất
Muốn thi công dễ dàng thì cần phải có độ ẩm thích hợp cho từng loại đất.
Thông thường theo độ ẩm của đất, người ta phân đất ra làm 3 loại:
Đất có:
- W < 5% : đất khô
- W < 30% : đất ẩm
- W > 30% : đất ướt.
Theo kinh nghiệm, ngoài hiện trường thi công, người cán bộ chỉ huy có thể
xác định tương đối chính xác độ ẩm của đất bằng cách bốc một nắm đất bóp chặt
lại rồi thả ra, nếu nắm đất vỡ rời ra là đất khô, nếu nắm đất giữ nguyên hình
dạng là đất đủ ẩm, nếu nắm đất dính bét trên tay là đất quá ướt.
2.3- Độdốccủamáiđất(i): Là góc lớn nhất của mái dốc khi đào đất (với đất nguyên
thể) hoặc khi ta đổ đống hay đắp đất mà đất không bị sạt lở.
+ Độ dốc của mái đất phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất (ọ), độ dính của
đất (C), độ ẩm của đất (W), tải trọng tác dụng lên mặt đất và chiều sâu của hố
đào (H).

+ Xác định độ dốc (/):
G

0

Từ hình vẽ 1-1 ta có: i = tga = ~Ẽ~ Trong đó:
i - là độ dốc tự nhiên của đất; a - là góc của mặt trượt;
H - chiều cao hố đào (mái dốc);
B - chiều rộng của hố đào (mái
LB
m = i = H = cotga
dốc).
Thông thường người ta cho độ soải m của
mái dốc:

5


m - còn gọi là hệ số mái dốc.
Việc xác định chính xác độ dốc của mái đất có ý nghĩa quan trọng tới sự đảm
bảo an toàn cho công trình trong quá trình thi công và giảm tới mức tối thiểu
khối lượng đào.
2.4- Độtơixốpcủađất(p): là tính chất biến thiên thể tích của đất trứơc và sau khi
đào. Độ tơi xốp được xác định theo công thức:
V
- Vp*100(%)
V
o
Trong đó:
V0 - thể tích đất nguyên thổ.

0
V
- thể tích đất sau khi đào lên.

6


Có 2 hệ số tơi xốp: Độ tơi xốp ban đầu p0 là độ tơi xốp khi đất vừa đào lên
chưa đầm nén; và độ tơi xốp cuối cùng p là độ tơi xốp khi đất đã được đầm chặt.
Đất càng rắn chắc thì độ tơi xốp càng lớn, đất xốp rỗng có độ tơi xốp nhỏ, có
trường hợp có giá trị âm.
2.5- Độchốngxóimòncủađất: là tính không bị dòng nước cuốn trôi khi có dòng nước
chảy qua.
Muốn không xói lở thì lưu tốc của dòng nước trên mặt đất không vượt quá
lưu tốc cho phép.
Lưu tốc cho phép là trị số lưu tốc mà ở đấy hạt đất bắt đầu bị cuốn đi. Đất
có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói lở càng cao.
Lưu tốc cho phép của một số loại đất thông thường như sau:
- Đối với đất cát:
lưu tốc cho phép: v = 0,15 - 0,80 m/s
- Đối với đất sét chắc :
v = 0,80 - 1,80 m/s
- Đối với đất đá :
v = 2,00 - 3,50 m/s
Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy cần lưu ý đến tính chất
này khi chọn đất thi công.
3. Phân cấp đất.
Trong các công tác thi công đất, người ta dựa vào mức độ khó dễ khi thi
công để phân cấp. Cấp đất càng cao thì càng khó thi công, mức độ chi phí nhân
công và chi phí máy càng lớn.

3.1- Phâncấpđấttheophươngphápthicôngthủcông: Phân đất thành 9 cấp, mức độ khó cho
thi công tăng dần từ cấp 1 đến cấp 9. (xem bảng, trang 9, GT-KTTC)
3.2- Phâncấpđấttheophươngphápthicôngcơgiới: Phân loại đất thành 11 cấp. Từ cấp 1 đến
cấp 4 là đất, từ cấp 5 đến cấp 11 là đá . Phân cấp của đất dựa vào chi phí lao
động để đào 1m3 đất, còn phân cấp đá dựa vào thời gian khoan 1m dài lỗ khoan.
(xem bảng, trang 10, GT KTTC)
Việc phân cấp đất đá giúp ta chọn được loại máy thi công và phương pháp
thi công hợp lý.

7


II. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẤT
- Mụcđích: Hầu hết các công trình xây dựng đều có liên quan đến công tác đất.
Việc xác định khối lượng công tác đất làm cơ sở để lập phương án thi công, lập
dự toán hợp lý. Do đó, việc tính toán xác định công tác đất phải tiến hành cẩn
thận và chính xác.
- Nguyên tắc tính toán:
+ Đối với những công trình có địa hình đơn giản: Dùng các công thức hình
học đơn giản để tính toán.
+ Đối với những công trình có hình dạng không rõ ràng : thì ta qui đổi
thành các hình đơn giản rồi áp dụng các công thức như trên.
1.
Tính khối lương công tác đất theo hình khối:
- Đối với hình đống cát :
h"'
V= ~ [ab + (a+c)(b+d) + dc]
-

Đối với khối lập phương :


V= a3

8


- Đối với khối hộp chữ nhật : V= a.b.h
- Đối với hình nón :
h_
V= 3 R2
^
2. Tính khối lương công tác đất của công trình chạy dài:
Với các công trình chạy dài thường gặp như móng băng, đường, mương
máng,... thường có kích thước theo chiều dài lớn hơn nhiều lần so với kích thước
hai phương còn lại. Do mặt đất tự nhiên không bằng phẳng nên chiều cao tính
toán h của công trình luôn thay đổi. Để khối lượng tính toán chính xác, thông
thường người ta chia công trình thành nhiều đoạn sao cho trong mỗi đoạn, chiều
cao của công trình thay đổi không đáng kể. Công trình càng chia nhỏ làm nhiều
đoạn thì số liệu tính toán càng chính xác nhưng đồng thời khối lượng tính toán sẽ
tăng lên. Sau khi đã chia ra từng đoạn, ta xác định các thông số hình học của các
tiết diện ở hai đầu đoạn.
Thể tích của hình chạy dài tính gần đúng theo công thức sau:
hoặc

Vi =
2
V2 = Ftb.L

FF


.L

(i-i)
(1-2)

Trong đó :

F1 - diện tích của tiết diện trước;
F2 - diện tích của tiết diện sau;
L - chiều dài của đoạn công trình cần tính;
Ftb - diện tích của tiết diện trung bình mà ở đó chiều cao
của tiết diện bằng trung bình cộng của chiều cao hai tiết diện trước và sau.

9


Hình 1-3 : Sơ đồ để tính khối lượng công tác đất của công trình chạy dài

Thể tích thực V của đoạn công trình luôn nhỏ hơn V1 và lớn hơn V2.
Vi > V > V2
Vì vậy các công thức trên chỉ nên áp dụng cho các công trình có chiều dài
L<50m và sự chênh lệch chiều cao tiết diện không quá 0,5m : h1- h2 < 0,5 m.

1
0


Với các công trình khác, người ta thường sử dụng công thức của Winkler.
Cách thành lập công thức như sau:
Cho trượt tiết diện bé theo trục công trình đến khi chồng lên tiết diện lớn. Các

điểm A’, B’, C’, D’ sẽ trùng lên các điểm A, B, C, D của tiết diện lớn. Từ hai đường
CC’ và DD’ ta kẻ hai mặt phẳng thẳng góc xuống mặt đáy công trình (C’D’EF) chia
đoạn công trình ra làm ba khối. Một khối (V1) nằm giữa hai mặt phẳng 'thẳng đứng
và hai khối chóp (Vp1, Vp2 ) nằm ngoài hai mặt phẳng đó.
A_'

Thể tích của đoạn công trình được tính theo công thức:
V = V1 + Vp1 + Vp2
(1-3)
Theo (1-1) ta có:
(F
1 ~PỊ ~ty2) + F2
V1 =
2
.L
(1-4)
Trong đó: ọ1, p2
- diện tích đáy tam giác của các khối hình chóp;
F1, F2 - diện tích các tiết diện ở 2 đầu đoạn công trình;
L - chiều dài đoạn công trình.
Và:
Vp1
=3 P1L ; Vp2 =3 P2 L
(1-5)
Thay (1-4), (1-5) vào (1-3) ta được:
(F ty
~ 1 ty2 + F2) L 1
1
V = 2
+3 P1 L + 3 P2 L

F
+ F2 1
^
V=
2.L - 6 L (p1+ p2)
(1-6)
Với một đoạn công trình, độ nghiêng của đáy công trình không lớn và hệ số mái
dốc của hai bên sườn công trình bằng nhau, ta có thể chấp nhận một sai số để có p 1 =
p2. Như vậy:
1
P1 = P2 = 2 (h - h’)2 m
(1-7)
h + h2
h3 + h4
Trong đó:
h =2
; h’ =
2
;
m - độ soải của mái dốc hai bên sườn xem như bằng nhau. Nếu hai bên sườn
m1 + m2
có độ soải khác nhau thì khi đó lấy: m =
2
; với mi, m2 lần lượt là độ soải
của mái dốc 2 bên.
Thay (1-7) vào (1-6) ta được công thức Winkler:
F
1 + F2 1
V = [ 2 - 6 ( h - h’)2m ] . L
1

1


III . CÔNG TÁC CHUẨN BI THI CÔNG NỀN ĐẤT
1. Giải phóng măt bằng thi công :
Giải phóng mặt bằng bao gồm một số công việc sau: đập phá công trình cũ
không sử dụng đến, di chuyển mồ mả hoặc những công trình có sẵn trên mặt bằng
thi công, tháo dỡ bom mìn ( nếu có ), đào bỏ cây và rễ cây, phá đá mồ côi trên mặt
bằng (nếu cần thiết), xử lý thảm thực vật thấp, dọn sạch chướng ngại vật tạo thuận
lợi cho thi công.
Trước khi thi công cần phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
để những người có công trình ngầm nổi trong khu vực thi công (mồ mả, đường điện,
đường nước....) biết để có kế hoạch di chuyển. Sau một thời gian qui định, chủ đầu
tư phải làm các thủ tục để di chuyển. Đối với việc di chuyển mồ mả phải theo đúng
phong tục và qui định về vệ sinh.
Nếu khu vực có bom mìn chưa nổ phải thuê công binh dò mìn và kịp thời vô hiệu
hoá bom mìn.
Đối với các công trình cũ như nhà cửa, công trình xây dựng phải có thiết kế phá
dỡ bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường; tận thu vật liệu còn sử dụng được.
Nếu trong mặt bằng thi công có cây to thì phải chặt hạ hoặc di chuyển, rễ cây
phải được đào bỏ hết để tránh mối mục làm hư và yếu nền đất sau này.
Nếu có đá mồ côi thì có thể giải phóng bằng việc đánh mìn. Hòn nào cần để lại
phải do kiến trúc sư quyết định.
Những lớp đất cỏ hoặc đất màu nên hớt bỏ thu gom vào một chỗ để sau này sử
dụng vào việc trồng cỏ và cây trên mặt bằng.
Những nơi lấp đất nếu có bùn phải tát nước vét bùn để tránh nền đất sau này
không ổn định.
2. Tiêu nước măt - Hạ nước ngầm:
2.1
Tiêunướcmặt: Là hạn chế nước chảy vào mặt bằng thi công. Thường

dùng một số biện pháp sau:
- Đào rãnh thoát nước: Để cho nước không tràn vào mặt bằng công trình
mỗi khi có mưa, ở phía cao của khu đất thi công ta đào các rãnh thoát nước
để dẫn nước đi hướng khác. Còn ở phía thấp công trình có thể đào hệ thống
rãnh xương cá để dẫn nước từ công trình ra ngoài. Tiết diện của rãnh phụ
thuộc vào điều kiện địa chất, lưu lượng dòng chảy. Nếu không có điều kiện
thoát nước tự chảy phải bố trí hệ thống bơm tiêu nước. Độ dốc của rãnh thoát
nước theo chiều nước chảy phải > 0.003.

1
2


- Dùng đê quai: Trường hợp mưa lớn rãnh không thể thoát nước kịp thì ở
phía thấp của rãnh người ta thường đắp thêm đê quai.
2.2. Hạnướcngầm: Khi đào móng mà cốt đáy móng thấp hơn mực nước ngầm thì
cần phải lập biện pháp hạ mực nước ngầm. Muốn xác định mực nước ngầm có thể
dựa vào kết quả khoan thăm dò địa chất hoặc có thể đào một giếng thăm.
Hạ mực nước ngầm là làm cho nước ngầm hạ thấp cục bộ ở một vùng nào đó
bằng cách nhân tạo nhằm bảo đảm thông suốt quá trình thi công trong khu vực.
Có mấy cách hạ mực nước ngầm như sau:
a) Đàorãnhlộthiên: thường áp dụng khi hố móng rộng và sâu, và mực nước ngầm ở
khá cao. Người ta đào các rãnh ở chân hố móng sâu hơn đáy móng khoảng 0,8^
1m. Theo chiều dài rãnh cứ 10m lại đào một hố ga tích nước và đặt bơm vào các hố
ga này bơm nước ra ngoài. (hình1-5b)
Nếu lưu lượng nước ngầm lớn mà ta bơm như trên thì đất ở đáy hố móng và
bờ vách sẽ bị trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Khi đó người ta không
dùng loại hố móng với mái dốc nghiêng được mà dùng hệ thống tường cừ để đỡ
vách đất. (hình1-5a).
Để máy bơm hoạt động tốt, thành hố tích nước không bị sạt lở và đất không

chảy theo nước, ta thường sử dụng ống sành hoặc bêtông có đk từ 40 đến 60cm và
cao 1m để làm thành.

0.4oi L-J
b) Khi MNN nhỏ

a) Khi MNN lớn
9

Hình 1- 5 : Rãnh lộ thiên để hạ mực nước ngầm

A

Trường hợp hố móng đào ở nơi đất cát hạt vừa và nhỏ thì ở phần dưới của
hố tích nước thường rải một lớp sỏi nhỏ.
b)
Rãnhngầm: Xung quanh hố móng chừng 5 10m
người ta đào một hệ thống rãnh sâu hơn
đáy
móng khoảng 1-2m rồi lấp bằng những
cuộn vật
liệu thấm nước hoặc bằng các ống thấm
(ống
sành có khía lỗ) xung quanh bọc bằng các
tấm
thấm nước để dòng nước
Hình 1- 6 : Rãnh ngầm

mực nước ngầm


8

để hạ


tiêu chảy được dễ dàng. Để dễ thoát nước, đáy rãnh thường phải có độ dốc
khoảng 0.03-0.04. Miệng rãnh lấp bằng đất sét không thấm nước dày khoảng
50cm để cho nước đục trên mặt không mang những hạt mịn thấm vào tầng lọc ở
bên dưới. Hệ thống rãnh này được dẫn đến các hố thu nước rồi từ đó dùng máy
bơm đẩy nước ra ngoài.
c) Dùnggiếngthấm: Áp dụng khi mực nước ngầm không sâu lắm, đất có lưu lượng
nước ngầm nhỏ, hệ số thấm lớn, chiều sâu hố móng không lớn. Hệ thống giếng
thấm được đặt ngoài phạm vi hố móng. Khi bơm nước trong giếng thấm, nước
ngầm trong đất sẽ hạ xuống theo hình phễu nên mỗi giếng chỉ hạ mực nước ngầm
trong một phạm vi nhất định. Vì vậy, phải căn cứ vào lưu lượng nước ngầm, công
suất của máy bơm để bố trí các giếng thấm sao cho hố móng lúc nào cũng khô.
Dùng giếng thấm có các nhược điểm là: thi công giếng tốn nhiều công, lắp ráp
giếng phức tạp và có cát lẫn trong nước khi máy bơm hút nước làm máy bơm
mau hỏng.
d)Dùngốngkimlọc: ông kim lọc dùng để hạ nước ngầm trong đất cát, đất cát lẫn
sỏi, có hệ só thấm k = 1m đến 100m/ngày đêm. Thiết bị này là một hệ thống giếng
lọc có đường kính nhỏ bố trí sát nhau theo đường thẳng ở xung quanh hố móng.
Các giếng lọc nhỏ này được nối với máy bơm chung bằng các ống tập trung nước.
Kim lọc là một ống thép nhỏ có đk 50-68mm, dài tới 10m và có 3 phần
chính:
- Đoạn trên là ống thép đầu hút nước (1). Độ dài đoạn này tuỳ theo ý đồ hạ
mực nước ngầm tại vị trí hút.
- Đoạn lọc gồm 2 ống lồng vào nhau có khoảng hở ở giữa. ông bên trong là
ống thu nước không đục lô (2), nối liền với ống hút ở trên. ông bên ngoài là ống
thấm nước có khoan lỗ (3), đường kính lớn hơn ống đoạn trên một chút.


!g|rw

Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của kim lọc
Hình 1

Bên ngoài
ống
thấm được quấn
bằng dây thép uốn
kiểu lò xo (4). Bên
ngoài cuộn
dây
thép là lưới
lọc.
Bên ngoài nữa bố trí
thêm một lưới cứng
và thô hơn (5) để bảo
vệ lưới lọc khỏi bị hư
hỏng khi hạ xuống và
rút lên khỏi lỗ.
- Đoạn cuối
gồm có van hình
khuyên (6),
van
hình vành cầu (7)

b)

a)


a) Khi hạ ống kim lọc vào đất b) Khi hút nước ngầm lên

(S)


và bộ phận xói đất hình răng cưa (8).
*Nguyên lý hoạt động của kim lọc:
Khi đưa kim lọc vào đúng vị trí cần hạ, dùng búa gõ nhẹ cho phần đầu của kim
cắm vào đất. Sau đó nối miệng ống hút với bơm cao áp rồi bơm nước vào trong ống
với áp lực cao (6-8 atm). Nước trong ống bị nén, nó đẩy van hình khuyên đóng lại và
mở van hình cầu. Nước theo các lỗ ở các răng nhọn phun ra ngoài. Với áp suất lớn
trong ống, các tia nước phun ra xung quanh làm cho đất ở khu vực đầu kim lọc bị xói
lở kéo theo bùn đất phun lên mặt đất. Do trọng lượng bản thân và sức nén của người,
ống kim lọc được từ từ hạ xuống đến độ sâu cần hạ (hình1-7a).
Đến khi đạt độ sâu, người ta ngừng bơm. Sau đó đổ vào xung quanh phần lọc của
ống một lớp cát và sỏi to để tạo thêm máng lọc. Trên miệng lỗ ta chèn thêm một lớp
đất sét để giữ cho không khí không lọt vào ống kim lọc.
Tiếp đó đến giai đoạn hoạt động của kim lọc. ông hút nước của kim lọc được nối
với ống gom nước và bơm hút nước. Khi bơm hút hoạt động, nước được hút lên,
nước ngầm sẽ ngấm qua hệ thống lọc vào và đẩy van hình khuyên mở ra để tràn vào
ống hút. Đồng thời do áp suất của nước ngầm đẩy van hình cầu đóng lại không cho
nước lẫn bùn đất chui vào ống kim lọc(hình1-7b).
Hệ thống kim lọc có ưu điểm là thi công gọn nhẹ, hiệu quả cao, kết cấu của nền
đất không bị phá huỷ như các biện pháp khác.
Sơ đồ bố trí hệ thống kim lọc tuỳ thuộc vào MNN và diện tích khu vực cần hạ.
Hệ thống kim lọc có thể bố trí theo chuỗi hoặc theo vòng khép kín tuỳ thuộc vào
khu vực cần hạ mực nước ngầm. Nếu hố đào hẹp nên bố trí một hàng chạy dọc công
trình(hình 1-8a). Nếu hố đào rộng thì bố trí hai hàng hai bên(hình1-8b).
Hình 1- 8 : Sơ đồ bố trí hệ thống kim lọc a) Đối với hố đào


hẹp
(1) - kim lọc
(4) - mực nước ngầm

b) Đối với công trình rộng
(2) - ống gom nước
(3) - máy bơm
(5) - mực nước hạ

15


3. Đinh vi công trình và chống sạt lở
3.1- Địnhvịcôngtrình: Là xác định vị trí của công trình sẽ xây dựng trên thực địa. Trước
khi thi công, các bên liên quan tiến hành họp bàn giao mốc chuẩn cho đơn vị thi công.
Mốc chuẩn thường được làm bằng bêtông cốt thép và được đặt ở vị trí không vướng
vào công trình và được bảo vệ cẩn thận.
Nội dung định vị công trình là dùng hệ thống cọc phụ để xác định tim cốt của công
trình (móng, cột ....) và các số liệu liên quan khác. Định vị công trình có thể tiến hành
bằng các loại máy trắc đạc hiện đại như máy kinh vĩ, máy thuỷ bình... hoặc có thể dùng
các biện pháp thủ công đơn giản (như cân dây nước, thước dây...), nhưng phải đảm bảo
số liệu chính xác.
3.2- Giác móng công trình :
Muốn cố định vị trí móng công trình trên mặt đất sau khi đã định vị, ta tiến hành
làm các cọc ngựa, bởi vì sau khi định vị (rắc vôi hoặc vạch dấu trên đất) thì các kích
thước móng sẽ được thi công và đào đi mất. Để kiểm tra lại tim móng và các kích thước
móng thì các giá ngựa đóng vai trò quan trọng. Điểm đặt giá ngưa cách mép trên hố
móng khoảng 1,5-2m. Mỗi góc công trình đặt một giá ngựa kép và mỗi đầu trục tim đặt
một giá ngựa đơn.

Giá ngựa kép gồm 3 cọc nằm ở 3 đỉnh của một tam giác vuông cân. Đóng vào 3 cọc
2 miếng ván sao cho các cạnh trên của miếng ván tạo thành một mặt phẳng ngang.
Trên mặt trên của ván ta đóng các đinh để đánh dấu tim móng hay kích thước móng.
Muốn kiểm tra hay xác định tim hoặc kích thước móng ta chỉ việc căng dây và dọi
xuống hố móng là xác định được ngay. Để cố định chắc chắn các cọc ta có thể đóng các
thanh giằng ngang và chéo.
Ở các trục giữa của công trình thường đặt các giá ngựa đơn. Khi đó chỉ cần 2 cọc
và 1 miếng ván.
3.3- Giácmặtcắthốđào:a.Nếumặtbằngphíatrênhốđàobằngphang: thì khoảng cách từ tâm hố đào đên
mép hố đào là: l = b/2 + m.H Trong đó: b - chiều rộng của đáy hố đào,
H - chiều sâu của hố đào, m - hệ số mái dốc hố đào.
b. Nếumặt bằng phía trên
hố đào có độ dốc:
giả sử mặt đất có độ dốc đều
với hệ số mái dốc là n thì chiều rộng của hố đàotính từ tim hố về hai bên là:
- Về phía thấp:

16


n (b H

— + m.H
li = n + m ^ 2
- Về phía cao:
n
— + m.H
Trường hợp không xác định được độ dốc
của mặt đất thì có thể dùng máy thuỷ bình và
thước đo góc để giác vị trí hố đào.

3.4Giác mặt cắt nền đắp:
r
r
a.Nếumặtbăngnềnđăpbăngphăng: thì khoảng cách từ tâm
V

khối đăp đên

r

r

r

chân mái dốc là:
l
= b/2 + m.H
Trong đó:
b - chiều rộng của đỉnh nền
đăp,
H - chiều cao của nền, m - hệ số mái
dốc khối đăp.
b. Nếu mặt băng nền đăp có độ
dốc: giả sử mặt đất có độ dốc đều với hệ số mái
dốc là n thì khoảng cách từ tâm khối đăp đên
chân mái dốc khối đăp về hai phía là:
- Về phía thấp:

li = n - m ^ 2
- Về phía cao:

n

(b + H
— + m.H

Trường hợp độ dốc của mặt đất không đều thì có thể dùng máy kinh vĩ và máy thuỷ
bình để giác mặt căt nền đăp.
3.5. Các biện pháp chống sạt lở đất khi đào:
Khi thi công đào đất, ta phải giữ cho tường đất của chúng ổn định, vững chăc và
không bị sụt lở, an toàn trong suốt quá trình thi công. Muốn vậy ta phải đào theo mái
dốc hoặc phải dùng các biện pháp chống đỡ vách đất của tường hố đào.
Chống đỡ vách đất rất cần thiêt trong các trường hợp sau:
- Đất có độ dính nhỏ, nêu đào theo biện pháp mái dốc thì khối lượng đào sẽ
rất lớn.
- Có những trường hợp không thể đào theo mái dốc vì địa hình hoặc mặt
bằng không cho phép.

17

n (b
H
— + m.H


- Mực nước ngầm cao hơn cốt đáy móng.
Khi đào đất, nếu chiều sâu hố đào không lớn, đất có độ dính tốt, cốt đáy móng
trên mực nước ngầm và thời gian để ngỏ hố móng ngắn hạn thì cho phép đào thẳng
đứng mà mà không cần chống đỡ theo phạm vi giới hạn cho ở bảng sau đây:
Bảng cho chiều sâu hố đào theo vách thảng đứng mà
không cần chống đỡ đối với một số loại đất.

Thứ
Tên các loại đất
Chiều sâu cho phép
(m)
tự
1
Đất cát, đất sỏi đắp.
không quá 1,00m
2
Đất cát pha sét, đất sét pha cát.
không quá 1,25m
3
Đất thịt và đất sét.
không quá 1,50m
4
Các loại đất rắn chắc
không quá 2,00m
Hoặc chiều sâu hố đào khi đào vách thẳng đứng có thể tính theo công thức
sau:
2c
Trong đó:

KtgI 450 -

htd: chiều sâu cho phép đào thẳng đứng;
Y
,c,: trọng lượng riêng, độ dính đơn vị và góc nội ma sát của đất.
K: hệ số an toàn, thường lấy K=1,5 - 2,5 q:
phụ tải đè lên mặt đất.
Các giá trị Y, c hay phụ thuộc vào độ ẩm W của đất cho nên h td cũng phải thay đổi

khi đất khô hoặc ướt.
Khi chiều sâu hố móng đào lớn hơn, ta phải đào theo mái dốc để không bị sạt lở,
nhưng khi đó phát sinh các vấn đề như: khối lượng thi công đào đất tăng lên, mặt
bằng thi công không cho phép đào mái dốc....Khi đó ta cũng đào thẳng đứng nhưng
phải dùng các biện pháp chống sạt lở cho vách hố đào. Có các biện pháp sau:
a. Chốngđỡbằngvánngang: Sử dụng khi hố đào có độ sâu tương đối lớn (3
- 5m) mà độ dính của đất nhỏ, ở những vùng không có hoặc có nước ngầm rất ít.
Các tấm ván dày 4-5 cm được ghép với nhau thành những mảng ván rộng 0,5 đến
1m. Sau khi đào xuống một quãng bằng hoặc lớn hơn bề rộng mảng ván thì tiến hành
chống đỡ vách đất bằng cách đặt các mảng ván áp sát vào hai bên vách đất rồi dùng
những thanh chống ngang (thanh văng gỗ 8x10 hoặc gỗ tròn 012 đến 18cm) tỳ lên các
nẹp đứng 5x25x50mm. Thanh văng phải cắt dài hơn khoảng cách giữa hai nẹp đứng
2-3cm. Khi văng dùng búa gõ chỉnh để thanh văng vuông góc với nẹp. Nếu thanh văng
hụt thì dùng nêm chèn cho chặt. Mảng ván trên cùng đặt cao hơn mặt đất một ít để
đất đá không lăn vào hố móng và rơi vào đầu người.

18

htd =


Tiếp tục đào sâu từng đợt và áp ván
chống vách như trên cho đến khi đạt
cốt thiết kế. Khi đã đào hết độ sâu thì
đặt một nẹp đứng dài suốt từ miệng
đến đáy hố đào bên cạnh các nẹp phụ.
Rồi lại dùng thanh văng tỳ vào các
nẹp đứng chạy suốt đó để chống đỡ và
liên kết các mảng ván với nhau.
Nếu đất có độ dính tốt như đất

sét và đất chắc mà độ sâu hố
đào không sâu quá 3m thì có
thể đặt những mảng ván thưa
với khe hở 10 - 20 cm để đỡ
tốn ván.
Nếu hai vách hố đào cách xa nhau thì thường dùng thanh chống chéo chống
vào thanh chống đứng (hình1-9b). Chống kiểu này đơn giản, dễ thực hiện nhưng các
thanh chống xiên làm cản trở đến công tác thi công đất.
Khi chiều sâu hố đào từ 2m trở lên, chiều rộng hố đào quá lớn và mặt bằng thi
công cho phép thì thường dùng thanh giằng (hình1-9c). Khoảng cách đoạn giằng B
phải đảm bảo:
B > H/tgọ
b)

Ị-r-Ị^

Thanh cháng đii®

ThanhđuSỉ Âtĩ đầu
cây chổng ctác

hanh chổng xi
ẻn

Hình 1
đứng
Hình .

9b : Dùng thanh chống chéo để tăng cường cho thanh chống
sê : Dùng thanh giằhggia cố thành hố đào.

------X ------------1 í;
Trong đó:
H - chiều sâu hố đào được tính
bằng mét.
ọ - góc nội ma sát của đất. b.

8
o

-

o
io
Hình 1-10 : Chống sạt lở vách hố đào
bằng ván dọc với hố móng hẹp. 1. Ván
dọc,
2. Nẹp ngang,
3. Thanh văng,
4. Nẹp đỡ.

Chống đỡ bằng ván dọc:
Sử dụng khi đất có độ dính nhỏ
hoặc đất rời rạc, trong vùng đất ướt
hoặc đất chảy với chiều sâu hố đào từ
3 - 4 m. Dùng các tấm ván dày 5cm
vót nhọn một

19

1. Ván ngang, 2. Thanh chống, 3.

Thanh văng, 4. Nẹp đỡ.


đầu đóng xuống cả hai bên mép hố đào, đồng thời với việc móc đất cho đến khi
đạt độ sâu yêu cầu. Sau đó dùng các thanh nẹp ngang 5x25cm liên kết các tấm
ván dọc lại với nhau rồi dùng các thanh văng ngang kết hợp với gỗ tỳ để tạo
thành một hệ thống chống vách đất. Đối với những hố sâu thì phải dùng nhiều
tầng chống bằng ván dọc.
c. Chống đỡ bằng ván cừ: Sử dụng khi mực nước ngầm cao, đất yếu và không ổn
định. Ván cừ có thể sản xuất bằng gỗ hoặc bằng thép. Bức tường chắn đất do ván
cừ tạo nên gọi là tường cừ. Việc đào đất sẽ được tiến hành sau khi đóng xong ván
cừ.
*Ván cừ gỗ: Sử dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, ván cừ được đóng sâu
xuống dưới đáy móng từ 0,5-0,75m. Nếu chiều sâu đóng ván cừ < 2,5m thì dùng
ván dày từ 5-7cm. Nếu chiều sâu đóng ván cừ từ 3-4m thì dùng ván dày từ 812cm. Cách nối ghép ván cừ gỗ như sau:


■a

U'

b/3

20 30cm

lịb/9

20 - Sứca



À

zr

'


Ị]t/S ^
Hình 1-11 : Nối ghép ván cừ gô.
a) Nối kiểu đuôi én với ván dày < 10cm
b) Nối kiểu mộng vuông với ván dày hơn 10cm

u b/5

Đào đến độ sâu >1m thì bắt đầu dùng các thanh nẹp ngang và các thanh văng
để giữ ổn định cho các tấm ván cừ. Khoảng cách giữa các thanh nẹp ngang theo
chiều sâu từ 0,8-1,2m.
*Váncừbằngthép: áp dụng khi hố đào có chiều sâu lớn hơn 3m, áp lực của đất và
nước lớn. Dùng ván cừ thép có nhiều ưu điểm vì sẽ giảm số thanh chống ngang,
giảm tối đa lượng nước vào hố và sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên chi phí
mua ban đầu lớn.
Theo hình dáng tiết diện, có 3 loại ván cừ thép phổ biến là: ván cừ phẳng, ván
cừ khum và ván cừ lacsen.
HtnlL dạag mặt

Chỗ nỗi

c&

Ván C"ừpiiỉng


\c

Ván cít tlmin

Ván ữừ lacsen

Hình 1 - 12 : Các dạng mặt cắt của ván cừ thép.

ii

b/3


Chiều dài ván cừ thép từ 8-15 m, dày từ 12-16 ly, khoảng cách giữa hai mép
ván cừ từ 320-450. Với ván cừ khum và ván cừ lacsen thì hai thanh liền nhau
được ghép một úp một ngửa (hình1-13).
h)

$

Hình 1 - 13 : Nôi ghép ván cừ thép.

a) Ghép ván cừ khum

b) Ghép ván cừ lacsen

Trình tự thi công: Dùng máy đóng cọc hoặc ép cọc đóng (ép) ván cừ sâu
xuống dưới đáy móng từ 0,5 đến 1m, sau đó tiến hành đào đất, đào đến độ sâu
>1m thì bắt đầu dùng các thanh nẹp ngang và các thanh văng để giữ ổn định cho

các tấm ván cừ.
IV . CÔNG TÁC ĐÀO VÀ VÂN CHUYỂN ĐẤT
1. Đào và vân chuyển đất bằng thủ công:
1.1- Dụngcụđàođất: Thường dùng một số loại dụng cụ truyền thống như: cuốc,
xẻng, xà beng, quang gánh ....
1.2- Tổchứcđàođất: Việc đào đất bằng thủ công phải sử dụng nhiều nhân công, vì
vậy phải phân công các tổ đội theo các tuyến làm việc, tránh tập trung nhiều
người vào một chỗ. mặt bằng phải bằng phẳng để thuận tiện cho việc vận chuyển.
Biện pháp thi công cụ thể cho một số trường hợp như sau:
- Đào các hố móng hẹp và sâu < 1,5m: thường dùng cuốc bàng, xẻng và xà
beng để đào và hất đất lên khỏi miệng hố.
- Đào các hố móng sâu hơn 1,5m và rộng, hoặc những hố móng hẹp sâu
nhưng kéo dài thì phải đào kiểu bậc thang theo từng lớp một, mỗi lớp sâu từ 20
đến 30cm, rộng từ 2 đến 3m, 2 đến 3 công nhân đào một bậc.
1111111111111111111111111111111111

'

I

I
,

I

Mậtbẵng

Hình

rộng

1-22:BậcSơ
đồ đào theo kiểu bâc.

*Năng suât
của máy ủi.
Kí hiệu T là thời gian làm việc của một chu kỳ làm việc của máy, ta có:
L
± + L^ + Ld + Lvc
+10 T = V, V V
T ck d
vc
0
Trong đó: Ld, Lvc: quãng đường đào đất và quãng đường vận chuyển đất (m)
Vd, Vvc: tốc độ máy chạy khi đào , khi vận chuyển đất (m/s)
V 0: tốc độ máy chạy về (chạy không tải) (m/s)
t0: tổng thời gian quay, cài số, nâng hạ bàn gạt
(s)
Khi đó năng suất thực dụng của máy ủi được tính theo công thức:
3600.z.q.K .K Kt
Ptd =
ck


PTD =
CK
3
q
năng
suất
thực

dụng
của
máy
(
m
/ca)
số giờ máy làm việc trong 1 ca. lượng đất
Trong đó:PTD Z
3
Kstrước
,
tính toán chứa
bàn gạt ( m ) hệ số xúc đất (rơi, vãi), máy chạy càng xa càng
nhiều
rơi vãi
Ki
Kt độ dốc mặt đất. hệ số sử dụng thời gian.
: hệ số phụ thuộc
r
*Các biện pháp nâng cao năng suât máy ủi:

22


1- Đào theo kiểu rãnh để tránh vương vãi đất sang hai bên bàn gạt, sau đó máy sẽ
gạt nốt phần bờ rãnh ( rộng từ 40-60 cm) (hình 1-23)

Hình 1-23 : Đào kiểu rãnh.

2- Lắp thêm hai cánh vào ben để tránh vãi đất sang hai bên.

3- Đường đi của máy phải bằng phẳng để giảm lượng đất rơi vãi và giảm lực cản
tác dụng vào máy.
4- Sau khi đào xong nên cho máy chạy giật lùi để tránh quay đầu xe.
5- Lợi dụng địa hình để cho máy gạt đất xuống dốc.
6- Chọn sơ đồ làm việc sao cho máy có đường đi ngắn nhất.
1.3- Đàođấtbằngmáycạpchuyên: Biện pháp này thường được sử dụng khi khối lượng thi
công khá lớn trên mặt bằng thi công có diện tích lớn.
(Phương pháp này tham khảo ở giáo trình).
1.4- Một số phương pháp khác:
- Dùng mìn để nổ phá đất đá.
- Sử dụng sức nước làm xói lở đất.
2. Các sư cố thường găp khi thi công đất và cách xử lý:
a. Khi ta đang đào đất, chưa kịp gia cố vách đào thì bị mưa to làm sụt hoặc sập
vách đào, thì khi trời tạnh mưa phải lấy lượng đất sụt xuống hố đàovà trển khai làm
mái dốc xung quanh hố đào. Khi vét lượng đất sập lở thì nên để lại 150-200mm đất
ở dưới đáy hố đào so với cốt thiết kế để khi hoàn chỉnh xong vách hố đào sẽ vét nốt
lớp đất để lại đó. Khi vét đến đâu thì đổ bê tông lót đến đó.
b. Khi đào ta đã gia cố vách bằng ván và cọc, gặp trời mưa phải nhanh chóng
bơm tháo nước trong hố đào, đồng thời đào rãnh và đắp đê quai xung miệng hố để
ngăn nước mặt tràn xuống hố đào.
c. Nếu gặp túi bùn trong hố đào phải vét sạch hết phần bùn trong hố. Dùng
tường cừ không cho lớp bùn ngoài phần móng đùn vào bên trong. Phần bùn

23


d.

trong hố đã vét đi phải được thay bằng đất tốt tương
ứng (có thể do cơ quan thiết kế chỉ định).


e. Khi đào hố gặp phải đá mồ côi nằm chìm hoặc khối đá rắn nằm lõi không hết
đáy móng thì phải phá và lấy bỏ và thay bằng đất tốt tương ứng. Không được để lại
bằng cách làm phẳng đáy móng sẽ rất nguy hiểm vì gây ra hiện tượng chịu tải
không đều của nền.
f. Khi đào hố ở các vùng đồng bằng ven sông ven biển, dưới lòng đất có những
lớp cát tạo thành các mạch ngầm. Khi đào đất qua mạch ngầm hoặc rút nước đi thì
cát sẽ theo dòng nước đùn vào trong hố làm đất xung quanh hố bị rỗng, gây nguy
hiểm cho các công trình lân cận. Hiện tượng này gọi là hiện tượng lưu sa. Khi gặp
trường hợp này cần dùng kim lọc để hạ mực nước ngầm ở khu vực thi công, khẩn
trương thi công phần móng ở khu vực đó.
g. Khi đào đất gặp các đường ống cấp thoát nước hay đường điện, hoặc bom mìn
cần nhanh chóng chuyển vị trí công tác, báo cho cơ quan quản lý liên quan để tìm
biện pháp xử lý.
h.Khi đào đất gặp di tích cổ thì phải ngừng ngay và báo cho cơ quan văn hoá
địa phương biết. Nếu gặp mồ mả phải thu dọn theo đúng qui định về vệ sinh phòng
dịch và phong tục tập quán của địa phương.
k. Khi đào hào, rãnh hoặc móng sát công trình đã có mà sâu hơn móng công
trình này thì phải có biện pháp bảo đảm cho những công trình này không bị lún nứt
hoặc gãy. Thông thường người ta dung hệ thống ván cừ bao bọc khu vực đào.
V . CÔNG TÁC ĐẮP VÀ ĐẦM ĐẤT
Muốn sử dụng công trình bằng đất đắp được lâu bền, không có sự cố, khi đắp
đất phải chọn đất tốt và phải đắp đúng qui trình kỹ thuật.
1. Xử lý nền đất trước khi đắp:
Nền công trình, nền đất nói chung trước khi đắp phải được xử lý và nghiệm thu.
Các công việc phải làm bao gồm:
- Chặt cây, đánh gốc rễ, phát bụi, bóc hết lớp đất hữu cơ.
- Nếu nền đất bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ thì chỉ cần đánh xờm bề mặt.
- Nếu độ dốc của nền từ 1:5 đến 1:3 thì phải đánh giật cấp kiểu bậc thang, bề
rộng mỗi bậc từ 2^4m và chiều cao khoảng 2m. Mỗi bậc phải có độ dốc nghiêng về

phía thấp từ 0,01^0,02.
- Nếu nền thiên nhiên là đất cát hoặc đất lẫn nhiều đá thì không cần làm giật
cấp.
- Đối với nền thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 1:3 thì công tác xử lí nền phải nền
phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế.
- Khi đắp đất trên nền đất ướt, bùn hoặc có nước thì phải tiêu nước, vét bùn rồi
mới đổ đất lên.
2. Lưa chon đất đắp:
+ Đất dùng để đắp phải đảm bảo cường độ, độ ổn định lâu dài với độ lún nhỏ
nhất của công trình. Một vài loại đất thoả mãn được điều kiện này đất sét, đất sét
pha cát, đất cát pha sét. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng của công trình mà chọn loại đất
cho phù hợp.
+ Không nên dùng các loại đất sau để đắp:

24


- Đất phù sa, cát chảy, đất bùn, đất có nhiều bùn, đất bụi, đất lẫn nhiều bụi, đất
mùn ... vì khi bị ướt các loại đất này không chịu được lực nén, hoặc chịu lực kém.
- Đất thịt và đất sét ướt, vì chúng khó thoát nước.
- Đất chứa hơn 5% thạch cao (theo thể tích), vì loại này dễ hút nước.
- Đất thấm nước mặn, vì chúng luôn ẩm ướt.
- Đát chứa nhiều rễ cây, rơm rác, đất trồng trọt, vì một thời gian sau các tạp
chất này sẽ mục nát làm đất bị rỗng, giảm độ chịu nén gây nguy hiểm cho công
trình.
- Các loại đất đá dưới nhóm VI.
3. Các phương pháp đắp đất:
a. Trướckhivậnchuyểnđấtđếnnơiđắp, ta phải kiểm tra độ ẩm của đất. Nếu đất quá khô thì
phải tưới cho ẩm, nếu quá ướt thì phải hong cho khô.
à b. Trước khi

đắp đất cần phải đầm
thí điểm tại hiện
trường để định ra các
chỉ tiêu phù hợp với
các máy đầm sẽ sử
dụng:
- Xác
định
chiều dày mỗi lớp đất
đắp,
- Xác định số
lượt đầm trên một
^ diện tích,
Chiều dày lớp rải (mm)
- Độ ẩm tối ưu
,
,
,,
,
của đất đắp khi
Hình 1-24 : Biêu đô quan hệ sô lân đâm,
đầm nén
chiều dày lớp đất rải và khôi lượng thể tích.
c. Đất đắp phải
được rải hoặc đổ
thànhtừnglớpngang có chiều dày phù hợp với loại đất và loại đầm sẽ sử dụng. Muốn quyết
định chiều dày và số lần đầm nén của mỗi lớp là bao nhiêu, ta phải dùng biểu đồ
quan hệ giữa khối lượng thể tích (g/cm3), số lần đầm và chiều dày lớp đất rải (cm).
(xemhình1-24). Chỗ đất thấp đắp trước, chỗ cao đắp sau. Trong khi đắp đất phải có biện
pháp đề phòng nước trên bề mặt hoặc nước ngầm ảnh hưởng tới độ ẩm của đất.

d. Đổxonglớpđấtnàophảitiếnhànhđâmngayvàđâmchặtlớpđó để đảm bảo sự ổn định của nền đất
đắp. Muốn đạt được độ chặt theo qui định trong việc đắp và đầm đất ta phải khống
chế độ ẩm của đất. Độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đầm đất.
Mỗi loại đất đều có một độ ẩm riêng thích hợp với việc đầm nén. Ví dụ:
- Đất cát hạt to:
W = 8 ^ 10%
- Đất cát hạt nhỏ, đất cát pha sét:
W = 12 ^ 15%
- Đất sét pha cát xốp:
W = 15 ^ 18%

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×