Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Lịch sử lý luận công tác tư tưởng tư tưởng hồ chí minh về lý luận và công tác lý luận trong tác phẩm sửa đổi lề lối làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.18 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Phần 1: Hoàn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm
1.1.

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta; là người sáng
lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Để Đảng được vững mạnh, Nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, ngày 1710-1945, trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, luyện và làng, Người nhắc
nhở: “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các
làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải
để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Quý I năm 1947, Người lại gửi hai bức thư: Gửi các đồng chí Bắc Bộ và Gửi
các đồng chí Trung Bộ, nội dung hai bức thư đó phê bình nghiêm khắc một số cơ
quan Đảng, Nhà nước mắc bệnh: làm trái phép nước, cậy thế hủ hóa, tư túng chia
rẽ, kiêu ngạo…
Tháng 10-1947, tại Việt Bắc với bút danh XYZ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết
tác phẩm: Sửa đổi lối làm việc.
1.2.

Mục đích của tác phẩm

Nâng cao trình độ lý luận, nâng cao tư tưởng và tình cảm cách mạng, nâng cao
phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của người cán bộ cách mạng, nâng cao
năng lực lãnh đạo nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của cách mạng. Trong tác phẩm
Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán “chủ nghĩa cá nhân” vì đó là
một thứ “vi trùng rất độc” nó sinh ra các khuyết điểm nghiêm trọng như bệnh tham
lam, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc
lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô thực”, kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thị không biết nhìn


xa, trông rộng... Đồng thời, Hồ Chí Minh vạch ra nguyên nhân và phương hướng


khắc phục. Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc không chỉ nhằm phê phán mà chủ yếu là
cách mạng. Bởi vì, cách mạng mới là động lực của lịch sử. Đảng là lực lượng tiên
phong, ưu tú nhất của xã hội, là đầu tàu của lịch sử.
Phần 2: Tóm tắt nội dung tác phẩm
Tác phẩm có sáu phần chính sau:
2.1. Phê bình và sửa chữa
Trong mục này, tác phẩm nêu rõ cán bộ, đảng viên cần phải thiết thực học tập,
sửa chữa các khuyết điểm để công việc ngày càng tiến bộ . Muốn vậy, mỗi cơ quan
phải tổ chức ủy ban học tập, đề ra kế hoạch nghiên cứu, thảo luận, kiểm tra và thực
hành, xác định thời gian tài liệu và cách thức học tập. Phải sửa đổi lối làm việc của
Đảng nhằm khắc phục bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, hẹp hòi, bệnh ba hoa.
2.2. Mấy điều kinh nghiệm
Mục này của tác phẩm trình bày và phân tích mấy điểm căn bản sau đây:
1. Có cán bộ tốt việc gì cũng xong.
2. Chính sách khẩu hiệu thì đúng, nhưng cách làm, thực hành chưa đúng vì thế
kết quả chưa đạt được mỹ mãn.
3. Phải biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc. Bất kỳ công việc gì thành công
hoặc thất bại cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận.
“Đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”.
4. Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái : “Dân chủ, sáng kiến, hăng
hái”, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần
chúng đề ra sáng kiến. Sáng kiến được khen ngợi thì người thêm hăng hái, bất kỳ
việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho dân chúng, giúp quần chúng
giải quyết vấn đề khó khăn, tăng hiệu quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã
hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, có điều là sáng kiến”.
5. Bất cứ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm với
nhân dân.



6. Cần khắc phục hai chứng bệnh ở cán bộ là:
- Bệnh khai hội: khai hội không có kế hoạch, không chuẩn bị kỹ lưỡng, không
thiết thực, khai hội lâu, khai hội nhiều mà không có hiệu quả thiết thực;
- Bệnh nể nang không thiết thực phê bình, sợ mất lòng.
2.3. Tư cách và đạo đức cách mạng
Mục này gồm có các vấn đề sau:
1. Phân tích 12 điều thuộc về tư cách của Đảng chân chính cách mạng.
2. Nêu rõ phận sự của đảng viên và cán bộ:
Một là, trong lợi ích của Đảng hơn hết.
Hai là, coi trọng đạo đức các mạng: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Ba là, phải giữ kỷ luật: “bất kỳ ở hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải
luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ
văn hóa, tri thức và chính trị của mình. Luôn luôn giữ gìn kỷ luật”.
Bốn là, đối với các hạng đảng viên thì số đông là vì dân, vì nước mà vào
Đảng, nhưng có một số vì lẽ khác mà vào Đảng, vì thế phải cảm hóa họ, dạy dỗ họ,
nâng cao sự hiểu biết và lòng phụ trách của họ. “Đối với những người không chịu
nổi khó nhọc, không chịu nổi kỷ luật nghiêm khắc mà xin ra khỏi Đảng, thì Đảng
vẫn bằng lòng”... “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính
xấu. Song đã hiểu hết, đã tình nguyện vào Đảng vì dân, vì nước, đã là người cách
mạng thì phải cổ gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ không tính xấu”.
Năm là, trong Đảng vì có những người chưa học được, làm được bốn chữ
“Chí công vô tư” cho nên mắc phải chứng “Chủ nghĩa cá nhân”. Đó là thứ vi trùng
rất độc gây ra các bệnh: bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh
hiếu danh, thiếu bí mật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ v.v, bệnh hữu danh
vô thực, kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thị, bệnh cá nhân (trong sách còn riêu rõ lo
biểu hiện căn bệnh này), bệnh lười biếng.



Sáu là, Đảng ta không phải từ trên trời rơi xuống, Đảng ở trong xã hội mà ra.
Nói chung, đảng viên phần nhiều là tốt, nhưng vẫn còn một số chưa bỏ hết thói xấu
mang từ xã hội vào Đảng. Đảng phải làm công việc giải phóng dân tộc to lớn, phức
tạp, vì vậy, phải cố sức sửa chữa, cho tiệt nọc các chứng bệnh để cho Đảng càng
mạnh khỏe, bình an.
Bảy là, những khuyết điểm sai lầm vì sao mà có và từ đâu đến? Mỗi đảng
viên, mỗi cán bộ cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm
nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp nhau sửa chữa “Thang thuốc hay
nhất “là thiết thực phê bình và tự phê bình”.
Tám là, đối với các khuyết điểm cần phân tích rõ ràng, cái gì đúng, các gì sai;
ra sức tranh đấu sửa chữa những khuyết điểm; khéo dùng cách phê bình và tự phê
bình để giúp đồng chí khác sửa chữa những lỗi lầm; đoàn kết Đảng bằng sự tranh
đấu nội bộ; nâng cao kỷ luật và uy tín của Đảng.
3. Tư cách và bổn phận đảng viên Hồ Chí Minh viết mục này căn cứ vào Điều
lệ Đảng Cộng sản Đông Dương.
4. Phải rèn luyện tính Đảng
Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có tính Đảng
- Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết.
- Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn.
- Lý luận và thực hành phải luôn đi đôi với nhau.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, kém tính Đảng dẫn đến 12 căn bệnh: ba hoa, địa
phương, danh vị, thiếu kỷ luật, cẩu thả, xa quần chúng, chủ quan, hình thức, ích kỷ,
hủ hóa, thiếu ngăn nắp, lười biếng.
Muốn khắc phục các căn bệnh cần phải thực hành những điều sau:
Kiểm tra nghiêm ngặt, kiên quyết thực hành nghị quyết có hiệu quả.


- Phê bình rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, chân thành cốt để sửa chữa chứ
không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, không làm đồng chí nản lòng, khó
chịu.

- Kiên quyết thi hành kỷ luật.
- Thực hiện khẩu hiệu: “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
2.4. Vấn đề cán bộ
Mục này phân tích khá sâu sắc các vấn đề cơ bản sau:
1. Cần phải: Huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn
hóa, huấn luyện lý luận cho cán bộ.
2. Biết dạy cán bộ và dùng cán bộ: Phải biết rõ cán bộ, cất nhắc cán bộ cho
đúng, khéo dùng cán bộ, phân phối cán bộ cho hợp lý, giúp cán bộ cho đúng, giữ
gìn cán bộ.
3. Lựa chọn cán bộ: Phải chọn những người rất trung thành và hăng hái trong
công việc, luôn luôn quan hệ mật thiết với dân chúng, có thể phụ trách giải quyết
các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn, luôn giữ đúng kỷ luật.
4. Có năm cách đối với cán bộ: Chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo và giúp đỡ
cán bộ.
5. Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ: Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ,
cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ.
2.5. Cách lãnh đạo
1. Lãnh đạo và kiểm soát
Lãnh đạo đúng là: quyết định mọi vấn đề cho đúng, tổ chức thi hành cho
đúng, tổ chức kiểm soát cho đúng.
Muốn lãnh đạo đúng, người lãnh đạo phải có mối liên hệ chặt chẽ với các tầng
lớp dân chúng.
2. Lãnh đạo thế nào?


Bất kỳ công việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo; một là, liên hợp chính
sách chung với sự chỉ đạo riêng; hai là, liên minh người lãnh đạo với quần chúng.
Sự lãnh đạo thiết thực trong mọi công việc của Đảng là: Từ trong quần chúng
ra, trở lại nơi quần chúng.
3. Học hỏi quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng, muốn vậy thì

phải kiên quyết thực hành các nguyên tắc sau:
- Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân
chúng.
Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải
quyết.
- Luôn luôn phải theo tình hình thiết thực của dân chúng nơi đó và lúc đó, theo
trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng mà tổ chức
họ, tùy hoàn cảnh thiết thực trong nơi đó, và lúc đó, đưa ra tranh đấu.
- Khéo tập trung ý kiến của quần chúng, biến nó thành đường lối lãnh đạo, chỉ
đạo quần chúng..
- “Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Kết hợp hai cách chỉ đạo là từ trên
xuống và phản ánh kịp thời thông tin từ dưới lên.
2.6. Chống thói ba hoa
Mục này phân tích các vấn đề:
1. Thói ba hoa biểu hiện nhiều vẻ: dài dòng, rỗng tuếch, thói “cầu kỳ, khô
khan, lúng túng, báo cáo lông bông, lụp chụp, cẩu thả, “sáo cũ”, nói không ai hiểu.
Thói ba hoa gắn với bệnh chủ quan và hẹp hòi.
2. Cách chữa thói ba hoa
Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, chữ viết phải tỏ rõ tư tưởng và lòng ước ao của
quần chúng.
- Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ
hiểu.


- Khi viết, khi nói, phải cố gắng làm cho ai cũng hiểu được.
- Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì chưa nói, chưa viết.
Trước khi nói phải nghĩ cho chắc, phải sắp đặt ý cẩn thận sau khi viết phải
xem đi, xem lại ba bốn lần, nếu là tài liệu quan trọng, phải xem đi, xem lại chín,
mười lần.
Phần 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và công tác lý luận trong tác

phẩm
2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lý luận và công tác lý luận
Có thể xem đây là cuốn sách gối đầu giường của mỗi cán bộ làm công tác tư
tưởng của Đảng nói chung và công tác lý luận nói riêng.
Tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về công tác lý luận của
Đảng. Trước hết là cách hiểu đúng về lý luận và công tác lý luận. Người chỉ ra
rằng: Kém lý luận, khinh lý luận, hoặc lý luận suông là nguyên nhân của bệnh chủ
quan. Từ đó đưa ra cách hiểu về lý luận: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử,
trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ
ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận
chân chính”.
Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh
nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những
kinh nghiệm đó thành ra lý luận.
Người định nghĩa lý luận chân chính phải là lý luận được đúc kết từ trong
lịch sử, từ trong kinh nghiệm thực tiễn được rút ra từ các cuộc đấu tranh. Không
phải bê nguyên những điều đó để thành lý luận mà phải có sự xem xét, so sánh và
nghiên cứu thật kỹ lưỡng để làm thành những kết luận. Đó là lý luận chân chính.
“Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công
việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.


2.2. Vai trò của lý luận và công tác lý luận
2.2.1. Vai trò của lý luận với cách mạng
Người đã từng trích câu nói nổi tiếng của VI. Lênin khi mở đầu tác phẩm
“Đường cách mệnh”: "Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào
cách mạng. Chỉ có Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có
khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong".
Người cũng chỉ rõ “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét
cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn

cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại. Đó là
chứng kém lý luận trong bệnh chủ quan”.
Có những cán bộ, những đảng viên cũ, làm được việc, có kinh nghiệm. Cố
nhiên, những anh em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ lại mắc phải cái
bệnh khinh lý luận. Họ quên rằng: nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý
luận thì công việc tốt hơn nhiều. Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng
cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi.
Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ
2.2.2. Vai trò của lý luận với việc tuyển chọn và huấn luyện cán bộ
Trong việc lựa chọn cán bộ của Đảng, cần lưu ý lựa chọn những người cán bộ
phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi
với nhau. Phải thường xuyên học tập và rèn luyện để không ngừng nâng cao trình
độ lý luận, cũng như học đi đôi với hành, phải biết đem những gì học được áp dụng
vào thực tiễn hoạt động, có như vậy cán bộ của Đảng mới trưởng thành nhanh
chóng. Nắm chắc lý luận và hiểu biết lý luận cách mạng là yêu cầu hàng đầu trong
việc lựa chọn cán bộ của Đảng ta.


Đã lựa chọn đúng cán bộ còn cần phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Chỉ thực
hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù. Người khẳng
định rằng, công tác giáo dục lý luận là khâu quan trọng nhất trong việc huấn luyện,
đào tạo cán bộ cho Đảng. Xuất phát từ vai trò của lý luận đối với Đảng, với cách
mạng, Người chỉ rõ trong công tác huấn luyện cán bộ cho Đảng phải đề cao trước
tiên là công tác giáo dục lý luận, giáo dục chính trị - tư tưởng cho họ.
Người viết: “Những cán bộ cao cấp và trung cấp mà có sức nghiên cứu lý
luận (trình độ văn hoá khá, ham nghiên cứu), thì ngoài việc học tập chính trị và
nghề nghiệp đều cần học thêm lý luận”.
Khâu thứ hai, sau khi tuyển chọn là huấn luyện cán bộ, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ. Huấn luyện cán bộ có rất nhiều nội dung, bao gồm nhiều mặt. Người đề
nghị trong huấn luyện cán bộ phải chú trọng 4 mặt, trong đó Người nhắc đến việc

huấn luyện trình độ tư duy lý luận cho cán bộ.
Huấn luyện nghề nghiệp cán bộ, làm nghề nào thì phải huấn luyện cho họ
nghề đó. Nghề nghiệp của cán bộ phải huấn luyện trên các mặt. Một là, nghiên
cứu; Hai là, khảo sát; Ba là, lịch sử; Bốn là, lý luận của nghề đó. Người nói, trong
đào tạo cán bộ chúng ta thường làm theo một thói quen. Cán bộ nào cũng huấn
luyện lý luận như nhau cả. Như vậy là vô ích. Huấn luyện cán bộ về mặt nghề
nghiệp thì những cái gì mà thiết thân đến cái nghề của họ, đến công việc của họ thì
ta hướng dẫn cho họ.
Huấn luyện chính trị. Huấn luyện chính trị chú trọng 2 mặt: Huấn luyện thời
sự và huấn luyện đường lối chính sách. Đường lối, chính sách thì người cán bộ
phải biết, phải nắm. Ít nhất là đường lối, chính sách mà mình đang trực tiếp chỉ
đạo. Đường lối chính sách là nhiều, là chung nhưng mà đường lối chính sách mà
mình đang trực tiếp làm, đang trực tiếp chỉ đạo thì phải nắm cho chắc. Điều thứ
hai, Người yêu cầu phải huấn luyện thời sự. Cán bộ là phải biết thời sự. Thời sự


chung và thời sự riêng. Thời sự nhất là thời sự của ngành mình, những vấn đề bức
xúc trong lĩnh vực mà mình đang phụ trách. Người nói, muốn làm được như vậy
thì Đảng và Nhà nước phải luôn yêu cầu và tạo điều kiện để cán bộ phải nghe thời
sự. Thời sự chung, thời sự riêng đặc biệt là thời sự của ngành mình. Về phần mình,
Người luôn thể hiện chế độ nghe thời sự, đọc báo hàng ngày theo tinh thần như
vậy.
Huấn luyện văn hoá, tức là bồi dưỡng trình độ học vấn, trình độ tri thức,
hiểu biết cho cán bộ, đảng viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Người nói rằng,
thực tế đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh, kháng chiến nhiều nên đội ngũ
cán bộ của ta không được học hành đến nơi, đến chốn. Hạn chế này là mang tính
lịch sử. Trong quá trình thực hiện công tác cán bộ, Đảng phải tạo điều kiện để
những người nào có ham muốn, có khát vọng, có nguyện vọng được học. Học để
dần dần nâng cao trình độ văn hoá lên. Văn hoá được nâng cao thì nghiệp vụ cũng
được tăng lên và điều quan trọng đặc biệt hơn là người có văn hoá ứng xử đạo đức

sẽ khác với người không có văn hoá. Người có văn hoá cao có cách ứng xử, có
nhận thức, lời nói phải, gần chân lý hơn. Người giải thích như vậy.
Người đề nghị, Đảng huấn luyện văn hoá phải tuỳ theo từng trình độ mà
huấn luyện. Ai cũng ở một trình độ thì huấn luyện văn hoá ở trình độ đó. Đừng có
cho tất cả vào một lớp như nhau để rồi huấn luyện. Như thế, người biết nhiều hơn
thì người ta chán với cách dạy đó và người chưa biết thì không tiếp thu được. Dù
kể cả lớp nhỏ hay lớp lớn cũng phải chia theo trình độ văn hoá mà chia lớp.
Huấn luyện lý luận, dạy tư duy lý luận. Người nhấn mạnh nhiều nhất là lý
luận chính trị. Dạy lý luận là phải dạy thiết thực, không hình thức. Dạy lý luận rồi
áp dụng trong thực tế. Dạy lý luận là đi vào thực chất của vấn đề để rồi dùng
phương pháp, tinh thần của lý luận đó mà giải quyết các công việc thực tế. Dạy lý
luận không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Đây cũng chính là cách học lý


luận của Người. Trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập, Người chúng ta chỉ 02 lần
trích dẫn Lênin, Người không trích dẫn C. Mác, F. Ănghen. Nhưng đọc các tác
phẩm của Người trong 12 tập đó vẫn toát lên tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Bởi
vì ở đây, Người đã thấm nhuần một cách sâu sắc phương pháp luận mác-xít. Người
của chúng ta cũng muốn cán bộ, đảng viên cũng phải học như thế. Đó chính là học
lý luận phục vụ cho thực tế.
Người còn chỉ ra rằng huấn luyện lý luận có hai cách:
Một cách là chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết
những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên
truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi. Thế là lý luận
suông, vô ích.
Một cách là trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh
nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có
thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế
là lý luận thiết thực , có ích.
Người chỉ rõ rằng ngoài việc dạy văn hóa để nâng cao tri thức và tầm hiểu

biết cho cán bộ đảng viên thì công tác giáo dục lý luận phải thực sự được coi trọng
nhiều hơn nữa. Huấn luyện lý luận ở đây là dạy tư duy lý luận cho cán bộ đảng
viên. Người nhấn mạnh nhiều nhất là lý luận chính trị. Dạy lý luận là phải dạy thiết
thực, không hình thức. Dạy lý luận rồi áp dụng trong thực tế. Dạy lý luận là đi vào
thực chất của vấn đề để rồi dùng phương pháp, tinh thần của lý luận đó mà giải
quyết các công việc thực tế. Dạy lý luận không phải học thuộc lòng từng câu, từng
chữ. Đây cũng chính là cách học lý luận của Người. Trong bộ Hồ Chí Minh toàn
tập, 12 tập, Người chúng ta chỉ 02 lần trích dẫn Lênin, Người không trích dẫn C.
Mác, F. Ănghen. Nhưng đọc các tác phẩm của Người trong 12 tập đó vẫn toát lên
tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin. Bởi vì ở đây, Người đã thấm nhuần một cách sâu


sắc phương pháp luận mác-xít. Người của chúng ta cũng muốn cán bộ, đảng viên
cũng phải học như thế. Đó chính là học lý luận phục vụ cho thực tế.
2.2.4. Vai trò của lý luận trong xác định phương thức lãnh đạo và phương
pháp công tác của Đảng
“Sửa đổi lối làm việc” là một trong những tác phẩm mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập một cách khá chi tiết, khá cụ thể về phương thức lãnh đạo và phương
pháp công tác của Đảng ta.
Thế nào là một phương thức lãnh đạo đúng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối
làm việc” Hồ Chí Minh xác định, một phương thức lãnh đạo đúng phải hàm chứa
trong đó 3 yêu cầu:
Thứ nhất là, lãnh đạo đúng tức là phải định vấn đề cho đúng, mà quyết định
đúng phải là từ tổng kết thực tiễn, từ hiểu biết lý luận và phải từ phát huy sáng kiến
của nhân dân. Một quyết định đúng là một quyết định phải thể hiện được ý chí và
nguyện vọng của nhân dân. Muốn làm như vậy thì phải tổng kết. Xuất phát từ dân
chúng.
Thứ hai là, phương thức lãnh đạo đúng là phương thức biết tổ chức thực
hiện quyết định cho đúng; mà tổ chức thực hiện quyết định này lại dựa vào dân
chúng, tổ chức nhân dân, đoàn kết nhân dân để thực hiện quyết định mà mình đã

đưa ra.
Thứ ba là, phương thức lãnh đạo đúng là một phương thức có một cơ chế
kiểm soát đúng. Cơ chế kiểm soát ở đây là một cơ chế kiểm soát có hệ thống, kiểm
soát theo cả chiều dọc và chiều ngang, kiểm soát từ trên xuống và kiểm soát từ
dưới lên. Để kiểm soát quyết định có hiệu quả, Người đưa ra hai yêu cầu:
Kiểm tra, kiểm soát phải thường xuyên, liên tục. Khi có quyết định rồi thực
hiện bất kỳ quyết định nào là phải theo dõi, giám sát, phải có kiểm tra, kiểm soát


một cách liên tục và thường xuyên. Không đợi đến lúc có sự kiện, có yếu tố, có
khuyết điểm thì mới kiểm tra, kiểm soát. Người cho rằng, kiểm tra, kiểm soát là
chế độ trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, kiểm
soát là lãnh đạo nửa vời, không đến nơi, đến chốn.
Kiểm soát muốn có hiệu quả thì phải biết chọn người đi kiểm soát cho đúng.
Người cho rằng, đây là yếu tố quyết định cho thành công trong sự kiểm soát.
Người kiểm soát không có đức, không có tài, người kiểm soát không có trình độ thì
kiểm soát người ta không nghe và không kiểm soát được.
Qua đó ta có thể kết luận rằng, lý luận có vai trò hết sức quan trọng trong
việc hoạch định đường lối lãnh đạo của Đảng, công tác nghiên cứu và tồng kết
thực tiễn hay gọi là công tác lý luận được coi là khâu đầu tiên trong việc đề ra
đường lối lãnh đạo cũng như việc xác định đung phương thức lãnh đạo cho Đảng ở
từng giai đoạn khác nhau của lịch sử.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn kiên định với chủ nghĩa Mác
– Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó là kim chỉ nam cho mọi hành động cách
mạng. Trước những biến cố của lịch sử, sự chống phá không ngừng của các thế lực
thù địch, Đảng ta một mặt khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã
hội và quyết tâm xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa, một mặt kiên quyết
bảo vệ sự hệ thống quan lý luận chân chính của mình, lấy đó làm cơ sở để hoạch
định mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước đi qua từng giai đoạn của lịch
sử.

2.3. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Người yêu cầu lý luận phải luôn luôn gắn với thực tiễn, học phải đi đôi với
hành, lý thuyết phải gắn với cuộc sống. Bởi lý luận không gắn với cuộc sống thì lý
luận suông, lý luận vô ích. Một người đọc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đọc rất


nhiều, nhưng không áp dụng vào thực tiễn thì đó là một kho sách, mà kho sách chỉ
để trang trí là chính, chứ không phải để hành động.
Học lý luận cốt là để áp dụng vào thực tế là chính, lý luận có vai trò và ý
nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống, để chỉ đạo trực tiếp cuộc sống. Điều
ngược lại, nếu chúng ta có kinh nghiệm nhưng không có lý luận soi đường thì
nhiều khi rất khó khăn. Người nói nếu có kinh nghiệm mà không có lý luận thì
giống như người một mắt sáng, một mắt mờ nhìn đường rất khó, không thấy đường
mà đi. Vì thế để lý luận và thực tế gắn liền với nhau, để tìm ra con đường phát triển
đúng đắn thì lý luận và thực tiễn phải luôn luôn gắn chặt với nhau. Lý luận từ trong
thực tiễn mà ra rồi trở về phục vụ thực tiễn, rồi từ thực tiễn ấy nâng lý luận lên ở
tầm cao hơn; đó chính là con đường phát triển của lý luận.
Học lý luận để biết cách phê bình và tự phê bình. Học lý luận Mác-Lênin để
sống với nhau có tình, có nghĩa. Tình nghĩa đó là tình nghĩa cách mạng và tình
nghĩa đồng chí. Nếu học chủ nghĩa Mác-Lênin mà không đạt được chiều sâu nhân
văn đó thì không cần và không đạt yêu cầu.
Trong thực tiễn hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn là tấm
gương sáng về việc nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn. Với Người, lý
luận phải gắn với thực tiễn thì lý luận mới kiểm chứng được tính đúng đắn ngược
lại từ trong hoạt động thực tiễn cũng có thể kiểm chứng và làm giàu thêm lý luận.
Bởi vậy, Người mong muốn mỗi cán bộ đảng viên của Đảng cần quán triệt sâu sắc
nguyên tắc học đi đôi với hành, học lý luận là để ứng dụng vào thực tiễn công tác,
cán bộ phải rèn luyện trình độ lý luận từ trong thực tiễn cách mạng mới có thể
trưởng thành một cách nhanh chóng. Đây cũng là cách mà Người đã làm để học và
biết lý luận.

Phần 3: Ý nghĩa của tác phẩm


Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác xây dựng Đảng. Đây là một tác phẩm có tính lý luận, tính chiến đấu và
tính thực tiễn sâu sắc. Mặc dù tác phẩm Sửa đổi lối làm việc không dài lắm nhưng
đã bao quát những vấn đề rộng lớn trong toàn bộ các mối quan hệ và các nguyên
tắc, phương pháp, lề lối, cách thức làm việc của Đảng, Nhà nước và của cán bộ,
đảng viên mà trung tâm là mối quan hệ giữa người với người. Người cán bộ, đảng
viên được coi như là khâu trung tâm của các mối quan hệ ấy. Đảng viên, cán bộ là
những chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mọi việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Sửa đổi lối làm việc là khắc phục khuyết điểm,
phát huy ưu điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, sửa đổi cách lãnh đạo của Đảng
để xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân theo nguyên
tắc dân làm chủ.
3.1. Về giá trị lý luận của tác phẩm
Có thể nói rằng, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là một cuốn cẩm nang về
xây dựng Đảng. Đây là một cuốn sách gối đầu giường để cán bộ, đảng viên chúng
ta tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cộng sản chân chính.
Điều thứ hai là, tác phẩm đã đề cập đến một cách khá toàn diện, có hệ thống
gắn bó giữa lý luận và thực tiễn nhưng nội dung căn bản nhất của công tác xây
dựng Đảng. Đề cập một cách có hệ thống, căn cơ, sát thực những nội dung căn
bản nhất của công tác xây dựng Đảng. Trong đó, Người đặc biệt chú ý đến công tác
xây dựng Đảng về tư tưởng, về đạo đức, về cán bộ, về tư cách của Đảng, phương
thức lãnh đạo của Đảng và công tác quần chúng của Đảng. Đó là những mặt trọng
yếu nhất của công tác xây dựng Đảng.
Trong công tác xây dựng Đảng, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
nhân tố đạo đức. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, nhân tố đạo đức đây là một
nhân tố hàng đầu tạo nên uy tín của Đảng, sức mạnh của Đảng, năng lực của Đảng



và tính tiên phong của Đảng trong quần chúng. Đây chính là một nét đóng góp của
Người vào lý luận xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bởi chủ nghĩa MácLênin xác định xây dựng Đảng trên ba mặt cơ bản: tư tưởng, chính trị và tổ chức
bộ máy. Người của chúng ta nói về công tác xây dựng Đảng rộng hơn, bao gồm
ngoài ba mặt đó, cần cả mặt đạo đức. Đó là lý do vì sao hiện nay có nhiều ý kiến
đề nghị công tác xây dựng Đảng cũng phải nói trên bốn mặt như vậy.
Những đúc kết của Người mang tính kinh điển, là nền tảng tư tưởng, lý luận
để Đảng ta dựa vào đó xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu
cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.
3.2. Về giá trị thực tiễn của tác phẩm
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã đóng góp một phần rất lớn
trong việc nâng cao tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, nâng cao bản lĩnh của người cán bộ, đảng viên cộng sản,
giữ được tư cách thực hiện kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Từ quan
điểm chỉ đạo này của Người, nhận thức, đánh giá của Người về công tác xây dựng
Đảng, làm cho Đảng ta vươn lên đúng tầm của cuộc kháng chiến, kiến quốc, nhân
dân tin yêu Đảng, đi theo Đảng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của Đảng, cũng chính
từ nhận thức này của Người. Nói cách khác, sức mạnh thực tiễn của tác phẩm lôi
kéo quần chúng đứng về phía Đảng. Đây là điều đặc biệt, không phải tác phẩm nào
cũng có thể làm được. Hồ Chí Minh đã biến lý luận này thành sức mạnh vật chất
để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Đây là giá trị thực tiễn trong cách
tiếp cận vấn đề của Người.
Tác phẩm này ra đời đã lâu, bây giờ nếu lần theo từng luận điểm, từng quan
điểm một, nếu dừng lại ở các nội dung trên thì thấy, dường như Người đang nói về
công tác xây dựng Đảng hiện nay, đặc biệt xây dựng Đảng về đạo đức, về tư cách,
nhân cách của Đảng cầm quyền và về lối sống của cán bộ, đảng viên, không phải


chỉ là những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên thời kỳ chống Pháp, mà
dường như đang nói về khuyết điểm của chúng ta hôm nay.

Có thể khẳng định tác phẩm đã đạt được những mục đích của Hồ Chí Minh
đó là: nâng cao trình độ lý luận, nâng cao tư tưởng và tình cảm cách mạng, nâng
cao phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của người cán bộ cách mạng, nâng cao
năng lực lãnh đạo nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của cách mạng.
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” ra đời cách đây đã hơn 10 năm nhưng
những luận điểm nêu trong tác phẩm còn nguyên giá trị nóng hổi đối với sự nghiệp
cách mạng nước ta hiện nay, đặc biệt với quá trình đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đổi
mới đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong thời kỳ mới.



×