Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Luận văn cử nhân ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.82 KB, 153 trang )

TRƯỜNG HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN BẢO VỆ CỬ NHÂN
HỌ VÀ TÊN:

NGUYỄN THỊ THÙY

MSSV

594461

KHÓA LUẬN

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐẾN MÔI
TRƯỜNG XÃ QUẢNG PHÚ CẦU, HUYỆN ỨNG HÒA
TS. THÁI THỊ NHUNG

GIẢNG VIÊN
HƯỚNG DẪN

NĂM 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệpcử nhân “Ảnh hưởng của phát
triển làng nghề đến môi trường xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội” chuyên ngành phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số
liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ
cho một vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Sinh viênCử nhân
Nguyễn Thị Thùy

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến
môi trường xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy bảo và trang bị cho tôi
những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Ths.Thái Thị Nhung đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn tôi suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các bộ lãnh đạo ủy ban
nhân dân xã và tập thể bà con trong xã Quảng Phú Cầu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi thực tập tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích
lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình
học tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
nhưng trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót.
Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và
các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Sinh viênCử nhân

Nguyễn Thị Thùy

3


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước ta là nước nông nghiệp, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp có tính
mùa vụ cao. Đặc biệt đối với những hộ dân chỉ canh tác lúa, thời gian lao động của
họ không diễn ra liên tục. Làng nghề xuất hiện có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề việc làm, tạo ra thu nhập cho người nông dân góp phần phát triển kinh
tế - xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, làng nghề phát triển lại gây ảnh hưởng đến môi
trường theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đã có nhiều bài viết, báo cáo liên
quan đến vấn đề phát triển của làng nghề ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên chưa
có báo cáo nào nghiên cứu về vấn đề đó trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu, chính vì
vậy tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng phát triển của làng nghề đến môi trường xã
Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp cho mình.
Với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường xã
Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường của xã
Quảng Phú Cầu.
Đề tài sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng Exel và máy tính bấm tay, số
liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tổ
thống kê, hệ thống hóa chỉ tiêu đánh giá bao gồm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản
suất, phản ánh tình hình phát triển làng nghề, nhóm chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu về
môi trường.

Qua quá trình điều tra thực tế, nghiên cứu rút ra được kết quả sau:
Kết quả cho thấy mức độ ảnh của hưởng phát triển làng nghề đến môi trường
xã Quảng Phú Cầu xảy ra theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực. Theo chiều
hướng tích cực đó là: Tác động tích cực đến môi trường kinh tế - xã hội trên địa bàn
xã, tạo việc làm, tạo thu nhập (thu nhập trung bình 1 hộ tham gia sản xuất từ 4 –
7.25 triệu đồng/tháng/người). Nâng cao về cả đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân. Theo chiều hướng tiêu cực là: Tiêu cực thể hiện ở chỗ là phát triển làng
nghề làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, môi trường tiếng ồn, môi
trường sinh hoạt và sức khỏe. trên 70% hộ dân cả nhóm tham gia sản xuất và

4


không tham gia sản xuất đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tiếng ồn trên địa bàn
xã là rất ô nhiễm. Càng gần khu sản xuất môi trường càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân
chính gây ra ô nhiễm tiếng ồn là do tiếng ồn của máy móc khi làm việc và phương
tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ trong sản xuất. Môi trường ô nhiễm tiếp theo là
môi trường không khí và môi trường đất trên 60% hộ dân ở cả hai nhóm tham gia
sản xuất và không tham gia sản xuất đều đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất
và không khí trên địa bàn xã là rất ô nhiễm. Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi
trường không khí là do đặc trưng nghề sản xuất tăm có trà tăm giúp tăm nhẵn mịn.
Giai đoạn này, tạo ra bụi từ mùn tăm rất nhiều. Nguyên nhân thứ hai là do tình trạng
đốt rác thải sau sản xuất bừa bãi trên thôn Xà Cầu, tạo mùi khét và các loại tro
nhựa, vón cục rất khó phân hủy. Môi trường nước là môi trường được người dân cả
hai thôn đánh giá có mức độ ô nhiễm ở mức rất ô nhiễm thấp nhất. Nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường nước do nước thải của quá trình sản xuất chứa nhiều loại
hóa chất và sản phẩm dư thưà có trong nguyên liệu tái chế và nước thải của quá
trình ngâm Vầu, Nứa để sản xuất tăm. Các bệnh thường mắc do ảnh hưởng của phát
triển làng nghề là bệnh về răng miệng chiếm 40.9%, bệnh về hô hấp chiếm 52.4%
tổng số hộ điều tra, còn lại là một số bệnh về tiết liệu, bệnh ung thu liên quan đến

hô hấp ngày càng tăng.
Năm giải pháp chính để giảm mức độ ảnh hưởng của phát triển làng nghề
đến môi trường là: Hoàn thiện thể chế, tăng cường sử dụng các công cụ pháp luật để
bảo vệ môi trường làng nghề; Thực hiện quy hoạch khu sản xuất tập trung; Thực
hiện xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường; Biện pháp cải thiện môi trường cho hộ
tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất; Nâng cao công tác tuyên truyền giáo
dục về ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường.

5


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................x
DANH MỤC HỘP..................................................................................................xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................xii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
1.3.2. Đối tượng khảo sát..........................................................................................3
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................5
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường 5

2.1.1. Một số khái niệm.............................................................................................5
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của làng nghề..................................................................9
2.1.3. Một số định nghĩa liên quan đến tái chế nhựa phế liệu và sản xuất tăm........17
2.1.4. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường...............................................................18
2.1.5. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường.........19
2.2. Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường..........24
2.2.1.

Các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến vấn đề phát

triển làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề.....................................................24
2.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về môi trường và ảnh hưởng của
phát triển làng nghề đến môi trường.......................................................................25

6


2.2.2. Ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường ở một số địa phương ở Việt
Nam

29

2.3. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan và bài học kinh nghiệm rút ra
cho nghiên cứu đề tài.............................................................................................31
2.3.1. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan...................................................31
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu...................................................33
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................................34
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.........................................................................34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................35
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn từ đặc điểm địa bàn............................................46

3.2.Phương pháp nghiên cứu................................................................................47
3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra....................................47
3.1.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin.........................................................51
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................51
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................53
4.1. Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu, huyện
Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.................................................................................53
4.1.1. Khái quát lịch sử hình thành các làng nghề tại xã.........................................53
4.1.2. Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn xã..............................................58
4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã...............................77
4.2.1. Chất thải rắn.................................................................................................77
4.2.2. Nước thải...................................................................................................7779
4.3. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường xã Quảng Phú Cầuhuyện Ứng Hòa- Thành Phố Hà Nội................................................................7782
4.3.1. Ảnh hưởng tích cực của phát triển làng nghề đến môi trường kinh tế - xã hội
trên địa bàn xã........................................................................................................82
4.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của phát triển làng nghề đến môi trường trên địa bàn xã..
86

7


4.4. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ VIỆC PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI QUẢNG PHÚ CẦU- HUYỆN ỨNG HÒA- THÀNH
PHỐ HÀ NỘI.......................................................................................................101
4.4.1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường sử dụng các công cụ pháp luật để bảo vệ môi
trường làng nghề...................................................................................................101
4.4.2. Quy hoạch khu sản xuất làng nghề tập trung..............................................102
4.4.3. Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục về ảnh hưởng của phát triển làng
nghề đến môi trường..............................................................................................102
4.4.4. Thực hiện xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường..........................................102

4.4.5. Các biện pháp cải thiện môi trường cho hộ tham gia sản xuất và không tham
gia sản xuất...........................................................................................................103
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................105
5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................105
5.2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................106
5.2.1. Đối với các hộ sản xuất trong làng nghề.....................................................106
5.2.2. Đối với hộ không sản xuất...........................................................................107
5.2.3. Đối với chính quyền địa phương..................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................108
PHỤ LỤC.............................................................................................................111
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN......................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH................................................................................................xi
DANH MỤC HỘP.................................................................................................xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................xiii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT..............................................................................................1

8


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung.............................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.2. Đối tượng khảo sát..........................................................................................3

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................5
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ ĐẾN MÔI TRƯỜNG....................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm............................................................................................5
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường.........19
2.2. Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường..................24
2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến vấn đề phát
triển làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề......................................................24
2.2.2. Ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường ở một số địa phương ở Việt
Nam ...................................................................................................................... 29
2.2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về môi trường và ảnh hưởng của
phát triển làng nghề đến môi trường........................................................................25
2.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.............................31
2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Quảng Phú Cầu về phát triển làng nghề bền
vững, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.............................................33
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................34
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................34
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................35
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn từ đặc điểm địa bàn...........................................46
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................47
3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra...................................47
3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin....................................................................48

9


3.1.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin........................................................51
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................51

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................53
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG
PHÚ- HUYỆN ỨNG HÒA- THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................53
4.1.1. Khái quát tình hình phát triển của các làng nghề..........................................53
4.1.2. Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn xã..............................................58
4.2. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường xã Quảng Phú Cầu- huyện
Ứng Hòa- Thành Phố Hà Nội..................................................................................79
4.2.1. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường nước trên địa bàn xã...82
4.1.3. Ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường không khí trên địa bàn xã. 91
4.1.4. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường tiếng ồn trên địa bàn xã..
...................................................................................................................... 94
4.1.5. Ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường kinh tế- xã hội, môi trường
sinh hoạt và sức khỏe của người dân trên địa bàn xã...............................................98
4.3. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ VIỆC PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI QUẢNG PHÚ CẦU- HUYỆN ỨNG HÒA- THÀNH
PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................102
4.3.1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường sử dụng các công cụ pháp luật để bảo vệ môi
trường làng nghề....................................................................................................102
4.3.2. Quy hoạch khu sản xuất tập trung...............................................................103
4.3.3. Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục về ảnh hưởng của phát triển làng
nghề đến môi trường..............................................................................................103
4.3.4. Thực hiện xã hội hóa vấn đề bảo vệ môi trường.........................................103
4.3.5. Các biện pháp cải thiện môi trường cho hộ tham gia sản xuất và không tham
gia sản xuất............................................................................................................104
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................106
5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................106
5.2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................108
5.2.1. Đối với các hộ sản xuất trong làng nghề.....................................................108

10



5.2.2. Đối với hộ không sản xuất..........................................................................108
5.2.3. Đối với chính quyền địa phương.................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................110
PHỤ LỤC.............................................................................................................113

11


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Một số giới hạn nồng độ ô nhiễm cho phép trong nước thải từ các làng
nghề công nghiệp.....................................................................................................13
Bảng 2.2 Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất
mặt

15

Bảng 2. 3 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh...........16
Bảng 2.4 Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn.......................................................16
Bảng 2.5 Bình quân chất thải rắn của một số vật nuôi (kg/con/ngày)......................18
Bảng 2.6 Hệ số phát thải của một số loài vật nuôi (l/con/ngày)...............................19
Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai xã Quảng Phú Cầu (2014-2016)...................37
Bảng 3.2. Tình hình dân số lao động tại xã Quảng Phú Cầu (2014-2016)..............39
Bảng 4.1 Phân bố các loại nghề và làng nghề trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu trong
các giai đoạn từ trước năm 1945 đến nay................................................................54
Bảng 4.2 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra........................................................60
Bảng 4.2 Phân loại nguyên liệu nhựa tái chế...........................................................61
Bảng 4.3 Giá nguyên liệu đầu vào cho quá trình tái chế..........................................63
Bảng 4.4 Giá nguyên liệu đầu vào sử dụng cho quá trình sản xuất tăm...................64

Bảng 4.5 Huy động vốn sản xuất tăm của các hộ điều tra.......................................66
Bảng: 4.6 Huy động vốn sản xuất tái chế nhựa phế liệu của các hộ điều tra...........67
Bảng 4.7 Diện tích khu sản xuất và số lượng máy móc sản xuất tăm của các hộ điều
tra

68

Bảng: 4.8 Diện tích khu sản xuất và số lượng máy móc tái chế phế liệu các hộ tái
chế điều tra..............................................................................................................72
Bảng 4.9 Tiêu thụ sản phẩm tăm của các hộ điều tra...............................................74
Bảng 4.10 Giá của sản phẩm tăm của các hộ điều tra..............................................75
Bảng 4.11 Nơi tiêu thụ các sản phẩm nhựa tái chế của các hộ điều tra....................76
Bảng 4.12 Giá bán của các sản phẩm nhựa tái chế của các hộ điều tra....................76
Bảng 4.13 Khối lượng chất thải rắn trong hoạt động chăn nuôi của các hộ điều tra
7778
Bảng 4.14 Khối lượng chất thải rắn của các hộ điều tra......................................7779

12


Bảng 4.15 Nước thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra....7780
Bảng 4.16 Lượng nước thải của các hộ điều tra...................................................7780
Bảng 4.17. Đánh giá và hiểu biết người dân về mức độ ảnh hưởng của phát triển
làng nghề đến môi trường xã...............................................................................7781
Bảng 4.18 Tình hình sử dụng lao động trong các hộ sản xuất của các hộ điều tra...83
Bảng 4.19 Đánh giá về nguyên nhân tạo thu nhập ổn định trong các hộ điều tra....84
Bảng 4.20 Nhận định của các hộ điều tra về phát triển làng nghề giúp bảo tồn và
phát triển văn hóa làng xã........................................................................................85
Bảng 4.21 Ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về ảnh hưởng phát triển làng nghề
đến môi trường nước...............................................................................................87

Bảng 4.22 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển làng nghề
đến môi trường đất trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu................................................91
Bảng 4.23 Đánh giá của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên địa
bàn xã 92
Bảng 4.24 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển làng nghề
đến môi trường không khí trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu.....................................94
Bảng 4.25. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn....................................95
Bảng 4.26 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển làng nghề
đến môi trường tiếng ồn trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu........................................97
Bảng 4.27 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường sinh
hoạt của các hộ điều tra trên địa bàn xã...................................................................99
Bảng 4.28. Tỷ lệ các loại bệnh thường gặp của các hộ điều tra trên địa bàn xã.....100

Bảng 2.1 Một số giới hạn nồng độ ô nhiễm cho phép trong nước thải từ
các làng nghề công nghiệp

13

Bảng 2.2 Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng
trong tầng đất mặt

15

Bảng2. 3 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung
quanh

16

Bảng 2.4 Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn 16


13


Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai xã Quảng Phú Cầu (2014-2016)
37

Bảng 3.2. Tình hình dân số lao động tại xã Quảng Phú Cầu (2014-2016)
39

Bảng 4.1 Tình hình lao động, của các hộ sản tham gia sản xuất và không
tham gia sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu 60
Bảng 4.2 Giá nguyên liệu đầu vào cho quá trình tái chế trong tháng
7/2017 trên địa xã Quảng Phú Cầu 61
Bảng 4.3 Giá nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất tăm tại tháng
7/2017 trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu

64

Bảng 4.4 Diện tích khu sản xuất và số lượng máy móc sản xuất của các hộ
sản xuất tăm tháng 7/2017 trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu 68
Bảng 4.5 Huy động vốn cho hộ sản xuất tăm tại tháng 7/2017 trên địa bàn
xã Quảng Phú Cầu

66

Bảng: 4.6 Diện tích khu sản xuất và số lượng máy móc các hộ tái chế điều
tra vào tháng 7/2017 trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu 72
Bảng: 4.7 Vốn cho sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất tái chế được
điều tra trong tháng 7/2017 trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu 67
Bảng 4.8 Thể hiện giá bán của các sản phẩm nhựa say nhỏ trong kì điều

tra của làng nghề tái chế phế liệu Xà Cầu năm 2017

76

Bảng 4.9 Giá của sản phẩm tăm của các hộ sản xuất tăm ở Phú Lương
Thượng kì điều tra năm 2017 75
Bảng 4.10 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển
làng nghề đến môi trường nước trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu

87

Bảng 4.11 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển
làng nghề đến môi trường đất trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu

91

Bảng 4.12 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển
làng nghề đến môi trường không khí trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu
94

14


Bảng 4.13 Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển
làng nghề đến môi trường tiếng ồn trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu
97

Bảng 4.14. Kết quả điều tra các hộ dân về mức độ ảnh hưởng phát triển
làng nghề đến môi trường sinh hoạt địa bàn xã Quảng Phú Cầu


99

Bảng 4.15. Tỷ lệ các loại bệnh thường gặp của các hộ điều tra trên địa
bàn xã Quảng Phú Cầu 100
Bảng 4.16. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Quảng Phú Cầu
(2014-2016) Error! Bookmark not defined.

15


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Quy trình sản xuất tăm tròn, tăm hương, tăm cân của các hộ điều tra
Hình 4.2 Quá trình tái chế phế liệu của các hộ điều tra
Hình 4.1 Quy trình sản xuất tăm tròn, tăm hương, tăm cân trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu ..........71
Hình 4.2 Quá trình sản xuất tái chế phế liệu trên địa bàn xã Quảng Phú Cầu ...................................73

16


17


DANH MỤC HỘP
Hộp 1 Ý kiến của cán bộ xã về mức độ ảnh hưởng của phát triển làng nghề
trên địa bàn xã ảnh hưởng đến môi trường nước.......................................878787
Hộp 2 Ý kiến của hộ dân sản xuất tái chế phế liệu việc đổ rác thải sản xuất
không đúng quy định của địa phương.........................................................898989
Hộp 3 Ý kiến của cán bộ xã về ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường
đất trên địa bàn xã.........................................................................................909090
Hộp 1 Ý kiến của cán bộ xã về thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn xã

Hộp 2 Ý kiến của hộ dân sản xuất tái chế phế liệu việc đổ rác thải sản xuất không
đúng quy định của địa phương
Hộp 3 Ý kiến của cán bộ xã về thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn xã
Hộp 4 Ý kiến của cán bộ y tế về ảnh hưởng phát triển làng nghề đến sức khỏe của
người dân

18


19


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LTTP

Lương thực, thực phẩm

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

NDT

Nhuộm, dệt, thuộc da

TCCT

Tái chế chất thải

GCCK


Gia công cơ khí

VLXD

Vật liệu xây dựng

LHK

Loại hình khác

CSSX

Cơ sở sản xuất

KLN

Kim loại nặng

UBND

Ủy ban nhân dân

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BVMT

Bảo vệ môi trường


ONMT

Ô nhiễm môi trường

SXKD

Sản xuất kinh doanh

QSD

Quỹ sử dụng

TDTT

Thể dục thể thao

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

TBXH

Thương binh xã hội

XC


Thôn Xà Cầu

PL

Thôn Phú Lương

QN

Thôn Quảng Nguyên

PLT

Thôn Phú Lương Thượng

PLH

Thôn Phú Lương Hạ

ĐT

Thôn Đạo Tú

CB

Thôn Cầu Bầu

20



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết
Nước ta là nước nông nghiệp, đặc trưng của sản xuất nông nghiệp có tính

mùa vụ cao. Đặc biệt đối với những hộ dân chỉ canh tác lúa, thời gian lao động của
họ không diễn ra liên tục. Làng nghề xuất hiện có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề việc làm, tạo ra thu nhập cho người nông dân góp phần phát triển kinh
tế - xã hội cho đất nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
tính đến 31-12-2014 số làng nghề và làng có nghề ở nước ta là 5.096 làng nghề. Số
làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính
phủ là 1.748 làng nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động (trong đó Hà Nội có 1.350
làng nghề và làng có nghề, trong đó 286 làng nghề đã được UBND thành phố công
nhận là làng nghề truyền thống). Nhiều làng nghề truyền thống ở nước ta đã tồn tại
từ 500 đến 1.000 năm trước, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và
thế giới biết đến, như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng,…Ở các
làng nghề thủ công truyền thống hiện nay thu hút một lượng lớn lao động tại địa
phương và nhiều nơi khác tới trong đó giai đoạn 2004-2005 đã từng có lúc thu hút
13 triệu lao động cùng tham gia làm nghề, trong số đó có 35% là lao động thường
xuyên còn lại là lao động thời vụ và nông nhàn, tạo việc làm và cải thiện đời sống
cho đông đảo cư dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường
cao hơn lao động nông nghiệp từ 2 đến 3 lần vì thế không chỉ những già trẻ gái trai
tham gia làm nghề mà ngay những em học sinh, sinh viên cũng tham gia làm nghề
phụ giúp gia đình sau những giờ học. Làng nghề lưu giữ nhiều giá trị văn hóa
truyền thống vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc
xây dựng nông thôn mới… (trích dẫn bởi Nhật Minh, 2015).
Mặc dù các Làng nghề vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, quá
trình phát triển hiện nay cũng tạo ra rất nhiều vấn đề liên quan khiến sự phát triển
trở nên kém bền vững. Và một trong số đó phải kể đến tình hình ô nhiễm môi

trường làng nghề. Theo Bộ Tài nguyên Môi trường (2014), thực trạng ô nhiễm từ
hoạt động của các ô nhiễm gần đây đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe của lao động và các cộng đồng dân cư xung quanh làng nghề. Theo

1


Báo cáo môi trường (2014), Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có
nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong
dây chuyền sản xuất. Tại hầu hết các làng nghề, ô nhiễm nguồn nước diễn ra đặc
biệt nghiêm trọng, do khối lượng nước thải rất lớn, nhưng lại chưa qua hệ thống xử
lý nước thải tập trung, thường được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch
quanh khu vực. Trong khi đó, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu
gom, xử lý triệt để, gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi
trường không khí, nước và đất, đây chính là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho
người dân đang lao động và sinh sống tại các làng nghề và quanh khu vực làng
nghề. Qua kết quả nghiên cứu do các đơn vị của Bộ Y tế thực hiện cho thấy, tỷ lệ
người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần
đây và tập trung vào một số bệnh như các bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hóa, thần
kinh, bệnh phụ khoa, ung thư... Tuổi thọ trung bình của người dân sống trong các
làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn mười năm so với tuổi thọ trung bình cả nước
và thấp hơn từ năm đến mười năm so với làng không làm nghề.
Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, có kinh tế phát triển
mạnh, chủ yếu tiểu thủ công nghiệp. Gắn liền với bề dày lịch sử, xã Quảng Phú Cầu
có nhiều làng nghề khác nhau. Lâu đời nhất, đó là làng nghề truyền thống làm
Hương Đen của thôn Xà Cầu, đan rổ rá, làm tăm của các thôn Phú Lương , Đạo Tú,
Cầu Bầu.. Hiện nay, làng nghề làm tăm và tái chế phế liệu của xã đang trong giai
đoạn phát triển mạnh nhất tạo việc làm cho hầu hết người dân trên địa bàn xã
Quảng Phú Cầu cũng như các xã lân cận. Mức thu nhập trung bình 3,5- 4,54.1 đến
7.25 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, trong quá trình tái chế phế liệu có chất thải

và khí lưu huỳnh trong quá trình sấy tăm, mùn và bụi tăm được xả trực tiếp ra môi
trường không qua xử lí. Điều đó đặt ra vấn đề là mức độ ảnh hưởng của phát triển
làng nghề đến môi trường như thế nào? Để làm rõ vấn đề nêu trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường xã Quảng Phú
Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”. Nhằm cung cấp những thông tin đa
chiều về hiện trạng môi trường làng nghề cũng như tác động của môi trường sản
xuất của làng nghề đến các môi trường trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, làm cơ sở để

2


xây dựng, đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, hoàn thiện chính sách quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề một cách bền vững.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi trường xã Quảng Phú
Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
giảm thiểu ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường của xã Quảng Phú
Cầu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về ảnh hưởng phát triển
làng nghề đến môi trường;
- Tìm hiểu thực trạng phát triển làng nghề tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường xã
Quảng Phú Cầu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng ô

nhiễm môi trường tại xã trong thời gian tới;
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là đánh giá mức độ ảnh hưởng
phát triển làng nghề đến môi trường xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội.
1.3.2.

Đối tượng khảo sát
Tập trung khảo sát người dân sản xuất và không sản xuất tăm thôn Phú

Lương Thượng, người dân tham gia và không tham gia hoạt động tái chế phế liệu
tại thôn Xà Cầu. Phỏng vấn sâu cán bộ địa phương.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi
trường xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một

3


số giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến môi trường
của xã Quảng Phú Cầu.
Các hộ tham gia tái chế phế liệu ở Xà Cầu, chủ yếu là tái chế nguyên liệu
nhựa thành sản phẩm là nhựa xay nhỏ, chỉ có phần nhỏ tái chế đến sản phẩm cuối
cùng như: Dép nhựa, túi nilon, dây nilon,…. Chính vì vậy, tôi chọn những hộ tham
gia tái chế nguyên liệu nhựa ghi, nguyên liệu nhựa cô-ca, nguyên liệu nhựa đen,
nguyên liệu nhựa xô, nguyên liệu nhựa chọn dừng lại ở sản phẩm là nhựa xay nhỏ.

Trong những hộ sản xuất tăm, tôi lựa chọn những hộ sản xuất tăm vuông (gồm: tăm
cân, tăm hương) và sản xuất tăm tròn để nghiên cứu.
 Phạm vi không gian: Tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, thành phố
Hà Nội.
 Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập trong thời gian năm
2014- 2016. Số liệu sơ cấp tổng hợp trong năm 2017
 Thời gian nghiên cứu đề tài tiến hành từ tháng 6 đến tháng 11/2017

4


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lí luận và thực tiễn ảnh hưởng phát triển làng nghề đến môi
trường

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Làng nghề và phân loại làng nghề
a. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một trong những nét đặc sắc của quá trình phát triển tiền tư bản
phương Đông ở Việt Nam. Trong chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, các nghề
thủ công ở Việt Nam dường như không tách rời khỏi nông nghiệp mà luôn đan xen,
song hành với nghề nông, là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ
truyền. Mới đầu các nghề thủ công như dệt vải, đan lát ,…Xuất hiện phục vụ nhu
cầu thiết yếu của trong mỗi gia đình. Khi số lượng hàng hóa được sản xuất ra ngày
càng nhiều, trao đổi hàng hóa giữa các gia đình diễn ra thường xuyên và với số
lượng lớn. Những làng nghề mang những nét đặc trưng của làng xóm được hình
thành. Hiện nay, khái niệm về làng nghề khá đa dạng, theo nhiều nghiên cứu về các

khía cạnh khác nhau của Làng nghề, các tác giả đều đưa ra những khái niệm thể
hiện một hay nhiều đặc điểm của làng nghề.
Theo Trần Minh Yến (2004), cho rằng: “Làng nghề là một thiết chế xã hội ở
nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian
địa lí nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”.
Có nhà nghiên cứu lại cho rằng: “Làng nghề là làm nông thôn Việt Nam có
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về lao động và thu
nhập so với nghề nông”. (Đặng Kim Chi, 2005).
Liên quan tới khái niệm về làng nghề, chính phủ Việt Nam cũng có những
định nghĩa khác nhau về làng nghề truyền thống và phi truyền thống hay “làng nghề
mới”.

5


×