Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017 khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.56 KB, 51 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

BÙI THỊ BÍCH HẢI

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH DƯỢC

THÁI NGUYÊN - 2018


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH DƯỢC

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2017

Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ BÍCH HẢI
Khóa học: 2015 - 2018
Mã sinh viên: CD5N151070264
Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ THANH NGHỊ

THÁI NGUYÊN - 2018




LỜI CAM ĐOAN
“Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Lê Thanh Nghị, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.
Thái Nguyên, ngày 6 tháng 8 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Bích Hải


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới Th.s Lê Thanh Nghị- Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, người thầy
đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện khóa
luận này.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Dược, Trường Cao đẳng y tế Thái
Nguyên đã truyền đạt cho em phương pháp nghiên cứu khoa học và những kiến
thức chuyên ngành quý báu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp,
các bác sỹ, dược sỹ, các bạn anh chị đồng nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như hoàn
thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Sau cùng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã bên cạnh
cổ vũ, động viện và giúp đỡ em trong thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn!


ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1 Kháng sinh và các chỉ số về sử dụng kháng sinh ............................................3
1.1.1 Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng kháng sinh …........................3
1.1.2 Các chỉ số về sử dụng kháng sinh ............................................................5
1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh trên thế giới và tại Việt Nam ........................5
1.2.1 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới ..................................5
1.2.2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Việt Nam .................................9
1.3 Vài nét về Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ..............................................9
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................10
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................10
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................10
2.1.2 Thời gian – địa điểm nghiên cứu ............................................................10
2.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................10
2.2.1 Mô hình thiết kế nghiên cứu ................................................................ 10
2.2.2 Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 10
2.2.3 Chỉ tiêu của nghiên cứu.......................................................................... 11
2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 11
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................11
2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu .....................................................................11
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................14
3.1 Phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh được sử dụng trong bệnh án nội trú .......14
3.1.1 Một số chỉ số tổng quát ........................................................................ 14
3.1.2 Phân tích thuốc kháng sinh được chỉ định trong bệnh án nội trú .......... 16
3.2 Phân tích một số chỉ số về sử dụng kháng sinh ............................................ 20
3.2.1 Số kháng sinh trung bình trong bệnh án nội trú......................................20
3.2.2 Về phác đồ kháng sinh sử dụng ............................................................ 21

3.2.3 Sử dụng kháng sinh dựa trên bằng chứng ..............................................24
3.2.4 Sử dụng kháng sinh trên bệnh án phẫu thuật ..........................................25
3.2.5 Về ADR của kháng sinh ....................................................................... 26
BÀN LUẬN ............................................................................................................ 27
1. Về cơ cấu thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong bệnh án nội trú tại bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017 ...................................................... 27
2. Về thực trạng chỉ định kháng sinh trong điều trị nội trú................................. 29
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 32
1. Về cơ cấu thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong bệnh án nội trú tại bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017 ...................................................... 32
2. Về một số chỉ số sử dụng kháng sinh trong bệnh viện ................................... 32
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 33


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
KS
KSĐ
DPPT
BA
DMT
DMTTY
TMH
KSDP
BV
KM
VK
ADR
DDD
WHO


NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Kháng sinh
Kháng sinh đồ
Dự phòng phẫu thuật
Bệnh án
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ
Khoa tai mũi họng
Kháng sinh dự phòng
Bệnh viện
Khoản mục
Vi khuẩn
Phản ứng có hại của thuốc
Liều trung bình duy trì hàng ngày
với chỉ định chính của một thuốc
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học [3] .......................................... 3
Bảng 1.2Tóm tắt một số nghiên cứu về tình tình tiêu thụ kháng sinh trên thế giới…6
Bảng 1.3Tóm tắt một số nghiên cứu về chỉ định kháng sinh trong điều trị nội trú ...7
Bảng 2.4 Số bệnh án cần lấy theo khoa phòng.........................................................10
Bảng 2.5 Các chỉ số trong nghiên cứu .....................................................................12
Bảng 3.6 Phân loại bệnh án có phẫu thuật và không phẫu thuật............................. 14
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .............................................. 14
Bảng 3.8 Thời gian nằm viện theo khoa phòng ...................................................... 14
Bảng 3.9 Thời gian điều trị bằng kháng sinh theo khoa phòng .............................. 15
Bảng 3.10 Tỷ lệ thời gian điều trị kháng sinh so với thời gian nằm viện ............... 15

Bảng 3.11 Chí phí sử dụng kháng sinh ................................................................... 16
Bảng 3.12 Tỷ lệ thuốc kháng sinh trong DMT bệnh viện ....................................... 16
Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo DMT thiết yếu ....................................... 16
Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo cấu trúc .................................................. 17
Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 2,3 ............................... 17
Bảng 3.16 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ ................................. 18
Bảng 3.17 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng ........................................... 18
Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo tên biệt dược gốc và generic ..................19
Bảng 3.19 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo tên INN và tên thương mại .................... 19
Bảng 3.20 DDD/100 ngày nằm viện của nhóm kháng sinh .................................... 20
Bảng 3.21 DDD/100 ngày nằm viện của KS cephalosporin thế hệ 2, 3 ................. 20
Bảng 3.22 Số kháng sinh trung bình trong bệnh án theo khoa phòng..................... 21
Bảng 3.23 Phân loại bệnh án theo số phác đồ kháng sinh ...................................... 21
Bảng 3.24 Chẩn đoán và các phác đồ của bệnh án sử dụng 4 phác đồ kháng sinh ..21
Bảng 3.35 Số kháng sinh trong 1 phác đồ ............................................................... 22
Bảng 3.36 Các kiểu phối hợp kháng sinh gặp trong nghiên cứu ............................ 22
Bảng 3.37 Các chẩn đoán của bệnh án điều trị kháng sinh phối hợp ..................... 23
Bảng 3.38 Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị kháng sinh xuống thang ......................... 24
Bảng 3.39 Các kiểu xuống thang kháng sinh trong nghiên cứu .............................. 24
Bảng 3.41 Tỷ lệ bệnh án làm xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ ....................... 24
Bảng 3.42 Phân bố xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ theo khoa phòng ............ 25
Bảng 3.43 Đánh giá sự phù hợp của chỉ định kháng sinh với kết quả kháng
sinh đồ…………………………………………………………………. 25
Bảng 3.44 Tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh DPPT đúng thời điểm .................... .26
Bảng 3.45 Tỷ lệ bệnh án PT sử dụng KS trong 24 giờ ........................................... 26
Bảng 3.46 ADR nghi ngờ của kháng sinh ............................................................... 26


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi phát hiện ra kháng sinh Penicilline đến nay hàng trăm loại kháng sinh

và các thuốc tương tự đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng
sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn,
đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao trong bệnh
viện (chiếm khoảng 20 – 40% tổng giá trị sử dụng thuốc). Trong những năm gần
đây, tỷ lệ này có giảm do mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang có những thay đổi với
xu hướng gia tăng các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…
Tuy nhiên, các nhóm bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và kháng
sinh vẫn là một trong những nhóm thuốc được kê đơn sử dụng rộng rãi nhất hiện
nay.
Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng dẫn đến nhiều vi khuẩn
đã trở nên đề kháng với thuốc, kháng sinh bị mất hiệu lực trên một số bệnh. Một số
vi khuẩn thậm chí còn kháng với tất cả các loại kháng sinh. Các chủng vi khuẩn
kháng thuốc này đã và đang lan rộng trên toàn cầu. Kỷ nguyên hậu kháng sinh khi
mà nhiễm khuẩn thông thường và những vết thương nhẹ có thể giết chết người,
đang hiện hữu và thách thức con người.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kháng kháng sinh là hệ quả tất yếu của việc
sử dụng kháng sinh, bất kể hợp lý hay không hợp lý. Để khắc phục tình trạng này,
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 qui định về tổ
chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện; Quyết định số
708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn sử
dụng kháng sinh" áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh; Quyết định số 772/QĐBYT ngày 04/3/2016 về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện quản lý sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện,nhằm tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm
tác dụng không mong muốn của kháng sinh, giảm chi phí chữa bệnh và giảm tình
trạng vi khuẩn kháng thuốc.... Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích hoạt động sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bệnh viện là vấn đề cần được đặt ra để phản
ánh thực trạng và góp phần hoàn thiện các chính sách quản lý, nâng cao chất lượng
sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện trung ương Thái
Nguyên đã trở thành bệnh viện đa khoa đầu ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.



đã có những bước phát triển lớn mạnh cả về đội ngũ chuyên môn, trang bị kỹ thuật
và cơ sở vật chất, đạt được nhiều thành tích trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.Tại
đây, kháng sinh là một nhóm thuốc quan trọng, được sử dụng hầu hết ở tất cả các
khoa phòng có phẫu thuật và không phẫu thuật. Tình hình sử dụng kháng sinh tại
bệnh viện rất được ban giám đốc quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, chưa có một nghiên
cứu nào đưa ra cái nhìn tổng quát về sử dụng kháng sinh của bệnh viện theo bộ tiêu
chí của WHO và của Bộ Y tế Việt Nam đưa ra.
Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thuốc nói chung và sử
dụng kháng sinh nói riêng tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại
Bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2017.”với hai mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh được sử dụng trong các bệnh án nội
trú tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2017.
2. Phân tích một số chỉ số về sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại
Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2017.
Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý của bệnh viện
nhằm góp phần về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Kháng sinh và các chỉ số về sử dụng kháng sinh
Năm 2015, Bộ Y tế Việt Nam ban hành Quyết định 708/2015/QĐ-BYT về
“Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, năm 2016, ban hành Quyết định
772/2016/QĐ-BYT về “ Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện”. Hai tài liệu này trở thành tài liệu chính, hướng dẫn sử dụng kháng sinh
và thực hành quản lý sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện.

1.1.1 Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc sử dụng kháng sinh

1.1.1.1 Định nghĩa kháng sinh
Theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ y tế ban hành năm 2015
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (anti bacterial
(substantces) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomyceste)
có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật khác. [2]
Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn nguồn
gốc tổng hợp như các sulfonamide và quinolon.
1.1.1.2 Phân loại kháng sinh
Dựa vào cấu trúc hóa học, kháng sinh được chia thành các nhóm như sau: [2]
Bảng 1.1 Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học
ST
Tên nhóm
Phân nhóm
T
1 Beta - lactam
Các Peniciclin
Các Cephalosporin
Carbapenem
Monobactam
Các chất ức chế beta – lactamase
2 Aminoglycosid
3 Macrolid
4 Lincosamid
5 Phenicol
6 Tetracylin
Thế hệ 1
Thế hệ 2
7 Peptid
Glycopeptid
Polypeptid

Lipopeptid
8 Quinolon
Thế hệ 1
Các Fluoroquinolon : Thế hệ 2, 3,4
9 Các nhóm kháng sinh khác
Sulfonamid
Oxazolidinon
5 - Nitroimidazol
Theo báo cáo của Cục quản lý dược, kháng sinh là nhóm thuốc có các hoạt
chất đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhiều nhất tính đến tháng 10 năm 2015. Cụ thể,
trong 5 hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất thì có đến 3 hoạt chất kháng sinh là


Ofloxacin, Cefuroxim và Cefpodoxim. Số lượng đăng ký của Ofloxacin đứng thứ 2
(481 số đăng ký) chỉ sau Acetaminophen [4].
1.1.1.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
a. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng
+ Lựa chọn kháng sinh dựa trên hai yếu tố người bệnh và đối tượng gây
bệnh.Yếu tố người bệnh bao gồm tuổi, tiền sử, tình trạng có thai, cho con bú… Yếu
tố vi khuẩn bao gồm loại vi khuẩn và độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh .
+ Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: Tuổi người bệnh, cân
nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh…[2]
b. Sử dụng kháng sinh dự phòng
+ Chỉ định dùng kháng sinh dự phòng:
Kháng sinh dự phòng phẫu thuật được chỉ định cho tất cả các trường hợp
thuộc loại sạch nhiễm.
Đối với phẫu thuật thuộc loại nhiễm và bẩn: kháng sinh đóng vai trò điều
trị, kháng sinh không ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã có
phát triển.[2]
+ Lựa chọn loại KS dự phòng:

KS có phổ tác dụng trên chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tại vết
mổ cũng như tình trạng kháng KS tại địa phương. KS ít hoặc không gây tác dụng
phụ. Chi phí sử dụng cho KS phẫu thuật phải ít hơn chi phí cho KS điều trị.[2]
+ Liều kháng sinh dự phòng:
Liều KSDP tương đương với liều điều trị mạnh nhất của kháng sinh đó.[2]
+ Đường dùng thuốc: Đường tĩnh mạch thường được sử dụng do nhanh
chóng đạt nồng độ thuốc trong máu và tế bào.
+ Thời điểm dùng thuốc:
Thời gian sử dụng KSDP nên trong vòng 60 phút trước khi tiến hành phẫu
thuật và gần thời điểm rạch dao.[2]
c. Sử dụng KS điều trị theo kinh nghiệm
Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn
học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn hoặc nuôi cấy mà không phát hiện
được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
Lưu ý lựa chọn kháng sinh có phổ hẹp nhất gần với vi khuẩn hoặc các tác
nhân gây bệnh.
Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá lại
lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.[2]
d. Sử dụng KS khi có bằng chứng về vi khuẩn học
Khi có bằng chứng rõ ràng về VK và kết quả của kháng sinh đồ, kháng sinh
được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ
tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện. Ưu tiên sử dụng
kháng sinh đơn độc.Việc phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết nếu chứng minh được
nhiễm khuẩn nhiều loại vi khuẩn cần phối hợp kháng sinh mới đủ phổ tác dụng,
họăc vi khuẩn kháng thuốc, hoặc điều trị kéo dài cần phối hợp kháng sinh.[2]
e. Lựa chọn đường đưa thuốc
Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá
thành rẻ. Chỉ dùng đường tiêm khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh



hưởng hoặc cần đạt nồng độ thuốc trong máu cao mà đường uống không đạt được,
nhiễm khuẩn trầm trọng, diễn biến nhanh. Tuy nhiên cần xem xét chuyển đường
uống ngay khi có thể.[2]
f. Độ dài đợt điều trị
Độ dài đợt điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Thông thường đợt điều trị thường từ 7 - 10
ngày. Không nên sử dụng kháng sinh kéo dài làm tăng tính kháng thuốc, tăng nguy
cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn và chi phí cho người bệnh.[2]
g. Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh
Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn do đó
cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi kê đơn.
1.1.2 Các chỉ số về sử dụng kháng sinh
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh viện, các nhà nghiên cứu, quản lý có
thể lựa chọn các chỉ số phù hợp để tiến hành đánh giá
• Các chỉ số liên quan đến kê đơn
- Tỷ lệ đơn thuốc nội trú kê một hoặc nhiều loại KS
- Số KS trung bình được kê cho đơn nội trú
- Tỷ lệ kê đơn KS có trong danh mục thuốc của bệnh viện
- Chi phí trung bình KS được kê cho một đơn nội trú
- Số ngày trung bình bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh
- Tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật được sử dụng kháng sinh dự phòng trước mổ
- Tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi được kê thuốc kháng sinh theo hướng dẫn điều
trị chuẩn
- Tỷ lệ các thuốc kháng sinh được kê theo tên gốc
- Số lượng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đường tiêm
sang kháng sinh uống trong những trường hợp có thể.
• Các chỉ số liên quan đến bệnh nhân

- Tỷ lệ liều kháng sinh được kê đơn theo đúng quy định
- Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh

• Các chỉ số bổ sung

- Tỷ lệ KS đồ được làm trên tổng số bệnh nhân được điều trị bằng KS
Theo “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
của Bộ Y Tế” các chỉ số đánh giá sử dụng kháng sinh bao gồm:
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh.


- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh được kê phù hợp với hướng dẫn.
- Số lượng, tỷ lệ % ca phẫu thuật được chỉ định kháng sinh dự phòng.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 1 kháng sinh.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh phối hợp.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh kê đơn kháng sinh đường tiêm.
- Ngày điều trị kháng sinh (DOT - Days Of Therapy) trung bình.
- Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose) với từng kháng sinh
cụ thể.
- Số lượng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đường tiêm
sang kháng sinh uống trong những trường hợp có thể.[3]
1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
1.2.1.1 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới
Kháng kháng sinh không phải là một căn bệnh mới xuất hiện, nó đã được
sớm nhận ra cùng với những nghiên cứu khoa học và những đe dọa đến hiệu quả
điều trị.
Theo báo cáo của WHO, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy và
AIDS, sởi và bệnh lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới chiếm khoảng
85% tổng số nguyên nhân tử vong.[9]
Bảng 1.2 Tóm tắt một số nghiên cứu về tình tình tiêu thụ
kháng sinh trên thế giới
ST Tác giả Năm Địa điểm

Mẫu
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
T
nghiên
cứu
1
1. Van
2000- Toàn cầu Dữ liệu
Từ năm 2000 đến năm 2010,
Boeckel 2010
bán hàng
tiêu thụ thuốc kháng sinh tăng
TP[10]
của các
36%. Brazil, Nga, Ấn Độ,
công ty và Trung Quốc và Nam Phi đóng
bệnh viện
góp 76% mức tăng này. Có
trong 10
tăng tiêu thụ carbapenems
năm
(45%) và polymixins (13%),
hai phân nhóm kháng sinh
cuối cùng.
2
Vaccheri
Ravena
Thông
- Mức tiêu thụ kháng sinh là



A và
cộng
sự[11]

và Funen

3

Young
Kyung
Yoon và
cộng
sự[12]

2008- Hàn
2012 Quốc

4

Jonatha
n Cooke
và cộng
sự[13]

2008- Anh
2013

5


Dumarti
nC và
cộng
sự[14]

2007

6

Elena
Buccellat

Pháp

2004- Emilia2011 Romagna,

tin về sử
dụng
kháng
sinh tại 3
bệnh viện

16,5 DDD/1000 người/ngày
tại Ravena và 10,4 DDD/1000
người/ ngày tại Funen.
- Sử dụng kháng sinh tiêm
(cephalosporin thế hệ 3 và
aminoglycosid) chiếm 4%
DDDs tại Italya, kháng sinh
tiêm tại Đan Mạch không

đáng kể.
- Penicillin phổ hẹp được sử
dụng chủ yếu tại Đan Mạch
trong khi tại Italia chủ yếu sử
dụng penicillin phổ rộng,
macroid và Fluoroquinolon
Dữ liệu
- Lượng tiêu thụ toàn bộ
bảo hiểm y kháng sinh từ 21,68 đến 23,12
tế và dịch
DDD/100 người/ngày.
vụ toàn
- Xu hướng tăng sử dụng các
quốc
kháng sinh cephalosporin thế
hệ 3,các carbapenem và
glycopeptid
98% bệnh - Giảm sử dụng cephalosporin
viện tại
thế hệ 1 và 2. Ngược lại các
Anh được
coamoxiclav, carbapenems và
đưa vào
piperacillin/tazobactam tăng
nghiên cứu lần lượt là 60,1%, 61,4% và
với trên 50 94,8%.
triệu bệnh
nhân.
530 bệnh
- Mức độ sử dụng kháng sinh

viện với
dao động lớn tại mỗi mô hình
khoảng 40 bệnh viện từ 60 DDD/1000
triệu bệnh bệnh nhân/ngày ở các cơ sở
nhân
chăm sóc dài hạn đến 633
DDD/1000 bệnh nhân/ngày ở
các bệnh viện tâm thần.
- Loại kháng sinh được sử
dụng phổ biến cũng khác
nhau tập trung vào Penicillin
phối hợp các chất ức chế beta
lactamase, Glycopepide và
carbapenem
Tất cả các -Sử dụng kháng sinh tăng
bệnh nhân không đáng kể 35,60


o[15]

Italia

0- 14 tuổi
khám bệnh
tại các
bệnh viện
thuộc
EmiliaRomagna

DDD/100 ngày giường năm

2004 đến 42,39
DDD/100 ngày giường.
Penicillin và các thuốc ức chế
β- lactamase là nhóm điều trị
đầu tiên.
- Đường uống là đường dùng
phổ biến nhất 53,67%, đường
tiêm chỉ chiếm 46,32%.
- Penicillin và các thuốc ức
chế β- lactamase là nhóm điều
trị đầu tiên.

Nghiên cứu trên dữ liệu bán hàng của các công ty dược phẩm và dữ liệu tại
các quốc gia trên thế giới trong vòng 10 năm từ năm 2000-2010 cho thấy. Mức độ
tiêu thụ kháng sinh năm 2010 tăng hơn 30% so với năm 2000. Penicillin và
cephalosporin chiếm gần 60% tổng lượng tiêu thụ trong năm 2010, tăng 41% so với
năm 2000. Trên toàn thế giới, các KS thuộc thế hệ mới nhất (last-line) cũng tăng
đáng kể, cụ thể: carbapenems (khoảng 40%) và polymyxins (13%) [16].
Liều DDD được dùng để so sánh mức độ sử dụng kháng sinh ở các quốc gia,
các vùng khác nhau, không phụ thuộc vào dạng đóng gói cũng như loại kháng sinh.
Nghiên cứu của Dumartin C và cộng sự được thực hiện tại Pháp trên 530 bệnh viện
với khoảng 40 triệu bệnh nhân cho thấy, mức độ tiêu thụ kháng sinh dao động lớn
tại mỗi mô hình bệnh viện từ 60 DDD/1000 bệnh nhân/ngày ở các cơ sở chăm sóc
dài hạn đến 633 DDD/1000 bệnh nhân/ngày ở các bệnh viện tâm thần [14].
Trong khi đó tại Trung Quốc, sau chiến lược quản lý sử dụng kháng sinh, mức
tiêu thụ kháng sinh giảm từ 76,6 DDD/100 xuống còn khoảng 30 DDD/100 ngày
giường năm 2014 [19].
1.2.1.2 Thực trạng chỉ định kháng sinh trong điều trị nội trú trên thế giới
Một số nghiên cứu về chỉ định kháng sinh trong điều trị nội trú được tóm tắt
trong bảng sau:

Bảng 1.3 Tóm tắt một số nghiên cứu về chỉ định kháng sinh
trong điều trị nội trú
ST
Tác giả Năm Địa điểm
Mẫu
Tóm tắt kết quả nghiên
T
nghiên
cứu
cứu
1
Versporten 2012 226 bệnh 17.693 trẻ - Tỷ lệ kê đơn kháng sinh là
A và cộng
viện tại 41 em và sơ
37,6%
sự [21]
quốc gia sinh nhận
- Kháng sinh phổ rộng được
kháng sinh sử dụng phổ biến, chủ yếu là
vào thời
ceftriaxon (Đông Âu
điểm 8 giờ 31,35%, Châu Á 13,0%,
trong 1
Nam Âu 9,8%) và
ngày
meropenem.
- Đường tiêm được sử dụng
phổ biến tại Châu Á 88%,
Châu Mỹ Latinh 81%, Châu



2

Terry
Green
và cộng
sự[18]

2009

14 bệnh Dữ liệu
viện tại
về bệnh
Afganistan nhân
điều trị

3

Brice
Amadeo
[23]

2008

32 bệnh
viện của
21 nước
Châu Âu

Tất cả

Các bệnh
nhân sử
dụng
kháng sinh
tại một
thời điểm
trong ngày

4

Sonja
Hansen

cộng
sự[24]

2011

132 bệnh
viện tại
Đức

Dữ liệu
sử dụng
kháng sinh
của 41.539
bệnh nhân

5


Masoko

2011

6 bệnh

Tất cả các

Âu 61%.
- Các bằng chứng cho việc
chỉ định kháng sinh thấp
nhất tại Mỹ Latinh 52%.
- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh
dự phòng phẫu thuật dài hơn
24 giờ cao từ 78%-84%.
- Tỷ lệ chỉ định kháng sinh
90%
- Tỷ lệ sử dụng
cephalosporin thế hệ 3 là
49,7%
- Tỷ lệ kháng sinh đồ được
thực hiện 0%
- Bệnh nhân viêm phổi được
chỉ định đúng phác đồ là 0%
- Tỷ lệ kê đơn kháng sinh
trung bình là 32% (dao động
từ 17-100%).
- Đường tiêm chiếm 82%
trường hợp chỉ định điều trị
và 63% trường hợp dự

phòng.
- Cephalosporin thế hệ 3
được chỉ định nhiều nhất
(18%).
- Tỷ lệ phối hợp kháng sinh
cao 37%.
- Lý do chỉ định kháng sinh
là nhiễm khuẩn và dự phòng
phẫu thuật.
- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh
dự phòng phẫu thuật kéo dài
quá 24 giờ là 67%.
-Tỷ lệ chỉ định kháng sinh
25,5%.
- Kháng sinh được chỉ định
nhiều
nhất là cefuroxim (14,3%),
cifprofloxacin (9,8%) và
ceftriaxon (7,5%).
- Sử dụng kháng sinh có
bằng chứng khoảng 73%.
- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh
dự phòng phẫu thuật kéo dài
hơn 24 giờ là 70%.
- Tỷ lệ kê đơn kháng sinh


Ntšekhe
[25]


viện tại
Lesotho

bệnh nhân
điều trị
ngày 11, 21
2011

trung bình là 37,6%.
- Chi phí kháng sinh chiếm
69,1% tổng chi phí các loại
thuốc

Kháng sinh được sử dụng với 2 mục đích chính là mục đích điều trị (xảy ra
khi có nhiễm khuẩn) và dự phòng phẫu thuật (chưa có nhiễm khuẩn). Khi sử dụng
với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn, thời gian sử dụng kháng sinh thông thường
không quá 24 giờ. Theo nghiên cứu của U. Hadi tại Indonesia năm 2002, các chỉ
định của kháng sinh được phân loại điều trị 53%, dự phòng phẫu thuật 15%. Tuy
nhiên có 35% chưa rõ ràng [17]
1.2.2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, báo cáo của Nguyễn Văn Kính và cộng sự về phân tích thực
trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam đã tổng kết một số vấn
đề. Chi phí kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí thuốc và hóa chất. Cao nhất
là chi phí tại bệnh viện nhi thành phố Hồ Chí Minh (89%). Trong đó phần lớn được
chi cho các cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon, cefoperazon) và các fluoroquinolon. Báo
cáo cũng tổng kết về 7 loại kháng sinh có mức sử dụng cao nhất năm 2009. Trong đó
levofloxacin là kháng sinh có mức sử dụng cao nhất sau đó là ceftriaxon,doxycyclin [7].
Theo nghiên cứu " Phân tích thực trạng sử dụng KS tại bệnh viện C tỉnh
Thái Nguyên" của Hoàng Thị Kim Dung cho thấy: KS được sử dụng với số lượng
nhỏ (1,9%) nhưng chiếm tỷ lệ giá trị lớn (35,4%). Nhóm KS beta lactam được sử

dụng nhiều nhất, chiếm 96,72% giá trị sử dụng của KS. Tỷ lệ KS đường tiêm
(67,6%) cao gấp đôi so với KS đường uống trong tổng số KS được kê đơn. Thời
gian bệnh nhân được sử dụng KS trong điều trị nội trú trung bình là 7,05 ngày [5].
Tại trung tâm tim mạch bệnh viện E năm 2014 cho thấy, kháng sinh chiếm
tới 38,34% giá trị tiêu thụ. Các kháng sinh nhập khẩu chiếm 99,25% về mặt giá trị.
Khảo sát trên 400 bệnh án điều trị nội trú trong năm 2014, tác giả thu được: 135
bệnh án có sử dụng kháng sinh điều trị trước mổ, trong đó 23,7% dùng kháng sinh
ngay từ ngày đầu nhập viện, 23,7% vì lý do dự phòng phẫu thuật và 52,6% còn lại
vì lý do khác. Tuy nhiên chỉ có 13,58% bệnh nhân được là xét nghiệm vi sinh, tỷ lệ
bệnh nhân làm kháng sinh đồ chỉ là 4,05%. Bệnh nhân phẫu thuật chỉ có 2,02% sử
dụng kháng sinh trong vòng 24 - 48 giờ sau mổ và có tới 77,07% bệnh nhân kéo dài
sử dụng kháng sinh 48 giờ sau mổ[8].
1.3 Vài nét về Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế,
được thành lập từ năm 1951, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân
tộc miền núi vùng Đông bắc Việt Nam.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là Bệnh viện Đa khoa hoàn
chỉnh, đảm trách nhiệm vụ Bệnh viện vùng, có chức năng:
Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các
tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc ở tuyến cao nhất.
Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến
theo nhiệm vụ được phân công.


Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật
hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh án sử dụng kháng sinh điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên năm 2017
2.1.2 Thời gian - địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 3/2018 – 8/2018
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Mô hình thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu
2.2.2 Mẫu nghiên cứu
+ Tính cỡ mẫu theo công thức:

Z2 (1-α/2)*p(1-p)


n=

d2

Trong đó:
n: Số bệnh án cần lấy
Z: Giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn, chọn độ tin cậy là
95%. Z = 1,96.
p: Ước tính tỉ lệ % của tổng thể, chọn p = 0,5.
d: Khoảng sai lệch chấp nhận được so với quần thể. Chọn d = 0,05.
Tính theo công thức trên, n = 384 bệnh án, chúng tôi chọn 400 bệnh án cho dễ
tính toán.
+ Phương pháp chọn mẫu:
Dựa trên phần mềm nội trú kết xuất các thông tin:
- Thông tin về bệnh nhân có sử dụng thuốc thuộc phân nhóm thuốc kháng

sinh, được điều trị tại bệnh viện từ 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2017.
- Tính tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh của từng khoa phòng so với tổng số
bệnh án sử dụng kháng sinh của toàn bệnh viện năm 2017. Tính số bệnh án cần lấy
tại mỗi khoa lâm sàng.
- Đánh số bệnh án theo Danh sách bệnh nhân sử dụng kháng sinh theo từng
khoa phòng. Tiến hành rút bệnh án theo khoa, cách 8 bệnh án chọn 1 bệnh án. Nếu
bệnh án không thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ, lấy bệnh án liền
trước bệnh án đó.
Số lượng bệnh án cần lấy ở mỗi khoa được thể hiện trong bảng.
Bảng 2.4 Số bệnh án lấy theo các khoa lâm sàng
Khoa lâm sàng
Số bệnh án
Số bệnh án cần lấy
Khoa TMH
2861
60
Khoa Nhi
3655
77
Khoa Nội
6935
146
Khoa Ngoại
4745
101
Tổng
18196
384
+ Bệnh án có sử dụng ít nhất một kháng sinh.
+ Thời gian nằm viện từ 24 giờ trở nên.

Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân chuyển tuyến khác hoặc xin ra viện khi chưa kết thúc hết quá
trình điều trị.
+ Bệnh nhân HIV, tử vong.
2.2.3. Chỉ tiêu của nghiên cứu
* Các nhóm chỉ số nghiên cứu
- Các chỉ số tổng quát.
- Phân tích kháng sinh được sử dụng trong bệnh án nội trú.
- Các giá trị trung bình.
- Phác đồ điều trị bằng kháng sinh.
- Sử dụng theo bằng chứng.
- Sử dụng kháng sinh trên bệnh án phẫu thuật.
- Báo cáo ADR của kháng sinh.
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu


2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập thông tin bệnh án theo Phiếu thu thập thông tin số 1 được tạo ra trên
file dữ liệu excel và thu thập trực tiếp vào máy tính. Phiếu số 1 được thu thập theo
từng khoa phòng. Các thông tin cần thu thập như sau
- Thông tin về bệnh nhân: Mã số bệnh án, tên bệnh nhân, tuổi, chẩn đoán
(khi nhập viện và ra viện, bao gồm các bệnh mắc kèm), ngày nhập viện, ngày ra
viện, thời gian nằm viện.
- Thông tin về các xét nghiệm vi sinh (thời gian chỉ định, kết quả), KSĐ (thời
gian trả kết quả, kết quả).
- Thông tin về kháng sinh sử dụng: Tên kháng sinh, nồng độ/hàm lượng, liều
dùng kháng sinh mỗi lần, liều dùng, nhịp đưa thuốc, ngày bắt đầu sử dụng, ngày kết
thúc, tổng số kháng sinh sử dụng, đơn giá.
- Thông tin về các thuốc cùng sử dụng: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn
vị tính, số lượng dùng, đơn giá

- Thông tin về ADR ghi nhận được có nghi nghờ liên quan đến KS trong quá
trình sử dụng.
- Thông tin về phẫu thuật: ngày phẫu thuật, thời điểm phẫu thuật.
- Thông tin về chi phí thuốc kháng sinh, chi phí thuốc đợt điều trị được kết
xuất trực tiếp từ phần mềm quản lý nội trú của bệnh viện.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
* Xử lý số liệu: Các số liệu hồi cứu được xử lý số liệu trên phần mền Exel
2010 và Splus. Các thông số sẽ được thu thập trên phần mền Exel 2010 thống kê
trên phần mền Splus.
Mục tiêu 1: Dựa trên thông tin thu thập được tại biểu số 1 tạo danh mục
các kháng sinh được chỉ định trong 400 bệnh án. Xử lý thông tin theo biểu số 2A,
2B
+ Phân loại các kháng sinh được chỉ định theo thuộc DMT bệnh viện, DMT
thiết yếu, theo cấu trúc, đường dùng, thuốc generic và thuốc biệt dược gốc, kháng sinh (*).
+ Tính DDD của kháng sinh
- Tính tổng lượng tiêu thụ của mỗi hoạt chất kháng sinh bằng cách lấy số lượng
tiêu thụ nhân với hàm lượng thuốc.
- Tra liều DDD trên website />- Tính tổng số DDD bằng cách chi tổng lượng thuốc đã tính cho DDD của
hoạt chất đó.
- Tính DDD/100 ngày điều trị nội trú
Mục tiêu 2: Dựa trên các thông thu thập được theo Phiếu thu thập dữ liệu
số 1 tiếp tục xử lý thông tin thu thập được theo Biểu số 3.
+ Bệnh án điều trị kháng sinh xuống thang: Bệnh án có điều trị kháng sinh
đường tiêm, phác đồ kháng sinh cuối cùng đường uống.
+ Lượt điều trị của một kháng sinh: một lượt sử dụng kháng sinh đó trong
một thời gian liên tục, không ngắt quãng.
+ Bệnh án làm kháng sinh đồ: Đánh giá sự phù hợp của chỉ định kháng sinh
với kết quả của kháng sinh đồ.
Các chỉ số trong nghiên cứu được tính theo công thức:
Bảng 2.5 Các chỉ số trong nghiên cứu

ST
Chỉ số
Công thức tính
T


1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17

Tỷ lệ bệnh án có
phẫu thuật/không
phẫu thuật
Tỷ lệ kháng sinh

nằm trong DMT
bệnh viện
Cơ cấu thuốc kháng
sinh trong DMT
thiết yếu
Cơ cấu thuốc kháng
sinh theo cấu trúc
Cơ cấu kháng sinh
theo đường dùng
(tiêm, uống)
Cơ cấu kháng sinh
theo nguồn gốc xuất
xứ (trong
nước/nhập
khẩu)
Cơ cấu kháng sinh
theo tên generic và
biệt dược gốc
Cơ cấu kháng sinh
theo tên INN và tên
thương mại
DDD/100 ngày
giường
Số kháng sinh trung
bình trong bệnh án
Phân loại bệnh án
theo số phác đồ
Tỷ lệ bệnh án
xuống thang
Tỷ lệ bệnh án có xét

nghiệm vi sinh
Tỷ lệ bệnh án làm
kháng sinh đồ
Tỷ lệ bệnh án chỉ
định kháng sinh phù
hợp với kết quả
KSĐ
Tỷ lệ bệnh án sử
dụng KS DPPT
đúng thời điểm
Tỷ lệ bệnh án sử
dụng kháng sinh
trong vòng 24 giờ

Tỷ lệ thuốc tiêm
Tỷ lệ thuốc uống= 100 - tỷ lệ thuốc tiêm
Tỷ lệ của KS trong nước
Tỷ lệ của KS nhập khẩu= 100 - Tỷ lệ KS trong nước
Tỷ lệ KS generic
Tỷ lệ KS biệt dược gốc= 100 - Tỷ lệ KS generic
Tỷ lệ KS INN
Tỷ lệ KS theo tên thương mại = 100- Tỷ lệ KS INN


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh được sử dụng trong bệnh án nội trú
3.1.1 Một số chỉ số tổng quát
* Phân loại bệnh án sử dụng kháng sinh có phẫu thuật và không phẫu thuật
Kết quả phân loại bệnh án có phẫu thuật và không phẫu thuật được thể hiện
trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Phân loại bệnh án có phẫu thuật và không phẫu thuật
ST
T
1
2
3
4
5
6

Khoa phòng

Bệnh án phẫu thuật

Khoa Nội (n=146)
Khoa Nhi (n= 77)
Khoa TMH (n=60)
Khoa Ngoại(n=101)
Tổng số (n = 384)
Tỷ lệ (%)

0
13
9
87
109
28,4

Bệnh án không phẫu
thuật

146
64
51
14
275
71,6

Nhận xét: Bệnh án có phẫu thuật chiếm tỷ lệ 28,4% thấp hơn so với bệnh án
không phẫu thuật 71,6%.
* Cơ cấu thuốc được sử dụng trong bệnh án nội trú theo nhóm tác dụng
dược lý
Thông tin về các thuốc được chỉ định trong bệnh án được phân loại và sắp
xếp theo nhóm tác dụng dược lý. Kết quả được thực hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
T
T
1
2
3
4
5
6
7

Nhóm thuốc
Thuốc kháng sinh
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm NSAIDs
Thuốc hô hấp
Hormon và thuốc tác động lên

nội tiết tố
Thuốc tim mạch, huyết áp
Dung dịch điều chỉnh điện giải
Thuốc khác
Tổng

Số
KM
26
12

Tỷ lệ
(%)
19,26
8,89

Giá trị
(đồng)
207.729.676
87.256.122

Tỷ lệ
(%)
48.79
20.49

17
25

12,59

18,52

27.012.345
5.321.510

6.34
1.25

24
18
13
135

17,78
13,33
9,63
100

5.125.200
91.125.110
2.232.184
425.802.147

1.2
21.4
0.52
100

Nhận xét: Nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số khoản mục
(19,26%) và giá trị (48.79%). Nhóm thuốc dung dịch điều chỉnh điện giải là nhóm

đứng thứ 2 về tiền thuốc sử dụng (21,4%), tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm NSAIDs 20,49%. Các thuốc tim mạch, hormon và nội tiết tố chiếm tỷ
lệ thấp.
* Thời gian nằm viện và thời gian sử dụng kháng sinh
- Kết quả phân tích thời gian nằm viện được thể hiện trong bảng 3.3


Bảng 3.3 Thời gian nằm viện theo khoa phòng
TT
1
2
3
4
5

Tên khoa
Khoa Nội
Khoa Nhi
Khoa TMH
Khoa Ngoại
Toàn bệnh viện

Thời gian nằm viện (ngày)
Ngắn nhất
Trung bình
Dài nhất
3
9,9
20
5

8,4
17
3
7,4
24
2
8,0
45
2
8,4
45

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, số ngày nằm viện trung bình của bệnh
nhân tại bệnh viện là 8,4 ngày. Tại Khoa Nội bệnh nhân điều trị dài ngày nhất (9,9
ngày), tại khoa TMH bệnh nhân điều trị ngắn ngày nhất (7,4 ngày). Thời gian nằm
viện ít nhất là 2 ngày và cao nhất là 45 ngày
- Thời gian điều trị kháng sinh trung bình
Đảm bảo thời gian sử dụng kháng sinh là một trong nguyên tắc sử dụng kháng
sinh. Sử dụng kháng sinh quá ngắn làm tăng nguy cơ xuất hiện chủng vi khuẩn
kháng thuốc. Ngược lại, sử dụng kháng sinh quá dài cũng làm tăng nguy cơ xuất
hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc và cũng tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Kết quả phân tích thời gian sử dụng thuốc kháng sinh của bệnh nhân được thể
hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4 Thời gian điều trị bằng kháng sinh theo khoa phòng
ST
Tên khoa
Thời gian sử dụng kháng sinh (ngày)
T
Ngắn nhất
Trung bình

Dài nhất
1
Khoa Nội
3
8,9
17
2
Khoa Nhi
5
7,9
13
3
Khoa TMH
3
6,6
20
4
Khoa Ngoại
1
5,6
42
5
Toàn bệnh viện
1
7,0
42
Nhận xét: Toàn bệnh viện, số ngày điều trị kháng sinh là 7,0 ngày. Trong đó
khối nội khoa (Khoa Nội, Khoa Nhi) có số ngày điều trị kháng sinh cao hơn so với
khối ngoại khoa (TMH).
Thời gian điều trị ngắn nhất là 01 ngày (trường hợp sử dụng kháng sinh dự

phòng phẫu thuật liều duy nhất trong 24 giờ). Bệnh nhân điều trị 42 ngày kháng
sinh có chẩn đoán Áp xe cơ cắn, trải qua 3 phác đồ kháng sinh và phác đồ cuối cùng
sử dụng Meropenem 1g phối hợp với Amikacin 500mg.
- Tỷ lệ thời gian điều trị kháng sinh so với thời gian nằm viện
- Tỷ lệ thời gian điều trị kháng sinh so với thời điểm nằm viện được thể
hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5 Tỷ lệ thời gian điều trị kháng sinh so với thời gian nằm viện
STT
Tên khoa
Tỷ lệ thời gian (%)
1
Khoa Nội
90,0


2
3
4
5

Khoa Nhi
Khoa TMH
Khoa Ngoại
Trung bình

94,4
88,8
69,2
83,4


Nhận xét: Thời gian sử dụng kháng sinh toàn bệnh viện chiếm 83,4% thời gian
nằm viện. Thời gian sử dụng kháng sinh tại các khoa dao động từ 69,2% đến 94,4%
thời gian nằm viện thấp nhất tại khoa Ngoại và cao nhất tại Khoa Nhi.
Kết quả này cho thấy, gần như toàn bộ thời gian nằm viện, bệnh nhân đều
được chỉ định kháng sinh.
* Chi phí sử dụng kháng sinh
Chi phí kháng sinh và chi phí thuốc cho đợt điều trị nội trú được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 3.6 Chi phí sử sụng kháng sinh
Nội dung
Khoa
Khoa
Khoa
Khoa
Trung
Nội
Nhi
TMH
Ngoại
bình
(n=146)
(n=77)
(n=60)
(n=101)
Chi phí kháng sinh
trung bình ( đồng) 292.420,8 386.751,2 375.894
343.096
349.540,5
Tỷ lệ chi phí kháng
44,5

59,5
69,5
67,6
61,5
sinh so tổng chi phí
tiền thuốc (%)
Nhận xét: Chi phí đợt điều trị kháng sinh thấp nhất tại Khoa Nội
(292.420,8 đồng) và cao nhất tại khoa Nhi (386.751,2đồng). Chi phí đợt điều trị
kháng sinh trung bình toàn bệnh viện là 349.540,5đồng.
Tiền thuốc kháng sinh chiếm 61,5% tiền thuốc đợt điều trị toàn bệnh viện. Tỷ
lệ này thấp nhất tại Khoa Nội (44,5%) và cao nhất tại Khoa TMH (69,5%).
3.1.2. Phân tích thuốc kháng sinh được chỉ định trong bệnh án nội trú
* Tỷ lệ thuốc kháng sinh thuộc Danh mục thuốc bệnh viện và Danh mục
thuốc thiết yếu lần VI của Bộ Y tế.
Dựa trên thông tin thu thập được từ 384 bệnh án, nghiên cứu thống kê được
26 kháng sinh được sử dụng.
- Tỷ lệ thuốc kháng sinh thuộc DMT bệnh viện. Đề tài tiến hành phân loại
thuốc kháng sinh thuộc DMT bệnh viện và không thuộc DMT bệnh viện. Kết quả
được thể hiện như sau:
Bảng 3.7 Tỷ lệ thuốc kháng sinh trong DMT bệnh viện
TT
Nội dung
Số
Tỷ lệ
Số lượng sử dụng
Tỷ lệ
KM (%)
(viên/uống)
(%)
1 Thuộc DMT bệnh viện

25
96,2
6990
99,8
2 Không thuộc DMT bệnh viện
01
3,8
14
0,2
3
Tổng
26
100
7004
100
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, chỉ có 1 trong 26 khoản thuốc kháng
sinh nằm ngoài DMT bệnh viện. Kháng sinh này là Doxycyclin 100mg, số lượng sử
dụng kháng sinh này là 14 viên được ghi nhận tại 2 bệnh án, chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,2%).


Số kháng sinh nằm ngoài DMT bệnh viện chỉ có 1 thuốc, trong bệnh án, thuốc
được kê theo tên INN, đề tài thiếu thông tin về tên thương mại và đơn giá.
Do đó cơ cấu thuốc kháng sinh được phân tích tiếp theo được thực hiện trên
25 kháng sinh thuộc DMT bệnh viện.
- Kết quả phân loại thuốc kháng sinh theo DMTTY VI được thể hiện như sau
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo DMT thiết yếu
T
Nội dung
Số KM
Tỷ

Giá trị
Tỷ lệ
T
lệ(%)
(đồng)
(%)
1
Thuộc DMT thuốc thiết yếu
15
60
105.653.452
50,9
2
Không thuộc DMT thuốc thiết
10
40
102.076.222
49,1
yếu
Tổng
25
207.729.676
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, chỉ có 60% khoản mục thuốc thuộc
DMT thiết yếu và có tới 40% số khoản mục thuốc nằm ngoài DMT thiết yếu lần VI
của Bộ Y tế ban hành. Về giá trị sử dụng, thuốc thuộc DMT thiết yếu chỉ chiếm
50,9%, thuốc nằm ngoài DMT thiết yếu chiếm tới 49,1%. Điều này cho thấy DMT
của bệnh viện chưa có sự tập trung vào DMT thuốc thiết yếu theo hướng dẫn của
Bộ Y tế.
*Cơ cấu kháng sinh theo cấu trúc
Tiến hành phân loại kháng sinh theo cấu trúc, kết quả nghiên cứu được thể

hiện trong bảng 3.9
Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo cấu trúc
T
Nhóm kháng sinh
Số
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
T
KM
(%)
(đồng)
(%)
1
Cephalosporin TH 3
9
36
120.510.997
58
2
Cephalosporin TH 1,2
5
20
54.187.780
26,1
3
Penicillin
4
16
20.326.584

9,8
4
5-nitroimidazol
1
4
6.050.000
2,9
5
Aminoglycosid
1
4
4.444.050
2,1
6
Macrolid
3
12
2.077.120
1,0
7
Nhóm khác
2
8
133.144
0,1
Tổng
25
100
207.729.676
100

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, về số khoản mục và giá trị, kháng sinh
cephalosporin thế hệ 3 đều chiếm tỷ lệ cao nhất (26% số khoản mục và 58,0% giá
trị). Nhóm cephalosporin thế hệ 1 và 2 đứng thứ 2 (20%) số khoản mục và chỉ
chiếm 26,1% giá trị. Các nhóm khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này cho thấy,
cơ cấu thuốc kháng sinh tại bệnh viện tập trung chủ yếu vào 2 nhóm kháng sinh
cephalosporin thế hệ 2 và thế hệ 3.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích 02 nhóm kháng sinh này.Kết quả được thể
hiện trong bảng 3.10
Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 1,2,3
Thế hệ
Tên hoạt
Tên thương
Số
TL
Giá trị
TL
kháng
chất
mại
lượng
(%)
(đồng)
(%)
sinh
(viên/ốn


×