Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại một số bệnh viện tuyến TW ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 70 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
• • • •
NGUYÊN MAI HOA
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sử DỤNG
KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
VIÊM PHỔI TẠI MỘT số BỆNH VÌỆN
TUYỂN TRUNG ƯỜNG ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sĩ
Người hưóng dẫn:.
1. ThS. Phan Quỳnh Lan
2, ThS. Ngô Thị ỈBích Hà
Nơi thực hiện:
1. Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế
2. Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dưọ’c Hà Nội
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÁN Đ Ề 1
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về bệnh viêm phổi 3
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Dịch tễ 3
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ 4
1.1.4. Phân loại 5
1.1.5. Chẩn đoán 6
1.1.6. Điều trị 6
1.2. Tổng quan về các kháng sinh được sử dụng trong điều trị VPMPCĐ

10
1.2.1. Nhóm Ị3-ỉactam 11


1.2.1. Nhóm macrolid i 12
1.2.3. Nhóm aminosid 12
1.2.4. Nhóm íluoroquinolon 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu
14
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 14
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 15
2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá 15
2.3. Xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u 18
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 18
3.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhân 18
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
• ThS. Phan Quỳnh Lan - Giảng viên Bộ môn Dược Lâm sàng
• ThS. Ngô Thị Bích Hà - Chuyên viên Cục Quản lý Khám chữa bệnh
là 2 người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi xây
dựng định hướng thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban lãnh đạo và các cán bộ Cục quản lý
Khám chữa bệnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực
hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Phòng
Đào tạo, Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ở bên
động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin trân trọng cảm om!

Hà Nội, ngày 10/05/2010
Sinh viên
Nguyễn Mai Hoa
3.1.2. Phân loại bệnh nhân theo nơi mắc bệnh 19
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc viêm phổi 20
3.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 21
3.2.1. Danh mục kháng sinh sử dụng trong điều trị viêm phổi 21
3.2.2. Số phác đồ kháng sinh sử dụng ở bệnh nhân VPMPCĐ

23
3.2.3. Phác đồ kháng sinh khởi đầu ở bệnh nhân VPMPCĐ

24
3.2.4. Kết quả điều trị của bệnh nhân VPMPCĐ
27
3.3. Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân VPMPCĐ

29
3.3.1. Đánh giá việc lựa chọn phác đồ kháng sinh ban đầu

29
3.3.2. Đánh giá liều dùng kháng sinh được lựa chọn ban đầu
30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 35
4.1. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi

35
4.1.1. Danh mục kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi

35

4.1.2. Số phác đồ kháng sinh sử dụng ở bệnh nhân VPMPCĐ ;

36
4.1.3. Phác đồ kháng sinh khởi đầu ở bệnh nhân VPMPCĐ
37
4.1.4. Kết quả điều trị ở bệnh nhân VPMPCĐ 38
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân V PM PCĐ

39
4.2.1. Đánh giá việc lựa chọn phác đồ kháng sinh ban đầu 39
4.2.2. Đánh giá liều dùng kháng sinh được lựa chọn ban đầu

42
KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
C2G
Cephalosporin thế hệ 2
C3G
Cephalosporin thế hệ 3
C4G
Cephalosporin thế hệ 4
Clcr
Độ thanh thải Creatinin
FQ
Fluoroquinolon
HDĐT
Hưórng dẫn điều trị
HSCC

Hồi sức cấp cứu
KC
Khuyến cáo
KS
Kháng sinh
MRSA
s. aureus kháng methicillin
TB
Trung bình
TTYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
TMP-SMX
Trimethoprim - Sulfamethoxazol
TW
Trung ưong
VPMPCĐ
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
VPMPBV
Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện
DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VI KIIUẨN
E. coli
Escherichia coli
K. pneumoniae
Klebsiella pneumoniae
p. aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa
s. aureus
Staphylococcus aureus
s. pneumoniae
Streptococcus pneumoniae

Trang
Bảng 1.1. Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên vi khuẩn 8
Bảng 1.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của 5 vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam
năm 2005 10
Bảng 2.1. Phân loai mức độ suy thận dựa vào độ thanh thải creatinin hoặc nồng độ
creatinin/huyết thanh 16
Bảng 3.1. Số lượng bệnh án viêm phổi thu được ở các bệnh viện

18
Bảng 3.2. Phân loại bệnh nhân theo độ tuổi 19
Bảng 3.3. Tỷ lệ VPMPCĐ và VPMPBV ở từng bệnh viện 19
Bảng 3.4. Các yếu tố nguy cơ mắc viêm phổi

20
Bảng 3.5. Các nhóm kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi 21
Bảng 3.6. Các kháng sinh P-lactam được sử dụng trong điều trị viêm phổi

23
Bảng 3.7. Số phác đồ được sử dụng trên bệnh nhân VPMPCĐ
.

24
Bảng 3.8. Tỷ lệ kháng sinh dùng đơn độc hay phối hợp trong phác đồ khởi đầu
điều trị VPMPCĐ 24
Bảng 3.9. Các phác đồ kháng sinh đơn độc 25
Bảng 3.10. Các phác đồ phối hợp 2 kháng sinh
26
Bảng 3.11. Các phác đồ phối hợp 3 kháng sinh 27
Bảng 3.12. Thời gian nằm viện và thời gian dùng kháng sinh ở
bệnh nhân VPMPCĐ 27

Bảng 3.13. Hiệu quả điều trị ở bệnh nhân VPMPCĐ 28
Bảng 3.14. Phân loại bệnh nhân chưa qua điều trị ở các cơ sở y tế theo tiêu chuẩn nhập
viện 29
Bảng 3.15. Đánh giá việc lựa chọn phác đồ kháng sinh ban đầu theo HDĐT của
Bộ Y tế 30
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 3.16. Đánh giá liều dùng kháng sinh không tính liều theo cân nặng ở bệnh nhân
có chức nặng thận bình thường 31
Bảng 3.17. Đánh giá liều dùng kháng sinh tính liều theo cân nặng ở bệnh nhân có chức
nặng thận bình thường 32
Bảng 3.18. Đánh giá liều dùng kháng sinh không tính liều theo cân nặng ở bệnh nhân
suy giảm chức nặng thận 33
Hình 3.1. Phân loại bệnh nhân theo giới tính
18
Hình 3.2. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi

21
Hình 3.2. Số lượng các trưòfng hợp dùng kháng sinh không tính liều theo cân nặng có
liều dùng không theo khuyến cáo ờ bệnh nhân có chức nặng thận bình thường

31
Hình 3.4. Số lượng các trường họfp dùng kháng sinh aminosid có liều dùng không theo
khuyến cáo ở bệnh nhân có chức nặng thận bình thường

33
Hình 3.5. Số lượng các trường hợp dùng kháng sinh không tính liều theo cân nặng có
liều dùng không theo khuyến cáo ở bệnh nhân suy giảm chức nặng thận
34
ĐẶT VÁN ĐÈ


Viêm phổi là bệnh thưòng gặp nhất và nặng nhất trong nhóm bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), viêm phổi, cùng
với cúm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong sổ các bệnh nhiễm trùng và
chiếm khoảng 8% tổng chi phí toàn cầu cho bệnh tật [21]. ở nước ta, viêm phổi
luôn là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất và là một trong những bệnh tử vong nhiều nhất
[15].
Các bệnh phổi nói chung và viêm phổi nói riêng có xu hướng ngày càng tăng
do nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện kinh tế, ô nhiễm không khí, sự bùng nổ
của các dịch bệnh với nhiều tác nhân gây bệnh mới xuất hiện. Thêm vào đó, việc sử
dụng kháng sinh quá rộng rãi và thiếu họp lý trong điều trị viêm phổi làm gia tăng
tỷ lệ kháng kháng sinh và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy, hiện nay mặc dù
có nhiều tiến bộ về phương pháp chẩn đoán cũng như sự ra đời của những kháng
sinh mới nhưng viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ừên thế giới
[34].
Các bệnh viện tuyến Trung ương (TW) là nơi tiếp nhận bệnh nhân điều trị
không thành công ở tuyến dưới hoặc các cơ sở y tế khác chuyển đến. Do đó, việc
điều trị trở nên phức tạp hơn, nhất là trong tình hình mức độ đề kháng kháng sinh ở
các bệnh viện tuyến TW ngày càng cao. Sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện, an toàn, tiết kiệm, đồng thời
hạn chế sự kháng thuốc đang lan tràn. Từ trước đến nay những khảo sát về kháng
sinh trong điều trị viêm phổi chỉ giới hạn nghiên cứu ở một bệnh viện, vì vậy, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tỉnh hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm
phổi tại một số bệnh viện tuyến Trung ương ở Việt Nam ” với các mục tiêu;
• Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viẽm phổi tại một số
bệnh viện tuyến TW đại diện cho mỗi vùng miền trong cả nước.
• Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải ở
cộng đồng (VPMPCĐ) về; phác đồ kháng sinh được lựa chọn ban đầu và chế
độ liều được dùng.
Từ đó, đưa ra các đề xuất góp phần vào việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, và
hiệu quả.

CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN
ỉ.l. Tổng quan về bệnh viêm phổi
1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi (bao gồm phế nang, túi
phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận). Đặc trưng về
tổn thương giải phẫu bệnh là khối đông đặc của nhu mô phổi. Tác nhân gây viêm
phổi có thể là vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng [4], [9].
1.1.2. Dịch tễ
Hàng năm, có khoảng trên 4 triệu người trên thế giới mắc viêm phổi. Tỷ lệ
mắc ở dân số trưởng thành là 5 - 11/1.000 người [17],
Theo TCYTTG, năm 2004, tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 7,1% (4,18
triệu người) đứng hàng thứ 3 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế
giới, chỉ sau các bệnh lý về tim mạch [34].
Viêm phổi xảy ra ở cả hai giới, nhưng nam nhiều hơn nữ. Viêm phổi thường
gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và người trên 65 tuổi [32].
Viêm phổi thường gặp vào mùa đông hơn những thời gian khác trong năm.
Một trong những nguyên nhân là do sự gia tăng lây truyền bệnh từ người sang
người trong mùa đông và nguy cơ viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn (nhất là s.
pneumoniae) sau khi nhiễm virus [24], [32].
Điều trị viêm phổi chiếm khoảng 8% chi phí toàn cầu cho bệnh tật [21], Tại
Mỹ, tổng chi phí điều trị viêm phổi và cúm vào năm 2005 ước tính khoảng 40,2 tỷ
đô la trong đó có tới 85% chi phí dành cho các trưòng hợp nhập viện [16], tương ụr,
ở Anh, là 87% [17].
Viêm phổi là một bệnh rất thường gặp ở Việt Nam. Viêm phổi chiếm 12%
các bệnh về phổi [8].
Viêm phổi luôn là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất và là một trong những bệnh tử
vong nhiều nhất. Năm 2008, tỷ lệ mắc viêm phổi là 409,12/100.000 dân, và tỷ lệ tử
vong là 2,34/100.000 dân, đứng thứ 2 sau tử vong do chấn thương sọ não [15],
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ

]. ỉ. 3.1. Nguyên nhân gây bệnh
về mặt lý thuyết, có khoảng 100 loài vi sinh vật khác nhau có thể gây viêm
phổi [24]. Song trên thực tế lâm sàng chỉ gặp một số loài nhất định. Tỷ lệ của các
tác nhân gây bệnh này thay đổi tùy theo mùa, vùng địa lý và nơi mắc bệnh của
nhóm bệnh nhân được nghiên cứu. Tuy nhiên, viêm phổi xác định được nguyên
nhân gây bệnh chỉ chiếm từ 30 - 50% tổng số trưòng hợp VPMPCĐ [18], Trong
một số trường hợp, có nhiều tác nhân khác nhau cùng gây ra viêm phổi trên một
bệnh nhân. Các tác nhân gây bệnh thường gặp bao gồm: [8], [9], [24], [28]
- Vi khuẩn; Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Legionella
pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Pseudomonas
aeruginosa
- Virus: virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus á cúm, sởi, thủy đậu
(VZV), Herpes zona (HZV), Adenovirus, Metapneumovirus chủng ở người
- Nấm; Histoplasma capsulatum, Coccỉdioides ỉmmỉtỉs, Blastomyces, các chủng
Candida, Aspergillus fumigatus
- Ký sinh trùng: Toxocara canỉs và Toxocara catis, Dirofilaria imrnitis,
Pamgonimus westermani, Pneumocystis carinii, Amip
U .S .2. Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi xảy ra. Đánh giá
các yếu tố này giúp bác sĩ định hướng căn nguyên gây bệnh, từ đó có hướng chẩn
đoán đúng và điều trị thích hợp. Các yếu tố nguy cơ có thể chia làm 2 nhóm:
Các yếu tố nguy cơ do bệnh nhân; cơ thể suy yếu, còi xương, suy dinh
dưỡng, người già, nghiện rượu, chấn thương sọ não, hôn mê, mắc bệnh phải nằm
điều trị lâu, biến dạng lồng ngực (gù, vẹo cột sổng ), bệnh tai mũi họng (viêm
xoang, viêm Amiđan bệnh phổi mạn tính, suy đa tạng phủ
Các yếu tố nguy cơ do điều trị: đặt nội khí quản, thở máy, hút đờm, gần đây
có phẫu thuật vùng bụng ngực, đường truyền tĩnh mạch, cho ăn qua ống thông, nằm
viện trên 2 ngày trong vòng 90 ngày gần đây, sống tại các khu điều dưỡng (có dùng
kháng sinh) [4], [9]
1.1.4. Phãn loại

Dựa trên nơi mắc bệnh, viêm phổi có thể chia làm 2 loại: VPMPCĐ và viêm
phổi mắc phải ở bệnh viện (VPMPBV): [4], [5], [9]
VPMPCĐ là hiện tượng nhiễm khuẩn nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện.
Tác nhân gây bệnh VPMPCĐ có thể chia làm 2 nhóm: nhóm tác nhân điển hình
{Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae) và nhóm tác nhân không điển
hình {Legionella pneumoniae. Chlamydia pneumoniae^ Mycoplasma pneumoniae và
virus). Một so tác nhân gây VPMPCĐ nặng gồm Staphylococcus aureus, Klebsiella
pneumoniae. Pseudomonas aeruginosa và vi khuan yêm khí.
Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện (VPMPBV) là bệnh lý viêm phổi xuất hiện
sau khi nhập viện 48 giờ, bao gồm các trường hợp viêm phổi do thầy thuốc, viêm
phổi trên bệnh nhân thở máy (các bệnh lý này không có triệu chứng khi nhập viện).
Tác nhân gây VPMPBV chủ yếu là các vi khuẩn Gram (-) {Pseudomonas
aeruginosa, E.coli, Klebsiella pneumoniae, các chủng Enterobacter, các chủng
Proteus, và các chủng Acinetobacter) và Staphylococcus aureus, đặc biệt là
s.aureus kháng methicillin (MRSA). Legionella pneumoniae và nấm (các chủng
Candida, Aspergillus fumigatus) gây VPMPBV cho những trường hợp suy giảm
miễn dịch sau ghép tạng hoặc nhiễm HIV.
Ngoài ra, còn có một số cách phân loại viêm phổi khác như: theo mức độ
bệnh (viêm phổi nhẹ, viêm phổi vừa, viêm phổi nặng) [6], theo tổn thương giải phẫu
bệnh (viêm phổi thùy, phế quản phế viêm) [1], theo biểu hiện lâm sàng (viêm phổi
điển hình, viêm phổi không điển hình) [10], theo nguyên nhân gây bệnh (viêm phổi
do phế cầu, viêm phổi do Haemophilus influenzae, viêm phổi do Klebsiella
pneumoniae, viêm phổi do virus ) [9].
1.1.5. Chẩn đoản
1.1.5. ỉ. Chẩn đoán xác định viêm phoi thùy
- Bệnh khởi phát đột ngột.
- Có cơn rét run và sốt cao 39 - 40°c.
- Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu cao.
- Đau ngực có khi rất nổi bật, đau bên tổn thương.
- Ho và khạc đờm có máu màu gỉ sắt hoặc đờm màu xanh, đờm mủ.

- Hội chứng đông đặc: gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm; có tiếng thổi
ống [4].
- X-quang: có hội chứng lấp đầy phế nang với đám mờ đều hình tam giác đỉnh quay
về phía trung thất, có thể có hình ảnh tràn dịch màng phổi hoặc hình rãnh liên thuỳ
dày [11].
1.1.5.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Việc xác định căn nguyên phải dựa vào xét nghiệm vi sinh vật các bệnh
phẩm đường hô hấp dưới, máu và phản ứng huyết thanh: [9]
- Đờm; nhuộm soi tươi và cấy, cho độ nhạy và độ đặc hiệu là 50 - 60% và trên 80%
theo thứ tự.
- Cấy máu: Đối với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ VPMPBV, cần cấy máu 3 lần.
- Cấy tìm vi khuẩn từ bệnh phẩm đường hô hấp dưới (cấy dịch màng phổi, cấy dịch
phế quản) nhất là trong các trường hợp nặng.
- Các test phát hiện kháng thể như test ngưng kết bổ thể, ngưng kết lạnh.
- Phát hiện kháng nguyên qua nước tiểu.
- PCR (phản ứng khuếch đại chuỗi) với từng loại vi khuẩn riêng biệt.
1.1.6. Điều trị
L I.6.1. Nguyên tắc điền trị
Xử lý tùy theo mức độ nặng của bệnh. Khi không có dấu hiệu nặng, bệnh
nhân có thể được điều trị ngoại trú. Điều trị nội trú được khuyến cáo trong trường
hợp VPMPCĐ có dấu hiệu nặng hoặc VPMPBV [4], [5].
Kháng sinh nên được lựa chọn theo căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, do việc
xét nghiệm vi khuẩn mất thời gian và tỷ lệ dương tính thấp, việc lựa chọn kháng
sinh ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng (dựa trên các yếu tố nguy cơ, mức
độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, bệnh mắc kèm, tương tác và tác dụng phụ của
thuốc).
Việc điều trị càng sớm càng cho hiệu quả cao. Các nghiên cứu cho thấy kết
quả điều trị cho bệnh nhân viêm phổi cần nhập viện liên quan đến thời điểm bắt đầu
sử dụng kháng sinh nhiều hơn là kết quả phân iập vi khuẩn. Kháng sinh cần được
đưa trong vòng 4 giờ đầu kể từ khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện. Điều này

giúp giảm tỷ lệ tử vong và rút ngắn thời gian điều trị so với việc bắt đầu dùng kháng
sinh muộn hơn [31].
Với VPMPCĐ do các tác nhân gây bệnh điển hình, thời gian dùng kháng
sinh là từ 7 đến 10 ngày, và 14 - 21 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, tụ
cầu hoặc vi khuẩn Gram (-). Với VPMPBV, liệu trình kháng sinh kéo dài từ 10 đến
21 ngày tùy theo căn nguyên gây bệnh.
Ngoài ra, điều trị triệu chứng nếu cần thiết: giảm đau, hạ sốt bằng
paracetamol 0,5g X 4 lần/ngày nếu sốt trên 38"c, cung cấp đủ oxy, bồi phụ nước -
điện giải, vitamin B l, B6 liều cao cho người nghiện rượu.
ỉ. 1.6.2. Các phác đồ kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị VPMPCĐ
Khi chưa có kết quả phân lập vi khuẩn, sử dụng kháng sinh theo các hướng
dẫn điều trị (HDĐT) uy tín là cần thiết để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang
gia tăng hiện nay. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn HDĐT của Bộ Y tế (2006) [4]:
* Điều trị tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực:
- Điều trị ngoại trú khi không có dấu hiệu nặng.
- Penicillin G 50.000 - 100.000 đv/kg/ngày hoặc amoxicillin 30 - 60 mg/kg/ngày.
- Có thể dùng amoxicillin/clavulanat và một số C2G hoặc C3G khác (ceíuroxim,
ceíbtaxim).
- Khi nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là các vi khuẩn không điển hình nên dùng
nhóm macrolid như erythromycin 2g/ngày, hoặc clarithromycin (15mg/kg/ngày);
hoặc doxycyclin (lOOmg X 21ần/ngày).
* Điều trị nội trú tại khoa Nội từ bệnh viện tuyến huyện trở lên:
- Amoxicillin 30-50mg/kg/ngày + macrolid (erythromycin 2g/ngày hoặc
clarithromycin 15mg/kg/ngày) khi nghi do vi khuẩn không điển hình.
- Có thể dùng p - lactam/ ức chế p - lactamase (amoxicillin/clavulanat) kết họp với
một thuốc macrolid.
- Có thể dùng C2G hoặc C3G (cefuroxim l,5g X 3 lần/ngày hoặc cefotaxim Ig X
3 lần/ngày) kết hợp với một thuốc macrolid.
* Điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu:
- Liệu pháp ưu tiên: cephalosporin phổ rộng (cefotaxim Ig X 3 lần/ngày hoặc

ceftriaxon 2g/ngày hoặc ceftazidim Ig X 3 lần/ngày) kết họp với macrolid hoặc
aminosid.
- Liệu pháp thay thế: FQ (levofloxacin 0,5g/ngày + benzylpenicillin l,2g X
41ần/ngày).
1.1.6.3. Phác đồ kháng sinh sau khi đã phân lập được tác nhân gây bệnh
Khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn, phác đồ kháng sinh ban đầu theo kinh
nghiệm nên được xem xét lại để phù họp với tác nhân gây bệnh. Phác đồ điều trị
VPMPCĐ theo căn nguyên gây bệnh trong HDĐT của Bộ Y tế (2006) như sau [4]:
Bảng LI. Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh
TT
Tác nhân gây bệnli
Thuôc được lựa chọn
ban đầu
Thuốc thay thế
VI KHU AN
1
Streptococcus pneumoniae
Amoxicillin, penicillin G
Erythromycin, clarithromycin,
Cefuroxim, cefotaxim hoặc
ceftriaxon
2
Haemophilus influenzae
Amoxicillin
hoặc ampicillin
Cefuroxim, cefotaxim hoặc
ceftriaxon
3
Trực khuân đường ruột
Cefuroxim, cefotaxim

hoặc ceftriaxon
FQ (ciprofloxacin, levoiloxacin,
ofloxacin, moxifloxacin) hoặc
imipenem
4 Pseudomonas aeruginosa
Ceftazidim + gentamicin,
tobramycin, amikacin
Ciprofloxacin + piperacillin +
gentamicin, tobramycin, amikacin
5
Các chủng Legionella
Clarithromycin ±
rifampicin
FQ (ciprofloxacin, levofloxacin,
ofloxacin, moxifloxacin)
6
Staphylococcus aureus
- Còn nhạy cảm với
methicillin
- Kháng methicillin
Oxacillin ± rifampicin
Vancomycin
VIRUS
7
Virus cúm A
Amantadin hoặc
rimantadin
Virus simplex, virus zona,
virus thủy đậu
Acyclovir

Virus hợp bào hô hâp
Ribavirin
NAM
8
Nâm Itraconazol,
Amphotericin B
KÝ SINH TRÙNG
9
Pneumocylis carinii
TMP-SMX
Amip
Metronidazol
1.1.6.4. Tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam
Đánh giá mức độ nhạy cảm của ỉdiáng sinh đối với vi khuẩn đóng vai trò rất
quan trọng trong điều trị viêm phổi. Theo báo cáo hoạt động theo dõi sự đê kháng
kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2005, 5 loài vi
khuẩn có tỷ lệ gặp cao nhất là; Klebsiella spp. (15,1%), E.coli (13,3%),
p.aeruginosa (13,3%), Acinetobacter sp. (9,9%), S.aureus (9,3%)- Đây cũng là
những tác nhân gây viêm phổi, đặc biệt là VPMPBV. Sau đây là mức độ đề kháng
kháng sinh của 5 vi khuẩn trên [14]:
Nhận xét bảng 1.2
Trong khảo sát trên, số lượng chủng phân lập được ở bệnh viện Chợ Rầy
chiếm 50% tổng số chủng của cả nước. Vì vậy, tỷ lệ đề kháng tính chung của cả
nước bị ảnh hưởng nhiều của bệnh viện Chợ Ray. Năm vi khuẩn đề cập ở trên được
phân lập nhiều nhất ở khoa Điều trị tích cực và đều đề kháng đa kháng sinh ở mức
độ cao. Klebsiella spp., p.aeruginosa, Acỉnetobacter sp. đều đã kháng C3G
(cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim) trên 50%. Imipenem có tỷ lệ đề kháng vi khuẩn
thấp nhất trong các kháng sinh, nhưng với p.aeruginosa, tỷ lệ này đã là 18,4%.
10
Bảng 1.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của 5 vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở

Việt Nam năm 2005
%R
Nhóm KS
Tên KS
E. Coli
Klebsiella
spp.
P. aeru
ginosa
S. aure
us
Acineto-
bacter
Ampicillin
87,7 97,4
- - -
Amox/a.cla.
37,3 49,7
- - -
«
Piper/tazo.
10,6
35,9
35,6
-
53,0
H
>
Ticar/a.cla
18,6

27,1 36,3
-
36,0
1
Oxacillin
- - - 43,7 -
0
H
>
Cefotaxim
43,7 56,9
- - 77,6
Ceftriaxon
43,7 56,9
- - 77,6
Ceftazidim
27,1
54,7 57,4
-
76,5
Cefepim
18,5 27,9
56,5
- 68,7
Imipenem
0,6
1,5
18,4
- 18,3
Gentamicin

53,3 60,5
66,2 55,6
75,1
AMINOSID
Amikacin
16,6 39,0
49,1 39,6
67,6
Neltimicin
12,6
-
51,8
-
37,8
Erythromycin
- - - 67,0 -
Clindamycin
-
- -
55,5
-
Cloramphenicol
60,3
-
-
46,9
-
TMP-SMX
78,8 64,5
- 32,7 -

FQ
Ciprofloxacin
53,1
36,3
52,2 69,6
Norfloxacin
42,9
- - - -
Vancomycin
-
- -
12,6
-
Nitrofurantoin
17,4
-
.

_
- -
Chủ thích
Amox/a.cla. = amoxicillin/acid clavulanic; piper/tazo. = piperacillin/tazobactam;
ticar/a.cla = ticarcillin/acid clavulanic
1.2. Tổng quan về các kháng sinh được sử dụng trong điều trị VPMPCĐ
Tác nhân chính gây viêm phổi là vi khuẩn, vì vậy việc điều trị bằng kháng
sinh là điều cần thiết. Có nhiều kháng sinh thuộc các nhóm khác nhau có hiệu quả
trong điều trị VPMPCĐ, tuy nhiên, 4 nhóm kháng sinh được khuyến cáo sử dụng
chủ yếu theo HDĐT của Bộ Y tế [4], Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ [22],
và Hiệp hội Lồng ngực Anh [17] là P-lactam, macrolid, và aminosid và FQ.
11

1.2.1. Nhóm fi-lactam
P-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong điều Irị
VPMPCĐ, có thể sử dụng đơn độc và két hợp với các kháng sinh khác. P-lactam
được lira chọn tùy theo mức độ nặng của bệnh bao gồm; penicillin nhóm A, P-
lactam/ ức chế P-lactamase (amoxicillin/clavulanat, ampicillin/sulbactam), hoặc một
số C2G và C3G (cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon ). Cơ chế tác dụng của (3-
lactam là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, vi khuẩn không có vách che chở sẽ
bị tiêu diệt [3].
ì.2.1. ỉ. Penicillin nhóm A
Các penicillin nhóm A bao gồm ampicillin và amoxicillin. Phổ tác dụng của
chúng bao gồm vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Penicillin nhóm A tác dụng trên vi
khuẩn Gram (+) tương tự penicillin G nhưng có thêm tác dụng trên một số chủng
Gram (-), trong đó có H. influenzae - 1 trong các tác nhân gây VPMPCĐ thường
gặp. Penicillin nhóm A bị mất hoạt tính bởi (5-lactamase nên việc kết hợp các chấl
ức chế p-lactamase giúp nới rộng phổ tác dụng của các kháng sinh này' Các kháng
sinh dạng phối hợp thường gặp là amoxicillin/clavulanat và ampicillin/sulbactam
[3].
Penicillin nhóm A là kháng sinh được lựa chọn hàng đầu trong điều trị
VPMPCĐ nhẹ, chưa cần nhập viện. Nếu việc điều trị ban đầu bằng kháng sinh này
không đem lại hiệu quả như mong muốn thì amoxicillin/clavulanat thường là thuốc
được lựa chọn thay thế [17], [22].
1.2.1.2. Các cephalosporin
Dựa vào phổ kháng khuẩn, cephalosporin được chia thành 4 thế hệ. Các
cephalosporin thế hệ trước tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) mạnh hơn nhưng trên
Gram (-) yếu hơn thế hệ sau và ngược lại. CIG có phổ kháng khuẩn tương tự
penicillin nhóm A, tác dụng tốt trên cầu khuẩn, trực khuẩn Gram (+) và một sổ trực
khuẩn Gram (-). Hoạt tính kháng khuẩn của C2G trên vi khuẩn Gram (-) đã khá hơn
CIG, nhưng vẫn còn kém C3G. C3G tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram (-), nhất là
trực khuẩn dưòng ruột, nhưng tác dụng kém CIG trên cầu khuẩn. C4G có phổ
12

kháng khuẩn rộng, mạnh hơn C3G và vững bền với ß-lactamase do vi khuẩn
Gram (-) tiết ra [3].
Các Cephalosporin được sử dụng trong điều trị VPMPCĐ chủ yếu là các
Cephalosporin phổ rộng. Các kháng sinh thường được sử dụng theo kinh nghiệm
bao gồm Cefuroxim, Cefpodoxim, cefotaxim, ceftriaxon. Ceftazidim được khuyến
cáo sử dụng cho bệnh nhân nhập khoa Hồi sức cấp cứu và có nguy cơ nhiễm
p.aeruginosa [4], [22]. C4G chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm vi khuẩn
Gram (-) hiếu khí đã kháng C3G.
Ngoài ra, còn có một số phân nhóm khác được sử dụng trong điều trị
VPMPCĐ nặng đã kháng các kháng sinh thông thường khác hoặc nghi nhiễm
p.aeruginosa như: penicillin kháng Pseudomonas (ticarcillin, piperacillin ),
carbapenem (imipenem, meropenem ).
1.2.2. Nhóm macrolid
Macrolid có phổ tác dụng trung bình, chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn
Gram (+). ưu điểm nổi bật của macrolid là có tác dụng trên các vi khpẩn nội bào
như; Mycoplasma, Chlamydia, Rickettsia Macrolid làm gián đoạn quá trình tổng
hợp protein của vi khuẩn nên có tác dụng kìm khuẩn. Hầu hết các macrolid (trừ
clarithromycin) đều chuyển hóa qua gan và thải trừ qua phân nên khi sử dụng cho
bệnh nhân suy thận, không cần hiệu chỉnh liều (clarithromycin cần hiệu chỉnh liều ở
bệnh nhân suy thận nặng) [3].
Trong các phác đồ điều trị VPMPCĐ, macrolid thường được khuyến cáo sử
dụng cùng kháng sinh ß-lactam để bao trùm cả tác nhân gây bệnh điển hình và
không điển hình. Các macrolid không nên dùng đơn độc vì dễ xảy ra nguy cơ kháng
thuốc [22].
1.2.3. Nhóm aminosìd
Kháng sinh aminosid có hoạt phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram
(-) và một số ít vi khuẩn Gram (+) như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Aminosid làm sai
lệch quá trình tổng hợp protein cần thiết của vi khuẩn nên có tác dụng diệt khuẩn.
Đây là kháng sinh có khoảng điều trị hẹp, gây độc với thận và thính giác. Vì vậy,
13

liều kháng sinh aminosid được tính theo cân nặng và cần theo dõi chặt chẽ chức
năng thận của bệnh nhân. Thận trọng trong trường hợp phối hợp aminosid với các
kháng sinh có tiềm năng độc với thận như vancomycin, C3G [3]
Aminosid chỉ được sử dụng kết hợp với idiáng sinh p-lactam để nới rộng phổ
tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) trong các trường hợp phác đồ khởi đầu hướng đến
vi khuẩn Gram (+) không đem lại kết quả hoặc nghi nhiễm p.aeruginosa với bệnh
nhân nặng cần nhập khoa Hồi sức cấp cứu [22],
1.2.4. Nhóm fluoroquinolon
FQ có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn Gram (-) ưa khí,
kể cả p.aeruginosa, một số cầu khuẩn Gram (+), và vi khuẩn nội bào. Tuy nhiên,
FQ không có tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí. FQ là nhóm kháng sinh diệt khuẩn
thông qua ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn [3]. Là kháng sinh phổ rộng nên tác
dụng không mong muốn hay gặp nhất của nhóm FQ là rối loạn tiêu hóa do mất cân
bằng hệ vi khuẩn đưòng ruột [19]. Năm 2008, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm
Hoa kỳ (FDA) cũng đưa ra cảnh báo với các cán bộ y tế về tình trạng viêm gân,
thậm chí đứt gân Achill ở những bệnh nhân sử dụng FQ. Nguy cơ này tăng lên ở
bệnh nhân trên 60 tuổi và ở người đang sử dụng glucocorticoid [29]. FQ còn gây
kém phát triển xương khớp, nhất là ở tuổi đang lón, vì vậy, FQ chống chỉ định cho
trẻ em dưới 16 tuổi [3].
Một số FQ thấm tốt vào mô phổi như: levofloxacin, inoxifloxacin,
gemifloxacin nên được gọi là FQ hô hấp [27]. Sử dụng đơn độc các kháng sinh FQ
là lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân VPMPCĐ có mắc kèm các bệnh mạn tính
hoặc ở những nơi s.pneumoniae đã kháng macrolid ở mức độ cao. Phác đồ kết hợp
Í"Q và p-lactam chỉ được áp dụng cho bệnh nhân nhập khoa Hồi sức cấp cứu [22].
14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phiếu tóm tắt bệnh án nội trú của bệnh nhân viêm phổi, thuộc chương trình
“Thu thập thông tin đánh giá về sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao trong bệnh viện”

do Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế thực hiện năm 2009 tại 5 bệnh viện
tuyến TW là;
- Bệnh viện Bạch Mai (BV Bạch Mai)
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (BV Thái Nguyên)
- Bệnh viện Trung ương Huế (BV Huế)
- Bệnh viện Chợ Rầy (BV Chợ Rầy)
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương cần Thơ (BV cần Thơ)
Bệnh án được chọn ngẫu nhiên cho đến khi đủ số lượng cần thiết là'60 bệnh
án tại mỗi bệnh viện. Các thông tin cần thiết của bệnh án sẽ được ghi chep lại vào
“Phiếu tóm tắt bệnh án nội trú”.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Phiếu tóm tắt bệnh án của bệnh nhân, sau đó, được lựa chọn theo các tiêu
chuẩn sau:
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là viêm phổi.
- Thời gian nằm viện trong khoảng 31/08/2008 - 01/09/2009.
- Có chỉ định sử dụng kháng sinh.
- Từ 16 tuổi trở lên.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đồng thời nhiễm HIV.
- Bệnh nhân mắc kèm lao phổi.
2.2. Phưong pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu mô tả.
15
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1. Một sổ đặc điểm của mẫu nghiên cứu
- Độ tuổi và giới.
- Phân loại bệnh nhân theo nơi mắc bệnh.
- Các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi.
2.2.1.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh
- Danh mục kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm phổi.

- Số phác đồ được sử dụng ở bệnh nhân VPMPCĐ.
- Phác đồ kháng sinh được lựa chọn ban đầu ở bệnh nhân VPMPCĐ.
+ Phác đồ kháng sinh đơn độc.
+ Phác đồ phối hợp 2 kháng sinh.
+ Phác đồ phối hợp 3 kháng sinh.
- Kết quả điều trị của bệnh nhân VPMPCĐ.
+ Thời gian nằm viện và thời gian dùng kháng sinh.
+ Hiệu quả điều trị.
2.2.1.3. Đánh giả tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân VPMPCĐ
- Đánh giá việc lựa chọn phác đồ kháng sinh ban đầu.
+ Phân loại bệnh nhân theo tiêu chuẩn nhập viện.
+ Đánh giá phác đồ kháng sinh ban đầu căn cứ theo HDĐT của Bộ Y tế.
- Đánh giá liều dùng kháng sinh được lựa chọn ban đầu.
+ Nhóm bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
• Kháng sinh không tính liều theo cân nặng.
• Kháng sinh tính liều theo cân nặng.
+ Nhóm bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
• Kháng sinh không tính liều theo cân nặng.
• Kháng sinh tính liều theo cân nặng.
2.2.2. Tiêu chuẩn đảnh giả
2.2.2. ỉ. Đánh giá về lựa chọn phác đồ khảng sinh:
16
Chỉ tiêu này được đánh giá trên đối tượng bệnh nhân VPMPCĐ chưa điều trị
ở các cơ sở y tế trước khi nhập viện tuyến TW theo HDĐT của Bộ Y tế [4].
Phác đồ kháng sinh sử dụng được coi là theo khuyến cáo nếu phù hợp với
phác đồ được khuyển cáo cho đối tượng bệnh nhân theo tiêu chuẩn nhập viện. Phác
đồ kháng sinh là không theo khuyến cáo nếu không có trong HDĐT trên hoặc
không phù hợp cho đối tượng bệnh nhân theo tiêu chuẩn nhập viện.
2.2.2.2. Đánh giá về liều dùng
- Các chỉ tiêu về liều dùng, nhịp đưa thuốc, đường dùng, điều chỉnh liều trong

trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng thận: được đánh giá căn cứ theo Dược
thư Quốc gia Việt Nam 2002 [7], Nếu Dược thư Quốc gia không có chuyên luận
thuốc cần đánh giá, sẽ tham chiếu các chuyên luận thuốc trong Martindale 34 [25].
- Đánh giá chức năng thận của bệnh nhân dựa vào độ thanh thải creatinin (Clcr)
hoặc nồng độ creatinin/huyết thanh:
• Đối với bệnh án có ghi cân nặng, có thể tính được Clcr: đánh giá chức năng
thận bằng Clcr căn cứ theo tiêu chuẩn do Nguyễn Văn Xang đưa ra, như
trong bảng 2.1;
Bảng 2.1. Phân loại mức độ suy thận dựa vào độ thanh thải creatinin hoặc nồng độ
creatinin/huyết thanh [9]
Mức độ suy thận
Độ thanh thải creatinin
(ml/ph)
Nông độ creatinin/huyêt
thanh (Ịimol/1)
Thận bình thường
120-61
7 0 -1 3 0
Suy thận giai đoạn I
6 0-4 1 < 130
Suy thận giai đoạn II
4 0 -2 1
130-299
Suy thận giai đoạn Illa
2 0-1 1
3 0 0-499
Suy thận giai đoạn Illb
1 0 -5
500 - 900
Suy thận giai đoạn IV

<5
>900
Trong đó, Clcr được tính bí
íng công thức Cockroft và Gault; [2]
C lc r =
(140 - Tuổi) X cân nặng
Creatinin X 72
+ Nếu là nữ giới, nhân kết quả trên với 0,85.
+ Clcr: Hệ số thanh thải creatinin (ml/ph).
17
+ Tuổi tính bằng năm; cân nặng tính bằng kg; creatinin/huyết thanh tính
bằng mg/dl.
+ Bệnh nhân suy gan không được đưa vào phần đánh giá vì công thức trên
không áp dụng được cho bệnh nhân suy gan, do sẽ có kết quả sai lệch.
+ Trong trưòmg họp, nồng độ creatinin/huyểt thanh được tính bằng i^mol/1,
thì chuyển đổi sang đơn vị mg/dl theo công thức:
Đơn vị (mg/dl) = đơn vị (|imol/l) / 88,40 [2]
• Đối với các bệnh án không ghi cân nặng, chức năng thận được đánh giá theo
nồng độ creatinin/huyết thanh. Bệnh nhân được coi là suy thận nếu
creatinin/huyết thanh lớn hơn 130 Ịxmol/1 [2].
- Trên mỗi đối tượng bệnh nhân: có chức năng thận bình thường và suy giảm chức
năng thận, liều dùng của kháng sinh được đánh giá theo 2 nhóm:
• Nhóm 1: kháng sinh không tính liều theo cân nặng.
• Nhóm 2: kháng sinh tính liều theo cân nặng.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. Sử dụng kiểm định ANOVA
một chiều (one-way ANOVA test) để so sánh các giá trị trung bình. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Với các kiểm định có p < 0,05, từng cặp trung bình
được so sánh với nhau để xác định cặp khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05) bằng kiểm
định Dunnett’s T3 post-hoc.

kiiẨV
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Căn cứ theo các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, từ các bệnh án
trong chương trình “Thu thập thông tin đánh giá về sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao
trong bệnh viện” của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế thực hiện năm 2009,
số lượng bệnh án thu được tại từng bệnh viện cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Số lượng bệnh án viêm phổi thu được ở các bệnh viện
Bệnh viện Bạch Mai
Thái
Nguyên
Huế Chợ Rầy Cần Thơ
n n ^ Ấ
Tông sô
Sô lượng
(bệnh án)
48 53
57 53 57
268
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhãn
Trong số 268 bệnh án, chỉ có 266 bệnh án ghi giới, 262 bệnh án ghi tuổi. 139
trong số 266 bệnh nhân là nam (chiếm 52,3%). Phân bố bệnh nhân theo giói tính
được minh họa trong hình 3.1:
Hình 3.1. Phăn loại bệnh nhân theo giới tỉnh
Tuổi của bệnh nhân dao động từ 16 đến 106 tuổi, nhóm trên 65 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất. Phân nhóm bệnh nhân theo độ tuổi được trình bày ở bảng 3.2:

×