Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỀ ÁN Quản lý kỹ thuật, giảm sự cố lưới điện giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.95 KB, 28 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
Quản lý kỹ thuật, giảm sự cố lưới điện giai đoạn 2016-2020
(Đính kèm Quyết định số

/QĐ-EVN SPC ngày

tháng 5 năm 2016)

Thực hiện Chỉ thị số 1874/CT-EVN ngày 19/5/2015 của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam về công tác quản lý kỹ thuật lưới điện năm 2015 và giai đoạn 2016 ÷ 2020.
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-EVN ngày 02/10/2015 của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam về việc phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả SXKD và Năng suất lao động
giai đoạn 2016 ÷ 2020 của Tổng công ty Điện lực miền Nam.
Căn cứ Tờ trình của Ban KTSX ngày 4/11/2015 đã được Phó Tổng Giám đốc
KTSX phê duyệt về việc giao chỉ tiêu suất sự cố lưới điện 110kV giai đoạn 2016
-2020.
Tổng công ty đưa ra Đề án Quản lý kỹ thuật, giảm sự cố lưới điện giai đoạn
2016-2020 như sau:
PHẦN A: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT:
Căn cứ các chỉ đạo của EVN về công tác quản lý kỹ thuật lưới điện giai đoạn
2016-2020 theo Chỉ thị số 1874/CT-EVN,Tổng công ty Điện lực miền Nam xây dựng
chương trình công tác quản lý kỹ thuật giai đoạn 2016-2020 như Phụ lục 1 (đính


kèm).
PHẦN B: CÔNG TÁC GIẢM SỰ CỐ LƯỚI ĐIỆN:
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN, SỰ CỐ LƯỚI
ĐIỆN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2011-2015:
1. Hiện trạng lưới điện:
1.1Nguồn lưới điện:
Các nguồn điện lớn ở miền Nam có thể chia thành 3 khu vực:
- Các nhà máy thủy điện tập trung ở tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh
Thuận, Bình Thuận; các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tỉnh Bình Thuận
-

Cụm nhà máy nhiệt điện tuabin khí khu vực Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch.

-

Cụm khí điện đạm Cà Mau, Duyên Hải (Trà Vinh), nhiệt điện Ô Môn.

Nguồn cấp điện dưới 30MW lên lưới 110kV của SPC: các nhà máy thủy điện
như Bảo Lộc (2x12,25 MW), Yan Tann Sien (2x9,25MW), Bauxit Lâm Đồng
(2x15MW), Thủy điện hạ Sông Pha (2x2,7MW), Bourbon (2x12 MW), Đăk Glun
(2x9MW).


Ngoài ra còn các nhà máy Phong điện tại khu vực tỉnh Bình Thuận và Bạc Liêu.
Hiện nguồn điện miền Nam đang bị thiếu công suất dự phòng (công suất lắp đặt
13.966 MW, trong đó 1.573 MW chạy bằng nhiên liệu dầu), phải nhận công suất lớn
qua các đường dây 500kV nên tình hình vận hành hệ thống điện rất căng thẳng.
Hiện nay trên địa bàn EVN SPC quản lý, ở 20 tỉnh/thành phố đều có trạm nguồn
220kV cấp điện cho phụ tải của EVN SPC (trừ tỉnh Hậu Giang).
Tổng số TBA 220kV là 40 trạm, tổng số MBA 220kV/110kV là 71 máy (kể cả

trạm nối cấp trạm 500kV và nhà máy điện), tổng dung lượng là 13.205MVA.
Mặc dù lưới điện truyền tải miền Nam đã được đầu tư cải tạo, tuy nhiên do như
cầu phụ tải tăng cao và thời tiết nắng nóng nên vẫn xảy ra tình trạng đường dây và
MBA vận hành đầy tải như: Đường dây 220kV Bình Long 2 - Mỹ Phước (max
103%), Di Linh - Bảo Lộc (max 103%), Long Bình - Sông Mây - Bảo Lộc (max
107%), Bình Hòa – Thuận An (max 99%), Sông Mây - Trị An (max 95%), Củ Chi 2 Trảng Bàng 2 (max 88%), Sông Mây – Long Bình (87%), Bình Long 2 - Mỹ Phước
(83%); TBA: Bình Long 2 (AT2 – 109% , AT1 – 97%), Bảo Lộc (T2-106%), Thận An
(AT1-98%), Nhà Bè (AT2-98%), Trà Nóc (T1 - 97%, T2-94%), Phan Thiết (AT193%), Cay Lậy (AT1-87%), Thủ Đức (AT3-87%), Long Thành (T1-84%), Phan Thiết
2 (AT2-81%). TBA 500kV AT1 Phú Lâm 77%, AT2 Phú Lâm ~65%, AT1 Tân Định
75%.
1.2Lưới điện 110kV:
Tổng số mạch đường dây đang quản lý vận hành là là 292 mạch, tổng chiều dài
đường dây 4.977,34 km. Tổng số TBA trên địa bàn là 183 trạm với 283 MBA, tổng
dung lượng là 12.077MVA.
Số TBA thuộc tài sản khách hàng là 33 trạm nằm trên địa bàn 07 tỉnh: Đồng Nai,
Bình Phước, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Kiên Giang.
Số TBA 110kV nằm trong trạm 220kV do Công ty Truyền tải điện 3 và 4 quản lý
là 9 trạm với 16 MBA, tổng dung lượng là 804 MVA (Bảo Lộc, Long Bình, Long
Thành, Phú Mỹ 1, Bình Hòa, Thuận An, Cai Lậy, Mỹ Tho 2, Đức Hòa 2).
1.3Lưới điện trung thế:
Toàn bộ lưới điện trung thế trên địa bàn EVN SPC đang vận hành cấp 22kV.
Tổng số các tuyến trung thế là 1053 tuyến với tổng chiều dài lưới điện là 59.462
km; Chiều dài xa nhất của 01 phát tuyến là 69,5km (cấp điện huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau).
Tổng số các phát tuyến được bọc hóa là 52 tuyến (chủ yếu ngầm hóa theo dự án
ADB trước đây) và tổng chiều dài được bọc hóa của toàn lưới điện là 1.400,3 km,
khoảng 2,4% (bao gồm cả lộ ra, các vị trí giao chéo, đường dây qua khu vực đông
dân cư,…).
Trên các phát tuyến trung thế, công suất trung bình là 7,1MW và lớn nhất là
18MW. Hệ số công suất cho toàn lưới:


2


Stt

Hạng mục

Toàn lưới

Tuyến cao nhất

Tuyến thấp nhất

1

Hệ số Pmax/Pđặt

0,7

0,9

0,3

2

Hệ số Ptb/Pđặt

0,3


0,4

0,2

a. Kết cấu lưới điện trung thế:
 Số phát tuyến trung thế kết vòng có khả năng cấp nguồn từ trạm 110kV khác là
531 tuyến; từ các phát tuyến trung thế khác (chung trạm 110kV) là 453 tuyến. Như
vậy chỉ có 69 phát tuyến trên tổng số phát tuyến (0,09%) không có khả năng hỗ trợ
cấp nguồn.
 Đánh giá khả năng hỗ trợ cấp điện từ mạch vòng như sau: Cho 100% tải là 236
phát tuyến, chiếm 22,4%; 70% tải là 203 tuyến, chiếm 19,3%; còn lại chỉ hỗ trợ cấp
cho dưới 50% tải.
b. Số lượng thiết bị trên lưới điện:
Stt

Hạng mục

Recloser

LBS

DS

LBFCO

1

Tổng số trên lưới điện

1220


1818

4695

5765

2

Nhiều nhất trên 01 tuyến

7

8

4

6

c. Tiêu chí, mục đích lắp đặt Recloser tại các Công ty Điện lực:
 Tiêu chí lắp Recloser: Lắp Recloser trên các trục chính, nhánh rẽ có dòng phụ
tải lớn hơn 100A (Imax>100A), sau các phụ tải quan trọng (Khu vực hành chính, Khu
công nghiệp, Bệnh viện, Nhà máy nước…).
 Mục đích lắp đặt Recloser: Bảo vệ phụ tải quan trọng; cô lập vùng bị sự cố,
giảm phạm vi mất điện; loại trừ được các sự cố thoáng qua, giảm thời gian mất điện.
Hiện tại, công suất lớn nhất qua Recloser là 18MW (470A) và nhỏ nhất là 1,9MW
(50A).
d. Về công tác phối hợp bảo vệ, nhìn chung tất cả các phát tuyến đều được tính
toán, cài đặt theo đúng quy định và hoạt động theo yêu cầu. Tuy nhiên ở các khu công
nghiệp, EVN SPC gặp khó khăn phối hợp bảo vệ cấp 3 cắt nhanh với máy cắt 22kV

đầu phát tuyến lộ ra 110kV do phụ tải tập trung, dòng tải lớn, chiều dài đường dây
ngắn.
2. Tình hình cung cấp điện:
 Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2011-2015, công tác cung cấp điện phục vụ
nhu cầu sản xuất - dịch vụ và sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn quản lý của SPC
được đảm bảo. Thực hiện tốt công tác cấp điện an toàn và liên tục cho các ngày Lễ,
các sự kiện chính trị, văn hóa của các địa phương. Các TBA 110kV và đường dây
110kV vận hành ổn định không xảy ra tình trạng quá tải và đầy tải kéo dài.
3


 Nhận định kết quả sản lượng điện qua các năm gồm:
Năm
Điện nhận
Điện nhận bình quân
ngày
Sản lượng ngày lớn nhất
Công suất lớn nhất

2011

2012

2013

2014

2015

Sản lượng (tỷ kWh)


34,253

38,507

42,319

47,470

52,229

So với năm trước (%)

9,54%

12,41%

9,89%

12,17%

10,03%

Sản lượng (triệu kWh)

93,84

105,49

115,94


130,05

143,32

So với năm trước (%)

9,54%

12,41%

9,89%

12,17%

10,20%

Sản lượng (triệu kWh)

101,60

116,11

127,60

145,12

162,774

So với năm trước (%)


9,51%

14,28%

9,89%

13,63%

12,17%

5.087

5.760

6.210

6.942

7.780

Công suất (MW)

3. Sự cố lưới điện 110kV:
 Tình hình sự cố: Theo phụ lục 2 (đính kèm).
 Thực hiện suất sự cố: Theo phụ lục 3 (đính kèm).
 Một số nguyên nhân chủ yếu gây sự cố: Theo phụ lục 4 (đính kèm).
Nhận xét:
 Số vụ sự cố năm 2012 là 126 vụ giảm 4 vụ (3,08%) so với năm 2011.
 Số vụ sự cố năm 2013 là 100 vụ giảm 26 vụ (20,63%) so với năm 2012.

 Số vụ sự cố năm 2014 là 47 vụ giảm 53 vụ (53,00%) so với năm 2013 (đã miễn
trừ sự cố khách quan).
 Số vụ sự cố năm 2015 là 51 vụ tăng 4 vụ (8,51%) so với năm 2014 (đã miễn trừ
sự cố khách quan).
Kể từ năm 2012 tốc độ giảm sự cố nhanh do EVN SPC tập trung đầu tư thực hiện
các giải pháp để giảm sự cố. Tuy nhiên năm 2015 tăng so với 2014 do sự cố Sét (tăng
6 vụ) và sự cố do Gió lốc cuốn mái tôn, tấm bạt bay vào đường dây (tăng 9 vụ).
4. Sự cố lưới điện 22kV:
4.1 Thống kê sự cố như phụ lục 7a, 7b, 7c (đính kèm).
4.2 Đánh giá tình hình sự cố lưới điện 22kV qua từng năm:
Từ năm 2011 đến năm 2015, tổng số vụ sự cố giảm theo từng năm, giảm khoảng
42,8% trong 5 năm. Tuy nhiên, sự cố còn cao và tập trung chủ yếu ở các nguyên
nhân:
 Đối với sự cố đường dây: nguyên nhân chủ yếu do thiết bị bảo vệ (LA, FCO,
LBFCO,…), động vật, phóng sứ, sét đánh;
 Đối với sự cố TBA: nguyên nhân chủ yếu do Hỏng cuộn dây bên trong MBA, sét
đánh, hỏng cách điện, sự cố cháy, chạm Áp tô mát;

4


Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm 2015

KD

1236

1240


1384

1108

509

TQ

1912

1638

1485

871

360

TBA

174

169

124

105

100


Tổng

3322

3047

2993

2084

969

Cụ thể:
 Năm 2011 xảy ra 3322 vụ sự cố, trong đó có 1236 sự cố kéo dài (SCKD), 1912 sự
cố thoáng qua (SCTQ) và 174 vụ sự cố trạm biến áp (SC TBA). Các nguyên nhân
chính của sự cố đường dây do phóng sứ đứng chiếm 7,27% (229 vụ), động vật chiếm
25,98% (815 vụ), sét đánh chiếm 9,34% (294 vụ), Phóng điện, nổ thiết bị (DS, FCO,
LBFCO, LA…) chiếm 18,07% (569 vụ), vi phạm HLATLĐCA chiếm 11,4% (380
vụ), mưa giông, lốc xoáy chiếm 5,9% (196 vụ); Sự cố TBA do Hỏng cuộn dây bên
trong MBA chiếm 27,59% (48 vụ), Hỏng cách điện chiếm 7,47% (13 vụ), sét đánh
chiếm 9,2 % (16 vụ), Sự cố cháy, chạm Áp tô mát chiếm 14,37% (25 vụ);
 Năm 2012 xảy ra 3047 vụ sự cố, trong đó có 1240 SCKD ,1638 SCTQ và 169 vụ
SC TBA. Các nguyên nhân chính của sự cố đường dây do phóng sứ đứng chiếm
7,47% (215 vụ), động vật chiếm 17,45% (790 vụ), sét đánh chiếm 10,39% (299 vụ),
Phóng điện, nổ thiết bị (DS, FCO, LBFCO, LA…) chiếm 18,83% (542 vụ), vi phạm
HLATLĐCA chiếm 12,24% (373 vụ), mưa giông, lốc xoáy chiếm 4,72% (144 vụ);
Sự cố TBA do Hỏng cuộn dây bên trong MBA chiếm 34,91% (59 vụ), Hỏng cách
điện chiếm 12,43% (21 vụ), sét đánh chiếm 10,06 % (17 vụ), Sự cố cháy/ chạm Áp tô
mát chiếm 14,37% (25 vụ);

 Năm 2013 xảy ra 2993 vụ sự cố, trong đó có 1384 SCKD, 1485 SCTQ và 124 vụ
SC TBA. Các nguyên nhân chính của sự cố đường dây do phóng sứ đứng chiếm
7,53% (216 vụ), động vật chiếm 26,21% (752 vụ), sét đánh chiếm 9,41% (270 vụ),
Phóng điện, nổ thiết bị (DS, FCO, LBFCO, LA…) chiếm 20,08% (576 vụ), vi phạm
HLATLĐCA chiếm 12,22% (366 vụ), mưa giông, lốc xoáy chiếm 4,24% (127 vụ);
Sự cố TBA do Hỏng cuộn dây bên trong MBA chiếm 36,29% (45 vụ), Hỏng cách
điện chiếm 8,87% (11 vụ), sét đánh chiếm 15,32 % (19 vụ), Sự cố cháy, chạm Áp tô
mát chiếm 11,29% (14 vụ);
 Năm 2014 xảy ra 2084 vụ sự cố, trong đó có 1108 SCKD, 871 SCTQ và 105 vụ
SC TBA. Các nguyên nhân chính của sự cố đường dây do phóng sứ đứng chiếm
10,26% (203 vụ), động vật chiếm 27,08% (536 vụ), sét đánh chiếm 12,28% (243 vụ),
Phóng điện, nổ thiết bị (DS, FCO, LBFCO, LA…) chiếm 18,7% (370 vụ) ), vi phạm
HLATLĐCA chiếm 08,01% (167 vụ), mưa giông, lốc xoáy chiếm 5,37% (112 vụ); Sự
cố TBA do Hỏng cuộn dây bên trong MBA chiếm 32,38% (34 vụ), Hỏng cách điện
chiếm 20% (21 vụ), sét đánh chiếm 11,43 % (12 vụ), Sự cố cháy, chạm Áp tô mát
chiếm 8,99% (16 vụ);
 Năm 2015 xảy ra 967 vụ sự cố, trong đó có 509 SCKD, 360 SCTQ và 100 vụ SC
TBA. Các nguyên nhân chính của sự cố đường dây do phóng sứ đứng chiếm 3,82%
5


(37 vụ), động vật chiếm 15,92% (154 vụ), sét đánh chiếm 11,89% (115 vụ), Phóng
điện, nổ thiết bị (DS, FCO, LBFCO, LA…) chiếm 16,95% (164 vụ), vi phạm
HLATLĐCA chiếm 10,44% (101 vụ), mưa giông, lốc xoáy chiếm 2,58% (25 vụ); Sự
cố TBA do Hỏng cuộn dây bên trong MBA chiếm 12% (12 vụ), Hỏng cách điện
chiếm 10% (10 vụ), sét đánh chiếm 6 % (6 vụ), Sự cố cháy, chạm Áp tô mát chiếm
6% (6 vụ).
II. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH ĐÃ TRIỂN KHAI. CÁC VẤN ĐỀ
TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Lưới điện 110kV:

a. Giảm sự cố do vi phạm HLATLĐCA:
Các đơn vị quản lý lưới điện 110kV đã thực hiện đầy đủ nội dung chương trình
công tác bảo vệ HLATLĐCA hàng năm của Tổng công ty như:
 Hàng tháng, tổ chức kiểm tra lưới điện, phát quang và xử lý nhà ở, công trình,
cây cối vi phạm HLATLĐCA; kiểm tra đột xuất các khu vực trọng điểm, nhằm ngăn
chặn kịp thời các trường hợp vi phạm; cắm biển báo chặn 2 đầu các đoạn đường đang
thi công để cảnh báo các phương tiện đang làm việc có khả năng gây sự cố lưới điện,
cắm biển báo tại các vị trí người dân tụ tập câu cá; phối hợp với chính quyền địa
phương lập biên bản xử lý vi phạm HLATLĐCA.
 Phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân để chặt tỉa cây xanh có
nguy cơ ngã vào đường dây; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa sự cố do cây cao su:
làm rào chắn dọc 2 bên hành lang tuyến, chằng néo cây cao su có nguy cơ ngã vào
đường dây.
 Phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị tuyền tải, đơn vị điện lực tổ
chức tập huấn các kiến thức về an toàn điện nhân dân các xã thường xuyên xảy ra sự
cố do vi phạm HLATLĐCA; kết hợp kiểm tra lưới điện hàng tháng phát Tờ rơi tuyên
truyền về bảo vệ HLATLĐCA, an toàn điện cho các hộ dân sống gần đường dây; Cử
cán bộ đến làm việc với các đơn vị thi công, chủ phương tiện cơ giới để cảnh báo
khoảng cách an toàn phóng điện, hướng dẫn các biện pháp an toàn khi thi công gần
đường dây; Gửi văn bản đến UBND các xã, phường có đường dây đi qua để phối hợp
tuyên truyền vi phạm hành lang, ngăn chặn thả diều trong kỳ nghỉ hè.
b. Giảm sự cố do sét: Giảm sự cố do sét: hàng năm, EVN SPC tiếp tục triển khai các
giải pháp gồm: Tăng cường tiếp địa, giảm trị số điện trở đường dây; Tháp đỉnh trụ
nâng cao DCS và kéo tăng cường 1 DCS đối với đường dây mạch kép thiết kế ban
đầu chỉ có 1 DCS; Tăng cường 1-2 bát cách điện ở những khu vực có tần suất sét cao,
cách điện Polymer/Trung Quốc; Kéo tăng cường dây thoát sét (TK50) dọc thân trụ
BTLT có mặt bích bị rỉ sét nhiều; và Lắp chống sét đường dây các vị trí nằm trên
đỉnh đồi, các trụ vượt sông. Các giải pháp đã mang lại hiệu quả cao, giảm đáng kể
(khoảng 50% mỗi năm) sự cố do sét đánh vào đường dây. Hiện nay điện trở hệ thống
tiếp địa một số khu vực vẫn có giá trị cao, khả năng tản sét kém. Chuỗi cách điện

không đáp ứng ở những khu vực đồi núi có tần suất sét cao, cường độ sét lớn gây quá
điện áp cảm ứng. Đặc biệt là khâu mua sắm sử dụng cách điện Polymer/Trung Quốc.
6


c. Giảm sự cố MBA 110kV: Trong những năm qua, EVN SPC đã triển khai thực
hiện cài đặt/khóa R79 của các phát tuyến 22kV nhằm hạn chế sự cố vĩnh cửu đóng
lặp lại. Tăng cường nhiều giải pháp hạn chế sự cố lưới điện 22kV đầu phát tuyến; đã
đưa vào thí điểm vận hành giàn điện trở hạn chế dòng ngắn mạch; đẩy mạnh công tác
đo phóng điện cục bộ MBA để phát hiện các MBA có khả năng bị sự cố và cô lập sửa
chữa; đã thực hiện bảo trì các bộ OLTC có thời gian vận hành lâu, số lần thao tác lớn
theo tài liệu khuyến cáo của nhà sản xuất. Đã hạn chế các nhà thầu sản xuất MBA
kém chất lượng. Tuy nhiên số vụ sự cố hư hỏng MBA 110kV vẫn còn xảy ra nhiều.
Tần suất sự cố phát tuyến 22kV còn cao và MBA thường xuyên vận hành ở chế độ tải
khá cao là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ MBA. Vấn đề hiện nay là nguồn và
phụ tải phát triển nhanh làm dòng ngắn mạch trong hệ thống tăng cao, nhiều trường
hợp cùng lúc xảy ra sự cố liên tiếp trên các phát tuyến của đường dây nhiều mạch do
ảnh hưởng hồ quang của lần sự cố đầu tiên làm phá hỏng cách điện MBA. Chất lượng
MBA không đảm bảo, nhiều MBA vận hành lâu năm, suy giảm tuổi thọ, tuy nhiên
chưa có các thiết bị chẩn đoán phù hợp; chế độ bảo trì, bảo dưỡng còn một số hạng
mục chưa thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất (bộ OLTC). Công tác thu thập,
báo cáo và phân tích dữ liệu rơ le trong quá trình xử lý sự cố chưa được quan tâm
đúng mức là nguyên nhân gián tiếp làm hỏng MBA khi thực hiện đóng điện tái lập
trong một số trường hợp.
d. Giảm sự cố do rơle & mạch nhị thứ: EVN SPC đã thực hiện rà soát toàn bộ hệ
thống rơle, mạch nhị thứ của tất cả các trạm biến áp 110kV do đơn vị quản lý và có
giải pháp xử lý. Tuy nhiên, hiệu quả công việc vẫn chưa đáp ứng do trên lưới còn tồn
tại nhiều rơle cũ; mạch nhị thứ còn khiếm khuyết, vẫn còn hiện tượng để động vật
chui vào các tủ hợp bộ, mạch dòng bị đấu sai cực tính, thao tác sai.... Công tác ghi
chép nhật ký vận hành chưa chú trọng đến HT rơle bảo vệ; Công tác quản lý, cập nhật

tài liệu bản vẽ chưa tốt. Vẫn còn một số trở ngại trong công trình NCS MBA, mở
rộng, thay MBA bị sự cố ảnh hưởng đến chất lượng công trình và là một trong những
nguyên nhân gây ra những hiện tượng bất thường trong quá trình vận hành sau này
(bật vượt cấp, MC trip không rõ nguyên nhân,…); Áp lực tiến độ đóng điện, thiết bị
được điều động lắp không hoàn toàn đúng như thiết kế, thiết kế kết nối giữa phần cũ
và mới chưa thật sự chính xác.
2. Lưới điện phân phối:
A/ Giải pháp thực hiện:
a. Giảm sự cố do vi phạm HLATLĐCA:
Các đơn vị đã triển khai thực hiện chương trình giảm sự cố lưới điện và củng cố
HLATLĐCA bằng nhiều giải pháp như:
- Phối hợp với Sở Công thương rà soát và trình UBND tỉnh (thành phố) ra quyết
định thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Chỉ thị (quy chế) thực hiện công tác bảo vệ an
toàn lưới điện cao áp. Rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện bảo vệ an toàn lưới
điện cao áp đơn vị, cơ sở.
- Phân công nhân viên quản lý và kiểm tra hành lang lưới điện; phát quang cây
xanh; thống kê và xử lý có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn điện cho người dân...
7


- Làm việc với các đơn vị quảng cáo, đơn vị thi công công trình giao thông, cấp
thoát nước… để hướng dẫn biện pháp an toàn khi làm việc, thi công công trình trong
và gần hành lang lưới điện.
- Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm
HLATLĐCA, xử lý biển hiệu và biển quảng cáo, ăng ten ti vi … có nguy cơ ngã đổ
vào lưới điện, vận động người dân chặt tỉa cây xanh ngoài hành lang lưới điện.
- Phối hợp Sở Công thương, Đài phát thanh-truyền hình, các địa phương thực hiện
tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: phối hợp tuyên truyền an
toàn điện trong nhân dân, tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh (thành phố); tuyên
truyền trực tiếp tại các trường học; thực hiện phóng sự, các đoạn phim ngắn về an

toàn điện phát trên đài truyền hình; tuyên truyền an toàn điện trên đài truyền thanh
các huyện (thành phố) và xã (phường); lắp đặt pano, áp phích tuyên truyền, phát tờ
rơi an toàn điện ở các khu vực thường có vi phạm hoặc khu vực thường xảy ra tai nạn
điện.
- Khi xảy ra sự cố do vi phạm HLATLĐCA, phối hợp với chính quyền địa phương
lập biên bản xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời quay video, chụp ảnh hiện
trường, phân tích nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm tuyên truyền trên báo,
Đài phát thanh, đài tuyền hình.
b. Giảm sự cố do động vật:
 Tổ chức phát quang triệt để cây xanh, bụi rậm xung quanh gốc trụ điện và cọc
néo dây chằng điện tránh động vật trú ẩn.
 Sử dụng giải pháp ốp tole thân trụ, ốp tole dây neo chằng tất cả các khu vực
thường xuyên xảy ra sự cố rắn bò kết hợp bít các lỗ trụ bằng mút xốp các đường trục,
nhánh rẽ trung thế để ngăn ngừa hạn chế động vật bò lên trụ; bít đầu ống PVC dẫn
cáp lên xuống trạm biến áp bằng vỏ xe, mướp, lưới cá, ép chai nhựa tránh sự cố chuột
cắn dây trạm biến áp.
 Một số vị trí 2 náp, 3 náp có khoảng cách các náp gần nhau đã tiến hành xử lý
làm tăng khoảng cách các náp, các lèo tránh sự cố do chim đậu. Giải pháp trét mỡ bò
vào khe toppin sứ và lỗ trụ chống sự cố do tắc kè
 Lắp nắp chụp đầu sứ cho các thiết bị: MBA, FCO, LA… để hạn chế sự cố do
động vật.
 Lắp ống HDPE trên đường dây tại các vị trí sứ đở, nhằm giảm thiểu khả năng
chim đậu vào đường dây gây sự cố.
 Triển khai thay xà composite; ốp đà bằng ống nhựa PVC, bằng chụp chuyên
dụng; nắp chụp sứ đứng làm bằng vật liệu silicone,... cho một số khu vực có tần suất
sự cố cao do rắn, chim từ đầu phát tuyến đến Recloser gần nhất, các vị trí lắp thiết bị.
c. Giảm sự cố do phóng điện thiết bị (Recloser/LBS, DS, FCO/LBFCO, LA,
TU/TI):

8



c.1) Tình hình sự cố thiết bị trên nhánh rẽ và trục chính giai đoạn 2011 – 2015 như
phụ lục 8
c.2) Công tác giảm sự cố
 Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng, thí nghiệm
định kỳ thiết bị đúng theo quy định lưới điện để phát hiện và xử lý ngay các khiếm
khuyết hoặc thay thế kịp thời các thiết bị có khả năng bị sự cố, thực hiện hoàn tất
trước mùa mưa để tránh hiện tượng phóng điện.
 Triển khai thực hiện sử dụng đà composite tăng cường cách điện tại vị trí lắp
FCO/ LB-FCO hiện hữu, tuyến đường dây xây dựng mới để khắc phục dứt điểm sự
cố đứt chì tạo hồ quang phóng vào xà đỡ làm bật máy cắt phía nguồn; ốp đà bằng ống
nhựa PVC cho các tuyến đường dây trung áp, tại một số vị trí trụ của phát tuyến gần
trạm 110kV có dòng ngắn mạch cao, các tuyến trung thế nhiều mạch.
 Tăng cường cách điện bằng giải pháp lắp nắp chụp silicone lên TU, TI, đầu sứ
MBA, đầu cực FCO, LB-FCO; LA, TU, TI công nghệ epoxy; FCO, LB-FCO polyme
nhằm làm giảm sự cố phóng điện, tăng độ tin cậy cấp điện.
 Thống kê, đánh giá chất lượng VTTB đang vận hành trên lưới điện hư hỏng hàng
loạt sau thời gian ngắn sử dụng, nhằm loại bỏ các VTTB có chất lượng kém trong
công tác mua sắm.
 Thực hiện công tác thí nghiệm, bảo trì thiết bị theo đúng quy định.
 Kiểm tra, thử nghiệm các vật tư thiết bị dự phòng trước khi lắp đặt trên lưới.
 Thỏa thuận VTTB với khách hàng mua điện trước khi lắp đặt trên lưới và định
hướng khách sử dụng VTTB ngoại nhập từ các thương hiệu có uy tín trên thế giới.
d. Giảm sự cố do sét đánh: Thực hiện có hiệu quả các giải pháp: Xử lý đường dây
có Rđ cao, đảm bảo liên kết tiếp địa đạt yêu cầu; tăng cường thêm chống sét van
đường dây (thay vì chỉ lắp cho TBA), sử dụng dây chống sét.
e. Giảm sự cố do phóng sứ:
 Thay thế sứ cũ trên lưới điện không đạt yêu cầu vận hành bằng sứ mới có thông
số cách điện phù hợp hoặc sử dụng sứ đứng polymer, line post. Tuy nhiên, các đơn vị

cần lưu ý vấn đề phối hợp cách điện.
 Thực hiện vệ sinh công nghiệp các loại sứ cách điện đứng, sứ cách điện treo theo
kế hoạch trước mùa mưa bão, Thay sứ có chiều dài đường rò lớn đối với các tuyến
trục;
 Ốp ống nhựa PVC đà đỡ sứ, nắp chụp sứ đứng được làm bằng chất liệu silicone
cho một số khu vực ô nhiễm có tần suất sự cố cao do phóng sứ;
 Đối với vùng có sương muối: Thường xuyên kiểm tra tình hình sương muối trên
lưới điện thuộc khu vực gần biển để triển khai công tác rửa sứ kịp thời; thay sứ 24kV
bằng sứ 35kV Pinpost, Polymer...; Lắp đặt đà composite trên các tuyến đường dây

9


ven biển đã hạn chế rất nhiều sự cố do phóng sứ và áp dụng giải pháp tăng cường
cách điện để giảm sự cố;
 Cải tạo hệ thống tiếp địa không đạt yêu cầu;
 Tăng cường lắp đặt thêm các bộ LA trên các tuyến đường dây thường xuyên bị sự
cố phóng sứ do quá điện áp ảnh hưởng bởi sét đồng thời thay thế LA kém chất lượng.
 Từng bước cải tạo bọc hóa các tuyến đường dây trung thế.
f. Giảm sự cố cáp ngầm:
f.1) Tình hình sự cố lưới ngầm:

Đơn vị

Năm
2012

Năm
2013


Năm
2014

Năm
2015

Tổng
(vụ)

EVN SPC

49

43

39

23

154

f.2) Nguyên nhân:
 Do đội ngũ thực hiện đấu nối cáp chưa thực sự lành nghề nên thi công không đạt
yêu cầu làm giảm chất lượng đầu cáp. Thi công kéo rãi và lắp đặt cáp cẩu thả, va
chạm làm trầy sướt các đoạn cáp, lắp đặt các đầu cáp ngoài trụ xuất tuyến không
đúng làm thân cáp dễ nhiểm ẩm, đọng nước từ phía đầu cáp.
 Do đội ngũ giám sát thi công không có kinh nghiệm và chứng chỉ đào tạo, không
thực hiện chặt chẽ trong công tác giám sát.
 Do thiếu dụng cụ chuyên dụng nên các thao tác thi công không đáp ứng yêu cầu.
 Công tác kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng chưa kịp thời, chưa đạt yêu cầu.

 Đối với sự cố thân cáp: Nguyên nhân chủ yếu do cáp bị va đập, rách vỏ bảo vệ
chống ẩm làm suy giảm cách điện trong quá trình thi công kéo cáp, sau thời gian vận
hành nhất định gây nên sự cố.
 Nguyên nhân khách quan (chất lượng thiết bị): do chất lượng cáp, hộp nối cáp và
đầu cáp không đảm bảo chất lượng nên phát sinh sự cố sau thời gian ngắn đưa vào
vận hành.
f.3) Các biện pháp đã triển khai:


Công tác thi công giám sát:

 Đối với công tác thi công: bắt buộc người trực tiếp thi công phải là người có kinh
nghiệm, hiểu biết về các chủng loại cáp ngầm trung thế, được đào tạo và cấp chứng
chỉ về thi công đầu cáp, hộp nối cáp ngầm trung áp bởi các tổ chức, đơn vị có tư cách
pháp nhân.
 Đối với công tác giám sát thi công: yêu cầu người trực tiếp giám sát thi công phải
có chứng chỉ giám sát và chứng chỉ thi công về đầu cáp ngầm được cấp bởi các tổ
chức, đơn vị có tư cách pháp nhân.
10




Công tác đào tạo:

 Tổ chức các khoá đào tạo cấp chứng chỉ về thi công đấu nối cáp ngầm, đầu cáp
ngầm cho đội ngũ quản lý, giám sát và thi công chủ chốt của các đơn vị liên quan đến
công tác đấu nối cáp ngầm



Công tác xử lý sự cố:

 Đối với đầu cáp ngầm:
+ Lập phương án thay thế các đầu cáp ngầm chất lượng kém do thi công không đạt
đúng kỹ thuật (các đầu cáp ngầm cùng dự án đã xảy ra sự cố nhiều lần).
+ Rà soát các đầu cáp ngầm vận hành trên 06 năm nếu phát hiện đầu cáp xuống cấp,
kết quả thí nghiệm định kỳ cho thấy suy giảm cách điện so với lần thí nghiệm trước
đó thì tiến hành lập phương án sửa chữa.
 Đối với cáp ngầm:
+ Rà soát các tuyến cáp ngầm vận hành trên 10 năm để có phương án thay thế các
tuyến cáp ngầm chất lượng xuống thấp (đã có tuyến cáp cùng chủng loại, thuộc cùng
dự án bị sự cố được đánh giá do chất lượng xuống cấp hoặc kết quả thí nghiệm cho
thấy có hiện hượng suy giảm cách điện so với các lần trước đó).
 Cách thức thực hiện:
+ Các Điện lực lập kế hoạch sửa chữa có thứ tự ưu tiên, trên cơ sở nguồn sửa chữa
thường xuyên (SCTX), sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng (SCL và ĐTXD) được phân
bổ hàng năm để thực hiện.


Trong công tác mua sắm:

 Trong quá trình mua sắm vật tư phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định và phải
kiểm tra, thí nghiệm trước khi đưa vào vận hành. Chọn lựa nhà thầu có uy tín để chọn
cáp ngầm, phụ kiện cáp ngầm có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
g. Giảm sự cố MBA do động vật gây ra: Lắp chụp sứ cao áp MBA & bịt ống luồn
cáp xuất, giải pháp này mang lại hiệu quả cao, tại các TBA và MBA đã thực hiện giải
pháp này không còn xảy ra sự cố MBA do động vật gây ra
B/ Phân tích các tồn tại:
a) Đối với công tác củng cố HLATLĐCA:
 Công tác quản lý lưới điện thực hiện chưa tốt, chưa có biện pháp cảnh báo và

ngăn chặn kịp thời các vi phạm HLATLĐCA như: Xây dựng, cải tạo nhà ở, công
trình vi phạm HLATLĐCA; Phương tiện cơ giới (xe ben, xe cẩu, …) thi công công
trình vi phạm HLATLĐCA, chặt cây ngã đổ vào đường dây; thả diều vướng vào lưới
điện … .
 Công tác phát quang, dọn dẹp hành lang lưới điện chưa triệt để nên khi có mưa
giông thì lưới điện rất dễ xảy ra sự cố.

11


 Ý thức của người dân trong công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp chưa cao,
thể hiện qua một số trường hợp như: gây khó khăn hoặc không đồng ý cho đơn vị
quản lý vận hành (QLVH) chặt tỉa cây xanh, tự ý chặt cây gần hành lang gây sự cố
lưới điện và tai nạn điện (không thông báo cho đơn vị QLVH lưới điện để phối hợp);
tự ý xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình, lắp bảng hiệu,… khi chưa có sự cho phép
của Chính quyền địa phương và không thỏa thuận với ngành điện.
 Công tác tuyên truyền về bảo vệ HLATLĐCA và an toàn điện được thực hiện
bằng nhiều hình thức nhưng chưa đạt hiệu quả, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các
cơ quan liên quan.
 Do ảnh hưởng của biến đổi khi hậu nên tình hình thời tiết có diễn biến bất
thường, mưa thường kèm theo giông và lốc xoáy gây khó khăn cho việc phòng
chống, ngăn ngừa sự cố do thiên tai gây ra.
b) Đối với chất lượng VTTB, công tác thí nghiệm, bảo trì và lắp đặt:
 Còn tồn tại VTTB trên lưới điện có chất lượng không đảm bảo cũng như đã vận
hành lâu năm dẫn đến xuống cấp mà chưa được thay thế triệt để (điển hình các TU,
TI công nghệ cũ, đặc biệt sứ cũ thường xuyên bị phóng điện).
 Theo dõi kế hoạch thử nghiệm định kỳ thiết bị chưa sát, còn nhiều thiết bị vận
hành >5 năm chưa được thí nghiệm như LA, FCO trạm; FCO/LBFCO đóng cắt
nhánh rẽ; CB trạm;
 Thiết bị khách hàng vận hành quá hạn chưa tổ chức được thí nghiệm định kỳ dù

đã được đơn vị quản lý vận hành thông báo;
 Một số hạng mục khi sửa chữa khắc phục cần số vốn khá lớn dẫn đến chưa giải
quyết dứt điểm các tồn tại. Phải tiến hành khắc phục theo từng giai đoạn.
 Tình hình mất cắp hệ thống tiếp địa, đường dây hạ thế vẫn còn diễn ra tại các khu
vực xa trung tâm Thành phố.
 Công tác kiểm tra định kỳ lưới điện tại 1 số Công ty được thực hiện nhưng chất
lượng chưa cao, chưa xử lý triệt để vẫn còn các tồn tại trên lưới. Một số trường hợp
sự cố còn khắc phục chậm.
 Công tác thống kê đánh giá của các hãng sản xuất thiết bị chưa được thực hiện
đầy đủ để từ đó loại bỏ những nhà sản xuất thiết bị kém chất lượng;
c) Đối với sự cố do rắn và các động vật khác:
 Còn một số đoạn đường dây còn cây xanh nằm dưới đường dây do chính quyền
vận động ủng hộ người dân trồng cây để bảo vệ đê, đường lộ (chống sạt lở và phòng
chống lụt bão), và một số đoạn đường dây đi qua vườn cây ăn quả, là nơi trú ẩn của
các động vật gây sự cố.
 Các giải pháp giảm sự cố do động vật được công ty triển khai thực hiện, tuy nhiên
việc theo dõi, kiểm tra duy trì các giải pháp này chưa được thực hiện tốt như: các ống
nhựa luồn dây chằng qua thời gian vận hành hư hỏng chưa được thay thế kịp thời, các
12


vị trí chân trụ sau khi phát quang chưa được duy trì dẫn đến một số vị trí cây, cỏ mọc
trở lại.
 Sự cố do động vật gây ra không tập trung tại một khu vực mà xảy ra rải rác trên
lưới; với khối lượng quản lý lưới điện lớn nếu thực hiện các giải pháp về vật tư thiết
bị để giảm sự cố do động vật trên toàn bộ lưới điện thì rất tốn kém, trước mắt chỉ tập
trung thực hiện đoạn đầu tuyến nên vẫn còn xảy ra sự cố do động vật ở các khu vực
khác.
 Công tác kiểm tra định kỳ lưới điện của các đơn vị thực hiện chưa đầy đủ theo
quy định, khối lượng kiểm tra còn hạn chế, chất lượng kiểm tra chưa đạt yêu cầu,

việc theo dõi và xử lý các tồn tại trên lưới chưa tốt, trên lưới vẫn còn nhiều tồn tại.
 Do mạng lưới điện quá chằng chịt, do các mạng VNPT, Viettel dựng trụ đan xen
tạo điều kiện cho rắn bò lên đường dây gây sự cố.
 Công tác điều tra sự cố còn thiếu chính xác, chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể
chiếm tỉ lệ khá cao.
 Sự cố rắn bò xảy ra còn nhiều nhưng các đơn vị chưa thực hiện giải pháp triệt để
nên sự cố lặp lại nhiều lần.
d) Sự cố do phóng điện thiết bị (DS, FCO, LBFCO, LA, TU/TI...)
 Do chất lượng VTTB không đồng đều, một số chủng loại có chất lượng kém gây
sự cố. Trong QLVH, các Đơn vị có thực hiện theo dõi, đánh giá chất lượng VTTB
nhằm loại bỏ các chủng loại có chất lượng kém, hư hỏng hàng loạt sau thời gian ngắn
sử dụng. Tuy nhiên, công tác này thực hiện chưa thật triệt để, vẫn còn tồn tại một số
chủng loại VTTB có chất lượng kém. Còn một số thiết bị vận hành lâu năm, cách
điện và chất lượng giảm nhưng chưa được thay thế kịp thời.
 Nhiều khu vực chịu ảnh hưởng nặng của sương muối, ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng các VTTB như xà, sứ, boulon, dây chằng, dây dẫn, kẹp quai, vỏ máy biến áp...
mau xuống cấp, rỉ sét
 Hiện nay còn nhiều đường giao thông đang trong đoạn sửa chữa nên nhiều bụi
bẩn bám trên đường dây gây phóng điện khi có mưa.
 Các giải pháp nhằm hạn chế sự cố do phóng điện FCO, LBFCO vào đà … chưa
được triển khai áp dụng đại trà.
 Công tác thí nghiệm bảo trì thiết bị còn chậm và thường hoàn thành vào cuối
tháng 6, trong khi sự cố do phóng thiết bị thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
 Thực hiện theo Thông Tư 32, Công ty Điện lực đã gởi thông báo yêu cầu khách
hàng thực hiện bảo trì thí nghiệm tài sản khách hàng định kỳ, tuy nhiên với số lượng
khách hàng lớn nhưng tại địa phương chưa có nhiều đơn vị có chức năng thí nghiệm
cũng như khi thực hiện thí nghiệm phải cắt điện công tác gây mất điện thời gian dài
ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, do vậy vẫn còn một số lượng khách
hàng chưa thực hiện công tác bảo trì thí nghiệm đúng quy định.


13


 Công tác cài đặt, để chì bảo vệ phối hợp chưa thực hiện tốt nên sự cố bật vượt
cấp, xảy ra ở hầu hết các đơn vị, nguyên nhân do công tác tính toán phối hợp bảo vệ
và công tác tra chì của các đơn vị chưa tốt.
 Các đơn vị có sự cố MBA nhiều là do lỗi chủ quan trong công tác QLVH.
 Công tác điều tra truy tìm nguyên nhân sự cố mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần
nhưng chưa được các đơn vị thực hiện triệt để, chưa kiên quyết trong việc thực hiện
công tác này, do vậy chưa tìm đúng nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục và số
vụ sự cố không rõ nguyên nhân vẫn còn ở mức cao. Công tác phát quang lưới điện
chưa triệt để, khối lượng thực hiện được còn ít, đa số mới tổ chức phát quang tại
những vị trí cây gần hoặc chạm vào đường dây, công tác phát quang dự phòng còn
hạn chế nên khi có gió lớn đọt cây quật vào đường dây và gây sự cố lưới điện.
 Việc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan đến sự cố chưa nghiêm
nên cán bộ, công nhân được giao nhiệm vụ quản lý lưới điện còn chưa thể hiện hết
trách nhiệm của mình.
 Việc chấp hành các chỉ đạo của Công ty Điện lực về thực hiện các biện pháp ngăn
chặn sự cố các đơn vị còn thực hiện chưa tốt, điển hình như việc các vị trí đã xảy ra
sự cố hàng tháng mà đơn vị chưa áp dụng giải pháp, việc họp rút kinh nghiệm tại đơn
vị khi xảy ra sự cố gây hư hỏng thiết bị chưa sâu sát, khắc phục các kiến nghị chậm
nên sự cố tương tự cứ tái diễn nhiều lần.
 Công tác theo dõi, thống kê báo cáo sự cố: các đơn vị mới quan tâm đến sự cố
đầu tuyến, sự cố tại các phân đoạn và đặc biệt là tại nhánh rẽ chưa được thống kê báo
cáo đầy đủ, chưa theo dõi sự cố hạ áp.
 Công tác vận động khách hàng áp dụng các giải pháp giảm sự cố hoặc thuê Công
ty QLVH còn một vài đơn vị thực hiện còn hạn chế so với khối lượng cần thực hiện
 Các giải pháp ngăn ngừa sự cố lưới điện Công ty Điện lực đã triển khai áp dụng
mang lại hiệu quả, nhưng các đơn vị thực hiện chậm hoặc thực hiện chưa đúng tiêu
chí nên hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, công tác theo dõi hiệu quả của các giải pháp

giảm sự cố cũng chưa sát sao nên có những hạn chế mà chưa phát hiện kịp thời.
 Nhiều sự cố xảy ra thuộc phần lưới điện khách hàng đã ảnh hưởng đến công tác
giảm sự cố tại Công ty.
III. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN 2016- 2020: Xác định
công tác giảm sự cố là công tác trọng tâm trong quản lý vận hành cung cấp điện, do
đó EVN SPC sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm giảm sự cố trong thời gian tới
và phấn đấu giảm theo từng năm như sau:
1. Mục tiêu:
a) Lưới điện 110kV: Phấn đấu hoàn thành đạt chỉ tiêu suất sự cố theo Bảng 1 được
giao. Riêng đối với sự cố do sét, VPHLATLĐCA phấn đấu giảm 50% mỗi năm;
Không để xảy ra sự cố hư hỏng hoặc cháy MBA 110kV do nguyên nhân chủ quan;
Tất cả sự cố phải tìm ra nguyên nhân và không để sự cố tái diễn tại vị trí cũ; Tăng
14


cường công tác thí nghiệm chẩn đoán nhằm phát hiện sớm nguy cơ xảy ra sự cố để
kịp thời phòng tránh.
Bảng 1: Chỉ tiêu suất sự cố giao cho các đơn vị trong giai đoạn 2016-2020
SSC

Đơn vị

Thoáng qua
(vụ/100km/năm)

Kéo dài
(vụ/100km/năm)
Trạm biến áp
(vụ/TBA/năm)


Năm
2016

2017

2018

2019

2020

ĐCTMN

0,209

0,198

0,188

0,179

0,170

PCĐN

0,375

0,356

0,338


0,321

0,305

EVNSPC

0,230

0,218

0,207

0,197

0,187

ĐCTMN

0,307

0,292

0,278

0,264

0,250

PCĐN


0,448

0,426

0,405

0,384

0,365

EVNSPC

0,323

0,307

0,292

0,277

0,263

ĐCTMN

0,092

0,088

0,083


0,079

0,075

PCĐN

0,092

0,088

0,083

0,079

0,075

EVNSPC

0,092

0,088

0,083

0,079

0,075

Dự kiến kế hoạch và khối lượng thực hiện các năm trong giai đoạn 2016-2020

gồm: (Chi tiết theo phụ lục 5 và 6 – đính kèm).
Stt

Giải pháp

Chi phí ước tính (tỷ đồng) (*)
2016

2017

2018

2019

2020

1.

Giảm SC do vi phạm HLATLĐCA

4,55

2,37

1,88

2,07

2,29


2.

Giảm sự cố TQ & KD đường dây

66,70

67,00

73,80

80,86

88,85

3.

Giảm sự cố trạm biến áp

137,28

171,29

204,52

234,97

201,55

4.


Giảm sự cố do sét

5,45

6,20

4,81

5,43

5,77

5.

Giảm sự cố MBA

84,00

84,00

84,00

112,00

112,00

6.

Trang bị thiết bị kiểm tra đường dây


3,38

1,48

1,68

1,13

0,13

7.

Trang bị thiết bị kiểm tra MBA

30,20

29,90

20,85

21,90

17,15

8.

Trang bị thiết bị kiểm tra mạch nhị thứ

1,90


3,46

3,54

1,76

3,54

9.

Trang bị thiết bị kiểm tra tủ hợp bộ, cáp
ngầm

5,80

4,50

2,50

2,50

2,50

339,26

370,2

397,58

462,62


433,78

Tổng

(*) Nguồn vốn trên được phân bổ từ nguồn vốn Sửa chữa thường xuyên, Sửa chữa lớn và Đầu tư
xây dựng hàng năm

b) Lưới điện phân phối:
 Để cùng góp phần với Tổng công ty (TCT) đạt được các chỉ tiêu về TTĐN, độ tin
cậy, sự cố 110kV… mà EVN giao cho TCT đến năm 2020 thì TCT đề nghị các đơn vị
phải thực hiện Suất sự cố (SSC) lưới điện 22kV năm sau phải giảm ít nhất 10% so
15


với kế hoạch giao SSC 22kV của năm trước liền kề. Tuy nhiên, Tổng công ty có thể
điều chỉnh SSC 22kV cho các đơn vị theo từng năm tùy theo tình hình thực hiện của
các đơn vị nhưng không thấp hơn 10% so với năm trước.
 Các sự cố do động vật, sự cố do sét, sự cố do phóng điện thiết bị và sự cố do vi
phạm hành lang an toàn lưới điện hàng năm phải giảm ít nhất 30% so với số vụ thực
hiện năm trước (có xét quy đổi về cùng chiều dài đường dây);
 Không tồn tại sự cố không xác định nguyên nhân;
 Bọc hóa đường dây trung thế đối với khu vực đông dân cư, giao thông, đô thị.
 Năm sau phải khắc phục các khuyết điểm năm trước. Hạn chế tối đa tình trạng sự
cố lặp lại trên cùng tuyến đường dây hoặc trên cùng một thiết bị.
 Không để các sự cố từ phát tuyến 22kV gây ra sự cố cho TBA 110kV;
Dự kiến kế hoạch và số vụ sự cố thực hiện các năm trong giai đoạn 2016-2020:
Theo phụ lục 10 (đính kèm).
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: Quán triệt đến các đơn vị về nội dung tăng
cường trách nhiệm cá nhân, xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với các trường hợp để xảy

ra sự cố chủ quan, tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm. Giải pháp cụ thể theo
từng dạng sự cố chủ yếu như sau:
2.1 Đối với lưới điện 110kV:
a) Ngăn chặn/giảm sự cố và củng cố HLATLĐCA:
a.1. Công tác tổ chức:
- Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện bảo vệ an toàn lưới điện
cao áp tại đơn vị, cơ sở. Phối hợp với Sở Công thương rà soát và trình UBND tỉnh
(thành phố) ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Chỉ thị (quy chế) thực
hiện công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cấp, ban ngành, đoàn thể và báo đài địa
phương thực hiện tuyên truyền về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và an
toàn điện, trong đó Công ty Điện lực là đầu mối phối hợp với Sở Công trình UBND
tỉnh (thành phố) ra quyết định ban hành quy chế để áp dụng cho tất cả các cấp trong
toàn đơn vị thực hiện (cấp tỉnh, huyện, xã).
- Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các lớp tập huấn các quy định pháp luật
về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện cho cán bộ các cấp trực tiếp quản
lý và xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.
a.2. Thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ HLATLĐCA và an toàn điện trong
nhân dân:
- Xây dựng nội dung tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu và có hình
ảnh minh họa, … thể hiện rõ các biện pháp ngăn chặn, răn đe và giáo dục ý thức
người dân về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và sử dụng điện an toàn. Nội dung cần
tập trung cảnh báo và ngăn chặn các hành vi mang tính điển hình, lặp đi lặp lại và
theo mùa như: xây dựng nhà ở, thả diều, đốt nương rẫy, tuốt lúa, …
16


- Tổ chức và huấn luyện đội ngũ làm công tác tuyên truyền có sự tham gia của tất
cả CBNV, trong đó lực lượng nồng cốt là CBNV thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng như nhân viên quản lý vận hành, nhân viên kinh doanh, nhân viên ghi

điện, nhân viên và đại lý dịch vụ thu tiền điện…
- Thực hiện tuyền truyền bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, cẩm nang tuyên
truyền; lắp đặt pano, biển báo tuyên truyền; Phát video clip, tiểu phẩm có nội dung
tuyên truyền tại phòng giao dịch khách hàng, trên các màn hình lớn khu vực công
cộng; Phát nội dung tuyên truyền trên đài phát thanh các xã, phường; Thực hiện
phóng sự, các đoạn phim ngắn về AT điện phát trên đài truyền hình; Tuyên truyền
trực tiếp tại các trường học, tại các cuộc họp dân tại địa phương (cấp phường, xã, tổ
dân phố)…
a.3. Thực hiện các giải pháp ngăn chặn vi phạm HLATLĐCA và củng cố lưới điện:
- Phân công nhân viên quản lý lưới điện. Định kỳ kiểm tra và xử lý khiếm khuyết
trên lưới điện, các vị trí có nguy cơ gây ra sự cố và tai nạn cho người dân, các trường
hợp vi phạm HLATLĐCA; Phân công ca trực vận hành hàng ngày kiểm tra, tháo gỡ
diều vướng vào lưới điện.
- Phát quang và dọn dẹp hành lang lưới điện, vận động các hộ dân để chặt tỉa cây
xanh ngoài HLATLĐCA có nguy cơ gây sự cố cho lưới điện.
- Thay thế biển báo an toàn điện có quy cách và nội dung chưa phù hợp theo quy
định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 31/2014/TT-BCT; Bổ sung, sửa chữa, thay thế
đối với các vị trí đường dây cao áp giao chéo với công trình đường bộ, đường thủy
nội địa có biển báo không còn phù hợp hoặc khoảng cách bố trí biển báo, độ cao tỉnh
không chưa đạt theo quy định; Thống kê và có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan
xử lý cáp thông tin, cáp viễn thông treo trên trụ điện lực chưa đảm bảo khoảng cách
an toàn theo Quy định cáp viễn thông treo trên trụ điện lực của Tổng công ty điện lực
miền Nam.
- Thực hiện nâng cao khoảng cách pha –đất, bọc hóa lưới điện trung áp, đặt biệt
đối với các tuyến đường dây trung áp đi qua nhà, công trình, khu dân cư, khu vực có
nhiều cây xanh, … nhằm giảm sự cố vi phạm HLATLĐCA và tai nạn điện cho nhân
dân
- Phối hợp tốt với Sở Xây dựng và chính quyền địa phương trong việc cấp giấy
phép xây dựng cho nhà ở, công trình gần lưới điện; Thực hiện thỏa thuận khi xây
dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong HLATLĐCA theo quy định tại Điều 17

Chương V của Thông tư 31/2014/TT-BCT; Cảnh báo về biện pháp an toàn đối với
những trường hợp xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình gần HLATLĐCA.
- Làm việc với các Cơ sở quảng cáo để hướng dẩn các biện pháp an toàn khi làm
việc, thi công công trình trong và gần HLATLĐCA; Phối hợp với Sở Văn Hóa Thông
tin va truyền thông, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý biển hiệu và biển quảng
cáo, anten… có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện.
- Làm việc với chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình giao thông, cấp thoát nước
về các biện pháp an toàn khi làm việc, thi công công trình trong và gần HLATLĐCA.
17


Khi phát hiện có công trình giao thông, cấp thoát nước thi công gần đường dây, bố trí
nhân viên thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở đơn vị thi công, người điều khiển các
phương tiện cơ giới thực hiện các biện pháp an toàn khi làm việc, thi công công trình
trong và gần HLATLĐCA.
- Lãnh đạo các cấp tăng cường kiểm tra, phúc tra HLLĐ nhằm kiểm soát chặt chẽ
kết quả kiểm tra lưới điện và có chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới trong công tác quản lý
lưới điện cũng như có biện pháp chế tài đối với CBNV không hoàn thành nhiệm vụ.
a.4. Khi xảy ra các vụ vi phạm HLATLĐCA, phối hợp với chính quyền địa phương
lập biên bản xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời quay video, chụp ảnh hiện
trường, phân tích nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm tuyên truyền trên báo,
Đài phát thanh, đài phát tuyền hình.
a.5. Thực hiện báo cáo về tai nạn điện và các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an
toàn lưới điện cao áp cho Sở Công thương tỉnh (thành phố) và Tổng công ty Điện lực
miền Nam theo quy định pháp luật và văn bản chỉ đạo của EVN.
b) Giảm sự cố do sét: Tiếp tục triển khai mở rộng 5 giải pháp đã áp dụng hiệu quả.
Tiếp tục đánh giá hiệu quả sử dụng chống sét đường dây 110kV và đề xuất kế hoạch
trang bị cho các vị trí trụ có tần suất sét đánh cao. Tiếp tục thống kê, đánh giá chất
lượng cách điện polymer Trung Quốc đang sử dụng để đề xuất giải pháp phù hợp
trong sử dụng (các giải pháp tăng cường, kiểm soát chất lượng hoặc ngừng sử dụng)

c) Giảm sự cố MBA 110kV, sự cố do phóng điện sứ, đầu cáp ngầm của tủ hợp bộ, sự
cố do động vật:
Yêu cầu đối với Đơn vị quản lý lưới điện 110kV:
 Tăng cường công tác kiểm tra trạm, thực hiện đầy đủ các giải pháp chống côn
trùng, rắn, chuột chui vào các tủ hợp bộ, các thiết bị ngoài trời gây ngắn mạch thanh
cái.
 Tăng cường công tác điều hành phân tích, xử lý, khắc phục sự cố, nhất là các sự
cố gây bật rơ le 87T mà nguyên nhân đã được xác định rõ, cần thực hiện đầy đủ các
thí nghiệm cần thiết và phân tích cụ thể các số liệu để kịp thời đưa MBA ra khỏi vận
hành.
 Định kỳ vệ sinh thiết bị đúng kỹ thuật, chống nhiễm ẩm các tủ hợp bộ và kịp thời
thay thế thiết bị (PT, CT, MC…) không đạt yêu cầu vận hành nhằm ngăn ngừa sự cố.
 Có hướng dẫn và kiểm tra trong quá trình vận hành trạm, các điều hành viên
ngoài việc ghi nhận số liệu cần quan sát, nghe ngóng để phát hiện các tiếng kêu bất
thường kịp thời báo cáo lãnh đạo Chi nhánh/Công ty có biện pháp xử lý tránh cháy
nổ thiết bị ngăn ngừa sự cố.
 Khi xảy ra sự cố nổ máy cắt tủ hợp bộ, nhất là các sự cố gây cháy nám, cần thực
hiện nghiêm công tác vệ sinh, đo đạc thông số các tủ hợp bộ, thiết bị liên quan trước
khi quyết định phát lệnh đóng điện tái lập.

18


 Các CNĐCT tăng cường kiểm tra, theo dõi và phối hợp chặt chẽ với Công ty
Điện lực trong quá trình thí nghiệm, thi công đầu cáp ngầm theo đúng quy định và
kiểm tra vệ sinh phần đấu nối lưới trung thế vào MC phát tuyến.
 Rà soát, có lộ trình thay thế các rơle bảo vệ đã vận hành lâu năm trên lưới (trên
10 năm) có độ tin cậy thấp, làm việc bất thường, tác động sai; thay thế các rơle loại
cũ không thể truy xuất dữ liệu để phân tích sự cố.
 Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng thích hợp các bộ OLTC theo đúng quy

định của nhà sản xuất.
 Thực hiện công tác lấy mẫu, phân tích dầu MBA theo đúng Quy định công tác lấy
mẫu và phân tích khí hòa tan trong dầu MBA 110kV ban hành theo Quyết định số
2289/QĐ-EVN SPC ngày 04/8/2015.
 Sử dụng hiệu quả thiết bị đo phóng điện cục bộ (PD) MBA đã được TCT trang bị,
kết hợp phân tích đối chiếu với kết quả thử khí hòa tan trong dầu MBA để đề xuất
giải pháp xử lý đối với các MBA 110kV, tủ hợp bộ có hiện tượng phóng điện cục bộ.
 Thực hiện nghiêm chỉ đạo của TCT tại công văn số 6879/EVNSPC-KTSX ngày
15/10/2013 về việc Quy định công tác sửa chữa MBA 110kV nhằm nâng cao chất
lượng MBA sửa chữa.
 Tiếp tục thực hiện theo dõi và tính toán dòng điện ngắn mạch tích lũy từ các sự cố
phát tuyến 22kV của MBA 110kV:  (I ) {(kA)2}. Từ đó đối chiếu kết quả tính toán
của các MBA đang vận hành với các MBA đã bị sự cố trong quá khứ để kịp thời có
các biện pháp theo dõi, kiểm tra, xử lý kịp thời.
2

 Tiếp tục đánh giá và thực hiện cô lập chức năng tự đóng lại của các phát tuyến
trung thế 22kV.
 Đẩy nhanh tiến độ các công trình NCS, lắp MBA thứ 2 đáp ứng tiêu chí N-1, để
đáp ứng kịp thời khi phụ tải tăng cao, tránh vận hành MBA ở chế độ đầy tải, quá tải
lâu dài làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ sự cố.
 Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng công ty tại Công văn số 5926/EVNSPCKTSX ngày 26/8/2014 về việc thử nghiệm hệ thống bảo vệ các trạm biến áp 110kV
và Công văn số 9137/EVN SPC-KTSX ngày 11/11/2015 về quy định các hạng mục
thử nghiệm đối với MBA 110kV sau sửa chữa.
 Nghiên cứu đề xuất TCT áp dụng các công nghệ mới trong phân tích, chẩn đoán
sự cố MBA (phân tích đáp ứng tần số, thiết bị đo khí hòa tan trong dầu online, đo PD
trong tủ hợp bộ).
 Đẩy mạnh công tác bảo trì sửa chữa theo đúng quy định của nhà sản xuất.
Yêu cầu đối với Các Công ty Điện lực: Có phương thức vận hành hợp lý tránh khai
thác đầy tải kéo dài, quá tải MBA trạm 110kV. Đồng thời, đẩy mạnh giải pháp giảm

thiểu sự cố phát tuyến 22kV, cụ thể như:

19


 Thực hiện các bước triển khai thực hiện để giảm sự cố do vi phạm HLATLĐCA
tương tự như của lưới điện 110kV ở trên.
 Tăng cường công tác kiểm tra, thí nghiệm định kỳ lưới điện 22kV trên địa bàn
quản lý, thay thế kịp thời các thiết bị như DS, FCO, LBFCO, chống sét, TU, TI đo
đếm ranh giới cũng như TU, TI đo đếm điện năng chuyển nhượng của khách hàng đã
bị già cỗi không an toàn có xác suất sự cố cao. Lập kế hoạch thay thế các DS đoạn
đầu tuyến có chất lượng kém bằng các DS có chất lượng cao (như ABB,
COOPER…).
- Khi xảy ra sự cố trên các phát tuyến 22kV, nhất là các sự cố gần trạm
110kV, Điều độ Công ty Điện lực cần kiểm tra công tác xử lý của các bộ phận quản lý
lưới điện đảm bảo loại trừ sự cố thì mới phát lệnh đóng lại bằng tay. Các CNĐCT,
Điều hành viên trong ca trực sẽ phối hợp cùng với Điều độ Điện lực trong công tác
này để đảm bảo sao cho tái lập điện trong thời gian nhanh nhất có thể mà vẫn đảm
bảo điều kiện vận hành an toàn liên tục trong toàn hệ thống.
 Có các giải pháp hữu hiệu ngăn ngừa sự cố phát tuyến thuộc các khu vực gần
trạm 110kV nhằm hạn chế dòng ngắn mạch cao gần đầu nguồn khi xảy ra sự cố. ĐD
22kV có nhiều náp sử dụng các giải pháp: bọc hóa trung thế, tăng cường cách điện
(sử dụng sứ có chiều dài đường rò phù hợp, sử dụng đà composite,…) nhằm nâng cao
độ tin cậy, chống sự cố lây lan trên nhiều phát tuyến cùng lúc.
 Tăng cường công tác kiểm tra nhiệt độ tiếp điểm của DS, nhất là các DS đầu
tuyến, các DS vận hành với dòng tải lớn. Sau mỗi sự cố, cần phải kiểm tra tình trạng
các DS vừa chịu đựng dòng ngắn mạch trước khi thực hiện tái lập điện. Thực hiện
nghiêm công tác kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thiết bị (vệ sinh, siết lại các chi tiết, đo
điện trở tiếp xúc), đặc biệt đối với các DS đầu tuyến vận hành với dòng tải lớn cần rút
ngắn chu kỳ kiểm tra định kỳ.

 Tổ chức các khoá đào tạo về giám sát, thi công hộp nối cáp, đầu cáp ngầm cho
đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp liên quan đến công tác này nhằm đảm
bảo thực hiện đúng quy định của nhà sản xuất, đảm bảo chất lượng trong thi công.
Đối với Tổng công ty:
 Chủ trương lựa chọn mua sắm MBA có chất lượng tốt (hiện đang tạm dừng mua
mới MBA 110kV của EMC).
 Chỉ đạo Ban QLDA ĐLMN đẩy nhanh các công trình xây dựng mới trạm biến áp
110kV để đáp ứng kịp thời khi phụ tải tăng cao, tránh vận hành MBA ở chế độ quá tải
lâu dài làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ sự cố.
 Luôn sẵn sàng nguồn MBA dự phòng để kịp thời xử lý thay thế khi sự cố cũng
như cách ly máy ra khỏi lưới để kiểm tra khắc phục khiếm khuyết (đối với những
máy có hiện tượng phóng điện, quá nhiệt mối nối), đảm bảo an toàn cung cấp điện và
tránh quá tải MBA còn lại.
 Đầy mạnh nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong phân tích, chẩn đoán sự
cố MBA, tủ hợp bộ.
20


 Tổ chức các khoá đào tạo mẫu về huấn luyện về kỹ thuật đấu nối cáp ngầm cho
các đơn vị để tạo tiền đề cho các đơn vị tiếp tục triển khai đào tạo tại đơn vị mình,
đáp ứng yêu cầu công việc của mỗi đơn vị.
d) Sự cố rơle và mạch nhị thứ: Đơn vị quản lý lưới điện 110kV thực hiện các nhiệm
vụ như sau:
 Rà soát, có lộ trình thay thế các rơle cũ, hoạt động không tin cậy; bổ sung các
mạch nhị thứ còn khiếm khuyết như đã nêu trên.
 Thực hiện tốt công tác quản lý, cập nhật tài liệu bản vẽ nhị thứ, chú trọng việc ghi
nhật ký vận hành cho HT rơle bảo vệ.
 Triển khai sớm kế hoạch ĐTXD hàng năm, giảm áp lực tiến độ đóng điện, điều
động thiết bị mua sắm để lắp đặt cho dự án theo đúng như thiết kế.
 Thực hiện nghiêm công tác điều tra sự cố, phân tích nguyên nhân và rút kinh

nghiệm.
 Phân công cán bộ có kinh nghiệm thi công đấu nối các công trình cải tạo nâng
công suất trạm và giám sát chặt chẽ thi công đấu nối các công trình ĐTXD mới, cử
các CBKT có kinh nghiệm để giám sát công tác thí nghiệm các công trình xây dựng
mới, công trình nâng cấp, công tác TNĐK hàng năm. Thực hiện đúng các qui định về
thí nghiệm định kỳ và xử lý nhanh các tồn tại sau thí nghiệm.
 LĐCTMN cần hỗ trợ và củng cố tổ chức ở các CNĐCT để xảy ra nhiều sự cố
trong thời gian qua nhằm nâng cao năng lực kiểm tra và ngăn ngừa sự cố.
e) Sự cố chưa xác định nguyên nhân:
 Yêu cầu các CNĐCT/XNĐCT tổ chức họp các nhóm kiểm tra, Phòng/Đội quản
lý đường dây và các CBKT chuyên trách, thảo luận, phân tích hoặc tham khảo kinh
nghiệm của các đơn vị bạn trong công tác quản lý lưới điện. Từ đó rút kinh nghiệm
và nâng cao kỹ năng về phân tích nguyên nhân sự cố, qua đó đưa ra được các sáng
kiến, biện pháp ngăn ngừa sự cố hữu hiệu, giảm thiểu tối đa số vụ không tìm ra
nguyên nhân.
 LĐCTMN/PCĐN tổ chức công tác bồi huấn, hướng dẫn thực hiện cho các CBKT
phụ trách công tác sự cố từ cấp Công ty đến CNĐCT/XNĐCT nhằm thực hiện tốt
công tác dò tìm, phân tích sự cố.
 Thực hiện tốt công tác kiểm tra củng cố lưới điện, công tác đo kiểm tra hệ thống
tiếp địa và liên kết tiếp địa của đường dây và trạm trong và trước mùa mưa bão, nhất
là đối với những địa bàn xảy ra nhiều sét đánh vào đường dây.
 Lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh sứ các tuyến đường
dây, đặc biệt là các khu vực môi trường thường xuyên bị ô nhiễm, nhiễm mặn, vùng
có đường dây đi qua các công trình xây dựng đang thi công, v.v…
2.2 Đối với lưới điện phân phối:
a) Giải pháp tổ chức:
21


 Tiếp tục duy trì Ban/Tổ chỉ đạo công tác giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy lưới

điện phân phối của Công ty và tại các Điện lực, có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể
và quy chế làm việc cho từng thành viên trong Ban/ Tổ công tác.
 Căn cứ đề cương lập phương án công tác giảm sự cố từng năm của Công ty
hướng dẫn, các Điện lực xây dựng phương án, chi tiết kế hoạch công tác phù hợp với
tình hình thực tế của đơn vị.
 Lãnh đạo đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra hiện trường lưới điện
nhằm sớm phát hiện các tồn tại trên lưới để có chỉ đạo và lập kế hoạch khắc phục kịp
thời tránh gây sự cố cho thiết bị và lưới điện; hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi chặt
chẽ cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác;
 Các đơn vị tổ chức bồi huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác
QLKT-QLVH lưới điện;
 Kiên quyết trong việc điều tra, làm rõ nguyên nhân gây sự cố: Khi xảy ra sự cố
phải nhanh chóng tìm nguyên nhân sự cố để khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất
phạm vi và thời gian mất điện, nhất là đối với các tuyến trục.
 Căn cứ các chỉ tiêu SSC, độ tin cậy lưới điện được giao hàng năm, các Công ty
Điện lực sẽ tính toán quyết định giao các chỉ tiêu độ tin cậy, suất/ tần suất sự cố lưới
điện phân phối cho các Điện lực phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
 Tại Công ty: Tổ chức họp định kỳ hàng tuần/hàng tháng kiểm điểm tình hình thực
hiện suất sự cố, các chỉ tiêu độ tin cậy, rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp xử lý,
giao nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng tiếp theo, lưu ý tập trung vào các giải
pháp giảm mất điện do công tác kế hoạch, đột xuất và do sự cố.
 Tại Điện lực: Tổ chức họp định kỳ (hàng tuần /hàng tháng) kiểm điểm tiến độ
thực hiện các giải pháp giảm sự cố và độ tin cậy lưới điện tại đơn vị, có kế hoạch
công tác cụ thể trong tuần/tháng tiếp theo. Mặc khác khi có sự cố tổ chức họp ngay
để phân tích đánh giá các nguyên nhân sự cố để rút kinh nghiệm và đưa ra hướng dẫn
xử lý khắc phục kịp thời không để sự cố tái diễn.
 Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Chương trình/ phương án kế hoạch
công tác giảm sự cố, củng cố HLATLĐCA và nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối
hàng năm của Công ty và của Điện lực.
 Thực hiện nghiêm túc các quy định điều tra và xử lý sự cố; xử lý trong việc thực

hiện chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện phân phối của Công ty, quy chế thưởng phạt trong
công tác QLVH, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho từng cá nhân,
đơn vị.
b) Nhiệm vụ và giải pháp kỹ thuật
b.1 Ngăn chặn/giảm sự cố và củng cố HLATLĐCA: Thực hiện các giải pháp nêu
tại mục 2.1 a
b.2) Ngăn chặn/ giảm sự cố do phóng sứ:

22


 Tăng cường công tác vệ sinh công nghiệp, thí nghiệm định kỳ sứ cách điện của
đường dây, thiết bị trên lưới điện phải đúng thời gian và khối lượng nhất là các khu
vực vùng biển và khu vực ô nhiễm. Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện, từ đó đưa
ra kế hoạch để xử lý khắc phục. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, vệ sinh trước mùa mưa
bão nhằm phát hiện sớm các sứ xuống cấp và thay thế kịp thời.
 Triển khai thay sứ đứng pinpost, polymer và sứ treo polimer 35kV cho các khu
vực lưới điện nhiểm sương muối. Đối với các khu vực nhiễm nặng, lắp tăng cường
chuổi polymer sau chuổi sứ treo thủy tinh để tăng cường cách điện.
 Ốp ống nhựa PVC đà đỡ sứ, nắp chụp sứ đứng được làm bằng chất liệu silicone
cho một số khu vực có tần suất sự cố cao do phóng sứ.
 Thống kê theo dõi thay thế kịp thời các sứ kém chất lượng vận hành lâu năm
giảm cách điện.
 Lắp nắp chụp bát sứ máy biến áp.
 Tăng cường lắp đặt thêm các bộ LA trên các tuyến đường dây thường xuyên bị sự
cố phóng sứ do quá điện áp ảnh hưởng bởi sét và cải tạo hệ thống tiếp địa.
b.3) Ngăn chặn/ giảm sự cố do động vật:
 Triển khai các giải pháp thay xà composite, ốp ống nhựa PVC đà đỡ sứ, nắp chụp
sứ đứng được làm bằng chất liệu silicone ưu tiên cho một số khu vực có tần suất sự
cố cao do rắn, chim và từ đầu phát tuyến đến Recloser gần nhất.

 Tăng cường cách điện bằng giải pháp lắp nắp chụp Silicone lên TU, TI, đầu sứ
MBA, đầu cực FCO/ LB-FCO; LA, TU, TI dùng công nghệ epoxy; FCO/ LB-FCO
polyme nhằm làm giảm sự cố phóng điện do rắn, chim. Thay các đà lắp DS, FCO,
LBFCO … bằng đà gổ ( sơn vecni ), đà composite, tăng cường khoảng cách lắp đạt
giữa các DS 1 pha để hạn chế sự cố.
 Vận động và hướng dẫn khách hàng áp dụng các giải pháp giảm sự cố đối với
lưới điện thuộc phần tài sản khách hàng để hạn chế sự cố.
 Kiểm tra và thực hiện các giải pháp như: Phát quang chân trụ, cọc néo dây chằng,
bịt kín các lổ trụ, ốp tole thân trụ, ốp đà, lắp nắp chụp thiết bị, v.v.v
 Lập phương án và triển khai bó gọn cáp thông tin nhằm hạn chế rắn bò từ cáp
quang thông tin sang trụ.
 Đối với vị trí có lắp đặt nhiều thiết bị, thường là nơi trú ẩn tốt cho chim dơi, cần
thực hiện các giải pháp kỹ thuật di dời giảm tối đa (có thể ) số lượng thiết bị trên 1 vị
trí trụ.
 Các vị trí trụ góc 90 độ thường xảy ra phóng điện do chim thực hiện thay các lèo
dây trần bằng dây bọc.
b.4) Ngăn chặn/ giảm sự cố do phóng điện, nổ thiết bị:

23


 Tăng cường công tác bảo trì, thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lưới điện phải đúng
thời gian và khối lượng, cập nhật đầy đủ các biên bản thí nghiệm định kỳ các thiết bị
lưu trữ khoa học, dễ tra cứu theo đúng qui định. Theo dõi và đánh giá kết quả thí
nghiệm định kỳ VTTB lưới điện.
 Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện trên địa bàn quản lý, thay thế kịp thời các
thiết bị như FCO/ LB-FCO, LA, TU, TI đo đếm ranh giới cũng như TU, TI đo đếm
điện năng chuyển nhượng của khách hàng đã bị già cỗi không an toàn có xác suất sự
cố cao. Thay các FCO, LBFCO, LA có dòng rò nhỏ bằng FCO, LBFCO, LA polymer.
 Thay xà sắt bằng xà composite tăng cường cách điện tại vị trí lắp đặt FCO, LBFCO hiện hữu, tuyến đường dây xây dựng mới, khắc phục sự cố đứt chì tạo hồ quang

phóng vào xà đỡ làm bật máy cắt phía nguồn. Lắp đặt đà composite trên các tuyến
đường dây ven biển và lắp đà đỡ FCO, LBFCO bằng đà composite ưu tiên trước khu
vực đầu tuyến.
 Kiểm tra và thực hiện các giải pháp như : Lắp nắp chụp lên đầu cực thiết bị, sơn
silicone, epoxy để xử lý phóng điện bề mặt TU/TI, ốp đà.
 Đối với DS thay đà sắt hiện hữu bằng đà gổ, composite và tăng khoảng cách bố
trí giữa các DS để hạn sự cố phóng điện đà gổ và sự cố pha - pha.
 Tiếp tục áp dụng các giải pháp hiệu quả ngăn ngừa sự cố phát tuyến trung thế
thuộc các khu vực gần trạm 110kV có dòng ngắn mạch cao gần đầu nguồn khi xảy ra
sự cố. Đối với các tuyến trung thế nhiều mạch sử dụng các giải pháp tăng cường cách
điện như bọc hóa dây dẫn, xà composite,... nhằm chống lây lan sự cố trên nhiều phát
tuyến cùng lúc.
 Đối với lưới điện thuộc tài sản khách hàng (KH): làm việc trực tiếp với KH để
triển khai đo kiểm thông số kỹ thuật tại điểm đấu nối và kiểm tra, yêu cầu KH thí
nghiệm định kỳ, bảo trì vật tư thiết bị lưới điện theo quy định hệ thống điện phân
phối (Thông tư 39-BCT), Điện lực phải xem xét các biên bản thí nghiệm do KH cung
cấp để có kiến nghị cần thiết. Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong công tác phê duyệt
thiết kế, nghiệm thu đóng điện các công trình lưới điện KH.
 Công tác thay thế VTTB kém chất lượng: Qua công tác bảo trì, thí nghiệm định
kỳ nhằm sớm phát hiện thay thế dần các VTTB kém chất lượng, quá hạn sử dụng còn
tồn tại trên lưới (sứ cách điện trung thế, TU, TI, LA, FCO,...) thực hiện hoàn tất trước
mùa mưa để tránh hiện tượng phóng điện. Khi có sự cố, Đơn vị QLVH phải ghi nhận
loại VTTB, nhà sản xuất với số lượng phải được thống kê cập nhật đầy đủ để có biện
pháp cụ thể ngăn ngừa khắc phục. Đính kèm Phụ lục 9
b.5) Công tác mua sắm vật tư thiết bị:
 Các đơn vị cần rà soát thống kê, đánh giá chất lượng VTTB đang vận hành trên
lưới điện gây hư hỏng hàng loạt sau thời gian ngắn sử dụng, nhằm loại bỏ các VTTB
có chất lượng kém trong công tác mua sắm.
 Đưa vào sử dụng thí điểm các thiết bị, vật liệu công nghệ mới để giảm sự cố,
giảm tổn thất lưới điện.

24


b.6) Giải pháp khắc phục, ngăn ngừa sự cố cáp ngầm


Đối với Tổng công ty:

 Tổ chức các khoá đào tạo cấp chứng chỉ về thi công đấu nối cáp ngầm, đầu cáp
ngầm cho đội ngũ quản lý, giám sát và thi công chủ chốt của các đơn vị liên quan đến
công tác đấu nối cáp ngầm.
 Ban hành quy định về công tác thi công đấu nối cáp ngầm.
 Nghiên cứu hoàn thiện hơn các tiêu chuẩn, đặc tính thiết bị trong mua sắm nhằm
mua sắm thiết bị có chất lượng tốt, đảm bảo kỹ thuật.
 Nghiên cứu các công nghệ, thiết bị mới về nối cáp để áp dụng, ưu tiên chọn các
thiết bị công nghệ hạn chế tối đa công đoạn thực hiện bằng thủ công (như hộp nối cáp
tự động).
 Nghiên cứu thiết bị chẩn đoán phóng điện cục bộ (PD) cáp ngầm, đặc biệt ưu tiên
thiết bị kiểm tra online để trang bị cho các đơn vị sử dụng nhằm kịp thời phát hiện
các vị trí cáp ngầm đang vận hành có hiện tượng phóng điện cục bộ để xử lý, ngăn
ngừa sự cố.
 Tổ chức hội nghị định kỳ hàng năm để phổ biến kinh nghiệm, các giải pháp nhằm
ngăn ngừa sự cố lặp lại.


Đối với các Đơn vị:

 Trên cơ sở đội ngũ do SPC tổ chức đào tạo, các đơn vị tổ chức đào tạo và cấp
chứng chỉ cho đội ngũ thi công đấu nối cáp ngầm tại các Điện lực, CNĐ, đảm bảo
yêu cầu công việc.

 Chấn chỉnh công tác thi công và giám sát thi công đầu cáp, hộp nối cáp ngầm
trung thế. Bắt buộc người trực tiếp thi công phải là người có kinh nghiệm, hiểu biết
về các chủng loại cáp ngầm trung thế, được đào tạo và cấp chứng chỉ về thi công đầu
cáp, hộp nối cáp ngầm trung áp bởi các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân. Yêu
cầu người trực tiếp giám sát thi công phải có chứng chỉ giám sát và chứng chỉ thi
công về đầu cáp ngầm được cấp bởi các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân.
 Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện hiện tượng phóng điện cáp để kịp thời
ngăn ngừa sự cố.
 Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thiết bị, trang bị thiết bị,
dụng cụ chuyên dụng cho công tác bảo trì nhằm phát hiện và thay thế kịp thời các
trường hợp có khả năng phát sinh sự cố. Đặc biệt đối với công tác thi công cáp ngầm
phải yêu cầu dùng dụng cụ chuyên dụng mới cho phép thi công.
 Tổ chức giám sát thi công chặt chẽ trong công tác lắp đặt, thi công, đấu nối đầu
cáp ngầm. Cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan của các cá nhân tham
gia giám sát vì đây là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý vận hành sau này
(đình chỉ ngay các đơn vị thi công không có đủ năng lực, dụng cụ, đồ nghề cần thiết
khi thi công cáp ngầm).
25


×