Tải bản đầy đủ (.pdf) (360 trang)

Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 360 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------&&&-------

LÊ VŨ NGỌC THANH

ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG GIÁ
TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------&&&-------

LÊ VŨ NGỌC THANH

ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG GIÁ
TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS VŨ HỮU ĐỨC
2. PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2018




Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý
trong kế toán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kế toán của Trường Đại học Kinh
tế TP.HCM, đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong
chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường. Qua đó đã giúp tôi có được những
kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận án này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Thầy
Cô trong Ban Lãnh đạo Khoa Kế toán, các Thầy Cô trong Khoa Kế toán và đặc biệt
là Thầy Cô trong bộ môn Kiểm toán đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Giang Tân, Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Cô
Phạm Thị Ngọc Bích, Thầy Nguyễn Khánh Duy, Thầy Nguyễn Trí Tri và Thầy Hoàng
Trọng Hiệp đã có những đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô, các anh, chị, bạn bè, các học trò và các doanh
nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu khảo sát.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Vũ Hữu

Đức và PGS.TS Huỳnh Đức Lộng. Trong nhiều năm qua, Thầy đã tận tình dìu dắt,
chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Những nhận xét, đánh giá của Thầy, đặc
biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ cho việc thực hiện
luận án này mà cả trong công việc và cuộc sống hiện tại của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn GIA ĐÌNH đã động viên tôi hoàn thành luận án.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/04/2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1i
2. Mục tiêu nghiên cứu – Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 3i
3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ................................................................. 5i
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6i
5. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................................. 6i
6. Đóng góp mới của luận án ................................................................................................... 8i
7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................ 8i

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ 1
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về giá trị hợp lý trên thế giới ...................... 1
1.1.1. Nghiên cứu về tính thích hợp của giá trị hợp lý ...............................................................2
1.1.2. Nghiên cứu về tính đáng tin cậy của giá trị hợp lý ........................................................10
1.1.3. Nghiên cứu về sự ủng hộ giá trị hợp lý ..........................................................................14

1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng giá trị hợp lý.............15
1.1.5. Nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng giá trị hợp lý.................................................21

1.2. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.............................................. 24
1.2.1 Các nghiên cứu về giá trị hợp lý ở Việt Nam ..................................................................24
1.2.2. Các nghiên cứu về đo lường mức độ áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam. ......................25

1.3. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án ............................................. 26
1.3.1. Xác định khe hổng nghiên cứu .......................................................................................26
1.3.2. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án .......................................................................28

Tóm tắt chương 1 ........................................................................................ 31
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ ÁP DỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ. ...................................................................................... 32
2.1. Khái niệm về đo lường và các cơ sở đo lường trong kế toán .............. 32
2.1.1. Khái niệm về đo lường .................................................................................................32
2.1.2. Các cơ sở đo lường trong kế toán................................................................................34


2.2. Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý ...................................... 35
2.2.1. Khái niệm giá trị hợp lý .................................................................................................35
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của giá trị hợp lý .........................................................36

2.3 Áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế và ở các quốc
gia trên thế giới............................................................................................ 41
2.3.1 Giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế .............................................................41
2.3.1.1 Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế ............................41
2.3.1.2 Đo lường giá trị hợp lý theo IFRS 13.......................................................................42
2.3.2. Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý ở các quốc gia trên thế giới..........................................43
2.3.2.1. Các quốc gia áp dụng giá trị hợp lý.........................................................................43

2.3.2.2. Kinh nghiệm áp dụng giá trị hợp lý ở một số quốc gia tiêu biểu ............................44

2.4. Cơ sở lý thuyết của giá trị hợp lý ......................................................... 46
2.4.1. Mục đích của báo cáo tài chính .....................................................................................46
2.4.2. Các đặc điểm chất lượng ...............................................................................................46
2.4.3. Khái niệm vốn và bảo toàn vốn ......................................................................................49

2.5. Lý thuyết về áp dụng giá trị hợp lý ...................................................... 52
2.5.1. Lý thuyết lập quy (regulation theory).............................................................................52
2.5.2 Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) ................................................53
2.5.3. Các lý thuyết liên quan đến sự lựa chọn của nhà quản lý..............................................57
2.5.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ......................................................................57
2.5.3.2. Lý thuyết tín hiệu (signalling theory) ......................................................................58
2.5.3.3. Lý thuyết các đối tượng có liên quan (stakeholder theory) .....................................58

Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 61
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐẾN SỰ HÒA HỢP
GIỮA QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG CỦA KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ. ...................................................... 62
3.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 62
3.1.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................................62
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................63
3.1.2.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................64
3.1.2.2. Các biến nghiên cứu ................................................................................................66
3.1.2.3 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...........................69
3.1.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu ...................................................................71

3.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 73
3.2.1 Đặc điểm của giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam ......................................................73



3.2.2 Mức độ hòa hợp giữa các quy định của kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế
về mặt đo lường. .......................................................................................................................75
3.2.2.1. Mức độ hòa hợp tổng thể về mặt đo lường .............................................................75
3.2.2.2. Mức độ hòa hợp về đo lường của từng biến nghiên cứu .........................................76
3.2.3. Mức độ ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam
và chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt đo lường. ......................................................................78

Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 81
CHƯƠNG 4 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN ÁP DỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM ........................................................... 82
4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 83
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................83
4.1.2 Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................................83
4.1.3. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................................84
4.1.3.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................84
4.1.3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu và dự báo........................................................86
4.1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................89
4.1.4 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu và thang đo ..................................................90
4.1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu................................................................90
4.1.4.2 Thang đo ..................................................................................................................90
4.1.5. Trình tự thực hiện nghiên cứu ........................................................................................91

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính – xây dựng thang đo .............................. 93
4.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo ................................................................................................93
4.2.2. Thang đo ........................................................................................................................94
4.2.2.1 Thang đo “Sự lựa chọn áp dụng giá trị hợp lý” .......................................................94
4.2.2.2 Thang đo tính “Thích hợp” ......................................................................................95

4.2.2.3. Thang đo tính “đáng tin cậy” ..................................................................................96
4.2.2.4 Thang đo “Chi phí đo lường giá trị hợp lý” .............................................................99
4.2.2.5 Thang đo “tiết lộ nhiều thông tin”..........................................................................100
4.2.2.6. Thang đo các biến kiểm soát. ................................................................................100
4.2.3. Kiểm định thang đo ......................................................................................................102
4.2.3.1 Phỏng vấn chuyên gia về thang đo .........................................................................102
4.2.3.2 Thực hiện khảo sát sơ bộ ban đầu về thang đo.......................................................103
4.2.3.3 Giải pháp khắc phục các vấn đề không mong muốn ..............................................103
4.2.3.4. Kết quả kiểm định thang đo sau điều chỉnh ..........................................................105

4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng – Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn
áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam........................................................... 106


4.3.1. Công cụ xử lý dữ liệu tương ứng với từng vấn đề nghiên cứu ....................................106
4.3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..................................................................................107
4.3.2.1 Mẫu nghiên cứu và các kiểm định ban đầu ............................................................108
4.3.2.2 Tính thích hợp của giá trị hợp lý ở Việt Nam ........................................................109
4.3.2.3 Tính đáng tin cậy của giá trị hợp lý ở Việt Nam ....................................................113
4.3.2.4. Mức độ ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam ...............................................118
4.3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam. ....120

Tóm tắt chương 4 ...................................................................................... 126
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 129
5.1 Kết luận về vai trò, sự cần thiết và khả năng áp dụng giá trị hợp lý ở Việt
Nam ........................................................................................................... 130
5.1.1 Kết luận về vai trò của giá trị hợp lý ............................................................................130
5.1.2 Kết luận về sự cần thiết phải áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam ..................................130
5.1.3. Kết luận về khả năng áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam. ............................................132


5.2 Định hướng áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam .................................. 133
5.2.1 Về phương diện kế toán .................................................................................................133
5.2.2 Về phương diện kiểm toán.............................................................................................134
5.2.3 Về lộ trình áp dụng........................................................................................................134
5.2.4. Về các biện pháp hỗ trợ: ..............................................................................................135

5.3 Đóng góp của luận án.......................................................................... 136
5.3.1 Đóng góp của luận án liên quan đến các lý thuyết nền ................................................137
5.3.2 Đóng góp liên quan đến sự cần thiết và khả năng áp dụng GTHL. ..............................138
5.3.3 Đóng góp liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL ....140
5.3.4 Đóng góp liên quan đến phương pháp nghiên cứu .......................................................142

5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 143
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 1ii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Các hệ thống định giá kế toán và ví dụ .............................................................. 11ii
Phụ lục 2 - Các văn bản pháp luật cơ bản có liên quan đến kế toán doanh nghiệp trong thời
gian từ năm 2001 đến nay ..................................................................................................... 17ii
Phụ lục 3 - Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế
toán Việt Nam........................................................................................................................ 21ii
Phụ lục 4 – Liệt kê các nghiên cứu về tính thích hợp và đáng tin cậy của giá trị hợp lý ..... 23ii
Phụ lục 5 – Các mô hình nghiên cứu giá trị thích hợp ......................................................... 31ii
Phụ lục 6 - Danh sách các nghiên cứu liên quan đến giá trị hợp lý tại Việt Nam ............... 36ii
Phụ lục 7 – Thí dụ các trường hợp tăng giá và giảm giá ..................................................... 43ii
Phụ lục 8 – Thí dụ làm rõ sự khác nhau giữa các quan điểm bảo toàn vốn ......................... 46ii
Phụ lục 9 – Trích IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý ........................................................... 47ii

Phụ lục 10 - Bảng trả lời khảo sát của Trung Quốc ............................................................. 51ii
Phụ lục 11 – Danh sách các chuẩn mực kế toán được sử dụng để đo lường hòa hợp hình thức
............................................................................................................................................... 55ii
Phụ lục 12 – Bảng thu thập dữ liệu nghiên cứu về mức độ hòa hợp giữa quy định về đo lường
của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cho chỉ tiêu hàng tồn kho ............................... 56ii
Phụ lục 13 – Kết quả quá trình phân tích nội dung các trường hợp áp dụng giá trị hợp lý 70ii
Phụ lục 14 – Các định nghĩa và cách xác định giá trị hợp lý trong các văn bản tại VN ….76ii
Phụ lục 15 - So sánh định nghĩa và cách xác định giá trị hợp lý của Việt Nam và Ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế. ................................................................................................... 80ii
Phục lục 16 – Kết quả đo lường mức độ hòa hợp hình thức giữa các quy định về đo lường
trong kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế ......................................................... 82ii
Phụ lục 17 – Kết quả đo lường mức độ hòa hợp của các biến không trình bày ................... 84ii
Phụ lục 18 - Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau. ................................................ 85ii
Phụ lục 19 – Kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của giá trị hợp lý .................................. 87ii
Phụ lục 20 – Các phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu................................................ 90ii
Phụ lục 21 – Mô hình nghiên cứu dự kiến và thang đo dự kiến ............................................ 99ii
Phụ lục 22 – Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn ................................................... 102ii
Phụ lục 23 – Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia .............................................................. 103ii
Phụ lục 24– Bảng câu hỏi khảo sát thử .............................................................................. 109ii
Phụ lục 25– Kết quả khảo sát thử ....................................................................................... 113ii
Phụ lục 26 – Bảng câu hỏi khảo sát chính thức .................................................................. 117ii
Phụ lục 27 – Các ký hiện biến trong phần mềm R .............................................................. 122ii
Phụ lục 28 – Các kiến nghị cụ thể....................................................................................... 123ii
Phụ lục 29 – Danh sách doanh nghiệp trong mẫu khảo sát ............................................... 134ii
Phụ lục 30 – Màn hình thu thập dữ liệu khảo sát ............................................................... 138ii
Phụ lục 31- Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo. .................................................... 139ii
Phụ lục 32 – Kết quả kết xuất từ phần mềm R .................................................................... 142ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1- Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn áp dụng GTHL ............................................ 17
Bảng 1.2- Các công thức đo lường mức độ hòa hợp về mặt hình thức ...................................... 22
Bảng 2.1: Các thông tin cung cấp bởi cơ sở đo lường theo giá gốc và GTHL Bảng 3 ........... 35
Bảng 2.2: Phân các đặc điểm chất lượng của giá gốc và GTHL theo KMLT 2015 của IASB
Bảng 4.......................................................................................................................................... 55
Bảng 3.1 - Các biến nghiên cứu được trình bày Bảng 5 .............................................................. 68
Bảng 3.2 - Các biến nghiên cứu không được trình bày Bảng 6 ................................................... 69
Bảng 3.3 – Chỉ số hòa hợp tổng thể của quy định về đo lường giữa kế toán VN và chuẩn mực kế
toán quốc tế.. Bảng 7 ................................................................................................................... 76
Bảng 3.4 - Mức độ hòa hợp giữa IFRS và VAS, IFRS và TT của từng biến nghiên cứu Bảng 8 77
Bảng 3.5 - Mức độ hòa hợp giữa quy định kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế sau khi
điều chỉnh ảnh hưởng do GTHL Bảng 9 ..................................................................................... 79
Bảng 3.6 - Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và
chuẩn mực kế toán quốc tế Bảng 10 ............................................................................................ 79
Bảng 4.1 - Tóm tắt kết quả của quá trình phân tích nội dung Bảng 11 ....................................... 93
Bảng 4.2 - Giải pháp khắc phục các vấn đề của kiểm định ban đầu Bảng 12 .......................... 104
Bảng 4.3 - Công cụ xử lý dữ liệu theo từng vấn đề nghiên cứu Bảng 13 .................................. 106
Bảng 4.4 - Mức độ thích hợp của các khoản mục và kiểm định sự khác biệt giữa quan điểm của
nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư Bảng 14 ..................................................................... 111
Bảng 4.5 - Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ thích hợp của các khoản mục Bảng 15 111
Bảng 4.6 - Kết quả phân tích phương sai hai chiều Bảng 16..................................................... 112
Bảng 4.7 - Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến tính thích hợp Bảng 17 ....................... 112
Bảng 4.8 - Mức độ đáng tin cậy và kết quả kiểm định sự khác biệt giữa quan điểm của nhà đầu
tư và nhà quản lý doanh nghiệp về tính tính đáng tin cậy Bảng 18 ........................................... 115
Bảng 4.9 - Kiểm định sự khác biệt về mức độ đáng tin cậy giữa các khoản mục Bảng 19....... 115
Bảng 4.10 - Kết quả phân tích phương sai hai chiều Bảng 20 .................................................. 116
Bảng 4.11 - Kết quả phân tích trung bình các nhân tố tác động đến tính đáng tin cậy Bảng 21
................................................................................................................................................... 116
Bảng 4.12 - Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến tính đáng tin cậy. Bảng 22 ................. 116
Bảng 4.13 - Mức độ ủng hộ áp dụng GTHL và kết quả kiểm định sự khác biệt giữa quan điểm

của nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp. Bảng 23 ............................................................. 119
Bảng 4.14 - Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ ủng hộ giữa các khoản mục Bảng 24 120
Bảng 4.15 - Thống kê mô tả trung bình các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 25 ............. 122
Bảng 4.16 - Phân tích sự khác biệt giữa các biến theo từng loại hình doanh nghiệp Bảng 26 .. 122
Bảng 4.17 - Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL Bảng 27
................................................................................................................................................... 123
Bảng 4.18 - Thống kê kết quả nghiên cứu theo giả thuyết nghiên cứu Bảng 28 ....................... 127


DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1 – Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án. .................................. 7
Hình 2.1- Mối quan hệ giữa đầu và định giá, kỹ thuật định giá và cấp bậc GTHL .................... 43
Hình 2.2 - Mối quan hệ giữa khái niệm vốn, bảo toàn vốn và các cơ sở đo lường. Hình 3 ........ 51
Hình 3.1 – Trình tự thực hiện nghiên cứu. Hình 4 ...................................................................... 64
Hình 3.2 – Mối quan hệ giữa các chỉ số Hình 5 .......................................................................... 65


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Chú thích

ASC

Ủy ban chuẩn mực kế toán ở Anh gian đoạn trước năm 1990.
(Accounting standard committee)

APB

Ủy ban nguyên tắc kế toán (Accounting Principles Board)


BĐSĐT

Bất động sản đầu tư

BCTC

Báo cáo tài chính

FASB

Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ

FAS

Chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ
(Statement of financial accounting standards)

GTHL

Giá trị hợp lý

IASB

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(International Financial Reporting Standards)


ICAEW

Hiệp hội kế toán công chứng khối Liên hiệp Anh
(The Institute of Chartered Accountants in England and Wales)

G GAAP

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Đức

KMLT

Khuôn mẫu lý thuyết

SFAC số 2

Khuôn mẫu lý thuyết số 2 của Hoa Kỳ - Đặc điểm chất lượng của thông tin
kế toán (Statement of Financial Accounting Concepts No 2 - Qualitative
Characteristics of Accounting Information)

SFAC số 5

TSCĐHH

Khuôn mẫu lý thuyết số 5 của Hoa Kỳ - Ghi nhận và đo lường các hoạt
động kinh tế trên BCTC. (Statement of Financial Accounting Concepts No
5 - Recognition and Measurement in Financial Statements of Business
Enterprises)
Tài sản cố định hữu hình


TSVH

Tài sản vô hình

TSTC

Tài sản tài chính

TT

Thông tư hướng dẫn

UK GAAP

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Vương Quốc Anh
(Generally Accepted Accounting Practice in the United Kingdom).

US GAAP

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Hoa Kỳ

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VN

Việt Nam



PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài “Định hướng về việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam” được tác
giả lựa chọn để làm luận án tiến sĩ vì ba lý do sau:
Thứ nhất, Giá trị hợp lý (GTHL) là cơ sở đo lường khắc phục các nhược điểm của
các cơ sở đo lường khác và được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng.
Trên thế giới, dạng tiền thân của GTHL xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 18 tại
Hoa Kỳ và đến ngày nay GTHL là cơ sở đo lường được sự thừa nhận và áp dụng ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Sebastian và cộng sự (2014) cho rằng “GTHL xuất hiện
để khắc phục những nhược điểm của các cơ sở đo lường khác”. Thật vậy, theo dòng
lịch sử, GTHL xuất hiện ban đầu với tên gọi giá thị trường được áp dụng trong giai
đoạn trước năm 1940 để đánh giá lại tài sản theo mức giá bán. Sau đó, do e ngại lỗi
trong định giá và để ngăn ngừa khủng hoảng tài chính, ở Hoa Kỳ đã cấm áp dụng các
giá khác ngoài giá gốc dẫn đến sự thống trị của giá gốc trong khoảng thời gian dài từ
năm 1940 đến năm 1975. Trong giai đoạn này mô hình giá gốc được áp dụng cho
phép điều chỉnh tổn thất. Thuật ngữ giá thị trường, GTHL cũng được sử dụng để đánh
giá tổn thất (ARB 291 (1953), ARB 43 2(1958)), để đo lường ban đầu cho tài sản thuê
tài chính (FAS 13 3(1976)). Tuy nhiên giá gốc ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, nhiều
nghiên cứu trong những năm 1960 và 1970 đã đề xuất từ bỏ giá gốc, áp dụng giá thị
trường hoặc giá hiện hành nhưng không được các cơ quan ban hành chuẩn mực chấp
nhận (Georgiou và Jack, 2011). Đến giai đoạn 1979 – 1986 nền kinh tế với ảnh hưởng
của lạm phát cao và khủng hoảng nợ và tín dụng năm 1980, hệ thống giá gốc đã bộc
lộ nhược điểm là không phản ánh được sự thay đổi của giá cả (Barlev và Haddad,
2003) nên đã bị thay thế bởi hệ thống giá theo sức mua chung và hệ thống giá hiện
hành (phụ lục 1). Hệ thống này xuất hiện và sụp đổ ngay trong giai đoạn này. Sư sụp
đổ của hai hệ thống này là do sự phức tạp trong thực hiện, chi phí lớn hơn lợi ích
(Georgiou và Jack, 2011) và quan trọng là giá được xác định không thể giao dịch được
trên thị trường (lý do vì chúng được điều chỉnh theo sức mua chung, trong khi đó giá

1


Accounting Research Bulletin No 29 - Inventory Pricing
Restatement and Revision of Accounting Research Bulletin
3
Statement of Financial Accounting Standards No 13 – Accounting for leases
2

1i


cả của các khoản mục cụ thể có sự thay đổi khác nhau, không giống với sức mua
chung; hoặc là chúng được điều chỉnh theo giá mua vào chứ không phải là giá có thể
bán ra) cộng với sự suy giảm của lạm phát, hai phương pháp sức mua chung và giá
hiện hành được hủy bỏ. Sau sự sụp đổ của hệ thống giá hiện hành, một giai đoạn mới
được mở ra, giai đoạn 1986 đến nay là giai đoạn hệ thống giá hỗn hợp với sự phát
triển vượt bậc của GTHL. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng GTHL giúp cung
cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư (Barth và cộng sự, 2001), GTHL cho phép ghi
nhận sự thay đổi của giá cả và vì vậy giúp đưa ra các tín hiệu cảnh bảo lạm phát (Laux
và Leuz, 2009), GTHL làm giảm các hành vi chi phối thu nhập của nhà quản lý (Barth
và Taylor, 2010). Cairns (2006) cho rằng GTHL ngày càng chiếm vai trò quan trọng
trong IFRS với nhiều cách thức sử dụng khác nhau như để đo lường ban đầu, đo lường
sau ban đầu, để phân bổ giá trị ban đầu và để đánh giá tổn thất. Vì vậy, hiện nay,
GTHL đã được thừa nhận và áp dụng ở 132 quốc gia theo khảo sát của IASB năm
2015.
Thứ hai, Việt Nam chưa áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu
Tại Việt Nam (VN), GTHL xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2001 theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành các chuẩn mực kế toán VN, được sử
dụng để ghi nhận ban đầu cho các trao đổi phi tiền tệ liên quan đến tài sản cố định và
ghi nhận doanh thu. Kể từ đó cụm từ “GTHL” được sử dụng nhiều trong các văn bản
được ban hành. Phụ lục 2 cho thấy GTHL được đề cập đến ngày càng nhiều qua thời

gian từ Luật Kế toán đến chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn chuẩn mực và chế
độ kế toán. Đặc biệt Luật kế toán 2015 đã đề cập đến sử dụng GTHL để đánh giá lại
tài sản và nợ phải trả tại ngày lập báo cáo [Luật kế toán 2015. Điều 6, Điều 28]. Tuy
nhiên, về phạm vi áp dụng GTHL của VN so với quốc tế (phụ lục 3) cho thấy GTHL
ở VN được sử dụng để đo lường ban đầu, để phân bổ ban đầu, để đánh giá tổn thất mà
không áp dụng cho đo lường sau ban đầu như chuẩn mực kế toán quốc tế - chuẩn mực
được đa số quốc gia lựa chọn và áp dụng. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong BCTC
của VN và đa số các quốc gia khác.
Thứ ba, sức ép của hội nhập kinh tế thế giới ở Việt Nam
Hội nhập kinh tế thế giới là một chủ trương của Đảng và Nhà nước thể hiện qua việc
gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, là thành viên của WTO năm 2007 và Nghị quyết
2i


số 22 về Hội nhập quốc tế ban hành ngày 10/4/2013. Để việc hội nhập kinh tế được
thành công thì việc hội nhập kế toán cũng là một vấn đề quan trọng. VN đã xây dựng
các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy
nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt về phương diện đo lường, cụ thể là VN đã không
sử dụng GTHL để đánh giá lại các đối tượng kế toán, như đã phân tích bên trên. Sự
khác biệt này làm cho BCTC của VN sẽ không so sánh được với BCTC của các quốc
gia khác, và điều này sẽ dẫn đến rào cản trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới của
VN.
Để hội nhập kinh tế quốc tế thì trước tiên VN cần gia tăng mức độ hòa hợp giữa các
quy định của kế toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là về phương diện
đo lường, cụ thể cần phải áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Hiện tại, Bộ tài
chính VN đang mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó
vấn đề chính là áp dụng IFRS. Và GTHL được xác định là một thách thức trong việc
chấp nhận IFRS tại các quốc gia, kể cả VN (Chris Fabling, 20164).
Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu về GTHL ở VN còn khá khiêm tốn, đặc biệt chưa
có nghiên cứu đi sâu vào việc áp dụng GTHL cho đo lường sau ban đầu. Vì vậy, luận

án này được thiết kế để đánh giá sự cần thiết và khả năng áp dụng GTHL cho đo lường
sau ban đầu trong kế toán VN để đưa ra những định hướng về việc áp dụng GTHL
trong kế toán VN.

2. Mục tiêu nghiên cứu – Câu hỏi nghiên cứu
Theo lý thuyết thể chế (institutional theory), một thể chế sẽ ban hành các quy định
mới nếu có sức ép phải áp dụng hoặc tự nguyện ban hành do nhận thấy đó là một quy
định tốt cần thiết phải áp dụng. Vì vậy để đánh giá liệu GTHL cho đo lường sau ban
đầu có nên được áp dụng ở VN hay không, trước tiên, luận án sẽ đánh giá vai trò của
GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán để đánh giá liệu có sức ép phải áp
dụng GTHL hay không và sau đó chứng minh GTHL có phải là một cơ sở đo lường
tốt cần thiết phải áp dụng hay không. Bên cạnh đó, luận án cũng đánh giá khả năng
áp dụng GTHL trong thực tế thông qua khả năng đo lường đáng tin cậy của GTHL ở
VN, mức độ ủng hộ áp dụng GTHL ở VN, đồng thời nhận diện các nhân tố ảnh hưởng

Chuyên gia cap cấp Ngân hàng thế giới. Phát biểu tại Hội thảo IFRS – Định hướng và lộ trình áp dụng tại
VN tại TP.HCM ngày 21/12/2016.
4

3i


đến việc lựa chọn áp dụng GTHL để nhận diện những lý do, đặc điểm của doanh
nghiệp ủng hộ/không ủng hộ áp dụng GTHL vào VN. Cụ thể các mục tiêu nghiên cứu
tổng quát được đặt ra như sau:
(1). Làm rõ vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán tại VN.
Để làm rõ vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán tại VN luận
án sẽ xác định mức độ tác động của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của VN và
chuẩn mực quốc kế toán quốc tế về mặt đo lường.
VN có sức ép phải hội nhập quốc tế về kế toán, các quy định về đo lường giữa VN và

quốc tế cần phải tương đồng để đảm bảo BCTC giữa các quốc gia là có khả năng so
sánh. Vậy GTHL có phải là vấn đề quan trọng cần được áp dụng để đạt được sự hòa
hợp hay không. Trong mục tiêu nghiên cứu này luận án sẽ làm rõ đặc điểm của GTHL
ở VN, xác định mức độ tương đồng về phương diện đo lường giữa quy định của VN
và chuẩn mực kế toán quốc tế để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự
tương đồng này.
Mục tiêu nghiên cứu 1 sẽ được giải quyết thông qua câu hỏi nghiên cứu 1.
Câu hỏi nghiên cứu 1: GTHL có ảnh hưởng trọng yếu đến sự hòa hợp giữa quy định
về đo lường của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế không?
(2). Làm rõ sự cần thiết của việc áp dụng GTHL vào VN
Sự cần thiết của việc áp dụng GTHL vào VN được xác định thông qua việc chứng
minh GTHL là cơ sở đo lường giúp cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng
BCTC ở VN.
Mục tiêu này sẽ cho thấy động cơ của áp dụng GTHL vào VN có phải chỉ đơn thuần
là một phần của tiến trình hòa hợp, hay nó xuất phát từ nhu cầu bên trong của nền
kinh tế VN, đó là kế toán VN cần một cơ sở đo lường để giúp cung cấp thông tin thích
hợp hơn cho nhà đầu tư.
Mục tiêu nghiên cứu 2 sẽ được trả lời thông qua câu hỏi nghiên cứu 2:
Câu hỏi nghiên cứu 2: GTHL có giúp cung cấp thông tin thích hợp cho người sử dụng
BCTC ở VN không?

4i


(3). Làm rõ khả năng áp dụng GTHL ở VN
Mục tiêu nghiên cứu 1 và 2 giúp chứng minh GTHL có phải là cơ sở đo lường cần
thiết phải áp dụng hay không. Ở mục tiêu nghiên cứu 3 luận án sẽ tiếp tục chứng minh
GTHL có khả năng áp dụng ở VN hay không, để cung cấp góc nhìn về khả năng áp
dụng GTHL trong thực tế. Khả năng áp dụng GTHL ở VN được đánh giá thông qua
các mục tiêu cụ thể sau:



Đánh giá khả năng đo lường đáng tin cậy của GTHL ở VN. Tính đáng tin cậy của
GTHL là một nhân tố cản trở việc áp dụng GTHL ở các quốc gia, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển bởi vì các quốc gia này thiếu các thị trường hoạt động,
thiếu nhân sự, chi phí đo lường cao và thiếu kỹ thuật để đo lường (Kumarasiri và
Fisher, 2011). Mục tiêu tiêu nghiên cứu này sẽ đo lường cảm nhận của người
được khảo sát về hạ tầng để đo lường GTHL (thị trường, nhân sự, phương pháp
đo lường) và khả năng chi phối ước tính của nhà quản lý để đánh giá tính đáng
tin cậy của GTHL.



Xác định mức độ ủng hộ áp dụng GTHL ở VN. Để GTHL có thể được triển khai
trong thực tế thì GTHL phải được sự ủng hộ áp dụng của người lập BCTC, người
sử dụng BCTC.



Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL ở VN. Mục
tiêu này giúp nhận diện nhận diện các lý do cũng như các đặc điểm doanh nghiệp
ủng hộ áp dụng GTHL để đưa ra các lộ trình áp dụng GTHL một cách phù hợp.

Mục tiêu nghiên cứu 3 sẽ được giải quyết thông qua ba câu hỏi nghiên cứu 3, 4 và 5.
Câu hỏi nghiên cứu 3: GTHL ở VN có thể đo lường một cách đáng tin cậy không?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Người lập BCTC và người sử dụng BCTC có ủng hộ áp dụng
GTHL ở VN không?
Câu hỏi nghiên cứu 5: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL
ở VN?


3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Để đánh giá vai trò của GTHL trong tiến trình hội nhập quốc tế về kế toán luận án
thực hiện đo lường chỉ số hòa hợp trước và sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của GTHL.
Chênh lệch chỉ số chính là mức độ tác động của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định
5i


của VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về phương diện đo lường, từ đó cho thấy tầm
quan trọng của việc áp dụng GTHL trong tiến trình hội nhập. Dữ liệu nghiên cứu là
IFRS, VAS và hướng dẫn kế toán của VN.
Để đánh giá sự cần thiết cũng như khả năng áp dụng GTHL ở VN luận án thực hiện
phân tích quan điểm của nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp ở VN. Dữ liệu nghiên
cứu dựa vào khảo sát quan điểm của nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, luận án thực hiện hai
nghiên cứu độc lập:
Nghiên cứu 1 – Mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của kế
toán VN và chuẩn mực kế toán quốc tế về phương diện đo lường. Nghiên cứu 1 sẽ trả
lời câu hỏi nghiên cứu 1.
Nghiên cứu 2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL của các doanh
nghiệp VN. Nghiên cứu 2 sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu 2, 3, 4 và 5.
Hình 0.1 tóm tắt mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án.
Phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể hơn ở chương 3 và chương 4.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Trong nghiên cứu 1 đối tượng nghiên cứu là các quy định của Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế liên quan đến đo lường các đối tượng kế toán.
Trong nghiên cứu 2, đối tượng nghiên cứu là quan điểm của nhà quản lý (người lập
BCTC) và nhà đầu tư (người sử dụng BCTC) đối với việc áp dụng GTHL.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam: các quy định của Việt

Nam, nhà quản lý các doanh nghiệp tại Việt Nam và nhà đầu tư tại Việt Nam.
5. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy GTHL đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng IFRS
ở VN.

6i


Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng người sử dụng và người lập BCTC cho rằng
đo lường BĐSĐT, TSCĐHH, TSVH và TSTC theo GTHL là thích hợp, đáng tin cậy
và họ ủng hộ áp dụng GTHL cho các khoản mục này.
Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận các nhân tố có tác động tích cực bao gồm tính thích
hợp, tính đáng tin cậy. Các nhân tố chi phí đo lường, việc tiết lộ nhiều thông tin và
các đặc điểm doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng GTHL.
Đánh giá sự cần thiết và khả năng áp dụng GTHL ở VN

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu
cụ thể:

Phương pháp nghiên
cứu:

Làm rõ vai trò của
GTHL trong tiến trình
hội nhập quốc tế về kế
toán

Làm rõ khả năng áp

dụng GTHL ở VN

Làm rõ sự cần thiết
của việc áp dụng
GTHL vào VN

• Làm rõ mức độ tác
động của GTHL đến
sự hòa hợp giữa quy
định về đo lường của
VN và chuẩn mực kế
toán quốc tế

• Làm rõ mức độ
thích hợp của
thông tin GTHL
ở VN

Xác định chênh lệch giữa chỉ số hòa
hợp trước và sau khi điều chỉnh ảnh
hưởng của GTHL, dữ liệu nghiên
cứu là IFRS và chuẩn mực, hướng
dẫn của VN.

• Làm rõ mức độ đo lường
đáng tin cậy của GTHL ở
VN.
• Làm rõ mức độ ủng hộ áp
dụng GTHL vào VN.
• Xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến việc lựa chọn
áp dụng GTHL ở VN

Phân tích quan điểm của Nhà đầu tư
và Nhà quản lý doanh nghiệp. Dữ liệu
nghiên cứu dựa vào khảo sát.

Nghiên cứu 1

Nghiên cứu 2

Phương pháp định tính được sử dụng
để thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Phương pháp định tính được sử dụng
để xây dựng thang đo và kiểm định
thang đo.

Phương pháp định lượng được sử
dụng để tính toán kết quả.

Phương pháp định lượng được sử
dụng để thống kê, kiểm định dữ liệu.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 0.1 – Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án.

7i



6. Đóng góp mới của luận án
✓ Xác định mức độ ảnh hưởng của GTHL đến sự hòa hợp giữa quy định của VN
và chuẩn mực kế toán quốc tế về mặt đo lường.
✓ Xây dựng thang đo mới để đo lường tính thích hợp và tính đáng tin cậy của
GTHL.
✓ Xây dựng mô hình nghiên cứu với đầy đủ các biến hơn các mô hình trước đây
để giải thích lý do lựa chọn áp dụng GTHL của doanh nghiệp cũng như nhận
diện đặc điểm doanh nghiệp ủng hộ áp dụng GTHL.
✓ Đánh giá sự cần thiết cũng như khả năng áp dụng GTHL trong thực tế ở VN.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần giới thiệu và phần kết luận, cấu trúc của luận án bao gồm:
Chương 1 – Tổng quan các nghiên cứu về giá trị hợp lý.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý và áp dụng giá trị hợp lý
Chương 3 –Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mức độ tác động của
giá trị hợp lý đến sự hòa hợp giữa quy định về đo lường của kế toán Việt Nam và
chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chương 4 – Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động
đến việc lựa chọn áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị

8i


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Chương này sẽ làm rõ các nghiên cứu về GTHL trên thế giới và các nghiên cứu về GTHL
ở VN để từ đó xác định khe hổng nghiên cứu và đề xuất vấn đề cần nghiên cứu tại VN
Với mục tiêu nghiên cứu trên tác giả đã khảo sát các nghiên cứu trên thế giới và VN, bao
gồm các bài báo và luận văn/luận án. Chủ đề được nghiên cứu chia thành năm nhóm

chính: nghiên cứu về tính thích hợp, tính đáng tin cậy, mức độ ủng hộ GTHL, các nhân
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn GTHL và mức độ áp dụng GTHL.
Chương này bao gồm ba phần: 1. Tổng quan các nghiên cứu về GTHL trên thế giới; 2.
Các nghiên cứu trước đây tại VN; 3. Xác định vấn đề nghiên cứu của luận án.

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về giá trị hợp lý trên thế giới
Song song với sự hình thành và phát triển của GTHL là các nghiên cứu về GTHL. Các
nghiên cứu này bắt đầu từ thế kỷ thứ 18 ở các quốc gia đã phát triển như Hoa Kỳ, Anh
sau đó lan sang các quốc gia đang phát triển, Sự xuất hiện của GTHL được cho là một
tất yếu khách quan nhằm khắc phục những nhược điểm của các cơ sở đo lường khác
(Sebastian và cộng sự, 2014). Dù nhận được khá nhiều sự đồng thuận, nhưng cũng có
nhiều quan điểm khác nghi ngờ liệu GTHL có thỏa mãn các đặc điểm chất lượng để trở
thành một cơ sở đo lường thật sự? Nhìn chung, các tranh luận về GTHL chủ yếu xoay
quanh đặc điểm chất lượng cơ bản là tính thích hợp và đáng tin cậy5. Do vậy, dòng nghiên
cứu chính liên quan đến GTHL là nghiên cứu về các đặc điểm chất lượng cơ bản – tính
thích hợp và tính đáng tin cậy - (chiếm tỉ trọng 67%6 trên tổng số các nghiên cứu về
GTHL) với các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu là: GTHL có thích hợp? GTHL có đáng tin
cậy? Phụ lục 4 liệt kê các nghiên cứu thuộc dòng nghiên cứu này cho thấy sự đa dạng
thể hiện ở các đối tượng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các phương
pháp thu thập dữ liệu khác nhau, sử dụng nhiều dạng mô hình khác nhau cho các khoản
Hiện tại, IASB và FASB đã đổi tên thuật ngữ “đáng tin cậy” thành thuật ngữ “trình bày trung thực” với lý
do thuật ngữ “trình bày trung thực” mô tả tốt hơn thuận ngữ “đáng tin cậy” [IASB – KMLT 2015, trang 9).
Tuy nhiên trong các nghiên cứu thuật ngữ đáng tin cậy vẫn được sử dụng và trong chuẩn mực kế toán Việt
Nam cũng đang sử dụng thuật ngữ này, nên để dễ hiểu luận án vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ “đáng tin cậy”.
6
Khảo sát từ google scholar tại ngày 13/5/2016.
5

1



mục khác nhau. Dòng nghiên cứu chính này gắn với sự hình thành và phát triển của
GTHL vì vậy nó được thực hiện ở các quốc gia đã áp dụng GTHL, dựa vào phương pháp
định lượng, dữ liệu chủ yếu được thu thập qua thị trường vốn để quan sát phản ứng của
nhà đầu tư với các thông tin được công bố trên BCTC. Sau đó dòng nghiên cứu về đặc
điểm chất lượng được mở rộng sang các quốc gia khác ở giai đoạn chưa áp dụng GTHL
để đo lường cảm nhận của nhà đầu tư, nhà quản lý, kiểm toán viên và nhà ban hành chuẩn
mực về tính thích hợp, tính đáng tin cậy và mức độ ủng hộ GTHL với phương pháp
nghiên cứu định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát hoặc thông qua
phương pháp thí nghiệm.
Bên cạnh dòng nghiên cứu chính về đặc điểm chất lượng của GTHL còn có dòng nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng GTHL. Dòng nghiên cứu này
giúp nhận diện các nhân tố tác động đến sự lựa chọn GTHL từ đó giúp ích cho các quốc
gia xác định phạm vi áp dụng GTHL trong giai đoạn áp dụng lần đầu. Ngoài ra, còn có
dòng nghiên cứu về đo lường mức độ hòa hợp giữa các quy định của quốc gia và chuẩn
mực kế toán quốc tế - đây là dòng nghiên cứu mức độ hòa hợp hình thức (formal
harmonization) để từ đó xác định được khoảng cách do không áp dụng GTHL. Trong
phần này luận án sẽ khái quát các nghiên cứu trước đây về GTHL theo các dòng nghiên
cứu này.

1.1.1. Nghiên cứu về tính thích hợp của giá trị hợp lý
Trong lịch sử phát triển của kế toán có rất nhiều phương pháp đo lường khác nhau như
giá gốc, giá hiện hành, GTHL… để mỗi loại giá được chính thức sử dụng trong các chuẩn
mực thì các nhà ban hành chuẩn mực thường dựa vào các nghiên cứu về tính thích hợp
để xem giá nào là thích hợp hơn trong việc đo lường giá trị doanh nghiệp.
Theo quan điểm của các nhà lập quy “Giá trị kế toán là thích hợp nếu nó có thể giúp
người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra một quyết định khác hơn” [SFAC số 5], “Thông
tin thích hợp khi nó có thể làm thay đổi quyết định của người sử dụng” [KMLT - IASB].
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, một giá trị được xem là giá trị thích hợp nếu nó
“ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường của vốn chủ sở hữu” (Amir và cộng sự, 1993),

“phản ánh sự hài lòng của nhà đầu tư” (Barth và cộng sự, 2001), “cung cấp các con số
dự đoán về giá trị thị trường vốn hoặc sự biến đổi tuyến tính của giá trị thị trường vốn”

2


((Holthausen và Watts, 2001) hoặc dựa trên các lựa chọn, cảm nhận của người tham gia
khảo sát (Koonce và cộng sự, 2011).
Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy tính thích hợp của GTHL được khẳng định
hoàn toàn trên nhiều phương diện: đầu tiên, GTHL được chứng minh là giá trị thích hợp,
điều này càng có ý nghĩa hơn khi giá gốc, giá hiện hành được chứng minh không là giá
trị thích hợp và GTHL được chứng minh không là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng
tài chính. Cụ thể:
(1) GTHL là giá trị thích hợp
Các nghiên cứu về tính thích hợp của GTHL ở các quốc gia đã áp dụng GTHL chủ yếu
là nghiên cứu dựa vào thị trường vốn. Câu hỏi nghiên cứu là các biến kế toán được đo
lường theo GTHL tác động như thế nào đến nhà đầu tư? GTHL có tốt hơn giá gốc trong
việc giải thích phản ứng của nhà đầu tư? Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính dữ liệu chéo, với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu, hoặc giá thị trường của
vốn cổ phần, hoặc lợi nhuận cổ phần. Biến độc lập là giá sổ sách của vốn cổ phần, GTHL
của các khoản mục được nghiên cứu, chênh lệch GTHL trừ giá gốc của các khoản mục
được nghiên cứu, thu nhập.... hoặc có thêm các biến kiểm soát như quy mô công ty, đòn
bẩy tài chính, chất lượng kiểm toán…. Việc lựa chọn biến phụ thuộc và biến độc lập tùy
thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và mô hình được sử dụng. Có ba dạng mô hình hồi quy
được sử dụng (phụ lục 5), được Holthausen và Watts (2001) gọi tên là: mô hình bảng
cân đối (balance sheet model), mô hình thu nhập (earnings model) và mô hình Ohlson
(Ohlson model).
Nhìn chung, các nghiên cứu đều kết luận rằng GTHL của tài sản và nợ phải trả là thích
hợp. Cụ thể:
GTHL của tài sản phi tài chính là giá trị thích hợp trong các nghiên cứu về: tài sản vô

hình (Barth và Clinch (1998)); bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (Easton và cộng sự,
1993; Barth và Clinch, 1998; Aboody và cộng sự, 1999); bất động sản đầu tư (Danbolt
và Rees, 2008). Anh và Úc là hai quốc gia đầu tiên cho phép đánh giá lại tài sản, vì thế
hàng loạt các nghiên cứu cho các khoản mục tài sản là các nghiên cứu thực hiện tại hai
quốc gia này. Easton và cộng sự (1993) khi nghiên cứu 72 doanh nghiệp trong lĩnh vực

3


công nghiệp từ năm 1981 đến 1990 đã chứng minh rằng thặng dư đánh giá lại7 tốt hơn
thu nhập (hoặc thay đổi của thu nhập) trong việc giải thích lợi nhuận của cổ phiếu. Hơn
nữa các tác giả cũng cho rằng việc đánh giá lại làm cho giá sổ sách của vốn chủ sở hữu
bằng với giá thị trường của vốn; thặng dư đánh giá lại làm cho tỉ lệ giá thị trường của
vốn cổ phần trên giá sổ sách của vốn cổ phần tiến đến một. Barth và Clinch (1998) thực
hiện nghiên cứu đối với tài sản tài chính, bất động sản, nhà xưởng, thiết bị và tài sản vô
hình cho 846 doanh nghiệp ở Úc trong giai đoạn 1991 - 1995 đã chứng minh rằng đánh
giá lại theo GTHL đối với tài sản tài chính, tài sản cố định và tài sản vô hình là giá trị
thích hợp. Cả giá trị đánh giá lại cao hơn giá gốc và thấp hơn giá gốc đều là giá trị thích
hợp. Nếu như các nghiên cứu trước biến phụ thuộc là giá cổ phiếu được quan sát từ thị
trường thì nghiên cứu của Barth và Clinch (1998) giá cổ phiếu được ước tính từ thu nhập
trong tương lai. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Aboody và cộng sự (1999) quan sát
738 doanh nghiệp ở Anh các năm 1983 – 1995 kết luận rằng giá trị đánh giá lại có mối
quan hệ thuận với biến phụ thuộc (với giá cổ phiếu, lợi nhuận cổ phiếu và kết quả hoạt
động tương lai). Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu hoặc lợi nhuận cổ phiếu với giá trị đánh
giá lại là mối quan hệ yếu đối với doanh nghiệp có tỉ lệ nợ trên vốn cao. Danbolt và Rees
(2008) khi quan sát 446 doanh nghiệp bất động sản ở Anh trong giai đoạn 1993 – 2002
cũng đưa ra kết luận “thu nhập theo GTHL thì thích hợp hơn thu nhập theo giá gốc hoặc
theo UK GAAP”.
GTHL của công cụ tài chính là giá trị thích hợp trong các nghiên cứu về chứng khoán
nợ, chứng khoán vốn, và khoản cho vay của ngân hàng (Barth, 1994; Barth và cộng sự,

1996; Nelson, 1996; Eccher và cộng sự, 1996; Brickner, 2002); các khoản đầu tư của
công ty bảo hiểm (Petroni và Wahlen, 1995); công cụ phái sinh (Venkatachalam, 1996).
Nghiên cứu về GTHL của công cụ tài chính trong ngân hàng là mảng đề tài có nhiều
nghiên cứu nhất. Barth (1994) cho rằng GTHL của chứng khoán đầu tư tốt hơn giá gốc
trong việc giải thích giá thị trường của vốn chủ sở hữu. Kết luận này cũng được Nelson
(1996) đưa ra khi kiểm tra các ngân hàng với mẫu là 146 cho năm 1992 và 133 mẫu cho
năm 1993. Barth và cộng sự (1996) kiểm tra 136 ngân hàng năm 1992-1993 rút ra kết
luận rằng GTHL của chứng khoán đầu tư và khoản cho vay có ảnh hưởng đến giá thị

7

Thặng dư đánh giá lại: là chênh lệch đánh giá lại sau khi loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu nhập: là doanh thu hoặc thu nhập được xác định dựa vào dữ liệu kế toán.
Lợi nhuận cổ phiếu: là chênh lệch giá cổ phiếu tại thời điểm t và giá cổ phiếu tại thời điểm t - n.

4


trường của cổ phiếu ngân hàng. Venkatachalam (1996) kiểm tra 99 công ty năm 1994
cho rằng công bố GTHL liên quan đến công cụ phái sinh sử dụng cho mục đích quản lý
tài sản và nợ phải trả thì là giá trị thích hợp trong việc giải thích giá thị trường của vốn
của doanh nghiệp. Carroll và cộng sự (2003) khi nghiên cứu chứng khoán đầu tư của các
tổ chức không phải ngân hàng trong giai đoạn 1982 – 1997 (143 mẫu mỗi năm) đã tìm
thấy kết quả GTHL có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty ớ mức ý nghĩa 99%, giá
gốc thì không có ý nghĩa thống kê.
GTHL của khoản nợ phải trả là giá trị thích hợp trong các nghiên cứu về nợ phải trả của
khoản tiền gửi của ngân hàng (Nelson, 1996; Barth và cộng sự, 1996), nợ phải trả về tiền
hưu trí (Barth, 1991), nợ dài hạn trong lĩnh vực ngân hàng (Barth và cộng sự, 1996;
Eccher và cộng sự, 1996). Đặc biệt, Simko (1999) đã kiểm tra về nợ dài hạn trong 260
doanh nghiệp phi tài chính giai đoạn 1992 – 1995 đã cho thấy GTHL của nợ, chủ yếu là

nợ dài hạn thì có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích giá thị trường của doanh nghiệp.
Khác với nghiên cứu ở các quốc gia đã áp dụng GTHL, nghiên cứu ở các quốc gia trong
giai đoạn chưa áp dụng GTHL dữ liệu chủ yếu dựa vào khảo sát hoặc phương pháp thí
nghiệm để đo lường quan điểm của nhà đầu tư (Koonce và cộng sự, 2011), kiểm toán
viên (Kumarasiri và Fisher, 2011), nhà ban hành chuẩn mực (Bolivar và Galera, 2012)
và giám đốc tài chính của doanh nghiệp (Jung và cộng sự, 2013). Kết quả nghiên cứu
tiếp tục khẳng định GTHL là thích hợp. Cụ thể:
Koonce và cộng sự (2011) đã thực hiện ba thí nghiệm trên các nhà đầu tư là các học viên
MBA để xem xét GTHL hay giá gốc là thích hợp hơn trong các tình huống đối nghịch
của công cụ tài chính: tài sản hay nợ phải trả, GTHL tạo ra lãi hay lỗ, ý định của nhà đầu
tư là bán sớm hay giữ đến hạn. Kết quả chỉ ra rằng GTHL là thích hợp hơn giá gốc. Tính
thích hợp của GTHL thì cao hơn ở tài sản so với nợ phải trả, cao hơn ở ý định bán sớm
so với giữ đến hạn, không có sự khác nhau trong trường hợp lãi hay lỗ. Chung quy lại,
kết quả cho thấy GTHL thì thích hợp hơn giá gốc. Khác với những nghiên cứu trước đây,
Koonce và cộng sự (2011) không nghiên cứu phản ứng của nhà đầu tư thông qua thị
trường chứng khoán mà nghiên cứu trực tiếp phản ứng của nhà đầu tư với các tình huống
được đưa ra. Họ cho rằng: “phương pháp thí nghiệm cho phép đo lường trực tiếp ý kiến
của nhà đầu tư về tính thích hợp của GTHL và các dự báo của họ... Những đo lường này

5


×