Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Bước đầu đánh giá khả năng phòng hộ của lâm phần bương mốc trồng ở vùng đệm VQG ba vì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 37 trang )

Bước đầu đánh giá khả năng phòng hộ của
lâm phần Bương mốc trồng ở vùng đệm VQG
Ba Vì, Hà Nội


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HVN
D1.3
VQG
TNR

Chiều cao vút ngọn
Chiều cao ở độ cao 1,3 m
Vườn quốc gia
Tài nguyên rừng

NXBNN
KHLN

Nhà xuất bản nông nghiệp
Khoa học lâm nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo
vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai,
điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Hiện
nay tài nguyên rừng đã giảm sút đi rất nhiều do hiện tượng khai thác không


hợp lí tài nguyên, nhu cầu khai thác quá cao làm cho rừng không đủ sức phục
hồi, môi trường ngày càng bị phá hủy, khả năng phòng hộ của rừng giảm sút,
ý thức của người dân trong công tác bảo vệ còn kém, đi cùng với nó là sự suy
thoái môi trường, lượng CO2 trong không khí ngày càng tăng cao, hiện tượng
nóng lên của trái đất... những vấn đề mà chúng ta có thể thấy được trước mắt
là hiện tượng hạn hán hàng năm, lũ lụt xảy ra thường xuyên, đất đai bị hoang
hóa, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở vật nuôi và ở cả con người. Như
vậy, vai trò của rừng rất quan trọng đối với cuộc sống, không những đối với
môi trường mà còn cả vấn đề kinh tế, vai trò duy trì sự sống của người dân địa
phương. Tại vùng đệm của các VQG, nhiều hộ gia đình sinh sống vẫn phụ
thuộc vào tài nguyên rừng trong đó có thể kể đến VQG Ba Vì. Đa số người
dân tộc Dao ở đây sống chủ yếu nhờ vào khai thác tài nguyên rừng, việc xây
dựng rừng phòng hộ vừa có vai trò phòng hộ tốt vừa đảm bảo cuộc sống của
người dân là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Thành
phố Hà Nội), huyện Lương Sơn ,Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cách thủ đô Hà Nội
20Km theo đường Quốc lộ 21A, 87, là VQG duy nhất trên địa bàn Hà Nội, có vai
trò phòng hộ vô cùng quan trọng. Trong nhiều năm qua, đã có các phương án, kế
hoạch phòng hộ được thưc hiện. Trong đó có phương án trồng loài Bương mốc ở 3
xã vùng đệm: Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Vì với tổng diện tích là 14ha.
Bương mốc là một loài thuộc họ phụ tre trúc, có tán lá rộng, rễ mọc chùm,
cây thành phần mọc nhanh vừa có khả năng phòng hộ, chống xói mòn. Nó còn
có thể làm bột giấy, măng có giá trị dinh dưỡng cao, là loài thực phẩm được ưa
chuộng. Tại các xã vùng đệm của VQG Ba Vì Bương mốc đã và đang được gây


trồng tạo thu nhập và việc làm cho người dân. Như vậy nếu tiến hành trồng
thành công thì nó sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Để
góp phần cung cấp thông tin về khả năng phòng hộ của Bương mốc, khóa luận
tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá khả năng phòng hộ của lâm phần Bương mốc

trồng ở vùng đệm VQG Ba Vì, Hà Nội” được thực hiện.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu về tre trúc trên Thế giới
Zhu Zhaohua (2000) cho biết: ở đảo Hải Nam rất gần với Việt Nam đã
phát hiện được 46 loài tre trúc, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ yếu
có 3 loài mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh Vân Nam có 250
loài đã được phát hiện, diện tích tre trúc đạt tới 331.000 ha, riêng loài
Phyllostachys heterocycta var. pubescens chiếm 80% diện tích kể trên.
Theo D.N. Tewari (2001) thì Ấn Độ là nước có diện tích tre trúc lớn
nhất thế giới, khoảng 2 triệu ha, phân bố từ sát biển lên tới độ cao 3.700m sát
chân núi Hymalaya. Có 50% số loài tập trung phân bố ở phía Tây Ấn Độ, đa
số các loài có thân mọc cụm như Bambusa, Dendrocalamus, Gigantochloa,
Oxytenanthera. Tác giả cũng đưa ra dẫn liệu về độ cao phân bố của một số
loài cụ thể, nhưng không thấy đề cập các loài trong chi Indosasa. Zhu
Zhaohua (2000) cho biết: ở đảo Hải Nam rất gần với Việt Nam đã phát hiện
được 46 loài tre trúc, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ yếu có 3 loài
mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh Vân Nam có 250 loài đã
được phát hiện, diện tích tre trúc đạt tới 331.000 ha, riêng loài Phyllostachys
heterocycta var. pubescens chiếm 80% diện tích kể trên.
Theo Đỗ Văn Bản (2005), mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu đến
2 triệu tấn măng. Úc tiêu thụ hàng năm vào khoảng 4000 đến 12000 tấn măng
thái mỏng nhập khẩu. Canada và châu Âu là những nước nhập khẩu chính của
sản phẩm măng đóng hộp. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái
Lan, Malayxia và Singapore là những nước tiêu thụ nhiều măng tươi, măng
ướp đông lạnh, măng tươi hấp hơi và măng hộp. Chỉ riêng một tỉnh ở Thái
Lan đã chế biến 68.000 tấn măng luộc mỗi năm. Không kể lượng măng tiêu
thụ tại địa phương, Nhật Bản đưa ra thị trường 90.000 tấn măng và nhập khẩu

trên 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan có


mức độ tiêu thụ măng như Nhật Bản, nhưng vẫn xuất khẩu sang Nhật khoảng
140.000 tấn măng Tre Bát độ.
1.2. Những công trình nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tre trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ hai
sau gỗ, và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội của người dân,...
Tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong nước
hoặc xuất khẩu có giá trị. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thế kỷ
XX, tài nguyên tre trúc ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu.
Theo Nguyễn Tử Ưởng (2000), Việt nam có 1.489.068 ha rừng tre
thuần loại hoặc hỗn giao gỗ + tre, chiếm 4,53% diện tích toàn quốc với tổng
trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: Rừng tre trúc tự nhiên có 1.415.552
ha bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 8.304.693.000 cây
bao gồm: Rừng thuần loại tre trúc có 789.221 ha bằng 8,36% diện tích rừng tự
nhiên với trữ lượng 5.863.091.000 cây; Rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331 ha
bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 2.441.602.000 cây. Rừng tre
trúc trồng có 73.516 ha bằng 4,99%diện tích rừng trồng với trữ lượng
96.074.000 cây. Diện tích rừng tre trúc trồng bằng 5,06% diện tích rừng tre
trúc tự nhiên nhưng trữ lượng tre trúc trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre trúc
tự nhiên. Như vậy số cây trên 1 ha ở rừng tre tự nhiên gấp gần 5 lần số cây ở
rừng trồng. Diện tích và trữ lượng tre trúc đáng quan tâm nhất là vùng Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc.
Theo Lê Viết Lâm (2005), Việt Nam có thể có trên 200 loài tre trúc, tới
nay 22 chi, 122 loài được giám định tên, trong đó có rất nhiều loài có giá trị
sử dụng và kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển
Ngoài các loài tre trúc thông dụng được trồng để cung cấp thân khí sinh như
nêu trên, nước ta còn có nhiều loài tre trúc cho măng ăn ngon như: Bương
mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Tre

gầy (Dendrocalamus sp.), Luồng (Dendrocalamus barbatus), Trúc sào
(Phyllostachys pubescens), Lồ ô (Bambusa procera), Là ngà (Bambusa


bluemeana)..., tuy nhiên việc đầu tư cho nghiên cứu gây trồng, phát triển theo
hướng kinh doanh măng còn nhiều hạn chế.
Phong trào trồng tre trúc lấy măng ở nước ta phát triển mạnh mẽ
khoảng trên chục năm gần đây, chủ yếu một số loài nhập từ Trung Quốc, Đài
Loan như: Điềm trúc (Bát độ) (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc
(Bambusa oldhamii), Mạnh tông (Dendrocalamus asper), Tạp giao (Hybrid),
và đã có một số công trình nghiên cứu về các đối tượng này.
1.2.1. Những nghiên cứu về đất trồng tre trúc
Nghiên cứu về đất trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung vào
một số loài rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình với công trình “Bước đầu nghiên cứu
đặc điểm đất trồng Luồng” (1964) và “Đặc điểm đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh
hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến đất”(2001) cho thấy:
Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H 2O): 4,8-5,9; pH(KCl): 4,2-5,0. ở tầng
đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu
trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O dễ tiêu lại tương quan
không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây luồng.
Nguyễn Ngọc Bình cũng cho rằng nên trồng Luồng theo phương hỗn giao,
thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ Đậu như Keo để tránh cho đất bị suy thoái.
Hoàng Xuân Tý trong “Tìm hiểu đất dưới rừng tre trúc thuần loài”
(1972) cho biết: trồng tre Diễn và tre Gai thuần loài làm cho tính chất vật lý
của đất bị thoái hoá nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali, do
vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng xen
với cây gỗ để đảm bảo độ phì của đất và sản xuất được nhiều luân kỳ.
1.2.2. Những nghiên cứu về nhân giống, chọn giống và kỹ thuật gây trồng
phát triển
Trong “Kỹ thuật trồng tre trúc”, Hồng Minh (1963) đã giới thiệu sơ

lược về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm
sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam.


Lê Nguyên Kế (1963) trong “Trồng tre trúc” đã đưa ra một số kết quả
nghiên cứu về những yêu cầu của đất trồng, giống, mật độ trồng.
Vương Tấn Nhị (1963) với “Kinh doanh khai thác rừng Nứa” đã nêu rõ
một số đặc điểm sinh thái học của cây Nứa như: nhiệt độ: 9-36 0C, lượng mưa:
1250-4000 mm/năm (tối thiểu 1000mm/năm) và khuyến cáo để kinh doanh
tốt rừng Nứa cần phải có phương pháp khai thác bồi dưỡng thích hợp.
Phạm Văn Tích (1963) đã tổng kết kinh nghiệm trồng Luồng trong
nhân dân ở công trình “Kinh nghiệm trồng Luồng”.
Lê Nguyên và các cộng sự (1971) trong “Nhận biết, gây trồng bảo vệ và
khai thác tre trúc” tuy mới chỉ nghiên cứu tre trúc ở Miền Bắc nhưng đã giới thiệu
khá đầy đủ về gây trồng phát triển tre trúc mọc cụm và mọc tản cho mục đích kinh
tế, bao gồm: điều kiện nhân giống, gây trồng, kỹ thuật trồng,… tuy nhiên nội dung
còn quá khái quát, hầu như không đề cập đến biện pháp thâm canh nào.
“Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng Luồng
Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để
làm nguyên liệu giấy xi măng” của Lê Quang Liên (1990) đã đưa ra được mật
độ trồng và phương thức trồng phù hợp cho cây Luồng ở vùng trung tâm.
Trịnh Đức Trình (1990) với công trình nghiên cứu “Thâm canh rừng
Luồng lấy măng xuất khẩu” đã cho thấy: nếu quản lý khai thác măng hợp lý
có thể nâng hệ số đẻ măng lên 2 măng/cây mẹ.
Ngô Quang Đê (1994) trong tài liệu “Gây trồng tre trúc” đã giới thiệu
kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các
khâu ươm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng.
Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng” cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus
barbatus) và tre Gầy (Dendrocalamus sp.), trong đó có khảo nghiệm 3 công

thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy
măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh.


Lê Quang Liên (2001) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu “Nhân giống
Luồng bằng chiết cành” cho thấy công thức chiết tất cả cành (đã có và không
có rễ khí sinh), cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía ngoài có bao
nilon giữ ẩm cho kết quả số cành ra rễ đạt tỷ lệ 97,5% cao nhất trong 3 công
thức thí nghiệm.
Hứa Vĩnh Tùng (2001) trong “Khai thác đảm bảo tái sinh và sử dụng
tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy” đã khảo nghiệm 4 công thức cho thấy: cường
độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng chiều cao và đường kính cây măng.
Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006), trong cuốn “Hỏi đáp về tre trúc”
đã đề cập tới mùa trồng tre, trúc cũng như các giai đoạn phát triển và sinh
trưởng của măng tre; đề cập tới một số phương pháp trồng rừng tre trúc
bằng gốc cây mẹ, cành chiết và tách chồi; giải pháp để nâng cao sản lượng
và kéo dài tuổi thọ của rừng tre.
Đỗ Văn Bản (2004) tiến hành “Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng
các loài tre nhập nội lấy măng ở Việt Nam” đã thống kê: hiện nay nước ta có 4
loài tre nhập nội lấy măng đang được gây trồng: Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao và
Mạnh tông, trong đó phát triển mạnh nhất là Điềm trúc và Lục trúc. Diện tích
trồng đang ngày càng được mở rộng: đến năm 2003 Chương trình khuyến lâm đã
đầu tư cho nông dân trồng 1.461ha, tổng diện tích trồng tre Điềm trúc bằng
nguồn giống Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thuộc Tổng
công ty rau quả, nông sản tính đến 2003 là trên 2.700ha. Diện tích trồng tre nhập
nội lấy măng trên thực tế vượt xa những con số thống kê được vì bên cạnh đó còn
rất nhiều tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp
những thông tin quan trọng: đặc tính sinh thái, hình thái, kỹ thuật gây trồng,
chăm sóc và kinh nghiệm gây trồng của nhân dân trên cả nước.

Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) trong “Trồng thử nghiệm thâm canh
các loài tre nhập nội lấy măng” đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy
măng: Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii)


và Tạp giao với 13,5 ha mô hình thực nghiệm tại Phú Thọ và Thanh Hoá. Đề
tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng thuần loài:
mật độ trồng, bón phân, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hướng dẫn
kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế
bảo quản măng. Kết quả đề tài cho thấy: Điền trúc có năng suất măng cao
nhất, Lục trúc có năng suất thấp nhất, nên tập trung phát triển Điền trúc vì
năng suất và chất lượng măng cao.
Cuốn "Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam" (2007) II do một nhóm tác giả biên
soạn đã viết về đặc điểm sinh học, công dụng, kỹ thuật nhân giống gây trồng,
khai thác, chế biến và bảo quản của cây Bương mốc. Tác giả cho rằng ngoài ý
nghĩa về xây dựng, đồ dùng gia đình thì ý nghĩa lớn hơn là làm thực phẩm.
Măng Bương to, ăn ngon, có thể dùng tươi, phơi khô hoặc đóng hộp; Khả
năng sinh măng cao
Theo Lê Viết Lâm, Nguyễn Văn Thọ, Vũ Văn Dũng và Nian-he-Xia, ở chi
Dendrocalamus Nees trên thế giới đã phát hiện 52 loài, trong đó đã ghi nhận
được 29 loài ở Việt Nam và có 14 loài đã xác định được tên khoa học. Những
loài thuộc chi Dendrocalamus phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới
của Châu Á từ Ấn Độ đến Nepan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan,
Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia. Loài Bương mốc Ba vì đã được nhóm tác
giả lấy mẫu, mô tả và định loại, đã xác định được tên khoa học của loài là
Dendrocalamus velutinus V.L.Le, V.T.Nguyen, V.D.Vu & N.H.Xia sp nov. Đây
là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về loài cây có giá trị này.
Cao Danh Thịnh (2011), trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về sinh trưởng
của Luồng tại Thanh Hóa đã phản ánh được cấu trúc theo tuổi, quan hệ giữa
đường kính và chiều cao của cây Luồng ở một số điều kiện lập địa khác nhau,

từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp kỹ thuật tác độn thích hợp nhằm kéo
dài tuổi thọ của rừng Luồng trồng, nâng cao năng suất cây trồng.


1.3. Những công trình đã nghiên cứu về Bương mốc
Trần Ngọc Hải (2006) khi nghiên cứu về các giải pháp phát triển bền
vững tài nguyên tre trúc ở khu vực vùng núi cao tỉnh Hòa Bình, đã điều tra và phát
hiện các loài tre trúc có phát hiện ở khu vực Mai Châu, trong đó có nhiều loài
thuộc chi Dendrocalamus như: Mai, Bương phấn, Bương lớn, Bương mốc… là
những loài tre có triển vọng phát triển tốt ở khu vực Hòa Bình và Tây Bắc.
Nguyễn Huy Hoàng trong khóa luận tốt nghiệp năm 2012 “Đánh giá
giá trị kinh tế và khả năng phòng hộ của loài Bương mốc tại VQG Ba Vì - Hà
Nội đã bước đầu đánh giá được giá trị kinh tế và cũng đã đề cập đến khả năng
phòng hộ của loài Bương mốc được trồng tại khu vực nghiên cứu.


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Bước đầu đánh giá khả năng phòng hộ của lâm phần Bương mốc được
trồng tại vùng đệm VQG Ba Vì, Hà Nội.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh được đặc điểm hình thái và sinh thái của loài Bương mốc.
- Phản ánh được cấu trúc rừng trồng về tuổi và mật độ, đặc điểm cấu
trúc tán bộ rễ và vật rơi rụng.
- Phản ánh được khả năng phòng hộ và đề xuất một số giải pháp góp
phần tăng khả năng phòng hộ của rừng Bương mốc tại VQG Ba Vì, Hà Nội.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Bương mốc.

- Nghiên cứu cấu trúc rừng trồng Bương mốc về tuổi, mật độ, đặc điểm
cấu trúc của bộ rễ, tán lá, vật rơi rụng, tình hình sâu bệnh hại.
- Đánh giá khả năng phòng hộ của rừng trồng Bương mốc tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao khả năng phòng hộ của rừng
trồng Bương mốc tại khu vực nghiên cứu.
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Loài Bương mốc
- Phạm vi: Điều tra ở 3 xã vùng đệm: Ba Vì, Tản Lĩnh và Vân Hòa
- Thời gian: từ 25/3 – 31/5/2013
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tham khảo tài liệu và phỏng vấn
- Tham khảo và kế thừa các tài liệu, thông tin về các xã vùng đệm tiến
hành nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, đặc điểm cấu trúc lâm phần.
- Các thông tin về tổng quan nghiên cứu về tre trúc, tài liệu nghiên cứu
liên quan đến loài Bương mốc, đặc điểm và hình thái của loài, cũng như khả
năng phòng hộ rừng của loài.


2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Bương mốc
Phương pháp:
Tại các điểm trồng Bương mốc ở xã Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Vì, tiến
hành thu thập mẫu tiêu bản, thân, mo nang, cành lá, hoa quả (nếu có). Mỗi địa
điểm chọn 3 bụi sinh trưởng bình thường, lấy 5 tiêu bản cho mỗi bộ phận của
cây để mô tả.
- Nội dung 2: Nghiên cứu cấu trúc lâm phần Bương mốc tại VQG Ba Vì
Phương pháp:
Tại ba xã vùng đệm Ba Vì, Tản Lĩnh, Vân Hòa chọn ra 8 vị trí có địa
hình khác nhau đặc trưng cho lâm phần điều tra tiến hành lập mỗi khu vực 1 ô

tiêu chuẩn 500 m2 (25x20m). Xác định cấu trúc tuổi, mật độ, tình hình sâu
bệnh hại của lâm phần và độ rộng tán điền vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.1 Biểu điều tra cấu trúc lâm phần về tuổi và mật độ
Người điều tra:

Trạng thái rừng:

OTC:
Ngày điều
tra:

Thời tiết:
Địa điểm:
S

TT

Số

Bụi

Cây

Tuổi cây
1

2

3


4

D1.3

Độ

Sâu

Ghi

(cm)

rộng tán

bệnh

chú

- Nội dung 3: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của bộ rễ và tán lá
Phương pháp:
Để xác định đặc điểm cấu trúc bộ rễ của loài Bương mốc trên khu vực điều
tra ta tiến hành khảo sát và chọn trên mỗi xã vùng đệm 1 bụi điển hình sau đó đào
phẫu diện rễ. Đào 4 phẫu diện theo 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, lần lượt cách


bụi Bương mốc 1m, 3m, 5m, 7m... theo 4 hướng trên, phẫu diện đào đến lúc
không còn rễ xuất hiện thì dừng lại. Kích thước của phẫu diện đất dài 1m, rộng
50cm, độ sâu đến lúc không còn xuất hiện rễ cây. Tiến hành đếm rễ lần lượt ở các
độ sâu 10cm, 20cm, 30cm … (độ sâu cách nhau 10cm).
Để xác định độ lan xa của bộ rễ, quan sát ở những bụi Bương được

trồng độc lập, đặc biệt là những taluy bị sạt lở. Ở những bụi không quan sát
được theo cách trên, đề tài tiến hành đào phẫu diện đất men theo rễ của bụi
cây để xác định được độ lan xa của rễ.
Lấy kết quả điền vào biểu sau:
Mẫu biểu 2.2. Biểu điều tra kết quả đo đếm rễ cây
Người điều tra :...
Địa điểm:...
Ngày điều tra :...
Thứ tự hố: ...
Thời tiết :...
Bụi

Độ sâu(cm)

Độ lan xa của
rễ (m)

Đá lẫn (%)

Số rễ/0,1m2

Ghi chú

1
2

Để nghiên cứu cấu trúc tán lá của Bương mốc ta tiến hành đo chiều
rộng tán lá của bụi tiêu chuẩn điều tra, kết hợp với số liệu điều tra tán lá ở
OTC. Điền vào biểu sau:



Mẫu biểu 2.3. Biểu điều tra chiều rộng tán lá
STT

Địa điểm

Độ rộng tán lá
Đông
Tây Nam

Ghi chú
Bắc

- Nội dung 4: Nghiên cứu đặc điểm vật rơi rụng
Phương pháp:
Trên bụi tiêu chuẩn đã chọn, lập các ô dạng bản 1 m 2. Các ô dạng bản
này lập theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Mỗi một hướng là 1 ô, trên ô
dạng bản tiến hành thu hết cành, lá, mo nang của cây, sau đó cân ngay tại
rừng, tính ra trị số trung bình để xác định lượng vật rơi rụng bụi Bương mốc
trả lại cho đất trong vòng 1 năm. Thời tiết khi điều tra vật rơi rụng là phải
chọn những ngày nắng ráo, cân vật rơi rụng khi trời đã nắng to, lúc đó thì các
cành, lá cây đã khô một cách tương đối.
Mẫu biểu 2.5 Biểu điều tra khối lượng vật rơi rụng
Người điều tra :
Ngày điều tra :
Thời tiết :

Địa điểm:
Thứ tự :


Khối lượng theo hướng
Đ

T

N

B

Trung

Khối lượng(trung bình)

bình

Lá cây Cành cây Tạp chất

- Nội dung 5: Nghiên cứu độ tàn che, che phủ của Bương mốc
Phương pháp:
Để tiến hành phân tích khả năng phòng hộ rừng của loài Bương mốc ta
cần tiến hành điều tra độ tàn che thảm khô. Tiến hành điều tra 36 điểm trên 1
OTC. Trên chiều dài 25m cách 5m ta đo 1 điểm, trên chiều 20m cứ cách 2m
ta lấy 1 điểm. Trong điểm bán kính 3cm nếu nhìn lên thấy tàn che ghi là 1
ngược lại ghi là 0, dưới đất thấy thảm khô ghi là 1 ngược lại là 0. Thảm tươi


cây bụi đối với địa bàn nghiên cứu không có nên không tiến hành điều tra.
Tổng kết số liệu và ghi vào biểu sau:
Mẫu biểu 2.6 Biểu điều tra đo tàn che, che phủ
STT


Địa điểm

Độ tàn che

Độ che phủ

Ghi chú

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
- Nhập số liệu vào máy tính và xử lý số liệu trên excel bằng các hàm
tổng, trung bình...
- Tính toán số liệu của từng biểu:
+ Tính mật độ cây/ha: M=1000*n/500
+ Tính giá trị trung bình chiều dài rễ và độ rộng tán
- Phân tích kết quả phỏng vấn thu được về loài Bương mốc
- Tổng hợp các số liệu thu được đưa ra nhận xét về khả năng phòng hộ
rừng của loài.
- Đề xuất ra một số giải pháp về khả năng phòng hộ cũng như đưa ra
giải pháp thiết thực để nâng cao khả năng phòng hộ của loài
- Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp để viết báo cáo


CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Ba Vì nằm trong địa phận huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. VQG
Ba Vì có tọa độ địa lý: Từ 21 độ 01' đến 21 độ 07' vĩ độ bắc và 105 độ 16' đến

105 độ 25' kinh độ đông. Với quy mô diện tích: 7.377 ha bao gồm phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400.
Vùng đệm VQG Ba Vì có diện tích 14.144 ha thuộc địa phận 7 xã miền núi
huyện Ba Vì.
VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai
Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà
Nội 60Km theo đường Quốc lộ 21A, 87.
- Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Yên Sơn, Tản Lĩnh - huyện Ba Vì - TP
Hà Nội.
- Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã
Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên
Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân
thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà
Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
VQG Ba Vì được chia làm 3 phân khu chức năng:
- Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt
- Phân khu phục hồi sinh thái
- Phân khu dịch vụ hành chính


VQG Ba Vì Việt Nam
3.1.2. Địa hình - địa thế
- Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng
bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách
hợp lưu sông Đà và Sông Hồng 20Km về phía Nam.
- Trong VQG Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như Đỉnh
Vua (1296m), đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên
Nam (1081m) và một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm (776m), đỉnh Gia

Dê (714m)...
- Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính:
+ Dải dông thứ nhất chạy theo hướng Đông - Tây từ suối Ổi đến cầu
Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9km.


+ Dải dông thứ 2 chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ Yên Sơn
qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên
nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
- Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống
sông Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu
vực là 25 độ, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc
trung bình là 35 độ, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không
thuận lợi.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế
gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với
mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 0C. Ở
vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7 0C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C. Ở
độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,60C; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt
độ chỉ còn 160C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20 C. Nhiệt độ cao
tuyệt đối 33,10C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều
trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%.
Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên
không có mùa khô. Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió
Đông Nam với tấn suất 25% và hướng Tây Nam.
3.1.4 . Địa chất - thổ nhưỡng
Nền chính của Ba Vì là các loại đá phiến thạch sét và sa thạch, đá hỗn
hợp, đá Pocphirit, sa thạch xen những vi quan trắc, phù sa cổ ở một số khu
vực đồi núi thấp.

Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Indoxini cách
đây 150 triệu năm. Quá trình Feralit hóa là quá trình phổ biến trên toàn vùng,
thể hiện rõ rệt là màu sắc của đất ở những nơi sói mòn mạnh, mực nước ngầm
thấp có kết von tạo hạt màu thẫm.


3.1.5. Tài nguyên rừng
a) Rừng và thực vật rừng
- Hiện trạng các loại đất và tài nguyên rừng:
Tổng diện tích tự nhiên VQG Ba Vì là 6.816 ha (Trong đó: Đất có rừng
5154,7 ha chiếm 75,6% tổng diện tích tự nhiên. Đất trống 1.257 ha chiếm
18,7% tổng diện tích tự nhiên. Đất dich vụ hành chính 49,7 ha chiếm 0,7%
tổng diện tích tự nhiên).
b) Đặc điểm các kiểu thảm thực vật rừng
Thảm thực vật ở khu vực VQG Ba Vì gồm 3 kiểu:
- Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt
đới núi thấp
- Kiểu rừng kín lá rộng mưa ẩm nhiệt đới núi thấp.
c) Hệ thực vật rừng
Ba vì với độ cao 1.296m có các vành đai khí hậu: nhiêt đới, á nhiệt đới
nên có hệ thực vật rừng khá phong phú, vừa có các loài thực vật nhiệt đới vừa
có các loài thực vật á nhiệt đới.
Thành phần các loài cây: theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu,
hệ thực vật khu vực Ba Vì có khoảng 812 loài thực vật bậc cao thuộc 472 chi,
99 họ.
Từ 800 trở lên đã phát hiện và giám định tên cho 483 loài, thuộc 323
chi, 136 họ thực vật bậc cao có mặt. Trong đó: ngành thông đất có 2 họ 2 chi
4 loài; ngành dương xỉ 15 họ 23 chi 31 loài; ngành hạt trần có 5 họ, 5 chi, 5
loài; ngành hạt kín 114 họ 293 chi 377 loài.

Các loại cây phân bố không đồng đều trong các họ. Các họ giàu loài: họ
re (lauraceae) 11 chi 29 loài; họ cà phê (rubiaceae) 14 chi 26 loài; họ dẻ
(fagaceae) 3 chi 19 loài; họ 3 mảnh vỏ có 13 chi 17 loài; họ dâu tằm 5 chi 15
loài.


3.1.6. Hoạt động du lịch
VQG Ba Vì có nhiều cảnh quan thiên nhiên với nhiều con suối bắt
nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy, nhiều hồ tự nhiên và nhân
tạo (Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua..) gắn liền với nhiều di tích lịch sử như:
đền Thượng, đền thờ Bác Hồ. Chính những điều kiện trên đã hình thành các
điểm du lịch nổi tiếng Ao vua, Khoang xanh, Suối mơ, Thác đa. Trong tháng
6/2003 Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt mô hình thí
điểm du lịch sinh thái kết hớp với giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì.


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái
4.1.1. Đặc điểm hình thái loài Bương mốc

Thân: dạng thân ngầm hợp trục, thân khí sinh mọc thành cụm cao 2030m, đường kính 20-30cm, ngọn rủ, một số đốt ở gốc thường có vòng rễ khí
sinh, lóng hình ống tròn, một số lóng ở gốc co ngắn làm cho đốt phía dưới
gần nhau và xiên rất dị dạng. Lóng lúc non phủ dày phấn trắng, đốt có một dải
lông tơ màu nâu và rộng khoảng 3-4mm. Ở đoạn thân dưới cành 3-5m thì có
các cành chính không phát triển. Cành nhỏ mang khoảng 8 lá, bẹ lá lúc non
phủ lông nhung, sau không lông, tai lá khuyết, lá dài 20-40cm, rộng 4-6,5cm,
hai mặt phủ lông mềm, thưa hay gần như không lông, gân cấp hai 10-13 đôi.
Mo thân được chia làm hai phần, phần thân mo và phần lá mo, trên mo
thân có phủ một lớp lông nhỏ, nhưng ở phần tiếp giáp giữa lá mo và thân mo có

lông dài từ 0,7-1,3cm mọc xung quanh. Mo thân ở các đốt chưa phân cành rụng
muộn hay tồn tại, bẹ mo chất da dày, lúc đầu màu lục vàng, dài hơn lóng, mặt
lưng có lông mềm, thưa, mặt bụng phủ lông gai nhỏ giữa các gân. Thân mo có
dạng hình chóp cụt phần tiếp giáp lá mo bé hơn phần gốc mo. Lá mo có hình
ngọn giáo phần gốc lá gắn với phần thân mo. Mo thân có tác dụng bảo vệ cho
măng và thân non tránh khỏi sự xâm hại của một số côn trùng gây hại.
Lá hình trái xoan dài, lá thường xanh, có lông, mép lá có răng cưa sắc
và nhọn, gân lá có 14-15 đôi, gân song song trải dài theo phiến lá, phiến lá dài


16-22cm, rộng 7-13cm, gốc lá nhọn, lưỡi lá cao đến 0,2cm, cuống lá dài
0,5cm, rộng 1cm.
4.1.2. Đặc điểm sinh thái loài Bương mốc
Cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa nắng nóng,
mưa nhiều từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, lượng mưa chiếm tới 70% tổng
lượng mưa cả năm. Mùa lạnh mưa ít từ tháng 10-11 đến tháng 4-5 năm sau.
Địa hình thường là đồi thấp, có độ dốc vừa phải, cao dưới 800m so với mặt
nước biển. Cây được trồng ở độ cao 200-800m, thích hợp nhất ở độ cao 300600m, độ dốc 5-150; đất feralit vàng hay đỏ vàng phát triển trên diệp thạch
hoặc sa thạch. Cây trồng chân núi đá vôi có tầng đất dày cũng phát triển tốt.
Mùa măng tháng 5 đến tháng 10, tập trung tháng 6-8.
4.2 Cấu trúc lâm phần Bương mốc tại VQG Ba Vì
Khu vực trồng Bương mốc tại vùng đệm VQG Ba Vì, qua điều tra thực
tế, tổng diện tích loài Bương mốc trồng tại 3 vùng đệm VQG Ba Vì là 14ha:
Qua điều tra thì tuổi và mật độ của các lâm phần như sau:
Bảng 4.1. Bảng cấu trúc lầm phần về tuổi và mật độ
STT
1
2
3



Tản Lĩnh
Ba Vì
Vân Hòa

Năm

Diện

trồng

tích

2009
2002
2011

10ha
2ha
2ha

Mật

Cấp Tuổi(%)
1
31,58
17,62
27,60

2

34,39
23,83
34,48

3
33,16
31,34
37,92

độ(bụi/ha)
4
0,87
27,21
0

572
220
340

Bương mốc được trồng thuần loài. Có đầy đủ cấp tuổi từ 1 đến 4. Diện
tích trồng ở xã Tản Lĩnh là lớn nhất với 10ha, mật độ trồng cao (572 bụi/ha).
Các cấp tuổi 1, 2, 3 tương đương nhau với 31,58%; 34,39% và 33,16%, ít
nhất là cấp tuổi 4 với 0,87%. Nếu tiến hành loại bỏ nhưng cây lâu năm tránh
suy thoái, năm tiếp theo vẫn khai thác như vậy thì trong vòng 4 năm sau
lượng Bương mốc sẽ giảm nhanh chóng. Do đó cần có biện pháp khai thác
hợp lí để đảm bảo vai trò phòng hộ.


Ở xã Ba Vì có diện tích Bương mốc là 2ha được trồng hơn 10 năm.
Những cây già lớn hơn 3 tuổi đã được đốn hạ với nhiều mục đích khác. Có

thể dùng trong xây dựng hoặc làm giấy. Cây cấp tuổi 1 ở đây ít nhất với
17,61%, cây cấp tuổi 2 là 28,83%, cây cấp tuổi 3 và 4 nhiều hơn với 31,34%
và 27,2%. Cho thấy trong những năm gần đây, lượng khai thác măng Bương
mốc không cao, vẫn đảm bảo số cây trong bụi những năm tiếp theo. Mật độ
bụi ở đây thấp hơn với 220 bụi/ha, nhưng lượng cây thành phần trong bụi lớn
hơn 35 (cây/ bụi) cho thấy khả năng phòng hộ chắn gió vẫn đảm bảo.
Bương mốc ở xã Vân Hòa có cây tuổi 3 chiếm lớn nhất với 37,93%,
sau đó là cây tuổi 2 với 34,48%. Cây tuổi 1 thấp nhất với 27,58%. Mật độ là
340 bụi/ha. Bương mốc ở đây mới được gây trồng được 3 năm, chưa có măng
khai thác, cần hạn chế lượng khai thác để đảm bảo số lượng cây trong bụi.
Dựa vào kết quả phỏng vấn người dân, tài liệu và điều tra thực tế cho thấy
loài Bương mốc bắt đầu cho ra măng vào khoảng 2 năm tuổi, tuổi 3,4 cho
măng nhiều.
Do thời gian trồng, mật đô, khả năng chăm sóc... nên chiều cao và
đường kính (D1.3) lâm phần Bương mốc ở mỗi xã khác nhau.
Bảng 4.2 Đặc điểm sinh trưởng của Bương mốc
STT
1
2
3


Tản Lĩnh
Ba Vì
Vân Hòa

Hvn(m)
9,073
11,75
7,03


D1.3(cm)
8,23
11,41
6,19

Trong 3 xã vùng đệm tiến hành điều tra thì Bương mốc tại xã Ba Vì là
phát triển nhất với chiều cao trung bình là: 11,75m và đường kính 11,41cm.
Xã Tản lĩnh có chiều cao (Hvn) và đường kính (D1.3) cao thứ 2 với chiều cao
là 9,073m và đường kính là 8,23cm. Xã Vân Hòa do diện tích mới trồng nên
nhìn chung cây không to và chiều cao kém hơn hai địa điểm trước. Chiều cao
trung bình của cây Bương tại xã Vân Hòa là:7,03m và đường kính 6,19cm.
4.3. Phân tích khả năng phòng hộ của rừng trồng Bương mốc
4.3.1. Cấu trúc tán
Tán lá Bương mốc thường có xu hướng nghiêng theo chiều gió, tương


×