Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn CÔNG NGHỆ học kì i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.86 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN CÔNG NGHỆ HỌC KÌ I
Câu 1: Nêu vai trò, vị trí, đối tượng lao động , nội dung lao động và điều kiện làm
việc của nghề điện dân dụng
a) Vai trò, vị trí
- Hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều sử dụng điện năng
- Vị trí: Nghề điện dân dụng rất đa dạng có mặt ở hầu hết các cơ qua nhà máy, xí
nghiệp, công trường,…
- Vai trò: Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ CN hóa, HĐ hóa đất
nước
b) Đối tượng lao động của nghề
- Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện
- Nguồn điện một chiều và xoay chiều, thiết bị đo lường điện
- Vật liệu dụng cụ và các loại đồ dùng điện
c) Nội dung lao động của nghề
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
- Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, thiết bị
và đồ dùng điện
d) Điều kiện làm việc của nghề
- Làm việc ngoài trời và trong nhà (đối với công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa,
thiết bị và đồ dùng điện)
- Làm việc trên cao; Thường phải đi lưu động; nguy hiểm vì làm việc gần khu vực
có điện
e) Yêu cầu của nghề


- Kiến thức: có trình độ văn hóa hết cấp THCS, nắm vững các kiến thức cơ bản về
kĩ thuật điện, an toàn điện và các quy trình kĩ thuật
- Kĩ năng: nắm vững kĩ năng về đo lường, sử dụng, bão dưỡng, sửa chữa lắp đaẹt
các thiết bị và mạng điện
- Thái độ: yêu thích những công việc của nghề


- Sức khỏe: Không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp nặng, loạn thị,
điếc,…
Câu 2: Thế nào là vật liệu dẫn điện, cách điện
- Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua. Vd: dây đồng, nhôm, chì
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. Vd: sứ,thủy tinh,cao su
Câu 3: Nêu tên các loại đồng hồ đô điện và cho biết công dụng của từng loại? Hãy
ghi một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
Tên đồng hồ đo điện

Đại lượng đo

Kí hiệu

Ampe kế
Cường độ dòng điện
(A)
Vôn kế
Hiệu điện thế
(V)
Oát kế
Công suất dòng điện
(W)
Ôm kế
Điện trở
Công tơ điện
Điện năng tiêu thụ
kWh
Đồng hồ vạn năng
Đo điện áp, điện trở,…
Câu 4: Dây dẫn điện và dây cáp có cấu tạo khác nhau như thế nào? Dây cáp được

lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà?
- Khác nhau: + Dây cáp điện gồm nhiều dây dẫn điện; dây dẫn thường có cấu tạo 2
phần vỏ bọc cách điện, lõi
+ Dây cáp điện thường có cấu tạo 3 phần: vỏ cách điện, lõi, vỏ bảo
vệ, dây dẫn điện là một phần của cáp điện
Câu 5: Nêu các bước của quy trình chung nối dây dẫn điện và yêu cầu của mối nối
Bóc vỏ cách điện -> Làm sạch lõi -> Nối dây -> Kiểm tra mối nối -> Hàn mối nối


-> Cách điện mối nối
Yêu cầu mối nối:
- Dẫn điện tốt: Điện trở mối nối phải nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng
- Độ bền cơ học cao: Mối nối phải chịu được sức kéo cắt và sự rung chuyển
- Cách điện tốt: Mối nối phải cách điện tốt không sắc làm thủng lớp băng cách điện
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật, mối nối phải gọn đẹp
Câu 6: Phân biệt sự khác nhau giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Xây dựng sơ đồ lắp đặt phụ thuộc vào những yếu tố nào.
- Khác nhau:
+ Sơ đồ nguyên lí là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sản
xuất hay cách lắp ráp, các phần tử của mạng điện
+ Sơ đồ lắp đặt biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạng điện
và cần dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện
+ Sơ đồ nguyên lí là cơ sở vẽ ra sơ đồ lắp đặt
- Xây dựng sơ đồ lắp đặt phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Mục đích sử dụng vị trí lắp điện
+ Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện
+ Phương pháp lắp đặt dây dẫn
Câu 7: Nêu trình tự các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, hãy vẽ sơ đồ lắp đặt
mạch điện ở bài 6 và bài 7
Trình tự các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

- Vẽ đường dây nguồn (chú ý: kí hiệu dây pha và dây trung tính)
- Xác định các vị trí để bảng điện và bóng đèn


- Xác định vị trí của các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện trên bảng điện sao
cho đẹp và hợp lí
- Nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí thể hiện đúng mối liên hệ về điện
giữa các phần tử trong mạch điện
- Kiểm tra sơ đồ nguyên lí
Vẽ sơ đồ

Bài 6: Sơ đồ lắp mạch điện bảng điện

Bài 7: Sơ đồ lắp mạch điện đèn ống HQ

Câu 8: Trình bày các quy trình lắp mạch điện của bài 6, bài 7. Cho biết có thể bỏ
qua công đoạn vạch dấu được không, vì sao?
- Bài 6: Vạch dấu -> Khoan lỗ -> Lắp thiết bị điện của bảng điện -> Nối dây mạch
điện -> Kiểm tra
- Bài 7: Vạch dấu -> Khoan lỗ -> Lắp thiết bị điện của bảng điện -> Nối dây bộ
đèn ống huỳnh quang - > Nối dây mạch điện -> Kiểm tra
Không thể bỏ qua công đoạn vạch dấu vì khi ta vạch dấu thì các thiết bị lắp vào
bảng điện mới được chính xác và đầy đủ
* Để sử dụng dây dẫn điện trong mạng điện trong nhà được an toàn, cần chú ý:
thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn điện



×