Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CHÍNH SÁCH HÌNH sự đối với tội PHẠM về MA túy ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.59 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm về ma túy là một trong những loại tội phạm gây ảnh hưởng đặc
biệt nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên
toàn cầu. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về ma túy trên thế giới
ngày càng gia tăng, quy mô phạm tội ngày càng lớn, tính chất càng nghiêm
trọng. Mặc dù Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới đã đầu tư nhiều công
sức, tiền của nhằm ngăn chặn nhưng tội phạm về ma túy vẫn diễn ra phức tạp.
Tình hình tội phạm về ma túy ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng
phức tạp cả về tính chất và mức độ. Tội phạm về ma túy trong những năm gần
đây sử dụng những thủ đoạn cất giấu, vận chuyển ma túy hết sức tinh vi, xảo
quyệt, thường xuyên thay đổi nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Tình trạng sử dụng trái phép các chất ma tuý, đặc biệt là ma tuý tổng hợp diễn ra
phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, một số tụ điểm hoạt
động trong thời gian dài, công khai, trắng trợn mà đối tượng chủ yếu là học sinh,
sinh viên. Đặc biệt nhu cầu sử dụng ma túy “cỏ Mỹ” đang có chiều hướng gia tăng
trong lứa tuổi thanh thiếu niên kéo theo các hoạt động mua bán, vận chuyển, tàng
trữ và chế biến “cỏ Mỹ” phục vụ nhu cầu sử dụng của giới trẻ làm cho tình hình tệ
nạn ma túy và tội phạm ma túy tiếp tục phức tạp. Việc xử lý các đối tượng mua
bán, vận chuyển chất XLR-11 có trong “cỏ Mỹ ” thời gian qua gặp nhiều khó khăn
do đây là loại chất ma túy mới xuất hiện tại Việt Nam.
Thời gian gần đây xuất hiện một số tổ chức tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán trái phép các chất ma tuý với số lượng lớn, phạm tội nhiều lần, liên quan
đến cả đối tượng là người nước ngoài tham gia. Hiện tượng tinh chế, sản xuất
heroin có dấu hiệu manh nha xuất hiện và phát triển nhanh. Tình hình trồng và tái
trồng cây có chứa chất ma túy thời gian qua đã được kiềm chế, tuy nhiên việc
trồng và tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa vẫn tiếp diễn, số lượng tuy không
lớn nhưng mật độ dày, được trồng xen canh với các loại cây trồng khác. Nếu
không được quan tâm ngăn chặn kịp thời dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát trở lại.
1



Đứng trước những tác hại nghiêm trọng của ma túy đến kinh tế - xã hội và
con người, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những chính sách hình sự đối với tội
phạm về ma túy nhằm đấu tranh chống lại loại tội phạm này, xử lý nghiêm khắc
những đối tượng phạm tội. Với những phân tích trên, có thể nói, chính sách hình
sự đối với tội phạm về ma túy là một chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
việc nhận định đúng vai trò cũng như nắm chắc những vấn đề lý luận chung góp
phần giúp cho việc hoạch định, xây dựng chính sách ngày càng phù hợp, dễ dàng
đi vào thực tiễn, hạn chế dần các bất cập, qua đó làm cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm về ma túy ngày càng hiệu quả. Chính vì lý do trên, tôi chọn
đề tài “Chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay –
Những vấn đề lý luận và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn thi hành” làm tiểu
luận kết thúc môn Chính sách hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối
với tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp cụ thể cho việc hoạch định và triển khai thực hiện chính sách hình sự đối
với tội phạm về ma túy.
- Nhiệm vụ: Làm rõ khái niệm chính sách hình sự đối với tội phạm về
ma túy; Phân tích sự thể hiện của chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy
trong pháp luật hình sự Việt Nam thông qua các khía cạnh: mục tiêu, quan
điểm, đường lối xử lý, nguyên tắc xử lý, quy định về tội phạm, quy định về hình
phạt đối với tội phạm về ma túy; Đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng
hoạch định, thực hiện chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về chính sách hình sự
đối với tội phạm về ma túy, chính sách hình sự hiện hành đối với tội phạm
về ma túy ở Việt Nam và việc triển khai thực hiện chính sách hình sự đối với
tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay.

2


- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, tôi tập trung
làm rõ chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy thể hiện qua chính sách
pháp luật hình sự mà cụ thể là chính sách về tội phạm và chính sách về hình
phạt đối với tội phạm về ma túy.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện
chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tài liệu, sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý
luận về chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy; về quy trình chính sách từ
việc hoạch định, tổ chức thực hiện đến việc phân tích, đánh giá chính sách;
+ Phương pháp tổng kết thực tiễn, sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh giá
những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật hình sự về tội phạm và hình phạt đối với tội phạm về ma túy ở Việt Nam.
+ Phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách hình sự đối với tội phạm về ma
túy thông qua các quy định cụ thể của pháp luật hình sự của nước ta qua các
thời kỳ, để tìm được phương án, đề xuất hợp lý cho giai đoạn hiện nay.
5. Ý nghĩa của đề tài
Tiểu luận cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng chính
sách hình sự đối với tội phạm về ma túy để đấu tranh có hiệu quả với loại tội
phạm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Cơ cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu
luận gồm 4 chương:


3


Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy
Chương 2: Chính sách hình sự hiện hành đối với tội phạm về ma túy ở
Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn triển khai thực hiện chính sách hình sự đối với tội
phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Một số bất cập và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành chính
sách hình sự đối với tội phạm về ma túy

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
1.1. Chính sách:
Theo Từ điển tiếng Việt, “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị
chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách”.
Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để
thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian
nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa…”
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của

họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của
một hệ thống xã hội”.
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục
đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà
họ quan tâm”.
Từ những quan điểm trên, có thể đưa ra khái niệm chính sách, đó là tư
tưởng, quan điểm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội (bao gồm cả mục tiêu
và giải pháp); là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội này
vào những nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua những thiết chế khác nhau của hệ
thống chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước.
Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy: Chính sách là do một
chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra; Chính sách được ban hành căn cứ
vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế; Chính sách được ban hành bao
giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
5


1.2. Chính sách pháp luật:
Chính sách pháp luật là những quan niệm, quan điểm của Đảng, Nhà nước
về bản chất, vị trí, vai trò, chức năng của pháp luật nói chung cũng như phương
hướng xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn.
1.3. Chính sách hình sự:
Chính sách hình sự theo quan niệm của TS. Phùng Thế Hùng là “toàn bộ
những quan điểm, quan niệm của Đảng và nhà nước ta về tội phạm, hình phạt,
về phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như những
phương hướng tổ chức đấu tranh và chống tội phạm trong thực tiễn”.
Theo ý kiến của PGS.TS. Phạm Hồng Hải, chính sách hình sự là những
quan điểm, tư tưởng chủ đạo của nhà nước trong hoạt động đấu tranh phòng,
chống tội phạm”.

GS.TSKH. Đào Trí Úc cho rằng: “chính sách hình sự là những định hướng,
chủ trương sử dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa thì chính sách hình sự là
chính sách của nhà nước đối với đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng ô pháp
pháp luật hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”.
Từ những quan điểm trên, có thể định nghĩa chính sách hình sự là một bộ
phận của chính sách pháp luật; là định hướng, chủ trương của Đảng và nhà nước
để giải quyết các vấn đề hình sự thông qua việc sử dụng pháp luật hình sự; là hệ
thống những tư tưởng, quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng và nhà nước về
việc xây dựng và sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ những quan hệ và lợi ích
xã hội quan trọng cũng như giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật.
1.4. Tội phạm:
Theo định nghĩa tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì tội phạm là
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và chịu các hình phạt theo quy định của
bộ luật hình sự.
Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nêu ra khái
niệm Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
6


hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khái niệm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ
luật này phải bị xử lý hình sự.
1.5. Ma túy:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Ma túy là tên gọi chung chỉ
những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên
hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái
nhận thức và sinh lý.
Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp
(amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm
đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử
dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã
hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma
túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân
biệt về chất người đó lệ thuộc.
7


Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại Điều 2 đã đưa ra một số định
nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niệm ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.

- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy
định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
- Người dử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
Các loại ma túy thường gặp bao gồm:
- Thuốc phiện (Anh túc): Là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh
phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả
gọi là thuốc phiện sống. Nhựa thuốn phiện thường dùng để hút.
- Mooc phin (Morphin): Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên
liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học.
Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất
là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm
hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử,
chậm nhịp tim... Dùng nhiều sẽ gây nghiện.
- Heroin: Thường được chế biến thành 02 loại: Loại bột trắng hồng, xốp
như bông gọi là " Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh
mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là " Heroin 3" dùng để hút, hít.
8


- Cần sa: Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà...
Trong y hoc, Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Người ta sau khi hút
cần sa thường có những thay đổi tâm lý đột ngột như: Cười to lên hoặc khóc
than vãn, hoặc có nhiều hành vi vô nghĩa khác.
- Ma tuý tổng hợp: Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng
hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là
amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích
mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Do vậy chúng

còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các
chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất.Chất ma túy bao
gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành.
1.6. Tội phạm về ma túy:
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của nhà nước do Bộ
luật hình sự quy định. Tội phạm về ma túy bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội
khác nhau nhưng đều có chung hai đặc điểm cơ bản: tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm về ma túy thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự
phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự
công cộng nói chung; các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất
ma túy (hoặc các chất liên quan tới các chất ma túy).
1.7. Chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy:
Từ những khái niệm đã đề cập ở trên, có thể nói chính sách hình sự đối
với tội phạm về ma túy là định hướng, chủ trương của Đảng và nhà nước, là hệ
thống những tư tưởng, quan điểm mang tính chỉ đạo của Đảng và nhà nước về
việc xây dựng và sử dụng pháp luật hình sự để đấu tranh chống lại các hành vi
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của
nhà nước do Bộ luật hình sự quy định, bảo vệ lợi ích chung của xã hội và giáo
dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật.
9


CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI
TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở VIỆT NAM VÀ VIỆC THỂ CHẾ HÓA
THÔNG QUA CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
2.1. Chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy ở Việt Nam qua
các thời kỳ
2.1.1. Những Đạo luật về Cấm trồng cây thuốc phiện

Các loại cây có chất ma túy được du nhập vào Việt Nam đầu tiên là cây
thuốc phiện. Cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam vào những
năm 1600. Ban đầu cây thuốc phiện được coi là một thứ hoả dược có thể chữa
được một số loại bệnh như bệnh phong thấp, đường ruột, giảm đau. Nhưng sau
đó, người ta thấy rằng nơi trồng nhiều cây thuốc phiện cũng là những nơi có
nhiều người nghiện, hút thuốc phiện và từ đó đã hình thành những tư tưởng tiến
bộ, lên án, đấu tranh với tệ nạn này.
Thời kỳ đầu xuất hiện những hương ước, quy chế ở các thôn bản về cấm sử
dụng thuốc phiện, tuy nhiên hiệu lực của nó còn rất hạn chế, tình trạng trồng cây
thuốc phiện và nghiện hút vẫn có chiều hướng lan tràn rất nhanh. Do đó, vào năm
Cảnh trị thứ III (1665), Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành Đạo luật đầu
tiên về Cấm trồng cây thuốc phiện. Đạo luật này nêu rõ: “Con trai, con gái dùng
thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta.
Trong kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hoả hoạn, khánh kiệt tài sản.
Vì nó mà thân tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật này còn quy định: “Từ nay
về sau quan lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Ai đã
trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi”.
Cây cần sa, cây coca du nhập vào trồng ở Việt Nam muộn hơn cây thuốc
phiện. Vào đầu thế kỷ XIX, mặc dù bị cấm gắt gao nhưng do ảnh hưởng của cuộc
chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc và Anh nên tình trạng nghiện hút vẫn tăng
nhanh. Chẳng những dân chúng mà đến cả bọn quan lại, người quyền quý cũng đua
nhau hút thuốc phiện. Trước tình trạng ấy, chính quyền nhà Nguyễn đã ban hành
các chính sách chống ma tuý, gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất là lấp nguồn, cạn dòng:
10


+ Nguồn là nơi sản xuất thuốc phiện, “lấp nguồn” là xóa bỏ nơi trồng cây
thuốc phiện. Luật quy định: phải phá bỏ các khu vực trồng cây thuốc phiện, kẻ
nào mua bán thuốc phiện thì phải bị xử phạt 60 trượng, xử tù một năm, tịch thu

toàn bộ vật chứng dùng trong buôn bán. Lái buôn nước ngoài buôn bán thuốc
phiện bị đánh 100 trượng và tịch thu vật chứng.
+ Cạn dòng là giảm số người hút thuốc phiện. Luật quy định: chủ hàng,
chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng và tù ba năm. Người hút
thuốc phiện bị phạt 100 trượng và tù ba năm. Cha, anh không ngăn giữ con em,
bị phạt 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và bị cách
chức. Các cơ quan hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu
cho người nghiện hút. Ngoài ra, triều đình đã có lệnh cấm các thuyền buôn từ
Tân Châu (Trung Quốc) vào Việt Nam và khám xét tất cả các thuyền buôn nước
ngoài vào các cảng dọc bờ biển nước ta.
- Thứ hai là khen thưởng rất hậu cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng.
Như luật năm 1840 ghi: “Người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc
phiện dưới 1kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1kg thì thưởng 150 quan tiền, từ
3kg trở lên được thưởng thêm. Quan lại khám xét ra được thưởng số tiền tương
đương một nửa vật chứng và được thăng một cấp”.
- Thứ ba là chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút. Triều đình
có lệnh cho những người nghiện hút hạn trong 6 tháng phải ra khai báo và cai
nghiện. Các quan địa phương phải chú ý giúp người nghiện hút tìm ra biện pháp,
phương pháp cai nghiện có hiệu quả.
2.1.2. Chính sách hình sự về ma túy thời kỳ thực dân Pháp xâm lược
Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đã hợp pháp hoá việc buôn
bán, sử dụng thuốc phiện, coi đó là công cụ để cai trị cũng như tìm kiếm lợi
nhuận một cách đơn giản, hiệu quả nhất. Để thực hiện chính sách ngu dân và vơ
vét tài nguyên, tiền của ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp cho công khai phát
triển trồng cây thuốc phiện, thành lập các cửa hàng bán thuốc phiện tự do dưới
sự quản lý của Công quản nha phiến. Diện tích trồng cây thuốc phiện tăng
nhanh, người hút thuốc phiện được tự do. Vì vậy, việc trồng, buôn bán và sử
11



dụng thuốc phiện phát triển rất mạnh. Trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân
nghèo đói nhưng tệ nạn nghiện hút lan tràn, phổ biến trong xã hội.
Ngày 28/12/1861, Tướng hải quân Pháp Bonnar đã ban hành văn bản gồm
84 điều quy định việc mua bán, sử dụng thuốc phiện tại Nam Kỳ (thuộc địa Pháp).
Theo đó, chính quyền cho phép nhập khẩu thuốc phiện qua 2 cảng Sài Gòn và Chợ
Lớn và thu thuế 10% giá trị lô hàng. Hàng năm chính quyền tổ chức đấu thầu việc
nhập khẩu, mua bán thuốc phiện. Người trúng thầu sẽ được độc quyền nhập khẩu
và tổ chức bán lẻ thuốc phiện (doanh số nhập khẩu thuốc phiện năm 1860 vào
Nam kỳ lên tới 500.000 quan Pháp, chiếm 50% giá trị hàng nhập khẩu).
Trước tình hình Pháp hợp thức hoá việc kinh doanh thuốc phiện tại Nam
Kỳ, chính quyền phong kiến Việt Nam cũng bãi bỏ các văn bản pháp luật về thuốc
phiện của vua Minh Mạng. Năm 1863, trong Quốc triều chinh biến, vua Tự Đức
quy định: “Nay thôi cấm mà đánh thuế thật nặng để người bán ít đi, từ đó người
hút ít theo” khiến tệ nạn nghiện hút thuốc phiện ở Việt Nam gia tăng mạnh mẽ.
Tháng 6/1873, trước tình hình tệ nạn thuốc phiện ngày càng nghiêm
trọng, nhà nước phong kiến Việt Nam lại ban hành trở lại lệnh “cấm nha phiến”.
Khi đó vua Tự Đức quy định: “Hễ cử nhân, tú tài, học trò nghiện thuốc phiện
thì cho thời hạn 1 năm phải chữa xong. Ai không tuân thì tước tịch, bắt chịu sưu
thuế; học trò không được thi khoá nữa”. Nhưng những biện pháp này đã không
mang lại hiệu quả mong muốn. Đây là một giai đoạn mà tệ nạn ma tuý để lại cho
dân tộc ta hậu quả nặng nề mà ngày nay chúng ta đang phải kiên quyết loại bỏ.
Vào đầu năm 1952, Chính phủ chỉ quy định việc xử lý đối với hành vi vi
phạm thể lệ quản lý thuốc phiện, quy định khoanh vùng trồng cây thuốc phiện,
người trồng cây thuốc phiện có nghĩa vụ nộp thuế bằng 1/3 số thuốc phiện nhựa,
phần còn lại phải bán cho mậu dịch quốc doanh; nghiêm cấm việc tàng trữ vận
chuyển nhựa thuốc phiện. Đến cuối năm 1952, Chính phủ quy định người có
hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện, bị tịch thu thuốc phiện, bị phạt tiền
đến năm lần giá trị thuốc phiện hoặc bị truy tố trước Tòa án.

12



2.1.3. Chính sách hình sự về ma túy từ sau khi miền Bắc hoàn toàn
giải phóng
Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 580-TTg quy
định cụ thể những trường hợp phải đưa ra truy tố trước Tòa án như: Buôn lậu
thuốc phiện có nhiều người tham gia, có thủ đoạn gian dối; trị giá hàng phạm
pháp trên 1 triệu đồng; người buôn bán thuốc phiện nhỏ hoặc làm môi giới có
tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp sau khi đã bị phạt tiền nhiều lần mà còn vi
phạm; hành vi vi phạm có liên quan đến nhân viên chính quyền hoặc bộ đội; đã có
quyết định phạt tiền của cơ quan Thuế vụ hoặc Hải quan. Để cụ thể hóa đường lối
xét xử đối với hành vi phạm tội về thuốc phiện, ngày 29/3/1958 và ngày 7/5/1958,
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 635-VHH/HS và Thông tư số 33-VHH/HS
hướng dẫn đường lối truy tố, xét xử những hành vi buôn lậu thuốc phiện.
Sau khi đất nước thống nhất, ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ban
hành Nghị định 76-CP về chống buôn lậu thuốc phiện; Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ cũng đã ban hành các Thông tư
hướng dẫn áp dụng pháp luật khi điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung và
tội phạm buôn lậu thuốc phiện nói riêng.
Đến năm 1980, tình hình tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng ma túy ở
nước ta có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tình trạng mua bán, vận chuyển
không chỉ có thuốc phiện mà còn là các chất ma túy khác qua biên giới vào nước
ta và từ nước ta đi một số nước trên thế giới. Trước tình hình trên, tại kỳ họp thứ
9, Quốc hội khóa VII đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 mới chỉ có một điều quy định tội phạm về
ma túy (Điều 203 - Tội tổ chức sử dụng chất ma túy) và hai điều có liên quan
đến ma túy (nếu hành vi buôn bán ma túy trong nước thì bị áp dụng Điều 166Tội buôn bán hàng cấm, còn nếu buôn bán vận chuyển ma túy qua biên giới thì
bí áp dụng Điều 97 - Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới). Còn lại các hành vi khác như tàng trữ, chiếm đoạt, sản xuất, sử
dụng, vận chuyển trong nước đối với các chất ma túy chưa bị coi là tội phạm.

13


Do tình hình buôn bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy ngày càng gia tăng và
diễn biến rất phức tạp nên ngày 28/12/1989 Quốc hội đã bổ sung Điều 96a - Tội
sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Sau khi Bộ luật
hình sự được sửa đổi bổ sung, tình hình phạm tội về ma túy vẫn không giảm mà
càng gia tăng và diễn biến vô cùng phức tạp, quy định tại Điều 96a cũng không
thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, mặc dù
các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương đã ban hành nhiều văn bản hướng
dẫn xử lý hành vi có liên quan đến ma túy nhưng cũng không thể ngăn chặn
được tệ nạn này.
Từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã có
nhiều văn bản pháp luật để đấu tranh ngăn chặn ma tuý, như Sắc luật 03 và quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Để làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn
chặn và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về ma túy thì vấn đề rất quan trọng
là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để các cơ quan
bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao, phát hiện và xử lý nghiêm khắc tội
phạm. Ba công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy đã ban hành khá lâu,
đựơc hơn 100 nước trên thế giới phê chuẩn nhưng đến ngày 01 tháng 9 năm
1997 Việt Nam mới tham gia. Chính sách hình sự của Nhà nước ta về tội phạm
ma túy thời gian trước đây có phần chậm đổi mới.
Công tác đấu tranh ngăn chặn ma tuý đã được quy định trong Hiến pháp
năm 1992. Điều 61 của Hiến pháp quy định nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,
buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Cụ thể
hoá những tư tưởng trong Hiến pháp năm 1992, Đảng và Nhà nước ta đã đổi
mới chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy. Thể hiện trước tiên, năm
1997, Nhà nước đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, trong đó tội phạm
về ma túy được quy định thành một chương riêng, Chương VIIA gồm 14 điều
có 13 tội cụ thể. Chính sách hình sự mới thể hiện thái độ kiên quyết trừng trị

nghiêm khắc các tội phạm về ma túy. Song, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh
đã gây khó khăn cho thực tiễn phòng, chống ma túy, do vậy việc sửa đổi BLHS
năm 1985 chỉ là biện pháp tình thế.
14


2.1.4. Chính sách hình sự về tội phạm ma túy qua Bộ luật hình sự
năm 1999
Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Bộ luật hình sự mới được Quốc hội thông
qua, trong đó có chương XVIII quy định các tội phạm về ma túy gồm 10 điều
luật được quy định và bổ sung một số tội danh mới như:
Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma túy.
Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
trái phép chất ma túy.
Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 196. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán các phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 198. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 201. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện
hoặc các chất ma túy khác.
BLHS còn định lượng các chất ma tuý trong từng khung hình phạt, tăng
nặng mức hình phạt, nâng cao hình phạt tiền và tịch thu tài sản, thêm một số
hình phạt bổ sung khác, đó là những điểm mới quan trọng nhất trong chính sách
hình sự của Nhà nước Việt Nam về tội phạm ma tuý. Để hoàn thiện thêm hệ

thống pháp luật về phòng, chống ma túy, ngày 9/12/2000, kỳ họp thứ 8 Quốc hội
khoá X đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy.

15


2.2. Chính sách hình sự hiện hành đối với tội phạm về ma túy ở Việt Nam
2.2.1. Chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy thể chế hóa tại
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999
Ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999. Luật sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự đã thể chế hóa chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước;
phi hình sự hóa một số hành vi bị coi là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm
1999 nay không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Theo đó, bỏ hình phạt tử hình ở
8 điều luật trong đó có Khoản 4 Điều 197 - Tội tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy, cụ thể: Theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, người thực hiện
hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các
trường hợp nêu trên thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
Khoản 3 điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhà làm luật đã phi
hình sự hóa (hoàn toàn) 4 tội danh, trong đó có tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Việc bãi bỏ điều luật này, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự nhưng
cũng xác định rõ trong thời gian qua các hành vi nêu trên không còn nguy hiểm
cho xã hội nữa. Việc bỏ tội sử dụng trái phép chất ma túy là xuất phát từ thực
tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy hiệu quả răn
đe, phòng ngừa chung của việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm này không
cao. Hiệu quả giáo dục, cải tạo, phục hồi đối với người phạm tội sử dụng trái
phép chất ma túy là rất hạn chế. Mặt khác, người phạm tội sử dụng trái phép
chất ma túy trong thực tế rất nhiều, không có khả năng xử lý bằng hình sự hết
được, xảy ra tình trạng không công bằng của pháp luật. Hành vi sử dụng trái
phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng dưới góc độ xã hội thì

người nghiện ma túy được coi là nạn nhân của một tệ nạn.
Hơn nữa, việc không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội
phạm không có nghĩa là dung túng đối với hành vi này mà cần có biện pháp xử
lý hiệu quả, bền vững hơn như biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nâng cao các biện
pháp điều trị y tế kết hợp với lao động, giáo dục tại gia đình và cộng đồng.
16


Trường hợp người nghiện ma túy mà có hành vi phạm tội thì sẽ bị xử lý hình sự
theo các tội danh tương ứng của Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, tham khảo pháp
luật nước ngoài cho thấy pháp luật hình sự nhiều nước trên thế giới không coi
hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm.
Hiện nay, pháp luật hình sự hiện hành của Nhà nước ta là Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có 09 điều luật quy định về tội phạm ma
túy, tương ứng với 09 tội danh khác nhau. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
về ma tuý cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự
(trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia), do đó, chính sách của nhà nước ta đối với
tội phạm về ma túy là xử lý nghiêm minh. Trong số 09 tội thì có 02 tội có mức cao
nhất của khung hình phạt là tử hình (khoản 4 Điều 193, khoản 4 Điều 194); có 03
tội có mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân (khoản 4 Điều 195, khoản
4 Điều 200 và khoản 4 Điều 201); có 12 trường hợp là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng (khoản 3, khoản 4 Điều 193, khoản 3, khoản 4 Điều 194, khoản 3, khoản 4
Điều 195, khoản 3, khoản 4 Điều 197, khoản 3, khoản 4 Điều 200 và khoản 3,
khoản 4 Điều 201); có 8 trường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều
193, khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều 196, khoản 2 Điều 197,
khoản 2 Điều 198, khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201); có 09 trường hợp là
tội phạm nghiêm trọng ( khoản 2 Điều 192, khoản 1 Điều 193, khoản 1 Điều 194,
khoản 1 Điều 195, khoản 1 Điều 196, khoản 1 Điều 197, khoản 1 Điều 198, khoản
1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201); chỉ có 01 trường hợp là tội phạm ít nghiêm
trọng (khoản 1 Điều 192). Bên cạnh hình phạt tù, BLHS 1999 sửa đổi còn quy

định hình phạt tiền đối với tất cả 09 tội danh với mức phạt thấp nhất là 1.000.000
đồng và cao nhất là 500.000.000 đồng.
2.2.2. Những thay đổi về Chính sách hình sự đối với tội phạm về ma
túy thể hiện trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Mới đây nhất, Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11
năm 2015 đã tách Điều 194 BLHS năm 1999 thành 4 tội danh độc lập: tội tàng
trữ, tội vận chuyển, tội mua bán trái phép và tội chiếm đoạt chất ma túy.
17


Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) giữ lại
hình phạt tử hình đối với tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội mua bán trái
phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy cho thấy, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên
thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, dẫn
đến tình trạng nghiện ma túy, nguy cơ các tội phạm khác, làm mất trật tự trị an.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra,
xử lý 10.915 vụ phạm tội về ma túy với 13.800 bị can, với số lượng heroin thu
giữ tăng 91,75% và số lượng ma túy tổng hợp thu giữ tăng 122% so với cùng kỳ
năm 2014. Việc không bỏ hình phạt tử hình đối với 03 tội danh nêu trên là hết
sức cần thiết, nhằm đảm bảo răn đe tội phạm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm ở nước ta trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, nhà nước ta
cũng chủ trương quy định khung hình phạt nhẹ hơn đối với một số tội phạm về
ma túy cũng thể hiện được tính nhân đạo trong việc xây dựng chính sách hình
sự.

18



CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Các quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các tội phạm ma túy
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua
BLHS gồm 03 phần, 26 chương với 426 điều. Trong đó các tội phạm về ma túy
được quy định tại Chương XX với 13 điều luật từ Điều 247 đến Điều 259 (tăng
04 điều so với BLHS năm 1999), cụ thể như sau:
Điều 247: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma túy.
Điều 248: Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 249: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Điều 250: Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Điều 251: Tội mua bán trái phép chất ma túy.
Điều 252: Tội chiếm đoạt chất ma túy.
Điều 253: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 254: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 255: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 256: Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 257: Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 258: Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 259: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Điểm mới đáng lưu ý đầu tiên là BLHS 2015 đã tách Điều 194 BLHS
1999 sửa đổi bổ sung 2009 thành 4 tội riêng biệt đó là tội “Tàng trữ trái phép
19


chất ma túy” được quy định tại Điều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma

túy” được quy định tại Điều 250; tội “Mua bán trái phép chất ma túy ” được quy
định tại Điều 251; và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252.
Việc thay đổi này được dựa trên thực tiễn cho thấy việc gộp chung các tội danh
trong cùng một điều luật gặp không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố
tụng, trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Về định lượng các chất ma túy, BLHS năm 2015 đã pháp điển hóa quy
định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để
truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều 250,
Điều 252; quy định cụ thể việc định lượng các tiền chất, các phương tiện, dụng
cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và Điều 254.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định thêm một số chất
ma túy nằm trong danh mục các chất ma túy đã được Chính phủ quy định vào
các Điều luật cụ thể như chất ma túy Methamphetamine, Amphetamine,
MDMA, XLR-11, lá khát,…
BLHS 2015 đã có sự thay đổi về thuật ngữ, các vụ án ma túy từ trước đến
nay khi thu giữ được vật chứng đều được xác định bằng gam, kilogam,… đây
chính là thuật ngữ khối lượng chứ không phải trọng lượng. Vì vậy, BLHS năm
2015 đã thay đổi thuật ngữ từ “trọng lượng” thành “khối lượng” trong các điều
luật để đảm bảo tính thống nhất giữa luật và khoa học vật lý.
3.2. Cấu thành cơ bản của tội phạm về ma túy
Khách thể của tội phạm về ma túy: Xâm phạm chính sách độc quyền
của nhà nước trong quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của các tội
phạm trong nhóm này là các chất ma tuý hoặc các dụng cụ, phương tiện dùng
vào vật sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
Mặt khách quan của tội phạm: Là những hành vi vi phạm các quy định
của Nhà nước về chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy. Hành vi trái pháp
luật được thực hiện bằng hành động. Hành vi có thể bao gồm: sản xuất, tàng trữ,
20



vận chuyển, buôn bán, chiếm đoạt, tổ chức sử dụng,… Cấu trúc của các tội
phạm ma tuý đều có cấu thành tội phạm hình thức. Hậu quả không phải là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm của những tội phạm này. Tội phạm được
coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan.
Mặt chủ quan của tội phạm về ma túy: Lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và
mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội này.
Chủ thể của tội phạm: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
16 tuổi trở lên (Trừ Điều 201: Chủ thể là người có trách nhiệm trong việc xuất
khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng
các chất ma tuý).
3.3. Hình phạt đối với tội phạm về ma túy
3.3.1. Hình phạt chính
Hình phạt chính có các hình phạt sau:
- Tù có thời hạn.
- Tù chung thân.
- Tử hình.
Nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về việc “Giảm bớt
khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm”, hình phạt tử hình
giảm dần trong quá trình xây dựng luật, cụ thể:
BLHS năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung vào ngày 10/05/1997) hình phạt
tử hình áp dụng đối với các tội là: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều
185b); Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 185c); Tội Mua bán trái phép
chất ma túy (Điều 185d); Tội Vận chuyển trái phép chất ma túy(Điều 185đ); Tội
Chiếm đoạt chất ma túy(Điều185e); Tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
(Điều 185i); Tội Cưỡng chế người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều
185m); Tội Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185n).

21



Trong BLHS năm 1999 (được sửa đổi bổ sung vào ngày 19/06/2009) đã
bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 03 (ba) tội là các tội sau đây: Lôi kéo người
khác sử dụng trái phép chất ma túy; Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép
chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó, hình phạt tử hình chỉ
áp dụng đối với 05 (năm) tội sau đây: Tội Sản xuất trái phép chất ma túy (Điều
193); Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 194); Tội Vận chuyển trái phép
chất ma túy (Điều 194); Tội Mua bán trái phép chất ma túy (Điều 194); Tội
Chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194).
BLHS năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/07/2016 đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với hai tội về ma túy
là các tội sau đây: Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy; Tội Chiếm đoạt chất ma
túy. Do đó, hình phạt tử hình đối với các tội về ma túy chỉ áp dụng đối với ba tội
sau đây: Tội Sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Tội Vận chuyển trái
phép trái phép chất ma túy (Điều 250) và tội Mua bán trái phép chất ma túy
(Điều 251). BLHS năm 2015 giảm hình phạt tử hình đối với một số tội, trong đó
có hai tội về ma túy là thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam
đối với người phạm tội, đông thời, đây cũng là thông điệp của nước ta gửi thế
giới khẳng định sự hội nhập quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm.
3.3.2. Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung có các loại hình phạt sau:
- Phạt tiền.
- Giảm chế.
- Tịch thu tài sản.
- Cấm đảm nhiệm chức trong một thời gian.
- Cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định trong một thời gian.
BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền đối với tất cả 13 điều luật với
mức phạt thấp nhất là 5.000.000 đồng (tăng 4 triệu đồng so với BLHS năm
1999) và cao nhất là 500.000.000 đồng.
22



3.4. Thực tiễn triển khai thực hiện chính sách hình sự đối với tội
phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay
Chính sách hình sự đối với tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay đã
được thể chế hóa thông qua pháp luật hình sự, mà cụ thể là Bộ luật hình sự,
trong đó, quy định rõ về cấu thành tội phạm và hình phạt. Mặc dù, hiện nay, Bộ
luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã hoàn thiện nhưng do
chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên nhà nước ta vẫn đang triển khai
xử lý các tội phạm về ma túy dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Tuy nhiên, để thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự đối với tội
phạm về ma túy của nhà nước ta, trong áp dụng pháp luật, các cơ quan tiến hành
tố tụng vẫn tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm 2015 và
hướng dẫn tại Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về
việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một
số Điều theo Luật số 12/2017/QH14, theo đó, áp dụng các điều khoản của Bộ
luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng
nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho
người

phạm

tội



hành


vi

phạm

tội

xảy

ra

trước

00

giờ

00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang
bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp
hành hình phạt, xóa án tích. Cụ thể: Trong một số vụ án bị can phạm tội “Tàng
trữ trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có khung hình phạt từ 02 năm đến 07
năm nhưng khi điều tra, truy tố, xét xử, chỉ áp dụng khung hình phạt tù từ 01
năm đến 05 năm quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 (sứa đổi, bổ
sung năm 2017) để xử lý bị cáo theo tinh thần của khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình
sự năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 41/2017/QH14.

23


CHƯƠNG 4. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THI HÀNH CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
4.1. Một số bất cập trong quá trình thực hiện chính sách hình sự đối
với tội phạm về ma túy
Hiện nay, tội phạm về ma túy rất phức tap, xảy ra ở hầu khắp các tỉnh, thành
phố trong cả nước, không phân biệt người già, thanh thiếu niên, không phân biệt
nam nữ, không phân biệt người dân tộc đa số hay thiểu số. Người phạm tội trồng
cây thuốc phiện không nhiều, nhưng khó xóa bỏ được triệt để, nhất là cây thuốc
phiện ở các vùng núi cao nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Cứ xóa bỏ chỗ
này, người dân lại trồng chỗ khác. Về quy mô không lớn, chủ yếu trồng rải rác trên
sườn núi cao. Cây cần sa người dân lén lút trồng xem kẽ với các loại cây trồng
khác ở Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ nên rất khó kiểm soát và có xu hướng
tăng. Tội mua bán trái phép chất ma túy xảy ra nhiều nhưng phát hiện bắt giữ rất
khó khăn, vì kẻ thủ đoạn hoạt động rất tinh vi thường xuyên thay đổi địa điểm giao
dịch, sử dụng mọi phương tiện vận chuyển đường không, đường thủy, đường bộ,
đường sắt; được ngụy trang cất giấu dưới mọi hình thức, từ vùng kín trên cơ thể
người đến những vật dụng thông dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do đó, tội
phạm về ma túy có tính chất cực kỳ nghiêm trọng nhưng công tác đấu tranh, phòng
ngừa hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Trong bản Danh mục chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số
82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ thì chất ma túy bao gồm nhiều
loại chất gây nghiện, chất hướng thần khác nhau; mỗi loại có cấu tạo, thành
phần, mức độ nguy hiểm khác nhau, từ đó các biện pháp quản lý, kiểm soát và
xử lý đối với người vi phạm cũng khác nhau. Tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I của
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày
24/12/2007, của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân
tối cao – Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII
“các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 hướng dẫn như sau: “Trong mọi
trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào
24



việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác
định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất.” Điều đó cho thấy,
việc giám định chất ma túy, xác định chính xác trọng lượng, hàm lượng chất ma
túy trong các vụ án ma túy là rất cần thiết, nhằm bảo đảm tính khách quan, chính
xác trong xét xử của Tòa án nói riêng và bảo đảm không làm oan sai của các cơ
quan tiến hành tố tụng nói chung. Mặt khác, các tội phạm về ma túy quy định tại
các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253 BLHS năm 2015 đã thay từ “trọng
lượng” thành “khối lượng” chất ma túy tại các khung tăng nặng. Do vậy, trong
thời gian đến, hướng dẫn tại các Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT, Thông tư liên
tịch 08/2015/TTLT về giám định hàm lượng chất ma túy trong các vụ án về ma
túy có khả năng không còn phù hợp.
Một bất cập khác là hiện nay, chất ma túy ngày càng đa dạng, xuất hiện
ngày càng nhiều các chất ma túy mới mà chúng ta chưa quy định được cụ thể
vào danh mục sẽ gây nhiều khó khăn và thiếu thống nhất trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành chính sách hình sự đối với
tội phạm về ma túy
Để nâng cao hiệu quả thi hành chính sách hình sự đối với tội phạm về túy
thì cần xác định công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy không chỉ
là trách nhiệm của nhà nước, của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của
toàn dân. Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp
luật hình sự đối với tội phạm về ma túy đến đông đảo quần chúng nhân dân, qua
đó, giúp người dân hiểu về tác hại của ma túy, nâng cao nhận thức của người
dân về vai trò của chính họ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về
ma túy.
Nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác phòng,
chống ma túy, theo đó, cần nâng cao năng lực nắm tình hình, phát hiện, điều tra,
xử lý các vụ vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; Nâng cao hiệu quả hoạt
động của các cơ quan phòng, chống ma túy theo hướng chuyên môn hóa, phù

25


×