Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng công tác tuyển dụng tại đài PT – TH hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.88 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI ĐÀI PT – TH HÀ NỘI
LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn được coi là đóng vai trò trọng tâm trong sự phát triển của các doanh
nghiệp và tổ chức. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay thì vấn đề
làm sao có được đội ngũ nhân lực làm việc hiệu quả là vấn đề sống còn của các
doanh nghiệp và tổ chức. Bất kỳ bộ máy nào muốn vận hành tốt thì khâu tuyển mộ,
tuyển chọn là cực kỳ quan trọng, là gốc rễ trong sự thành bại.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin trình bày những nội dung và suy nghĩ mang
tính sơ khởi về sự cần thiết phải chú trọng đến khâu tuyển dụng tại nơi tôi công tác là
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
1. Một số vấn đề lý luận về tuyển dụng nhân lực trong tổ chức:
1.1 Khái niệm
1.1.1 Tuyển mộ: Tuyển mộ nhân viên là một tiến trình thu hút những người có
khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm.
1.1.2 Tuyển chọn: Là quyết định xem trong số ứng viên đó ai là người hội đủ
các điều kiện để làm việc cho công ty.
1.2 Nội dung tuyển mộ
o Nguồn tuyển mộ: gồm bên trong và bên ngoài, thăng chức nội bộ
 Nguồn bên ngoài: các trường, các đối thủ cạnh tranh, nhân viên cũ,
thất nghiệp, những người làm việc tự do.
 Nguồn bên trong
o Phương pháp tuyển mộ: gồm phương pháp tuyển mộ nội bộ và bên ngoài
(cách thức thu hút)
 Quảng cáo (internet và các kênh khác)
 Thực tập
 Hội chợ việc làm


 Các công ty săn đầu người
 Các ứng cử viên tự nộp đơn
 Sự kiện, Các cuộc thi công nghệ


1.3 Các bước tuyển chọn
1.3.1 Xét hồ sơ xin việc
1.3.2 Trắc nghiệm
1.3.3 Phỏng vấn sơ bộ
1.3.4 Phỏng vấn sâu
1.3.5 Tra khảo và sưu tra lý lịch
1.3.6 Quyết định tuyển chọn
1.3.7 Khám sức khỏe
1.3.8 Tuyển dụng bổ nhiệm
Lưu ý: Ở Việt Nam, các bước có thể đảo thứ tự hoặc cắt giảm bớt (Ví dụ: trong
hồ sơ xin việc đã bắt buộc có phần khám sức khỏe rồi). Qua mỗi bước, các ứng
viên sẽ bị loại bỏ dần.
2. Thực trạng công tác tuyển dụng tại Đài PT – TH Hà Nội:
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và mục tiêu hoạt động
1954 - 2008



Đài PT-TH Hà Nội thành lập ngày 14/10/1954, sau ngày
giải phóng Thủ đô, từ một Đài truyền thanh lúc đầu chủ
yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chính sách,
đến nay, Đài đã trở thành một cơ quan báo chí tổng hợp
với các loại hình báo chí phát thanh, truyền hình, báo điện
tử - truyền hình internet, truyền hình cáp và tạp chí truyền
hình.




2008 - 2011




Trở thành đơn vị sự nghiệp có thu.
2008: Vào lúc 0 giờ ngày 1/8/2008, Đài PT-TH Hà Nội
(cũ)và Đài PT-TH Hà Tây (cũ) hợp nhất thành Đài PT-TH
Hà Nội. Như vậy, Đài PT-TH Hà Nội hiện có hai kênh
truyền hình quảng bá với thời lượng 18 giờ rưỡi, một kênh
phát thanh FM 18 giờ rưỡi và một kênh phát thanh 2 giờ,
một trang báo điện tử, một tạp chí và một mạng truyền
hình cáp.



2010: Khởi công xây dựng cột phát sóng mới cao nhất
miền Bắc tại xã Mễ Trì, huyện từ Liêm. Đây là dự án
trọng điểm của thành phố và của Đài PT-TH Hà Nội,
nhằm mở rộng vùng và chất lượng phủ sóng truyền hình
cho các kênh 6, kênh 24, kênh 49 và FM cùng các thiết bị
đồng bộ phục vụ phát sóng của Đài PT-TH Hà Nội (HTV),
các kênh khác của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài
Tiếng nói Việt Nam (VOV) theo quy hoạch tại vùng đồng
bằng, trung du Bắc bộ, tạo đà cho các kế hoạch phát triển
của Đài.



2011: Ký kết hàng loạt các dự án phát triển chương trình
truyền hình với các Đài TH quốc tế và các đơn vị truyền
thông lớn trong nước. Dự kiến mở thêm kênh truyền hình

mới.

Mục tiêu hoạt động chủ yếu trong năm 2011:
 Đài PT-TH Hà Nội đã chuyển đổi từ đơn vị hành chính sự nghiệp thành đơn vị
sự nghiệp có thu, chỉ nhận một phần nhỏ sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, còn
lại là hoạt động gần như theo cơ chế doanh nghiệp: tự thu tự chi. Nguồn thu
của Đài chủ yếu đến từ các nguồn: phát sóng các spot quảng cáo, các chương
trình truyền hình thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Nguồn thu này dung
để trả định mức và các phúc lợi của cán bộ công nhân viên và tái đầu tư vào cơ
sở vật chất, trang thiết bị sản xuất chương trình và các chương trình phục vụ
mục đích tuyên truyền của Đài.


2.1.2 Chức năng nhiệm vụ:
Đài PT-TH Hà Nội đã đưa vào khai thác chính thức 4 dây truyền sản xuất âm thanh
kỹ thuật số, tiêu chuẩn châu Âu và truyền dẫn các chương trình phát thanh và một
mạng biên tập âm thanh kỹ thuật số dùng phần mềm biên tập âm thanh DALETS của
cộng hòa Pháp. Mạng biên tập này gồm một server chủ, 10 trạm biên tập nằm ở 5 ban
biên tập và trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình. Hiện nay, các chương trình thời
sự chính trị của Đài đều được thực hiện theo công nghệ phát thẳng từ studio, không
qua công đoạn truyền thống trước đây là thu thanh hoàn chỉnh sau đó mới phát sóng.
Với chức năng quản lý và chỉ đạo nội dung hệ thống đài phát thanh, truyền thanh
huyện, thị trấn và cơ sở gồm 5 đài phát thanh huyện, 126 đài truyền thanh xã, thị trấn
thuộc ngoại thành, 102 đài truyền thanh các phường ở nội thành Hà Nội, Đài PT-TH
Hà Nội đã chỉ đạo các đài huyện ngoài việc tiếp sóng các chương trình phát thanh của
đài còn chủ động sản xuất tin bài phản ánh các hoạt động diễn ra tại địa phương.
Ngày 01/01/1979, trên sóng của Đài TH Việt Nam, chương trình truyền hình của Đài
PT-TH Hà Nội đầu tiên có độ dài 45 phút mang tên “ Hà Nội mùa xuân 79” đã ra
mắt khán giả Thủ Đô. Buổi đầu, chương trình truyền hình được phát mỗi tháng 1 lần
vào chủ nhật tuần đầu của tháng, sau tăng lên mỗi tuần một chương trình vào tối thứ

ba rồi đến 2 ngày đóng góp một chùm tin 5 phút cho chương trình thời sự của Đài TH
Việt Nam.
Hiện nay, kênh truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội có 6 bản tin thời sự phản ánh
những hoạt động diễn ra trong ngày của thành phố, 4 bản tin thế giới trong ngày
khai thác trực tiếp từ vệ tinh thông tin đến người xem những tin tức mới nhất diễn ra
ở các châu lục.
Hệ thống PT-TH Hà Nội phát sóng liên tục trên 18h30 / ngày với trên 100 chuyên đề,
chuyên mục. Các chuyên đề, chuyên mục của Đài luôn bám sát nhiệm vụ chính trị
của thành phố, phản ánh đầy đủ các hoạt động, sự kiện đang diễn ra tại Thủ Đô và
một số tỉnh đồng bằng bắc bộ. Nhiều chuyên đề, chuyên mục đã gắn bó với người
dân Thủ Đô và các tỉnh phía bắc và thật sự trở thành món ăn tinh thần không thể
thiếu được của nhiều khán giả , thính giả gắn bó với Đài Hà Nội.
Hiện nay, Đài Phát Thanh- Truyền Hình Hà Nội đang thực hiện hàng loạt dự án số
hóa hệ thống phát thanh, truyền hình, ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ,
trang bị thêm các xe thu thanh, ghi hình lưu động, thực hiện nhiều chương trình
truyền hình trực tiếp chuẩn bị mở thêm kênh truyền hình giải trí, khoa giáo, tiến tới


phát sóng chương trình qua vệ tinh và nhiều dự án khác để đáp ứng nhu cầu của khán
thính giả.
Đài PT-TH Hà Nội đang hương tới việc trở thành tổ hợp truyền thông đã phương tiện,
phục vụ toàn diện nhu cầu truyền thông, phản ánh mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội
của Thủ đô và người dân Thủ đô.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức:
1. Ban Tổng Giám đốc
2. Ban Biên tập Chương trình (Kênh I)
3. Ban biên tập Thời sự
4. Ban biên tập Kinh tế
5. Ban Biên tập Xây dựng và quản lý đô thị
6. Ban Biên tập Văn hoá - Xã hội

7. Ban Biên tập Văn nghệ
8. Ban Biên tập Thể thao- Giải trí
9. Ban Biên tập Đối Ngoại và Báo Điện tử
10. Ban Biên tập Phim truyện
11. Ban Biên tập truyền hình cáp
12. Ban biên tập Tạp chí truyền hình
13. Tổ kiểm định sản phẩm báo chí
14. Phòng Quay phim
15. Phòng Tư liệu
16. Phòng Kỹ thuật Truyền hình
17. Phòng Kỹ thuật Phát thanh


18. Phòng Kỹ thuật Truyền dẫn phát sóng (kênh I)
19. Phòng Kỹ thuật tổng hợp
20. Phòng Tổ chức- cán bộ
21. Phòng Hành chính - Tổng hợp
22. Phòng Tài chính
23. Phòng Quảng cáo
24. Công ty Nghe nhìn Hà Nội
25. Công ty Dịch vụ Truyền thanh- Truyền hình (Trực thuộc đài)
26. Phòng Kế hoạch dự án
27. Phòng Quản lý TT cơ sở
28. Ban Biên tập chương trình (Kênh II)
29. Ban Biên tập Phát thanh (Kênh II)
30. Phòng kỹ thuật sản xuất chương trình (kênh II)
31. Phòng truyền dẫn phát sóng (kênh II)
2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực:
- 100% trình độ từ cao đẳng đại học trở lên.
- Tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, kinh tế, ngoại giao, ngoại ngữ, công

nghệ thông tin, điện tử viễn thông.
- 70% đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ công nhân viên có tuổi
đời trẻ.
2.2 Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng tại Đài PT-TH Hà Nội:
Thông thường quy trình tuyển dụng lao động tại Đài PT-TH Hà Nội hiện nay như
sau: các phòng, ban có nhu cầu về lao động sẽ gửi yêu cầu cho Phòng Tổ chức-cán


bộ. Sau đó nhu cầu về nhân lực sẽ được nghiên cứu và xem xét trên cơ sở thực tế và
hiệu quả công việc. Việc tuyển dụng có thể thực hiện theo các bước tuyển dụng thông
thường bao gồm: thông báo tìm ứng viên; tiếp nhận hồ sơ ứng viên để sơ tuyển; tổ
chức thi tuyển theo từng vị trí làm việc; phỏng vấn các ứng viên đã qua kỳ thi tuyển;
lập danh sách trúng tuyển và tiếp nhận nhân sự.
Sau đây là mẫu Thông báo tuyển dụng cho đợt tuyển dụng mới nhất của Đài PT-TH
Hà Nội năm 2011:

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐÀI PHÁT THANH–TRUYỀN
HÌNH

Số: 896/TB-PTTH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2011

THÔNG BÁO
Tuyển dụng viên chức năm 2011 của Đài PT-TH Hà Nội


Căn cứ Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức Đài Phát thanh – Truyền
hình Hà Nội năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính
phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và các


Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định; Quyết định số 91/2009/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành
quy định về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao
của thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch cán bộ, công
chức;
Căn cứ Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/09/2009 của UBND thành
phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền
công cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các đơn vị thuộc
thành phố Hà Nội;
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thông báo Kế hoạch tuyển dụng viên chức
năm 2011 như sau:
I. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG

Ngạch
TT

1


2

viên
chức cần
tuyển

Mã số
ngạch

Số
lượng

Kỹ sư
(A1)

13.095

17

13.095

02

17a.193

01

Âm

Trình độ chuyên

ngành cần tuyển

Mô tả công việc
chính cần lầm
nếu trúng tuyển

Đại học trở lên, ngành Vận hành, sửa
Điện tử - viễn thông chữa thiết bị SX
hoặc Điện tử - Tin học chương trình
PTTH
Đại học trở lên, ngành Quản trị và xử lý
Công nghệ thông tin các sự cố về
mạng. Cài đặt, sửa
chữa các lỗi thông
thường của máy
tính thuộc phần
cứng và phần
mềm.
Cao đẳng trở lên,
Xử lý âm thanh kỹ


3

4

thanh
viên cao
đẳng
(A0)

Quay
17.150
phim
viên (A1)
Phóng
17.144
viên (A1)

ngành đạo diễn âm
thanh

05

07

5

Biên tập
viên (A1)

17.141

20

6

Phát
thanh
viên (A1)
Họa sỹ

(A1)

17.147

01

17.162

01

Họa sỹ
17a.162
Cao đẳng
(A0)
Chuyên
01.003
viên (A1)

01

7

8

9

09

thuật số từ các
thiết bị chuyên

ngành

Đại học trở lên, ngành Quay phim tin,
Quay phim
phóng sự và các
thể loại báo hình...
Đại học trở lên, ngành Xây dựng đề
Báo chí, nếu tốt
cương, thực hiện
nghiệp chuyên ngành viết tin, bài, phóng
khác phải có chứng
sự,…
chỉ 3 tháng bồi dưỡng
nghiệp vụ báo chí
Đại học trở lên, ngành
Báo chí, nếu tốt
nghiệp chuyên ngành
khác phải có chứng
chỉ 3 tháng bồi dưỡng
nghiệp vụ báo chí
Tốt nghiệp Đại học, có
chất giọng tốt, ngoại
hình ưa nhìn
Tốt nghiệp Đại học trở
lên, chuyên ngành Mỹ
thuật
Tốt nghiệp Cao đẳng
trở lên, chuyên ngành
Mỹ thuật
Tốt nghiệp Đại học trở

lên, chuyên ngành:
Quản trị nguồn nhân
lực 01 người; Kế toán,
Tài chính -ngân hàng,
Quản trị kinh doanh:

Biên tập, khai thác
các nguồn tư liệu,
tài liệu, tin, bài, đề
tài; viết lời giới
thiệu chuyên mục
do mình phụ trách.
Đọc, dẫn các
chương trình
PTTH
Thiết kế đồ họa vi
tính, sân khấu
Thiết kế đồ họa vi
tính, sân khấu
Tổ chức nhân sự;
Tính nhuận bút
sản phẩm; Lập dự
án xây dựng;
Marketing; Sản
xuất các chương


10

Kế toán

(A1)

06.031

Tổng số

01

04; Kinh tế chính trị,
trình quảng cáo;
Luật, Khoa học xã hội, Quản trị văn
Văn thư lưu trữ: 04.
phòng; Văn thư
lưu trữ.
Tốt nghiệp Đại học trở Kế toán tổng hợp
lên, chuyên ngành Kế
toán - Tài chính

65

II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, HỒ SƠ VÀ CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN TRONG
TUYỂN DỤNG
1. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển:
Người đăng ký dự tuyển vào làm viên chức Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
năm 2011 phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn của ngạch
viên chức cần tuyển dụng và có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân có quốc tịch Việt Nam; có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội,
trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội phải là người có bằng tiến sĩ
đúng chuyên ngành, tuổi đời dự tuyển dưới 35, thạc sĩ đúng chuyên ngành tuổi đời dự
tuyển dưới 30.

b) Tuổi dự tuyển: Đủ 18 tuổi đến 45 tuổi (tính đến ngày cuối cùng của thời hạn
nhận hồ sơ dự tuyển). Trường hợp người dự tuyển đang làm hợp đồng đúng chuyên
ngành (theo quy định của TP) nhưng quá 45 tuổi thì tuổi dự tuyển được tính như sau:
Tuổi đời dự tuyển = tuổi đời thực tế – số năm làm việc có đóng BHXH nhưng
không quá 45 tuổi.
c) Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có trình độ văn bằng chuyên môn,
chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B trở lên, chứng chỉ Tin học văn phòng trở lên và
chứng chỉ về chuyên môn (nếu cần) theo quy định tại thông báo này.


d) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ và không có dị tật về hình thể; không
nói ngọng, nói lắp;
đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù,
cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển:
2.1. Bản Sơ yếu lý lịch tuyển dụng viên chức (theo mẫu) có dán ảnh 4 x 6, có
xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc của cơ
quan bố, mẹ người đăng ký dự tuyển đang công tác, làm việc;
2.2. Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
2.3. Bản sao giấy khai sinh;
2.4. Các bản sao Bằng tốt nghiệp chuyên môn và các chứng chỉ theo quy định;
2.5. Bản sao Sổ hộ khẩu thường trú;
2.6. Bản sao giấy chứng nhận ưu tiên (giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ; giấy chứng
nhận thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; giấy xác nhận
được hưởng chế độ nhiễm chất độc hoá học, chế độ kháng chiến, ...), nếu có;
Các bản sao nói trên phải công chứng, chứng thực; người dự tuyển khi trúng
tuyển phải xuất trình các bản chính để kiểm tra và làm thủ tục hồ sơ cán bộ, công
chức theo quy định;
2.7. Giấy xác nhận của Phòng Lao động - thương binh và xã hội quận, huyện, thị

xã về đối tượng chính sách được ưu tiên trong tuyển dụng;
2.8. Giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan có thẩm quyền y tế cấp quận, huyện
trở lên cấp; giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong 6 tháng tính đến ngày nộp hồ
sơ dự tuyển;
2.9. 02 ảnh cỡ 4x6 và 02 phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ của thí sinh dự
tuyển;
Hồ sơ được đựng trong túi bằng bìa cứng, có ghi danh mục các giấy tờ nộp, số
điện thoại liên hệ, ghi rõ: Hồ sơ dự tuyển viên chức làm việc tại Đài PT-TH Hà Nội
năm 2011.
Lệ phí dự tuyển: 260.000 đ
Không trả lại Hồ sơ đăng ký dự tuyển.


3. Cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển (Không áp dụng với ngạch phát thanh
viên):
3.1. Người dân tộc thiểu số; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động;
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh,
con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày
19 tháng 8 năm 1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hoá học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động được
cộng 30 điểm vào tổng kết quả điểm thi tuyển;
3.2. Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu
tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả điểm thi tuyển;
3.3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu
cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo
chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn,
miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có
thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên được cộng 10
điểm vào tổng kết quả điểm thi tuyển.

III. XÉT TUYỂN KHÔNG QUA THI TUYỂN (Không áp dụng với ngạch Phát
thanh viên)
Xét tuyển không qua thi tuyển người đạt danh hiệu Thủ khoa xuất sắc được
Thành phố Hà Nội tuyên dương, khen thưởng đồng thời đủ điều kiện, tiêu chuẩn
thông báo trên, có chuyên môn đúng ngành, nghề cần tuyển.
Nếu ở chỉ tiêu tuyển dụng qua xét tuyển có số người dự tuyển nhiều hơn chỉ tiêu
tuyển dụng thì người trúng tuyển là người có thứ tự ưu tiên: Văn bằng cao hơn, điểm
học tập trung bình (cùng trình độ) cao hơn, tuổi đời cao hơn.
Sau khi xét tuyển, nếu còn chỉ tiêu tuyển dụng, Hội đồng sẽ tổ chức thi tuyển.
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Hình thức thi tuyển gồm 2 phần:


+ Phần thi viết;
+ Phần vấn đáp;
2. Nội dung thi tuyển:
2.1. Phần thi viết (thời gian thi 120 phút, hệ số 2, tính theo thang điểm 100). Nội
dung thi: Thi về chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng ngạch hoặc lĩnh vực chuyên môn
cần tuyển (mỗi ngạch hoặc lĩnh vực chuyên môn có nội dung, đề thi riêng).
2.2. Thi vấn đáp, tính theo thang điểm 100, hệ số 1; thời gian thi không quá 30
phút kể cả thời gian chuẩn bị. Nội dung thi:
+ Pháp lệnh Cán bộ công chức đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003;
+ Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực Phát thanh truyền
hình;
+ Những vấn đề về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất
nước...
+ Chức năng, nhiệm vụ của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi;
+ Khả năng ứng xử và xử lý tình huống.
* Riêng đối với PTV: Chú trọng thanh, sắc, hình: yêu cầu chất giọng truyền

cảm, hình thức ưa nhìn, khuôn hình qua màn ảnh đẹp.
Nếu số lượng thí sinh dự thi quá nhiều so với chỉ tiêu cần tuyển thì Hội đồng
tuyển dụng tổ chức sơ tuyển. Hội đồng tuyển dụng công khai quy định rõ tiêu chí, nội
dung sơ tuyển viên chức (không ưu tiên thí sinh có số năm hợp đồng tại cơ quan, đơn
vị, không bổ sung văn bằng trái với trình độ chuyên môn cần tuyển nêu trên); số thí
sinh dự tuyển sau khi sơ tuyển phải đảm bảo tính cạnh tranh theo chỉ tiêu tuyển dụng;
Điểm sơ tuyển được tính theo thang điểm 100, người được xét dự thi tuyển là
người có điểm xét tuyển từ cao nhất đến hết số thí sinh cần chọn theo quy định của
Hội đồng tuyển dụng.
V. PHÚC KHẢO BÀI THI VIẾT


1. Thí sinh có nguyện vọng xin phúc khảo phải nộp đơn và lệ phí phúc khảo
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.
2. Bài phúc khảo do Hội đồng thi tổ chức chấm theo Quy chế thi tuyển công
chức. Nếu tại bài phúc khảo, điểm chấm phúc khảo chênh lệch dưới 10 điểm so với
điểm chấm lần đầu thì điểm kết luận là điểm chấm lần đầu; nếu chênh lệch từ
10 điểm trở lên thì cặp chấm lần đầu và cặp chấm phúc khảo phải đối chất và thống
nhất điểm;
- Nếu điểm thống nhất sau khi đối chất so với điểm chấm lần đầu chênh lệch dưới
10 điểm thì điểm kết luận là điểm chấm lần đầu;
- Nếu điểm thống nhất sau khi đối chất so với điểm chấm lần đầu chênh lệch từ
10 điểm trở lên thì điểm kết luận là điểm thống nhất giữa cặp chấm phúc khảo và cặp
chấm lần đầu;
- Nếu hai cặp giám khảo chấm lần đầu và chấm phúc khảo không thống nhất được
điểm thì báo cáo Trưởng ban phúc khảo có biện pháp giải quyết và quyết định.
Không phúc khảo bài thi vấn đáp.
VI. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
Cách tính điểm xác định người trúng tuyển:
- Tổng điểm xét tuyển qua thi = Điểm bài thi viết (hệ số 2) + điểm thi vấn đáp

(hệ số 1) + điểm ưu tiên (nếu có).
- Xét duyệt người trúng tuyển theo chỉ tiêu của từng ngạch dự tuyển. Người
trúng tuyển là người dự tuyển đủ các phần thi, mỗi phần thi phải đạt từ 50 điểm trở
lên và có tổng điểm xét tuyển nêu trên cao nhất đến hết chỉ tiêu cần tuyển. Trường
hợp có nhiều người trùng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì người trúng tuyển là người có
điểm bài thi viết cao hơn; nếu có cùng số điểm ở bài thi viết thì người trúng tuyển là
người có văn bằng cao hơn; nếu cùng văn bằng thì người trúng tuyển là người có kết
quả học tập trung bình toàn khóa cao hơn.
VII. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN
1. Đối với trường hợp khi được tuyển dụng vào Đài Phát thanh - Truyền hình
Hà Nội đã có thời gian công tác liên tục có đóng bảo hiểm xã hội trong các cơ quan,


tổ chức, đơn vị của Nhà nước hoặc trước đây là cán bộ, công chức sau đó chuyển ra
làm ở các khu vực khác ngoài nhà nước, nay được tuyển dụng và bố trí làm việc theo
đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì quá trình công tác có đóng
bảo hiểm xã hội được xem xét để làm cơ sở xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí
được tuyển dụng.
2. Những thí sinh đang làm hợp đồng thoả thuận hoặc hợp đồng trong chỉ tiêu
tại Đài nếu trúng tuyển được xếp ngạch, bậc lương tương đương bậc lương hiện
hưởng, nếu không trúng tuyển mà có thí sinh khác trúng tuyển vào chỉ tiêu này thì
việc ký tiếp hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng do Tổng giám đốc Đài quyết định.
VIII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THI:
1. Thời gian, địa điểm ôn tập và thi: Sẽ thông báo trên Website của Đài PT-TH
Hà Nội (địa chỉ: ) và website nội bộ của Đài (địa chỉ:
);
2. Các thí sinh có thể lấy mẫu đơn đăng ký dự thi và bản khai sơ yếu lý lịch tại
Website của Đài PT-TH Hà nội (địa chỉ: ) hoặc website nội bộ
của Đài (địa chỉ: );
3. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

- Thời gian: Từ ngày 25/7/2011 đến hết ngày 05/8/2011(sáng từ 8h30’đến 11h,
chiều từ 14h đến 16h30) trừ thứ bẩy, chủ nhật.
- Địa điểm: Phòng thường trực Đài PT-TH Hà Nội số 5 Phố Huỳnh Thúc Kháng,
Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Hội đồng tuyển dụng không nhận hồ sơ tham gia dự tuyển nộp hộ hoặc gửi qua
đường bưu điện.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Thông báo trên sóng PT-TH
và Website của Đài;
- Thông báo công khai tại Đài;

Trần Gia Thái
(Đã ký)


- Thông báo trên Báo HNM.

Trên thực tế những đợt tuyển dụng nhân sự quy mô lớn ở Đài Phát thanh-Truyền hình
Hà Nội theo thông báo như trên và được đăng tải rộng rãi ở những phương tiện thông
tin đại chúng không nhiều và không thường xuyên. Nên nguồn nhân sự nhỏ lẻ để đáp
ứng yêu cầu tức thời của công việc cũng phần nhiều dựa vào các nguồn:
- Nhân sự có mối quan hệ mật thiết và được người trong nội bộ Đài giới thiệu, bảo
lãnh.
- Nhân sự trong nội bộ Đài.
2.3 Những hạn chế và nguyên nhân của công tác tuyển dụng tại Đài PT-TH Hà Nội:
a. Về nguồn tuyển dụng:
Việc tuyển dụng nhân sự ở Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội có ưu điểm là các
nhân sự cấp cao đều được đề bạt từ nguồn cán bộ bên trong Đài nên đều là những
người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, hiểu việc, hiểu các vấn đề quản lý trong nội

bộ cơ quan. Tuy nhiên, điều này cũng dễ làm nảy sinh tâm lý dễ nể nang đồng nghiệp
khiến cho việc sự lý các sự vụ không được triệt để.
Công việc của một cơ quan báo chí, truyền thông phát triển theo hướng xã hội hóa
đòi hỏi sự thay đổi thường xuyên về nguồn nhân lực, khi có những chương trình,
những dự án mới thì rất cần thêm nhân lực để làm. Những nguồn nhân lực này
thường được tuyển dụng thông qua các mối quan hệ của cán bộ, công nhân viên là
chủ yếu.


Ngoài ra do đặc điểm của tổ chức nên có cả nguồn nhân lực được điều chuyển về từ
cơ quan cấp chủ quản cao hơn.
Việc tuyển dụng nhân sự theo thông báo do Ban Tổng giám đốc và Phòng Tổ chức
cán bộ chủ trì, các Phòng Ban có nhu cầu tuyển nhân sự sẽ tham gia phỏng vấn các
ứng viên đã trải qua kỳ thi để quyết định việc tiếp nhận hay không tiếp nhận một ứng
viên nào đó. Toàn bộ việc tuyển dụng nhân sự của cả hệ thống đều tập trung thông
qua đầu mối là Phòng Tổ chức cán bộ.
b. Về cách thức tuyển dụng:
Hiện nay, việc tuyển dụng nhân sự nói chung đều do Ban Tổng Giám đốc phối hợp
thực hiện cùng Phòng Tổ chức cán bộ. Tuy nhiên, trong sản xuất chương trình, các
Phòng ban được được phép tự chủ về tuyển dụng nhân sự thời vụ là các cộng tác
viên, mặc dù giải quyết được khâu linh hoạt trong điều phối công việc và lao động,
nhưng lại dẫn đến việc nguồn nhân sự không ổn định và không có được sự kiểm soát
tập trung, mạnh ai nấy tuyển và tuyển người nhiều khi theo quan hệ chứ không phải
theo năng lực, dẫn đến hiệu quả, chất lượng công việc có thể không cao. Khi làm việc
với nhau khó tránh khỏi yếu tố chủ quan, cảm tính, xuê xoa khi mắc lỗi, dẫn đến
những tiêu cực trong khi làm việc. Trong Đài chưa có bộ phận chuyên trách đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp cho cán bộ công nhân viên, phóng viên, biên tập viên nên có nhiều
khi nhân sự khó bắt kịp được yêu cầu công việc.
c. Về quy mô tuyển dụng:
Hiện tại, để chuẩn bị nhân sự cho định hướng phát triển thành tập đoàn truyền thông,

Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội đang xây dựng những kế hoạch cụ thể về nhân
sự, tuyển dụng sẵn nhân sự để sẵn sàng cho việc mở kênh phát thanh, truyền hình
mới, tăng thời lượng phát sóng chương trình, mở rộng các loại hình truyền thông
khác như tạp chí giấy, tạp chí điện tử. Tuy nhiên, thực tế xảy ra tình trạng số nhân sự
được tuyển dụng khá lớn trong khi nhiều dự án chưa triển khai được dẫn đến tình
trạng dư thừa lao động cục bộ tại một số đơn vị, phòng ban, điều này vừa gây lãng


phí do các chi phí trả lương, chi phí hành chính phát sinh vừa tạo ra tâm lý không tốt
đối với người lao động được tuyển dụng vì họ chưa thực sự có đủ công việc để làm.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực của Đài
Phát thanh Truyền hình Hà Nội.
3.1 Giải pháp cho hoạt động tuyển dụng:
Việc tuyển mộ nhân sự trên cơ sở các mối quan hệ hoặc điều chuyển trong nội bộ
Đài về lâu dài không thể coi là các nguồn nhân sự ổn định. Cần xem xét chú trọng
đến các nguồn lao động dồi dào và phổ biến hiện nay đó là sinh viên năm cuối các
trường đại học chuyên ngành báo chí, truyền thông, công nghệ thông tin, kinh tế,…,
đây thực sự là nguồn nhân sự có chất lượng, giàu nhiệt huyết và có khả năng cũng
như động lực bó lâu dài.
3.2 Giải pháp cho hoạt động tuyển chọn:
Để tạo động lực cho người lao động tích cực thể hiện phẩm chất và năng lực của
mình, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội cần xây dựng cơ chế tuyển dụng khoa học
và dài hơi, để có thể phản ứng nhanh trước mỗi yêu cầu thay đổi về tuyển dụng nhân
sự của cơ quan. Hạn chế tối đa việc tuyển dụng theo mối quan hệ quen biết mà không
cân nhắc các yêu tố khác. Hiện nay mặc dù có nhiều vị trí công việc cần tuyển dụng
thêm nhân sự mới, nhưng cơ hội cho các ứng viên trẻ, đủ điều kiện bên ngoài là rất ít
vì các đợt tuyển dụng chính thức không thường xuyên có. Chính vì thế cần thiết phải
có sự thay đổi để tạo môi trường tích cực cho người lao động phát huy trí tuệ và năng
lực phục vụ cho công việc chung.
Kết Luận:

Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội cần rà soát và kiện toàn lại công tác tuyển dụng
nhân sự vì đó là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm tăng chất lượng chương
trình phát sóng và các nội dung thông tin xuất bản. Nhân sự có mạnh, tinh và ổn định
thì guồng công việc mới trôi chảy, nội dung chương trình nói chung mới trở nên hấp
dẫn thu hút được người xem tạo điều kiện tăng nguồn thu tài chính. Công tác tuyển
dụng nhân sự cần luôn luôn đảm bảo tính khách quan, minh bạch.


Cần xuất phát trên cơ sở lộ trình mở rộng quy mô tổ chức để có kế hoạch tuyển dụng
nhân sự đảm bảo yêu cầu, có thời gian đào tạo ngắn nhất. Do đó có thể xem xét
phương thức tuyển dụng cuốn chiếu: Chương trình mở ra đến đâu thì tuyển dụng lao
động đến đó, điều phối tổng thể được lao động giữa các phòng ban, tránh tình trạng
nơi thì hết việc đang dư thừa lao dộng, trong khi nơi thì có thêm việc mới và lại phải
đi tuyển dụng thêm.
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Quản trị nguồn nhân lực (Đại học Griggs).
- Tài liệu nội bộ Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.
- Internet.



×