Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận cao học geisha trong văn hóa Nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.5 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
1 ,Lý Do Chọn Đề Tài:
1.1 ,Geisha là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Nhật Bản:
Nói tới văn hoá truyền thống Nhật Bản không thể không nhắc
tới Geisha cũng như Bushido (Võ Sĩ Đạo), hai loại hình văn hoá độc đáo chỉ
nước Nhật mới có. Geisha là nét văn hoá của đàn bà Nhật, Bushido là nét văn
hoá của đàn ông Nhật. Nữ giới xứ sở hoa anh đào có thể tự hào vì họ đã sáng
tạo nên nền văn hoá Geisha bất hủ, cho dù ngày nay nước Nhật chỉ còn rất ít
người làm nghề Geisha và giới trẻ Nhật hầu như chẳng biết mấy về Geisha
hoặc Bushido.
Nói một cách đơn giản thì Geisha chính là một loại ả đào cấp cao,
nghĩa là loại phụ nữ làm dịch vụ giúp vui cho các buổi vui chơi của nam giới,
“bán nghệ chứ không bán thân”. Chính vì thế từ Geisha trong tiếng Hán-Nhật
viết là “nghệ giả”, tức người làm nghệ thuật.
Quả thật, nếu tìm hiểu sâu vào thế giới của Geisha chúng ta sẽ thấy nó
vô cùng bí ẩn, nó là một hình thức nghệ thuật lành mạnh, cao cấp, đầy tính
nhân văn, hoàn toàn không dung tục, rẻ tiền.
1.2 ,Geisha-một loại hình biểu diễn tài nghệ văn hóa đặc sắc chỉ có ở
Nhật Bản:
Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi Geisha làm vai trò người
hầu gái hay người giúp việc cho các Geisha có kinh nghiệm, sau đó có vai trò
là Geisha học việc.
Hiện nay, Geisha phải học những nhạc cụ truyền thống như
“shamisen”,”shakuhachi”(sáo trúc) và trống, cũng như những bài hát truyền
thống, múa cổ điển Nhật, ikebana (cắm hoa Nhật), trà đạo, văn học và thơ ca.
Một Geisha không được phép thể hiện cảm xúc, không vui mừng,
không buồn bã, không tức giận. Khuôn mặt được giấu dưới một lớp phấn dày
che giấu đi những giọt nước mắt đau đớn, khổ sở. Không có những tiếng cười
sảng khoái, chỉ có những điều cười mỉm nhẹ nhàng.
1



Một Geisha chỉ được phép thể hiện cảm xúc của mình qua những lần
cắn chặt vào tay áo Kimono. Họ được quyền yêu nhưng không được thể hiện.
Họ được khách chọn không có quyền chọn khách. Đó là cái giá mà một người
khi mong muốn trở thành một Geisha phải đối mặt.
1.3 ,Geisha là một giá trị văn hóa cần được bảo tồn,gìn giữ và phát huy:
Ngày nay, số lượng các Geisha ước chừng khoảng từ 1000 đến 2000,
trong khi đó, vào những năm 1920, cả nước Nhật có khoảng 80,000 Geisha
hoạt động. Nhiều người Nhật đang lo lắng rằng, chỉ sau một thời gian không
dài nữa, sẽ không còn ai muốn trở thành Geisha nữa.
Lý do chính của việc Geisha chỉ còn là một thiểu số chính là quy trình
rèn luyện, học tập kỷ luật cần sự kiên nhẫn trong nhiều năm dài. Mặt khác,
chi phí trang phục, trang điểm, chăm sóc cơ thể và rèn giũa tài năng của một
Geisha thực thụ là rất lớn, bởi họ cần đầu tư rất nhiều.
Ngày nay các Geisha được ít người biết đến hơn,số lượng Geisha cũng
có xu hướng giảm dần,nhiều người vẫn nhầm lẫn họ là “kỹ nữ” nhưng không
phải như vậy.Họ là những nghệ sĩ tài ba,là những người gìn giữ và phát huy
văn hóa truyền thống Nhật Bản.Vì tất cả các lí do trên,người viết đã chọn đề tài
này nhằm tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của những Geisha và những đóng góp
trong nền văn hóa Nhật Bản nói riêng cũng như nền văn hóa của nhân loại.
2,Lịch Sử Vấn Đề:
Có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã nghiên cứu về Geisha bằng
nhiều hình thức khác nhau.
2.1, Arthur Golden với cuốn tiểu thuyết “Hồi ức của một Geisha”:
Cuốn sách có tên “Hồi ức của một Geisha” hay còn gọi là “Đời kỹ
nữ”của tác giả Arthur Golden (NXB Vintage, London, Anh - 1997) đã trở
thành hiện tượng toàn cầu. Suốt hai năm liền, cuốn sách này luôn giữ vị trí
“best- seller” với trên 4 triệu bản tại Mỹ và được dịch sang 32 ngôn ngữ. Điều
hấp dẫn độc giả chính là thế giới bí ẩn của các Geisha Nhật Bản đã được bóc
trần qua câu chuyện của một cựu Geisha danh tiếng thời kì ấy.Nhiều người

2


lầm tưởng Geisha là gái làng chơi, bởi họ làm công việc mua vui, phục vụ các
quý ông. Nhưng qua những dòng mô tả về một Geisha, độc giả chợt nhận ra
họ không phải là những kỹ nữ thông thường. “Geisha” trong tiếng Nhật có
chữ “gei” có nghĩa là “nghệ thuật”. Một cô gái trở thành Geisha phải trải qua
khóa huấn luyện khắc nghiệt từ khi còn là một đứa trẻ. Không chỉ có nhan
sắc, một Geisha được học từ đi đứng, nói năng, cách pha trà, từng động tác
giao tiếp, thông minh, dí dỏm… Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé
Chiyo, mới 9 tuổi đã bị bán vào kỹ viện. Tuổi thơ cực khổ, tủi nhục của cô là
một quá trình vươn lên đầy nghị lực để trở thành nàng Geisha tài danh nổi
tiếng. Một nàng Geisha làm say đắm bao quý ông quyền lực, giàu sang song
cũng là người cô đơn và đau khổ với tình yêu đơn phương ngoài tầm với, một
tình yêu bị ngăn cấm bởi thân phận “Geisha”. Qua những trang sách, độc giả
cảm nhận được những cảm xúc tuyệt vời của của một cô bé tội nghiệp sống
trong một gia đình quá nghèo, khát khao cháy bỏng một tình thương. Vì thế,
những khoảnh khắc đọng lại trong đời của cô là sự rung động đầu tiên trước
tấm lòng bao dung của một người đàn ông đã nâng đỡ và chăm sóc cô từ cú
vấp ngã đầu tiên.
Cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim vào và giành được
nhiều giải thưởng cũng như sự quan tâm của công chúng.
2.2: Fiona Graham- tiến sĩ ngành nhân loại học người Úc-Geisha ngoại
quốc đầu tiên:
Với tiếng Nhật khá giỏi, Fiona Graham xin được nhập môn vào Asakusa,
một trong sáu khu Geisha cổ còn tồn tại ở Tokyo. Cô được đặt cho một cái tên
là Sayuki, có nghĩa "hạnh phúc rõ ràng". "Làm Geisha có vẻ là một ý tưởng
tuyệt vời, bởi lâu nay chưa có nhiều người viết về Geisha từ quan điểm của
người trong cuộc. Tôi biết cuốn Hồi ức của một Geisha đã được xuất bản
nhưng đó là tiểu thuyết. Còn tôi, tôi muốn làm một phim tài liệu đi sâu vào thế

giới đó để giới thiệu thực tế cuộc sống của Geisha", cô gái Úc giải thích lý do.

3


Đầu năm ngoái, Fiona bắt đầu bước vào nhà Geisha ở Asakusa. Ở đó,
cô học những "phép tắc cơ bản" trong cách mở - đóng cửa, đứng - ngồi và các
kỹ năng đánh trống, pha trà, trò chuyện, múa, thổi sáo tre... Tất nhiên cô cũng
phải học cách mặc Kimono, đánh phấn trắng khuôn mặt và luyện điệu bộ phô
trương theo kiểu Geisha.
Chỉ riêng về phần phục trang đã khiến cô gái bình thường dung dị này
rụng rời vì chúng ngốn mất khoảng một giờ, và "nếu đã trét phấn trắng kỹ càng
trên mặt mà bạn lỡ bôi màu đỏ lên, thế là phải tẩy trang toàn bộ để làm lại từ
đầu".
Bên cạnh đó lại còn phải học cách tiếp xúc giữa các Geisha với nhau.
Khó vậy nhưng Sayuki - Fiona đoan quyết không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào
vì mình là người nước ngoài. "Các giáo viên quên mất tôi không giỏi tiếng
Nhật lắm. Nhưng đến ngày quyết định tôi sẽ có buổi trình diễn đầu tiên hay
không (vào ngày 19-12-2007), tôi đã nỗ lực và vượt qua" - Fiona rất tự hào
mình là người phương Tây đầu tiên được cộng đồng Geisha chào đón.
Hiện mỗi ngày tiến sĩ Oxford tham dự những sự kiện đặc biệt như lễ pha
trà, còn ban đêm tham gia những bữa tiệc lớn với tư cách thực tập sinh. Thông
thường sau tiệc lớn, các Geisha phải đi tới phòng riêng để rót rượu, gắp thức ăn
và mồi xì gà cho khách. Giá cả một buổi tiếp gồm hai Geisha và hai khách (giá
tùy thuộc số lượng khách và Geisha) là 80.000 yen (754 USD). Với mức giá
đó, geisha tấu nhạc, múa và trò chuyện với khách. Khi được nhà báo hỏi
Geisha và khách hàng có tiếp tục mối quan hệ của mình sau buổi tiệc hay
không, Sayuki - Fiona biểu diễn tài nghệ lảng tránh trả lời của Geisha. Cô nói:
"Mỗi phụ nữ đều có thể yêu, nhưng đó không phải là một phần của công việc".
Sayuki cho biết một trong những việc cô ưa thích nhất là mặc kimono.

Ứng với từng mùa khác nhau sẽ có áo kimono khác nhau. Kimono của Sayuki
có giá khoảng 10.000 USD/áo và cô có cả một bộ sưu tập nhờ "vài người bạn
giàu có của tôi". Tất nhiên, Sayuki cũng dùng Kimono của nhà Geisha. Kế
nữa là cơ hội "nhìn thấy kiến trúc đẹp nhất của Nhật, những bộ Kimono cực
4


tinh vi, những bức tranh tuyệt đẹp, món ăn ngon nhất của Nhật, những điệu
múa và âm nhạc hàng đầu".
Theo những gì Sayuki quan sát được, "trái với những chuyện tưởng
tượng lâu nay, geisha không phải gái gọi cao cấp mà chỉ là những người giúp
kẻ khác giải trí trong những nhà hàng truyền thống thượng hạng". Giai đoạn
đã qua của Sayuki thật đầy căng thẳng nhưng trái ngọt của nó sẽ là một cuốn
phim tài liệu và một quyển sách nói về những trải nghiệm của cô trong "thế
giới hoa và liễu", theo lời nữ tiến sĩ. "Đã có vài phim tài liệu về geisha nhưng
chưa có phim nào do người làm phim là nhà nhân loại học sống trong lòng thế
giới Geisha thực hiện", cô nói.
Theo dự kiến, Sayuki trở thành Geisha chính thức vào cuối năm 2008.
Hiện tại, nữ tiến sĩ nhân loại học chưa thể quyết định mình sẽ ở lại làm Geisha
trong bao lâu.
2.3: Nhà Lịch sử và Phê bình Mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về “Nghệ
thuật cổ và tính chuyên nghiệp” cho rằng:
Cuốn truyện và phim Geisha, dựa trên hồi ký của một Geisha Nhật Bản
cho thấy trong xã hội phương Đông ngày xưa nhiều ngành nghề được nâng
lên mức chuyên nghiệp. Muốn trở thành một Geisha phải được đào luyện từ
nhỏ. Sự chuyên nghiệp tới mức số phận cô ta cũng phải được giải quyết như
thế nào. Cô ta phải chọn một người để bán trinh vào thời điểm nào đó đắt giá
nhất. Nhiều loại hình biểu diễn truyền thống Việt Nam, như ca trù đã được
chuyên nghiệp hóa, nhưng chưa bao giờ chuyên nghiệp đến mức tính đến số
phận cá nhân của đào nương. Chuyên nghiệp có những ưu điểm giúp cho

nghệ thuật đi đến đỉnh cao nhất định, không chuyên nghiệp cũng tạo ra một
giá trị khác, mà có lẽ thường gọi là những phẩm chất dân gian.
Ngoài ra tác giả Tokuda Shuusei có Kasô jinbutsu (Giả trang nhân vật)
“ Người trá hình ” (1935-1938), Shukuzu (Súc đồ) “ Bức tranh thu ngắn ”
(1942), nói về đời một bà chủ nhà hát Geisha. Được đáng giá như một kiệt tác
của văn chương chủ nghĩa tự nhiên nhưng truyện này không hoàn tất.
5


3,Đối Tượng Nghiên Cứu:
-Đối tượng: Geisha nữ của Nhật Bản
-Phạm vi: Văn hóa Nhật Bản xưa và nay
4,Phương Pháp Nghiên Cứu:
-Phương pháp phân tích: làm rõ cuộc sống của các Geisha và nhân cách
của họ qua công việc,cách giao tiếp,cách hành xử khi tiếp khách..
-Phương pháp lịch sử : để nhận thức về cuộc đời của Geisha từ lúc bé
đến lúc trưởng thành,đồng thời cũng cho thấy vị thế,vai trò của Geisha trong
các giai đoạn lịch sử nhất định.
5,Kết Cấu:
*MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài
1.1 ,Geisha là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Nhật Bản
1.2 ,Geisha-một loại hình biểu diễn tài nghệ văn hóa đặc sắc chỉ có ở
Nhật Bản
1.3 ,Geisha là một giá trị văn hóa cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy
2.Lịch sử vấn đề
2.1, Arthur Golden với cuốn tiểu thuyết “Hồi ức của một Geisha”
2.2: Fiona Graham- tiến sĩ ngành nhân loại học người Úc-Geisha ngoại
quốc đầu tiên
2.3: Nhà Lịch sử và Phê bình Mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về “Nghệ

thuật cổ và tính chuyên nghiệp”
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Kết cấu
CHƯƠNG 1: Một số nét khái quát về Geisha
1,Lịch Sử Và Sự Tiến Hóa
2,Từ Nguyên Và Tên Gọi
3,Để Trở Thành Geisha
6


4,Công Việc Của Geisha
5,Ngoại Hình
6,Trang Điểm
7,Trang Phục
8,Kiểu Tóc
*CHƯƠNG 2: Geisha trong văn hóa đại chúng và trong đời sống hiện
đại
1,Geisha Trong Văn Hóa Đại Chúng
2,Geisha Thời Hiện Đại
3,Bản Chất Của Geisha
*CHƯƠNG 3: Một Số Geisha Nổi Tiếng
1,Teruha-“Geisha Chín Ngón”
2, Kiharu Nakamura
3. Mineko lwasaki
*KẾT LUẬN

7



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ GEISHA
1,Lịch Sử Và Sự Tiến Hóa:
Văn hoá Bushido đã góp phần đưa tới sự ra đời văn hoá Geisha. Võ sĩ
đạo là một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ – một bộ giới luật bất thành văn
mà người võ sĩ (Samurai) phải tuân theo: ngay thẳng, quang minh chính đại,
cao thượng, nghĩa hiệp... Là tầng lớp quý tộc Nhật, các Samurai sống rất có
văn hoá, lấy thi ca, nhã nhạc, thư pháp làm trò giải trí. Họ ưa được hưởng sự
phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn
võ sĩ, chứ không phải hình thức phục vụ tình dục nhơ nhớp. Nhu cầu giải trí
cao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của Geisha, chứ hoàn toàn không phải để thỏa
mãn ham muốn tình dục.
Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ
hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật
Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (Machi
Geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong
khi các "Geisha khu phố" (Kuruwa Geisha) làm giải trí cho khách trong các
buổi tiệc trong các khu phố giải trí. Trong khi các kỹ năng nghệ thuật của gái
điếm hạng sang suy giảm, thì kỹ năng của của các Geisha, cả nam lẫn nữ, trở
nên được yêu cầu cao hơn.
Geisha nam (đôi khi được gọi là Hōkan) đã dần dần suy giảm, và cho
đến năm 1800, số lượng các Geisha nữ (ban đầu được gọi là Onna Geisha với
nghĩa là "Geisha nữ") đã gấp ba lần số Geisha nam, và tên gọi Geisha bắt đầu
được hiểu với nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình
độ cao.
Theo truyền thống, Geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ.
Một số cô gái đã được bán cho các nhà Geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu
học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức.
Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi Geisha làm việc với vai
trò người hầu gái hay người giúp việc cho các Geisha có kinh nghiệm, và tiếp
8



theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (Maiko). Kiểu đào
tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên
sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và
cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.
Theo truyền thống, Geisha không được liên quan đến các hoạt
động tình dục.
2,Từ Nguyên Và Tên Gọi:
Geisha (tiếng Nhật: 藝 [ 藝 ] 藝 - Nghệ giả, nghĩa đen là "con người của
nghệ thuật") là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện.
Từ "nghệ giả" được hình thành từ hai chữ gei ( 藝 nghệ) và sha ( 藝 giả) xuất
phát từ phương ngữ Tokyo, được các ngôn ngữ phương Tây tiếp nhận dưới
dạng Geisha.
Tiếng Nhật chuẩn gọi là Geigi ( 藝 藝 "nữ nghệ sĩ"), và họ được gọi
theo phương ngữ Kansai là Geiko (藝藝 “nghệ tử”). Geisha trong thời gian học
việc được gọi là " Hangyoku " (bán ngọc) tại Tokyo hay "Maiko “ (vũ tử),
hoặc “Maigi” (vũ kĩ) tại Kyoto.
Geisha, phát âm /geɪ ʃa/ (gei- phát âm như gây), là thuật ngữ quen
thuộc nhất đối với người nói tiếng Anh và cũng thường được sử dụng ở Nhật
Bản.
3,Để Trở Thành Geisha:
Một cô gái muốn trở thành một Geisha thì bước đầu tiên phải được gia
nhập “Okiya” – Nơi đào tạo các Geisha do một phụ nữ cai quản – được gọi là
“Okami” hay “Okasan” (có nghĩa là mẹ). Quá trình trở thành một geisha cũng
lâu dài như trở thành một bác sĩ, cần phải mất khoảng 6 năm để dạy các kĩ
năng về âm nhạc, hội họa, ca kịch, cách tiếp chuyện...Xuyên suốt quá trình
đào tạo này, thậm chí khi đã trở thành Geisha, các cô gái đều sống ở Okiya.
Các Geisha sẽ chịu sự quản lý về nghề nghiệp, phải đóng một phần thu nhập
9



để duy trì Okiya và hỗ trợ những người chưa trở thành Geisha bao gồm
Geisha tập sự, người đã nghỉ hưu và người giúp việc.
Geisha học nghệ thuật tại “Kaburenjo” – trường học dành riêng cho
việc đào tạo geisha. Ngôi trường này cũng là nhà hát nơi Geisha biểu diễn các
buổi diễn công khai hiếm hoi của mình. Trong quá trình học tại đây, Geisha sẽ
được đào tạo cách chơi “shamisen” – một loại nhạc cụ có 3 dây thường được
dùng trong các buổi biểu diễn và các loại nhạc cụ khác như đàn koto, sáo,
trống nhỏ, shimedaiko, fue…
Ngoài ra, họ được dạy cách pha trà đạo, cách cắm hoa, thư pháp để có
thể trở thành người phụ nữ toàn diện. Bên cạnh nghệ thuật, Geisha còn được
dạy cách nói năng, phát âm, các giọng nói địa phương, cách đi lại khi mặc
Kimono. Khi gặp khách thì phải chào ai trước tiên, ăn nói xưng hô với từng
người như thế nào. Làm sao để khích lệ những người đàn ông nhút nhát,
thuyết phục những người nóng giận hay ca ngợi những người ngạo mạn.
Các Geisha tập sự sẽ tìm cho mình một “người chị” để có thể học hỏi
kinh nghiệm. “Người chị” này sẽ giúp các geisha thực tập bằng cách mang họ
theo, Geisha thực tập sẽ quan sát, học tập trực tiếp, xây dựng các mối quan hệ
trước khi trở thành Geisha chính thức.
Buổi lễ đánh dấu sự chuyển đổi từ geisha tập sự được gọi là “Eriage”,
có nghĩa là "thay đổi của cổ áo" .Tại thời điểm này, cổ áo thực tập màu đỏ sẽ
được thay bằng khuôn mẫu cổ áo màu trắng - biểu tượng của geisha. Bấy giờ
các Geisha mới chính thức bước chân vào con đường phục vụ nghệ thuật.

10


4,Công Việc Của Geisha:
Công việc chính của Geisha là tiếp khách, tất cả các kĩ năng của họ sẽ

được sử dụng tối đa để có thể làm vui lòng các vị khách.
Công việc của Geisha gắn liền với các cuộc họp, các buổi hội nghị,
thương lượng, các cuộc vui. Một người đàn ông dẫn theo một Geisha để thể
hiện sự giàu có, văn hóa của bản thân.

Trong khi làm việc Geisha không bao giờ ăn, họ luôn luôn phục vụ với
thái độ niềm nở khiến khách hàng cảm thấy mình được chào đón nồng nhiệt.
Họ luôn biết cách tạo dựng bầu không khí trong các cuộc vui và luôn luôn để
mắt tới việc rót đầy chén rượu. Họ phục vụ ca hát, múa khi có yêu cầu.
Ở Nhật Bản, Geisha tập trung chủ yếu ở quận Hanamachi giữa Tokyo
và Kyoto, nơi đây có các quán trà, nhà hàng và các trung tâm giải trí. Khi
khách hàng muốn một Geisha phục vụ, họ có thể gọi cho “Okasan” từ trung
tâm Geisha và sẽ được sắp xếp các Geisha phù hợp với yêu cầu.
5,Ngoại Hình:
Ngoại hình của một Geisha thay đổi theo nghề nghiệp, từ kiểu trang
điểm trẻ trung, đậm của một Maiko, cho đến diện mạo được trang điểm trầm
hơn của một geisha lớn tuổi và đã có tiếng.
6,Trang Điểm:
Ngày nay, việc trang điểm truyền thống của một Geisha tập sự là một
trong những nét đặc trưng giúp nhận ra họ, tuy nhiên trong các buổi trình diễn
đặc biệt, các Geisha từng trải nói chung vẫn được trang điểm với bộ mặt dày
lớp phấn trắng mà tạo nên tính cách của Maiko.Trang điểm truyền thống của
11


một Geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu
đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày.
Việc trang điểm này khó có thể đạt đến sự hoàn hảo và là một quá trình
bị chi phối bởi thời gian. Trang điểm được thực hiện trước khi mặc trang phục
để tránh làm bẩn bộ Kimono. Đầu tiên, một ít sáp ong hoặc dầu, được gọi

là bintsuke-abura, được bôi lên da. Tiếp theo, phấn trắng được trộn với một ít
nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và được bôi lên mặt với một cây cọ
được làm từ tre. Lớp phấn trắng này sẽ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn
tay, và để lại hai hoặc ba vùng tối (vùng có dạng hình chữ "W" hoặc "V") bên
trái gáy, để làm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống, và có chừa lại một
đường viền không đánh xung quanh chân tóc, đường này tạo nên cảm giác
"mặt nạ" của khuôn mặt sau khi trang điểm.
Sau khi đã phủ xong lớp phấn nền, một miếng bọt biển sẽ được sử dụng
để dặm cho phấn đều khắp mặt, cổ, ngực và gáy để làm mất độ ẩm dư thừa và
lớp phấn được mịn. Tiếp theo, phần mắt và lông mày được vẽ lại. Bút chì than
truyền thống được sử dụng để vẽ mắt, nhưng ngày nay, người ta sử dụng các
dụng cụ trang điểm hiện đại. Lông mày và các viền mắt được tô màu đen; một
Maiko thường tô một màu đỏ quanh mắt. Người ta sử dụng một cây cọ nhỏ để
tô đôi môi. Màu đỏ để tô lấy từ một ống nhỏ, màu có thể tan trong nước.
Đường kết tinh sau đó được cho thêm vào để đôi môi được bóng hơn.
Trong ba năm đầu tiên, một Maiko luôn phải trang điểm dày như thế
này. Trong giai đoạn khởi đầu của mình, Maiko sẽ được một "người chị" giúp
đỡ phần trang điểm (một Geisha kinh nghiệm sẽ cố vấn cho cô) hoặc "mẹ"
(Okami) của ngôi nhà mà geisha đang ở và tập sự. Dần dần, Maiko sẽ tự trang
điểm lấy cho bản thân.

12


Sau khi Geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm
sang phong cách dịu hơn. Lý do cho việc làm này là cô đã trở thành một
Geisha thuần thục và kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên
của cô. Trong một vài buổi tiệc trang trọng các Geisha thuần thục sẽ vẫn trang
điểm kiểu lớp phấn trắng dày.
Đối với các Geisha trên ba mươi tuổi, việc trang điểm dày chỉ được

thực hiện khi biểu diễn múa đặc biệt vì tính chất buổi diễn đòi hỏi như vậy.
7,Trang Phục:
Geisha thường xuyên mặc Kimono. Geisha tập sự mặc bộ Kimono có
nhiều màu sắc với nơ lưng (Obi) rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục
với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn.
Màu sắc, hoa văn và kiểu Kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm
và sự kiện mà Geisha tham dự. Vào mùa đông, bên ngoài áo Kimono, Geisha
có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với
Kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Áo
Kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không
trần được mặc vào mùa hè. Để may một chiếc Kimono có thể cần đến 2 hoặc
3 năm do phải thêu và vẽ lên vải.
Khi ra ngoài, Geisha đi dép có đế phẳng “Zori”, còn khi ở nhà chỉ đi
“Tabi“(tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, Geisha
sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là “Geta”. Maiko thường đi đôi guốc gỗ
được sơn màu đen, gọi là Okobo.

13


8,Kiểu Tóc:
Kiểu tóc của Geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong
quá khứ, có thời kỳ phụ nữ thường để tóc xõa, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên.
Trong thế kỷ 17, những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong
thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống Shimada - một dạng của kiểu
tóc Chignon mà đa số Geisha thực thụ sử dụng.

Có 4 loại kiểu tóc Shimada chính: kiểu Taka Shimada, kiểu này thường
có búi tóc cao, được những cô gái trẻ, chưa chồng sử dụng; kiểu Tsubushi
Shimada, có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử

dụng; kiểu Uiwata, kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu;
và kiểu tóc mà được chia múi tương tự như quả đào, chỉ được các Maiko sử
dụng.
Các kiểu tóc được trang điểm cầu kỳ với lược và trâm. Vào thế kỷ 17
và thời kỳ sau cải cách Minh Trị, những chiếc lược khá to và dễ thấy, nói
chung là với phụ nữ thuộc tầng lớp càng cao thì kiểu dáng lược càng lộng lẫy
hơn. Sau thời kỳ cải cách Minh Trị và đến giai đoạn hiện đại, những chiếc
lược nhỏ hơn và ít lộ liễu hơn đã trở nên thông dụng hơn.
Trước đây, các Geisha đã được huấn luyện việc ngủ không dùng gối mà
chỉ kê gáy lên một cái kệ nhỏ (Takamakura), để họ có thể giữ cho kiểu tóc của
mình được hoàn hảo sau giấc ngủ. Để rèn luyện thói quen này, những người
hướng dẫn của họ rắc gạo quanh cái kê gáy. Nếu trong khi ngủ, đầu của
Geisha lăn khỏi kệ, những hạt gạo sẽ dính vào tóc và mặt họ.
Nhiều Geisha hiện đại sử dụng tóc giả trong cuộc sống chuyên nghiệp
của họ. Các bộ tóc giả đó phải được bảo dưỡng định kỳ bởi các nghệ nhân có
14


kỹ năng cao. Làm tóc theo kiểu truyền thống là một nghệ thuật đang lụi tàn
dần.
CHƯƠNG 2: GEISHA TRONG VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG VÀ
TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
1,Geisha Trong Văn Hóa Đại Chúng:
Sự quan tâm ngày càng cao đối với Geisha và ngoại hình đặc biệt của
họ đã khơi lên nhiều hiện tượng văn hóa đại chúng ở cả Nhật Bản và phương
Tây. Gần đây nhất là phong cách trang điểm "kiểu Geisha" đã được đề xướng
sau thành công và sự nổi tiếng của tiểu thuyết "Hồi ức của một geisha"
(Memoirs of a Geisha) và bộ phim cùng tên. Bộ phim do Amblin
Entertainment của Steven Spielberg sản xuất, Rob Marshall làm đạo diễn,
phát hành ở Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 12 năm 2005 do hãng Columbia

Pictures, DreamWorks và Spyglass Entertainment đảm nhiệm đã giành được
giải Academy Award và Giải Grammy.
Năm 1999, ca

sĩ Mỹ Madonna đã

xuất

hiện

trong

video

âm

nhạc “Nothing Really Matters” trong trang phục kiểu Geisha với bộ áo giống
một chiếc Kimono và trang điểm rất đậm với phấn nền màu trắng.
2,Geisha Thời Hiện Đại:
Các Geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà Geisha truyền
thống gọi là Okiya tại các khu vực gọi là Hanamachi ( "Hoa Nhai" - khu phố
Hoa), đặc biệt trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều Geisha giàu
kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới
thanh lịch và văn hóa cao mà các Geisha là một phần trong đó được gọi là
Karyūkai ("hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).

Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành Geisha thường
bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung
15



học phổ thông hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở
tuổi trưởng thành. Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như Shamisen,
Shakuhachi (sáo trúc), và trống cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ
điển Nhật, trà đạo, Ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan
sát các Geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà Geisha, những người
học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống phức tạp xung quanh
việc lựa chọn và mặc Kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.
Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai
trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và
Pontochō đều ở Kyoto.
Ở Nhật Bản hiện đại ngày nay, người ta hiếm khi nhìn thấy geisha và
maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, nhưng ngày nay
chỉ còn dưới 1000 người.
Sự suy tàn của truyền thống geisha có nguyên nhân từ nền kinh tế ì trệ,
sự suy giảm của mối quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyền thống, bản
chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu và chi phí cao cho việc được
geisha giải trí.
3.Bản Chất Của Geisha:
Vẫn có một số nhầm lẫn, đặc biệt ở bên ngoài Nhật Bản, về bản chất
của nghề Geisha. Vấn đề này đã bị làm cho thêm phần rắc rối bởi gái mại dâm
Nhật, đặc biệt tại các bể tắm Onsen, những người muốn bám vào hình ảnh ưu
thế của Geisha bằng cách tự quảng cáo với các khách du lịch (cả người Nhật
và người nước ngoài) rằng mình là "Geisha". Các miêu tả không chính xác về
Geisha trong văn hóa đại chúng phương Tây, chẳng hạn trong tiểu thuyết và
bộ phim Hồi ức của một Geisha (Memoirs of a Geisha), cũng góp phần gây ra
các hiểu nhầm về Geisha.
16



Theo truyền thống, Geisha không được kết hôn (hoặc khi kết hôn thì
phải kết thúc sự nghiệp), tuy việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt.
Mặc dù nhiệm vụ của Geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi
(tuy được mã hóa theo các cách truyền thống), nhưng họ không bao giờ có
quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó.
Tuy nhiên, một số Geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà
bảo trợ hoặc khách quen (patron) của mình bên ngoài thời gian làm việc với
vai trò Geisha. Và vì những mối quan hệ đó có liên quan đến việc một khách
hàng có khả năng trả tiền để được hưởng các phục vụ truyền thống của một
Geisha, người ta có thể lập luận rằng đây chẳng qua chỉ là một hình thức mại
dâm bị bóp méo.
Cũng theo truyền thống, một Geisha đã được công nhận có thể có
một Danna, hay người bảo trợ. Một Danna thường là một người đàn ông giàu
có, đôi khi đã có gia đình, người có điều kiện tài trợ những khoản chi tiêu rất
lớn cho việc huấn luyện truyền thống và các chi phí đáng kể khác. Ngày nay,
việc này đôi khi cũng xảy ra.
Mặc dù một Geisha và người bảo trợ của mình có thể yêu nhau, nhưng
theo tục lệ, mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của
người bảo trợ cho Geisha. Các truyền thống và giá trị bên trong quan hệ này
rất phức tạp và khó hiểu, ngay cả đối với nhiều người Nhật.

17


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GEISHA NỔI TIẾNG
1,Teruha-“Geisha chín ngón”:
Đến nay, Tehura được nhắc đến là một Geisha mà tên tuổi của bà đã
được chọn để in lên bề mặt bưu thiếp ở Thủ đô Tokyo. Tehura cũng là một
Geisha kỳ lạ từ vẻ bề ngoài với bàn tay trái có một ngón nhỏ cho tới cuộc đời
với những thăng trầm, tai tiếng vượt xa trí tưởng tượng của mọi người.

Sinh năm 1896 tại Osaka, thời con gái, Tehura có tên Tatsuko Takaoka,
là con gái ngoài dã thú và bị cha bán cho một lò đào tạo Geisha để làm maiko
(Thực tập sinh Geisha), tại đây cô có tên khác là Chiyoha. Tehura bắt đầu
bước chân vào thế giới Geisha đầy huyền bí kể từ đó.
Thuở đầu bước chân vào nghề với Tehura là những ký ức đau buồn khi
13 tuổi, Tehura được bán cho cho một người đàn ông giới thượng lưu trong
một cuộc bán đấu giá. Sau này bà đã phát biểu: “Một cách vô thức, tôi cảm
nhận được mình đã bị ô uế mà không cách nào rửa sạch”.
Thuở thiếu nữ, cô bé Tehura 13 tuổi đã gặp gỡ và có mối tình ngọt ngào
với nam tài tử Ichikawa, nhưng cùng lúc này cũng có 2 người đàn ông ngỏ lời
cầu hôn với cô, trong đó một người là doanh nhân thành đạt Sobe Stomine.
Sobe Stomine cũng chính là người sau này đưa Tehura đến với biệt danh
“Geisha chín ngón”.
Mối tình niên thiếu với Ichikawa nhanh kết thúc chóng vánh, Tehura
nhanh chóng lao vào mối tình cùng Sobe. Sobe là người đàn ông đã có vợ
nhưng vì quá say mê sắc đẹp “băng thanh ngọc khiết” của Tehura mà sẵn sàng
bỏ rơi người vợ của mình! Trong một chuyến nghỉ mát tại thành phố Beppu
xinh đẹp, Sobe tình cờ phát hiện bức ảnh chụp chung tình tứ của Tehura với
người yêu cũ, Sobe nổi trận lôi đình và quyết tâm từ bỏ Tehura mặc dù hai
người sắp tiến hành hôn lễ. Về phía Tehura, nàng không hiểu vì sao Sobe lại
giận dữ tới mức như vậy, nàng cho rằng mình có quyền giữ lại những kỷ vật
riêng tư.

18


Để chứng minh lòng chung thủy, Tehura đã tiến hành nghi thức
Yubitsume, tức chặt ngắn ngón tay út của cô và gửi cho Sobe. Tuy nhiên,
dường như điều này không thể níu giữ tình yêu của vị doanh nhân hào hoa
này. Cuộc đời sau đó của Tehura gắn với nhiều quý ông giàu có và mạnh mẽ.

Cho mãi đến năm 22 tuổi, Tehura mới kết hôn với chồng của mình là một
người môi giới chứng khoán giàu có. Nhưng có lẽ người đàn ông tên Sobe sẽ
khiến Tehura mãi mãi không thể quên, và đó cũng là người đưa cô đến với
biệt danh tai tiếng từ Osaka đến Tokyo “Geisha chín ngón”!
Đám cưới với người chồng giàu có, nhưng với bản tính lăng nhăng,
trong hơn 25 năm tuổi xuân, Tehura đã từng có nhiều “người tình bí mật”. Tại
Mỹ, cô đã gặp gỡ và ngoại tình cùng diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Nhật
Sessue Hayakawa, theo thông tin không chính thức, sau này họ còn có với
nhau một người con gái. Sau đó là mối tình đồng tính với người phụ nữ tên
Hildegard. Có thời gian cô đã trở lại làm Geisha, rồi kết hôn với người chồng
thứ hai là một giáo sư y khoa giỏi giang. Khi tình cảm vợ chồng rạn nứt,
Tehura đã mở một quán bar, rồi trở thành diễn viên, người mẫu, xuất bản
thơ…
Ở tuổi 39, sau khi nếm trải đủ mọi cung bậc cuộc đời, Tehura chọn
cuộc sống tu hành tại ngôi đền toàn nữ giới Gio-Ji và trở thành mộ ni sư danh
tiếng. Tehura dổi biệt danh thành Chi syo, tức là “ánh sáng thông minh”. Bà
đã viên tịch ở tuổi 99 năm 1995 tại đền Gio-Ji.
Giờ đây, nhắc đến Tehura, người ta vẫn nhớ đến một Geisah hoạt bát,
đa tài, cởi mở. Bà được công nhận là một trong những Geisha nổi tiếng nhất
mọi thời đại của Nhật Bản!
2, Kiharu Nakamura:
Kiharu Nakamura, từng là Geisha nổi tiếng, hiện thân cho những giá trị
truyền thống Nhật Bản, đã qua đời ngày 5-1-2004, tại nhà riêng New York

19


vào tuổi 90. Bà là Geisha đã từng giúp vui cho những ngôi sao như Vua hài
Charlie Chaplin, ngôi sao bóng chày Babe Ruth.
Kiharu Nakamura sinh năm 1913, tên thật Kazuko Yamamato, là con

gái yêu của một bác sĩ tại quận Ginza của Tokyo. Đi ngược lại với mong mỏi
của gia đình hy vọng cô sẽ nối nghiệp cha, Kiharu Nakamura sớm nuôi ước
mơ trở thành một Geisha nổi tiếng. Năm 15 tuổi, cô bắt đầu theo học lớp nghệ
thuật ca múa Nhật Bản hiện đại, trà đạo và cắm hoa. Lúc này cô lấy tên
Kiharu, cái tên có nghĩa là mùa xuân hạnh phúc. Sau quá trình đào tạo, Kiharu
phải trải qua cuộc kiểm tra cuối cùng, sau đó là lễ mizu-age, người trả giá cao
nhất trong buổi lễ ấy sẽ lấy được trinh tiết Geisha, và trở thành một Geisha
thực thụ.
Sau nhiều năm là một Geisha “ngôi sao” tại Shimbashi, năm 1940,
Kiharu kết hôn với một nhà ngoại giao trẻ, hai người chuyển đến Calcutta.
Tuy nhiên hôn nhân của hai người tan vỡ khi chồng bà cưới một phụ nữ khác
tại Burma. Năm 1944, cô quay về Nhật Bản và sinh con trai đầu lòng. Tại đây,
cô đã gặp gỡ là kết hôn với người chồng thứ hai là một nhà nhiếp ảnh,
Masaya Nakamura. Thế nhưng, cuộc tình này cũng không đem lại cho cô
hạnh phúc viên mãn. Sau hai lần đổ vỡ hôn nhân, cô đến New York, tại đây,
cô trở thành cầu nối giữa những người nước ngoài yêu thích văn hóa Nhật
Bản với nghệ thuật Geisha truyền thống. Vốn ngôn ngữ tốt giúp cô giải thích
nghĩa từng từ ngữ trong từng bài hát Nhật Bản!
Có thể nói, điều khác biệt lớn nhất của Kiharu với những Geisha ngày
ấy chính là việc bà theo học tiếng Anh song song với khóa đào tạo Geisha.
Với khả năng ngôn ngữ tốt, sự nhanh nhạy, khéo léo, thận trọng và những
ngón nghề điêu luyện đã đưa tên tuổi bà trở thành Geisha hàng đầu. Bà được
mệnh danh là Geisha duy nhất biết nói tiếng Anh lúc đó. Vì vậy, bà thường
được giao việc tiếp những vị khách nước ngoài quan trọng, những nhà ngoại
giao, người đứng đầu chính phủ hay những nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực
khác.
20


“Tôi là một geisha. Gei- sha là hai từ tiếng Nhật. "Sha" có nghĩa là

"entertainer" (người tiếp đãi, hát, múa giúp vui...), cũng còn có nghĩa là
"person" (con người). Nhưng "Gei" có nghĩa gắn với nghệ thuật". "Và nghệ
giả Geisha có khả năng đặc biệt về khiêu vũ, về âm nhạc. Họ biết cách chiều
chuộng đàn ông"…, Năm 2000 bà đã trả lời phỏng vấn của BBC như thế.
Tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng hơn nữa vào năm 1983 khi bà xuất
bản cuốn hồi ký best-seller “The Memoir of a Tokyo-born Geisha”. Cuốn tiểu
sử này đã được dịch sang 8 thứ tiếng và được chuyển thể thành phim và kịch
truyền hình, mô tả Kiharu như một Geisha duy nhất nói được tiếng Anh ở
Tokyo trước thời chiến thế giới thứ hai. Ngoài ra, bà cũng là tác giả của nhiều
cuốn sách nổi tiếng khác.
Thỉnh thoảng về thăm quê hương, bà thường có những buổi diễn
thuyết, xuất hiện trên truyền hình bày tỏ sự thất vọng trước sự mất mát của
những giá trị truyền thống Nhật Bản.
Kiharu còn lại một người con trai là Masakatsu Ota, 60 tuổi, là giáo sư
Đại học giảng dạy về nghệ thuật hiện đại.
Bà qua đời vào tuổi 90, nguyên nhần về sự ra đi của bà vẫn chưa được
xác minh nhưng có lẽ là do tuổi đã cao.

3, Mineko Iwasaki
Mineko Iwasaki, sinh tháng 2 năm 1949, tại Masako Tanaka, Nhật Bản.
Cô được nhắc tới như một Geisha thành công nhất mọi thời đại. Còn cô nói
rằng, mình không phải là một Geisha, theo cách mà mọi người vẫn hiểu về
Geisha một cách tầm thường, như những người phụ nữ chỉ phục tùng đàn ông.
Mineko Iwasaki tự hào cho rằng, một Geisha chân chính được trải qua một
quá trình đào tạo cao cấp và tốn kém, họ am hiểu nghệ thuật, thấu hiểu lòng
người, họ là biểu tượng của nghệ thuật và cái đẹp đương thời ở Nhật Bản!

21



Niềm tự hào đó, nếu như những ai đã từng đọc qua cuốn sách “Hồi ức của
một người nghệ sĩ chân chính” của Mineko Iwasaki sẽ nhận thấy rất rõ.
Người Nhật Bản có câu “Geisha chính là những “công thần duy tân
Minh Trị”, đủ thấy tầm ảnh hưởng của các Geisha đối với nền nghệ thuật, văn
hóa Nhật Bản lớn từng nào.
Có lẽ, trong thế giới nghệ thuật, không có một người nghệ sĩ nào thành
danh mà không phải trả những cái giá rất đắt.
Một người nghệ sĩ dương cầm, muốn trở nên ưu tú, phải từ bỏ tuổi thơ,
từ bỏ những thú vui bắt bóng, thả diều với bạn bè cùng trang lứa, để làm bạn
với cây đàn.
Một nghệ sĩ múa muốn được đứng trên vũ đài với những tràng pháo tay
giòn giã, phải luyện tập không ngừng nghỉ, đôi khi bàn chân đã tê dại cũng
không một lời kêu than…
Và Mineko Iwasaki đã làm được điều đó, khi lên 5 tuổi, cô đã xa vòng
tay cha mẹ, xa bạn bè, bắt đầu cuộc sống tự lập và vô cùng đơn độc. Cô cũng
đến với những vũ điệu từ đó, theo đuổi nghệ thuật dường như đã thiên bẩm
trong cô. Ngoài nhan sắc vốn có, có lẽ cô thành công chính bởi sự ham học
hỏi, khả năng quan sát, thấu hiểu lòng người và sự điềm đạm, bình thản trong
cách sử lý mọi việc. Cô nhanh chóng được mọi người biết đến. Cô đã từng
được giao trọng trách tiếp đón Nữ Hoàng Anh quốc Elizabeth cùng chồng và
con trai bà là Hoàng Tử Charles Philip Arthur George, nhà chính trị gia người
Mỹ Gerald Rudolph Ford Jr, cùng rất nhiều vị khách chính trị nước ngoài
khác.
Nếu như đã từng tìm hiểu cuộc đời Mineko Iwasaki, bạn sẽ nhận ra ở
con người này, không chỉ là một người phụ nữ thành công đáng ngưỡng mộ,
mà ở bà còn có những phẩm chất đẹp đáng để chúng ta học hỏi:

22



Tự trọng: bà nói rằng đây là điều đầu tiên cha mẹ đã dạy khiến bà khắc
cốt ghi tâm. Có một lần bị một người khách sỉ nhục, nói những lời tục tĩu,
Mineko Iwasaki bèn cầm dao đưa lại cổ người đó mà nói rằng: Vết thương
ngoài da thì dễ lành, nhưng vết thương trong tim thì suốt đời ghi nhớ, những
lời ngài nói không đáng chết, nhưng xin ngài hãy ghi nhớ ngày hôm nay.
Mineko Iwasaki tôi xin thề, vĩnh viễn sẽ không bao giờ tiếp vị khách này nữa!
Biến thất bại thành động lực: Trong quá trình học vũ đạo, Mineko
Iwasaki một lần phạm phải sai lầm nghiêm trọng, bị giáo viên đuổi khỏi
trường. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời của giáo viên, nhưng chính điều này
lại trở thành động lực lớn lao cho Mineko Iwasaki. Cô không nản chí, ngày
ngày đứng trước gương tập vũ đạo, thậm chí có hôm cô tập đến 3 giờ sáng,
khi hai chân đã ê buốt mới thôi.
Tinh thần ham học hỏi: Đến khi đã trở thành một geisha thành công và
được mọi người ngưỡng mộ, Mineko Iwasaki vẫn không ngừng học hỏi. Có
lần bà đã từng hỏi một nhà vật lý học đạt giải Nobel làm thế nào để đạt được
giải thưởng lớn lao như vậy, một câu hỏi không hề liên quan đến lĩnh vực của
Mineko Iwasaki và có phần ngây ngô lúc đó, nhưng chính tinh thần hiếu học
ấy đã trở thành chìa khóa đưa Mineko Iwasaki tới thành công.
Học cách tự hào: Mineko Iwasaki luôn tôn trọng và tự hào về nghề
nghiệp, về những người thầy và bạn bè của mình. Con phố Hoa Liễu là nơi bà
đã từng sống hơn 12 năm, bà nói: Mỗi Geisha giống như một bông hoa liễu,
tự tin khoe sắc theo những cách khác nhau, tao nhã, dẻo dai và kiên cường.
Năm 29 tuổi, ở độ tuổi mà công việc của cô đang thành công rực rỡ,
Mineko Iwasaki đột ngột ngừng công việc trước sự ngỡ ngàng của mọi người.
Cô giải thích rằng, cô cảm thấy bực bội và bất lực trước một số quy tắc hiện
tại trong giới Geisha, cô hy vọng rằng sự ra đi này của cô sẽ gây nên một cú
shock, có thể khiến người ta suy nghĩ và thay đổi những vấn đề này. Năm
1982, Mineko Iwasaki kết hôn cùng một người đàn ông tên Jin'ichirō Satō.
Năm 1983, họ sinh một người con đặt tên là Kosuke.


23


Iwasaki là một trong những Geisha được tác giả Arthur Golden phỏng
vấn trong khi nghiên cứu tiểu thuyết Hồi ức của một Geisha . Theo Iwasaki,
cô đã đồng ý nói chuyện với vàng với điều kiện tham gia của cô sẽ được giữ
bí mật, nhưng tác giả đã tiết lộ danh tính của mình bằng cách nhắc đến tên cô
trong lời cảm ơn của cuốn sách cũng như trong một số cuộc phỏng vấn quốc
gia. Sau khi Memoirs of Geisha được xuất bản, Iwasaki nhận được những lời
chỉ trích và thậm chí suýt tử vong cho các mối đe dọa vi phạm quy định của
Geisha truyền thống đó là sự im lặng.
Iwasaki cảm thấy bị phản bội bởi tác giả đã sử dụng các thông tin bí
mật của cô, cũng như cách ông làm chúng phi thực tế. Cô lên án Hồi ức của
một Geisha như là một sự miêu tả chính xác về cuộc đời của một
Geisha. Iwasaki đã đặc biệt cảm thấy bị xúc phạm bởi vai diễn của cuốn tiểu
thuyết của Geisha tham gia vào tệ nạn mại dâm nghi lễ. Ví dụ,trong tiểu
thuyết nhân vật chính Sayuri (gọi là Mizuage trong tiểu thuyết) được bán đấu
giá cho người trả giá cao nhất. Iwasaki nói rằng không chỉ này không bao giờ
xảy ra với cô, nhưng điều đó không có nghĩa nó chưa từng tồn tại ở Gion .
Một phần của sự không hài lòng của Iwasaki với Memoirs có thể là bởi
vì nhân vật Sayuri có vẻ rõ ràng là mô hình trên Iwasaki, với nhiều nhân vật
và sự kiện có sự tương đồng trong cuộc sống của Iwasaki. Những người này
và kinh nghiệm thường được mô tả tiêu cực trong Hồi ký, ngay cả khi các đối
tác thực tế cuộc sống của họ là tích cực cho Iwasaki.
Iwasaki sau đó đã phỏng vấn với lý do nhiều Geisha chỉ trích cuộc
phỏng vấn của cô với Arthur Golden gây ra đổ vỡ với các Geisha truyền
thống bí mật với thế giới bên ngoài. Hơn nữa, Iwasaki đã nói rằng cô đã bị
mất một số bạn bè và các mối quan hệ do những scandal của cô được biết đến
nhờ các cuốn sách, cùng với một số mâu thuẫn và sai lầm về Gion được đề
cập tới trong Hồi ức của một Geisha .

Iwasaki kiện tác giả do vi phạm hợp đồng và phỉ báng của nhân vật
trong năm 2001, đã được giải quyết ngoài tòa án trong năm 2003.

24


Sau khi xuất bản “Hồi ức của một Geisha”, Iwasaki quyết định viết một
cuốn tự truyện,tương phản với tiểu thuyết của cuốn sách vàng của Arthur
Golden.Cuốn sách do cô đồng tác giả với Rande Gail Brown và xuất bản ở
Anh và Mỹ, nội dung tự truyện bao gồm chi tiết những kinh nghiệm của
Iwasaki trước, trong và sau thời gian mình là một Geisha với thế giới bên
ngoài. Nó trở thành một cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN
Từ những nội dung trên,có thể hiểu phần nào về nghề Geisha và bản
chất của những người làm nghề này.
Họ là những người cực kì am hiểu văn hóa truyền thống Nhật Bản.Họ
biết nghệ thuật cắm hoa Ikebana,biết cách pha trà và thuộc những quy
tắc,nghi lễ về trà đạo Nhật Bản.Ngoài ra họ còn biết đánh đàn,thổi sáo,múa
truyền thống…
Những nghệ thuật truyền thống đã được chính những người nghệ sĩ
Geisha gìn giữ,phát huy và thậm chí đã truyền bá những nét đẹp về văn hóa
truyền thống Nhật Bản đến nhiều nơi trên thế giới.
Geisha là những người phụ nữ cực kỳ chăm chỉ và phải làm việc rất vất
vả. Muốn trở thành Geisha phải mất từ 5 đến 6 năm.trong thời gian đó,họ phải
học rất nhiều thứ,từ cách đi lại bằng những đôi dép cao,cách mặc Kimono,tự
trang điểm,từ làm tóc…cho mình.Để giữ mái tóc không bị xô lệch,các Geisha
không được nằm gối khi đi ngủ mà phải gối đầu lên một cái giá đỡ.Việc này
rất khó khăn và khiến các Geisha bị đau đầu,cổ và gáy.Theo nghiên cứu,bột
phấn trang điểm của Geisha có nồng độ chì rất cao nên rất dễ có nguy cơ bị
ung thư.

Phải chịu đựng nhiều cực khổ như vậy,nhưng khi làm việc,khi biểu
diễn nghệ thuật,các Geisha vẫn mang trong mình sự thanh thoát,nhã nhặn và
quý phái lạ thường.Họ là những người nghệ sĩ thực sự tài ba.Từ việc đi lại,rót
25


×