Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tiểu luận cao học vai trò của hội phụ nữ trong việc giúp nhau làm kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.87 KB, 33 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay người phụ nữ không chỉ quanh quẩn trong nhà làm những
công việc nội trợ, chăm sóc chồng con mà còn tích cực tham gia vào các công
việc xã hội - những công việc mà trước đây người phụ nữ không được phép
làm.
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, đồng nghĩa với việc con người
được tự do thể hiện khả năng của mình. Bởi vậy mà có không ít những người
phụ nữ đã khẳng định mình, tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội.
Cùng với sự ra đời của Hội nông dân - tổ chức đại diện cho những
người nông dân thì Hội phụ nữ cũng ra đời với chức năng chăm lo và bảo vệ
lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ. Hội phụ nữ - một tổ chức chính trị xã hội tập hợp đông đảo phụ nữ Việt Nam phải là một tổ chức đi đầu trong
việc chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho những người phụ
nữ nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Đặc biệt cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của Hội phụ nữ trong việc
giúp nhau làm kinh tế giỏi để cải thiện đời sống gia đình, cũng như đóng góp
vào sự phát triển chung của xã hội.
Như vậy có thể nói, vai trò của Hội phụ nữ là vô cùng quan trọng, đặc
biệt là trong xã hội hiện nay- khi mà người phụ nữ ngày càng mong muốn có
nhiều cơ hội hơn nữa để phát huy được hết khả năng của mình. Và có thể nói
Hội phụ nữ chính là điểm tựa, là cơ sở vững chắc để người phụ nữ có thể phát
triển chính mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng vấn đề phát triển kinh tế ở
huyện Mỹ Đức cũng như vai trò của Hội phụ nữ trong việc giúp nhau làm
kinh tế giỏi ở huyện nhà.

1


Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ những vướng mắc và nắm được


thực trạng về sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ trong việc giúp nhau
làm kinh tế giỏi ở huyện Mỹ Đức- Hà Nội; đồng thời đưa ra những kiến nghị,
giải pháp nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế
còn tồn tại trong công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ.
3. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về hoạt động
của Hội phụ nữ trong việc phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình
văn hóa…nhưng chưa có công trình nào nghiên cứ vấn đề giúp nhau làm kinh
tế giỏi của Hội phụ nữ hoặc nếu có bàn đến vấn đề đó thì chưa thật sự đi sâu
vào vấn đề để nghiên cứu. Do tính câp thiết của đề tài cũng như do yêu cầu
của ngành Quản lý xã hội em đang theo học mà em đã quyết định chọn vấn đề
“Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ trong việc giúp nhau làm kinh
tế giỏi” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập chung đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng về sự phát
triển kinh tế trên địa bàn huyện Mỹ Đức - Hà Nội và thực trạng vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ huyện Mỹ Đức trong việc giúp nhau làm
kinh tế giỏi trong giai đoạn hiện nay (2006 - 2011).
5. Kết cấu tiểu luận
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
C. Phần kết luận

2


Biểu tượng Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

3



B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG ĐỐI VỚI HỘI PHỤ NỮ TRONG VIỆC GIÚP NHAU LÀM
KINH TẾ GIỎI
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Đảng cộng sản
Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, được
thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 - là đội tiên phong cách mạng, bộ
tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
Đại Hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Đảng cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”
1.1.2 Khái niệm Đảng lãnh đạo
Đảng lãnh đạo là tổng thể các hoạt động lãnh đạo của Đảng, trong đó
đảng phái xác định mục tiêu, nhiệm vụ của mình, ra nghị quyết và tổ chức
thực hiện nghị quyết, đưa quyết định vào đời sống, đồng thời kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quyết định đó.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng lãnh đạo: Đảng là đại diện của giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân
lao động, Đảng là nhân tố quyết định, người cầm lái lãnh đạo con thuyền cách
mạng đưa nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh: Lãnh đạo là việc xác định mục tiêu,
nhiệm vụ; đề ra những mục tiêu đúng đắn, tổ chức thực hiện quyết định, kiểm
tra giám sát - đó chính là quy trình lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Đây là một quy trình được lặp đi lặp lại nhiều lần, quy trình sau bao
giờ cũng phải tiến bộ hơn quy trình trước thì mới đạt được hiệu quả của lãnh


4


đạo. Chính vì vậy trong quá trình lãnh đạo của Đảng phải có phương thức
lãnh đạo đúng đắn đó là: “Tổng thể các hình thức, phương pháp, biện pháp,
quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác động
vào đối tượng lãnh đạo hằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo”.
1.1.3

Khái niệm Hội phụ nữ

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội tập hợp
đông đảo phụ nữ Việt Nam; Là thành viên của hệ thống chính trị nước ta; Là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Là thành viên của Liên đoàn phụ
nữ dân chủ quốc tế, liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.
Hệ thống tổ chức của Hội gồm 4 cấp: Trung ương; Tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh và tương đương (gọi là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn và tương
đương (gọi là cấp xã).
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là Đại
hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp là đại hội đại
biểu cấp đó, hoặc đại hội toàn thể hội viên cấp đó.
Từ khi thành lập cho đến nay Hội Liên hiệp phụ nữ đã thực hiện tốt vai
trò của mình - đó là đóng góp vai trò quan trọng trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân của nhân dân ta; Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và công
cuộc đổi mới, Hội phụ nữ làm nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ của
Đảng…
1.2. Nội dung của vấn đề
1.2.1 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra đời không chỉ nhằm tập hợp đông

đảo phụ nữ Việt Nam và là tổ chức đại diện cho quyền hạn và lợi ích của
những người phụ nữ mà bên cạnh đó Hội còn thực hiện chức năng vô cùng to
lớn đó là:
- Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ, hoạt
động vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ;

5


- Tập hợp đông đảo và giáo dục, động viên phụ nữ thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Đóng góp ý kiến với Đảng về các chủ trương, quyết định về phụ nữ;
- Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
Ngoài ra Hội phụ nữ còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là: Động viên
phụ nữ học tập nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia tích cực vào các chương
trình phát triển kinh tế, xã hội. Tổ chức các phong trào của phụ nữ. Hướng
dẫn phụ nữ tổ chức cuộc sống gia đình. Đào tào, bồi dưỡng cán bộ Hội. Giới
thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền
các cấp. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và tham gia giám sát, phản biện xã
hội theo quy định.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong suốt 81 năm qua Hội phụ nữ đã hoạt
động rất hiệu quả với hệ thống tổ chức và nguyên tắc hoạt động chặt chẽ. Tổ
chức của Hội được thành lập từ Trung ương đến cơ sở. Hội được xây dựng và
hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành
động.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và do đó cũng như mọi tổ chức chính trị - xã hội khác Hội được đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Hội
Liên hiệp phụ nữ đó là:
* Đề ra các chủ trương, quyết định định hướng chính trị cho hoạt động

của Hội.
Những quan điểm, chủ trương mà Đảng đề ra đã tạo điều kiện cho Hội
Liên hiệp phụ nữ thực hiện tốt chức năng đại diện quyền và lợi ích hợp pháp
của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam bên cạnh đó còn quyết định định hướng
cho hoạt động của Hội.
Cụ thể như Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã đưa ra quan điểm, chủ trương đó là cần nâng cao trình độ mọi mặt
và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện

6


các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực
hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý
nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo
lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
* Lãnh đạo Hội cụ thể hóa các chủ trương, quyết định đó và tổ chức
thực hiện.
Để những chủ trương, quan điểm, đường lối được thực hiện đầy đủ,
kịp thời và chính xác Đảng đã lãnh đạo Hội Liện hiệp phụ nữ cụ thể hóa
những chủ trương, chính sách đó. Bên cạnh đó còn tổ chức thực hiện, lãnh
đạo và hướng dẫn Hội đưa những chủ trương, chính sách đó vào thực tế; thực
hiện lý luận gắn liền với thực tiễn, lời nói gắn liền với hành động.
* Lãnh đạo Hội tổ chức, duy trì các phong trào của phụ nữ thực hiện
các chương trình kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ của Hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội phụ nữ đã tổ chức nhiều phong trào
của Hội như phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc; phụ nữ giúp nhau làm giàu và phát triển kinh tế…
Bên cạnh đó Đảng còn thực hiện vài trò lãnh đạo đối với Hội phụ nữ
trọng việc giúp nhau làm kinh tế giỏi, phòng chống bạo lực gia đình, xây

dựng gia đình văn hóa…
* Lãnh đạo xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các
tổ chức của Hội, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, củng cố cơ
sở Hội, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội.
Cụ thể đó là trong báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X đã nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục
tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình
trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân
xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám
sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân

7


dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại”.
Có thể khẳng định rằng vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo xây dựng
củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội , trọng tâm là
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, củng cố cơ sở Hội, đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Hội là hết sức quan trọng và cần thiết. Nhằm duy
trì sự hoạt động và phát triển của Hội một cách bền vững và hiệu quả.
* Lãnh đạo Hội thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội theo
quy định.
Củng cố, phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư
của các cấp Hội. Phối hợp với ngành tư pháp tổ chức hoạt động tư vấn pháp
luật cho phụ nữ phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng cấp Hội.
Các cấp Hội xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát việc thực hiện
luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, tập trung Luật Bình đẳng giới.
Kịp thời phát hiện và có các biện pháp tích cực bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của phụ nữ khi bị vi phạm. Đề xuất và thực hiện các giải pháp cần thiết
nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm liên quan tới
phụ nữ, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục và buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Nghiên cứu, vận dụng thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X bảo đảm thiết thực, hiệu
quả, phù hợp với chức năng của Hội.
Chăm lo bồi dưỡng trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng tư vấn,
giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ Hội các cấp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.
* Hướng dẫn Hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
Cùng với nội dung lãnh đạo Đảng cũng đã đưa ra phương thức lãnh
đạo đó là lãnh đạo bằng các chủ trương, quyết định định hướng chính trị cho
hoạt động của Hội; Bằng công tác tổ chức cán bộ Hội; Thông qua tổ chức
Đảng và phát huy vai trò của những đảng viên hoạt động trong các tổ chức

8


Hội; Bằng công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo
điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động; Bằng công tác kiểm tra, giám sát hoạt
động của Hội theo quy định.
1.2.2 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ trong việc
giúp nhau làm kinh tế giỏi
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều văn bản đẩy mạnh
lãnh đạo, chỉ đạo nhằm củng cố xây dựng tổ chức hội phụ nữ các cấp không
ngừng phát triển. Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 11-NQ/TW
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước; ngày 15/3/2007 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 289QĐ/TƯ phê duyệt đề án đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân, giai đoạn 2006 - 2010, trong đó có nội dung
quan trọng về lãnh đạo hội phụ nữ trong việc giúp nhau làm kinh tế giỏi.

Có thể thấy những chủ trương, đường lối mà Đảng đưa ra đã được Hội
phụ nữ thực hiện tương đối tốt. Trong đó phong trào phụ nữ giúp nhau làm
kinh tế và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình được Hội
phụ nữ đặc biệt quan tâm thực hiện và đã đem lại hiệu quả cao.
Với việc hiện thực hóa các chủ trương, quyết định định hướng chính trị
cho hoạt động của Hội trong việc giúp nhau làm kinh tế giỏi mà Đảng đã đề
ra phong trào của Hội phụ nữ được đánh giá cao về kết quả hoạt động và các
phong trào thi đua của Hội trong những năm qua, nhất là thực hiện các mô
hình “Quỹ hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo”, dạy nghề, hỗ trợ phụ nữ vươn
lên làm giàu chính đáng và hoạt động hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm.
Năm 2008 Hội phụ nữ cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức dạy nghề cho 59.912 người, giúp cho 60.470 phụ nữ có việc làm ổn
định.
Ngoài ra để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với Hội phụ nữ
trong việc giúp nhau làm kinh tế giỏi Đảng đã có những nội dung lãnh đạo
quan trọng đó là trực tiếp lãnh đạo Hội phụ nữ tổ chức, duy trì các phong trào

9


của phụ nữ trong việc giúp đỡ nhau làm kinh tế; Lãnh đạo xây dựng , củng cố
nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức của Hội, trọng tâm là nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, củng cố cơ sở Hội, đổi mới nội dung, phương thức
lãnh đạo của Hội, đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện để giúp các hội viên phát
triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản
thân cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Có thể nói việc đặt trọng tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội
trong nội dung lãnh đạo của Đảng là việc làm hết sức quan trọng. Bởi lẽ một
người cán bộ có tâm, có tài, tận tụy với công việc là một trong những nhân tố
quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của công việc, cũng như người thủy

thủ có vững tay chèo con tàu mới có thể vận hành tốt được.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với nội dung và phương thức lãnh đạo
đúng đắn đã góp phần vào hiệu quả của phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi
của Hội phụ nữ nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung.
1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
“Dệt thêu giang sơn gấm vóc” như Di chúc Bác Hồ để lại, phụ nữ Việt
Nam ngày nay vững vàng vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, tham gia
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và đảm nhiệm những chức vụ quan
trọng trong bộ máy nhà nước. Hiện phụ nữ chiếm hơn 27% số đại biểu Quốc
hội (cao nhất khu vực Châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu
Quốc hội cao nhất thế giới). Phụ nữ đứng đầu ngành cấp Trung ương là 12%
và các cấp là 4%. Trong các doanh nghiệp nhỏ, phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo
chiếm tới 40%.
Đó là xét về mặt phụ nữ làm chức vụ lãnh đạo. Còn trong kinh tế,
người phụ nữ chính là lực lượng lao động chính và đông đảo tham gia vào lao
động sản xuất, phát triển kinh tế. Cụ thể đó là: Trong sản xuất nông - lâm ngư nghiệp, phụ nữ chiếm 49,95% lực lượng lao động và giữ vai trò quan
trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu; Trong
công nghiệp, xây dựng chiếm 36,69%, lực lượng lao động nữ đã góp phần
tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và xây dựng đến năm 2006 lên 41,52% GDP.

10


Là lực lượng đông đảo trong các ngành chế biến, dệt may, da giày, tiểu thủ
công nghiệp..., chị em không ngừng nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng khoa học
công nghệ, sản xuất ra nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng cao, khẳng định
thương hiệu Việt Nam, góp phần tăng tiêu dùng trong nước và tăng kim ngạch
xuất khẩu. Với 51,8% lao động trong các ngành dịch vụ và 53,98% lao động
trong các doanh nghiệp, 25% chủ doanh nghiệp, phụ nữ ngày càng khẳng
định vai trò quan trọng, nhất là trong lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông... Chị em đã không ngừng học
tập nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ hiện đại, năng động đổi mới
phương thức kinh doanh, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
góp phần đưa tỷ trọng các ngành dịch vụ đến năm 2006 đạt 38,08% GDP.
Như vậy việc nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ
và cụ thể là Hội phụ nữ huyện Mỹ Đức trong việc giúp nhau làm kinh tế giỏi
có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ý nghĩa lí luận: Làm sáng tỏ một số khía cạnh về phương diện lí luận
trong khi nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung, của Đảng bộ
huyện Mỹ Đức nói riêng đối với Hội phụ nữ trong việc thực hiện phong trào
phụ nữ giúp nhau sản xuất kinh doanh giỏi.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta
nắm được thực trạng quá trình lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ, tình
hình Hội phụ nữ và công tác hoạt động lãnh đạo Hội phụ nữ trong việc tổ
chức các phong trào để phụ nữ tham gia nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Qua đó khẳng định vai
trò quan trọng của phụ nữ đối với sự phát triển chung của xã hội. Từ việc nắm
được thực trạng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ trong việc giúp
nhau làm kinh tế giỏi sẽ cung cấp những cứ liệu, khuyến nghị hữu ích cho các
nhà lãnh đạo, nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch, biện
pháp khắc phụ những mặt hạn chế còn tồn tại và tiếp tục phát huy những
thành tựu đã đạt được nhằm hoàn thành mục tiêu chung của đất nước đó là:
Xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY
HUYỆN MỸ ĐỨC ĐỐI VỚI HỘI PHỤ NỮ TRONG VIỆC GIÚP NHAU
LÀM KINH TẾ GIỎI (GIAI ĐOẠN 2006 - 2010)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Mỹ Đức nằm phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp
huyện Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ.
Phía Tây giáp các huyện của tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (ở phía Tây Bắc),
Kim Bôi (ở phía chính Tây), Lạc Thủy (ở phía Tây Nam). Phía Đông giáp
huyện Kim Bảng của tỉnh Hà Nam.
Diện tích tự nhiên của huyện là 230,0 km².
* Điều kiện tự nhiên
Huyện Mỹ Đức là một vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng
bằng Bắc Bộ. Phía Nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có vẻ đẹp nổi
tiếng, là khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan
Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. ở rìa phía Đông có sông Đáytừ Bắc
xuống Nam, sang tỉnh Hà Nam.
Về khí hậu: Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Đông Nam.
Về thủy văn: Mỹ Đức có dòng sông Đấy chảy qua - kéo dài từ Bắc
xuống Nam và sang tỉnh Hà Nam. Ngoài ra huyện còn có mạng lưới sông
ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi
mực nước các sông chính xuống thấp. Đây là điều kiện quan trong góp phần
quan trọng để phát triển kinh tế của huyện.

12


2.1.2. Đặc điểm về con người và kinh tế - xã hội
Đơn vị hành chính của huyện Mỹ Đức gồm 1 thị trấn (thị trấn Đại
Nghĩa) và 21 xã. Có thể nói thị trấn Đại Nghĩa (trước đây là thị trấn Tế Tiêu)

là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của huyện.
Huyện Mỹ Đức có tuyến quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Tế
Tiêu, sang tỉnh Hà Nam; đồng thời có dòng sông Đáy chảy dài từ Bắc xuống
Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế giữa các
vùng miền bằng cả đường thủy và đường bộ.
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu…huyện có khả năng phát
triển một nền nông nghiệp toàn diện. Ngoài nông nghiệp thì huyện cũng đang
phát triển nhiều nghề thủ công khác như dệt may ở Phùng Xá, trồng dâu nuôi
tằm ở Phù Lưu Tế, làm bánh kẹo ở Bột Xuyên, nghề tre tăm hương ở Hợp
Thanh, nghề thêu ở Tế Tiêu (Đại Nghĩa). Nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo của
Đảng nền kinh tế của huyện đang dần phát triển và có nhiều đổi mới.
Bên cạnh đó, kinh tế du lịch của huyện cũng rất phát triển. Huyện có
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những ngọn núi trên dãy Hương Sơn do
thiên nhiên ban tặng như đặt trong bức tranh “sơn thủy hữu tình” có đủ các
yếu tố bầu trời, cảnh vật, rừng núi, hang động, sông suối, thung trằm và phía
trước là đồng ruộng trồng cây của làng quê. Đặc biệt có chùa Hương là diểm
đến thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương với hang ngàn lượt khách đến
tham quan mỗi năm. Và chính nơi đó là nơi có động Hương tích - một danh
lam thắng cảnh nổi tiếng.
Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ bằng các chính sách, chủ
trương tài chính của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể
dành cho mỗi người dân thì tự thân mỗi con người nơi đây đều rất chăm chỉ,
cần cù, chịu thương chịu khó, sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh, luôn học
hỏi để nâng cao trình độ cho bản thân và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.
Như vậy có thể nói huyện Mỹ Đức có rất nhiều điều kiện thuận lợi về
cả tự nhiên và con người để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện nói riêng và của cả đất nước nói chung.
13



2.2 Thực trạng vai trò lãnh đạo của huyện ủy huyện Mỹ Đức đối
với Hội phụ nữ trong việc giúp nhau làm kinh tế giỏi
2.2.1 Thực trạng
Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế là đặc biệt quan trọng.
Chính vì vậy công tác hoạt động của Hội phụ nữ là hết sức cần thiết đặc biệt
là trong vấn đề giúp nhau phát triển kinh tế và làm kinh tế giỏi.
Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy huyện Mỹ Đức cùng với việc đưa
chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng hiện thực hóa vào trong cuộc
sống thì phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi giai đoạn 2006 - 2010
đã đạt được những thành tự to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể
tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại khá phổ biến.
*Những thành tựu đã đạt được (ưu điểm)
Nhận thức được rõ những thuận, khó khăn cả chủ quan và khách quan,
đưa nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống, ban chấp hành Đảng
bộ huyện Mỹ Đức đã xây dự chương trình hành động với những mục tiêu,
giải pháp thiết thực đảm bảo vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm đạt
được những thành tựu hết sức to lớn về mọi mặt đặc biệt là trong việc lãnh
đạo Hội phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi.
Hội Phụ nữ huyện Mỹ Đức hiện có trên 12.000 hội viên, sinh hoạt tại
22 chi hội. Trong năm qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế,
các cấp Hội phụ nữ đã tín chấp ngân hàng, giúp hội viên vay vốn phát triển
sản xuất. Tính đến hết năm 2010, Hội đã đứng ra tín chấp ngân hàng chính
sách xã hội huyện trên 53 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hội còn phát động phong trào phát triển kinh tế gia đình,
giúp phụ nữ nghèo trong các hội viên… qua đó đã giúp đỡ, tạo động lực cho
nhiều gia đình hội viên vươn lên thoát nghèo. Do thường xuyên làm tốt công
tác quản lý nguồn vốn vay nên đến nay 100% hội viên của Hội sử dụng đồng
vốn hiệu quả, đúng mục đích. Hiện, có 6.527 hội viên của Hội vay vốn tại các
ngân hàng với tổng dư nợ cho vay 57.274 triệu đồng, tiếp tục duy trì 121 tổ


14


vay vốn giúp hội viên phát triển chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp,
các ngành nghề phù hợp.
Hội hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế, làm kinh tế giỏi huy động được
15.479 lượt người tham gia, giúp được 986 chị với số tiền gần 12 triệu đồng
đồng và 17.670 ngày công lao động. Các chi hội luôn quan tâm kịp thời đến
các cán bộ, hội viên phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người đau
ốm, hoạn nạn với số tiền ủng hộ trên 25 triệu đồng, 1.532 kg thóc, 2.463 kg
gạo với nhiều ngày công lao động đã giúp được 1.535 hội viên.
Nhiều chi hội năng động trong hoạt động giới thiệu việc làm, tăng thu
nhập cho hội viên như: làm chổi chít, mây - tre đan, thêu ren, đan móc vòng
xuất khẩu…tại các xã: Tuy Lai, Thượng Lâm, Bột Xuyên…Bên cạnh đó, Hội
còn phối hợp với Công ty Ngọc Sơn, Chương Mỹ (Hà Nội) thu mua sản phẩm
đan túi xuất khẩu, tạo việc làm cho hội viên có thu nhập bình quân từ 400.000
- 500.000 đồng/ tháng, có vốn cho hội phát triển kinh tế, giới thiệu cho 40 chị
em vào làm ở Công ty may TNHH An Phát (An Mỹ). Các chi hội kết hợp với
Trung tâm dạy nghề (Hội LHPN thành phố), phòng Công thương huyện khảo
sát mở lớp dạy nghề may công nghiệp, nghề mây tre đan tại các xã Bột
Xuyên, Vạn Kim, An Phú, Xuy Xá…cho trên 100 hội viên. Hội cũng phối
hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, tổ
chức nói chuyện chuyên đề và chuyển giao khoa học kĩ thuật mở được 58 lớp
kỹ thuật chăm sóc cây lúa, đậu tương, dưa hấu, trồng mía, rau thu hút nhiều
chị em phụ nữ tham gia.
Để thực hiện đạt hiệu quả nhiều phong trào do Hội Phụ nữ huyện phát
động: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” và “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, xóa đói giảm
nghèo”... Ngay từ đầu, Hội Phụ nữ huyện đã đề ra kế hoạch, lập nhiều dự án

tín chấp cho 9.750 lượt chị em vay với tổng số tiền là 53,712 tỷ đồng từ các
nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng, đồng thời, phát huy nguồn vốn nội lực giúp

15


chị em thoát nghèo. Có được đồng vốn, chị em đã đầu tư vào sản xuất, chăn
nuôi, trồng cây ăn trái, trồng màu, vườn tạp và buôn bán nhỏ, nhằm phát triển
kinh tế hộ gia đình để đồng vốn vay phát huy hiệu quả. Song song đó, hội còn
thành lập mới 63 Tổ Tín dụng tiết kiệm - Tiết kiệm tín dụng với số tiền trên
672 triệu đồng, giúp 51 lượt chị em mượn vốn xoay vòng phát triển kinh tế
gia đình...
Trong giai đoạn 2006 - 2010 phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh
giỏi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 2010 Hội đã tích cực khai thác
các nguồn vốn được trên 64,285 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 5.206 lượt hội
viên vay để phát triển kinh tế, trong đó 1.891 hộ chính sách và hộ nghèo được
vay 10,877 tỷ đồng.
Trong vòng 5 năm, số lượt hội viên được vay vốn để phát triển kinh tế
cũng như số tiên được vay đã ngày một tăng lên. Điều đó được thể hiện rõ
qua bảng số liệu sau:
Năm

Số lượt vay

2006
2007
2008
2009
2010


1.042
1.967
2.834
3.982
5.206

Số tiền vay
(Tỉ đồng)
2.177
4.109
5.921
8.319
10.877

Để quản lý và phát huy hiệu hiệu quả vốn vay, Hội phối hợp với Trạm
Khuyến nông tổ chức 40 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho
4.839 hội viên về cách nuôi cá, chăn nuôi bò sinh sản, gieo sạ lúa, trồng cây
vụ đông…; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức 6 lớp
tập huấn cho các tổ trưởng tổ vay vốn và cán bộ Hội kiến thức quản lý nguồn
vốn, ghi chép sổ sách và hướng dẫn cách đổi sổ, đồng thời chỉ đạo các cơ sở
Hội duy trì và thành lập mới các tổ tín dụng tiết kiệm, tổ phụ nữ tự nguyện
tiết kiệm với số tiền trên 562 triệu đồng và xây dựng các phường: gạo, tiền,
lúa để tạo nguồn vốn tại chỗ cho hội viên có nhu cầu vay vốn đột xuất; phối

16


hợp với Công ty TNHH Sơn Lâm cung ứng 156 tấn phân trả chậm cho các gia
đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn để chăm bón lúa, hoa mầu kịp thời vụ.
Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc

làm như tổ chức 14 lớp dạy các nghề: tin học, nấu ăn, làm chổi chít, may công
nghiệp, móc vòng, móc len, làm mi mắt giả cho 1.110 lao động và giới thiệu
266 hội viên có việc làm tại các công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, các cơ sở Hội còn vận động cán bộ, hội viên hỗ trợ 1.162 phụ nữ
nghèo giống, vốn, ngày công lao động, vật tư nông nghiệp trị giá 478 triệu
đồng và đăng ký giúp đỡ 4 - 6 hộ nghèo. Năm 2009, các cấp Hội đã giúp 97
hộ thoát nghèo bền vững.
Bà Đoàn Thị Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mỹ Đức cho biết, năm
2010, Hội có kế hoạch phối hợp tổ chức 30 tập huấn chuyển giao KHKT theo
các chuyên đề phát triển sản xuất của huyện; thành lập mới và nâng cao chất
lượng các mô hình CLB Kinh tế, các tổ phụ nữ tự nguyện tiết kiệm, tổ phụ nữ
tiết kiệm vay vốn; tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ phụ nữ
nghèo như trợ cấp khó khăn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, xoá nhà dột nát.
Đặc biệt, Hội khai thác ít nhất 30 tỷ đồng tiền vốn để cho hội viên vay phát
triển kinh tế; phối hợp tổ chức 15 lớp dạy nghề mới và mỗi cơ sở Hội giúp đỡ
4 - 6 hộ thoát nghèo bền vững.
Đặc biệt, ở mỗi chi hội các hội viên cũng tích cực giúp nhau cùng phát
triển kinh tế. Tiêu biểu như ở chi hội xã Tuy Lai, trong những lúc nông nhàn
các chị em phụ nữ cùng nhau tạo ra những công việc làm thêm như đan móc
vòng xuất khẩu, mây - tre đan, thêu ren…Nhắc đến nghề thêu người ta không
thể không nhắc đến nghề thêu ở thôn Trê (Tuy Lai) - một thôn với hơn 80%
số hộ trong tổng số 213 hộ làm nghề thêu, trong số đó phụ nữ chiếm khoảng
87,3%.
Như vậy, có thể nói qua các phong trào hoạt động của Hội đã góp phần
tạo sự đồng thuận của cán bộ, hội viên, đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên,
góp phần cùng Đảng bộ huyện thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội,

17



chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương và chương trình giúp nhau
làm kinh tế giỏi của Hội phụ nữ huyện.
*Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì dưới sự lãnh đạo của huyện ủy
huyện Mỹ Đức đối với Hội phụ nữ trong việc giúp nhau làm kinh tế giỏi cũng
còn tồn tại một số mặt hạn chế như:
Việc phát triển quỹ hỗ trợ phụ nữ còn nhiều khó khăn, tăng trưởng quỹ
hỗ trợ cấp huyện còn chậm. Nợ quá hạn ở một số cơ sở hội còn cao.
Hoạt động của Hội vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có trong việc vận
động, tuyên truyền các chị em phụ nữ tích cực lao động, sản xuất dẫn đến
hiệu quả đạt được chưa thực sự cao.
Vấn đề áp dụng khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất còn bị hạn chế
dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả đạt được còn tương đối thấp.
Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng như điện, giao thông, thủy lợi…ở địa
phương nhằm tạo điều kiện cho Hội phụ nữ hoạt động và phát triển còn chưa
thật thích đáng và phù hợp.
Vai trò của phụ nữ còn chưa được đề cao, quan niệm phụ nữ chỉ có thể
làm được những công việc gia đình như chăm sóc chồng con…vẫn còn tồn tại
khá sâu sắc. Nhiều nhà đầu tư còn e ngại khi đầu tư, cung cấp vốn cho chị em
phụ nữ phát triển kinh tế và giúp nhau làm giàu một cách chính đáng.
Hội vẫn chưa được tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để hoạt động
và phát triển.
Ngoài ra, bản thân Hội cũng chưa thực sự chú trọng công tác tổ chức
học tập cho cán bộ của Hội và viên, chính vì vậy mà trình độ và năng lực của
cán bộ Hội cũng như hội viên còn tương đối thấp.
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và những hạn chế
* Nguyên nhân đạt được những thành tựu
- Nguyên nhân khách quan

18



Sự quan tâm chỉ đạo của cấp Đảng bộ Thành phố Hà Nội nói chung và
huyện Mỹ Đức nói riêng trong việc tạo điều kiện để phụ nữ phát triển kinh tế.
Sự đầu tư, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là ngân hàng
đầu tư và phát triển, ngân hàng chính sách, quỹ hỗ trợ vốn, nguyên vật liệu…
Yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn…thuận lợi cũng đã
góp phần không nhỏ vào những thành tựu đạt được của Hội phụ nữ trong sản
xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
Việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất là yếu tố quan
trọng giúp tăng năng suất và hiệu quả của lao động. Bên cạnh đó còn góp
phần nâng cao trình độ và tay nghê cho chị em phụ nữ.
- Nguyên nhân chủ quan
Tổ chức Hội vững mạnh, các phong trào của Hội sôi nổi, thiết thực đã
tạo sự gắn bó hội viên với tổ chức hội, thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham
gia vào sinh hoạt Hội.
Để phong trào đạt hiệu quả cao các tổ chức cơ sở Hội đã tổ chức điều
tra, phân loại hộ nghèo, nguyên nhân nghèo, phân công hộ có kinh tế khá giúp
đỡ hộ nghèo.
Hội còn thường xuyên tổ chức cho các hội viên đi tham quan, học hỏi
mô hình làm kinh tế hiệu quả, nhanh chóng nắm bắt những nguyện vọng
chính đáng của hội viên để có thể đáp ứng kịp thời.
Ngoài ra là còn nhờ vào sự nỗ lực của chính những cán bộ, hội viên
Hội phụ nữ đã không cam chịu số phận để nỗ lực vươn lên; Cùng với truyền
thống cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi việc nước đảm việc nhà đã giúp họ
có những thành quả tốt đẹp, vươn lên làm giàu chính đáng và bền vững, ngày
càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong xã hội.
* Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế
Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh còn chưa đáp ứng được
đầy đủ và kịp thời.


19


Khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự báo động của thời tiết như bão, giống,
lượng mưa tập trung theo mùa kết hợp địa hình thấp đã gây ra nhiều khó khăn
cho việc phát triển kinh tế.
Cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển của địa phương còn gặp nhiều
khó khăn và chưa được đáp ứng đầy đủ.
Người phụ nữ tuy cần cù, sáng tạo, ham học hỏi nhưng sự hiểu biết về
khoa học - thuật vẫn còn nhiều hạn chế nên việc áp dụng khoa học - kĩ thuật
để phát triển kinh tế còn gặp phải khá nhiều những khó khăn. Tuy nhiên, dưới
sự lãnh đạo của Huyện ủy cũng như của Hội thì những khó khăn này đang
dần được khắc phục.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung và vai trò lãnh đạo
của Huyện ủy huyện Mỹ Đức nói riêng đối với Hội phụ nữ trong việc giúp
nhau làm kinh tế giỏi với những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế,
Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là:
Thứ nhất: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ là nhân tố quyết định đến
sự thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa phương.
Thứ hai: Quán triệt và nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng sau
đó vận dụng sáng tạo vào địa phương nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế.
Thứ ba: Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào
dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo lập các
phong trào của quần chúng địa phương không ngừng phát triển.
Thứ tư: Có sự quan tâm đầu tư hơn nữa cho quá trình hoạt động và
phát triển của Hội phụ nữ.
Thứ năm: Tạo cơ hội và điều kiện để chị em phụ nữ phát huy hết khả
năng cũng như năng lực vốn có của mình vào sự phát triển chung của địa

phương cũng như của toàn xã hội.
Thứ sáu: Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo
hướng: mở rộng tính lien hiệp, đa dạng các hình thức tập hợp phụ nữ phù hợp
với yêu cầu thực tiễn; bám cơ sở, sâu sát hội viên, phụ nữ, chỉ đạo linh hoạt
20


theo đặc điểm đối tượng, vùng miền, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực
của phụ nữ; có quyết tâm cao trong giải quyết các vấn đề mới và khó đặt ra
đối với phụ nữ; coi trọng phát huy nội lực kết hợp với vận động khai thác các
nguồn lực trong nước và quốc tê; tăng cường tổng kết công tác thi đua - khen
thưởng... là cơ sở tạo nên chất lượng và hiệu quả hoạt động, là yêu cầu phát
triển tự thân của tô chức Hội.

21


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỘI PHỤ NỮ TRONG
VIỆC GIÚP NHAU LÀM KINH TẾ GIỎI
3.1 Phương hướng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương
3.1.1 Phương hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: “Việc xây dựng CNXH sẽ không
phải là việc riêng của Đảng cộng sản - Đảng chỉ là một giọt nước trong đại
dương - mà là việc của tất cả quần chúng lao động”. Đó là lí do Đảng luôn
quán triệt trong mọi hoạt động của mình quan điểm sự nghiệp cách mạng là
của dân, do dân và vì dân; phải lấy dân làm gốc. Chính vì vậy Đảng luôn thắt
chặt mối quan hệ với nhân dân, với dân tộc, làm cho Đảng được nhân dân che
chở, giúp đỡ, tạo điều kiện để Đảng nắm bắt đúng, kịp thời tâm tư nguyện
vọng của nhân dân. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn để

Nhà nước cụ thể hóa bằng pháp luận và hiện thực hóa những chủ trương,
đường lối đó vào trong cuộc sống.
Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ được
thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị
của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công
tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển.
Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và công tác của
Hội phụ nữ. Ngày 27/4/2007 Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết 11-NQ/T.Ư
về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong đó nêu rõ:
Một là: Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị
phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,

22


xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ mới.
Hai là: Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền,
phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng
góp cao nhất của các tần lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ
về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ
nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người
mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
Ba là: Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng
với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng
trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng.

Bốn là: Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của
toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng,
trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò
chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đảng chủ trương phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình
độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được
cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng
nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng
lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia
có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.
Bên cạnh những quan điểm chỉ đạo nêu trên, Đảng và Nhà nước ta
cũng vạch ra những phương hướng quan trọng nhằm nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ trong việc giúp nhau phát triển kinh tế như:
Tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi để người phụ nữ có thể phát huy
hết khả năng của mình; Vận động các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giúp đỡ
Hội phụ nữ phát triển kinh tế.

23


Ngoài ra Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Hội phụ nữ còn đặc biệt chú
trọng công tác cán bộ nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm bắt khoa học - kĩ thuật để áp dụng
vào sản xuất.
Đối với các cá nhân, tập thể Hội phụ nữ điển hình trong việc tham gia
sản xuất kinh doanh giỏi và giúp đỡ hội viên khác cùng tham gia sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao thì Đảng và Nhà nước đặc biệt khuyến khích, chú
trọng công tác xếp loại thi đua và khen thưởng kịp thời tại các cấp hội nhằm
tạo động lực, khuyến khích phụ nữ làm kinh tế giỏi.

3.1.2 Phương hướng, quan điểm của địa phương
Nắm bắt rõ được vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc góp phần
phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã đặc biệt quan tâm và chú ý đến
vấn đề nâng cao đời sống của chị em phụ nữ, đồng thời theo sát và chỉ đạo
các hoạt động của Hội phụ nữ.
Tăng cường khai thác các nguồn vốn, mở rộng vốn uỷ thác từ Ngân
hàng Chính sách xã hội. Chú trọng hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn chặt chẽ,
hiệu quả, kết hợp cho vay vốn với dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật và hướng
dẫn kinh nghiệm làm ăn. Phát triển bền vững các mô hình vay vốn - tiết kiệm,
đặc biệt là Quỹ Tình thương, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, mô hình lồng ghép.
Tăng cường và củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm
dạy nghề, giới thiệu việc làm của Hội. Mở rộng hợp tác, liên kết để tăng
cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động nữ. Chú trọng
dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn khu vực chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, phụ nữ tàn tật.
Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn từ các ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, ứng dụng
khoa học công nghệ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ
nông thôn.

24


Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bố trí sử dụng lao động phù hợp
với đặc điểm của phụ nữ, tích cực cải tiến công cụ, đưa khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, giảm cường độ lao động cho phụ nữ, có chế độ chăm sóc sức khỏe,
chữa bệnh, nghỉ ngơi cho phụ nữ.
Ngoài ra Đảng bộ huyện Mỹ Đức cũng chú trọng tập trung công tác
tuyên truyền nhằm đảm bảo tính nhạy bén, kịp thời và hiệu quả những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phổ biến những chủ trương, chính

sách của Đảng đến với Hội một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Đảng bộ huyện Mỹ Đức cũng tạo mọi điều kiện cho chị em phụ nữ
phát triển kinh tế; giúp đỡ và hỗ trợ về vốn, về khoa học kĩ thuật cho chị em
phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh…
3.2 Giải pháp
3.2.1 Về phía Đảng và Nhà nước
Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ trong
việc giúp nhau làm kinh tế giỏi Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháo cụ
thể như:
Nâng cao chất lượng các chủ trương, quyết định, định hướng chính trị
cho hoạt động của Hội Liện hiệp phụ nữ.
Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phụ nữ
và Hội Liên hiệp phụ nữ. Đấu tranh với những ảnh hưởng của tư tưởng phong
kiến, trọng nam khinh nữ.
Tăng cường lãnh đạo thực hiện các chương trình công tác Hội, tạo việc
làm, nâng cao đời sống và trình độ của phụ nữ, ngoại trừ các hành động
ngược đãi, bạo lực với phụ nữ và các tệ nạn xã hội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Hội phụ nữ các cấp.
Coi trọng xây dựng tổ chức Hội, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, xây
dựng củng cố cơ sở Hội, phát triển hội viên, đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Hội.
Phát huy vai trò của tổ chức đảng và đảng viên trong các tổ chức Hội.

25


×