Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

QUY TRINH THUC HIEN HOP DONG GIA CONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 62 trang )

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ
1. Tổng quan về gia công quốc tế
Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra
mạnh mẽ; mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới càng trở nên chặt chẽ và rất
phức tạp, chúng tác động rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với thực
tế cấp thiết trên đòi hỏi Việt Nam phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế với
kinh tế khu vực và trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của nền
kinh tế trong nước.
Trong mọi hoạt động kinh tế của nước ta, hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng vai
trò quan trọng, trong đó hoạt động gia công xuất khẩu đã có những đóng góp không nhỏ
cho những thành tựu kinh tế mà nước ta đạt được trong những năm qua. Ngoài giải quyết
công ăn việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, hoạt động gia công xuất
khẩu còn góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước
và mở rộng thị trường xuất khẩu.Gia công xuất khẩu là một loại hình kinh doanh đặc biệt
trong kinh doanh quốc tế, phát triển nhanh và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm
Gia công quốc tế là một phương thức sản xuất hàng hoá. Trong đó người đặt gia
công cung cấp đơn hàng, hàng mẫu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán
thành phẩm…theo định mức cho trước cho người nhận gia công. Người nhận gia công
tổ chức sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra
người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.


Tiền công gia công

Bên đặt gia
công

MMTB, NPL
BTP, mẫu hàng


Bên nhận gia
công

Tổ chức quá
trình sản xuất

Trả sản phẩm hoàn chỉnh
1.1.2. Đặc điểm.
Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng
gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro
của quá trình sản xuất gia công.
Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công
còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra trong quá trình gia
công.
Trong hợp đồng gia công người ta qui cụ thể các điều kiện thương mại như về thành
phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán, về việc giao
hàng.
Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động
được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu lao động trực
tiếp.
Hoạt động gia công được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu. Ở Việt
Nam hoạt động này được quản lý theo quy chế riêng.


1.1.3. Vai trò
Gia công hàng hoá ngày nay rất phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều
quốc gia.Vai trò của nó đối với bên đặt và nhận gia công là khác nhau.
* Đối với bên đặt gia công.
Bên đặt gia công thông thường là các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc các nước có

nền kinh tế phát triển ở những nước đó có nguồn nhân lực lao động đắt đỏ vì vậy khi
họ đặt gia công với các đối tác nước ngoài là nhằm khai thác được nguồn nhân lực lao
động rẻ mạc ở các quốc gia thuộc bên nhận gia công.
Tham gia vào gia công quốc tế bên đặt gia công còn thông qua đó kiếm được rất
nhiều lợi nhuận từ việc chuyển giao công nghệ cho đối tác.
* Đối với bên nhận gia công.
Phương thức này giúp bên nhận gia công giải quyết được việc làm cho nhân dân
lao động trong nước. Nhận được hệ thống trang thiết bị máy móc công tiên tiến nhằm
mục đích dần xây dựng cho nước mình có một nền công nghiệp hiện đại, nắm bắt học
hỏi được những tinh hoa từ các nước phát triển.
Gia công xuất khẩu còn giúp cho bên nhận gia công nâng cao được trình độ năng
lực quản lý của đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên. Dần
tiến lên tạo dựng mối quan hệ, quảng bá thương hiệu của mình để chuyển dần sang
sản phẩm xuất khẩu trực tiếp không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào bên đặt gia công.
Đối với Việt Nam, nhờ vận dụng phuong thức này đã khai thác được mặc lợi thế
lớn nhất về lao đông và thu hút được thiết bị công nghệ tiên tiến. Giải quyết việc làm
cải thiện đời sống cho nhận dân, nâng cao tay nghề và kiến thức cho người lao động.
Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường các
mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, góp phần thúc đẩy nhanh công việc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.4. Những quy định của nhà nước về hoạt đông gia công hàng hoá.
Để tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân
nước ngoài, thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công được quy định bởi: Luật Hải quan
năm 2014; Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005; Luật Quản lý thuế năm 2006; Luật sửa


đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật về thuế năm 2014.
Cùng với đó là các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua

bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa
với nước ngoài; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan; Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015 quy định về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.5. Các hình thức gia công hàng xuất khẩu
Xét về quyền sở hữu nguyên liệu

 Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm:

Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau
thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp
này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.
Hiện nay, hình thức này vẫn là hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam, đặc biệt là
trong ngành may mặc.
Hình thức mua đứt bán đoạn:
Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt
nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ mua lại thành
phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công
sang bên nhận gia công.
Việt Nam chúng ta trong những năm gần đây đã và đang cố gắng để nâng cao được
tỷ trọng gia công mua đứt bán đoạn trong tổng giá trị gia công xuất khẩu bởi lẽ đây là
phương thức sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và ít phụ thuộc hơn vào bên đặt gia công.
 Hình thức kết hợp:

Trong phương thức kết hợp thì bên đặt gia công chỉ cung ứng nguyên vật liệu chính
cho bên nhận gia công, còn bên nhận gia công sẽ cung cấp nguyên vật liệu phụ phục vụ



sản phẩm. Cũng có thể ở hình thức này bên nhận gia công sẽ tự lo về tất cả nguyên vật
liệu, quy trình sản phẩm (nhưng theo yêu cầu của bên đặt gia công) bên đặt gia công chỉ
cung cấp thiết kế, bản vẽ, mẫu mã và yêu cầu bên nhận gia công sản phẩm theo đúng như
vậy là đạt yêu cầu.
Đây là hình thức gia công mà bên nhận gia công ít phụ thuộc vào bên đặt gia công
là tiền đề để cho nền sản phẩm công nghiệp của bên nhận gia công phát triển tiến tới xuất
khẩu trực tiếp.
Xét về mặt giá cả gia công

 . Hợp đồng thực chi thực thanh:

Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí
thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
 Hợp đồng khoán:

Trong đó người ta xác định định mức cho mỗi sản phẩm gồm: Chi phí định mức và thù
lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức đó dù chi phí thực tế của
bên nhận gia công là bao nhiêu chăng nữa.
Xét về mức độ cung cấp nguyên liệu, phụ liệu:
 Bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm. Trong mỗi lô

hàng đều có bảng định mức nguyên phụ liệu chi tiết cho từng loại sản phẩm mà
hai bên đã thoả thuận và được các cấp quản lý xét duyệt. Người nhận gia công
chỉ việc tổ chức sản xuât theo đúng mẫu của khách và giao lại sản phẩm cho
khách đặt gia công hoặc giao lại cho người thứ ba theo sự chỉ định của khách.
 Bên đặt giao công chỉ giao nguyên liệu chính theo định mức, còn nguyên liệu
phụ thì bên nhận gia công tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách.Bên đặt gia
công không giao bất cứ nguyên phụ liệu nào cho khách, bên nhận gia công tự lo
nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hoá heo yêu cầu.
Xét về số bên tham gia quan hệ gia công.


 Gia công hai bên .

Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đạt gia công và bên nhận


gia công. Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất đều do một nhận gia công làm
còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ phí gia công cho bên nhận gia công.
 Gia công nhiều bên.

Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số
doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị
sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. Phương thức này chỉ thích hợp với trường hợp
gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua nhiều công đoạn. Đây là phương thức
gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cần phải có sự phối hợp chặt chẽ
với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng gia
công.
Theo loại hình sản xuất:








Sản xuất chế biến
Lắp ráp, tháo dỡ, phá dỡ
Tái chế
Chọn lọc, phân loại, làm sạch, làm mới

Đóng gói, kẽ ký hiệu
Gia công pha chế,…

2. Hợp đồng gia công hàng hoá
1.2.1. Khái niệm:
Hợp đồng gia công hàng hoá là sự thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận
gia công trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình gia








công hàng hóa. Thông thường, có những qui định sau:
Loại hàng gia công.
Nguyên phụ liệu, định mức của chúng.
Thời gian, phương thức cung cấp,giao nhận nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị.
Đào tạo công nhân.
Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm.
Tiền gia công và phương thức thanh toán.
Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên.

1.2.2. Đặc điểm:
• Hợp đồng song vụ : Cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều có những quyền và


nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược
lại.

• Hợp đồng ưng thuận : Hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã
thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng gia công không bao
giờ có thể được thực hiện và chấm dứt ngay tại thời điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi
một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công có thể thực hiện được việc gia công của
mình. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn được tính là khoảng
thời gian hợp lý để thực hiện việc gia công đó.
• Hợp đồng có đền bù : Bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán tiền công cho bên nhận
gia công theo thỏa thuận. Việc không có thỏa thuận không được hiểu là không có đền
bù.


















1.2.3. Nội dung hợp đồng gia công:
• Hàng gia công:
Tên

Số lượng
Qui cách phẩm chất
Hàng mẫu
• Tiền gia công
Tiền gia công, điều kiện cơ sở giao hàng, đồng tiền thanh toán.
Tổng giá trị hợp đồng.
Phương thức thanh toán.
• Nguyên phụ liệu:
Loại nguyên phụ liệu, thiết bị máy móc.
Định mức gia công.
Dung sai của nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị.
Số lượng, thời gian, địa điểm giao nhận nguyên vật liệu.
Chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng.
• Phương thức xuất trả sản phẩm:
Số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng.
Bao bì, ký mã hiệu.
Điều kiện cơ sở giao hàng, địa điểm giao nhận sản phẩm.
Phương tiện vận tải.
• Bảo hiểm.
• Thưởng phạt.
• Bất khả kháng.
• Khiếu nại.
• Trọng tài.


• Điều khoản chung.
 Phụ lục hợp đồng gia công: Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản

của HĐGC đều phải thể hiện bằng phụ lục gia công. Là một phần không tách rời
khỏi hợp đồng.

 Hình thức: Bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản (như:
điện báo, telex, thong điệp dữ liệu và các hình thức khác). Bằng tiếng việt hoặc
tiếng anh, các tiếng khác phải dịch ra tiếng việt và cam kết bản dịch.
1.2.4. Nghĩa vụ của các bên:
Bên đặt gia công

-

Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm
cho bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các giấy

-

tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;
Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng;
Trả tiền công theo đúng thoả thuận”.

Bên nhận gia công

-

Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp;
Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu

-

không bảo đảm chất lượng.
Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức,

-


thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra;
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo
đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự

-

chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp
đồng”.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG:
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết, các bên tổ chức thực hiện hợp đồng đó.
Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

QUY
QUY
TRÌNH
TRÌNH
NHẬP
SẢNKHẨU
XUẤT NGUYÊN
VÀ XUẤTPHỤ
KHẨU
LIỆU
THÀNH PHẨM



THANH LÝ HỢP ĐỒNG

1.3.1. Đăng ký hợp đồng gia công:
Sau khi ký kết hợp đồng gia công doanh nghiệp tiến hành đăng ký hợp đồng gia công với
cơ quan hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị và xuất khẩu thành phẩm
Doanh nghiệp được lựa chọn làm thủ tục tại 01 Chi cục Hải quan theo điều 58 khoảng
1,a.1, a.2, a.3 thông tư 38/2015/TT-BTC
-

Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ
sở sản xuất;

-

Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng

-

hoá được thành lập trong nội địa
Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất
Đối với doanh nghiệp chế xuất: Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất

Trên thực tế,
-

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường lựa chọn Chi cục Hải quan
Quản lý Hàng đầu tư - Đội Thủ tục hàng Sản xuất xuất khẩu và Gia công để làm
thủ tục



-

Các doanh nghiệp có vốn trong nước sẽ làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Quản lý

a

Hàng gia công- Đội Thủ tục hàng Gia công
Đối với doanh nghiệp lần đầu mở hợp đồng gia công
Trước khi mở hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo cơ sở gia
công cho Chi cục Hải quan để thực hiện kiểm tra cơ sở theo quy định tại điều 56,
thông tư 38/2015-BTC.
Bộ hồ sơ kiểm tra cở sở gia công bao gồm:
• Mẫu 12/TB-CSSX/GSQL: 2 bản chính
• Mẫu 11/HSDN-TTDN: 2 bản chính
• Giấy xác nhận tài khoản tiền VN, USD cùa ngân hàng: 1 bản chính
• Giấy phép kinh doanh: 1 bản sao y công chứng
• CMND , hộ khẩu người đứng đầu doanh nghiệp: 1 bản sao y công chứng
• Giấy chứng nhận mẫu dấu: 1 bản sao y công chứng
• Bảng lương công nhân tháng gần nhất: 1 bản sao y
• Giấy tờ nhà trụ sở chính và nhà xưởng : 1 bản sao, xuất trình bản chính để
đối chiếu.
• Bảng kê máy móc thiết bị: 2 bản chính
• Hợp đồng gia công dự kiến mở: 1 bản sao
Bộ phận tiếp nhận: Bộ phận kiểm tra cơ sở sản xuất (điều 57, thông tư 38)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong thời hạn 02 giờ làm việc, cán bộ
hải quan sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết các thông tin còn thiếu để bổ sung.
Nếu các thông tin đã đầy đủ Chi cục Hải quan sẽ ra Quyết định kiểm tra theo mẫu
số 13/KTCSSX/ gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước

khi tiến hành kiểm tra.Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ
ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm
việc.
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản
xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị


- Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng
sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị;
- Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị,
số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản
xuất; kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa
nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc
đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài
chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp
đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì
thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của
hợp đồng xuất khẩu sản phẩm;
- Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng
ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động;
- Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản
lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
Lập Biên bản kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất:
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ
sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành
kèm Thông tư này. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công

phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ:
- Doanh nghiệp có hoặc không có quyền sử dụng hợp pháp về mặt bằng nhà
xưởng, mặt bằng sản xuất
- Doanh nghiệp có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối
với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công (máy móc, thiết bị,
dây chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư) và phù hợp với nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.


- Số lượng máy móc, thiết bị, số lượng nhân công.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm
tra và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra
Sau khi nhận được Biên bản kiểm tra phù hợp với Bảng thông báo, doanh nghiệp
có thể tiến hành mở hợp đồng gia công. Phần mở hợp đồng gia công sẽ được trình
bày ở mục b
b Đối với doanh nghiệp đã mở hợp đồng gia công nhiều lần

Doanh nghiệp đã mở hợp đồng gia công nhiều lần sẽ bỏ qua bước Kiểm tra cơ sở
sản xuất tiến hành mở hợp đồng trên phần mềm khai hải quan.
1.3.2. Quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu gia công:
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công gồm:
- Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình
gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
- Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất
khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực
thể sản phẩm.
- Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để
đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua
trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra

nước ngoài.
- Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.
- Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Nguồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công từ:
- Bên thuê gia công cung cấp
- Doanh nghiệp thực hiện gia công mua trong nước
- Doanh nghiệp thực hiện gia công tự cung ứng
Làm thủ tục hải quan:
+ Bước 1: Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để thực hiện
hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài


+ Bước 2: Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá
các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp khai hải quan trên tờ
khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và
các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
+ Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc
xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông
quan hàng hóa.
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất
trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định
việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Luồng xanh: tờ khai được thông quan
Luồng vàng: doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau để trình hải quan:
+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người
bán: 01 bản chụp;
+ Phiếu đóng gói hàng hoá:
+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với
trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt,

vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua
cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa,
hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
- Thư chỉ định giao hàng của Công ty thuê gia công khi người gửi hàng là người
thứ 3
- Giấy giới thiệu của công ty


Luồng đỏ: doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ để xuất trình cho hải quan như luồng vàng
và đưa hàng hóa đến địa điểm tập kết của hải quan để thực hiện kiểm tra thực tế hàng
hóa.
+ Bước 4: Thông quan hàng hóa.
1.1.1. Nhận hàng:
Đối với hàng hóa ở kho của Sân bay
-Doanh nghiệp xuất trình Lệnh giao hàng/Giấy ủy quyền nhận hàng cùng Giấy
giới thiệu của công ty để đóng tiền Phí chứng từ, phí lưu kho(nếu có) tại Quầy
thủ tục hàng nhập. Nhân viên quầy thủ tục sẽ đưa Hóa đơn đóng tiền, Airway
bill gốc và Phiếu xuất kho cho doanh nghiệp
-Xuất trình cho Hải quan giám sát kho Tờ khai, Danh sách hàng hóa đủ điều
kiện qua khu vực giám sát hải quan, Phiếu xuất kho để hải quan kiểm tra
-Đưa Phiếu xuất kho cho nhân viên kho đóng dấu xác nhận đã nhận Phiếu để
kéo hàng ra khỏi kho
-Hải quan giám sát kho sẽ đưa Tờ khai và Danh sách hàng hóa đủ điều kiện
qua khu vực giám sát hải quan cho Hải quan cổng để đóng dấu và xác nhận
hàng đã qua khu vực giám sát
-Doanh nghiệp nhận hàng và Tờ khai cùng Danh sách hàng hóa đủ điều kiện
qua khu vực giám sát hải quan đã được đóng dấu để vận chuyển về kho của
công ty
Đối với hàng hóa ở Cảng
-Doanh nghiệp xuất trình Lệnh giao hàng, Giấy giới thiệu của công ty để đóng

tiền tại Quầy thương vụ của Cảng. Nhân viên quầy thương vụ sẽ đưa cho
doanh nghiệp Hóa đơn đóng tiền, Phiếu EIR
-Xuất trình cho Hải quan giám sát Tờ khai và Danh sách hàng hóa đủ điều kiện
qua khu vực giám sát hải quan (đối với hàng hóa là hàng lẻ), Danh sách
container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan ( đối với hàng hóa vận
chuyển nguyên container) để xác nhận hàng qua khu vực giám sát


-Đưa phiếu EIR cho tài xế vận chuyển để nhận hàng và đưa hàng về kho của
công ty
1.1.2. Quy trình sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩm
Quy trình sản xuất:

Sơ đồ
Sản xuất mẫu

Kiểm hàng và
Đóng gói thành
phẩm

Xây dựng định mức
thực tế cho từng mã
hàng

Sản xuất đại trà

Xây dựng kế hoạch dự
kiến xuất

Triển khai kế hoạch sản

xuất

Triển khai sản xuất, theo dõi
Đối với khách hàng ở nước ngoài sản phẩm hàng may mặc qua chế tạo thì cần phải xắp
xếp theo đúng quy cách mẫu mã, loại hàng sau đó đóng gói ghi tên sản phẩm, nơi sản
xuất, các điều kiện bảo quản sản phẩm, sử dụng, mã số, mã vạch. Công ty tuân thủ rất
chặt chẽ những quy định về kiểm tra từng công đoạn đầu đến khi ra thành phẩm, theo dõi
tiến độ may hàng ngày và chất lượng sản phẩm. trong quá trình chế tạo và xem xét coi có
đạt hiệu quả hay chưa. Vì thế các sản phẩm của Công ty đã tạo dựng được uy tín và vị thế
trong khách hàng.
* Thành phẩm, kiểm tra, đóng gói và nhập kho
Khâu tiếp theo là Công ty phải có trách nhiệm đóng gói bao bì hàng hóa cũng như nhãn
hiệu sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng đưa ra. Trong buôn bán quốc tế, khâu
đóng gói và bao bì cẩn thận trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy đòi hỏi công
ty phải kiểm tra công đoạn này một cách kỹ lưỡng phù hợp với tính chất hàng hóa, điều
kiện vận chuyển, phù hợp quy định của bên đối tác. Khi sản phẩm đã hoàn tất đóng
thùng, nhà máy thông báo cho khách hàng kiểm tra. Nếu hàng đạt yêu cầu và thông số kỹ
thuật và chất lượng thì xuất hàng. Ngược lại, nếu chưa thì khách hàng yêu cầu nhà máy


chỉnh sửa lại cho phù hợp. Khi chỉnh sửa xong báo lại cho khách hàng đến kiểm tra và
cuối cùng là nhập kho thành phẩm chờ xuất.
Quy trình xuất khẩu thành phẩm:
1.1.2.1.1. Xây dựng định mức thực tế để gia công:

Định mức thực tế để gia công sản phẩm xuất khẩu, gồm:
a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để
sản xuất một đơn vị sản phẩm;
b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị
sản phẩm;

c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao
hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm. Tỷ lệ hao hụt có
2 cách tính:
Cách 1: Tỷ lệ hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất. Nếu theo cách
tính này, tỷ lệ hao hụt có thể lớn hơn 100%.
Cách 2: Tỷ lệ hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định
mức vật tư tiêu hao. Nếu tính theo cách này, tỷ lệ hao hụt không bao giờ vượt quá 100%,
bởi vì lượng nguyên liệu tiêu hao chỉ tối đa bằng lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất.
Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu,
vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu
cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.
Trước khi thực hiện sản xuất, doanh nghiệp phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ
hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì


phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay
đổi định mức.
1.1.2.1.2. Xuất khẩu thành phẩm:

 Đăng ký tờ khai hải quan:
Theo điều 21, Thủ tục hải quan ( Luật hải quan 2014) quy định khi làm thủ tục hải
quan người khai hải quan có trách nhiệm:
• Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan theo quy định tại điều 24 của luật này
• Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra
thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
• Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
về thuế phí,lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan
Hiện nay hải quan việt nam đang thực hiện đăng ký tờ khai trên hệ thống
VINACCS/VCIS là hệ thống thông quan tự động và cơ chế 1 cửa của quốc gia nên

toàn bộ việc đăng ký tờ khai được thực hiện tại đây và người khai hải quan phải
tuân theo các quy định về pháp luật, chính sách hải quan, luật hải quan 2014,
thông tư Thông tư 38/2015/TT-BTC và một số văn bản đối với một số ngành hàng
cụ thể.
 Địa điểm khai báo hải quan : Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công: Doanh

nghiệp được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện (theo khoản 2,
Điều 58, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015)
 Thời điểm đăng ký tờ khai: thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải
xuất cảnh. Bộ hồ sơ đăng ký thủ tục xuất khẩu sản phẩm tại Hải quan bao gồm:





Tờ khai Hải quan xuất khẩu



Invoice (1 bản chính)



Packing list (1 bản chính)
Sale contract (1 bản chính)




Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói


không đồng nhất (1 bản chính)


Giấy giới thiệu của doanh nghiệp
1.1.2.1.3. Thuê phương tiện vận tải:

Trong nghiệp vụ gia công quốc tế có liên quan đến hai giai đoạn vận chuyển :vận
chuyển nguyên vật liệu vào và vận chuyển thành phẩm ra. Do đó có hai lần phải thuê
phương tiện vận tải và việc thuê phương tiện vận tải được căn cứ vào:
Ví dụ: Nếu hợp đồng gia công quy định nhập nguyên vật liệu CIF (cảng đến) và xuất
thành phẩm FOB (cảng đi) thì việc thuê phương tiện do bên đặt gia công chịu trách
nhiệm.
Phần lớn xuất khẩu thành phẩm gia công theo điều kiện FOB, nên nghĩa vụ thuê tàu
thuộc bên đặt gia công.
Giao hàng cho người vận tải:


Hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển: chủ hàng phải căn cứ vào các chi tiết

hàng xuất khẩu, lập “Bảng kê hàng chuyên chở”. Trên cơ sở đó khi lưu cước hãng tàu
lập S/O (Shipping order) và lên sơ đồ xếp hàng lên tàu. Việc giao hàng, xếp hàng do
cảng đảm nhận, chủ hàng chịu chi phí.
Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, cảng và tàu lập biên bảng tổng kết giao nhận hàng và
lập hồ sơ hàng đã xếp lên tàu cho người gửi hàng.Thuyền phó cấp cho chủ hàng biên lai
thuyền phó (Maste’s receipt) xác nhận hàng đã nhận xong.
Trên cơ sở Maste’s receipt chủ hàng sẽ đổi lấy Bill of Lading, điều tối quan trọng là phải
lấy được clean Bill of Lading.



Nếu gửi hàng bằng đường hàng không, người xuất khẩu sau khi kí hợp đồng vận

chuyển (với điều kiện cơ sở giao hàng: CPT, CIP,…) giao hàng cho người vận chuyển
(tùy theo quy định của hợp đồng), cuối cùng lấy vận đơn.


Giao hàng chuyên chở bằng container, hàng được giao cho người vận tải theo một

trong hai phương thức :


 Nếu hàng đủ một container (full container load – FCL) chủ hàng phải đăng

ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi container về cơ sở
của mình, đóng hàng vào container, rồi giao cho người vận tải.
 Nếu hàng không đủ một container (less than container load – LCL) chủ

hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container.
1.1.2.1.4. Mua bảo hiểm cho hàng hoá

Trong nghiệp vụ gia công quốc tế, nguyên liệu và thành phẩm phải vận chuyển qua
lại, để tránh các tổn thất do thiên tai hoặc sự cố bất ngờ gây nên, cần phải tiến hành mua
bảo hiểm cho hàng hoá: bảo hiểm cho cả hai đoạn vận chuyển(vận chuyển nguyên vật
liệu vào và vận chuyển thành phẩm ra) và bảo hiểm tài sản lưu kho trong thời gian gia
công hàng hoá. Trách nhiệm và chi phí bảo hiểm thông thường do bên đặt gia công chịu,
tuy nhiên trong thực tế có khi bên nhận gia công được yêu cầu thay mặt mua bảo hiểm.
Cũng như thuê phương tiện vận tải, điều kiện của hợp đồng xuất thành phẩm gia
công thường là FOB, nên bên nhận gia công cũng không có trach nhiệm mua bảo hiểm
hàng hóa.
1.1.2.1.5. Lập bộ chứng từ thanh toán


Sau khi giao hàng, bên nhận gia công nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán theo
yêu cầu của bên đặt gia công để đòi tiền hàng.
1.1.2.1.6. Thanh lý hợp đồng gia công:

Khi hợp đồng gia đồng gia công kết thúc, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục xử lý
nguyên phụ liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn (Điều 64,
thong tư 38)
-

Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết
thúc hoặc hết hiệu lực

+ Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện,
tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán
phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu,
phế phẩm theo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL;


+ Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư
thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện
xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê,
mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
-

Các hình thức xử lý

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia
công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê,
mượn để gia công được thực hiện như sau:

- Bán tại thị trường Việt Nam;
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
- Biếu, tặng tại Việt Nam;
- Tiêu huỷ tại Việt Nam.


QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY
CƯỜNG TÀI
2.1 Đăng ký hợp đồng gia công
Sau khi ký kết hợp đồng gia công doanh nghiệp tiến hành đăng ký hợp đồng gia công với cơ
quan hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất
khẩu thành phẩm.
Công ty TNHH May Cường Tài có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh nên đã chọn Chi cục Hải
quan Quản lý Hàng gia công TP Hồ Chí Minh để làm thủ tục cho hoạt động gia công của doanh
nghiệp.
Đối với doanh nghiệp mới mở hợp đồng gia công lần đầu thì phải đăng ký để cơ quan Hải quan
tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất.Tuy nhiên, công ty Cường Tài đã mở hợp đồng gia công nhiều
lần nên sẽ bỏ qua bước Kiểm tra cơ sở sản xuất mà tiến hành mở hợp đồng trên phần mềm khai
hải quan.
Đăng nhập vào phần mềm ECUSS-VNACCS, chọn loại hình là Gia công .Sau đó :
 Chọn mục Đăng ký hợp đồng gia công


 Nhập thông tin hợp đồng
- Dựa trên những thông tin đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nhập các
thông tin cần thiết bao gồm:
- Chi cục hải quan: 02PJ Chi Cục HQ Quản Lý Hàng Gia Công
- Nước thuê gia công: HONG KONG
- Số hợp đồng: 03/16/CT-EVER

- Tổng trị giá tiền công: 12,800,000
- Tổng trị giá sản phẩm: 24,000,000
- Đồng tiền thanh toán: USD
- Phương thức thanh toán: TTR
- Bên nhận gia công: CÔNG TY TNHH MAY CƯỜNG TÀI
- Địa chỉ : 17/6A Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM
- Bên thuê gia công: EVERTRADE (INT'L) CO.,LTD
- Địa chỉ: Unit 914, 9/F, Concordia Plaza, No.1 Science Museum Road, Tsim Sha Tsui
-

East, Kowloon, Hong Kong
Loại sản phẩm gia công: Quần áo các loại( vinatex)
Sau khi điền đầy đủ thông tin ấn “Ghi” để lưu dữ liệu.


 Chuyển trạng thái hợp đồng :
- Ở bảng thông tin về hợp đồng có dòng “ Trạng thái: Chưa khai báo ” . Khi click chuột vào
sẽ hiện ra bảng để chuyển trạng thái từ “ Chưa duyệt” sang “ Đã duyệt” và ấn “Ghi”.


Như vậy việc mở hợp đồng đã hoàn tất, doanh nghiệp có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu
nguyên vật liệu về phục vụ cho việc gia công của mình.

2.2 Nhập Nguyên phụ liệu gia công
Khi thực hiện hợp đồng gia công 03/16CT-EVER, NPL sẽ được Công ty
EVERTRADE (INT’L) CO.,LTD cung cấp toàn bộ cho Công ty May Cường Tài.
Việc nhập khẩu NPL theo hướng dẫn của Phụ lục 2 Thông Tư 38/2015 của Bộ Tài


Chính, điều kiện giao hàng đối với loại hình gia công là CIF nên Công ty May

Cường Tài chỉ làm thủ tục hải quan và nhận hàng
2.2.1 Đăng ký tên, mã nguyên phụ liệu trên phần mềm
Để dễ dàng cho việc quản lý các nguyên phụ liệu, doanh nghiệp sẽ nhập thông tin
về nguyên phụ liệu trên phầm mềm trước khi tiến hành lên tờ khai hải quan và tiến
hành thủ tục nhập hàng
Thông tin về phụ kiện bao gồm:
- Mã NPL: do doanh nghiệp tự đặt nhằm dễ quản lý các loại nguyên phụ liệu
- Tên NPL: đi kèm với mã NPL sẽ là tên của NPL đó
- Đơn vị tính
- Mã HS
- Nguồn nguyên liệu: có thế chọn Nhập khẩu hoặc tự cung ứng
Có thể nhập nhiều mã NPL cho 1 lần nhập tùy thuộc vào số lượng các loại NPL
của lần nhập đó. Rồi ấn “Ghi” để lưu thông tin

Sau đó chuyển trạng thái phụ kiện


×