Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

QUY CHẾ làm việc của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Trường Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.93 KB, 6 trang )

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
BCH HỘI NÔNG DÂN XÃ TRƯỜNG XUÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 01-QC/HNDX
Trường Xuân, ngày 30 tháng 03 năm 2018
QUY CHẾ
làm việc của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Trường Xuân
Khoá IX, nhiệm kỳ 2018 – 2023
------------ Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam;
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân xã Trường Xuân lần thứ
IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023;
Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam xã Trường Xuân xây dựng Quy chế làm việc
như sau:
Chương I
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH.
Điều 1. Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam xã Trường Xuân là cơ quan lãnh
đạo giữa hai kỳ Đại hội, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định
trong Điều lệ Hội.
Điều 2. Những vấn đề Ban Chấp hành thảo luận và quyết định gồm:
- Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Công văn của Huyện Hội, Đảng ủy
và Nghị quyết của Đại hội.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Hội Nông dân
xã Trường Xuân khoá IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện hàng năm và cả nhiệm kỳ.
- Thực hiện công tác phê bình tập thể Ban Chấp hành và từng uỷ viên Ban Chấp
hành hàng năm và cuối nhiệm kỳ.


- Nghe báo cáo và cho ý kiến về hoạt động của Ban Thường vụ giữa hai kỳ họp
Ban Chấp hành.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức Đại hội khi hết nhiệm kỳ, bao gồm các dự thảo
báo cáo chính trị đại hội, dự kiến Ban Chấp hành khoá mới, xây dựng Kế hoạch tổ
chức Đại hội.
Điều 3. Ban Thường vụ Hội Nông dân xã thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và
điều hành công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có trách
nhiệm:
1


- Cụ thể hoá và có kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện
Hội, Đảng uỷ và của Ban Chấp hành, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động Hội và phong
trào nông dân trong xã.
- Xây dựng Chương trình công tác tháng, quý, sáu tháng, năm của Ban Thường
vụ gửi các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành.
- Chuẩn bị nội dung và triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành theo định kỳ và bất
thường, báo cáo tình hình chung và kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Ban Chấp hành.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất, tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ và Uỷ ban nhân
dân xã những vấn đề có liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
- Phối hợp với các ngành có liên quan tạo mọi điều kiện để Hội hoạt động có hiệu
quả cao nhất.
- Cùng với Đảng uỷ bàn bạc và thỏa thuận về nhân sự của Hội.
- Xây dựng và quản lý có hiệu quả nguồn tài chính Hội.
- Xét khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Hội theo quy định của Điều lệ Hội và
hướng dẫn của Huyện, Tỉnh.
- Định kỳ kiểm điểm sự lãnh đạo, điều hành của Ban Thường vụ và góp ý, phê
bình đối với các uỷ viên Ban Thường vụ.
- Tổng kết rút kinh nghiệm những vấn đề lãnh đạo và chỉ đạo về công tác xây
dựng Hội và phong trào nông dân.

Điều 4. Nhiệm vụ của Thường trực Hội Nông dân huyện xã Trường Xuân.
Thường trực Hội Nông dân xã gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch có nhiệm vụ:
- Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo xây dựng, thực hiện Quy chế và Chương trình làm
việc của Ban Chấp hành, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác hàng
tháng, hàng quý, sáu tháng và năm của Ban Thường vụ, quyết định triệu tập Hội nghị
Ban Thường vụ. Chuẩn bị nội dung làm việc với Lãnh đạo Huyện Hội, Đảng ủy khi có
yêu cầu.
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, tổ chức sơ, tổng kết và thực hiện các Chỉ
thị, Nghị quyết, các chương trình, dự án của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội
Nông dân huyện.
- Chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chấp hành, nhất là
những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ.
- Thay mặt Ban Thường vụ giải quyết những công việc theo sự chỉ đạo của
Huyện Hội và Đảng ủy, theo Quy chế của Ban Chấp hành và những công việc được
Ban Thường vụ uỷ quyền.
- Nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các
trường hợp bổ nhiệm, điều động, kỷ luật, miễn nhiệm đối với cán bộ cơ quan Hội Nông
dân huyện, những vấn đề phức tạp thì họp Ban Thường vụ thảo luận, quyết định.
2


- Đề nghị nâng lương theo niên hạn, cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ.
Chương II.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA UỶ VIÊN BAN CHẤP HÀNH.
Điều 5. Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nông dân xã có trách nhiệm, quyền hạn:
- Nắm vững Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ, các chỉ tiêu nhiệm vụ
công tác Hội và phong trào nông dân để lãnh đạo và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
- Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trưởng của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội cấp trên.
- Chấp hành sự phân công của tổ chức, của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện,
giữ gìn đoàn kết, nếp sống trong sạch, lành mạnh. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức
triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí ở các cơ quan,
đơn vị mình phụ trách và chịu trách nhiệm đối với sai phạm của tổ chức, cán bộ dưới
quyền quản lý trực tiếp.
- Tham gia đóng góp, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch, vững
mạnh, phối hợp kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời phải
dành thời gian đi cơ sở gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của hội viên, nông dân.
- Được Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện thông tin về tình hình hoạt động Hội
và phong trào nông dân hàng tháng, quý, sáu tháng, năm.
- Tích cực gương mẫu học tập nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ,
nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn.
- Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách xã, thị trấn tham mưu cho cấp uỷ về công tác
Hội và phong trào nông dân, chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân và các ngành,
đoàn thể cấp mình để tạo mọi điều kiện hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước
Ban Chấp hành về việc tổ chức, xây dựng, phát triển hội viên ở đơn vị mình phụ trách;
xây dựng chương trình công tác tháng, quý, sáu tháng, năm nhằm triển khai có hiệu
quả; báo cáo, kiến nghị những vấn đề thực tiễn công tác Hội từ cơ sở, kịp thời phản
ánh tâm tư nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân.
- Uỷ viên Ban Chấp hành thuộc các ngành: Phối hợp tham gia đóng góp công tác xây
dựng Hội và phong trào nông dân, thông báo tình hình của ngành những vấn đề có liên
quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong các kỳ họp Ban Chấp hành.
- Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách công tác văn phòng Hội Nông dân huyện được Ban
Thường vụ phân công giải quyết công việc hàng ngày thuộc lĩnh vực phụ trách.
Điều 6. Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân xã có trách nhiệm và quyền hạn:
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban Thường vụ, thảo luận và biểu quyết các
công việc thuộc thẩm quyền Ban Thường vụ.
3



- Chịu trách nhiệm chuẩn bị các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách để báo cáo với
Ban Thường vụ và Ban Chấp hành thảo luận, quyết định. Cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị
quyết của Tỉnh Hội, Huyện uỷ và Ban Thường vụ thành Kế hoạch, biện pháp và chỉ
đạo tổ chức thực hiện đúng, đạt hiệu quả ở lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.
- Từng Uỷ viên Ban Thường vụ có trách nhiệm truyền đạt, phổ biến, kiểm tra,
đôn đốc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ và của Ban
Thường vụ Hội Nông dân huyện.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch:
Chủ tịch là người chịu trách nhiệm cao nhất trong Ban Chấp hành, Ban Thường
vụ và Thường trực; cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã chịu trách
nhiệm trước huyện Hội và Đảng uỷ về công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân,
có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thay mặt Ban Chấp hành chủ trì các công việc của Ban Chấp hành và Ban
Thường vụ Hội, chủ trì và kết luận Hội nghị Ban Chấp hành, chủ động đề xuất, trao
đổi trong Thường trực Hội những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ,
Ban Chấp hành thảo luận, quyết định.
- Tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tập trung chỉ đạo và thường xuyên
kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Chủ động kiến nghị với Ban
Thường vụ, Ban Chấp hành các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Ban
Chấp hành, bảo đảm sinh hoạt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực được
thực hiện theo đúng Quy chế; giữ vững đoàn kết nội bộ Ban Chấp hành.
- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết theo định kỳ, việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết
của huyện Hội và Đảng uỷ. Thay mặt Ban Chấp hành báo cáo với huyện Hội, Đảng
uỷ, khối vận Đảng ủy và thông báo cho cấp dưới về hoạt động của Ban Chấp hành
theo đúng chế độ quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
- Chỉ đạo đồng chí Phó Chủ tịch giải quyết công việc hàng ngày, tổ chức triển
khai các Chỉ thị, Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ và Ban Thường vụ Hội Nông
dân huyện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay mặt Ban

Chấp hành, Ban Thường vụ Hôi Nông dân xã ký các văn bản hành chính, Nghị quyết,
Quyết định,…
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Chủ tịch:
Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về công việc và hoạt động của Thường trực, đồng
thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp những lĩnh vực được phân công, có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Chủ tịch chỉ đạo
việc chuẩn bị dự thảo Quy chế làm việc của ban Chấp hành, Chương trình công tác
tháng, quý, sáu tháng, năm của Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy chế
và Chương trình công tác đã đề ra, chỉ đạo việc chuẩn bị Chương trình và nội dung
Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cuộc họp của Thường trực.
4


- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch về thực hiện
công việc được giao. Điều hành và giải quyết công việc hàng ngày trong cơ quan và
trong hệ thống Hội. Trực tiếp giải quyết những công việc do Chủ tịch uỷ nhiệm, thay
mặt Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động Văn phòng Hội, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc
thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh Hội, Huyện uỷ và Ban Thường vụ Hội
nông dân huyện.
- Theo dõi hoạt động phối hợp với các ban, ngành huyện đã ký kết liên tịch trong
các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, bồi dưỡng cán bộ
Hội,….
- Thay mặt Ban Thường vụ ký các văn bản của ban Chấp hành, Ban Thường vụ
theo sự phân công của Chủ tịch.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm Thường trực Hội báo cáo kết quả hoạt động
Hội và phong trào nông dân xã về huyện Hội và khối vận Đảng uỷ.

- Báo cáo đột xuất việc thực hiện Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết theo yêu cầu của
Tỉnh Hội, Huyện uỷ.
Điều 10. Chế độ kiểm tra, giám sát.
Ban Thường vụ xây dựng Chương trình kiểm tra sáu tháng, năm về hoạt động
Hội và phong trào nông dân; kiểm tra đột xuất việc thực hiện Điều lệ Hội, Chỉ thị,
Nghị quyết của huyện Hội, Đảng uỷ.
Điều 11. Chế độ đi công tác cơ sở.
Hàng tháng, Uỷ viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và Thường trực
phải có kế hoạch đi thực tế ở cơ sở, tiếp xúc với hội viên nông dân và quần chúng để
lắng nghe ý kiến, giúp đỡ nông dân giải quyết những khó khăn trong lao động, sản
xuất; kịp thời báo cáo với huyện Hội và Đảng uỷ những vấn đề cần thiết.
Điều 12. Chế độ tự phê bình và phê bình.
- Ban Chấp hành Hội Nông dân xã báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, điều hành
hàng năm và cuối nhiệm kỳ.
- Từng Uỷ viên Ban Chấp hành phụ trách ấp, phải tự phê bình hàng năm ở đơn vị
mình công tác và gửi bản tự phê về Thường trực Hội Nông dân xã.
Điều 13. Chế độ Hội nghị.
- Hội nghị Ban Chấp hành do Ban Thường vụ triệu tập định kỳ một tháng 01 lần
và đột xuất khi cần thiết. Nội dung Hội nghị để thảo luận và quyết định kết quả thực
hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Công văn của huyện Hội, Đảng uỷ và Nghị quyết của Đại
5


hội đại biểu Hội Nông dân xã Trường Xuân lần thứ IX và các chỉ tiêu nhiệm vụ công
tác Hội và phong trào nông dân. Đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện trong
thời gian tới.
- Hội nghị Ban Thường vụ do Thường trực Hội triệu tập định kỳ một tháng 01 lần
và đột xuất khi cần thiết. Để chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị Ban Chấp hành,
chỉ đạo chuẩn bị các văn kiện trình Hội nghị Ban Chấp hành (sơ, tổng kết). Thảo luận,
quyết định những vấn đề vượt quá thẫm quyền cá nhân của từng đồng chí trong Ban

Thường vụ.
- Thường trực Hội mỗi tuần họp 01 lần. Nội dung họp để nghe phản ảnh tình hình
thời gian qua và định ra chương trình công tác thời gian tới; bàn và thống nhất trước
về nội dung những vấn đề sẽ đưa ra Ban Thường vụ thảo luận và quyết định; cho ý
kiến để xử lý kịp thời những công việc hàng ngày vượt quá thẫm quyền cá nhân của
từng đồng chí trong Thường trực.
Chương IV.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Ban Kiểm tra Hội Nông dân huyện giúp Ban Chấp hành theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện Quy chế hàng năm, cuối nhiệm kỳ Ban Chấp hành phải kiểm điểm
việc thực hiện Quy chế này.
Điều 15. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ và
Thường trực, Hội Nông dân xã có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Quy
chế này được thông qua Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Trường Xuân và có hiệu lực
kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, việc bổ sung, sửa đổi Quy chế thuộc thẩm
quyền của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã.
Nơi nhận:
T/M BAN THƯỜNG VỤ
- Hội Nông dân huyện; (BC)
CHỦ TỊCH
- Khối vận Đảng ủy; (BC)
- Các đồng chí Uỷ viên BCH;
- Lưu VP.

Võ Văn Hùng Cường

6




×