Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cho giới trẻ về biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.51 KB, 30 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu của
các quốc gia và cũng là vấn đề luôn có tính thời sự của giới báo chí, trong đó
có báo chí nước ta. Trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, thiên tai
ở nước ta ngày càng gia tăng, gây ra tổn thất to lớn về người, tài sản. Chỉ tính
trong 10 năm (2001-2010), các loại thiên tai như: bão, lũ lụt, sạt lở đất, ngập
úng, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn
9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5% GDP/năm…
Đây được xem là một trong những thách thức và nguy cơ lớn nhất mà
nhân loại và Việt Nam sẽ phải đương đầu và vượt qua trong thế kỉ 21. Là
những người sẽ phải đương đầu trực tiếp với những tác động ghê gớm của
BĐKH, nhưng thế hệ trẻ ngày hôm nay vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về


những hiểm họa của BĐKH và cũng chưa được chuẩn bị kĩ lưỡng để đương
đầu và thích ứng với nó. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và năng lực thích
ứng với những thách thức của BĐKH cho giới trẻ đã nổi lên như một trong
những vấn đề cấp bách mà báo chí cần quan tâm giải quyết. Báo chí cần phải
được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng(đặc biệt là giới
trẻ) từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm
nhẹ BĐKH. Để thực hiện được điều này không phải ngày một ngày hai có thể
làm được, tác động của biến đổi khí hậu cũng không phải ngày hay một tuần
là trông thấy (mà phải qua thực tế hàng trục hàng trăm năm...) nhiều bạn trẻ
vẫn thờ ơ, nhiều kênh, trang báo vẫn coi nhẹ và coi biến đổi khí hậu, nhiều
nhà báo coi đây không phải là một vùng đất màu mỡ để khai phá.

Do vậy , bài tiểu luận xin được nghiên cứu về vai trò của báo chí trong
việc nâng cao nhận thức cho giới trẻ về BĐKH , những điều mà báo chí đã
làm được, chưa thể hiện được hết vai trò của mình. Từ đó nâng cao nhận thức
1


cho giới trẻ, đặc biệt là nâng tầm vai trò quan trọng của báo chí trong công
cuộc nâng cao nhận thức cho giới trẻ về biến đổi khí hậu,giúp giới trẻ biết
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới và trong nước Việt Nam hiện nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu về những ảnh hưởng , nguyên nhân, tác hại ...của BĐKH, tuy

nhiên nghiên cứu về “Vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cho
giới trẻ về Biến đổi khí hậu” thì thật sự chưa có nhiều và chưa sâu, đa số chỉ
thiên về chung chung, chưa thật sự xoáy sâu vào giới trẻ... các vai trò của báo
chí thì chưa đáp ứng được thực sự nhu cầu thực tế hiện nay. Do đó tôi xin
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu về “Vai trò của báo chí trong việc nâng cao
nhận thức cho giới trẻ về Biến đổi khí hậu” .
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Khảo sát thực trạng tâm lí tiếp nhận thông tin BĐKH của giới trẻ
Vai trò của báo chí trong nâng cao nhận thức cho giới trẻ BĐKH
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng tiếp nhận thông tin về BĐKH của giới trẻ

Nghiên cứu vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cho giới
trẻ về BĐKH. Những cái làm được, chưa làm đươc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-

Đề tài dựa trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà

-

Sử dụng các phương pháp: thu thập, nghiên cứu, phân tích tài liệu,

nước.

quan sát, điều tra xã hôi, sách, mạng internet...
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm
-

Báo chí Việt Nam hiện nay

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Để cho người đọc hiểu rõ được:
2


-


Tâm lí, nhận thức của giới trẻ về BĐKH

-

Cho thấy vai trò và tầm quan trọng của báo chí trong việc nâng cao

nhận thức cho giới trẻ về BĐKH
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 4 phần: Mở đầu. Nội dung, Kết luận, Danh mục
Tham khảo, Mục luc.


3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐÔI ĐIỀU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
1. Khái niệm.
Biến đổi khí hậu là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong những
năm gần đây. Khi chúng ta nghĩ đến biến đổi khí hậu, chúng ta thường nghĩ
đến băng tan và mực nước biển dâng...
Theo Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu
(BĐKH) "là sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động
của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và

ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu
kỳ thời gian dài”.
2. Nguyên nhân
BĐKH gồm 2 nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tự nhiên và do
tác động của con người. Trong đó nguyên nhân con người là chính.
2.1. Nguyên nhân tự nhiên:
Do các hoạt động kiến tạo địa chất và núi lửa phun trào; hoạt động của
mặt trời, sự thay đổi quĩ đạo của các hành tinh; sự biến đổi của đại dương.
Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng rất rất là chậm, không phải là nguyên nhân
chính dẫn đến biến đổi khí hậu.
2.2. Nguyên nhân nhân tạo:
Đây là nguyên nhân chính gây tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến biến

đổi khí hậu .
Để nhấn mạnh sự tàn phá môi trường khốc liệt của con người, Năm
2007: Báo cáo Uỷ lan Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá và
đưa ra kết luận rằng hơn 90% tác nhân gây ra biến đổi khí hậu ngày nay là do
hoạt động của con người, trong đó bao gồm các khí thải gây hiệu ứng nhà
kính.
Để chứng minh cho điều đó, sau đây là những dẫn chứng cụ thể:
4


Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa

thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất.
Theo đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho
thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp
khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp
khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất
(CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất phát thải khí nhà kính, các ho
Khí nhà kính nằm trong tầng đối lưu, gồm các loại khí: thành phần quan trọng
nhất là CO2 chiếm 50%; CFC chiếm 20%; CH4 chiếm 16%; O3 chiếm 8%;

N2O chiếm 6%. Nhờ khí nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất là
150C và hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Theo cơ quan khí quyển và Hải
dương học Hoa Kỳ từ 1970 đến 2004 thành phần khí CO 2 trên toàn thế giới
tăng 70% vượt quá ngưỡng 20% CO2 trong cơ cấu thành phần khí nhà kính.
Các hoạt động của con người gây ra trên phạm vi toàn cầu là: đốt nhiên
liệu hóa thạch, phá hủy rừng, phát thải từ phân bón và hoạt động công nghiệp
chiếm 90% làm tăng phát thải khí nhà kính. Hiện nay, mất rừng và suy thoái
rừng đang đóng góp khoảng 20%, sản xuất nông nghiệp phát thải khoảng 14%
( bón phân, chăn nuôi..) tổng lượng khí nhà kính. Các biểu hiện của biến đổi
khí hậu: Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, bão, lũ ngày càng nhiều, thiên
tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên
thế giới. Nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh

chưa từng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới, là một
trong những thách thức lớn nhất ạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính...
5


Như vậy chính con người đã tự hủy hoại đi lá phổi xanh của thế giới, tự
mình góp sức cho những trận báo lũ, hạn hán, nước biển dâng... hoành hành.
Làm giảm đi sự phát triển của xã hội, có người biết nhưng cứ thờ ơ, cứ làm,
bất cầ mà không lo nghĩ dài lâu, chỉ sống để cho riêng mình...
3. Thực trạng - Hậu quả
Từ những hành vi vô ý thức, vì lợi ích cá nhân... mà môi trường hiện

nay đang bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, dịch bệnh ... đe dọa toàn thế
giới, BĐKH ngày càng diễn biến nhanh... Chính con người đang cắt dần lá
phổi của mình mà họ vẫn thờ ơ và đây là những hậu quả:
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina
ngày càng tác động mạnh mẽ đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.
Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km 2đồng bằng ven biển Việt
Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn, khoảng 22 triệu người phải di dời khỏi
nơi sinh sống (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Biến đổi Khí hậu tác động đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của tự nhiên,
kinh tế - xã hội ở tất cả các vùng trên phạm vi toàn cầu, nhưng có sự khác

nhau theo vùng địa lý, sự phát triển và hiệu quả ứng phó.
Tác động của BĐKH ở Việt Nam: Hạn hán, nắng nóng gay gắt; xâm
nhập mặn, sạt lở bờ biển; triều cường làm nước mặn tràn vào các vùng nông
nghiệp trũng, xâm lấn sâu vào các con sông hoặc suối nước ngọt, từ đó ngấm
xuống nước ngầm; bão thường xuyên hơn và mạnh hơn gây thiệt hại cho nhà
cửa và mùa màng; làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp như thay
đổi về cơ cấu cây trồng, mùa vụ, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều bùng
phát, lan truyền rộng, khó chữa và mức độ rủi ro lớn cho cây trồng, vật nuôi
gia tăng; các hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dạng sinh học.
BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du
lịch, thương mại và dịch vụ và qua đó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và
6



vật chất, kể cả sức khỏe của cộng đồng… Nước biển dâng ảnh hưởng đến các
bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất
liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn
hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các công trình hạ tầng
liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ,... làm gia tăng chi phí
cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng.
Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các
khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao. Dịch bệnh bùng nổ, nhiệt độ
tăng, độ ẩm cao tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, nhất là người
già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền

nhiễm do vi khuẩn, gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh
tim mạch, bệnh thần kinh... Do đó, có thể nói, những ảnh hưởng và tác động
của BĐKH gây ra những khó khăn và tổn thất không nhỏ đến đời sống sinh
kế của cộng đồng, thách thức về an ninh lương thực gây bất ổn về chính trị,
xã hội, kinh tế… nhất là những người nghèo, người dân sống phụ thuộc vào
tài nguyên rừng, biển-những con người dễ bị tác động và tổn thương nhất.
Đối với Tây nguyên 30 năm qua (1980-2010) trung bình năm tăng lên
từ 0,5-0,7°C, lượng mưa giảm khoảng 2%, sự khắc nghiệt của thời tiết gia
tăng với biên độ giãn cách đột ngột chưa từng thấy. Năm 2009, 2010 nhiệt độ
cao hơn các năm trước, nắng nóng kéo dài làm khô hạn rất nhiều nơi trên khu
vực Tây Nguyên thiếu nước. Lượng nước ngầm và các nguồn nước tự nhiên
như sông, suối cũng dần bị cạn kiệt và ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Tài nguyên nước mặt (chỉ xét
đến lượng nước hiện hữu trên các sông suối điển hình như Sê-san, Sê-rê-pốk,
Đồng Nai...) ngày càng kiệt dần. Mực nước ngầm tại một số nơi tỉnh Đăklăk,
Đăk Nông, Gia Lai... đang đứng trước tình trạng suy giảm nghiêm
Tần suất thiên tai ngày càng nhiều với cường độ mạnh và khó dự
đoán. Lũ lụt Tây Nguyên là vấn đề thường niên, hiện tượng lũ quét xảy ra
ngày một nhiều hơn. Diện tích rừng bị thu hẹp, đất Tây Nguyên đã bị xuống
7


cấp, chua hóa, hàm lượng chất dinh dưỡng bị suy thoái, hiện tượng xói mòn
và rửa trôi ngày càng trầm trọng. Năng suất, sản lượng của cây trồng và vật

nuôi bị giảm; sức đề kháng của vật nuôi kém đi, đồng thời tạo môi trường
thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra nhiều loại
dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch heo tai
xanh.... Sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo. Thách thức cho sản xuất
nông nghiệp do gia tăng nhu cầu về nước tưới.
Nếu con người, đặc biệt là giới trẻ không nhanh tay kịp thời bảo vệ,
ngăn ngừa, thích ứng, giảm nhẹ BĐKH thì những hậu quả không chỉ ngừng ở
đây, nó không chỉ còn tác động đến 1 số người, 1 số nước, 1 số châu mà từng
cá thể trong xã hội sẽ phải gánh chịu những hậu quả hơn cả như vậy.

8



CHƯƠNG II: TÂM LÍ TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA GIỚI TRẺ VỀ
VẤN ĐỀ BĐKH HIỆN NAY
Chắc hẳn đa số giới trẻ đã nghe đến cụm từ biến đổi khí hậu ít nhất một
lần ở trường học hay ở sách , báo... tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm
đặc biệt tới vấn đề này.

Mức độ quan tâm đến BĐKH

Không quan tâm
quan tâm hời hợt
Quan tâm

Rất quan tâm

Đây là kết quả của cuộc khảo sát 73 bạn trẻ trên mạng xã hội và qua
hỏi trực tiếp về mức độ quan tâm về Biến đổi khí hậu .
Trong một cuộc khảo sát nhỏ này: khi được hỏi bạn có quan tâm về vấn
đề biến đổi khí hậu không thì có tới 49 bạn trả lời là không quan tâm, 13 bạn
quan tâm ở mức độ hời hợt, và 12 người trả lời quan tâm và rất quan tâm.
Khi được hỏi lí do tại sao không quan tâm thì phần đông trả lời rằng họ
không thấy nó ảnh hưởng gì trực tiếp đến bản thân mình, thông tin cũng
không đặc sắc còn nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn.. Nếu họ không thực hiện
hành động bảo vệ môi trường chắc cũng không làm nguy hại đến ai, và số
đông cũng trả lời là họ không có thời gian , ... Nhưng thực chất bộ phận giới

trẻ ấy không biết những sự vô tâm ý là gián tiếp giết người, gián tiếp tiếp tay
cho những thảm họa của thiên nhiên,... tự thiêu đốt lá phổi chung của nhân
loại. Đây cũng là tâm lí gần-xa chỉ khi hậu quả đã, đang ảnh hưởng trực tiếp

9


đến mình, người thân... thì mới thực sự quan tâm. Đây cũng là đối tượng để
báo chí tác động đến nhận thức của bộ phận này, từ đó thay đổi hành vi để
thích ứng , giảm nhẹ, chống lại biến đổi khí hậu.
Bộ phận giới trẻ được điều tra khi hỏi tại sao lại quan tâm mức hời
hợt thì họ cũng trả lời tương tự trường hợp trên, chỉ là biết nhưng thực hiện là

một chuyện khác nên không đào sâu tìm tòi, chỉ khi nào có bài tập, hay có yêu
cầu tìm hiểu đến môi trường, đến biến đổi khí hậu thì mới tìm kiếm thông tin.
Là những người kế tiếp , mà các bạn trẻ này đang thờ ơ trước vấn đề của xã
hội, nhà ai nhà ấy lo... ai quan tâm chỉ là do đặc thù chuyên nghành hay niềm
đam mê- số lượng rất ít... Bởi vậy thật đáng buồn... giới trẻ là chủ nhân tương
lai của đất nước, ít lâu họ sẽ thành các ông chủ, giám đốc xí nghiệp, công ty
nọ kia, người điều hành, nhân lực quản lý đất nước... Vậy nếu những con
người này không có lòng yêu, trân trọng, giữ gìn thiên nhiên thì họ sẽ sẵn
sàng xả rác, chất thải khu công nghiệp... chặt cây phá rừng, tuôn đủ loại khí ra
khí quyển... như thế biến đổi khí hậu sẽ như rồng gặp nước.
Đây chỉ là 1 cuộc khảo sát nhỏ, nó chưa thể bao quát, chính xác tuyệt
đối, nhưng phần nào cũng đã nói lên được nhu cầu, nhận thức của giới trẻ về

BĐKH. Nguyên nhân ấy do đâu? Do bản thân của giới trẻ ư? Đúng vậy.
nhưng trước hết là do giáo dục, do báo chí có thể chưa chạm được tới nhận
thức của giới trẻ , các bài viết còn khá sơ sài ít sáng tạo...
Biến đổi khí hậu chỉ phát triển khi con người không chung tay bảo bệ
môi trường, thiếu ý thức, nhận thức, hãm lợi nhất thời hủy hoại cộng đồng...
Do vậy cần phải có một cơ quan ngôn luận đứng ra dẫn dắt, tuyên truyền, lên
án những hành vi hủy hoại môi trường, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận
thức cho người nhân dân- đặc biệt là giới trẻ chủ nhân tương lai của đất nước.
Để lấy lại niềm tin, sự cuốn hút, báo chí đã ngày càng cố gắng thể hiện tro trò
của mình để nâng cao nhân thức cho giới trẻ về BĐKH.

10



CHƯƠNG III: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC NÂNG CAO
NHẬN THỨC CHO GIỚI TRẺ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, mỗi năm có thêm khoảng hơn 1
triệu lao động trẻ. Những người trẻ Việt Nam hiện nay là những người có
nhận thức, trình độ, văn hóa, tầm nhìn rộng... và họ sẽ nắm giữ vận mệnh của
cả dân tộc trong tương lai .
Vì vậy họ có tác động rất lớn tới việc hành động làm giảm thiểu biến
đổi khí hậu. Trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay các bạn
trẻ không khó để tiếp cận được những thông tin,kỹ năng về BĐKH một bộ
phận các bạn trẻ đã trang bị cho mình được những hiểu biết cơ bản về biến

đổi khí hậu và những nguyên nhân và cách giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
gây ra. Khi họ được trng bị kĩ càng những thông tin, kiến thức thì sẽ có những
hành động phù hợp bảo vệ môi trường, họ cũng sẽ cùng với báo chí hướng
dẫn mọi người cùng thực hiện, góp phần hạn chế được tác động do BĐKH.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, thời tiết toàn cầu biến động rất
khó lường, những hiện tượng thời tiết cực đoan như các cơn bão mạnh, lũ lớn,
triều cường, mưa đá và băng tuyết… làm cho việc dự báo thời tiết vô cùng
khó khăn phức tạp. Cùng với các hiện tượng trên, nhiều khả năng vào cuối thế
kỷ này, nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng lên 4 0C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Triều cường vẫn tiếp tục dâng cao tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ.
Nhiệt độ tăng lên sẽ khiến nhiều nơi rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

cũng như làm trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Một bộ phận
các bạn trẻ chưa nắm bắt được những thông tin,hiểu biết về thế nào là
BĐKH,nguyên nhân,hậu quả của nó. Có thể do các bạn trẻ này không thể tiếp
cận được thông tin,cùng với một phần là thông tin trên báo chí và phương tiện
truyền thông đại chúng quá ít và nghèo nàn,không đủ sức ảnh hưởng để tác
động và làm thay đổi nâng cao nhận thức của các bạn trẻ.
11


Không để tình trạng thêm trầm trọng , Báo chí đã nhanh chóng tăng cường
vai trò của mình và dẫn dắt đội ngũ trẻ để thích ứng, làm giảm nhẹ BĐKH.
3.1. Vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức cho giới trẻ

về biến đổi khí hậu
3.1.1 Báo chí cung cấp khối lượng thông tin kịp chính xác, kip thời
về những vấn đề liên quan đến BĐKH lớn cho giới trẻ.
Bất kì ở đâu,sự kiện gì, hay chuẩn bị xảy ra sự kiện gì, nội dung ra
sao... đều được báo chí cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng để
giúp giới trẻ dễ dàng nắm bắt, lựa chọn thông tin, ... Báo chí luôn cập nhật tin
tức liên quan đến BĐKH hàng ngày, hàng giờ để cho giới trẻ thấy được độ
nóng của vấn đề. Khi lướt qua báo mạng điện tử vnexpress.net trong chuyên
mục môi trường thì ta thấy khoảng 2/3 sồ bài nói về tình trạng ô nhiễm,
những nguyên nhân gây nên BĐKH, cách ứng phó...
Link: />Nào là núi Chile phun lửa rực sáng trong màn đêm khiến gần 4000
người ở gần đó phải sơ tán;hay những vùng đất ô nhiễm ở Trung Quốc;... đến

những bài thể hiện sự chung tay giảm nhẹ BĐKH như: Ra mắt hệ thống dữ
liệu đa dạng sinh học quốc gia; Pháp cho vay 20 triệu euro ứng phó với biến
đổi khí hậu...
Các bài viết liên tục được cập nhật, đáp ứng nhu cầu thông tin cho tòan
dân nói chung và giới trẻ nói riêng, các bài viết này đi phân tích khá sâu vào
nguyên nhân, cách ứng phó, cung cấp cho các bạn trẻ những chi thức mà họ
có thể chưa biết đến, mong muốn tìm kiếm. Là những người trẻ khi được tiếp
cận những thông tin ấy thì bản thân họ sẽ cảm thấy mình có ý nghĩa hơn với
vấn đề bảo vệ môi trường,sự tò mò tìm kiếm... đó là thông tin để họ thích ứng,
hòa nhập với môi trường sống hiện nay. Đặc biệt trong thời đại Công nghệp
hóa, Hiện đại hóa như ngày nay thì báo chí càng phải thể hiện vai trò thông
tin sự kiện, phát hiện vấn đề liên quan đến BĐKH sâu rộng hơn nữa để đáp


12


ứng nhu cầu, bổ bung kiến thức cho giới trẻ, hãy xoáy sâu vào nguyên nhân
và hậu quả, những điều khi con người làm có thể cứu vãn thực trạng BĐKH.
Để làm tốt vai trò thông tin , Báo các trang báo đa số đã có những
chuyên mục chuyên biệt về BĐKH: các bài viết khai thác thông tin sâu,phân
tích mạch lạc từ đó đưa người đọc đến những bài viết đầy chân thực. Đánh
sâu vào tâm lý, tình cảm để nâng cao nhận thức cho giới trẻ.
3.1.2 Báo chí giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức tác động của BĐKH cho giới trẻ.

Tuyên truyền là một phương thức quan trọng để tác động tới giới trẻ,
nắm bắt được tâm lí của giới trẻ , phương tiện của giới trẻ chủ yếu tiếp cận
thông tin qua báo mạng, truyền hình, hoặc radio... báo chí đã tích cực đăng tải
các bài viết về môi trường, biến đổi khí hậu lên các phương tiện đó, giúp giới
trẻ dễ dàng tiếp cận, mưa dầm tấm lâu, tích cực phản ánh, tuyên truyền về
BĐKH tạo nên sự chuyển biến về nhận thức trong nhân dân nói chung và giới
trẻ nói riêng. Phổ biến sâu rộng vào các trường học để cho mọi học sinh, sinh
viên có thể nắm bắt, tìm hiểu và thấy được tầm quan trọng của vấn đề biến
đổi khí hậu.
Báo chí tập trung vào truyền thông theo hướng tuyên truyền các chủ
trương chính sách , của các Bộ, Ban ngành và các hoạt động của của các tổ
chức, đoàn thể . Đi sâu vào các giải pháp hiệu quả thích ứng , giảm thiểu tác

động của BĐKH từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện tốt chiến
lược quốc gia về BĐKH.
Để làm được giều này báo chí tuyên tuyền qua các chương tình giao
lưu,tọa đàm, các cuộc thi về môi trường tạo nên sân chơi (tuổi trẻ với sáng
kiến vì Môi trường bền vững; cuộc thi du lịch có trách nhiệm với môi trường;
hay cuộc thi môi trường- nơi hội tụ những ước mơ xanh do dantri tổ chức....),
giúp giới trẻ dễ dàng tìm hiểu, nhận thức thêm thông tin, nâng cao hiểu biết,
lan truyền rộng rãi... Tiêu biểu như sự kiện: “sinh viên Việt Nam với vấn đề
biến đổi khí hậu” đây là chương trình tập huấn, tọa đàm với sự tham gia của
13



hơn 1.000 sinh viên giao lưu về BĐKH tại TP. Nam Định. Đây là cơ hội để
cho sinh viên thể hiện quan điểm , trách nhiệm của mình và chia sẻ ý kiến,
kiến thức , đưa ra các giải pháp về BĐKH. Góp phần nâng cao nhận thức về
BĐKH cho giới trẻ
Không chỉ vậy Báo chí đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể tai hại của
biến đổi khí hậu để kích thích sự quan tâm, nhận thức và trách nhiệm của giới
trẻ như: trên trang thông tin điện tử bảo vệ môi trường MTX có bài viết “10
hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu” đăng ngày 19/11/2014 link:
/>portalid=33&tabid=19&distid=23019
Bài viết đã kể ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp mà nó vẫn đang
diễn ra và kéo dài: hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa dngj sinh học, nào là tác hại
cả đến kinh tế; dịch bệnh; hạn hán; ;bão lụt; nóng nắng gay gắt; băng tan ,

nước biển dâng...
Đây là những dẫn chứng thiết thực, khiến bất cứ bạn trẻ nào đọc cũng
có thể giật mình và chợt nghĩ: Hình như mình cũng đã có phần tác động
không tốt vào thiên nhiên hậu... Gần đây báo chí có xu thế tiếp cận giới trẻ về
BĐKH từ những vấn đề gần nhất, nhỏ nhất nhưng có liên quan, ảnh hưởng
đến bộ phận này... tăng cường phân tích những nguyên nhân, hệ quả và giải
pháp, từ đó đánh vào tâm lí giúp giới trẻ nhận thức được tầm quan trọng của
việc ngăn chặn biến đổi khí hậu... Cho giới trẻ tự nhận thức mình đã làm gì?
Làm được gì? Hay gây ra cái gì? Cho BĐHK.
Cách thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng được thường xuyên
thay đổi , đưa ra những fomat gần gũi,thông tin thì cập nhật, mới mẻ, dễ nhớ
tạo sự cuốn hút cho giới trẻ.

3.1.3. Vai trò phản biện xã hội,giám sát xã hội, định hướng .
Phản biện là vai trò rất quan trọng của báo chí, phản biện để định
hướng cho giới trẻ có đươc thông tin, nhận thức đúng nhất, chính xác nhất về
BĐKH. Phản biện thể hiện tiếng nói, sự quan tâm của báo chí tới giới trẻ
14


Trong thời gian qua báo chí đã không ngừng góp phần nâng cao kiến
thức về vấn đề chống lại BĐKH, phản biện những quan niệm sai trái, những
nhận thức lệch lạc từ trước đến nay về BĐKH.
Nhiều bạn trẻ cho rằng vấn đề biến đổi khí hậu không ảnh hưởng đến
mình, đây là suy nghĩ lệch lạc, không văn minh , tiến bộ và báo chí cũng đã

phê phán qua nhiều bài viết và nêu ra dẫn chứng thích đáng như: BĐKH ảnh
hưởng đến toàn bộ các cá thể trong xã hôi, chỉ là nó không ảnh hưởng tức thì
hoặc có ảnh hưởng nhưng bản thân người đó chưa nhận thức được, ví dụ khi
có lũ lụt mất mùa thì người dân vùng đó thua lỗ - nhưng thực chất không chỉ
họ gánh chịu mà tất cả những người tiêu thụ sản phẩm đều phải hứng chịu vì
giá nông sản khan hiếm suy ra giá thành sẽ tăng... càng về sau hậu quả sẽ
càng rõ rệt hơn, đó chỉ là 1 ví dụ nhỏ.
Báo chí cũng đã nêu lên những hiện tượng thờ ơ, ngang nhiên hủy hoại
môi trường chung của các công ty, xí nghiệp, các nước thải chất thải ra môi
trương. Định hướng tư tưởng vững vàng, kiên quyết cho giới trẻ trong việc
hành đọng vì môi trưởng giảm thiểu BĐKH.
BĐKH luôn biến động nếu không có sự chung tay của cả nhân loại, 1

người không thể cải thiện được môi trường nhưng mỗi người chỉ với 1 hành
động nhỏ thì môi trường trở nên tươi đẹp biết bao. Hậu quả của BĐKH không
đo được ngày một ngày hai mà phải so sánh khoảng thời gian này với khoảng
thời gian khác cách nhau ít nhất 10 đến 20 năm. Nhiều bào báo đẫ có những
kết quả so sánh khiến chúng ta đọc phải chóng mặt về môi trường hiện nay:
Trong bài viết: “Chùm ảnh "xưa và nay" cho thấy tình trạng ô nhiễm
không khí nghiêm trọng tại Trung Quốc”
/>Nếu như vào ngày 12/3/2012, bầu trời và khung cảnh tại Bai Causeway,
Hồ Tây, Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vô cùng trong
xanh và thoáng đãng thì vào ngày 8/12/2013 này, bầu trời trở nên thật u ám.
15



Và còn nhiều nơi của đất nước này tương tự. Đây cũng là mặt trái của phát
triển kinh tế không bền vững với vấn đề môi trường
Từ đó phản biện những quan niệm BĐKH không ảnh hưởng trục
tiếp đến mình- vì chỉ là nó chưa tới và nó tới rồi bạn vẫn không nhân thức
được nó.
Báo chí có nhiều bài đi sâu vào tìm hiểu nguyên dân dẫn tới biến
đổi khí hậu và hậu quả ghê gớn của nó qua những phóng sự truyền hình thực
tế, báo in, báo mạng... từ đó định hướng cho giới trẻ thái độ, sự nhận thức
đúng đắn về môi trường, định hướng những thông tin , vấn đề từ cơ bản nhất
để dễ dàng đi sâu vào giới trẻ, định hướng cho những hành động sau này
3.1.4. Báo chí giúp giới trẻ thay đổi thái độ , nâng cao nhận thức về

chống BĐKH
Ngoài báo chí ra thì gần như khó có gì có thể dễ dàng tác động đến giới
trẻ về biến đổi khí hậu, bởi giới trẻ đã có những quan niệm không mấy chú
trọng vấn đề này, coi nó là lĩnh vực khô khan ít ảnh hưởng... tuy nhiên trong
những năm gần đây thì báo chí đã làm khá tốt vai trò tuyên truyền, định
hướng cho giới trẻ về BĐKH từ đó giúp giới trẻ đã dần thay đổi thái độ về
vấn đền này. Nhiều bạn trẻ đã bắt đầu thích thú với vấn đề chống biến đổi khí
hậu. Bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu những bài viết liên quan. Các bài viết đã
xoáy sâu vào trí tò mò của giới trẻ, nhiều bài viết mổ sẻ vấn đề rất kĩ càng,
ngôn từ dễ khiểu khiến các bạn trẻ thích thú, nâng cao nhận thức, ...
Báo chí giúp giới trẻ hiểu BĐKH không có lợi cho bất cứ ai, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến toàn thế giới:

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nhiều nhất và trước tiên là đến
những người nghèo
Hàng trăm nghìn người đã chết vì những trận lũ lụt, hạn hán, những đợt
nắng nóng, bão nhiệt đới và bệnh dịch mà hiện tượng nóng lên toàn cầu gây
ra. Số người thiệt mạng được dự đoán là sẽ tăng lên đến hàng triệu chỉ trong
16


một vài thập kỉ tới. Gần như tất cả những thương vong do biến đổi khí hậu
này - và những người chịu rủi ro nhiều nhất - là những người nghèo sống chủ
yếu ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất không phải là người gây ra

biến đổi khí hậu và cũng không có khả năng để ngăn chặn nó
Biến đổi khí hậu xảy ra phần lớn là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở
nước công nghiệp, và những nước giàu có nhất là những nước phải chịu trách
nhiệm nhiều nhất cho việc làm nóng hành tinh. Như Panapase Nelisoni, một
người Tuvalu (một trong những quốc đảo ở Thái Bình Dương đang dần bị
biến mất do mực nước biển dâng) đã nhận xét một cách rất đúng đắn: “Các
nước công nghiệp gây ra vấn đề này, nhưng chúng tôi lại là những người phải
gánh chịu hậu quả… chỉ thật sự có công bằng nếu những nước công nghiệp
và các ngành công nghiệp phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đó
là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải bồi thường: Bạn gây ô nhiễm, bạn phải
bồi thường”.
Những người gây ô nhiễm không bồi thường

Trên thực tế, lượng phát thải khí nhà kính - trong đó khí cacbonic chịu
trách nhiệm cho 80% sự nóng lên, những khí nhà kính khác bao gồm là mê
tan, ni tơ oxit và một số loại khí thải công nghiệp – vẫn tiếp tục tăng ở các
nước phát triển, mặc dù những nước này đã kí Nghị định thư Kyoto với cam
kết là giảm phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto được cho là sẽ dẫn
đến những hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo như Tuvalu, vốn đang phải vật
lộn với cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu, nhưng cộng đồng quốc tế đã
cho thấy họ không quan tâm lắm đến điều đó. Các quốc gia thuộc nhóm G8
cho đến nay đã cam kết một số tiền quá ít ỏi vào khoảng gần 6 tỉ đô la - và
được phân phối thông qua các khoản vay của Ngân hàng Thế giới, buộc các
quốc gia chịu ảnh hưởng phải chi trả gấp đôi, cộng thêm vào đó là những điều
17



kiện nghiêm ngặt của Ngân hàng Thế giới. Hãy so sánh điều này với hàng
trăm tỉ đô la tiền cứu trợ cho các ngân hàng trong khủng hoảng kinh tế, với rất
ít những điều kiện kèm theo. Sự bất công trở nên rất khó có thể chấp nhận
được.
Từ đó thể hiện tính nhân văn sâu sắc, xoáy sâu vào đạo đức của giới
trẻ, nâng cao nhận thức , hiểu biết cho giới trẻ về tác hại của biến đổi khí hậu,
từ có đặt ra câu hỏi: bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu có đáng
hay không? Sự thật là rất cần và cấp thiết trong mỗi người trẻ.
Báo chí đã nêu lên nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là do
con người gây nên: xả rác, chất thải công nghiệp, đốt rừng, chặt cây... trước

hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công
nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu
tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350.000 tấn CFC3… (Theo Phạm Thành
Dung – Môi trường sinh thái, Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99). Những chất
mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể môi trường sinh thái
không thể hấp thụ được, nên đã gây tác hại đến tầng ozon, đến nguồn nước
sạch…
Nguyên nhân thứ hai là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên
phạm vi toàn cầu. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho
sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng…
Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang
kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất

mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất
dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một
trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng
nhiệt độ trung bình của trái đất…
Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân
số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu

18


cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt
tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí
hoá học cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng
huỷ diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh xung đột.
Đối với Việt Nam, tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển
của xã hộI ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công
nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ sinh thái đe
doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ sinh thái là do sự phát triển của kỹ
thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở
Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do
ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và
lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.

Vậy các nguyên nhân phần lớn đều do con người gây nên, khi nắm bắt
được điều nầy thì giới trẻ sẽ hiểu phần nào về những gì mình có thể làm, con
người gây nên thì cũng chỉ con người mới có thể khiến BĐKH giảm nhẹ lại...
Thực hiện được tốt vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức thì báo sẽ
có một lượng công chúng ruột rất chi là lớn, khi vai trò tác động về nhận thức
được đảm bảo thì giới trẻ sẽ chuyển dần sang thế thay đổi hành vi.
3.1.5. báo chí có vai trò to lớn trong việc thay đổi hành vi của giới
trẻ trong việc nâng cao nhận thức chống BĐKH.
Khi đã nhận thức đầy đủ về biến đổi khí hậu thì báo chí còn khiến giới
trẻ thực sự thuyết phục, từ những kiến thức, hiểu biết báo chí truyền đạt,
thông tin thì các hành vi được thực hiện. Bằng biểu hiện: nhiều bạn trẻ đã tích
cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì môi trường, hưởng ứng các

phong trào bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu như giời trái đất, sử
sụng túi giấy thay túi ni lông, vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, tiết
kiệm nhiên liệu...
19


Tiêu biểu cho sự kiện giờ trái đất là: tối 28/3, cùng với nhiều thành phố
trong nước và trên khắp thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng loạt tắt
điện tại nhiều cao ốc, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn để nhắc
nhở mọi người chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trên trái
đất. Tại Nhà văn hóa Thanh Niên - nơi diễn ra sự kiện chính Giờ Trái đất xanh
2014 tại thành phố này, gần 5.000 bạn trẻ và người dân đã tham gia hưởng

ứng chương trình.
Đây là một trong những biểu hiện nhỏ thể hiện sự thay đổi hành vi của
các bạn trẻ. Không ngừng ở vậy nhờ báo chí mà nhiều bạn trẻ đã thành lập
các câu lạc bộ tình nguyện vì môi trường thu hút sự tham gia của đông đảo
bạn trẻ, những hành vi vứt rác, chặt cây ...dần trở thành những điều bất bình
thường trong xã hội.
Nhiều em nhỏ khi ra đường đã có những hành động đẹp như nhật rác
xung quanh mình bỏ vào thùng rác, đi xe đap để tiết kiệm nhiên liệu, giảm
khs thải...
Nhiều nhóm bạn trẻ đã tái sản xuất những trai lọ thủy tinh để trồng
caauy xanh trọng lọ và thực hiện đổi lọ lấy cây xanh( Hoc viện tài chính Hà
Nội) – câu lạc bộ này không chỉ làm giảm đi 1 loại phế liệu khó xử lí mà còn

khiến nó có giá trị trong cuộc sống... thể hiện được sự tự giác rất cao trong
bảo vệ môi trường, là những tấm gương đáng hoan nghênh...
Như vậy phần nào báo chí đã có vai trò không thể không nói trong sự
thay đổi nhận thức đến hành vi của giới trẻ, từ đó thể hiện đc quyền uy và sự
quan trọng của báo chí trong công cuộc chống BĐKH
3.1.6 Báo chí giúp giới trẻ thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
Sau những 1 chuỗi quá trình thông tin, truyên truyền, nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi thì nhờ báo chí , giới trẻ Việt Nam hiện nay đã dần
thích ứng , hiểu về biến đổi khí hậu, có những thích ứng phù hợp, tự nguyện
vì lợi ích chung của cộng đồng. Giới trẻ chính là động lực làm cho sự xoay
chuyển tình hình biến đổi khí hậu khả dĩ có chiều hướng tốt hơn. Đó là nguồn
20



sáng tạo, hình thành tư duy mới nhằm kìm hãm những tiêu cực của thời tiết
cực đoan, tránh khỏi thảm họa thiên tai.
Trong khi thế hệ tiếp theo phải sẵn sàng với BĐKH, báo chí đã giúp
giới trẻ có thể đóng vai trò tích cực trong việc giám sát, hiểu biết và ứng phó
với thời tiết và khí hậu hiện nay và mai sau. Họ có khả năng nâng cao nhận
thức về khí hậu, về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng. Nhưng để
phát huy hết tiềm năng của giới trẻ trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí
hậu, Báo chí cần phải lôi kéo họ tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi
các chính sách tác động đến họ hôm nay và liên quan đến họ trong tương lai.
Giới trẻ hôm nay sẽ sống qua nửa cuối của thế kỷ này, nếu báo chí

không hành động khẩn trương, họ sẽ chứng kiến những tác động nghiêm
trọng của biến đổi khí hậu đã được cảnh báo trong báo cáo đánh giá mới nhất
của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu. Với những lựa chọn của Báo chí
hiện nay, giới trẻ sẽ có vai trò quan trọng trong việc hình thành tương lai của
Trái Đất. Những thách thức mà các thế hệ mai sau phải đối mặt là vô cùng
lớn, cơ hội để giải quyết những thách thức này cũng chưa bao giờ lớn như
vậy. như vậy với sự giúp đỡ của báo chí, giới trẻ đã ngày 1 thích ứng và có
những hành động thiết thực giảm nhẹ BĐKH.
3.1.7. Dự báo
Ngoài những vai trò trên, Dự báo cũng là 1 vai trò khá quan trọng.
Những con số dự báo về biến đổi khí hậu của báo chí có tác động không nhỏ
đến tâm lý của giới trẻ hiện nay về BĐKH: “Biến đổi khí hậu: 22 triệu người

Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa” . Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu đưa
ra trong Báo cáo Phát triển con người 2008 do UNDP tại VN và Bộ TN – MT
công bố ngày 28/11 tại Hà Nội:“Với ĐBSCL thấp trũng, đây là một dự báo
rất ảm đạm. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến
khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và
thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực

21


nước biển dâng cao 1m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời
gian dài trong năm”- Ông Bernard O’Callaghan cho biết.

Hay dự báo: trên Khoahoc.tv có bài: Dự báo tương lai Trái đất năm
2050 khiến con người rùng mình
Link:

/>
trai-dat-nam-2050-khien-con-nguoi-rung-minh.aspx
Trong bài này đã đưa ra những con số, sự kiện rùng mình đến năm
2050: Dân cư khu đô thị tăng gấp 3 lần; Số người tử vong vì ô nhiễm không
khí chạm mốc 6 triệu người; 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng; Vô
số loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng;Hàng triệu người trên thế giới bị chết
đói;Những khu rừng mưa sẽ biến mất vĩnh viễn; Siêu vi khuẩn có thể khiến
10 triệu người tử vong mỗi năm;Bệnh tật lây lan một cách dễ dàng; Bão

xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn; Mực nước biển dâng cao làm
ngập các thành phố lớn trên toàn cầu, mất điện trở nên phổ biến; Dầu trở
thành món đồ xa xỉ
Đây là những con số dự tính nếu tình trạng môi trường cứ tiếp diễn như
hiện tại thì đó sẽ là hiện thực. các con số đưa ra không phải để khoe sự hiểu
biết hay giật tít mà là để cho giới trẻ thấy được những thảm họa trước mắt nếu
không chung tay ứng phó kịp thời. Ai sẽ là người ứng phó? Chính giới trẻ là
những người tiên phong và chủ chốt.
Chức năng dự báo đã đánh thức tỉnh nghững người trẻ đang ngủ say
trong môi trường đang dần suy thoái , nâng cao nhận thức, hiểu biết để chiến
đâu với BĐKH một cách lâu dài, bền bỉ.
3.2. Một số điểm báo chí vẫn chưa thể hiện hết được vai trò của mình.

3.2.1 Những hạn chế chưa làm được.
Nhiều nhà báo vẫn coi BĐKH là lĩnh vực khô khan, lĩnh vực này còn
chưa thu hút sự quan tâm của cộng đồng với tiềm năng thực sự của nó ,các bài
chủ yếu viết ở tầm vĩ mô, chung chung khi có các sự kiện liên quan đến Môi
22


trường, BĐKH các trang báo đều đồng loạt đưa tin bài và nội dung rất giống
nhau. Chưa chủ động tìm nguồn thông tin để có các nội dung đa dạng. Từ đó
khiến công chúng nhàm chán, muốn tìm hiểu thông tin nhưng khó khăn, chưa
chắc đã tìm kiếm được. Cái cần của Báo chí phải biến cái vĩ mô thành vi mô.
Viết cụ thể nhất có thể để người xem, người nghe , người đọc nhìn thấy mình

trong bài viết đó, trong tác phẩm đó. Và sau khi đọc xong họ có suy nghĩ và
dần dần thay đổi nhận thức chứ không phải là cứ cho thật nhiều số liệu, từ ngũ
khoa học... như vậy là quá lạm dụng..
Chủ đề BĐKH ít được bàn luận một cách trực tiếp mà chủ yếu là đưa
tin gián tiếp thông qua các bối cảnh: hội nghị, hội thảo, viếng thăm, lễ ký
kết ... khó có thể thuyết phục được giới trẻ vì họ là những người năng động,
thích cái mới , họ sẽ không hứng thú với những chủ đề ít sáng tạo...
Nhiều bài viết dập khuôn theo các khuôn mẫu đưa tin đơn điệu, ít gây
được sự chú ý và hiệu ứng đối với công chúng. Tiếng nói, quan điểm, hoạt
động tham gia của công chúng ít được chú ý và đề cao.Các cơ quan báo chí
đưa nhiều tin, bài về những rủi ro của BĐKH nhưng chủ yếu là tập trung phản
ánh các thảm họa, hậu quả của nó, ít truyền tải cho người dân những thông tin

về việc xử lý thực tế, phòng tránh, khắc phục thảm họa ra sao. Cách thông tin
này trong nhiều trường hợp gây ra sự lo lắng quá mức, kéo theo những hiệu
ứng xã hội bất lợi
Thông tin về tác động của BĐKH ở ĐBSCL thời gian qua còn thiếu
tính phân tích về nguyên nhân, cách thức ứng phó, xử lý để giảm thiểu rủi ro,
thiệt hại; thiếu những thông tin mang tính nhận định, bình luận, đánh giá, nêu
ra những dự báo. Do vậy, chưa đạt hiệu quả cao trong vấn đề nâng cao nhận
thức, góp phần thay đổi hành vi của người dân theo hướng tích cực, chủ động
ứng phó với BĐKH.
Nhiều cơ quan báo chí còn băn khoăn, lúng túng trong thông tin các
vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, các ý kiến trái chiều (như xây dựng hệ thống
đê biển để đối phó với tình trạng nước biển dâng, tình trạng sạt lở ở mũi Cà

23


Mau; các giải pháp ứng phó với tình trạng ngập lụt ở các đô thị vùng
ĐBSCL…); đặc biệt là những vấn đề có tính quốc tế và khu vực, những tác
động có ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan (như việc xây dựng các đập thủy
điện ở thượng nguồn sông Mê Công)
Vẫn còn một số bài báo chưa chính xác, phóng đại kiểu “trăm dâu đổ
đầu BĐKH”; nhiều bài viết mang tính phản ánh một chiều, ít chú trọng đến
vai trò phản biện khoa học và tham gia giám sát xã hội của báo chí.
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế .
Nguyên nhân của những hạn chế trên, không ít đại biểu cho rằng: Hiện

nay, các khoa đào tạo phóng viên của các trường đại học chủ yếu dạy lý
thuyết, các thể tài báo chí chung chung mà chưa đào tạo chuyên ngành cho
phóng viên chuyên viết về lĩnh vực cụ thể như ở các nước tiên tiến. Bên cạnh
đó nhận thức của cộng đồng, chính quyền các cấp chưa được đầy đủ, thiếu
thông tin, công cụ, kinh nghiệm ứng phó với BĐKH.. tất cả đã làm hạn chế
đến công tác truyền thông trong lĩnh vực này.
BĐKH là một đề tài khó vì nó bao trùm và liên quan đến nhiều mặt của
đời sống xã hội. Trong khi đó, nhiều cơ quan báo chí do áp lực thông tin thời
sự, thiếu người chuyên viết về mảng đề tài này nên khó bảo đảm chất lượng
và hiệu quả cao.
Bản chất của vấn đề BĐKH rất phức tạp. Khả năng diễn giải, truyền tải
các thông tin mang tính khoa học về BĐKH theo ngôn ngữ truyền thông đơn

giản và dễ hiểu, phù hợp với các nhóm đối tượng công chúng khác nhau cũng
không dễ thực hiện. Trong khi đó, nhiều cơ quan báo chí còn hạn chế trong
việc tìm kiếm, khai thác các đề tài liên quan đến BĐKH ở địa phương.
Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng chưa hình thành được một lực
lượng báo chí chuyên nghiệp về lĩnh vực BĐKH. Các khóa đào tạo về truyền
thông ở các trường đại học, trong đó có các trường chuyên về báo chí - truyền
thông cũng chưa chú trọng hoặc chưa đủ điều kiện để đào tạo những chuyên
ngành sâu, trong đó có chuyên ngành môi trường hay BĐKH… Do vậy, nhiều
24


thông tin về BĐKH trên báo chí thời gian qua mới chỉ dừng lại ở việc thông

tin sự kiện, vấn đề, chưa đi sâu phân tích sâu bản chất của sự kiện, vấn đề, giá
trị thông tin chưa cao.
Trong quá trình tác nghiệp, nhiều nhà báo khó tiếp cận được nguồn tin
từ cơ quan chức năng, nhiều nơi không có người phát ngôn, không sẵn sàng
hợp tác, cung cấp thông tin. Thiếu thông tin về BĐKH là một khó khăn trong
việc nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền về BĐKH.
3.2.3 Một số giải pháp nâng cao vai trò của báo chí trong tuyên
truyền về biến đổi khí hậu
Để nâng cao vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, giúp cộng
đồng(giới trẻ) thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do BĐKH trong thời gian tới
cần chú trọng một số giải pháp sau:
Báo chí phải nắm bắt tâm lí tiếp nhận của giới trẻ, để biết được nhu

cầu tiếp nhận, từ đó đưa ra được những thông tin bổ ích , phù hợp.
Lập các trang chuyên biệt cho giới trẻ về biến đổi khí hậu, để giới trẻ
có thể dễ dàng lựa chọn, truy cập , tìm kiếm thông tin. Phát huy các kênh
chuyên biệt trên báo mạng và truyền hình tạo sự mới mẻ, dễ tiếp nhận
Tăng cường mật độ bài viết, luôn cập nhật đa dạng. Thông tin sâu, đi
sâu vào phân tích nguyên nhân, hệ quả, và phương pháp cải thiện... đây mới
chính là những thông tin giới trẻ cần tìm hiểu và có tác động đến nhận thức và
hành động. Tuyệt đối tránh hiện tượng giật tit câu view làm giảm đi vai trò
của báo chí.
Thành lập các câu lạc bộ thanh niên trẻ bảo vệ môi trường, các fan
page để các bạn trẻ có thể chia sẻ thông tin, suy nghĩ, cùng nhau hành động vì
môi trường, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi...

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu cho học sinh, sinh
viên, đưa ra các giải thưởng thích đáng để giới trẻ có cơ hội nâng cao hiểu
biết, nhận thức... Tổ chức các sự kiện như giờ trái đất, đạp xe vì môi trường
thường niên...
25


×