BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH BIẾN DƯỠNG
CHỨA BUTAPHOSPHAN LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG
TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE ĐÀN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Họ và tên sinh viên : BÙI THỊ THƯ
Ngành
: Dược Thú Y
Niên khóa
: 2004 - 2009
Tháng 09/2009
HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH BIẾN DƯỠNG
CHỨA BUTAPHOSPHAN LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG
TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE ĐÀN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Tác giả
BÙI THỊ THƯ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác Sỹ Thú Y chuyên ngành
Dược Thú Y
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
BSTY. LÊ NGUYỄN PHƯƠNG KHANH
Tháng 09/2009
ii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: BÙI THỊ THƯ
Tên khóa luận: “Hiệu quả của chế phẩm kích thích biến dưỡng chứa
Butaphosphan lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và sức khỏe đàn heo cai sữa tại trại
chăn nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày…………….
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
iii
LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn ông bà, cha mẹ và gia đình đã hết lòng lo lắng, dạy bảo cho
tôi nên người, bên cạnh đó xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mọi người xung quanh
đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn:
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Trân trọng biết ơn toàn thể Thầy Cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi học tập tại
trường.
Xin chân thành ghi ơn thầy Nguyễn Văn Khanh và cô Lê Nguyễn Phương
Khanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc trại chăn nuôi Hưng Việt cùng các cô chú anh chị
cán bộ công nhân viên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy chủ nhiệm cùng những thành viên của lớp Dược
Thú Y 30, và tất cả bạn bè đặc biệt là Anh Tư, những người đã cùng tôi đoàn kết, chia
sẽ những khó khăn trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường.
Chân thành cảm ơn
Bùi Thị Thư
iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài có tên: “Hiệu quả của chế phẩm kích thích biến dưỡng chứa
Butaphosphan lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và sức khỏe đàn heo cai sữa tại trại
chăn nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thí nghiệm được thực hiện tại trại
chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trong thời gian từ ngày 4/3/2009 đến ngày
21/6/2009.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, được tiến
hành trên 276 heo con cai sữa từ 28 đến 63 ngày tuổi, chia làm 3 đợt thí nghiệm
(tương ứng với 3 lần lặp lại), số lượng heo nhập của từng đợt lần lượt là: đợt 1:
32con/lô, đợt 2: 16con/lô, đợt 3: 44 con/lô. Heo trong mỗi lô đồng đều về giới tính và
trọng lượng, tổng cộng 92 con/lô thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí như sau: lô đối chứng: không bổ sung chế phẩm, lô thí
nghiệm 1: bổ sung chế phẩm ở mức 2ml/con, lô thí nghiệm 2: bổ sung chế phẩm ở
mức 4ml/con. Thức ăn thí nghiệm có thành phần và giá trị dinh dưỡng như nhau. Kết
quả thu được như sau:
Tăng trọng bình quân ở ở lô ĐC 12,87kg/con, ở lô TN1 12,14 kg/con và ở lô
TN2 12,89 kg/con. Tăng trọng tuyệt đối ở lô TN1 là 346,89 g/con/ngày, ở lô TN2 là
368,40 g/con/ngày so với ở lô ĐC là 365,37 g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở 3
lô thí nghiệm được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: lô TN1 (1,65) < lô TN2 (1,68)
< lô ĐC (1,70). Tỉ lệ loại thải ở lô ĐC, lô TN1, TN2 lần lượt là: 1,08%, 1,08%, 3,26%.
Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lô TN1 là 2,84% ở lô TN2 là 2,32% so với ở lô ĐC là
2,08%. Tỉ lệ ngày con ho ở lô TN1 là 0,49% ở lô TN2 là 0,44% so với ở lô ĐC là
0,28%. Tỉ lệ viêm khớp ở lô ĐC, TN1, TN2 lần lượt là: 5,43%, 4,35%, 6,52%. Tỉ lệ
viêm da ở lô ĐC là 3,26%, lô TN1 là 1,09%, ở lô TN 2 là 2,17%. Tỉ lệ cắn đuôi ở lô
TN1 là 0% và ở lô TN2 là 1,08% so với ở lô ĐC là 2,17%. Tất cả các chỉ tiêu trên đều
không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Việc bổ sung chế phẩm chưa cải thiện được mức chi phí cho 1kg tăng trọng, lô
TN2 có chi phí cao nhất (16.306 đồng/kg), kế đến là lô ĐC (15.885 đồng/kg) và thấp
nhất là lô TN1 (15.795 đồng/kg).
v
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... iii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................v
MỤC LỤC .................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ ................................................................... xii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
U
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT..............................................3
2.1.1. Vị trí địa lí..............................................................................................................3
2.1.2. Sơ lược về trại........................................................................................................3
2.1.3. Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng thú khảo sát...................................................5
2.1.3.1Chuồng trại ...........................................................................................................5
2.1.3.2. Thức ăn ...............................................................................................................6
2.1.3.3. Nước uống ..........................................................................................................6
2.1.3.4. Vệ sinh và tiêm phòng........................................................................................6
2.1.4. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................................8
2.1.4.1. Đối với nái đẻ và nái nuôi con............................................................................8
vi
2.1.4.2. Đối với heo con cai sữa ......................................................................................9
2.1.4.3. Đối với heo đực giống ......................................................................................10
2.1.4.4. Đối với nái khô và nái mang thai .....................................................................10
2.1.5. Bệnh và điều trị ...................................................................................................11
2.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................................11
2.2.1. Đặc diểm sinh lí heo cai sữa................................................................................11
2.2.2. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp...............................................................13
2.2.2.1. Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con cai sữa.......................................13
2.2.2.2. Các nguyên nhân gây viêm phổi trên heo cai sữa ............................................14
2.2.2.3. Các nguyên nhân gây viêm khớp trên heo cai sữa ...........................................14
2.2.3. Vai trò của phospho trong cơ thể gia súc ............................................................15
2.2.4. Vai trò của ATP trong cơ thể gia súc ..................................................................16
2.2.5. Sự tiêu hóa một số các dưỡng chất......................................................................16
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BUTAPHOSPHAN ..................................................................19
2.3.1. Tính chất ..............................................................................................................19
2.3.2. Tác dụng ..............................................................................................................20
2.3.3. Chỉ định ...............................................................................................................20
2.3.4. Liều lượng ...........................................................................................................21
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................22
3.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................22
3.2. Đối tượng khảo sát..................................................................................................22
3.3. Dụng cụ và vật liệu.................................................................................................22
3.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................22
3.4.1. Nội dung 1: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm chứa dược chất kích thích biến
dưỡng Butaphosphan .....................................................................................................22
vii
3.4.1.1. Bố trí thí nghiệm...............................................................................................22
3.4.1.2. Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................23
3.4.1.3. Phương pháp theo dõi.......................................................................................24
3.4.2. Nội dung 2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm.............................24
3.5. Công thức tính các chỉ tiêu .....................................................................................24
3.6. Xử lí số liệu ............................................................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1. NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI TRONG GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT ......................27
4.2. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG ................................................................................29
4.2.1. Trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm .........................................................30
4.2.2. Tăng trọng bình quân...........................................................................................31
4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................32
4.3. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ VÀ HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ..........34
4.3.1. Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày.......................................................................35
4.3.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn....................................................................................36
4.4. TỈ LỆ LOẠI THẢI VÀ TỶ LỆ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH.............................38
4.4.1. Tỉ lệ loại thải........................................................................................................38
4.4.2. Biểu hiện tiêu chảy ..............................................................................................39
4.4.3. Biểu hiện ho trên đàn heo thí nghiệm..................................................................41
4.4.4. Tỷ lệ một số các bệnh khác .................................................................................44
4.4.4.1. Tỷ lệ viêm khớp................................................................................................45
4.4.4.2. Tỷ lệ cắn đuôi ...................................................................................................45
4.4.4.3. Tỷ lệ viêm da ....................................................................................................45
4.5. ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ........................................................................47
viii
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53
ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADI:
Acceptable daily intake
BQ:
Bình quân
Ctv:
Cộng tác viên
ĐC:
Đối chứng
FCR:
Food conversion ratio
FMD:
Foot and Mouth Disease
HSCHTA:
Hệ số chuyển hóa thức ăn
LOTN:
Lô thí nghiệm
LOTN1:
Lô thí nghiệm 1
LOTN2:
Lô thí nghiệm 2
n:
Số heo trong một lô thí nghiệm
SD:
Standard deviation
TLLT:
Tỉ lệ loại thải
TLH:
Tỉ lệ ho
TLNCH:
Tỉ lệ ngày con ho
TLTC:
Tỉ lệ tiêu chảy
TLNCTC:
Tỉ lệ ngày con tiêu chảy
TLVK:
Tỉ lệ viêm khớp
TLVD:
Tỉ lệ viêm da
TLCD:
Tỉ lệ cắn đuôi
TLBQ:
Trọng lượng bình quân
TTTĐ:
Tăng trọng tuyệt đối
TTTA:
Tiêu thụ thức ăn
TL:
Trọng lượng
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Qui trình tiêm phòng của trại .........................................................................7
Bảng 2. 2: Thành phần dinh dưỡng của cám viên đỏ và cám viên vàng.......................10
Bảng 2. 3: Thành phần dinh dưỡng của cám C .............................................................10
Bảng 3. 1: Bố trí thí nghiệm sử dụng chế phẩm kích thích biến dưỡng trên heo cai sữa
.......................................................................................................................................23
Bảng 4. 1: Nhiệt độ trung bình ban ngày qua các tháng thí nghiệm .............................27
Bảng 4. 2: Khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm .....................................................29
Bảng 4. 4: Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ở các lô thí nghiệm...34
Bảng 4. 5: Tỉ lệ loại thải qua 3 đợt thí nghiệm..............................................................38
Bảng 4. 6: Tỉ lệ tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm ............................................................39
Bảng 4. 7: Tỉ lệ heo ho qua 3 đợt thí nghiệm ................................................................41
Bảng 4. 8: Tỉ lệ một số các bệnh khác qua 3 đợt thí nghiệm ........................................44
Bảng 4. 9: Ước tính hiệu quả kinh tế.............................................................................47
xi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức trại chăn nuôi Hưng Việt .....................................................1
Biểu đồ 4. 1: Trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm .............................................30
Biểu đồ 4. 2: Tăng trọng bình quân qua 3 đợt thí nghiệm.............................................31
Biểu đồ 4. 3: Tăng trọng tuyệt đối qua 3 đợt thí nghiệm ..............................................32
Biểu đồ 4. 4: Tiêu thụ thức ăn .......................................................................................35
Biểu đồ 4. 5: Hệ số chuyển hóa thức ăn ........................................................................36
Biểu đồ 4. 6: Tỷ lệ heo tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm ................................................41
Biểu đồ 4. 7: Tỷ lệ heo ho qua 3 đợt thí nghiệm ...........................................................42
Biểu đồ 4. 8: Tỷ lệ một số các bệnh khác......................................................................45
xii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhờ đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi heo trong cả nước đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Các cơ sở chăn nuôi đã cải tiến kĩ thuật, mở rộng chăn nuôi công nghiệp
nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày
càng cao của người tiêu dùng. Các nhà chăn nuôi không ngừng tìm tòi các phương
cách để có sản lượng và phẩm chất sản phẩm cao nhất trong thời gian ngắn nhất với
mức chi phí thấp để đạt được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều khó
khăn đặc biệt là vấn đề bệnh tật như hô hấp, tiêu chảy…nhất là ở giai đoạn heo cai sữa
- giai đoạn heo phải chịu nhiều stress trong chăn nuôi như thay đổi thức ăn, thay đổi
nhiệt độ môi trường, tách mẹ, chuyển đàn…Để khắc phục điều này một trong những
phương pháp phổ biến được dùng là bổ sung kháng sinh vào thức ăn cho heo, bên cạnh
những kết quả có được, nó còn mang đến không ít bất lợi như: tạo ra những dòng vi
khuẩn kháng thuốc, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng đến tăng trọng heo
và sức khỏe người tiêu dùng.
Với hi vọng loại bỏ được những hạn chế của phương pháp sử dụng kháng sinh
trong thức ăn chăn nuôi mà vẫn đem lại hiệu quả kích thích tăng trọng, giảm tiêu tốn
thức ăn, tăng sức đề kháng đối với mầm bệnh xâm nhập, được sự đồng ý của Khoa
Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, với sự
hướng dẫn của TS.Nguyễn Văn Khanh, BSTY. Lê Nguyễn Phương Khanh và sự giúp
đỡ cộng tác của trại chăn nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả của chế phẩm kích thích biến dưỡng chứa
Butaphosphan lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và sức khỏe đàn heo cai sữa tại trại
chăn nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.”
1
1.2. Mục đích
- Đánh giá hiệu quả của chế phẩm kích thích biến dưỡng chứa Butaphosphan lên
tăng trọng và sức khỏe đàn heo cai sữa nhằm tăng năng suất chăn nuôi.
1.3. Yêu cầu
- Chọn heo và bố trí thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của chế phẩm kích thích biến
dưỡng chứa Butaphosphan lên tăng trọng và sức khỏe đàn heo cai sữa.
- Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của đàn heo.
- Ghi nhận các trường hợp bệnh trên đàn heo.
- Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế trên kg tăng trọng.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT
2.1.1. Vị trí địa lí
Trại chăn nuôi Hưng Việt thuộc phường Long Tâm, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Trại nằm trên quốc lộ 56, cách trung tâm thị xã khoảng 3km. Trại nằm trên
khu đất khô cao, tương đối bằng phẳng, có tường rào bao bọc xung quanh, biệt lập với
khu dân cư, hạn chế việc lây lan dịch bệnh, rất thuận tiện cho việc chăn nuôi.
2.1.2. Sơ lược về trại
Trại chăn nuôi Hưng Việt là doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 11 tháng 6
năm 1990. Trại có tổng diện tích khoảng 75.000 m2 chia làm 3 khu riêng biệt:
Khu dành cho Ban Giám Đốc, kỹ thuật viên và công nhân
Khu trồng trọt chiếm diện tích chủ yếu
Khu chăn nuôi:
Chăn nuôi bò
Chăn nuôi heo: Khu chuồng A và khu chuồng B trong đó:
Chuồng A1, B1: dành cho nái nuôi con
Chuồng A2: nuôi heo cai sữa
Chuồng A5, B2, B5, B6 : nuôi heo thịt
Chuồng A3, B3: nuôi heo nái khô, nái mang thai
Chuồng A4: nuôi heo hậu bị và đực giống
● Nhiệm vụ của trại
Cung cấp heo thịt cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh, Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận
Cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi
Cung cấp tinh dịch cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh và vùng phụ cận
3
● Cơ cấu tổ chức
Trại gồm có 40 người: (phân chia theo trình độ)
Thạc sĩ: 1
Đại học: 4
Trung cấp: 2
Công nhân + bảo vệ + nhà bếp: 33 người
Trong đó tổ nuôi heo gồm 16 người:
Quản lí chung: 1 người
Nhóm I: nái nuôi con + heo con theo mẹ + heo con cai sữa : 5 người
Nhóm II: nái khô chửa + heo từ 70 ngày đến xuất chuồng + đực làm việc và đực
hậu bị, cái hậu bị: 9 người.
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức trại chăn nuôi Hưng Việt
Ban giám đốc
Bộ phận trồng trọt
Tổ
trồng
trọt
Bộ phận chăn nuôi
Tổ cơ
khí
Tổ
chăn
nuôi
bò
Tổ
chăn
nuôi
heo
Tổ 1: phụ trách nhóm nái nuôi
con, heo con theo mẹ và heo
con cai sữa.
Tính đến ngày 17/06/2009 :
2.069 con
Nái sinh sản:
203 con
Đực làm việc:
20 con
Cái hậu bị:
94 con
Kế
toán
Bảo
vệ
Tổ 2: phụ trách nhóm nọc, nái
hậu bị, nái mang thai, heo thịt.
● Cơ cấu đàn
Tổng đàn:
Tổ chế
biến
thức ăn
Gián tiếp phục vụ
4
Nhà
bếp
Heo con theo mẹ: 298 con
Heo con cai sữa đến 63 ngày tuổi:
454 con
Heo thịt trên 63 ngày tuổi:
1000 con
Qua 19 năm hình thành và phát triển với công tác quản lí chặt chẽ, luôn ứng dụng
các thành tựu kĩ thuật mới kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề trại đã và đang
từng bước phát triển vững mạnh hơn.
2.1.3. Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng thú khảo sát
2.1.3.1Chuồng trại
● Chuồng nái đẻ và nái nuôi con
Chuồng được thiết kế dạng chuồng kín, có hệ thống thông gió đầu và cuối
chuồng. Ở đầu chuồng có hệ thống phun sương để làm mát heo khi thời tiết nóng. Mỗi
chuồng nái đẻ được phân thành hai dãy, mỗi dãy có 16 ô cho nái đẻ và nái nuôi con,
trong mỗi ô có 2 đèn úm.
● Chuồng nuôi heo cai sữa
Là hệ thống chuồng kín, kiểu nóc đôi, mái lợp ngói, sàn sắt, dài 40m, rộng
12m, được chia thành 2 dãy có vách ngăn bằng tường cách biệt hoàn toàn giúp hạn chế
việc lây lan dịch bệnh. Cuối chuồng có lắp hệ thống quạt hút, ở đầu chuồng là hệ
thống phun sương. Bên trong mỗi dãy chuồng chia làm 11 ô, mỗi ô có kích thước là
4 × 2,5 (m²), chiều cao 0,8m, riêng những ô cuối chuồng dùng để nuôi heo cai sữa sớm
và heo còi. Lối đi cặp vách ngoài có máng ăn, ở đầu mỗi ô chuồng được lắp máng ăn
bán tự động có lỗ điều chỉnh thức ăn rơi xuống. Mỗi ô có 2 núm uống tự động đặt ở
cuối góc ô chuồng, 2 núm uống đặt cách nhau ở độ cao 0,2 m và 0,4m, luôn đảm bảo
có đầy đủ nước sạch cho heo con trong cả chuồng.
● Chuồng nái mang thai và nái khô
Được thiết kế dạng chuồng hở, chia làm 3 dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô cá
thể, kích thước của mỗi ô là 2 × 0,8 (m²), có sân chơi. Mỗi dãy được lắp hệ thống quạt
ở đầu chuồng, giữa chuồng và cuối chuồng, hệ thống phun sương được lắp đặt ở phía
trên, ở giữa và cuối chuồng có ô cá thể riêng dành cho đực thí tình nhằm kích thích nái
nhanh động dục trở lại, đồng thời giúp kĩ thuật viên gieo tinh phát hiện heo lên giống
kịp thời để phối đúng thời điểm.
5
● Chuồng heo đực giống
Là hệ thống chuồng hở, mái lợp ngói 2 nóc, được thiết kế với quạt lùa cùng hệ
thống phun sương, hai bên có thêm mái che chắn để giảm bớt nắng và tránh gió lùa,
chuồng được xây dựng với diện tích 4m²⁄con và có sân chơi. Mỗi ô đều có máng ăn và
núm uống riêng biệt.
● Chuồng heo thịt
Có sàn chuồng làm bằng đà xi măng, được thiết kế dạng chuồng kín, mái lợp
ngói 2 nóc, có lắp đặt hệ thống quạt hút ở cuối chuồng, ở đầu chuồng được lắp đặt hệ
thống phun sương. Chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô nuôi từ 10
đến 15 con và sau mỗi ô chuồng đều có hồ tắm.
2.1.3.2. Thức ăn
Heo nái khô, nái mang thai, đực làm việc cho ăn cám hỗn hợp số 10.
Heo nái nuôi con, nái hậu bị, đực hậu bị cho ăn cám hỗn hợp số 6.
Heo con cai sữa sử dụng cám Cargill đỏ, Cargill vàng và hỗn hợp cám C.
Thức ăn hỗn hợp do trại mua các loại nguyên liệu về tự trộn, đảm bảo đủ lượng
chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của heo trong từng giai đoạn. Riêng thức ăn
cho heo con theo mẹ và thức ăn heo con cai sữa giai đoạn đầu được mua từ công ty
Cargill.
2.1.3.3. Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lí Chlorine
và được đưa lên bồn chứa lớn (20m3) đặt trên cao 10m so với mặt đất, nước được phân
phối cho các dãy chuồng và đến từng núm uống tự động cho mỗi ô chuồng suốt ngày
đêm.
2.1.3.4. Vệ sinh và tiêm phòng
● Vệ sinh thú y
• Đối với chuồng trại
Bố trí hố sát trùng chân, nước sát trùng tay ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng,
thuốc sát trùng được thay đổi mỗi ngày.
Phun thuốc sát trùng xe vào trại mua bán heo bò, cung cấp nguyên liệu thức ăn.
Sau mỗi đợt bán, chuyển heo, chuồng trại được vệ sinh sạch bằng xà phòng và
phun xịt kĩ bằng vòi nước cao áp. Sau đó phun thuốc sát trùng Farm Fluid hoặc
6
Benkocid 1 lần / ngày trong 2 ngày và để trống chuồng 1 tuần trước khi nhập heo mới.
Ngoài ra các dụng cụ trong chuồng cũng được rửa sạch, ngâm thuốc sát trùng và phơi
khô.
Quét dọn xung quanh, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước, định kì sát
trùng toàn trại 2 lần / tháng.
• Đối với công nhân và khách tham quan
Công nhân được khám sức khỏe định kì và trang bị đồ bảo hộ lao động: quần
áo, ủng… Công nhân giữa các chuồng khác nhau không được qua lại.
Khách tham quan phải sát trùng chân tay và mặc áo blouse khi vào trại.
● Tiêm phòng
Bảng 2. 1: Qui trình tiêm phòng của trại
Bệnh
Lở mồm long
móng (FMD)
Qui trình tiêm phòng
+ Hậu bị phát dục (HBPD): 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi chọn làm giống.
+ Nọc, nái: 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9.
+ Heo con cai sữa: 2 lần, lúc 35-37 ngày tuổi và 65-68 ngày tuổi.
+ HBPD: 1 lần sau chọn làm giống.
Dịch tả
+ Nái sinh sản: 2 lần trong năm, sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau khi
đẻ 7 ngày lứa sau.
+ Nọc: 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9.
+ Heo cai sữa: 2 lần, lúc 28-30 ngày tuổi và 49-50 ngày tuổi.
Giả dại
(Aujeszky)
+ HBPD: 2 lần, sau khi chọn làm giống được 3 tuần và tiêm nhắc lại sau 4
tuần.
+ Nái sinh sản: 2 lần, lúc 7 tuần trước khi đẻ và 3 tuần trước khi đẻ.
+ Nọc: 2 lần trong năm.
Bệnh do
parvovirus
+ HBPD: 2 lần, sau khi tuyển làm giống được 4 tuần và tiêm nhắc lại sau 4
tuần.
+ Nái sinh sản: 1 lần, sau khi đẻ 15-17 ngày.
+ Nọc: 2 lần trong năm.
Bệnh do E.coli
+ Nái sinh sản: 2 lần, 1 lần trước khi đẻ 6 tuần, lần 2 trước khi đẻ 2 tuần.
Tụ huyết trùng + HBPD, nọc, nái: 2 lần trong năm.
(Pasteurella)
+ Heo cai sữa: 1 lần lúc 42-47 ngày tuổi.
(Nguồn: Phòng kĩ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)
7
2.1.4. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng
Đàn heo ở mỗi chuồng được giao cho một công nhân theo dõi, chăm sóc để nắm
được tình trạng của heo đồng thời có biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh.
2.1.4.1. Đối với nái đẻ và nái nuôi con
● Đối với nái
Nái được theo dõi thường xuyên nếu thấy nái có biểu hiện sắp sinh thì chuẩn
bị các dụng cụ như đèn úm, khăn lau, cồn iod và một số dụng cụ cần thiết khác.
Thường xuyên theo dõi nái lúc sinh đẻ để kịp thời can thiệp cho những ca đẻ khó. Sau
khi nái sinh xong tiêm 4 ml Oxytocin (chứa 40 UI) để tống hết nhau ra ngoài, đếm số
nhau, kiểm tra kĩ xem còn nhau hay không để tránh tình trạng sót nhau và con, tiêm
kháng sinh Duphaben Strep B,P liều 1 ml/ 10 kg thể trọng để ngăn ngừa sự nhiễm
trùng tử cung. Nái được rửa tử cung một ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều bằng
thuốc tím pha với nước ấm theo tỉ lệ 1/1000 trong vòng 3 ngày, theo dõi dịch hậu sản
để kịp thời điều trị nếu nái có biểu hiện viêm nhiễm. Bên cạnh đó, lượng thức ăn của
nái cũng được theo dõi kỹ, đo thân nhiệt của những nái không ăn hoặc ăn ít. Nái sốt,
bỏ ăn hoặc ăn ít điều trị như sau:
Analgin + Vitamin C + Vimexysone
Hoặc: Analgin + Vitamin C + TyloD.C Forte (Sài Gòn Vet).
Nái sinh khó, sốt cao, yếu sức trong và sau khi đẻ được tiêm truyền Glucose
5% có bổ sung Analgin, vitamin C, Oxytetra hoặc Calcium B12, tiêm bắp
Vimexysone.
Thống kê vào sổ theo dõi số heo sơ sinh còn sống, chết, heo còi…
Nái sau khi sinh vẫn cho ăn cám số 10 của trại tự trộn với mức 1kg/ngày, sau
đó tăng dần đến ngày thứ 5 thì có thể cho ăn tự do. Nái nuôi con không tắm, chỉ xịt rửa
chuồng, máng ăn và làm mát khi heo con đã lớn nhưng hạn chế không làm ướt heo
con.
● Đối với heo con
Heo con mới sinh được lau chùi sạch sẽ, cắt rốn, sát trùng rốn bằng dung dịch
cồn iod, bấm răng, nhúng bột Mistral, sau đó cho bú sữa đầu và cân trọng lượng sơ
sinh toàn ổ.
8
Tùy số lượng con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy, loại những con bị dị tật,
quá yếu hoặc quá nhỏ.
Heo được 3 ngày tuổi: Tiêm Fe – dextran 100 mg với liều 2 ml/ con.
Heo được 4 ngày tuổi: Uống Baycox 5% ngừa cầu trùng gây tiêu chảy.
Heo được 7 ngày tuổi: Chích ADE lần một, liều từ 1 – 2 ml/ con.
Heo được 7 – 10 ngày tuổi: Tập ăn cho heo con và thiến heo đực không được
chọn làm giống.
Trước khi cai sữa 1 ngày chích ADE lần 2 liều 1 ml/ con.
Heo con được giữ ấm bằng vải sạch và đèn úm, bấm tai và cắt đuôi sau khi đẻ
từ 1 đến 2 ngày.
Tiến hành cai sữa heo con giai đoạn 21 – 28 ngày tuổi tùy theo đợt tách và tình
trạng sức khỏe của heo con.
Trong thời gian này không tắm cho heo con. Quan sát heo ngày 2 – 3 lần để
phát hiện heo tiêu chảy và các bất thường khác. Heo con tiêu chảy chích
Ampi – colistin với liều 1 – 1,5 ml/ con, ngày 2 lần kết hợp với uống Tycofer, liều 3- 4
ml/ con.
2.1.4.2. Đối với heo con cai sữa
Heo con cai sữa được nuôi ở chuồng có sàn sắt. Trong tuần đầu mới nhập heo
được bật đèn úm mỗi đêm để đề phòng heo lạnh. Heo trong 2 tuần đầu không tắm mà
chỉ vệ sinh phần nền sàn, sau 2 tuần heo mới được tắm vào lúc trời nắng ấm.
Trong giai đoạn này sử dụng cám Cargill đỏ, Cargill vàng và cám C
3 ngày đầu: pha trộn với tỉ lệ 2 kg đỏ : 1 kg vàng
2 ngày tiếp: pha trộn theo tỉ lệ 1 kg đỏ : 1 kg vàng
2 ngày tiếp: pha trộn theo tỉ lệ 1 kg đỏ : 2 kg vàng
2 ngày tiếp chỉ sử dụng cám vàng
Sau 2 ngày ăn cám vàng thì chuyển sang ăn cám vàng pha trộn với cám C tỉ lệ
tương tự như ăn cám Cargill đỏ và vàng. Đến ngày thứ 17 thì chuyển sang ăn cám C
hoàn toàn đến 63 ngày tuổi.
9
♦ Hàm lượng dinh dưỡng trong từng loại thức ăn của heo con cai sữa thí
nghiệm: (nguồn: phòng kĩ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)
Bảng 2. 2: Thành phần dinh dưỡng của cám viên đỏ và cám viên vàng
Thành phần dinh dưỡng
Cám viên đỏ
Cám viên vàng
Năng lượng trao đổi (kcal)
3.200
3.100
Vật chất khô (%)
86
86
Protein (%)
20
19
Béo (%)
3
3
Xơ thô (%)
5
5
Khoáng tổng số (%)
2,6
2,6
Bảng 2. 3: Thành phần dinh dưỡng của cám C
Thành phần dinh dưỡng
Cám C
Năng lượng trao đổi (kcal)
3278
Vật chất khô (%)
88,54
Protein (%)
18,59
Béo (%)
6,13
Xơ thô (%)
3,08
Khoáng tổng số (%)
4,84
2.1.4.3. Đối với heo đực giống
Heo đực giống được lấy tinh theo chu kỳ 2 lần/tuần, heo luôn được tắm rửa sạch
sẽ và làm mát lúc trời nắng nóng. Mỗi ngày heo được cho ăn 2 lần lúc 7 giờ sáng và 5
giờ chiều.
2.1.4.4. Đối với nái khô và nái mang thai
Thường tắm một lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, nếu trời nắng nóng thì cho
vận hành hệ thống phun sương hoặc có thể xịt tắm lại một lần nữa để làm mát heo.
Heo được cho ăn ngày 2 lần, lượng thức ăn tùy thuộc vào trọng lượng và giai đoạn
mang thai của từng con (từ 2-3,5 kg). Trước khi đẻ 1 tuần nái được tắm rửa sạch sẽ để
chuyển lên chuồng nái đẻ, lượng thức ăn tùy thuộc vào tình trạng mập ốm của từng
con.
10
2.1.5. Bệnh và điều trị
Heo được theo dõi hằng ngày để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp kịp thời.
Việc điều trị do bộ phận thú y của trại trực tiếp thực hiện. Một số loại thuốc được trại
sử dụng để điều trị bệnh cho heo:
Các loại thuốc có chứa kháng sinh như: Ampi – colistin, Vimexyson, Duphapen
Strep B.P, Tylo - DC, Tycofer, Marphamox - LA …
Thuốc bổ để phòng bệnh và tăng năng suất cho heo: Glucose, B – complex,
Vitamin C và ADE.
Thuốc sát trùng vết thương: xanh methylen 0,5%.
2.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2.1. Đặc điểm sinh lí heo cai sữa
Trong vòng 20 ngày đầu sau khi heo con cai sữa, từ chỗ heo con đang phụ thuộc
vào heo mẹ và thức ăn bổ sung, khi cai sữa heo con phải sống động lập và tự lấy dinh
dưỡng để nuôi cơ thể.
Heo con có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các tổ chức như xương, cơ bắp
và bộ máy tiêu hóa, cũng như cơ năng hoạt động của nó.
Sức đề kháng của heo con kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung
quanh làm cho heo con dễ nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.
Heo con sống độc lập nên thường xảy ra hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn, và có thể
cắn xé lẫn nhau để tranh dành thứ bậc trong đàn.
Theo Đặng Minh Phước (2008), bộ máy tiêu hóa của heo con trong những ngày
còn theo mẹ chưa phát triển hoàn toàn, lúc này heo chỉ nhận được nguồn dinh dưỡng
duy nhất là sữa mẹ, một loại thức ăn giàu dinh dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Khi chuyển
qua giai đoạn cai sữa nguồn thức ăn heo con thay đổi đáng kể về chất lượng và thành
phần dinh dưỡng. Để thích nghi được với những thay đổi đó bộ máy tiêu hóa của heo
con phải trải qua quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung tích và hoạt động sinh
lý để có thể tiêu hóa và sử dụng chất dinh dưỡng. Trong khi đó kích thước và dung
tích bộ máy tiêu hóa của heo con chỉ phát triển mạnh ở giai đoạn từ 20 – 70 ngày tuổi,
giai đoạn từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi kém phát triển (Kvasnitski, 1951), do đó khả
năng hoạt động của bộ máy tiêu hóa heo con trong giai đoạn này còn kém nên khi heo
11
con chuyển qua thức ăn hỗn hợp sẽ rất dễ mắc các bệnh đường ruột nhất là hội chứng
tiêu chảy.
Lượng thức ăn ăn vào giai đoạn cai sữa thường thấp và rất biến đổi. Heo thường
ăn không đủ thức ăn để đáp ứng đủ cho nhu cầu năng lượng duy trì. Bark và ctv
(1986), Le Dividich và Herpin (1994) cho rằng nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) cho
duy trì không đủ cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa, cùng với năng lượng trao đổi ăn vào
trước cai sữa không đủ nhu cầu cho đến cuối tuần thứ 2 sau cai sữa.
Sự thay đổi khẩu phần từ sữa mẹ sang thức ăn thô với độ tiêu hóa thấp hơn sữa
mẹ làm cho heo con không thể ăn nhiều trong 7-10 ngày sau khi cai sữa, giai đoạn này
heo dễ bị stress do thay đổi thức ăn. Trong 2 tuần sau khi cai sữa sức tăng trưởng của
heo có giảm, giai đoạn này chủ yếu do sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh đường
tiêu hóa ( Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Theo Nguyễn Hiếu Liêm (1995), bên cạnh yếu tố dinh dưỡng heo còn bị ảnh
hưởng rất lớn bởi chế độ chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Do thay đổi chuồng nuôi, vận chuyển ghép đàn… đã làm cho heo bị hàng loạt
các stress. Heo con cai sữa chịu lạnh rất kém vì hàm lượng mỡ trong cơ thể ít do đó
chuồng nuôi heo cai sữa phải có nhiệt độ thích hơp.
Khắc phục tình trạng này bằng cách cung cấp nguồn thức ăn thơm ngon và đầy
đủ chất dinh dưỡng giống như sữa mẹ,… điều tiết bầu tiểu khí hậu thích hợp cho từng
giai đoạn phát triển của heo, qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại hợp lí
nhằm không ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của heo trong giai
đoạn này. ( trích dẫn bởi Trương Quốc Cường, 2007).
Một thực tế thường thấy là việc nhốt chung những con heo con sau cai sữa
thuộc những ổ khác nhau sẽ gây nên những stress về sinh lí cho heo ( de Groot et al.,
2003).
Theo Van der Staay và ctv (2007), heo mắc phải rất nhiều stress trong hầu hết
hệ thống chăn nuôi thông thường (Ekkel et al., 1995; Ruis et al., 2001) như những
stress do việc nhốt chung những con heo thuộc khác loài với nhau ví dụ như heo thuộc
những ổ khác nhau, trong thời kì vỗ béo (de Groot et al., 2001) và trong quá trình vận
chuyển (McGlone et al., 1993; Tuchscherer et al., 1998; Ruis et al., 2001). Những
stress này sẽ không đảm bảo được phúc lợi động vật và làm suy giảm tình trạng sức
12
khỏe của thú, đẩy nhanh sự xuất hiện nhiều loại bệnh như tiêu chảy sau cai sữa, rối
loạn biến dưỡng, hội chứng viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA) và làm vết
thương lâu lành hơn.
2.2.2. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp
2.2.2.1. Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con cai sữa
Giai đoạn cai sữa hệ thống enzyme tiêu hóa có sự thay đổi, một vài enzyme tiêu
hóa (lactase, glucosidase, protease) bị suy giảm nhưng maltase lại tăng. Do đó khả
năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng giảm.(Trần Thị Dân, 2003). Ngoài ra tác giả còn
cho biết trong giai đoạn này hệ thống men tiêu hóa chưa phân tiết đầy đủ nên thức ăn
không được hấp thu và tiêu hóa một cách trọn vẹn. Lượng thức ăn không được tiêu
hóa đó sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột phát triển như: E.coli,
Salmonella … làm phá vỡ trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối
loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
Theo Nabuurs và ctv (1993), heo thường bị tiêu chảy trong vòng 3-10 ngày sau
cai sữa. Điều này liên quan đến sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn E. coli gây dung
huyết ( β-haemolytic) làm ảnh hưởng đến phần đầu ruột non của heo. Mặc dù những
serotype đặc trưng của E. coli đóng vai trò trung tâm trong căn nguyên gây nên chứng
tiêu chảy trên heo con sau cai sữa nhưng cũng cần quan tâm đến rotavirus, (trích dẫn
bởi Đặng Minh Phước, 2008).
Do kí sinh trùng: theo Stewart và ctv (1996), các loại giun như: giun tròn
(Ascaris suum), giun chỉ (Strongyloides ransomi), giun kết hạt (Oesophagostomum
spp), giun roi (Trichuris suis) ngoài việc trực tiếp chiếm thức ăn nên làm giảm tăng
trọng và tăng tiêu tốn thức ăn ở heo, chúng còn là tác nhân gây ra nhiều bệnh khác như
viêm ruột dẫn tới tiêu chảy, mất nước.
Ngoài ra theo Straw và ctv (1996), còn có một số yếu tố khác góp phần gây nên
hội chứng tiêu chảy trên heo cai sữa như:
Thay đổi nhiệt độ: nhiệt độ lạnh hay biến động nhiệt độ lớn trong ngày đều có
thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên hội chứng tiêu chảy của heo, khi
nhiệt độ môi trường thấp sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và làm giảm khả năng thực bào
các tác nhân lây nhiễm bệnh.
13