Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM BỤNG TỔNG QUÁT TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM BỤNG TỔNG QUÁT
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ

SVTH
Ngành
Lớp
Niên khóa

: CHÂU THỊ KIM LÊ
: BÁC SĨ THÚ Y
: TC03TY
: 2003 – 2008

Tháng 6 năm 2009


ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM BỤNG TỔNG QUÁT TRONG
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ

Tác giả

CHÂU THỊ KIM LÊ

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:


PGS.TS LÊ VĂN THỌ
BSTY VŨ KIM CHIẾN

Tháng 6 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Lê Văn Thọ đã hết lòng dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báo, nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin Cảm ơn sâu sắc đến Bác sĩ Vũ Kim Chiến đã tạo mọi điều kiện và tận tình
hướng dẫn, truyền đạt mọi kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Chi cục Thú y TP-HCM, Trạm Chẩn đoán
– Xét nghiệm và Điều trị cùng các cô chú, anh chị ở tổ điều trị đã tận tình hỗ trợ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thý y
cùng toàn thể thầy cô khoa Chăn nuôi Thý y trường Đại học Nông Lâm TP-HCM đã
tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.

ii


MỤC LỤC
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đich ...............................................................................................................2
1.3.Yêu cầu ..................................................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN..........................................................................................3
2.1. Siêu âm.................................................................................................................3
2.1.1 Lịch sử về siêu âm ..............................................................................................3
2.1.2. Vật lý học của siêu âm.......................................................................................4
2.1.2.1. Định nghĩa siêu âm.........................................................................................4
2.1.2.2. Cơ sở vật lý của phương pháp ghi hình siêu âm ............................................4
2.1.3. Kỹ thuật của phương pháp tạo hình siêu âm .....................................................6
2.1.3.1. Nguyên lý cơ bản............................................................................................6
2.1.3.2. Các hình thức thể hiện ....................................................................................6
2.1.3.3. Độ phân giải của ảnh ......................................................................................7
2.1.4. Giới thiệu về thiết bị ghi hình bằng máy siêu âm..............................................7
2.1.4.1. Đầu dò.............................................................................................................7
2.1.4.2.Thân máy .........................................................................................................8
2.1.4.3. Thiết bị xuất..................................................................................................10
2.1.5. Những thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm........................................................10
2.1.5.1. Hình bờ .........................................................................................................10
2.1.5.2. Hồi âm tăng ..................................................................................................10
2.1.5.3. Hồi âm giảm .................................................................................................11
2.1.5.4. Không có hồi âm ..........................................................................................11
2.1.5.5. Đồng hồi âm .................................................................................................11
2.1.5.6. Hồi âm hổn hợp ............................................................................................11
2.1.5.7. Mật độ của mô ..............................................................................................11
2.1.5.8. Cấu trúc bên trong ........................................................................................11
2.1.5.9. Hiện tượng bóng lưng...................................................................................11
2.1.10. Hiện tượng tăng cường âm ............................................................................11
iii


2.1.5.11. Hiện tượng dội lại.......................................................................................12
2.1.5.12. Thứ tự hồi âm .............................................................................................12

2.1.6. Khái niệm về các mặt cắt.................................................................................12
2.1.7. Tác dụng sinh học của siêu âm........................................................................12
2.1.8. Đặc điểm của siêu âm bụng (tổng quát) ..........................................................13
2.1.9. Các sai lầm thường gặp khi sử dụng máy siêu âm ..........................................13
2.2. Cơ thể học về các cơ quan được khảo sát trong siêu âm bụng tổng quát ...14
2.2.1. Cơ thể học của gan – mật ................................................................................14
2.2.2. Cơ thể học của lách .........................................................................................15
2.2.3. Cơ thể học của thận .........................................................................................15
2.2.4. Cơ thể học của bàng quang..............................................................................16
2.2.5. Cơ thể học của cơ quan sinh dục .....................................................................17
2.3. Kỹ thuật siêu âm...............................................................................................19
2.3.1. Hình ảnh siêu âm của gan – mật bình thường .................................................19
2.3.2. Hình ảnh siêu âm của lách bình thường ..........................................................20
2.3.3. Hình ảnh siêu âm của thận bình thường ..........................................................20
2.3.4. Hình ảnh siêu âm của bàng quang bình thường ..............................................20
2.3.5. Hình ảnh siêu âm của tuyến tiền liệt bình thường...........................................20
2.3.6. Hình ảnh siêu âm của buồng trứng bình thường .............................................21
2.3.7. Hình ảnh siêu âm của tử cung bình thường.....................................................21
2.3.8. Một số công trình nghiên cứu lên quan đến đề tài ..........................................21
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..............................23
3.1. Địa điểm và thời gian khảo sát ...........................................................................23
3.2. Đối tượng khảo sát..............................................................................................23
3.3. Nội dung khảo sát...............................................................................................23
3.4. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................23
3.5. Phương tiện chẩn đoán ....................................................................................23
3.5.1. Thiết bị và vật liệu...........................................................................................23
3.5.2. Tiến hành siêu âm............................................................................................23
3.6. Chẩn đoán các bệnh lý trên hình ảnh siêu âm...............................................24
3.6.1. Chẩn đoán các bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa trên siêu âm....................................24
iv



3.6.2. Chẩn đoán các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu trên siêu âm ...................................24
3.6.3. Chẩn đoán các bệnh lý thuộc hệ sinh dục trên siêu âm...................................25
3.6.4. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải khác trên siêu âm ..............................................25
3.7. Xử lý số liệu .......................................................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................26
4.1. Các nhóm bệnh lý được phát hiện bằng siêu âm...........................................26
4.2. Bệnh lý trên hệ tiết niệu ...................................................................................27
4.2.1. Viêm bàng quang.............................................................................................27
4.2.2. Sỏi bàng quang ................................................................................................28
4.2.3. Viêm thận ........................................................................................................28
4.2.4. Sỏi thận ............................................................................................................29
4.2.5. Thận ứ nước.....................................................................................................30
4.2.6. Polyp bàng quang ............................................................................................30
4.2.7. Huyết khối bàng quang....................................................................................31
4.2.8. Nang thận.........................................................................................................31
4.2.9. Vỡ bàng quang.................................................................................................32
4.3. Bệnh lý trên hệ tiêu hóa ...................................................................................32
4.3.1. Viêm gan..........................................................................................................33
4.3.2. Viêm túi mật ....................................................................................................33
4.3.3. Hơi tự do trong ống tiêu hóa (chướng hơi) .....................................................34
4.3.4. Bón...................................................................................................................34
4.3.5. Gan nhiễm mỡ .................................................................................................35
4.3.6. Viêm dạ dày.....................................................................................................36
4.3.7. Polyp túi mật....................................................................................................36
4.3.8. Sỏi túi mật........................................................................................................36
4.3.9. Xơ gan .............................................................................................................37
4.3.10. Lồng ruột .......................................................................................................37
4.3.11. U gan..............................................................................................................38

4.4. Bệnh lý trên cơ quan sinh dục .........................................................................39
4.4.1. Viêm tử cung dạng kín ....................................................................................39
4.4.2. Viêm tử cung dạng hở .....................................................................................39
v


4.4.3. Viêm tiền liệt tuyến .........................................................................................40
4.4.4. Phì đại tiền liệt tuyết........................................................................................40
4.4.5. Sót nhau ...........................................................................................................41
4.4.6. U nang buồng trứng.........................................................................................41
4.4.7. U xơ tử cung ....................................................................................................42
4.5. Chẩn đoán bệnh lý mắc phải khác trên siêu âm............................................43
4.5.1. Tràn dịch màng phổi........................................................................................43
4.5.2. Lách triển dưỡng..............................................................................................43
4.5.3. Xuất huyết lách................................................................................................43
4.5.4. Bệnh ghép ........................................................................................................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................46
5.1. Kết luận...............................................................................................................46
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................46

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả siêu âm tổng quát........................................................................26
Bảng 4.2. Các nhóm bệnh lý được phát hiện bằng siêu âm ......................................26
Bảng 4.3. Kết quả siêu âm bệnh lý trên hệ tiết niệu..................................................27
Bảng 4.4. Kết quả siêu âm bệnh lý trên hệ tiêu hóa ..................................................32
Bảng 4.5. Phân loại viêm gan....................................................................................33
Bảng 4.6. Phân loại gan nhiễm mỡ............................................................................35

Bảng 4.7. Kết quả siêu âm bệnh lý ở cơ quan sinh dục.............................................39
Bảng 4.8. Kết quả siêu âm các bệnh lý khác .............................................................42
Bảng 4.9. Kết quả siêu âm các trường hợp bệnh ghép ..............................................44

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Máy siêu âm ..............................................................................................10
Hình 2.2. Mô tả các cơ quan nội tạng........................................................................14
Hình 2.3. Cơ quan sinh dục đực ................................................................................17
Hình 2.4. Cơ quan sinh dục cái .................................................................................18
Hình 4.1. Viêm bàng quang.......................................................................................28
Hình 4.2. Sỏi bàng quang ..........................................................................................28
Hình 4.3. Sỏi sau phẫu thuật......................................................................................28
Hình 4.4. Viêm thận mãn ..........................................................................................29
Hình 4.5. Viêm thận cấp............................................................................................29
Hình 4.6. Sỏi thận ......................................................................................................29
Hình 4.7. Thận ứ nước mức độ nhẹ...........................................................................30
Hình 4.8. Thận ứ nước mức độ nặng ........................................................................30
Hình 4.9. Polyp bàng quang ......................................................................................31
Hình 4.10. Phẫu thật polyp bàng quang ....................................................................31
Hình 4.11. Huyết khối bàng quang............................................................................31
Hình 4.12. Nang thận.................................................................................................31
Hình 3.13. Vỡ bàng quang.........................................................................................32
Hình 3.14. Phẫu thuật khâu bàng quang bị vỡ ..........................................................32
Hình 4.15.Gan bình thường .......................................................................................33
Hình 4.16.Viêm gan .................................................................................................33
Hình 4.17. Viêm túi mật ............................................................................................34
Hình 4.18. Hơi tự do trong ống tiêu hóa ...................................................................34

Hình 4.19. Bón...........................................................................................................34
Hình 4.20. Gan nhiễm mỡ lan tỏa .............................................................................35
Hình 4.21. Viêm dạ dày.............................................................................................36
Hình 4.22. Polyp túi mật............................................................................................36
Hình 4.23. Sỏi túi mật................................................................................................37
Hình 4.24. Xơ gan .....................................................................................................37
Hình 4.25. Lồng ruột( tắt ruột) ..................................................................................38
viii


Hình 4.26. U gan........................................................................................................38
Hình 4.27. Phẫu thuật khối u gan ..............................................................................38
Hình 4.28. Viêm tử cung dạng kín ............................................................................39
Hình 4.29. Phẫu thuật viêm tử cung dạng kín ...........................................................39
Hình 4.30. Viêm tử cung dạng hở .............................................................................40
Hình 4.31. Phẫu thuật cắt bỏ viêm tử cung ..............................................................40
Hình 4.32. Viêm tiền liệt tuyến .................................................................................41
Hình 4.33. Phì đại tiền liệt tuyết................................................................................41
Hình 4.34. Trường hợp sót nhau ...............................................................................41
Hình 4.35. U nang buồng trứng trái ..........................................................................42
Hình 4.36. Phẩu thuật u nang buồng trứng................................................................42
Hình 4.37. U xơ tử cung ...........................................................................................42
Hình 4.38. Phẩu thuật u xơ tử cung...........................................................................42
Hình 4.39. Tràn dịch màng phổi................................................................................43
Hình 4.40. Lách bình thường.....................................................................................43
Hình 4.41. Lách triển dưỡng......................................................................................43
Hình 4.42. Vỡ lách ....................................................................................................44
Hình 4.43. Phẩu thuật lách bị vỡ ...............................................................................44
Hình 4.44a. Dãn túi mật ............................................................................................45
Hình 4.44b. Viêm thận, báng bụng............................................................................45

Hình 4.45. Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt...................................................45
Hình 4.46. Sỏi bàng quang, viêm tử cung .................................................................45

ix


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài "Ứng dụng kỹ thuật siêu âm bụng tổng quát trong chẩn đoán bệnh trên
chó" được tiến hành tại Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm và Điều trị trực thuộc Chi cục
Thú y TP.HCM, thời gian từ tháng 6/2008 đến tháng 10/2008.
Qua quá trình khảo sát, trong 4945 ca đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn
đoán xét nghiệm và Điều trị, kết quả thu được như sau: có 1763 ca được chỉ định siêu
âm chiếm tỷ lệ 35,65%/tổng số ca đến khám tại Trạm. Trong đó, siêu âm thai chiếm
tỷ lệ 41,01% và siêu âm tổng quát chiếm 58,99%.
Có tất cả 29 loại bệnh lý khác nhau được phát hiện qua siêu âm trong thời gian
khảo sát.
Bệnh lý trên hệ tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 334 ca tương ứng với
37,99%/tổng số ca siêu âm tổng quát, kế đến là các trường hợp bệnh lý trên hệ tiêu
hóa chiếm 25,14%, sau đó là bệnh lý trên cơ quan hệ sinh dục chiếm tỷ lệ 24,35%.
Có 161 trường hợp không phát hiện bệnh lý qua siêu âm. Đó là các trường
hợp chưa thấy sự thay đổi về mặt cấu trúc của các cơ quan trong xoang bụng hoặc là
bệnh viêm ruột, viêm phổi thông thường.
Siêu âm hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán phát hiện sỏi ở đường tiết niệu,
nhất là những sỏi có khả năng thấu quang mà trên phim X-quang không thể phát hiện
được.
Tóm lại, có thể nói siêu âm đã góp phần không nhỏ và sự phát triển chung của
ngành y học nói chung về ngành Thú y nói riêng.

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Kỹ thuật siêu âm đã được biết từ lâu và được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực như: quân sự, y học, công nghiệp… Bên cạnh đó siêu âm đã góp phần quan
trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh cho người. Với việc sử dụng
sóng siêu âm có tần số thích hợp, các bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện những thay
đổi về mặt cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể, từ đó có những định hướng và điều
trị kịp thời. Chi phí thấp cùng với độ an toàn sinh học cao đã giúp cho dịch vụ siêu âm
ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhân y.
Tại các nước tiên tiến, từ cuối thập niên 70, siêu âm thú y đã được ứng dụng và
được xem như là một dịch vụ rất thiết yếu tại các bệnh viện trường đại học hay tại các
phòng khám thú y tư nhân.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây siêu âm thú y đang được đầu tư khá
phổ biến tại các trung tâm chẩn đoán, các phòng khám thú y… Trạm Chẩn đoán Xét
nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị
tiên phong trong lĩnh vực siêu âm. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng,
Trạm còn tiến hành thực hiện một số đề tài chuyên ngành siêu âm nhằm xây dựng
những tài liệu giúp cho việc học tập của sinh viên Đại học cũng như giúp các bác sĩ thú
y nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc chẩn đoán hình ảnh.
Hiện tại, siêu âm chưa được chính thức đưa vào thành một môn học của các
trường đại học có chuyên ngành thú y tại Việt Nam, số lượng đề tài còn ít, tài liệu
phần lớn là tiếng nước ngoài, do đó việc phát triển chuyên ngành siêu âm thú y một
cách có hệ thống còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để góp phần chẩn đoán và điều trị, đồng thời xây
dựng dữ liệu giúp cho việc nghiên cứu sâu rộng chuyên ngành siêu âm thú y, được sự
đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú y trường ĐH Nông Lâm TP HCM và Chi cục Thú y
TP HCM, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Thọ và BSTY Vũ Kim Chiến,
1



chúng tôi tiến hành đề tài:“ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM BỤNG TỔNG
QUÁT TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN CHÓ”
1.2. Mục đích
- Ứng dụng siêu âm tổng quát trong chẩn đoán bệnh trên chó.
- Ghi nhận hình ảnh siêu âm của tất cả các bệnh lý phát hiện được qua sự thay
đổi về mặt cấu trúc của các cơ quan trong xoang bụng.
1.3. Yêu cầu
- Sử dụng đầu dò có tần số thích hợp để khảo sát các chủ mô trong xoang bụng
gồm: Gan, thận , lách, túi mật, bàng quang, tử cung và tiền liệt tuyến… Ghi nhận các
cấu trúc bất thường bằng hình ảnh siêu âm, mô tả các cấu trúc chủ mô bệnh lý.
- Ghi nhận tỷ lệ bệnh trên từng cơ quan khảo sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Siêu âm
2.1.1. Lịch sử về siêu âm
Chụp siêu âm là một trong những đổi mới trọng đại về ghi hình y học trong
những năm 1970. Nó dựa trên nguyên tắc thăm dò cơ thể người nhờ các sóng siêu âm.
Phương pháp xét nghiệp không gây thương tổn này tuy chi phí hơi cao nhưng bù lại đã
thu được kết quả nhờ những tiến bộ rất nhanh chóng về kỹ thuật (Bonnin và cộng sự,
1997).
Năm 1880, Marie Curie đã phát hiện khả năng của các tinh thể áp điện tạo ra
các sóng siêu âm.
Năm 1916, Langevin là người đầu tiên dùng dòng điện xoay chiều đi qua một
tinh thể áp điện để tạo ra hàng loạt sóng siêu âm khi bị ép và dãn ra.

Năm 1954, Edler và Hert – một bác sĩ và một kỹ sư Thụy Điển – lần đầu tiên đã
ghi được hình ảnh hoạt động của hẹp van hai lá bằng siêu âm kiểu một chiều.
Từ thập kỷ 60, kỹ thuật chẩn đoán bằng siêu âm được phát triển tại Châu Âu,
Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Từ thập kỷ 70 trở đi, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã cho phép siêu âm trở thành một
phương pháp chẩn đoán có giá trị và hoàn toàn không gây hại cho người bệnh.
Cho đến nay, ngành y khoa đã có siêu âm kiểu một chiều (1D), hai chiều (2D),
phối hợp với hiệu ứng Doppler đen trắng – màu, ba chiều (3D) để chẩn đoán và điều
trị các bệnh của các tạng trong cơ thể người.
Ở nước ta, đến giữa năm 2000, Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị (trực
thuộc Chi cục Thú y TP. HCM) đã chính thức đưa máy siêu âm chuyên dùng trong
lĩnh vực Thú y vào hoạt động. Có thể nói đây là trung tâm đầu tiên trong ngành Thú y
ở Việt Nam đưa các phương tiện chẩn đoán hình ảnh vào phục vụ cho công tác chẩn
đoán bệnh trên chó mèo.

3


2.1.2. Vật lý học của siêu âm
2.1.2.1. Định nghĩa siêu âm
Siêu âm là những rung động của vật chất có thể lan truyền trong tất cả các môi
trường chất khí, chất lỏng, chất rắn nhưng không qua được khoảng chân không. Trong
môi trường chất đàn hồi (khí, lỏng, rắn) có thể coi như những môi trường liên tục bao
gồm những phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Bình thường, các phần tử này có một vị
trí cân bằng bền. Khi có một lực tác động vào một phần tử nào đó của môi trường,
phần tử này sẽ rời vị trí cân bằng của nó. Do tương tác tạo nên bởi các mối liên kết
giữa các phần tử kế cạnh: một mặt sẽ bị kéo về vị trí cân bằng, mặt khác còn chịu tác
động của lực tương tác nên nó sẽ chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng gọi là sự
dao động của các phân tử có chu kỳ. Nói một cách khác, sóng âm là một hiện tượng
vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của các phân tử vật

chất (dẫn liệu của Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002).
Nếu phân loại theo phương dao động, người ta chia sóng âm làm hai loại: sóng
dọc và sóng ngang.
Khi phân loại theo tần số (f), sóng âm được chia theo ba dải tần số chính:
- Sóng âm tần số cực thấp (vùng hạ âm) có tần số f < 16Hz.
- Sóng âm có tần số nghe thấy với f = 16 – 20.000Hz.
- Sóng siêu âm có tần số f > 20KHz.
2.1.2.2. Cơ sở vật lý của phương pháp ghi hình siêu âm
Cơ sở vật lý của kỹ thuật ghi hình siêu âm chính là sự tương tác của các tia siêu
âm với các tổ chức của cơ thể. Sự tương tác này phụ thuộc vào:
- Tốc độ lan truyền của sóng âm (C)
Tốc độ lan truyền của sóng âm là những quãng đường mà sóng âm lan truyền
sau một thời gian.
Trong mô mềm, sóng âm lan truyền với tốc độ gần bằng nhau (Cnước=1540m/s,
Cmỡ=1450m/s, Cgan=1550m/s). Ngược lại, tốc độ lan truyền trong không khí và mô xương
khác hẳn nhau (Ckhông khí = 330m/s, Cxương= 3000 – 4000m/s)
- Trở kháng âm của môi trường (Z)
Trở kháng âm của môi trường được hiểu như là độ vang hay độ dội của sóng
âm trong môi trường:
4


Z=c.p
Trong đó:

c (m/s) là vận tốc lan truyền của sóng âm.
p (kg/m3) là mật độ của môi trường.

- Phản xạ và khúc xạ
Khi sóng âm truyền trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng, nó sẽ truyền

theo phương thẳng. Khi gặp mặt phân cách đủ lớn giữa hai môi trường có trở kháng
âm khác nhau, tức là có vận tốc truyền âm khác nhau, sóng âm sẽ truyền đi tuân theo
qui luật phản xạ hay khúc xạ. Một phần năng lượng của sóng âm sẽ phản xạ ngược trở
lại và phần còn lại sẽ truyền tiếp vào môi trường thứ hai.
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng sóng truyền tiếp không cùng hướng với sóng
tới.
Phản xạ toàn phần là hiện tượng mà sóng âm sẽ không khúc xạ được sang môi
trường thứ hai bên kia mặt phân cách và toàn bộ được phản xạ trở lại môi trường thứ
nhất
- Sự tán xạ
Một hiện tượng khác trong việc tạo hình ảnh siêu âm là sự tán xạ của tia siêu
âm khi gặp một cấu trúc nhỏ hoặc với một bề mặt không đồng đều. Khi đó, tia siêu âm
sẽ bị tán xạ đi khắp các hướng và chỉ có một phần nhỏ chắc chắn tới được đầu dò. Đây
là hiện tượng quan trọng để đánh giá độ đồng nhất của các nhu mô.
- Giảm âm và khuếch tán bù
Năng lượng của sóng siêu âm giảm dần trên đường lan truyền trong mô. Đó là
những tương tác mà trong đó năng lượng của các chùm tia tới được lấy bớt dần để
truyền lại theo nhiều hướng khác nhau (do phản xạ hay khuếch tán) hoặc bị hấp thu
bởi các mô và chuyển đổi thành nhiệt (do hấp thu).
Để khắc phục hiện tượng giảm âm, tín hiệu phải bù bằng hệ thống khuếch đại
nhằm tạo ấn tượng đồng nhất ở tất cả các độ sâu.
- Thông số của sóng siêu âm và kích thước hình học của tổ chức
Vì sóng siêu âm phản xạ trên mặt phân cách, do đó năng lượng phản xạ còn phụ
thuộc vào kích thước của mặt phân cách và độ dài bước sóng của chùm tia. Sóng âm
có tần số càng cao thì càng dễ dàng phát hiện và phân biệt các vật nhỏ, song cũng vì
vậy mà khó vào được sâu các tổ chức bên trong.
5


2.1.3. Kỹ thuật của phương pháp tạo hình siêu âm

2.1.3.1. Nguyên lý cơ bản
Đầu dò được lắp đặt một bộ chuyển đổi siêu âm, do hiệu ứng áp điện sẽ phát ra
một xung động siêu âm đáp ứng một kích thích điện. Xung động siêu âm này truyền
vào các mô sinh học sẽ lan truyền đi dần dần, sóng âm sẽ gặp các mặt phản hồi trên
đường truyền, tạo ra các sóng phản xạ và tán xạ quay trở về đầu dò và được thu nhận
tại đây.
Đầu dò sẽ biến đổi sóng phản hồi thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp
điện. Tín hiệu này mang hai thông tin chính:
- Thông tin về độ lớn biên độ, phản ánh tính chất âm học của môi trường.
- Thông tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu.
Các thông tin này sau đó được xử lý và thể hiện hình ảnh trên màn hình.
2.1.3.2. Các hình thức thể hiện
Kiểu A (Amplitude mode)
- Tín hiệu hồi âm được thể hiện bằng xung hình gai trên dao động ký qua hệ
thống trục tung và trục hoành.
- Chiều cao của xung thể hiện độ lớn của biên độ tín hiệu hồi âm. Vị trí của
xung thể hiện khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi.
- Kiểu A thường được dùng trong đo đạc vì có độ chính xác cao (Nguyễn
Phước Bảo Quân, 2002).
Kiểu B (Brightness mode)
Tín hiệu hồi âm được thể hiện bởi những chấm sáng. Độ sáng của các chấm này
thể hiện biên độ tín hiệu hồi âm. Vị trí chấm sáng xác định khoảng cách từ đầu dò đến
mặt phản hồi.
Kiểu TM (Time Motion)
Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng chiều với tia sóng âm của các vật thể
theo thời gian bằng cách thể hiện hình ảnh B-mode theo diễn biến thời gian với các tốc
độ quét khác nhau. Kết quả là nếu nguồn hồi âm đứng yên sẽ tạo ra đường thẳng
ngang qua màn hình, còn nếu mặt phản hồi chuyển động thì sẽ tạo ra đường cong phản
ảnh sự chuyển động của mặt phản hồi.


6


2.1.3.3. Độ phân giải của ảnh
Độ nét của các chi tiết trong ảnh phụ thuộc vào khả năng phân giải của hệ thống
ghi hình. Độ phân giải là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên hình siêu âm còn
phân biệt rõ nét được. Giới hạn phân giải của một hệ thống ghi hình được xác định bởi
độ dài bước sóng. Nếu độ dài bước sóng giảm thì tần số tăng lên theo nhưng độ giảm
âm lại tăng ngang bằng với tần số. Như vậy việc sử dụng các đầu dò có tần số cao sẽ
bị hạn chế khi thăm dò các cơ quan sâu mặc dù cho hình ảnh có độ phân giải cao.
Thăm dò các cơ quan sâu cần đầu dò có tần số thấp.
2.1.4. Giới thiệu về thiết bị ghi hình bằng máy siêu âm
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), có nhiều loại máy siêu âm được
thiết kế để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một cách tổng quát, có thể tạm chia
làm ba loại như sau:
- Máy siêu âm màu cao cấp với đầy đủ các chức năng hiện đại.
- Máy siêu âm đa chức năng, giải quyết được mọi yêu cầu chuyên khoa.
- Máy siêu âm xách tay chức năng đơn giản, chủ yếu dùng cho cấp cứu.
Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật, một số máy siêu âm xách tay gần đây
cũng có khá đầy đủ các chức năng cần thiết, người sử dụng cần biết rõ yêu cầu của
mình để chọn lựa thiết bị thích hợp. Việc nắm vững các tính năng của máy sẽ giúp ta
tránh đi nhiều sai lầm thường gặp.
Một máy siêu âm thường gồm 3 phần:
- Phần nhập: Đầu dò
- Phần xử lý: Thân máy
- Phần xuất: Màn hình
2.1.4.1. Đầu dò
Cấu tạo đầu dò
Theo Nguyễn Phước Bảo Quân (2002), đầu dò vừa đóng vai trò đầu phát sóng
vừa đóng vai trò đầu thu sóng. Về mặt kỹ thuật việc này được thực hiện như sau: Tinh

thể gốm của đầu dò được nuôi bằng các chuỗi xung cao tần, cứ sau mỗi xung phát đầu
dò lại làm nhiệm vụ tiếp nhận sóng hồi âm. Độ lặp lại các chuỗi xung phụ thuộc vào
các độ sâu tối đa cần chẩn đoán.

7


Các loại đầu dò:
+ Đầu dò Linear (đầu dò dạng thẳng)
Nguyên lý: Đầu dò được cấu tạo từ một dãy n tinh thể đơn. Tia siêu âm được
tạo thành từ nhóm gồm m đơn tinh thể đứng cạnh nhau và được quét bằng cách tắt tinh
thể đứng đầu nhóm và bật thêm một tinh thể đứng kế tinh thể cuối cùng, cho hình
thẳng theo trục đầu dò.
Ưu Điểm: Vùng thăm khám rộng, khả năng thể hiện các vùng gần bề mặt tốt.
Nhược điểm: Có kích thước lớn, độ phân giải theo chiều dọc và ngang khác
nhau và bị nhiễu mạch.
Ứng dụng: Dùng khảo sát vùng bụng, sản phụ khoa, tuyến giáp và các mạch
gần bề mặt.
+ Đầu dò Convex (đầu dò dạng cong)
Nguyên lý: Giống đầu dò Linear, chỉ khác ở chỗ đơn tinh thể không xếp theo
chiều ngang mà xếp theo hình cong.
Ưu điểm: Đầu dò được quét theo hình rẽ quạt với bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn của
đầu dò Linear và có dạng cong nên có khả năng áp vào nhiều vùng của cơ thể
Ứng dụng: khảo sát vùng bụng và hố chậu.
+ Đầu dò Sector (đầu dò dạng quạt)
Nguyên lý: Tinh thể tròn quay quanh và quét tia siêu âm theo một góc hình rẽ
quạt. Tinh thể được gắn trên một trục và motor quay được để trên đầu đặc biệt nên
hình ảnh siêu âm có dạng hình cung tròn.
Ưu điểm: bề mặt tiếp xúc rộng, độ mở lớn, các đầu dò đặc biệt có góc quét
3600.

Nhược điểm: do có thêm phần cơ khí nên đầu dò hơi nặng và chuyển mode
chậm.
Ứng dụng: trong siêu âm tim, nội tổng quát và sản phụ khoa.
2.1.4.2. Thân máy
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), các bộ phận chính ở thân máy siêu
âm thường gặp bao gồm:

8


Gain (công suất phát sóng siêu âm)
Khi sử dụng máy siêu âm, cần tuân thủ nguyên tắc ALARA (as low as reasonably
acceptable) nghĩa là dùng sóng siêu âm với công suất thấp nhất có thể được.
Có hai phần điều chỉnh Gain: Tổng cộng và từng phần.
- Gain từng phần được thiết kế để bù lại lượng hao hụt năng lượng trên đường
đi của sóng siêu âm. Ở các máy đơn giản, nó được chia làm hai phần: gần và xa. Ở các
máy phức tạp hơn, có phần tính chỉnh cho từng mức độ sâu 2cm.
Nguyên tắc chỉnh: tạo được hình ảnh đồng dạng.
Gain tổng cộng thường dùng ở mức thấp nhất và Gain từng phần ở mức cao
nhất có thể được.
Bộ phận xử lý ảnh
Có nhiều cách xử lý ảnh khác nhau nhằm quan sát tổn thương rõ hơn. Nói một
cách tổng quát, có hai loại xử lý ảnh: trước và sau khi cố định ảnh.
Cần chú ý là độ mịn tỷ lệ nghịch với độ tương phản, những biện pháp làm tăng
độ tương phản sẽ làm giảm khả năng phát hiện tổn thương và ngược lại.
Yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất là việc xác định vùng khảo sát động học
(Dynamic range: DR). Nếu DR nhỏ, hình có độ tương phản cao nhưng không mịn và
ngược lại.
Các bộ phận nhập dữ liệu
Chú thích (comment)

Chỉ thị mặt cắt (bodymark)
Hồ sơ bệnh nhân (ID) mà trong thú y ở phần này chúng ta điền dữ liệu về giống
chó, tuổi, giới tính.
Các chức năng tính toán
Tổng quát: khoảng cách, diện tích, thể tích.
Sản khoa: tuổi thai, số lượng thai.
Tim: tần số nhịp tim.
Các yếu tố xử lý ảnh khác
Vùng tiêu điểm (Focus): có thể thay đổi từ nông đến sâu.
Phóng đại (Zoom)
Lăn hình (Scroll)
9


Đổi chiều (Reverse)
Thang xám (Gray Scale)
Thang xám thường có từ 16 – 64 nấc. Số nấc trên thang xám càng nhiều thì khả
năng phát hiện tổn thương càng cao.
2.1.4.3. Thiết bị xuất
Màn hình
Máy in nhiệt
Phim Polaroid
Thu video

Hình 2.1. Máy siêu âm
2.1.5. Những thuật ngữ mô tả hình ảnh siêu âm
2.1.5.1. Hình bờ: Có thể là liên bề mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu
trúc âm khác nhau: gan – thận phải, lách – thận trái, khối u đặc – nhu mô bình thường.
Cũng có thể là giới hạn của một cấu trúc lỏng bình thường hay bệnh lý: thành bàng
quang, túi mật, abscess…

2.1.5.2. Hồi âm tăng (hồi âm dày): Mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với
độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường. Ví dụ:
xương và các tổ chức bị khoáng hóa có độ hồi âm rất lớn nên hầu hết sóng siêu âm đều
bị phản xạ trở lại, vì vậy tạo thành hình ảnh có độ hồi âm tăng.

10


2.1.5.3. Hồi âm giảm (hồi âm kém): Mô tả cấu trúc có mức độ xám giảm so với
độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường. Ví dụ:
viêm gan cấp tính.
2.1.5.4. Không có hồi âm (hồi âm trống): Mô tả cấu trúc không tạo được sóng
phản hồi. So với mức tương ứng trên thang độ xám thì những cấu trúc này có độ xám
rất thấp, thậm chí hiển thị màu đen. Phần lớn các mô dịch trong cơ thể như: máu, nước
tiểu, dịch mật… đều có đặc tính này.
2.1.5.5. Đồng hồi âm: Mô tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm
của cấu trúc nền xung quanh hoặc hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm.
2.1.5.6. Hồi âm hỗn hợp: Mô tả một vài cấu trúc mô vừa đặc vừa dịch xen kẽ
lẫn nhau.
2.1.5.7. Mật độ của mô: Căn cứ vào độ hồi âm, ta có thể ước lượng được các
tổn thương ở dạng đặc hay dạng lỏng.
- Tính chất đặc (hồi âm bên trong đồng nhất hoặc không đồng nhất).
- Tính chất dịch (nang).
- Tính chất hỗn hợp (có phần đặc, có phần dịch).
Trên thực tế, nhiều khi bản chất là mô đặc nhưng có độ hồi âm rất kém, gần như
là hồi âm trống (ví dụ: hạch của lymphoma) hay ngược lại, là chất dịch mủ nhưng lại
hồi âm rất dày (ví dụ: abscess gan do vi khuẩn). Do đó, cần dựa thêm vào nhiều yếu tố
khác để xác định.
2.1.5.8. Cấu trúc bên trong: Đồng nhất là sự mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm
trên toàn cấu trúc. Không đồng nhất chỉ sự mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm

khác nhau. Dịch có thể có độ hồi âm đồng nhất (nang đơn thuần) hay không đồng nhất
(dịch xuất huyết), u có thể có độ hồi âm đồng nhất (hemangioma) hay không đồng
nhất (ung thư gan).
2.1.5.9. Hiện tượng bóng lưng: Do sự phản xạ mạnh, phần phía sau sẽ không
nhận được tín hiệu siêu âm tới, vì thế biểu hiện thành một dải xám tối hơn môi trường
xung quanh ở ngay phía sau cấu trúc.
2.1.10. Hiện tượng tăng cường âm: Khi qua môi trường có độ cản âm thấp thì
phần sau sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn xung quanh, dẫn đến hiện tượng
tăng âm là một dải xám sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc.
11


2.1.5.11. Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi): Hình ảnh xuất hiện trên màn
hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân cách với những khoảng cách đều
nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần.
2.1.5.12. Thứ tự hồi âm: Thứ tự hồi âm tăng theo mô và vật chất cơ thể. Hồi
âm tăng dần theo thứ tự: mật – nước tiểu, vùng tủy thận, vùng vỏ thận, gan, mỡ dự trữ,
lách, tiền liệt tuyến, xoang thận, cấu trúc mỡ - thành mạch máu, xương – hơi – vùng
rìa tổ chức. Máu và dịch chất cho hình ảnh đen trên hình ảnh siêu âm vì có rất ít hồi
âm, khi dịch chất bị vẩn đục do protein, tế bào, sợi mô liên kết tăng lên thì nó sẽ có hồi
âm tăng.
2.1.6. Khái niệm về các mặt cắt
Mặt cắt là mặt phẳng mà một hướng được giới hạn bởi chiều lan truyền của
sóng âm.
- Cắt ngang: mặt cắt này dựa vào khớp mu và mũi ức để xác định. Những mặt
cắt ngang xương mu qua rốn và ngang với mũi ức qua rốn.
- Cắt dọc: là mặt cắt giữa mũi ức tới khớp mu qua rốn. Mặt cắt này vuông góc
với mặt nằm ngang.
2.1.7. Tác dụng sinh học của siêu âm
Siêu âm sử dụng trong chẩn đoán không có hại gì cho thú và người kể cả những

tế bào non, cụ thể là:
- Đối với tế bào non: Khi phát gián đoạn một nguồn siêu âm có cường độ 2
w/cm2, tần số 2 MHz qua não chó, sau 5 - 9 giờ, qua khảo sát không thấy tổn thương
gì.
- Đối với cơ quan sinh dục: Phát một nguồn siêu âm có tần số 0.8 MHz chiếu
nhiều lần vào bộ phận sinh dục chó trong chu kỳ động dục, sau 15 phút cũng không
gây ra thay đổi gì.
- Đối với bào thai: Sử dụng sóng âm cường độ 40 NW/cm2, tần số 2.4 MHz
chiếu vào chuột nhiều lần trong quá trình mang thai vẫn không làm thai bị biến dạng,
chuột sinh sản bình thường, tỷ lệ chết sau khi sinh không tăng so với lô đối chứng.
- Đối với máu: Sử dụng nguồn siêu âm liên tục với cường độ 12 mw/cm2 tác
động lên hồng cầu có đánh dấu Chrom 51. Ta nhận thấy hồng cầu không bị thay đổi gì
so với nhóm đối chứng.
12


Tuy nhiên, nên sử dụng thời gian siêu âm vừa đủ để ghi nhận những thông tin,
hình ảnh cần thiết và đồng thời duy trì cường độ siêu âm ở mức thấp nhất (nếu có thể)
càng tốt.
2.1.8. Đặc điểm của siêu âm bụng (tổng quát)
+ Thuận lợi
- Không gây hại.
- Không gây chảy máu.
- Quan sát các cơ quan trong trạng thái động ở thời gian thực.
- Không cần chuẩn bị đặc biệt.
- Có thể sử dụng trong lúc mổ.
+ Không thuận lợi
- Sóng siêu âm có thể bị cản trở do xương, hơi trong bụng hay mỡ quá dày.
- Có góc chết ở một số vị trí nên không quan sát được tổn thương.
- Đôi khi có khó khăn cho việc tiếp xúc da với đầu dò.

2.1.9. Các sai lầm thường gặp khi sử dụng máy siêu âm
Siêu âm không bao giờ sai, chỉ có người đọc siêu âm sai.
Những sai lầm khi chẩn đoán bằng máy siêu âm có thể nằm trong hai nhóm:
(1) Nhóm lỗi kỹ thuật phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng máy:
- Dùng máy sai mục đích.
- Chọn sai đầu dò.
- Chỉnh sai gain (gần/xa)
- Chọn các thông số không đúng.
- Đo không chuẩn.
(2) Nhóm lỗi nhận định phụ thuộc vào kinh nghiệm.

13


2.2. Cơ thể học về các cơ quan được khảo sát trong siêu âm bụng tổng quát

Thực quản

Gan
Ruột già

Dạ dày

Manh tràng

Lách

Trực tràng

Tụy Tạng

Ruột non

Hậu môn

Hình 2.2. Mô tả các cơ quan nội tạng
(Nguồn: Bruce Fogle, D.V.M (1999). Dog Care & Behavior. Trang 230)
2.2.1. Cơ thể học của gan – mật
- Hình dạng – vị trí của gan – mật
Gan nằm trong và phía trước xoang bụng, tiếp xúc với mặt sau cơ hoành, hơi
nghiêng từ trên xuống và từ sau ra trước. Mặt trước lồi, trơn láng gọi là mặt thành, mặt
sau lõm tiếp xúc với dạ dày, thận gọi là mặt tạng.
Túi mật hình quả lê nằm ở mặt tạng của gan.
Trên chó, gan phân thành sáu thùy:
+ Bên phải có hai thùy: thùy trung phải (trước), thùy bên phải (sau).
+ Bên trái có hai thùy: thùy trung trái (trước), thùy bên trái (sau).
+ Phía trước là thùy vuông.
+ Phía sau là thùy đuôi.

14


×