Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCIN LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE O TRÊN HEO VÀ BÒ Ở MỘT SỐ QUẬN HUYỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Tháng 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.42 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCIN
LỞ MỒM LONG MÓNG TYPE O TRÊN HEO VÀ BÒ Ở
MỘT SỐ QUẬN HUYỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: HÀN YẾN PHƯƠNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: DH04TY

Niên khóa

: 2004 – 2009

Tháng 8/2009


KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCIN LỞ MỒM LONG
MÓNG TYPE O TRÊN HEO VÀ BÒ Ở MỘT SỐ QUẬN HUYỆN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả


HÀN YẾN PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ ANH PHỤNG
BSTY. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 8/2009

i


LỜI CẢM ƠN
 Xin chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Lê Anh Phụng
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành luận văn này.
 Chân thành cảm ơn
Bác sĩ thú y Huỳnh Thị Thu Hương
Bác sĩ thú y Đặng Thị Thu Hường
Đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài này
 Xin cảm ơn các cô chú và anh chị công tác tại trạm chẩn đoán xét
nghiệm và điều trị thuộc Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh đã
hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt quá
trình thực tập của mình
 Thành kính ghi ơn cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con
 Cảm ơn bạn bè và anh em đã luôn ở bên động viên, chia sẻ với tôi
trong suốt thời gian học tập


ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ x
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................. xi
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục đích.......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu............................................................................................................ 2
Chương 2: TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm chung và lịch sử bệnh lở mồm long móng (LMLM)...................... 3
2.1.1 Đặc điểm chung............................................................................................ 3
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh LMLM ................................................................. 3
2.2 Căn bệnh.......................................................................................................... 3
2.2.1 Phân loại....................................................................................................... 3
2.2.2 Hình thái, cấu trúc, sức đề kháng................................................................. 4
2.3 Tính sinh miễn dịch......................................................................................... 6
2.4 Đặc điểm dịch tể học....................................................................................... 7
2.4.1 Phân bố bệnh ................................................................................................ 7
2.4.1.1 Tình hình bệnh LMLM trên thế giới......................................................... 7
2.4.1.2 Tình hình bệnh LMLM ở Châu Á............................................................. 7
2.4.1.3 Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam ......................................................... 8

2.4.2 Tình hình bệnh LMLM ở TP.HCM ............................................................. 9
2.4.3 Động vật cảm thụ bệnh ...............................................................................10
2.4.4 Chất có mầm bệnh.......................................................................................10

iii


2.4.5 Đường xâm nhập và lây lan ........................................................................11
2.4.6 Cách sinh bệnh ............................................................................................11
2.5 Triệu chứng ....................................................................................................12
2.6 Bệnh tích ........................................................................................................14
2.6.1 Bệnh tích đại thể..........................................................................................14
2.6.2 Bệnh tích vi thể ...........................................................................................14
2.7 Chẩn đoán.......................................................................................................15
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ....................................................................................15
2.7.2 Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm ...................................................................15
2.7.2.1 Cách lấy bệnh phẩm .................................................................................15
2.7.2.2 Các phương pháp chẩn đoán ....................................................................15
2.8 Phòng bệnh LMLM........................................................................................16
2.8.1 Vệ sinh phòng bệnh.....................................................................................16
2.8.2 Phòng bệnh bằng vaccin .............................................................................16
2.8.3 Các biện pháp tổng hợp...............................................................................16
2.9 Các công trình nghiên cứu về bệnh LMLM ở Việt Nam...............................17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm ....................................................................................19
3.2 Vật liệu ...........................................................................................................19
3.2.1 Mẫu xét nghiệm...........................................................................................19
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ...................................................................19
3.2.3 Bộ kit dùng trong thí nghiệm ......................................................................19
3.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................................19

3.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................19
3.4.1. Bố trí lấy mẫu.............................................................................................19
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu.................................................................................20
3.4.3. Phương pháp xét nghiệm............................................................................21
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi .....................................................................................25
3.6.Xử lý thống kê................................................................................................26

iv


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ chống virus LMLM type O trên heo thịt đã
được tiêm phòng...................................................................................................27
4.1.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ chống virus LMLM trên heo thịt sau tiêm
phòng ở các quận huyện thuộc Tp. HCM ............................................................27
4.1.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ chống virus LMLM trên heo thịt sau tiêm
phòng theo khu vực .............................................................................................29
4.1.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể đạt bảo hộ đối với virus LMLM
serotype O trên heo thịt sau tiêm phòng theo qui mô chăn nuôi.........................30
4.1.4 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ chống virus LMLM trên heo thịt sau tiêm
phòng theo lứa tuổi...............................................................................................32
4.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đạt bảo hộ chống virus LMLM type O trên bò sữa đã
được tiêm phòng...................................................................................................34
4.2.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ chống bệnh LMLM trên bò sữa sau tiêm
phòng theo quận huyện .......................................................................................34
4.2.2 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ chống bệnh LMLM trên bò sữa sau tiêm
phòng theo khu vực ..............................................................................................35
4.2.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ chống bệnh LMLM trên bò sữa sau tiêm
phòng theo thế hệ lai ............................................................................................36
4.2.4 Tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ chống bệnh LMLM trên bò sữa sau tiêm

phòng theo qui mô chăn nuôi ...............................................................................38
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ..........................................................................................................40
5.2 Đề nghị ...........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT......................................................................................42
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ......................................................................................42

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái virus LMLM...........................................................................4
Hình 2.2: Cấu trúc kháng nguyên bề mặt......................................................................... 5

Hình 2.3: Phát hiện 200 con heo bệnh tại cơ sở giết mổ Quận 12.......................10
Hình 2.4: Lưỡi bị loét...........................................................................................13
Hình 2.5: Vú bị loét..............................................................................................13
Hình 2.6: Viêm loét ở nướu răng .........................................................................13
Hình 2.7: Biến chứng ở chân ...............................................................................13
Hình 2.8: Vú bị cương mạch, căng đỏ .................................................................13
Hình 2.9: Mụn nước ở lưỡi, viền móng ...............................................................14
Hình 2.10: Biến chứng ở tim................................................................................14
Hình 3.1: Xét nghiệm ELISA trên vỉ 96 giếng ....................................................22
Hình 3.2. Hình minh họa cơ chế phản ứng ELISA..............................................24

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa nhiệt độ với sự tồn tại của virus trong mô bào ..........5
Bảng 2.2: Mối liên hệ giữa vật liệu bám và thời gian tồn tại của virus .................6
Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu huyết thanh heo, bò......................................................20
Bảng 3.2: Phân bố vị trí mẫu huyết thanh và đối chứng trên vỉ 96 giếng............25
Bảng 4.1: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt ở các quận huyện........................................27
Bảng 4.2 : Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt ở các khu vực ............................................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ bảo hộ theo qui mô hộ chăn nuôi heo thịt ...................................31
Bảng 4.4 Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt theo tháng tuổi.............................................32
Bảng 4.5: Tỷ lệ bảo hộ ở bò sữa theo quận huyện...............................................34
Bảng 4.6: Tỷ lệ bảo hộ ở bò sữa theo khu vực.....................................................35
Bảng 4.7: Tỷ lệ bảo hộ ở bò sữa theo thế hệ lai...................................................37
Bảng 4.8: Tỷ lệ bảo hộ ở bò sữa ở các qui mô chăn nuôi ...................................38

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt ở các quận huyện ...................................29
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt theo khu vực...........................................30
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt theo qui mô chăn nuôi............................32
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt theo tháng tuổi .......................................33
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ bảo hộ trên bò sữa ở các quận huyện .....................................35
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ bảo hộ trên bò sữa theo khu vực ............................................36
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ bảo hộ trên bò sữa theo thế hệ lai...........................................38
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ bảo hộ trên bò sữa theo qui mô chăn nuôi .............................39

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh ................................................................................12
Sơ đồ 3.1: Qui trình phát hiện kháng thể kháng virus LMLM serotype O..........23

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BSTY: Bác sỹ Thú y
CCTY: Chi Cục Thú Y
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
LMLM: Lở Mồm Long Móng
WRL: World Referente Laboratory
ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Essay
PCR: Polymerase Chain Reaction
FAO: Food and Argriculture Organization
OD: Optical Density
WTO: World Trade Organization
AFTA: Asian Free Trade Area
SPS: Sanitary and Phytosanitary measures
GAP: Good Argriculture Product
OPD: Ortho phenylenediamine.

x


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “ Khảo sát tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm phòng vaccin Lở Mồm Long
Móng trên heo và bò ở một số quận huyện tại TP.HCM” được thực hiện từ tháng
2/2009 đến tháng 6/2009 với tổng số mẫu huyết thanh heo là 556, bò là 218. Chúng
tôi tiến hành xét nghiệm bằng bộ kit “ ELISA kit for serotype O” của Pirbright
laboratories (Anh) và thu được kết quả tóm tắt như sau:
Tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt sau tiêm phòng vaccin LMLM
- Tỷ lệ bảo hộ chung là 80,75% đạt yêu cầu do CCTY TP.HCM đề ra (trên
80%)
- Các quận huyện khảo sát đều đạt yêu cầu về tỷ lệ bảo hộ trừ Củ Chi, Quận 12,
Quận 9, Thủ Đức.
- Nội thành có heo thịt đạt tỷ lệ bảo hộ cao hơn ngoại thành (87% so với
77,25%).
- Qui mô chăn nuôi dưới 20 con đạt tỷ lệ bảo hộ trên heo thịt cao (92,86%) hơn
so với qui mô từ 20 – 50 con và trên 50 con.
Tỷ lệ bảo hộ trên bò sữa sau tiêm phòng vaccin LMLM
- Tỷ lệ bảo hộ chung là 91,28% đạt yêu cầu do Chi Cục Thú Y TP.HCM đề ra
(tỷ lệ bảo hộ trên 80%).
- Các quận huyện đều đạt tỷ lệ bảo hộ khá cao so với yêu cầu của CCTY
TP.HCM.
- Tỷ lệ bảo hộ ở khu vực ngoại thành cao hơn nội thành (94% so với 85,29%).
- Thế hệ lai F1 đạt tỷ lệ bảo hộ cao hơn F2, F3 (96,43% , so với 91,45% và
89,04%).
- Qui mô chăn nuôi dưới 10 đạt tỷ lệ bảo hộ cao hơn qui mô chăn nuôi từ 10 –
20 con và trên 20 con (98,73% , so với 85,15% và 92,11%).

xi


Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Việc cam kết thực hiện hiệp định về công tác kiểm dịch động thực vật (SPS) đã
đặt ra nhiều thử thách cho Việt Nam trong những năm qua. Một trong những thách
thức đó là nông sản sạch (GAP), là thực phẩm sạch, an toàn. Nó đã và đang trở thành
vấn đề cấp thiết của các thành phố lớn ở nước ta, nhất là thành phố Hồ Chí Minh –
nơi tiêu thụ số lượng lớn thị heo, thịt bò.
Bệnh trên heo và bò diễn biến rất phức tạp do các căn bệnh truyền nhiễm gây ra,
nhất là bệnh Lở Mồm Long Móng (LMLM). Bệnh LMLM ít ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người nhưng khi nó trở thành dịch thì không chỉ ảnh hưởng tới ngành
chăn nuôi mà còn gây nên các thiệt hại nặng cho các hoạt động kinh tế xã hội của
vùng đó. Vì vậy, LMLM vẫn là mối nguy hiểm đối với nền nông nghiệp thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng dù đã trải qua nhiều thế kỷ do tốc độ lây lan cực
nhanh của nó.
Nhằm giám sát, quản lý tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tạo tâm lý ổn
định về thực phẩm sạch để người dân an cư lập nghiệp, Chi Cục Thú Y Thành Phố
Hồ Chí Minh (CCTY TP.HCM) thường xuyên tổ chức tiêm phòng định kỳ và sau đó
lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra hiệu giá kháng thể trên heo, bò. Từ đó đánh giá mức
độ bảo hộ của đàn gia súc sau khi tiêm phòng vaccin.
Xuất phát từ mong muốn hiểu biết về bệnh LMLM trên các địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM), được sự đồng ý của Bộ môn Vi Sinh – Truyền Nhiễm ở khoa
Chăn Nuôi Thú Y thuộc trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và Trạm Chẩn Đoán,
Xét Nghiệm & Điều Trị thuộc CCTY TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Anh
Phụng và BSTY. Huỳnh Thị Thu Hương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tỷ lệ
bảo hộ sau tiêm phòng vaccin Lở Mồm Long Móng type O trên heo và bò ở một
số quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh”.

1


1.2 Mục đích
Đánh giá tỷ lệ heo, bò có đủ khả năng bảo hộ chống virus LMLM type O do tiêm

vaccin mang lại, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm quản lý tình hình dịch
bệnh LMLM ở TP.HCM.
1.3 Yêu cầu
Dùng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng thể kháng virus LMLM type O trên đàn
heo và bò do tiêm phòng tại TP.HCM.

Chương 2: TỔNG QUAN
2


2.1 Đặc điểm chung và lịch sử bệnh lở mồm long móng (LMLM)
2.1.1 Đặc điểm chung
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất
mạnh trên nhiều loài gia súc có móng chẻ, do một loại virus hướng thượng bì với đặc
điểm là sốt, nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da viền móng, kẻ móng, trên đầu vú,
bầu vú và gây chết ở gia súc non (Lê Anh Phụng, 2006).
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu bệnh LMLM
Tổng hợp các thông tin từ Nguyễn Lương (1997):
Năm 1546, Girolamo mô tả bệnh lần đầu từ 1 trận dịch ở Ý năm 1514
Năm 1897, Loeuffler và Frosch chứng minh tính qua lọc của mầm bệnh.
Năm 1899, Hecker xác định căn nguyên là do virus gây bệnh cho động vật đầu
tiên được tìm thấy.
Năm 1922, hai nhà khoa học Pháp là Vallee và Carre lần đầu tiên phát hiện ra sự
tồn tại của hai type virus gây bệnh LMLM ở bò là type O và type A. Tiếp theo, hai
nhà khoa học Đức là Waldman và Trautwein (1926) đã khẳng định lại kết quả của
hai nhà khoa học Pháp và nêu thêm một type virus mới là type C và những type này
cho đến nay vẫn được gọi là các type Châu Âu. Vài năm sau, 3 type virus LMLM
khác được phát hiện ở miền nam Châu Phi và được đặt tên là SAT1, SAT2, SAT3.
Asia 1 là type thứ 7 được các phòng thí nghiệm của Anh thông báo phân lập được từ
các nước Châu Á (Tô Long Thành, 2000).

2.2 Căn bệnh
2.2.1 Phân loại
Họ: Picornaviridae.
Giống: Aphthovirus.
Virus LMLM có 7 serotype: O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, Asia1 và có hơn 70
subtype, gây bệnh giống nhau nhưng không gây miễn dịch chéo.
Danh pháp về gọi tên chủng virus (theo WRL)
Ví dụ O India 53/79 có nghĩa là: virus thuộc type O, dịch xảy ra ở India, mẫu
bệnh phẩm số 53 và xảy ra vào năm 1979 (Lê Anh Phụng, 2006).
2.2.2 Hình thái, cấu trúc, sức đề kháng

3


Hình thái
Dưới kính hiển vi điện tử, virus có dạng hình cầu đa diện hay hình quả dâu gồm
20 mặt tam giác đều với đường kính khoảng 24 nm (Lê Anh Phụng, 2006).
Cấu trúc
Virus rất nhỏ, không có vỏ bọc, phần capsid bên ngoài gồm 60 capsomer và bao
quanh 1 chuỗi ARN có chiều dài khoảng 8000 base với khối lượng phân tử là 2,8.106
Dal. Sợi ARN mã hóa cho cho ra 1 polyprotein mà khi phân cắt tạo ra 6 protein
không cấu trúc và 4 protein cấu trúc (VP1, VP2, VP3, VP4), cả 4 loại protein cấu
trúc này có tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch. VP1, VP2, VP3 tạo nên bề
mặt của khối 20 mặt đối xứng, VP4 nằm bên trong capside với chức năng kết dính
ARN và capside. VP1 tham gia vào việc cố định virus trên màng tế bào và tạo nên
những yếu tố cấu trúc sinh miễn dịch căn bản, giữ vai trò quan trọng nhất trong gây
bệnh, cũng như là loại kháng nguyên chính tạo ra kháng thể chống lại virus LMLM
(Nguyễn Tiến Dũng, 2000).

Hình 2.1: Hình thái virus LMLM.

(nguồn: http:// www.virology.wisc.edu/virusworld/jysart/fmdv_asv2001.jpg)

4


Hình 2.2: Cấu trúc kháng nguyên bề mặt.
(nguồn: />
Sức đề kháng của virus
Virus bền vững trong pH từ 7,2 đến 7,7. Virus LMLM rất mẫn cảm với pH dưới
4 và trên 11 (Lê Anh Phụng, 2006).
Sức đề kháng của virus phụ thuộc nhiều vào chất mang nó, virus có sức đề kháng
tương đối mạnh khi nó bám vào những chất khô hay protein, chất diệt trùng rất mạnh
đối với vi khuẩn sẽ không có tác dụng với virus khi nó được albumin che chở
(Nguyễn Lương, 1997).
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa nhiệt độ với sự tồn tại của virus trong mô bào
Nhiệt độ

Thời gian tồn tại

Dưới -200C

3 – 4 năm

30 – 600C

30 – 40 phút

60 – 700C

30 phút


760C

15 phút

800C

3 phút

860C

1 phút

(nguồn: Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005)
Các tia UV tự nhiên trong ánh sáng mặt trời ít có tác động tới virus LMLM (Lê
Anh Phụng, 2006).

5


Bảng 2.2: Mối liên hệ giữa vật liệu bám và thời gian tồn tại của virus
Vật liệu bám
Thời gian sống sót của virus
Phân ủ thành đống dày 30 – 40 cm
8 ngày
Cám
8 – 20 tuần
Cỏ khô
8 – 15 tuần
Lông bò

4 tuần
Đất, cát
2 – 7 tuần
Tường có quét vôi
27 ngày
Phân dính lên tường
43 ngày
(nguồn: Nguyễn Lương, 1997)
Do không có lớp vỏ lipid nên virus không nhạy cảm với dung môi hòa tan lipid.
Virus LMLM khá bền vững với ether, chloroform. Các dẫn xuất phenol và cồn ít có
tác dụng. Formol, thuốc tím và acid lactic là những chất sát trùng tốt. Virus bị phá
hủy nhanh chóng bởi dung dịch kiềm (dung dịch NaOH 1 – 2 % có thể diệt virus
trong vòng 1 – 2 phút) (Nguyễn Thị Anh Tuyết, 2005).
2.3 Tính sinh miễn dịch
Kháng thể đặc hiệu bao gồm IgM, IgA và IgG. Trong đó IgM xuất hiện vào ngày
thứ 5 – 12 sau khi nhiễm virus. IgG có mặt tiếp theo vào ngày thứ 4 – 21 và sớm
nhất là vào ngày thứ 3 sau khi nhiễm mầm bệnh, tồn tại 4 – 6 tháng. IgA chiếm phần
chủ yếu và xuất hiện vào giai đoạn cuối của quá trình bệnh, có thể được tìm thấy
trong máu gia súc bệnh 150 ngày sau khi bệnh chấm dứt. Thời gian tồn tại của kháng
thể tùy thuộc vào loài, độ tuổi gia súc (heo có thời gian miễn dịch ngắn hơn bò, bê
miễn dịch ngắn hơn bò) (Kihn, 1993; Kitching, 2000; Huỳnh Thị Thanh Thủy,
2003).
Miễn dịch hình thành sau khi mắc bệnh trên heo kéo dài 6 tháng và độ mẫn cảm
với bệnh tăng theo thời gian ngưng tiếp xúc với kháng nguyên. Miễn dịch do mẹ
truyền sang con dài khoảng 3 tháng, do tiêm vaccin khoảng 6 tháng. Thú có thể tái
nhiễm nhanh chóng ngay trong ổ dịch sau 6 – 10 ngày và nặng hơn do sức đề kháng
kém, điều quan trọng là do virus nhân lên cao độ trong ổ dịch và biến đổi thành virus
mới (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1957; Donalson, 2000).

6



2.4 Đặc điểm dịch tể học
2.4.1 Phân bố bệnh
Bệnh được tìm thấy ở cả 5 châu lục trừ vài đảo: Nouvelle – Zélande, Réunion,
Madagascar, Ile Maurice.
Nhiều quốc gia đã sớm khống chế và dập tắt dịch: Úc (1872), Hoa Kỳ (1929),
Irland (1941), Trung Mỹ (1946), Canada (1952)…
Châu Âu, Châu Mỹ la tinh : type O, A, C.
Châu Á, Châu Đại Dương : type Asia, SAT.
Châu Phi

: type O, A, C , SAT1, SAT2, SAT3.
(Trần Thanh Phong, 1996)

2.4.1.1 Tình hình bệnh LMLM trên thế giới
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều ổ dịch LMLM xảy ra rải rác ở Châu Âu. Tuy
nhiên đầu thập niên 1950, có khoảng 10.000 – 100.000 ổ dịch xảy ra mỗi năm ở một
số nước Tây Âu (Nguyễn Công Vinh, 2007).
Từ năm 1981 – 1985, bệnh LMLM xảy ra ở 80 nước với 43 ổ dịch địa phương.
Virus LMLM type A đã được phân lập ở 49 nước, trong đó có 30 ổ dịch địa phương
ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức và Italia. Type Asia1 được tìm thấy ở Thổ Nhĩ
Kỳ, 3 type SAT tìm thấy ở Cộng Hòa Ả Rập, Châu Phi (FAO, 1990).
Từ năm 1992-2001, chỉ có một vài ổ dịch nhỏ xảy ra ở Bungari,Ý, Nga, Thổ Nhĩ
Kỳ (Grubman, 2002).
Tháng 9/2005 1 trận dịch LMLM đã nổ ra ở Brazil do virus LMLM type O gây
ra. Tháng 2/2006 dịch LMLM nổ ra ở Agentina và nước này đã tiêu hủy 4098 trâu,
bò, 5 con heo, 533 con dê cừu trong đợt 1 và trong đợt dịch lần 2 đã hủy 415 con
trâu, bò (FAO, 2007).
2.4.1.2 Tình hình bệnh LMLM ở Châu Á

Năm 1997, một ổ dịch được báo cáo ở Đài Loan đưa đến hậu quả là phải giết hủy
hơn 4 triệu con heo, chiếm gần 38 % tổng số heo cả nước, thiệt hại khoảng 1,6 tỷ
đôla. Tác nhân gây bệnh là virus LMLM type O, O/Taw/97 (Thái Thị Thủy Phượng,
2000).

7


Cuối năm 1999-2000, nhiều ổ dịch xảy ra ở một số nước Đông Á, tác nhân gây
bệnh của tất cả các ổ dịch này là dòng virus LMLM serotype O PanAsia, dòng virus
này có nguồn gốc từ Ấn Độ (1990) và lây lan sang Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và
Đông Âu (1999) và sau đó lan tới Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật, Mongolia và
miền đông nước Nga (Grubman, 2004).
Theo Gleeson (2002), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, dịch LMLM (type O) đã
xảy ra trên 7 nước (Campuchia, Lào, Mã Lai, Miến điện, Philippin, Thái Lan và Việt
Nam). Trong vùng chỉ có 3 quốc gia được coi là không có dịch LMLM (Brunei,
Indonesia, Singapore). Một số vùng của Philippin cũng được công nhận là không có
hiện diện của bệnh LMLM.
Tháng 1/2007 dịch LMLM nổ ra ở Hàn Quốc do type O gây ra và đã phải tiêu
hủy 466 trâu bò, 2630 heo (FAO, 2007).
2.4.1.3 Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam
Bệnh LMLM được phát hiện đầu tiên tại Nha Trang năm 1898. Giai đoạn 1920 –
1922 bệnh xảy ra liên tục tại một số tỉnh trong cả nước. Từ năm 1938-1940 bệnh
bùng phát tại Sơn Tây, Thanh Hóa và Quãng Ngãi, tuy nhiên dịch không trầm trọng
và được bao vây khống chế kịp thời. Năm 1969 dịch bệnh LMLM xảy ra trên trâu bò
và heo từ Sài Gòn, Chợ Lớn rồi lan ra các tỉnh. Virus gây bệnh thuộc type O (Thái
Thị Thủy Phượng, 2000).
Trong khoảng thời gian từ 1975 – 1995, năm nào cũng xảy ra dịch LMLM ở trâu
bò. Từ năm 1975 – 1992 bệnh trên heo rất ít. Năm 1995, 26 tỉnh có dịch và bùng
phát mạnh trên heo với 10.293 con mắc bệnh (Thái Thị Thủy Phượng, 2000).

Năm 2000 cả nước có 60 tỉnh thành có bệnh LMLM (trừ An Giang). Dịch xảy ra
trên 439 huyện và 3.773 xã làm 427.273 trâu bò và 74.800 heo mắc bệnh. Trong thời
gian này có 17.431 trâu bò và 24.624 heo chết và bị hủy (Cục thú y, 2001).
Năm 2004 dịch LMLM đã xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận, huyện ở
48 tỉnh, thành phố với 71.736 trâu, bò, 125 dê và 1.858 heo mắc bệnh (Cục thú y,
2005).

8


Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 392 xã, phường của 157 huyện, thị thuộc 37
tỉnh, thành phố trong cả nước làm 26.645 trâu bò, 3.747 heo và 81 dê mắc bệnh (Cục
Thú Y, 2005).
Trong 6 tháng đầu năm 2006, dịch LMLM xảy ra ở 164 huyện thuộc 40
tỉnh/thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh là 13.136 trâu, bò và 2.035 heo; số gia
súc chết và tiêu hủy là 288 trâu, bò và 17.510 heo (Cục Thú Y, 2006).
Năm 2008, dịch LMLM trên trâu bò xảy ra ở 128 xã của 47 huyện thuộc 14 tỉnh
(Cao Bằng, Hà Nam, Hà Tỉnh, Long An, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng
Ninh, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Yên Bái)
làm 2.408 trâu bò và 67 heo mắc bệnh. Tổng số trâu bò buộc phải giết hủy là 218
con trâu bò, 39 con heo (Chi Cục Thú Y TP.HCM, 2009).
Đầu năm 2009, dịch LMLM trên trâu bò xảy ra ở 38 xã, 11 huyện của 5 tỉnh là
Long An, Kon Tum, Hòa Bình, Sơn La và Quảng Bình làm 1.027 con trâu bò mắc
bệnh. Số trâu bò đã tiêu hủy là 188 con (CCTY TP.HCM, 2009).
Ngày 26/8/2009, bệnh Lở mồm long móng đã xảy ra tại 04 xã của huyện Đăk R’
Lấp trên đàn bò do Hội chữ thập đỏ tỉnh cung cấp cho người dân theo chương trình
giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Đến ngày 27/8/2009, số bò bị bệnh là 8 con trong
tổng số 20 con của chương trình. Hiện nay, cả nước còn 05 tỉnh là Đăk Nông, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh có dịch LMLM chưa qua 21 ngày
(www.cucthuy.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1608&Itemi

d=64).
2.4.2 Tình hình bệnh LMLM ở TP.HCM
Theo tổng hợp của Chi Cục Thú Y TP.HCM (2009):
Ngày 3/6/1995 Bình Chánh là nơi phát bệnh đầu tiên, sau đó lan sang Hóc Môn
(7/6/1995). Bệnh chỉ xảy ra trên heo và được dập tắt vào ngày 12/8/1995.
Từ năm 1995 – 2000 bệnh xảy ra ở các quận huyện: Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc
Môn, Nhà Bè, Tân Bình và Gò Vấp. Năm 1999 bệnh xảy ra trên trâu bò nặng hơn ở
heo và chủ yếu trên đàn bò sữa.

9


Tháng 10/2006 bệnh LMLM xảy ra ở Hóc Môn với 18 con heo bị hủy. Tháng
1/2007 – 3/2007 huyện Bình Chánh, Củ Chi, Bình Tân xảy ra dịch và kịp thời xử lý
2000 con heo bệnh (www.tin247.com)
Ngày 16/8/2009 lực lượng thú y TP.HCM phát hiện 200 con heo bị bệnh LMLM
được giết mổ tại cơ sở giết mổ quận 12.

Hình 2.3: Phát hiện 200 con heo bệnh tại cơ sở giết mổ Quận 12
2.4.3 Động vật cảm thụ bệnh
Các loài thú nhà và thú hoang dã móng chẻ đều có thể cảm nhiễm với bệnh ở mọi
lứa tuổi. Ít gây bệnh: voi, tê giác, hưu cao cổ, nhím, chuột. Người hiếm khi mắc
bệnh. Không gây bệnh cho ngựa, loài cầm (Lê Anh Phụng, 2006).
Thú non dễ mắc bệnh và mắc ở dạng cấp tính với tử số lên đến 70%. Thú thuần
chủng dễ mắc hơn con lai. Thú làm việc mệt nhọc, mất sức dễ mắc bệnh hơn (Phan
Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958).
Trâu bò là loài dễ mắc bệnh nhất ở nước ta. Theo tài liệu của nhiều nước thì bò
cảm thụ bệnh nhiều hơn trâu, tỷ lệ mắc bệnh cũng nhiều hơn và bệnh cũng nặng hơn.
Sau trâu, bò là heo, cừu, dê, cũng như những loài dễ mẫn cảm với bệnh. Trong một
số ổ dịch ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, đã thấy bệnh lây từ trâu bò sang heo

(Nguyễn Lương, 1997).
2.4.4 Chất có mầm bệnh
Theo Lê Anh Phụng (2006): mụn nước, đặc biệt là mụn chưa vỡ chứa nhiều virus
nhất. Giai đoạn sốt, virus có mặt ở mọi mô bào như máu, sữa, mô cơ và các dịch tiết.

10


Theo Trần Thanh Phong (1996): ở heo đang ủ bệnh thì virus xuất hiện trong máu
32 giờ, trong bắp thịt 20 giờ trước khi xuất hiện mụn nước và sốt cao.
Theo Nguyễn Tiến Dũng (2000): trâu, bò, dê, cừu sau khi khỏi bệnh là nguồn bài
thải virus rất nguy hiểm, còn ở heo thì không có hiện tượng này.
Trên con vật bệnh thì dịch trong mụn và vẩy mụn đều chứa rất nhiều virus. Virus
có mặt trong máu khoảng 18 giờ sau khi nhiễm bệnh và không còn nữa khi hình
thành mụn thứ phát (Nguyễn Lương, 1997).
2.4.5 Đường xâm nhập và lây lan
Theo Lê Anh Phụng (2006): Virus xâm nhập qua đường tiêu hóa (thức ăn bị
nhiễm, sữa bò bệnh), qua phần trên đường hô hấp, qua niêm mạc bị trầy xước…
Lây lan chủ yếu qua tiếp xúc và qua không khí.
Trâu bò là động vật cảm thụ mạnh nhưng heo lại là nguồn khuếch đại mầm bệnh
vì một con heo bệnh có thể bài xuất 400 triệu đơn vị gây nhiễm trong một ngày, gấp
3.000 lần so với trâu, bò, dê, cừu (chỉ cần 10 – 100 đơn vị gây bệnh cho 1 con trâu,
bò qua đường hô hấp). Ngoài ra, khi gặp điều kiện thuận lợi thì virus LMLM có thể
bay xa 250 km qua biển và 60 km qua đất liền (Lê Anh Phụng, 2006).
2.4.6 Cách sinh bệnh
Virus theo thức ăn, nước uống, không khí xâm nhập vào cơ thể qua các tổn
thương ở da, đường tiêu hóa. Do đăc tính hướng thượng bì, virus nhân lên trong lớp
thượng bì của vùng yết hầu, gây thủy hóa tạo thành các mụn sơ phát, sau đó vào máu
và theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan, phủ tạng, đặc biệt là những tế bào thượng bì
đang sinh sản (xoang miệng, vành móng, mõm, núm vú…) hình thành các bọng

nước thứ phát. Sau 2 – 3 ngày hình thành, mụn nước sẽ vỡ ra, dẫn đến hậu quả lở
mồm long móng. Riêng trên heo có mang, virus có thể gây sảy thai (Trần Thanh
Phong, 1996).

11


Virus xâm nhập

niêm mạc hầu họng 24-48 giờ Mụn sơ phát (tại chỗ)

Máu (VIREMIA)

Sốt

3-5 ngày

Thượng bì vảy Phủ tạng (Tim, thai)

Xoang miệng

Móng chân



(Mụn thứ phát)
Sơ đồ 2.1: Cơ chế sinh bệnh
2.5 Triệu chứng
Trong tự nhiên, thời kỳ nung bệnh dài từ 2 – 7 ngày, có khi chỉ trong vòng 24
giờ. Trong phòng thí nghiệm khoảng 1 – 3 ngày (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005). Thú

đã mắc bệnh tự nhiên hoặc đã tiêm phòng sau đó nếu có mắc bệnh thì sẽ có thời gian
nung bệnh dài hơn do đã có miễn dịch trước đó (Donalson, 2000).
Theo Lê Anh Phụng (2006): con vật ủ rũ, kém ăn, sốt 2 – 3 ngày (400 – 410C).
Các triệu chứng chính ở miệng, da, vành móng và vùng da mỏng.
Miệng: mụn nước xuất hiện ở khẩu cái, trong má, lợi, lưỡi nhất là phần đầu lưỡi.
Mụn vỡ sau 1- 2 ngày và hòa với nước bọt tạo dịch khiến thú hay chép miệng và hôi
miệng.
Vành móng và kẻ móng: sưng phồng, nóng, đau, bước đi khó khăn. Bò thường
dậm chân, hết chân này đến chân khác hoặc thích nằm. Khi mụn vỡ, con vật bị hở
móng hoặc long móng. Sau 10 – 15 ngày, con vật đi lại bình thường.
Vú: mụn thường gặp ở núm vú và đầu vú làm thú rất đau khi vắt sữa. Sữa bị biến
chất, lỏng, vàng, hôi và sản lượng sữa giảm nhanh và có khi không cho sữa trở lại.

12


Biến chứng
- Nhiễm trùng kế phát như mụn có mủ, sữa có mủ, viêm phổi mủ…
- Sẩy thai, viêm tử cung (bò chửa ở các giai đoạn).
Thể ác tính: thú non có thể chết trước khi xuất hiện mụn nước do khuynh hướng
virus tấn công, gây thoái hóa các tế bào sợi cơ của tim (chết do liệt tim).

Hình 2.5: Vú bị loét

Hình 2.4: Lưỡi bị loét

(nguồn: />
Hình 2.6: Viêm loét ở nướu răng

Hình 2.7: Biến chứng ở chân


(nguồn: Chi Cục Thú Y TP.HCM)

Hình 2.8: Vú bị cương mạch, căng đỏ
(nguồn: www.aleffgroup.com/.../phtlb-fmdgn-FMD48.htm)

13


×