Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ ĐẤT BÙN VÀ PHÂN HEO TƯƠI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ ĐẤT BÙN VÀ PHÂN
HEO TƯƠI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)

Họ và tên sinh viên: LÂM VĂN MẾN
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y Cần Thơ

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ ĐẤT BÙN VÀ PHÂN HEO
TƯƠI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus)

Tác giả


LÂM VĂN MẾN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG

Tháng 6 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lòng tri ân đến Cha Mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ và
suốt đời hi sinh cho con.
Xin gởi lời trân trọng cảm ơn:
Š Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Š Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Š Quý Thầy Cô, Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng tôi.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Dương Nguyên Khang đã giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn:
Š Các Bạn ở Trại bò đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập để hoàn thành khóa luận này.
Š Các bạn lớp Thú Y Cần Thơ 03 đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn trong
suốt thời gian học tập.
Lâm Văn Mến

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ đất bùn và phân heo tươi lên sinh
trưởng và phát triển của trùn Quế (Perionyx excavatus)” được tiến hành từ ngày
15/11/2008 đến 05/01/2009 tại khu trại bò thuộc khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (completely
random design), 4 thí nghiệm và 3 lần lặp lại ứng với 4 loại thức ăn là:
- NT I: 100% phân heo tươi làm đối chứng
- NT II: phân heo tươi trộn với đất bùn theo tỷ lệ vật chất khô 85:15%
- NT III: phân heo tươi trộn với đất bùn theo tỷ lệ vật chất khô 75:25%
- NT IV: phân heo tươi trộn với đất bùn theo tỷ lệ vật chất khô 65:35%
Kết quả thống kê cho thấy khảo sát có sự khác biệt có ý nghĩa (P< 0,05) đối
với sinh khối trùn tươi thu được sau 42 ngày thí nghiệm giảm theo lô I, II, III và IV
lần lượt là 2,83; 2,73; 2,63 và 2,6 kg. Tiêu tốn thức ăn tính theo vật chất khô cho 1 kg
sinh khối trùn tăng ở mỗi lô là I (17,47 kg), II (23,07 kg), III (25,05 kg) và IV (29,97
kg) và số lượng sinh khối sau thu hoạch tính theo vật chất khô là I (24,3 kg), II
(25,2 kg), III (26,1 kg) và cao nhất là IV (27,1 kg).
Từ kết quả trên, cho thấy phân heo tươi được pha trộn với đất bùn đã làm giảm
mùi hôi của phân heo và là nguồn thức ăn tốt cho nuôi trùn Quế.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ....................................................................................................................................i
Lời cảm tạ .................................................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn ....................................................................................................................iii

Mục lục ..................................................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ...........................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..............................................................................................................viii
Danh sách các hình .................................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................................. x
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích - Yêu cầu ......................................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN .................................................................................................3
2.1. Sơ lược đặc điểm chung của chất thải gia súc .............................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm phân heo ....................................................................................................... 3
2.1.2. Tiềm năng tận dụng nguồn phân heo .......................................................................... 4
2.1.3. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi ......................................................... 5
2.1.4. Các phương pháp xử lý hiện nay ................................................................................ 5
2.2. Đất bùn (đất lầy) .............................................................................................................. 6
2.2.1. Khái quát ........................................................................................................................ 6
2.2.2. Thành phần của đất bùn (đất lầy) .............................................................................. 6
2.2.3. Các biện pháp cải tạo................................................................................................... 7
2.3. Trùn Quế (Perionyx excavatus) ...................................................................................... 8
2.3.1. Khái quát ........................................................................................................................ 8
2.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của trùn Quế .................................................... 8
2.3.2.1. Hình thái bên ngoài .................................................................................................... 9
iv


2.3.2.2. Cấu tạo cơ thể trùn ..................................................................................................... 9
2.3.2.3. Đặc tính sinh lý trùn Quế .......................................................................................... 9
2.3.3. Sự sinh sản và phát triển ............................................................................................. 11

2.3.4. Kén trùn ........................................................................................................................ 12
2.3.5. Tập tính ăn.................................................................................................................... 12
2.3.6. Kỹ thuật nuôi trùn Quế ............................................................................................... 13
2.3.6.1. Chuẩn bị môi trường nuôi ....................................................................................... 13
2.3.6.2. Chọn giống trùn........................................................................................................ 14
2.3.6.3. Thả giống nuôi.......................................................................................................... 14
2.3.6.4. Cho ăn ........................................................................................................................ 15
2.3.6.5. Thu hoạch hoặc nhân đôi ô nuôi ............................................................................ 15
2.4. Bệnh của trùn .................................................................................................................. 16
2.5. Tính thực tiễn của việc nuôi trùn Quế.......................................................................... 17
CHƯƠNG 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 21
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................................. 21
3.2. Đối tượng thí nghiệm ..................................................................................................... 21
3.3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 21
3.3.1. Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................................... 21
3.3.1.1. Nguyên liệu thí nghiệm ........................................................................................... 21
3.3.1.2. Dụng cụ thí nghiệm.................................................................................................. 22
3.3.2. Phương pháp thí nghiệm............................................................................................. 22
3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 22
3.3.2.1.1. Chuẩn bị ................................................................................................................. 22
3.3.2.1.2 Tiến hành thí nghiệm .............................................................................................. 23
3.3.2.2. Chỉ tiêu khảo sát ....................................................................................................... 25
3.4. Xử lý số liệu .................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 27
4.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và pH của chất nền nuôi trùn Quế ................................. 27
4.1. Nhiệt độ ........................................................................................................................... 27
4.1.2. Độ ẩm............................................................................................................................ 29
4.1.3. pH ................................................................................................................................. 30
v



4.2. Ảnh hưởng của phân heo tươi đến sinh trưởng và sinh sản của trùn Quế............... 32
4.2.1. Tăng trọng và hệ số sinh trưởng của trùn giữa các lô thí nghiệm ......................... 32
4.2.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của trùn Quế................................................. 35
4.2.3. Sinh trưởng và phát triển của trùn Quế trong thời gian thí nghiệm ...................... 36
4.2.4. Ảnh hưởng của loại thức ăn lên việc đẻ kén của trùn ............................................. 40
4.2.5. Năng suất phân trùn và hệ số chuyển hóa chất thải ................................................ 42
4.3. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................................. 45
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................ 50
5.1. Kết luận ........................................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ............................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 51
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 56

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis Of Variance

AOAC

Association of Analytical Communities

CRD

Completely Random Design


CTV

Cộng tác viên

GLM

General Linear Model

HSST

Hệ số sinh trưởng

HSCHCT

Hệ số chuyển hóa chất thải

IAA

Indol Acetic acid

NT

Nghiệm thức

TN

Thí nghiệm

TLTT


Trọng lượng trùn tăng

TTTA/1 kg TLTT

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trọng lượng trùn tăng

VCK

Vật chất khô

FAO

Food and Agriculture Organization

UNESSCO

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày ở một số loại gia súc .................. 4
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của phân heo ................................................................. 4
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của vỏ trái đất và đất (%) ............................................... 7
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng của bột trùn đất so với một số loại thức ăn bổ sung
thông thường........................................................................................................................... 17
Bảng 2.5: Thành phần các acid amin có trong 100 g trùn Quế đông khô ....................... 17

Bảng 2.6: Một số đặc tính của phân trùn ............................................................................ 19
Bảng 3.1: Công thức bố trí thí nghiệm ................................................................................ 22
Bảng 3.2: Số liệu đầu vào của thí nghiệm........................................................................... 24
Bảng 4.1: Nhiệt độ môi trường nuôi trùn trong thời gian thí nghiệm ............................. 27
Bảng 4.2: Độ ẩm môi trường nuôi trùn trong thời gian thí nghiệm ................................. 29
Bảng 4.3: pH môi trường nuôi trùn ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm30
Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân và hệ số sinh trưởng của trùn Quế giữa các tỷ lệ
thức ăn khác nhau................................................................................................................... 32
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trùn tăng trọng ......................................................... 35
Bảng 4.6: Khối lượng và thành phần (%) của trùn trước và sau thu hoạch .................... 37
Bảng 4.7: Kết quả về số lượng kén trước và sau thu hoạch.............................................. 40
Bảng 4.8: Tỷ lệ giữa các nghiệm thức thí nhiệm về khối lượng sinh khối và số kén ... 40
Bảng 4.9: Phân trùn, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa chất thải thành phân trùn .. 42
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế sau 42 ngày thí nghiệm ........................................................ 46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Hình thái trùn Quế .................................................................................................. 8
Hình 2.2. Kén trùn Quế (Perionyx excavatus) ................................................................... 12
Hình 2.3. Trại nuôi trùn ......................................................................................................... 13
Hình 2.4. Sinh khối trùn sau thu hoạch ............................................................................... 16
Hình 3.1. Sinh khối trùn Quế (Perionyx excavatus) .......................................................... 21
Hình 4.1 Kén trùn Quế (Perionyx excavatus)..................................................................... 40
Hình 4.2. Mô hình trại nuôi trùn .......................................................................................... 47
Hình 4.3. Trùn thương phẩm ................................................................................................ 47
Hình 4.4. Hệ thống cho trùn ăn ............................................................................................ 48

Hình 4.5. Thu hoạch trùn ...................................................................................................... 48
Hình 4.6. Trùn ăn sau cho ăn ................................................................................................ 49

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1. Biến đổi nhiệt độ ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm .............. 28
Biểu đồ 4.2. Thay đổi độ ẩm ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm ................. 30
Biểu đồ 4.3. Thay đổi pH của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm ................... 31
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng trùn ở các nghiệm thức đầu và cuối thí nghiệm .................... 32
Biểu đồ 4.5. Trọng lượng cuối kì và trọng lượng trùn tăng .............................................. 33
Biểu đồ 4.6. Hệ số sinh trưởng của trùn ở các nghiệm thức ............................................. 34
Biểu đồ 4.7. Trọng lượng trùn tăng và tiêu tốn thức ăn .................................................... 36
Biểu đồ 4.8. Khối lượng trùn Quế theo 3 loại: Nhỏ, Trung bình và Lớn........................ 39
Biểu đồ 4.9. Thành phần % khối lượng trùn Quế theo 3 loại: Nhỏ, Trung bình và Lớn39
Biểu đồ 4.10. Số kén đầu cuối kỳ......................................................................................... 42
Biểu đồ 4.11. Tương quan giữa lượng thức ăn cho trùn với lượng phân trùn ................ 44
Biểu đồ 4.12. Tương quan giữa hệ số chuyển hóa chất thải và hệ số sinh trưởng của
trùn Quế......... ......................................................................................................................... 45

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay trong xu thế phát triển, hội nhập vào nền kinh tế mới, nhu cầu lương

thực thực phẩm của con người ngày một nâng cao, do đó đòi hỏi ngành chăn nuôi Việt
Nam cũng phải có những bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu bức thiết trên, đặc biệt
chăn nuôi heo và bò đang phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung.
Cùng với sự phát triển chăn nuôi heo theo hướng tập trung cũng đã tạo ra một
lượng chất thải chăn nuôi đáng kể gây ô nhiễm môi trường đất và nước quanh khu vực
chăn nuôi. Vì thế việc xử lý chất thải chăn nuôi đang được nhà chăn nuôi quan tâm
đáng kể. Đã có nhiều qui trình áp dụng cho xử lý chất thải chăn nuôi như ủ phân bò, ủ
phân làm chất đốt, xử lý bằng hồ sinh học, chăn nuôi trùn Quế v.v...
Việc tận dụng các nguồn chất thải chăn nuôi để nuôi trùn đã và đang gây nhiều
chú ý cho các cơ sở chăn nuôi trong nước. Nghiên cứu sử dụng phân bò cho chăn nuôi
trùn Quế đã được áp dụng đại trà ở các nông hộ nhỏ và một số trang trại. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu sử dụng phân heo nuôi trùn Quế còn hạn chế bởi do mùi hôi của phân
heo ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh sản của trùn.
Một số nghiên cứu gần đây đã sử dụng một số chất bổ sung như than bùn, pha
trộn với phân bò theo một số tỷ lệ lên men ủ phân heo với phân bò... nhằm làm giảm
mùi hôi của phân heo cho chăn nuôi trùn. Ở đây chúng tôi giả thiết rằng đất bùn có khả
năng làm giảm mùi hôi và tăng tính thèm ăn của trùn Quế khi pha trộn ở tỷ lệ nào đó.
Vì những vấn đề trên, để hiểu biết thêm về thực tế và hiểu rõ hơn về hiệu ích mà con
trùn đem lại, được sự đồng ý của bộ môn Sinh lý - Sinh hoá, Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương
Nguyên Khang, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ đất bùn
và phân heo tươi lên sinh trưởng và phát triển của trùn Quế (Perionyx
excavatus)”.

1


1.2. Mục đích - Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Sử dụng đất bùn để xử lý mùi hôi của phân heo tươi làm nguồn thức ăn cho trùn

Quế.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ đất bùn 0, 15, 25 và 35% trong phân heo tươi lên
sinh trưởng và phát triển của trùn Quế qua các chỉ tiêu:
-

Môi trường sống của trùn như: nhiệt độ, độ ẩm, pH.

-

Sinh trưởng của trùn: lượng ăn vào, tăng trọng, TTTA/1 kg TLTT.

-

Phát triển của trùn: số kén, số con trong 1 kg trùn sinh khối.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược đặc điểm chung của chất thải gia súc
Phân chuồng là chất thải thức ăn gia súc không được tiến hóa, được thải ra
ngoài cơ thể gia súc. Thành phần chính gồm cellulose, hemixenlulose, lignin, protein,
các sản phẩm phân giải của protein, lipid, acid hữu cơ, và các loại vô cơ khác.
Nước tiểu là chất thải qua thận qua quá trình lọc, hấp thu và phân tiết chất được
bài tiết ra ngoài dưới dạng nước. Thành phần nước tiểu tương đối đơn giản, đều là các
chất hòa tan trong nước, chủ yếu là urê, acid uric, acid hippuric và các muối vô cơ như
muối của kali, natri, canxi, magie.
Phân chuồng và nước tiểu có sự khác nhau về thành phần, số lượng và trạng

thái của hợp chất N, P, K. Tính chất của nước tiểu của các loại gia súc gần giống nhau,
còn tính chất phân thì tuỳ thuộc vào thể chất khả năng tiêu hoá của từng loại gia súc.
2.1.1. Đặc điểm phân heo
Chất thải chăn nuôi vẫn luôn được xem là nguy cơ chính cho ô nhiễm
không khí, nước bề mặt và nước ngầm. Chất thải chăn nuôi heo đặc biệt được
quan tâm do mùi của phân heo luôn là nỗi phiền toái cho khu vực dân cư xung
quanh.
Ngoài NH3 và H2S là tác nhân chính gây mùi hôi, kết quả của sự phân hủy yếm
khí phân lại sinh ra các acid béo bay hơi làm tăng thêm mùi hôi của phân heo. Hơn
150 hợp chất bay hơi đã được tìm thấy trong phân heo. Các hợp chất này gồm các acid
hữu cơ, cồn, các aldehyde, carbonyl, ester, amine, sulphide, mercaptan, các nitơ mạch
vòng (nitrogen heterocycle)…
Lượng phân thải ra mỗi ngày ở các khu chuồng trại cũng đáng được quan tâm.
Sweeten (1992; dẫn liệu của Tăng Công Trường, 2008) ước tính lượng chất thải heo
thải ra hàng ngày bằng khoảng 8,4% trọng lượng cơ thể gồm cả phân và nước tiểu.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1994; trích dẫn bởi Phạm Trung Thủy, 2002) đã cho thấy
số lượng phân và nước tiểu của một số loài gia súc được trình bày ở bảng 2.1.
3


Bảng 2.1: Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày ở một số loại gia súc
Loài gia súc,

Lượng phân

gia cầm

(kg/ngày)

Lượng nước tiểu (kg/ngày)


Trâu bò lớn

20 – 25

10 – 15

Heo dưới 10 kg

0,5 – 1

0,3 – 0,7

Heo 15 – 45 kg

1–3

0,7 – 2

Heo 45 – 100 kg

3–5

2–4

Như vậy với ước lượng ở bảng 2.1 thì riêng đàn heo 30.000 con của Công ty
Kim Long (Bình Dương) mỗi ngày đã thải ra 10 tấn phân và nước thải.
2.1.2. Tiềm năng tận dụng nguồn phân heo
Phân heo được xếp vào loại phân lỏng có hàm lượng nước chiếm 56 – 83%.
Chất khô còn lại gồm hợp chất hữu cơ C, H, O, N, P, K và các hợp chất vô cơ khác.

Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của phân heo
Chỉ số

Hàm lượng

N tổng số (%)

4

P2O5 (%)

1,76

K2O (%)

1,37

Ca2+ (meq/100 g)

38,47

Mg2+ (meq/100 g)

5,49

Mùn (%)

62,26

Tỷ lệ C/N


15,57

Trần Tấn Việt và ctv (2001; trích dẫn bởi Tăng Công Trường, 2008)
Ngoài ra, phân heo còn chứa mầm bệnh, kháng sinh và hormon. Lượng muối
trong phân heo cũng khá cao, vì hầu như tất cả muối mà heo ăn vào đều được thải ra
dưới dạng này hay dạng khác, 75% muối được thải ra trong nước tiểu và 25% trong
phân. Tuy nhiên, phân heo vẫn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tận dụng
do hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân khá cao, đặc biệt là nitơ.
Rõ ràng, nếu không được quản lý và sử dụng đúng đắn, chất thải chăn nuôi sẽ là
nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và phiền toái cho các cơ sở chăn
nuôi. Ngược lại, nếu được tận dụng đúng cách, nó trở thành nguồn tài nguyên hữu ích.
4


2.1.3. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đang phát triển với tốc độ nhanh và do đó đang đặt ra những
thách thức lớn cho việc xử lý chất thải hữu cơ từ nông nghiệp. Chất thải chăn nuôi khi
chưa xử lý mang đi sử dụng cho trồng trọt như tưới, bón cho cây, rau, củ, quả…, các
chất này sau đó dùng làm thức ăn cho người và động vật là không hợp lý. Nhiều
nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ… có thể gây
bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các bệnh về đường ruột như thương hàn, phó
thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá…
Khi chất thải chăn nuôi không được xử lý thải vào môi trường quá lớn làm gia
tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong nước, làm giảm quá mức lượng oxy hoà tan,
làm giảm chất lượng nước bề mặt, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật nước, là nguyên nhân
tạo nên các dòng nước chết (nước đen, hôi thối, sinh vật không thể tồn tại) ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, động vật và môi trường sinh thái (Dương Nguyên Khang,
2005). Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều kháng sinh, chất diệt trùng, chất kích thích
sinh trưởng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của người và gia súc.

Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã thừa nhận, chăn nuôi đang được coi là
một ngành gây ô nhiễm lớn, thậm chí lớn hơn mức gây ô nhiễm của ngành vận tải.
Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra tới 65% lượng Nitơ ôxit (N2O) trong khí quyển.
Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4)
- khí có khả năng hấp thụ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Điều này, có nghĩa là chăn
nuôi gia súc đã được khẳng định là một tác nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64% khí amoniac (NH3) - thủ phạm của những
trận mưa acid. Ngoài ra, nhu cầu thức ăn, nước uống, tập tính bầy đàn, nhu cầu bãi
chăn thả… của gia súc cũng đang được coi là một trong những tác nhân chính gây
thoái hoá đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng hệ sinh thái.
2.1.4. Các phương pháp xử lý hiện nay
Từ trước tới nay, phần đông các cơ sở chăn nuôi thường bán phân tươi cho các
trang trại trồng trọt, cho những người trồng rừng hay nuôi cá với giá khoảng 5.000
đồng/bao 40 kg. Nguồn phân này thường được bón trực tiếp hoặc xử lý không đúng
cách nên làm rau màu nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ
người tiêu dùng.
5


Nhiều cơ sở chăn nuôi đã áp dụng nhiều phương pháp xử lý phân khá tiến bộ
như ủ hoai, hầm ủ biogas, xử lý với chế phẩm để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
hay biện pháp hồ sinh học (lagoon) để xử lý phân rắn và giữ phân ở dạng lỏng. Thế
nhưng các hồ sinh học yếm khí này làm mất đi khoảng 70 – 90% lượng nitơ trong
phân do nitơ bị chuyển thành amoniac.
2.2. Đất bùn (Đất lầy)
2.2.1. Khái quát
Theo FAO – UNESCO đất này có tên gọi là đất phù sa úng nước (PJ), thường
tập trung ở các khu vực thấp trũng nhất của đồng bằng thuộc các tỉnh Ninh Bình, Nam
Hà, Hà Tây và Hòa Bình và phân bố rải rác xen kẽ với các dải đất khác thuộc các
tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hải Hưng, Hải Phòng, đất phù sa thuộc hệ thống

sông Cửu Long và các hệ thống sông khác.
Do đất bị ngập liên tục, các hạt phù sa mịn lắng đọng trên tầng mặt bị phân
tán mạnh tạo thành một lớp bùn nhão, có nơi dày đến dài mét nên gây khó khăn cho
việc canh tác. Dưới tầng mùn nhão là tầng glây bí chặt, sắt xám xanh với nhiều chất
khử có tính độc hại, hình thái phẫu diện đất úng nước, do vậy khác xa với các loại
đất phù sa khác: màu nâu xám đen từ trên xuống, tầng bùn nhão và đến tầng glây,
đất chứa nhiều sản phẩm hữu cơ bán phân giải và các chất khử nên mùi hôi tanh.
2.2.2. Thành phần của đất bùn (đất lầy)
Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng đến sét, tỷ lệ limon và sét
thường chiếm đến > 80% cấp hạt cơ giới. Kết cấu lớp mặt không có, lớp đất mặt khi
ngập nước là lớp bùn nhão, đất bị phân tán mạnh, canh tác khó khăn.
Nhìn chung, đất yếm khí mạnh, khó thoát nước, bất lợi cho sinh trưởng của
các loại cây trồng, hàm lượng chất hữu cơ và mùn, loại khá đến giàu (> 3 - 4%), tỷ
lệ nitơ khá cao (> 0,2%), đặc biệt đất này rất nghèo lân tổng số (< 0,06%) và lân dễ
tiêu (< 10mg/ 100g đất), độ ẩm 80 – 85%, pH lớn hơn 7.

6


Bảng 2.3: Thành phần hóa học của vỏ trái đất và đất (%)
Nguyên tố Vỏ trái đất

Đất

Nguyên tố Vỏ trái đất

Đất

O


47,20

55,00

Ra

1×10-10

1×10-12

H

0,15

5,00

P

7,8×10-2

0,08

C

0,10

5,00

Cl


4,8×10-2

0,10

N

2,30×10-2

0,10

S

0,05

0,04

Si

27,60

20,00

Br

1,50×10-4

5,00×10-4

Al


8,80

7,00

B

3,00×10-4

8,00×10-4

Fe

5,00

2,00

I

3,00×10-5

1,00×10-4

Ti

0,60

0,40

F


2,70×10-2

0,01

Mn

0,09

0,06

Ni

0,01

3,00×10-3

Ca

3,50

2,00

Co

1,00×10-3

3,00×10-4

Na


2,64

1,00

Cu

0,01

5,00×10-4

K

2,50

1,00

Zn

5,00×10-3

1,00×10-3

Ba

3,90×10-2

0,01

Pb


1,60×10-3

1,00×10-5

Sr

0,04

0,02

Mo

1,50×10-3

1,00×10-5

Rb

0,03

1×10-3

Se

6,00×10-3

1,00×10-6

Li


6,50×10-3

1×10-3

(Lê Văn Căn, 1978)
2.2.3. Các biện pháp cải tạo
Cải tạo bằng thủy lợi: xây dựng mạng lưới thủy lợi tiêu thoát nước như kênh
mương và bờ vùng, bờ thửa cùng các trạm bơm tiêu thoát nước.
Cải tạo bằng biện pháp canh tác: Đối với những vùng đất trũng đã được cải
tạo bằng thủy lợi có khả năng tiêu thoát nước thì cần cải tạo tiếp tục bằng canh tác
như cày bừa, phơi ải, làm cỏ xục bùn, xới xáo để khắc phục tình trạng yếm khí
chứa nhiều chất khử gây độc hại và nghèo chất dễ tiêu.
Sử dụng đất hợp lý: Kết hợp biện pháp thủy nông cải tạo đất trũng với các
biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm xây dựng một nền
nông nghiệp bền vững. Xây dựng mô hình kinh tế hợp lý và theo hướng chuyển
dịch cơ cấu có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ví dụ tăng vụ, chuyển chuyên lúa sang hoa
màu, chuyển hai vụ lúa sang lúa – cá, lúa – vịt, cá – cây ăn quả…
7


2.3. Trùn Quế (Perionyx excavatus)
2.3.1. Khái quát
Theo các tác giả Thái Trần Bái và Đỗ Văn Nhượng (1985), ở Việt Nam có 6
họ trùn. Họ Megascolecidae có tới 97 loài trong số 110 loài của các họ trùn đất.
Trong họ này có giống Pheretima có 88 loài hiện sống ở nhiều vùng trong nước ta.
Trong số này có loài Perionyx excavatus thường sống trên mặt đất, nơi ẩm ướt, có
nhiều phân và rác mục (Nguyễn Văn Bảy, 2003).
Trùn Quế (một số tài liệu nước ngoài thường gọi là Blue Worm, Indian Blue)
có tên khoa học là Perionyx excavatus, thuộc chi Pheretima, họ Megascolecidae (họ
Cự Dẫn), ngành giun đốt (Annelides).

Trùn Quế thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều
chất hữu cơ đang phân hủy, không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài
trùn địa phương sống trong đất. Trùn Quế là một trong những giống trùn đã được
thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp. Là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải
rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, dễ thu hoạch. Được sử dụng rộng rãi trong việc
xử lý chất thải ở Phillippines, Australia…
2.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của trùn Quế

Hình 2.1. Hình thái trùn Quế

8


2.3.2.1. Hình thái bên ngoài
Thân trùn hơi dẹp, thon dài, hai đầu nhọn. Trùn có màu đỏ mận chín tùy theo
tuổi, màu nhạt dần về phía bụng; khi ra ánh sáng phát dạ quang màu xanh tím.
Kích thước: trùn nhỏ dài khoảng 3 cm, tiết diện thân 0,2 cm; trùn trung bình từ
3 – 10 cm, tiết diện thân 0,2 – 0,5 cm; trùn lớn dài trên 10 cm, tiết diện thân khoảng
0,5 cm.
Cơ thể trùn phân thành nhiều đốt, bên trong cũng phân đốt tương ứng gọi là
xoang thân. Các loài trùn khác nhau có số lượng đốt khác nhau, thay đổi từ 110 – 180
đốt. Trên mỗi đốt có một vành tơ là cơ quan di chuyển của trùn.
2.3.2.2. Cấu tạo cơ thể trùn
Trùn nuốt thức ăn bằng lỗ miệng ở đỉnh đầu, hơi lệch về phía bụng. Lượng
thức ăn mỗi ngày được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể nó. Những vi
sinh vật cộng sinh có ích trong hệ tiêu hóa theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhưng vẫn
còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo
đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
Trùn hô hấp qua da. O2 trong môi trường được hòa tan vào chất nhầy trên bề

mặt cơ thể trùn, sau đó thấm vào hệ thống mạch máu phân nhánh li ti bên trong rồi
được vận chuyển đến các cơ quan, việc thải CO2 cũng thông qua một tiến trình tương
tự.
Trùn bài tiết chất thải chứa đạm dưới dạng amoniac và urea qua các cặp thận ở
các đốt. Chúng có một số tế bào tiết ra các kích thích tố có ảnh hưởng rất lớn đối với
sinh sản và tái sinh sản. Ngoài ra, nhờ có các tế bào cảm nhận ánh sáng nằm phân tán
dưới da nên trùn có cảm giác với ánh sáng.
2.3.2.3. Đặc tính sinh lý trùn Quế
Tế bào da của trùn Quế rất mỏng, thường xuyên tiết ra chất nhờn để bảo vệ cơ
thể và thích ứng với điều kiện chui rúc trong môi trường tối và ẩm thấp do đó trùn Quế
rất nhạy cảm, phản ứng mạnh với ánh sáng, biên độ nhiệt độ cao, độ mặn và điều kiện
khô hạn.
Độ ẩm: nước là thành phần quan trọng chiếm 75 - 90% khối lượng cơ thể trùn,
với giống loài khác nhau thì ngưỡng độ ẩm thích hợp cũng khác nhau, độ ẩm thích hợp
9


nhất cho trùn sinh trưởng và sinh sản là 60 - 70%. Độ ẩm và nhiệt độ có quan hệ lẫn
nhau lên sự sinh trưởng và sinh sản của trùn, trong đó độ ẩm là một trong những
nguyên nhân làm tăng hay giảm sản lượng của trùn, độ ẩm quá cao có thể làm cho kén
bị thối, không nở được. Trùn cũng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng,
nhưng lại có thể tồn tại được lâu dài trong môi trường nước có thổi ôxy.
Nhiệt độ: bình thường trùn Quế sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 - 30oC, nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và sinh sản là 20 - 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC
và độ ẩm thích hợp chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, ở nhiệt độ quá thấp chúng
sẽ ngừng hoạt động và có thể chết, hoặc khi nhiệt độ lên quá cao chúng cũng bỏ đi
hoặc chết dần. Nhiệt độ tối ưu cho trùn sinh trưởng và sinh sản khoảng 25 - 28oC
(Holmin, 1995; Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Bảy, 2002).
pH: Trùn Quế chịu được phổ pH khá rộng, từ 4 - 9, thích hợp nhất là 6,8 - 7,5.
Nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.

Không khí: Trùn Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu ôxy và thải
CO2, do đó môi trường sống của chúng đòi hỏi phải thoáng khí, lưu ý các chất khí có
hại cho trùn như: Chlor (Cl2), amoniac (NH3), H2S, SO2, SO3, CH4... Theo Willis
(1995) và Edward (1998) cho rằng P.excavatus không thể sống tốt trong chất thải hữu
cơ chứa nhiều NH3 (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Bảy, 2002).
Thức ăn: Trong tự nhiên, trùn có thể sử dụng rất nhiều chất hữu cơ để làm thức
ăn, trong điều kiện không thuận lợi chúng vẫn có thể lấy chất dinh dưỡng trong đất
làm thức ăn. Evans và Guild (1948) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn trên sự đẻ kén
của trùn và thấy rằng trùn ăn thức ăn có phân động vật sẽ nhiều kén hơn khi ăn thức ăn
chỉ có chất hữu cơ là thực vật. Barley (1959) cho trùn A. caliginosa ăn nhiều khẩu
phần khác nhau, thấy rằng trùn tăng trưởng nhanh nhất khi ăn khẩu phần có phân gia
súc. Theo Edwards (1998) thì dạng, chất và lượng của chất thải hữu cơ là rất quan
trọng, quyết định tỷ lệ tăng trưởng của trùn. Ước tính một con trùn nặng 100 mg ăn
đến 80 mg thức ăn mỗi ngày.
Thức ăn của trùn chủ yếu là các chất hữu cơ không có độc tố, có độ pH thích
hợp, có độ muối khoáng cao và đã được vi sinh vật phân giải như các loại phân gia súc
gia cầm, bã của các nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, nhà máy làm giấy, các
loại phế thải của nông sản, các cành lá mục, rau cải bỏ… Nhưng các loại cây gia vị
10


như rau húng, rau quế, rau đắng… là các loại cây có tinh dầu như lá chanh, lá cam, lá
tràm … đều có thể giết trùn hoặc làm trùn bỏ trốn.
2.3.3. Sự sinh sản và phát triển
Trùn Quế là loài sinh vật lưỡng tính. Có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu
cơ thể, chúng giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con.
Kén được hình thành ở đai sinh dục, di chuyển dần về phía đầu, nhận tinh dịch
qua túi nhận tinh rồi rơi ra đất và thắt lại. Kén có dạng thon dài, kích thước khoảng 1
mm, nhìn giống như hạt cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt
hoặc nâu nhạt rồi nâu sẫm khi kén sắp nở. Mỗi kén có thể chứa từ 1 – 20 con, thời gian

nở hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường – nhiệt độ, độ ẩm. Trong
điều kiện bình thường, thời gian nở ra ấu trùng của trùn Perionyx excavatus khoảng
12 – 13 ngày.
Trùn con khi mới nở nhỏ như đầu kim, màu trắng, khoảng 2 – 3 mm, sau 5 – 7
ngày cơ thể chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một lằn đỏ thẫm trên lưng,
dài 1 – 2 cm. Trùn sinh trưởng bằng cách tăng số lượng đốt thân hoặc tăng tiết diện
đốt. Khoảng 15 – 30 ngày sau, chúng trưởng thành, bắt đầu xuất hiện đai sinh dục, đã
bắt đầu có thể bắt cặp và sinh sản. Sau 60 ngày, trùn đạt 8 – 10 cm (thu hoạch trùn thịt
lúc này là tốt nhất). Từ 70 – 90 ngày trùn bắt đầu đẻ nhưng tỷ lệ trứng nở thấp. Từ 90
ngày tuổi trở đi, trùn trở thành bố mẹ hoàn chỉnh, trùn đẻ rất khỏe (1 tuần đẻ 1 lần) và
tỷ lệ trứng nở cao nếu trùn được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Đai sinh dục của những
con trùn đã già bị thoái hóa.

11


2.3.4 . Kén trùn

Hình 2.2. Kén trùn Quế (Perionyx excavatus)
Kén trùn Quế giống hạt bông cỏ, trong quá trình phát triển của phôi, kén trùn có
vai trò rất quan trọng. Trong điều kiện bình thường, thời gian nở ra ấu trùng của trùn
Perionyx excavatus là 2 - 3 tuần… mỗi kén trùn chứa từ 1 - 20 trùn con.
Tùy theo giống loài trùn mà hình dạng, màu sắc, kích thước, số lượng kén đẻ ra
sẽ khác nhau. Màu sắc kén thường thay đổi theo thời gian. Lúc mới đẻ ra, kén có màu
xanh nhạt, sau đó chuyển thành màu vàng ngọc trai, màu xanh lục nhạt hoặc nâu nhạt,
cuối cùng là màu nâu sẫm khi trùn con lớn và chuẩn bị nở.
Số lượng kén cũng thay đổi theo giống loài của trùn. Thông thường nếu chăm
sóc tốt trong điều kiện thích hợp trùn có thể đẻ kén liên tục, mỗi tuần đẻ một kén. Với
loài trùn sống hoang dã trong tự nhiên nó sinh sản theo mùa vụ rõ rệt. Thời gian nở ra
ấu trùng đối với trùn (Perionyx excavatus) khoảng 12 – 13 ngày, mỗi kén trùn chứa

1 - 20 trùn con.
2.3.5. Tập tính ăn
Trùn Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng có thể ăn bất kỳ chất thải
hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên như phân gia súc, gia cầm, rác mục... Tuy
nhiên, thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng và giúp chúng sinh
trưởng – sinh sản tốt hơn.
Do đó trong tự nhiên, trùn Quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, nơi có
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong đống phân động vật, rác hoai
mục. Nhưng chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều
12


chất thải hữu cơ. Có lẽ do tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp
dẫn và do môi trường nơi đây không đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên.
2.3.6. Kỹ thuật nuôi trùn Quế
2.3.6.1. Chuẩn bị môi trường nuôi

Hình 2.3. Trại nuôi trùn
- Ô nuôi
Có thể tận dụng mọi loại vật chứa để nuôi trùn, từ chum vại, chậu hoa, thùng
gỗ, thùng nhựa, bao cám cũ… cho đến các bể gạch xây; cũng có thể nuôi trùn theo
kiểu đắp luống trên mặt đất như ở Ấn Độ.
- Chất nền và cách ủ chất nền
Vật liệu dùng để ủ chất nền: có thể tận dụng giấy báo, giấy carton vụn, lá cây,
rơm rạ, tảo biển băm nhỏ, mùn cưa, than bùn, phân động vật để lâu… nhưng chất nền
tốt nhất và thông thường nhất là phân bò đã hoai.
Một số công thức ủ:
70% phân bò + 30% phụ phẩm thực vật
70% phân heo + 30% phụ phẩm thực vật
60% phân gà


+ 40% phụ phẩm thực vật

Cách ủ: xếp một lớp thực vật dày 20 cm sau đó xếp một lớp phân gia súc dày 10
cm lên trên, không nên nén nguyên liệu quá chặt. Phun nước vào đống ủ để đạt độ ẩm
50 – 60%, có thể phun đều chế phẩm EM 1% để giúp phân mau hoai và diệt mầm
bệnh. Khi hố đầy dùng nylon phủ kín, dùng nọc tre nhọn xuyên một lỗ thủng từ đỉnh
xuống đáy để làm chỗ tưới nước mỗi ngày cho đống ủ. Khi ủ vừa tưới vừa lắc thanh
tre nhằm làm cho nước ngấm đều hố ủ. Cần đảo đống ủ khoảng 15 ngày một lần và
13


tưới thêm nước để thúc đẩy vi sinh vật phát triển làm đống ủ mau hoai mục.
Việc ủ hoàn thành khi đống ủ không còn nóng. Phân ủ có màu nâu và không
còn mùi hôi của phân. Thông thường, thời gian ủ là từ 20 – 30 ngày.
Chất nền là nơi trú ẩn tạm thời hay lâu dài cho trùn, đồng thời là nguồn cung
cấp thức ăn ban đầu khi mới thả trùn vào ô nuôi. Do đó, chất nền phải sạch, giàu dinh
dưỡng, tơi xốp nhưng đảm bảo độ ẩm, có pH thích hợp cho trùn sinh trưởng và phát
triển.
2.3.6.2. Chọn giống trùn
* Đối với giống thuần:
Không nên chọn giống bị trộn lẫn với những giống trùn đất khác, cũng không
nên dùng trùn thương phẩm 100% để làm giống vì trong quá trình làm sạch, trùn bị tổn
thương. Khâu bảo quản giống rất quan trọng vì thế nên đến những trại có nhiều năm
kinh nghiệm trong việc bảo quản giống để có được con giống khỏe.
* Sinh khối:
Sinh khối gồm cả con giống lẫn môi trường sống. Ngày nay việc mua, bán con
giống được diễn ra mang tính tự phát, người mua giống và cả người bán giống đều
không nắm rõ thế nào là sinh khối nên giá cả cũng rất khác biệt.
2.3.6.3. Thả giống nuôi

Đầu tiên, cần cho chất nền vào ô nuôi, độ dày chất nền khoảng 10 cm. Tưới để
đảm bảo độ ẩm cho chất nền trước khi thả giống.
* Giống thuần:
Số lượng, mật độ giống: thường thả từ 0,8 – 1 kg /m2 chất nền (khoảng 8.000 –
10.000 cá thể/m2). Nên thả vào buổi sáng để ban đêm trùn ăn khỏe và ổn định.
Cách thả: gạt bằng mặt ô nuôi, sau đó rạch các rãnh trên mặt chất nền và rải đều
trùn vào các rãnh đó. Sau 1 giờ, trùn sẽ tự động chui xuống chất nền, tưới phun sương
trên bề mặt ô nuôi, có thể cho trùn ăn ngay. Đậy ô nuôi sau khi cho ăn.
* Sinh khối: Khi thả sinh khối, nên để thành cụm, không nên trải mỏng ra, 2 giờ sau
tưới nước. Thông thường cách thả giống bằng sinh khối là hiệu quả nhất.

14


×