Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LACTOSE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN TỪ 45 ĐẾN 72 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.83 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA LACTOSE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN
TỪ 45 ĐẾN 72 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên: LÊ XUÂN HÒA
Ngành:
THÚ Y
Niên khóa:
2004-2009

Tháng 09/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA LACTOSE ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
SỨC SỐNG CỦA HEO CON GIAI ĐOẠN
TỪ 45 ĐẾN 72 NGÀY TUỔI

Tác giả

LÊ XUÂN HÒA

Khóa luân được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú y

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 09 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lê Xuân Hòa
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của lactose đến sự sinh trưởng và sức sống của heo
con giai đoạn từ 45 đến 72 ngày tuổi”. Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu
của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt
ngiệp Khoa ngày.…/…./2009.

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM ƠN

Kính gửi mẹ và các em,
Cảm ơn mẹ và các em về tất cả mọi thứ đã giành cho con để con có được ngày
hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Cô Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Ban giám hiệu trường ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi-Thú y, cùng toàn thể THẦY CÔ TRƯỜNG

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập tại trường
Chủ trại chăn nuôi heo Quang Hợp chú Vũ Bá Quang đã tạo điều kiện và
giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian làm đề tài tại trại. Truyền đạt cho em
những kinh nghiệm quí báu về bố trí thực hiện thí nghiệm cũng như những kinh
nghiệm về chẩn đoán điều trị nâng cao tay nghề.
Các anh em công nhân trại chăn nuôi heo Quang Hợp đặc biệt là anh Dương đã
nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt thí nghiệm của mình.
Các bạn lớp Thú y 30, đặc biệt là Hiệp, Tuyến, Hồng Hạnh cùng bạn bè
gần xa đã chia sẻ cùng những vui buồn trong suốt thời gian học tập tại trường
và thực tập tốt nghiệp.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thí nghiệm “Ảnh hưởng của lactose đến sự sinh trưởng và sức sống của heo
con giai đoạn từ 45 đến 72 ngày tuổi" được thực hiện tại trại chăn nuôi heo
Quang Hợp thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ 4/5/2009 đến
09/07/2009.
Tổng số heo thí nghiệm là 100 con được chia làm 2 lô. Lô thí nghiệm sử dụng thức
ăn tự trộn bổ sung 10% lactose, lô đối chứng sử dụng thức ăn tự trộn bổ sung 5%
lactose.
Kết quả lô có bổ sung 10% lactose (lô TN) có mức tăng trọng bình quân (11,66
kg/con) cao hơn so với lô bổ sung 5% lactose (lô ĐC) (10,30 kg/con). Tăng trọng
tuyệt đối ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 416,26 và 367,74 g/con/ngày.
Tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 13,20%.
Hệ số biến chuyển thức ăn của lô bổ sung 10% lactose (1,91 kgTĂ/kgTT) thấp
hơn so với lô bổ sung 5% lactose (2,02 kgTĂ/kgTT).

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của lô thí nghiệm là 1,21%, ở lô đối chứng là 2,5%. Tỷ
lệ ngày con bệnh hô hấp của lô thí nghiệm (1,29%) cũng thấp hơn lô đối chứng
(1,64%)
Trong thời gian thí nghiệm cho thấy, việc bổ sung lactose vào thức ăn với tỷ lệ
10% cho kết quả tốt hơn cả về giá trị sinh học và hiệu quả kinh tế so với tỷ lệ 5%.

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I .........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu......................................................................................2
1.2.1. Mục đích .....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................................2
CHƯƠNG II .......................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh lý của heo con cai sữa............................................................3
2.1.1 Đặc điểm sinh lý ..........................................................................................3
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của heo sau cai sữa .........5
2.2. Giới thiệu về lactose ......................................................................................5
2.2.1. Tầm quan trọng của lactose........................................................................5
2.2.2. Chế độ cho heo con ăn................................................................................6
2.2.3. Các nguồn lactose.......................................................................................7
2.2.4. Nhu cầu lactose tối ưu ................................................................................8
2.3. Tổng quan về trại chăn nuôi heo Quang Hợp................................................8
2.3.1. Vị trí địa lý..................................................................................................8
2.3.2. Lịch sử hình thành cơ sở ............................................................................8

2.3.3. Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................9
2.3.4. Cơ cấu đàn ..................................................................................................9
2.3.5. Bố trí trại.....................................................................................................9
2.3.5.1. Dãy chuồng nái........................................................................................9
2.3.5.2. Dãy chuồng cai sữa..................................................................................10
2.3.5.3. Dãy chuồng nuôi thị 30 - 60kg ................................................................10
2.3.5.4 Dãy chuồng nuôi thịt (vỗ béo) .................................................................10
2.3.6. Công tác giống............................................................................................11
2.3.7. Cách khai thác đàn giống ...........................................................................11
2.3.8. Thức ăn .......................................................................................................12
v


2.3.9. Nguồn nước sử dụng ..................................................................................12
2.3.10. Qui trình vệ sinh phòng bệnh ...................................................................13
2.3.11. Xử lý chất thải ..........................................................................................13
2.3.12. Qui trình tiêm phòng ................................................................................14
CHƯƠNG III .....................................................................................................15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..........................................15
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................15
3.1.1. Thời gian.....................................................................................................15
3.1.2. Địa điểm .....................................................................................................15
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................................15
3.2.1. Bố trí thí nghiệm.........................................................................................15
3.2.1.1. Đối tượng thí nghiệm ..............................................................................15
3.2.1.2. Bố trí thí nghiệm......................................................................................15
3.2.2. Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................16
3.2.2.1. Thức ăn thí nghiệm..................................................................................16
3.2.2.2. Chuồng nuôi heo thí nghiệm ...................................................................17
3.2.2.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc .........................................................................17

3.2.2.4. Vệ sinh.....................................................................................................17
3.3.CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI ...............................................17
3.3.1. Nhiệt độ và ẩm độ...................................................................................... 17
3.3.2. Trọng lượng ................................................................................................17
3.3.2.1. Trọng lượng bình quân (TLBQ) (kg/con) ...............................................18
3.3.2.2. Tăng trọng bình quân (TTBQ) (kg/con)..................................................18
3.3.2.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (kg/con)....................................................18
3.3.3. Chỉ số biến chuyển thức ăn ........................................................................18
3.3.4. Tình trạng tổng quát ...................................................................................19
3.3.5. Hiệu quả kinh tế..........................................................................................19
3.3.6. Xử lý số liệu ...............................................................................................19
CHƯƠNG IV .....................................................................................................20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................20
4.1. Nhiệt độ và ẩm độ..........................................................................................20
vi


4.2. Trọng lượng ..................................................................................................21
4.2.1. Trọng lượng bình quân ...............................................................................21
4.2.2. Khả năng tăng trọng ...................................................................................23
4.3. Chỉ số chuyển biến thức ăn và tiêu thụ thức ăn bình quân............................26
4.4. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy................................................................................29
4.5. Tỷ lệ chết .......................................................................................................30
4.6. Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp...........................................................................31
4.7. Tỷ lệ còi .........................................................................................................32
4.8. Hiệu quả kinh tế.............................................................................................32
CHƯƠNG V ........................................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................34
5.1. Kết luận..........................................................................................................34
5.2. Đề nghị ..........................................................................................................34

Tài liệu tham khảo..............................................................................................35
Phụ lục .................................................................................................................36

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mức tăng trưởng của heo con cai sữa có trọng lượng từ 6 - 20 kg .....4
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con cai sữa ...........................................4
Bảng 2.3. Lượng thức ăn cần thiết theo từng giai đoạn ......................................7
Bảng 2.4. Các nguồn cung cấp lactose .................................................................7
Bảng 2.5. Cơ cấu đàn ...........................................................................................9
Bảng 2.6. Trọng lượng heo giống ........................................................................11
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................16
Bảng 3.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ....................................16
Bảng 4.1. Nhiệt độ chuồng nuôi ..........................................................................20
Bảng 4.2. Ẩm độ chuồng nuôi .............................................................................20
Bảng 4.3. Trọng lượng bình quân của heo qua các lần cân .................................21
Bảng 4.4. Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối .....................................23
Bảng 4.5. Chỉ số chuyển biến thức ăn và tiêu thụ thức ăn bình quân .................26
Bảng 4.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con .................................................29
Bảng 4.7. Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ................................................................31
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................32

viii


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức trại .............................................................................9

Sơ đồ 2.2. Tiến trình sản xuất của trại .................................................................12
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân ...................................................................22
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng bình quân ......................................................................24
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng tuyệt đối ........................................................................25
Biểu đồ 4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn .............................................................28
Biểu đồ 4.5. Tiêu thụ thức ăn bình quân .............................................................28
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .................................................................30
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ ngày con hô hấp .....................................................................32

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ctv: Cộng tác viên
TN: Thí nghiệm
ĐC: Đối chứng
TLBQ: Trọng lượng bình quân
TTBQ: Tăng trọng bình quân
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối
TĂ: Thức ăn
TĂTT: Thức ăn tiêu thụ
TT: Tăng trọng
CSBCTĂ : Chỉ số biến chuyển thức ăn
TTTĂBQ: Tiêu thụ thức ăn bình quân
LMLM: Lở mồm long móng

x


CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, đất nuớc đã, đang đổi mới và tiến đến công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trên mọi ngành nghề. Chăn nuôi heo trong hệ thống sản
xuất nông nghiệp của nước ta trở thành một ngành sản xuât thực phẩm tương đối
lớn, cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống, thịt hộp và các chế phẩm khác phục vụ
rộng rãi cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
Để đạt được mục đích chăn nuôi heo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
hiên nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến… cho năng suất cao tỉ lệ nạc
nhiều đồng thời phải tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, rẻ tiền và được cân
bằng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của từng
loại heo, các giai đoạn chăn nuôi heo khác nhau cũng như các hướng nuôi heo khác
nhau…
Trong chăn nuôi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò quyết định đến việc thành bại của
nghề chăn nuôi vì thức ăn chiếm tới 75% - 80% tổng chi phí để sản xuất ra sản
phẩm thịt (Nguyễn Bạch Trà, 2003) cho nên muốn tăng hiệu quả kinh tế thì ta phải
làm thế nào để chi phí đầu tư vào thức ăn thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất
lượng. Muốn vậy, người chăn nuôi phải có hiểu biết và vận dụng được kiến thức về
dinh dưỡng cho heo để từ đó có các biện pháp đầu tư vào thức văn hữu hiệu nhất
đem lại lợi ích kinh tế cao nhất.
Từ thực tế trên và được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM, được sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Kim Loan, cùng với
chú Vũ Bá Quang (chủ trại heo Quang Hợp), chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh
hưởng của lactose đến sự sinh trưởng và sức sống của heo con giai đoạn từ 45
đến 72 ngày tuổi"

1


1.2. MỤC DÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của lactose trong khẩu phần thức ăn cho heo cai sữa giai
đoạn 45 ngày đến 72 ngày tuổi thông qua một số chỉ tiêu sản xuất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi heo cai sữa khi bổ sung lactose vào trong
thức ăn.

1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về tăng trọng, hệ số chuyển biến thức ăn và tỉ lệ ngày con
tiêu chảy, tỉ lệ con bệnh hô hấp, tỉ lệ còi, tỉ lệ chết.
Ghi nhận số liệu đầy đủ chính xác, trung thực, xử lý số liệu, thảo luận, so sánh và
báo cáo đề tài.

2


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HEO CAI SỮA
2.1.1. Đặc điểm sinh lý
Heo cai sữa có đặc điểm là tăng trọng nhanh, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu
hoàn thiện dần, tuy nhiên khi cai sữa heo con bị cắt đi nguồn dinh dưỡng và kháng
thể từ sữa mẹ, cộng với stress mạnh do thay đổi nguồn dinh dưỡng và thay đổi điều
kiện sống, bộ máy tiêu hoá của heo con phát triển nhanh mà khả năng chống đỡ
bệnh tật còn rất kém… Trong giai đoạn đầu này, heo dễ bị chết, tỉ lệ còi cọc cao,
tiêu chảy nặng, bệnh về đường hô hấp cũng cao. Do đó, cần phải có chế độ cho ăn
hợp lí, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng cần phải đầy đủ và cân bằng, thức ăn dễ tiêu
hoá, chất lượng cao, chuồng trại đảm bảo đủ ấm, khô ráo và thông thoáng, nước
uống sạch sẽ.
Đến giai đoạn 45 ngày tuổi, lúc này heo đã cai sữa được khoảng 17 ngày và
được chích ngừa dầy đủ. Đối với môi trường heo đã thích nghi hơn, các cơ quan đã

hoàn thiện chức năng của mình. Tuy nhiên, bộ máy hô hấp và tiêu hóa nơi trao đổi
chất giữa cơ thể và môi trường vẫn còn yếu với khả năng chống đỡ bệnh tật. Sự
thay đổi về thời tiết khí hậu, những biến đổi trong khẩu phần dễ gây bệnh trên
đường hô hấp, tiêu hóa, các vi sinh vật cơ hội dễ xâm nhập gây bệnh cho heo. Ở
giai đoạn này hệ thống enzyme tiêu hóa của heo tương đối đầy đủ nhưng hoạt động
yếu, điển hình như heo từ 18 - 23 kg thể trọng, ruột non có các men tiêu hóa có thể
tiêu hóa được tinh bột, ngũ cốc tuy nhiên các men đó không phá vỡ được thành tế
bào tinh bột sống. Công tác vệ sinh, chăm sóc, nhất là thức ăn giai đoạn này phải là
chất dễ tiêu, ổn định, không nấm mốc và phải cung cấp bổ sung thêm các nguồn
enzyme tiêu hóa để hỗ trợ cho heo tận dụng hết thức ăn ăn vào, kích thích ngon
miệng của heo làm heo ăn nhiều, phát triển nhanh khỏe mạnh tạo tiền đề cho giai
đoạn sau này.

3


Bảng 2.1: Mức tăng trưởng của heo con cai sữa có trọng lượng từ 6 - 20kg
Chỉ tiêu

Khá

Tốt

Tốt nhất

Tăng trọng bình quân (g/con/ngày)

340

455


545

Lượng thức ăn bình quân (g/con/ngày)

705

770

770

Hệ số tiêu tốn thức ăn

2,0

1,7

1,4

Tỷ lệ chết

2,5

1,5

0,5

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999)
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng của heo con cai sữa
Trọng lượng cơ thể

(kg)
Chỉ tiêu

5 – 10

10 - 20

Lượng thức ăn ăn vào ước tính

500

1000

3265

3265

1620

3256

Đạm thô (%)a

23,7

20,9

Ca (%)

0,80


0,70

Ptổng só (%)

0,65

0,60

Phữu dụng (%)

0,40

0,32

Na (%)

0,20

0,15

Cl (%)

0,20

0,15

(g/con/ngày)
Năng lượng trao đổi trong khẩu phần
(Kcal/kg)

Ước tính năng lượng trao đổi ăn vào
(Kcal/ngày)

(Nguồn : NRC,1998)
Chú thích:
(a)

Mức đạm thô áp dụng cho khẩu phần bắp- khô dầu đậu tương

Đối với heo 3 - 10 kg khẩu phần có sản phẩm huyết tương khô hoặc sữa khô,
thì mức đạm sẽ nhỏ hơn lượng đưa ra 2 - 3%.

4


2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của heo sau cai sữa
- Do tính di truyền
+ Giống: giữa các giống khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục cũng khác
nhau.
+ Cá thể: trong cùng một giống các cá thể khác nhau có thể có sự sinh trưởng
và phát dục khác nhau, một phần do di truyền biến dị.
-Do lượng kháng thể có trong sữa mẹ.
-Do các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, nhiệt độ, tốc độ gió… đều ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của heo cai sữa… với nhiệt độ thấp khi heo
bị lạnh hệ thần kinh phó giao cảm bị ức chế làm giảm sự tiết dịch và giảm nhu động
ruột nên tiêu hoá không hết thức ăn và tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
- Chăm sóc nuôi dưỡng: chuồng trại chật hẹp, nguồn nước dơ bẩn, thức ăn
không cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng sẽ cho heo chậm lớn, dễ phát bệnh.
2.2. GIỚI THIỆU VỀ LACTOSE
2.2.1. Tầm quan trọng của lactose

Sữa heo nái cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cho heo con từ sơ sinh đến cai
sữa, bao gồm: protein, acid amine, năng lượng từ chất béo và đường, chất khoáng
dưới dạng canxi, phospho, muối, cũng như các acid, vitamine thiết yếu và khoáng vi
lượng.
Sữa heo nái có 80% là nước, chất khô chứa: 30% protein, 37% chất béo, 29%
lactose và 4% chất khoáng. Khả năng tiêu hóa lactose của heo phụ thuộc vào
enzyme lactase tiết ra. Enzyme này tăng lên cùng với lượng sữa bú mẹ tăng, cao
nhất khi 2 - 3 tuần và sau đó giảm dần. Cho heo con ăn khẩu phần chứa lactose sau
cai sữa giúp duy trì enzyme này tiết ra. Lactose còn được sử dụng làm cơ chất cho
Lactobicilli và Bifidobacter, tạo điều kiện cho chúng nhân lên và loại trừ các vi
khuẩn có khả năng gây hại. Điều này giúp duy trì môi trường dạ dày và ruột heo
khỏe mạnh. Sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa lactose là acid lactic.
Acid lactic giúp acid hóa ruột và hỗ trợ tiêu hóa protein. Việc acid hóa này tạo môi
trường bất lợi cho các vi khuẩn gây bệnh, làm giảm thiểu sự phát triển của chúng.

5


Lactose còn giúp duy trì sự nguyên vẹn của nhung mao ruột trong ruột non của
heo trước và sau khi cai sữa. Kết quả là làm tăng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng hiệu
quả chuyển đổi thức ăn và cải thiện đáp ứng miễn dịch.
2.2.2. Chế độ cho heo con ăn.
Trong thời gian cai sữa, heo con phải chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng thức ăn
khô và nước nên có thể làm rối loạn nghiêm trọng đường tiêu hóa, do đó cần phải
lựa chọn kỹ lưỡng thành phần thức ăn sử dụng trong các khẩu phần ban đầu, cũng
như thời gian chuyển từ khẩu phần này sang khẩu phần khác. Các vấn đề chính cần
quan tâm là: Các enzyme tiêu hóa, độ acid trong đường ruột, vi khuẩn trong ruột
Chuyển từ miễn dịch thụ động sang miễn dịch chủ động
Hệ thống enzyme phải chuyển từ tiêu hóa các thành phần của sữa sang thành
phần thức ăn khô. Thay đổi lớn nhất là chuyển từ tiêu hóa lactose (enzyme lactase)

sang tiêu hóa đường và tinh bột, và từ protein sữa (casein và globulins) sang protein
từ động thực vật (các enzyme protease khác). Sữa heo mẹ duy trì một quần thể
Lactobacilli hoạt động giúp giữ môi trường acid trong ruột. Vào thời điểm cai sữa
độ acid này cần phải được duy trì và quá trình sản xuất HCl trong dạ dày được bắt
đầu. Quần thể Lactobacilli cần thiết để bảo vệ cơ thể heo và ngăn chặn vi khuẩn có
hại cũng được hình thành.
Miễn dịch thụ động thu được từ sữa non của heo con giảm xuống đến mức rất
thấp vào thời điểm 21 - 28 ngày tuổi. Nó được thay thế từ từ bằng miễn dịch chủ
động trong vài tuần tiếp theo. Cấu trúc của nhung mao trong ruột non là rất quan
trọng để duy trì các chức năng này. Nhung mao cao và sâu là rất có lợi, đảm bảo
cho ruột khỏe mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt và năng suất của heo cao.
Sự chuyển đổi dần dần từ khẩu phần dinh dưỡng cao và từ các sản phẩm sữa
chất lượng cao (gọi là khẩu phần phức tạp) sang các khẩu phần dinh dưỡng thấp sử
dụng ít thành phần thức ăn chuyên dụng (gọi là khẩu phần đơn giản) thường đòi hỏi
sử dụng 3 - 4 loại thức ăn. Các loại thức ăn này được cho ăn theo các giai đoạn phát
triển khác nhau và với lượng nhất định. Nếu thay đổi này diễn ra quá nhanh đối với
sự phát triển tổ chức cơ thể và sinh lý của heo thì rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra. Điều
này gây ra hiện tượng giảm khả năng tăng trọng và heo dễ bị tác động của vi khuẩn
gây bệnh, gây tiêu chảy dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.
6


Bảng 2.3: Lượng thức ăn cần thiết theo từng giai đoạn
Giai đoạn

Trong lượng

Lượng thức

heo (kg)


ăn (kg)

Giai đoạn cai sữa sớm

Dưới 5,0

0,5 - 1,0

Giai đoạn1

5,0 - 7,0

1,0 - 2,0

Giai đoạn 2

7,0 - 10,0

3,0

Giai đoạn 3

10,0 - 15,0,

6,0

Giai đoạn 4

15,0 - 25,0


15,0

(Nguồn: Bryan Hardy, 2009)
Lượng thức ăn trong giai đoạn cai sữa chỉ chiếm khoảng 10% tổng số thức ăn
cho heo ăn từ khi cai sữa đến khi đạt trọng lượng xuất chuồng 120 kg. Do đó, chi
phí của các khẩu phần cai sữa này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí thức
ăn. Điều quan trọng là cần đầu tư dinh dưỡng tốt trong thời gian này vì lợi ích tổng
thể là năng suất cuối cùng của heo. Heo khỏe mạnh, có trọng lượng hơi cao từ heo
con đến khi xuất chuồng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Nhìn chung,
cứ thêm một kg trọng lượng heo con sẽ có thêm 3 – 5 kg trọng lượng lúc giết thịt.
2.2.3. Các nguồn lactose
Lactose là chất dinh dưỡng cần thiết cho heo con. Có nhiều nguồn lactose khác
nhau với các thành phần lactose khác nhau. Các nguồn này bao gồm:
Bảng 2.4: Các nguồn cung cấp lactose
Nguồn cung cấp

Tỷ lệ (%)

Lactose (thành phần thức ăn chăn nuôi)

95

Bột sữa gầy

50

Bột Whey

70


Whey khử protein (Whey Permeate)

80

Bột whey nhiều protein cô đặc ( Whey protein Concentrate)

50

Whey khử khoáng (Demineralised Whey)

75

Whey giảm bớt lactose (Reduced Lactose Whey)

55
(Nguồn: Bryan Hardy, 2009)

7


Các loại thức ăn của người được chế biến từ sữa đều có lactose, chúng thường
có sẵn và có thể dùng làm nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Ví dụ như bột
Chocolate, bột phomate và các sản phẩm từ sữa khác.
2.2.4. Nhu cầu lactose tối ưu
Heo con cần nhiều lactose trong khẩu phần giai đoạn 1 ngay sau khi cai sữa và
cần ít hơn ở giai đoạn 3 và 4. Mức lactose cao trong giai đoạn đầu giúp duy trì tất cả
các chức năng được đề cập ở trên (mục 2.2.1), giúp heo phát triển tốt, ít gặp bệnh
tật. Ở các giai đoạn sau, lactose đóng vai trò thành phần chức năng để duy trì hoạt
động của Lactobacilli và sức khỏe của ruột hơn là chất dinh dưỡng cụ thể cần cho

sự phát triển của heo.
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO QUANG HỢP
2.3.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Quang Hợp nằm triên địa bàn Ấp Vàm, Xã Thiện Tân,
Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai cách mặt đường Thiện Tân 300m, cách quốc lộ
1A 4,5km, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 12km.
Địa thế của trại nằm trên đồi, cao ráo, có độ dốc nên thuận lợi cho việc vệ sinh
thoát nước.
Đường giao thông dẫn vào trại khá tốt giúp vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản
phẩm dễ dàng.
2.3.2. Lịch sử hình thành cơ sở
Trại chăn nuôi heo Quang Hợp được khởi công xây dựng từ 15/09/2001 với
tổng diện tích là 20.000 m2 do ông Vũ Bá Quang quản lí bắt đầu từ việc nuôi heo để
đáp ứng nhu cầu của nhân dân, sau đó trại đã tăng qui mô chăn nuôi, nhập thêm 50
nái từ trại giống Cấp 1, CôngTy Chăn Nuôi Đồng Nai và France Hybrid, qua nhiều
giai đoạn phát triển trại đã không ngừng tiếp thu những kỹ thuật mới để nâng cao
tổng đàn và tạo ra con giống để cung cấp cho các trại khác, cung cấp thịt cho thị
trường.
Mục tiêu của trại là tiến hành thực nghiệm nghiên cứu quy trình chăn nuôi mới
để nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tư vấn quy trình chăn nuôi này cho các cơ
sở khác.
8


2.3.3. Cơ cấu tổ chức
Trưởng trại
(1 người)

Kho thức ăn
(2 người)


Nái mang thai, nái đẻ
(2 người)

Heo con cai sữa
(1 người)

Heo thịt
(2 người)

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức trại
2.3.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 29/06/2009
Bảng 2.5: Cơ cấu đàn
Loại

Số lượng (con)

Đực làm việc

9

Nái sinh sản

93

Heo thịt

422


Heo cai sữa

472

Heo theo mẹ

98

Tổng đàn

1094

2.3.5. Bố trí trại
Trại chăn nuôi heo Quang Hợp gồm có 5 dãy chuồng được bố trí theo hướng
Đông Tây.
2.3.5.1. Dãy chuồng nái: Gồm 2 dãy (Dãy A và B)
Tổng số ô chuồng là 200 ô
48 ô dành cho nái đẻ và nái nuôi con
Còn lại dành cho nái mang thai, nái khô và đực làm việc
Tổng diện tích chuồng là 900m2 chia làm hai phần

9


Phần đầu dãy: là ô chuồng dành cho nái mang thai, nái chờ phối, ô chuồng cho
đực làm việc được làm bằng ống sắt Φ21, nền xi măng, diện tích mỗi ô là 0,8m x
2,3m.
Phần còn lại là chuồng sàn dành cho nái đẻ và nái nuôi con, thành chuồng được
làm bằng ống sắt Φ21, sàn cho heo nái được làm bằng bê tông, sàn cho heo con
được làm bằng những tấm vỉ nhựa ghép lại với nhau, diện tích chuồng là 2,2m x

1,8m.
Heo con được nuôi đến khi tách mẹ (28 - 30 ngày tuổi) thì được chuyển sang
chuồng heo cai sữa.
Đầu dãy nái là hệ thống lưới chắn và hệ thống phun nước làm mát, cuối dãy là
hệ thồng quạt hút gió.
2.3.5.2. Dãy chuồng cai sữa
Là chuồng sàn dùng để nuôi heo con khi tách mẹ đến 70 ngày tuổi. Thành
chuồng được làm bằng ống sắt Φ21 và Φ8, khoảng cách giữa các ống sắt Φ8 là
1cm, diện tích mỗi ô chuồng là 2m x 2,2m, sàn chuồng được làm bằng nhựa.
Tổng số ô chuồng là 32 ô.
Độ dốc của nền chuồng khoảng 3 - 5% giúp cho việc tắm rửa và vệ sinh chuồng
thuận tiện.
Khi heo đến khoảng 70 ngày tuổi sẽ được chuyển sang chuồng thịt giai đoạn
30 - 60kg.
2.3.5.3. Dãy chuồng nuôi thịt 30 – 60 kg
Diện tích dãy chuồng cách ly là: 200m2, được chia làm 8 ô, cứ 2 ô có một máng
ăn bán tự động được đặt ở giữa chuồng, mỗi chuồng có 2 núm uống tự động, bể
chứa nước được đặt ở đầu dãy chuồng, nền chuồng làm bằng xi măng.
Diện tích mỗi ô là 4m × 5m
Độ dốc chuồng là 3 - 5%
2.3.5.4. Dãy chuồng nuôi thịt (vỗ béo)
Diện tích dãy chuồng nuôi thịt là 315m2, được chia làm 12 ô chuồng có kích
thước là 4m x 5m, cứ 2 ô có 1 máng ăn bán tự động được đặt ở giữa, mỗi ô chuồng
có 2 núm uống nước tự động, có thể điều chỉnh độ cao của núm uống cho phù hợp
với từng lứa tuổi của heo, nền chuồng bằng xi măng.
10


Độ dốc của nền chuồng khoảng 3% - 5%.
2.3.6. Công tác giống

Công tác chọn giống được tiến hành từ lúc heo con mới sinh ra, chúng được
kiểm tra dị tật, đếm số vú, cân trọng lượng, bấm răng. Cái được chọn còn phải đạt
một số chỉ tiêu như: lông da bóng mượt, ngoại hình cân đối, chân vững chắc, đi
bằng móng, bộ phận sinh dục cân đối và lộ rõ, có trong lượng tối thiểu so với các
ngày tuổi tương ứng với bảng 2.8.
Bảng 2.6: Trọng lượng heo giống
Ngày tuổi

Trọng lượng tối thiểu (kg)

24

7

60

15

150

100

240

120
(Nguồn: Kỹ thuật trại)

2.3.7. Cách khai thác đàn giống
+


Đối với đực hậu bị

Bắt đầu khai thác lúc 8 tháng tuổi và phải đạt trọng lượng trên 90 kg.
+

Đối với đực làm việc

Đực làm việc chỉ khai thác 2 lần/tuần (Lấy tinh để gieo tinh nhân tạo)
+ Đối với nái hậu bị:
Nái hậu bị được đưa lên làm giống lúc 7 tháng tuổi, sau khi lên giống lần thứ 3
thì giao phối (trọng lượng đạt khoảng 120 kg).
+ Đối với heo sinh sản
Nái sinh sản: khi heo theo mẹ được 21 - 28 ngày thì bắt đầu cai sữa cho heo con,
đưa heo mẹ lên khu chờ phối.
Với cách khai thác này của trại thì chất lượng con giống sẽ tốt, số lượng con đẻ
ra sẽ nhiều.
+ Loại thải
Đối với heo không đủ chỉ tiêu sinh sản như: Phối khó đậu thai, xảy thai
nhiều lần, quá già, kém sữa, nuôi con kém, bệnh tật. Nọc không nhảy giá, mật độ
tinh trùng thưa…sẽ được loại thải và thay thế bằng những con hậu bị đủ tiêu chuẩn.
11


Bắt đầu

Nái chờ phối
hậu bị cái

Phối giống


> >3 lần phối
Nái không
mang thai

Nái mang thai
Nái đẻ khó,
hư thai, bệnh
Nái đẻ

Nái năng
suất cao

Nuôi con

Loại thải

Cai sữa, tách
mẹ và con

Nái năng
suất thấp

Heo con cai sữa
45 ngày

Nuôi thịt
Bán thương
phẩm
Sơ đồ 2.2. Tiến trình sản xuất của trại
2.3.8. Thức ăn

Do trại chế biến từ những nguyên liệu tự mua có giá thành thấp, chất lượng thức
ăn tốt, thức ăn nuôi heo con mau lớn, tăng trọng nhanh, giảm tỉ lệ bệnh trên heo.
2.3.9. Nguồn nước sử dụng
Được dùng bằng nước giếng khoan.
Hình thức sử dụng: Nước cho heo uống được bơm lên bồn chứa từ đó đưa
xuống hệ thống ống dẫn đến từng ô.

12


2.3.10. Qui trình vệ sinh phòng bệnh
Chuồng trại phải được sát trùng, quét dọn 3 ngày trước khi chuyển heo sang.
Chuồng trại phải được đảm bảo thường xuyên sạch sẽ.
Hàng ngày dọn đường thoát phân chảy ra mương và bên trong chuồng trại.
Không để người lạ mặt không có trách nhiệm vào trong chuồng trại.
Khi vào chuồng phải bước qua hố sát trùng (phải mang ủng hoặc dép dành riêng
cho từng trại).
Không nhốt heo mới mua về chung với heo cũ trong cùng một ô chuồng.
Hằng ngày phải theo dõi phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Có khu nhốt riêng heo bệnh để điều trị.
Thuốc sát trùng được dùng ở trại là Pacoma và virkon. Chuồng trại được sát
trùng định kỳ 2 lần/tuần vào thứ 2 và thứ 6 trong tuần, định kỳ phát hoang bụi rậm
xung quanh chuồng.
2.3.11. Xử lý chất thải
Sau mỗi dãy chuồng đều được xây dựng hệ thống xử lý phân bằng những hệ
thống túi ủ phân làm chất đốt, phần đầu ra của túi chảy vào ao cá. Do sự hạn chế
của túi ủ cũng như lượng gas sinh ra không sử dụng hết nên chuồng thường được vệ
sinh bằng cách dọn phân cho vào bao sau đó mới xịt nước vệ sinh và tắm đối với
heo thịt, heo sau cai sữa.
Chuồng nái được dọn phân ngày hai lần và một tuần tắm hai lần. Phân trong bao

được chuyển ra khu đất xa chuồng nuôi và cứ 2 tuần được xuất bán một lần để làm
phân bón, do giá phân vô cơ cao nên hiện nay phân hữu cơ rất được ưa chuộng.
Theo ước tính của trại thì tiền phân bán được có thể giải quyết được chi phí điện
năng hàng tháng của trại đồng thời tăng thêm thu nhập cho công nhân.

13


2.3.12. Qui trình tiêm phòng
Loại
Tuổi heo

heo

Tên chế phẩm

Phòng bệnh

Heo

3 ngày

Fe

Thiếu sắt

con

21 ngày


Reppisure (lần 1)

Viêm phổi

35 ngày

Reppisure (lần
2) + Pestvac

Viêm phổi + Dịch tả

Nái

4 tuần trước khi sinh

Pestvac

Dịch tả

sinh

3 tuần trước khi sinh

FMD

LMLM

sản

2 tuần trước khi sinh


AuJeszky

Giả dại

10 ngày trước khi sinh

Dextomax

Ký sinh trùng

5 ngày trước khi sinh

Heparnol

Táo bón

Nái

5 tuần trước khi lên giống lần 3

Pestvac

Dịch tả

hậu

4 tuần trước khi lên giống lần 3

Parvo (lần 1)


Khô thai

bị

3 tuần trước khi lên giống lần 3

FMD

LMLM

2 tuần trước khi lên giống lần 3

AuJeszky

Giả dại

1 tuần trước khi lên giống lần 3

Parvo (lần 2)

Khô thai

14


×