Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xây dựng ONTOLOGY phục vụ lưu trữ và tìm kiếm trực tuyến các tài liệu của chi cục văn thư lưu trữ tĩnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.5 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

CAO XUÂN HÀ

XÂY DỰNG ONTOLOGY
PHỤC VỤ LƯU TRỮ VÀ TÌM KIẾM
TRỰC TUYẾN CÁC TÀI LIỆU
CỦA CHI CỤC VĂN THƯ LƯU TRỮ TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60480101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Trung Hùng.

Phản biện 1:
..........................................................................................................
Phản biện 2:
..........................................................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học máy tính họp tại Trường Đại học Bách khoa


vào ngày.. tháng... năm...

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
 Thư viện Khoa .........................., Trường Đại học Bách khoa ĐHĐN


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày 03.01.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 01
về công tác công văn, giấy tờ, trong đó nêu rõ: “Tài liệu lưu trữ có giá
trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”. Đây là văn bản đầu tiên
của Nhà nước ta về công tác văn thư lưu trữ, đặt nền móng cho ngành
Lưu trữ Việt Nam hình thành và phát triển.
Đến thời kỳ bùng nổ cuộc cách mạng CNTT, làm tốt công tác
lưu trữ sẽ giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giúp cho nhà nước
và nhân dân tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc đi lại, trao đổi, giao
dịch, tìm kiếm,… Nhận thức trước được điều đó Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế và Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011
về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011
– 2020. Trong đó đề cập rất nhiều đến Ứng dụng CNTT - TT trong quy
trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các
cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức,
cá nhân và quan trọng nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công.
Hầu hết các cơ quan, đơn vị hiện nay đang lưu trữ tài liệu dưới
dạng thủ công bằng văn bản giấy dẫn đến những hạn chế như: nhàu nát,

hỏng, mờ, khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, mất nhiều thời gian và
không gian lưu trữ. Trong khi đó nhu cầu đặt ra cho việc tìm kiếm thông
tin ngày càng cao. Một số văn bản được đăng tải trên các trang Web chỉ
dừng lại ở việc cung cấp thông tin chứ chưa cung cấp được những tri
thức cần thiết nên đã có những khó khăn nhất định trong việc tìm hiểu,
tra cứu.

1


Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với sự hướng dẫn tận tình
của thầy Võ Trung Hùng, tôi quyết định chọn đề tài: “XÂY DỰNG
ONTOLOGY PHỤC VỤ LƯU TRỮ VÀ TÌM KIẾM TRỰC
TUYẾN CÁC TÀI LIỆU CỦA CHI CỤC VĂN THƯ LƯU TRỮ
TỈNH QUẢNG NGÃI” làm luận văn tốt nghiệp.
II. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng một hệ thống phục vụ tra cứu thông tin các văn bản
hành chính của Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi. Hệ thống
mới dựa trên công nghệ Web ngữ nghĩa nhằm hỗ trợ việc tra cứu, cung
cấp những tri thức cần thiết góp phần thực hiện tốt công tác văn thư, lưu
trữ ở tỉnh Quảng Ngãi.
b. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về Web ngữ nghĩa;
- Tìm hiểu công cụ và phương thức xây dựng ứng dụng;
- Thu thập dữ liệu, khảo sát nhu cầu, hiện trạng tra cứu các văn
bản của Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi;
- Phân tích, thiết kế hệ thống;
- Xây dựng chương trình, cài đặt, kiểm thử và đánh giá.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản hành chính của Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng
Ngãi, nhu cầu và hiện trạng tra cứu.
- Các vấn đề liên quan đến Web ngữ nghĩa.
- Qui trình xây dựng Web ngữ nghĩa.
- Công cụ, ngôn ngữ và công nghệ liên quan đến Web ngữ
nghĩa (Protege, RDF, SPARQL,…).
- Các thư viện phát triển ứng dụng Web ngữ nghĩa

2


(OwlDotNetApi, SemWeb).
- Một số ứng dụng có sẵn của Web ngữ nghĩa.
- Phân tích xử lý dữ liệu đã trích lọc trên các trang Web hiện
nay (Giả thuyết dữ liệu đã được trích lọc).
b. Phạm vi nghiên cứu
Hằng năm, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi chỉnh lý
và số hóa các tài liệu tích đống hơn 10 đơn vị, hơn 500.000 văn bản
hành chính các loại. Văn bản hành chính chứa rất nhiều thông tin, trong
đề tài này tôi chỉ giới hạn phạm vi tìm kiếm theo: tên loại, số ký hiệu
văn bản, ngày ban hành, nội dung trích yếu, tác giả, tên tệp tin PDF của
văn bản, mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các văn bản.
IV. Phương pháp nghiên cứu
a. Giả thiết nghiên cứu
b. Phương pháp nghiên cứu
V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học: Tiếp cận công nghệ mới về xử lý thông
tin của Web ngữ nghĩa. Phát triển ứng dụng để góp phần phổ biến và
từng bước thâm nhập sâu hơn về công nghệ này.

b. Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng những thành quả của công
nghệ thông tin vào lĩnh vực văn thư – lưu trữ, góp phần phục vụ tốt việc
tìm hiểu nghiên cứu, sử dụng và khai thác tài liệu của Chi cục Văn thư
Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi. Hỗ trợ công tác văn thư, lưu trữ và tìm kiếm
văn bản một cách nhanh nhất. Triển khai ứng dụng ở Chi cục Văn thư
Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi.

3


VI. Bố cục của luận văn

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ WEB NGỮ NGHĨA
Trong chương này giới thiệu các khái niệm tổng quan về Web
ngữ nghĩa, các ngôn ngữ và công cụ xây dựng Web ngữ nghĩa. Tìm
hiểu kiến trúc Web ngữ nghĩa, ứng dụng và triển vọng của Web ngữ
nghĩa trong tương lai.
1.1. Ontology
1.1.1. Khái niệm Ontology
Trong khoa học máy tính, một Ontology là một mô hình dữ liệu
biểu diễn một lĩnh vực nào đó và được sử dụng để suy luận về các đối
tượng trong lĩnh vực đó và mối quan hệ giữa chúng.
1.1.2. Mục đích xây dựng Ontology
1.1.3. Yêu cầu khi sử dụng Ontology
- Cấu trúc rõ ràng: Đây là điều kiện cần cho máy có thể xử lý
thông tin.
- Ngữ nghĩa hình thức miêu tả ý nghĩa tri thức một cách chính
xác.
1.1.4. Các thành phần Ontology
- Cá thể (Individuals)

- Lớp (Classes)
- Thuộc tính (Properties)
- Quan hệ (Relation
1.1.5. Ngôn ngữ OWL
1.2. Khái niệm Web ngữ nghĩa
1.2.1. World Wide Web và những hạn chế
1.2.2. Sự ra đời của Web ngữ nghĩa
1.2.3. Định nghĩa Web ngữ nghĩa

4


Semantic Web hay còn được gọi là Web ngữ nghĩa hay Web
3.0, là sự mở rộng nối tiếp của các Web thế hệ trước, được đưa ra bởi
Tim Berners-Lee vào khoảng năm 1998 . Web ngữ nghĩa là một cỗ máy
tìm kiếm, có khả năng hỗ trợ người dùng tìm kiếm các thông tin một
cách thông minh, chính xác và nhanh chóng hơn. Lợi ích của Web ngữ
nghĩa là máy tính có thể hiểu được nội dung thông tin trên Web, thông
tin được tìm kiếm một cách chính xác và nhanh chóng hơn, dữ liệu liên
kết động và hỗ trợ sự tự động hóa cho các dịch vụ.
1.3. Kiến trúc Web ngữ nghĩa
1.3.1. Giới thiệu
1.3.2. Vai trò các tầng trong kiến trúc Web ngữ nghĩa
a. Tầng URI và IRI
b. Tầng XML

c. Tầng RDF và RDFS
d. Tầng Ontology
e. Tầng Logic
f. Tầng Proof

g. Tầng Trust
h. Tầng User Interface & Application
1.4. Xây dựng Web ngữ nghĩa
1.4.1. XML và RDF trên Web
1.4.2. Các ngôn ngữ biểu diễn Ontology cho Web có ngữ
nghĩa
1.4.3. Phát triển nâng cao Web ngữ nghĩa
1.5. Các ngôn ngữ và công cụ xây dựng Web ngữ nghĩa
1.5.1. XML (eXtensible Markup Language)
XML là một đặc tả cho các tài liệu (Document) mà máy tính
đọc được.

5


1.5.2. RDF - Nền tảng của Web ngữ nghĩa
a. Giới thiệu RDF
Mô hình dữ liệu cơ sở của RDF gồm có 3 đối tượng: Resource
(tài nguyên), Property (thuộc tính) và Statement (phát biểu)
Resource (tài
Property (thuộc
Statement (phát biểu)
nguyên)
tính)
- Là một phạm
- Là loại đặc biết
- Một phát biểu xác
trù rộng lớn dùng của tài nguyên, định thuộc tính của tài
để chỉ mội đối chúng mô tả mối nguyên, là một bộ ba
tượng trên Web quan hệ giữa các gồm: Object – Attribute

như khái niệm, từ tài
nguyên,… - Value (Đối tượng vựng, thực thể,
- Thuộc tính Thuộc tính - Giá trị)
tính chất và các trong
RDF
quan hệ giữa các được xác định bởi
đối tượng.
URL.
- Mỗi tài nguyên
luôn được định
danh bởi URI, một
URI có thể là một
URL hoặc một địa
chỉ Web.
b. Mô hình RDF cơ bản
c. Bộ ba RDF ( RDF Triple)
+ Subject: Địa chỉ hay vị trí tài nguyên muốn mô tả, thông
thường thì đây là chuỗi định URL hoặc URI.
+ Predicate: Xác định tính chất của tài nguyên.
+ Object: Nội dung gán cho thuộc tính.
d. Đồ thị RDF (RDF Graph)
e. Cấu trúc của RDF/XML
1.5.3. RDF Schema
a. Giới thiệu
b. Định nghĩa Class (Lớp)

6


c. Định nghĩa Property (Thuộc tính)

d. FOAF - Sự mở rộng của RDF
1.5.4. Truy vấn dữ liệu trên Web ngữ nghĩa (SPARQL)
a. Giới thiệu
b. Tạo một câu truy vấn đơn giản
c. Cú pháp của câu truy vấn
d. Blank node
e. Những dạng cú pháp khác
f. Ràng buộc dữ liệu
g. Các phép toán và điều kiện trên câu truy vấn
- Phép hội
- Phép chiếu
- DISTINCT
- ORDER BY
- LIMIT
1.6. Nhận xét
Việc tìm kiếm dựa trên Web ngữ nghĩa người dùng không cần
phải nhớ chính xác từ khóa. Khả năng cung cấp thêm thông tin, gợi ý
các thông tin liên quan nhờ hiểu các mối liên hệ giữa các khái niệm
cũng là khả năng vượt trội của tìm kiếm trên Web ngữ nghĩa mà các
công cụ tìm kiếm truyền thống chưa thể thực hiện được.
Tóm lại, Công nghệ Web ngữ nghĩa đang phát triển và ngày
càng hoàn thiện dần với những tập luật được định nghĩa thông minh
hơn, làm cho việc phát triển công nghệ này sẽ ngày một thuận lợi hơn.

7


Chương 2. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
2.1. Quản lý văn bản và hồ sơ
2.1.1. Nhu cầu và hiện trạng tra cứu văn bản

Hằng năm, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi chỉnh lý
và số hóa các tài liệu tích đống hơn 10 đơn vị, hơn 500.000 văn bản
hành chính các loại.
2.1.2. Tổng quan về hồ sơ
Hồ sơ là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề,
một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành
trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong một hồ sơ có thể có
nhiều văn bản.
2.1.3. Tổng quan về văn bản
Sau khi số hóa, văn bản phải nằm trong một hồ sơ nhất định.
Có 2 nhóm văn bản lớn:
- Văn bản không mang tính quyền lực nhà nước.
- Văn bản mang tính quyền lực nhà nước (văn bản quản lý nhà
nước
2.1.4. Số, ký hiệu của văn bản
Số, ký hiệu văn bản được định nghĩa theo quy định
2.1.5. Tên loại văn bản
Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao
2.1.6. Trích yếu nội dung
Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một
cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.
2.2. Phân tích về bài toán Tìm kiếm văn bản tại Chi cục
VTLT

8


2.2.1. Giới thiệu bài toán


a. Đối tượng sử dụng
b. Yêu cầu bài toán
Bài toán đặt ra những yêu cầu xây dựng một trang Web có chức
năng hỗ trợ tìm kiếm thông tin về văn bản đáp ứng các yêu cầu như:
- Cho phép người dùng nhập dữ liệu.
- Tùy chọn được hướng tiếp cận dữ liệu, người dùng có thể tùy
chọn hướng truy xuất dữ liệu từ thể loại văn bản (Quyết định, Công
văn,…) hay năm phát hành văn bản (Năm 2015, 2014,…)
2.2.2. Tìm kiếm cơ bản và tìm kiếm nâng cao
a. Tìm kiếm cơ bản (trường hợp biết số ký hiệu văn bản):

b. Tìm kiếm nâng cao (Trường hợp không biết số ký
hiệu văn bản):
c. Phân tích vấn đề
- Xây dựng Ontology: Trong phần này chúng ta xây dựng các
lớp, các thuộc tính tạo những mối quan hệ và phân cấp theo những
chuẩn đã được định nghĩa bởi tổ chức W3C và cả những định nghĩa mới
riêng biệt cho chương trình.
- Trình duyệt Web: Phần trình duyệt không xây dựng một trình
duyệt mới hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu truy cập dữ liệu ở bất
kỳ Ontology nào mà ta xây dựng trình duyệt tương tự các ứng dụng
Web nhằm hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu đã xây dựng.
2.2.3. Giải pháp
a. Phát thảo kiến trúc tổng thể hệ thống
- Giao diện Web (Web Browser)
- Máy tìm kiếm (Search Engine)
b. Giải quyết yêu cầu tìm kiếm
2.2.4. Các chức năng cơ bản của ứng dụng

9



- Duyệt theo ngữ nghĩa.
- Tìm kiếm theo khóa.
- Tìm kiếm nâng cao.
2.3. Quy trình xây dựng Web ngữ nghĩa
- Bước 1: Xác định lĩnh vực và phạm vi của Ontology:
- Bước 2: Xem xét việc sử dụng lại các Ontology có sẵn.
- Bước 3: Liệt kê các thuật ngữ quan trọng.
- Bước 4: Xác định các lớp và phân cấp của các lớp.
- Bước 5: Xác định các thuộc tính.
- Bước 6: Xác định ràng buộc của các thuộc tính.
- Bước 7: Tạo các thực thể.
2.4. Các công cụ hỗ trợ
2.4.1. Công cụ xây dựng ứng dụng Protege
Protege, là công cụ được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất
hiện nay. Nó cho phép người sử dụng định nghĩa và chỉnh sửa các lớp
Ontology, các thuộc tính và quan hệ và các thể hiện sử dụng cấu trúc
cây. Các Ontology có thể được đưa ra theo các định dạng RDF(S),
XML Schema. Platform Protege cung cấp hai cách chính mô hình hóa
Ontology thông qua Protege-Frame và Protege-OWL, ngoài ra có thể có
nhiều plugin. Chúng ta có thể quan sát một cách trực quan thông qua
OWL Viz, nó cho phép quan sát Ontology dưới dạng đồ họa và đưa file
ảnh JPEG. Ngoài ra còn hỗ trợ truy vấn SPARQL.
a. Đặc điểm của Protege
Các đối tượng xây dựng chính của Protege là:
- Classes – Tổ chức các quan hệ tham chiếu và các kiểu thực
thi.
- Axioms – Mô hình câu lệnh đúng.
- Instances – Các thể hiện, các thành phần của đối tượng.


10


- Domain – Giới hạn của Ontology.
- Vocabulary – Các lớp và khai báo.
b. Protege sử dụng giao diện đồ hoạ
Ngay từ phiên bản Protege - API, thì phần mềm Protege đã
không chỉ cho phép tạo mô hình bằng cách thủ công mà nó còn cho
phép người sử dụng giao diện đồ họa để phát triển.
c. Protege phát triển để tích hợp các công cụ
2.4.2. Bộ Visual Studio.Net
2.4.3. Thư viện phát triển ứng dụng
a. SemWeb:
b. OwlDotNetApi
OwlDotNetApi là một OWL API với bộ phân tích cú pháp
viết bằng C# theo công nghệ .NET dựa trên phân tích cú pháp RDF
Drive, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kĩ thuật của W3C . Mục tiêu của
OwlDotNetApi là đọc/ghi dữ liệu của XML dựa trên đồ thị với các cạnh
tương ứng với thuộc tính liên kết và các đỉnh tương ứng với các nút hay
còn gọi là các lớp.
OwlDotNetApi có hai phần chính là lớp chức năng và lớp giao
tiếp.
2.5. Nhận xét
Qua những vấn đề đã trình bày trong Chương 2 này cho chúng
ta thấy được nhu cầu và hiện trạng của việc tra cứu thông tin về văn bản.
Từ đó đã đề ra những giải pháp cụ thể góp phần quyết thực trạng đó. Tôi
đã tiến hành phân tích bài toán tìm kiếm văn bản, phác thảo kiến trúc
tổng thể của hệ thống cũng như quy trình xây dựng Web ngữ nghĩa.
Tiến hành lựa chọn công cụ thích hợp để xây dựng và triển khai ứng

dụng.

11


Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.1. Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống
3.2. Phát triển ứng dụng
3.2.1. Qui trình phát triển ứng dụng
Để thiết kế công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa cho bài toán này sau
khi thu thập dữ liệu cần thực hiện 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Xây dựng Ontology
- Giai đoạn 2: Xây dựng giao diện
- Giai đoạn 3: Thử nghiệm
- Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả của chương trình.
3.2.2. Môi trường phát triển ứng dụng
Hệ thống tra cứu thông tin văn bản chọn nền tảng .NET làm
công cụ chính để phát triển chính, vì nó có thể tương tác với nhiều ngôn
ngữ khác. Bên cạnh đó còn dùng các công cụ sau để hỗ trợ khi xây dựng
và phát triển ứng dụng như:
- Sử dụng phần mềm Protege 4.3 để thiết kế Ontology văn bản
- Bộ Visual Studio 2010.
- Ngôn ngữ lập trình C# trên nền ASP.Net MVC.
- Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu RDF: SPARQL.
- Thư viện mã nguồn OwlDotNetApi.
- Ứng dụng được chạy trên trình duyệt IE, Google Chrome,
Firefox,… để giao tiếp với người sử dụng.
3.2.3. Xây dựng Ontology
Quy trình xây dựng Ontology gồm 7 bước do Stanford Center
for Biomedical Informatics Research đưa ra:

- Bước 1: Xác định miền và phạm vi của Ontology
- Bước 2: Xem xét việc tái sử dụng Ontology sẵn có

12


- Bước 3: Liệt kê các thuật ngữ quan trọng
- Bước 4: Xác định lớp và phân lớp
- Bước 5: Xác định thuộc tính phân lớp
- Bước 6: Xác định ràng buộc các thuộc tính
Việc xác định ràng buộc các thuộc tính là rất quan trọng, nó
quyết định khả năng suy diễn của mô hình Ontology
- Bước 7: Tạo các thực thể.
3.2.4. Xây dựng giao diện
Để khai thác hệ thống một cách có hiệu quả, điều đặc biệt chú ý
trong quá trình xây dựng ứng dụng là phải thiết kế giao diện thân thiện
và dễ sử dụng.
3.3. Đánh giá kết quả của hệ thống
Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm cho một số đối tượng
có nhu cầu tra cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như tại Chi cục Văn
thư Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Thi đua
Khen thưởng tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh, Phòng Nội vụ huyện Bình Sơn,
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi.
Đối tượng
Chi cục

Mức độ đáp ứng nhu cầu

Hình thức trình bày


Tốt

Khá

Hạn chế

Phù hợp

Hạn chế

71%

22%

10%

82%

16%

67%

25%

11%

86%

14%


Văn thư
Lưu trữ
tỉnh
Quảng
Ngãi
Sở Giáo
dục và
Đào tạo
Ban Thi

13


đua Khen
thưởng
tỉnh
Ban Tôn

73%

21%

9%

88%

12%

66%


26%

8%

81%

17%

65%

31%

7%

84%

16%

giáo tỉnh
Phòng Nội
vụ huyện
Bình Sơn
Sở Thông
tin và
Truyền
thông tỉnh
Quảng
Ngãi
Hệ thống đã cơ bản giải quyết được vấn đề đặt ra, đã đáp ứng
được nhu cầu tìm kiếm một cách nhanh chóng, cung cấp một cách có

hiệu quả những thông tin cần thiết của văn bản. Qua đó có thể góp phần
vào nhiệm vụ cải cách hành chính ở Chi cục nói riêng và tỉnh Quảng
Ngãi nói chung.

14


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thời đại bùng nổ CNTT sẽ làm xuất hiện một lượng lớn thông
tin, văn bản số hóa xuất hiện ngày càng nhiều thì việc xây dựng những
Ontology theo từng lĩnh vực là vấn đề tất yếu. Vì vậy trong luận văn này
tôi đã tập trung nghiên cứu và xây dựng thành công Ontology văn bản
trên phần mềm Protege, đã ứng dụng công nghệ Web ngữ nghĩa xây
dựng hệ thống tra cứu thông tin về văn bản.
Luận văn đã giúp cho người sử dụng trong việc tra cứu một
cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác về mặt ngữ nghĩa. Qua đó, có
thể đánh giá được kết quả đạt được về mục tiêu ban đầu đặt ra cho luận
văn như sau:
a. Về lý thuyết
Luận văn đã nghiên cứu nêu ra được những khái niệm, kiến
trúc và tổng quan về Web ngữ nghĩa, nghiên cứu RDF, cách thức xây
dựng Ontology và ngôn ngữ OWL. Đó là những thành phần quan trọng
nhất của Web ngữ nghĩa, đã cho thấy được khả năng và hiệu quả sử
dụng cao của thế hệ Web này.
Luận văn còn so sánh những công cụ cần thiết để phát triển một
ứng dụng Web ngữ nghĩa hiệu quả nhất. Song song với nó là việc giải
quyết vấn đề giao tiếp giữa người và máy, là sự đa dạng về thông tin và
nhu cầu cần thiết sử dụng thông tin hiệu quả, nhanh chóng của các tổ
chức và cá nhân.

Đặc biệt, Web 2.0 đã xuất hiện những khuyết điểm và hạn chế
thì sử dụng Web ngữ nghĩa là điều tất yếu. Luận văn cũng nghiên cứu
về ngôn ngữ lập trình C#, sử dụng các gói thư viện hỗ trợ và nhúng vào
chương trình. Nắm rõ được cách xây dựng, lưu trữ thông tin về một đối
tượng trong Web ngữ nghĩa.

15


b. Về ứng dụng
Hệ thống tra cứu này đã xây dựng được chức năng cho phép
người dùng thêm, sửa, xóa và tìm kiếm thông tin tại trang Web. Hệ
thống cho phép truy xuất dữ liệu từ file và những tài nguyên có sẵn trên
Internet nhằm cung cấp dữ liệu phong phú hơn.
Ứng dụng chỉ minh họa cho phần lý thuyết cũng như thể hiện
mô phỏng về những ý tưởng mà chưa có sự đầu tư nhiều về chất lượng
hình ảnh, giao diện giữa trang Web với người sử dụng.
Hướng phát triển của đề tài
Luận văn kết thúc với kết quả đạt được những yêu cầu cơ bản
của đề tài đặt ra. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy vẫn
còn nhiều vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực này cần được quan tâm
như:
- Hệ thống tìm kiếm văn bản vẫn chưa kết nối đến các hệ thống
khác, Ontology văn bản chưa được sử dụng và chia sẻ một cách rộng
rãi.
- Ứng dụng cần triển khai trên Server thực tế, cũng như môi
trường Internet để hệ thống có điều kiện hỗ trợ tốt cho nhiều người đúng
như mong muốn ban đầu.

16




×