Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiểu luận quản trị tài chính tổng hợp ( công ty cổ phần cấp nước bà rịa vũng tàu 20172018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 40 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU.......................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Chương 1: SƠ LƯỢC CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC BÀ RỊA – VŨNG
TÀU............................................................................................................................................2
1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu..........................................2
1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty.............................................................................................2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................2
1.1.3 Nghành nghề kinh doanh...........................................................................................3
1.1.4 Sơ đồ tổ chức.............................................................................................................4
1.2 Hoạt động của công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu.......................................4
1.2.1 Tình hình hoạt động trên thị trường...........................................................................4
1.2.2 Mục tiêu phát triển.....................................................................................................5
1.2.3 Nhiệm vụ trong năm 2018.........................................................................................5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH...................................................6
2.1 Cơ sở lý luận.....................................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính...............................................................................6
2.1.2 Ý nghĩa, mục đích của phân tích tài chính.................................................................6
2.1.3 Đối tượng của phân tích tài chính..............................................................................7
2.2 Phương pháp phân tích tài chính.......................................................................................8
2.2.1 Thu thập thông tin......................................................................................................8
2.2.2 Xử lý thông tin...........................................................................................................8
2.2.3 Dự đoán và ra quyết định...........................................................................................9
2.2.4 Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính.................................................................9
2.2.5 Phương pháp phân tích tài chính..............................................................................10
2.2.6 Phân tích các nhóm chỉ số tài chính.........................................................................12
2.2.6.1 Nhóm chỉ số thanh toán....................................................................................12
2.2.6.2 Nhóm chỉ số cơ cấu tài chính............................................................................13
2.2.6.3 Nhóm chỉ số hoạt động.....................................................................................14
2.2.6.4 Nhóm chỉ số sinh lời.........................................................................................15


2.3 Phương pháp dự báo tài chính........................................................................................16
2.3.1 Khái niệm dự báo.....................................................................................................16
2.3.2 Ý nghĩa của dự báo..................................................................................................16
2.3.3 Phân loại dự báo.......................................................................................................16
2.3.4 Phương pháp hoạch định theo xu hướng.................................................................17
Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC BÀ
RỊA – VŨNG TÀU...................................................................................................................18
3.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm....................................18

i


3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty............................................................18
3.1.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang.............................................18
3.1.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc.................................................20
3.1.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.....................................22
3.1.2.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang..........................22
3.1.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc..............................24
3.2 Phân tích các nhóm chỉ số tài chính................................................................................25
3.2.1 Phân tích nhóm chỉ số thanh toán............................................................................25
3.2.2 Phân tích nhóm chỉ số cơ cấu tài chính....................................................................26
3.2.3 Phân tích nhóm chỉ số hoạt động.............................................................................27
3.2.4 Phân tích nhóm chỉ số sinh lời.................................................................................29
3.2.5 Phân tích Dupont......................................................................................................31
3.3 Dự báo doanh thu theo phương pháp xu hướng..............................................................31
4.1 Giải pháp về vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện hệ thống phân phối
nước sạch..............................................................................................................................34
4.2 Giải pháp nâng cao doanh thu của công ty.....................................................................34
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch để đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu
khách hàng........................................................................................................................34

4.2.2 Chống thất thoát nước không doanh thu..................................................................35
4.3 Giải pháp tiết giảm chi phí của công ty..........................................................................35
4.3.1 Cải cách công tác tổ chức, quản lý nhân sự.............................................................35
4.3.2 Cải cách hệ thống quản lý đồng hồ nước.................................................................35
4.4 Các kiến nghị.................................................................................................................36
KẾT LUẬN...............................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................388

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1
2

NỘI DUNG
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu
Sơ đồ 2: Sơ đồ thu thập thông tin tài chính

SỐ
TRANG
4
8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1
2
3
4

5

Biểu đồ 1: Biểu đồ phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang năm
2016 và 2017
Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn theo năm 2016 và 2017
Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu theo năm
2016 và 2017
Biểu đồ 4: Biểu đồ phân tích KQKD theo chiều ngang
Biểu đồ 5: Biểu đồ dự báo doanh thu năm 2018

19
21
21
23
33

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP cấp nước BRVT
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP cấp nước BRVT (phân tích
theo chiều dọc)
Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP cấp nước Bà
Rịa-Vũng Tàu
Bảng 4: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP cấp nước BRVT
(phân tích theo chiều dọc)
Bảng 5: Chỉ số thanh toán nhanh
Bảng 6: Chỉ số thanh toán hiện thời
Bảng 7: Chỉ số thanh toán dài hạn
Bảng 8: Chỉ số thanh toán tổng quát
Bảng 9: Chỉ số nợ
Bảng 10: Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH
Bảng 11: Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 12: Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 13: Vòng quay tài sản
Bảng 14:Vòng quay khoản phải thu
Bảng 15: Tỷ suất lãi gộp
Bảng 16: Chỉ số ROS
Bảng 17: Chỉ số ROA
Bảng 18: Chỉ số ROE
Bảng 19: Doanh thu của công ty qua các năm

Bảng 20: Phân tích theo phương pháp xu hướng

18
20
22
24
25
25
25
26
26
27
27
27
28
28
29
29
30
30
32
32

iii


LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hoạt động tài chính là công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết
không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn với tất cả các đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp đó. Đánh giá

đúng thực trạng tài chính, doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích
hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực; nhà đầu tư có
quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình; các chủ nợ được đảm bảo về
khả năng thoanh toán của doanh nghiệp đối với khoản cho vay; nhà cung cấp và khách
hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đặt ra; các cơ quan
quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ
cho hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh
nghiệp bằng pháp luật.
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán được xem như
tấm gương phản ánh toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do đó, việc trình bày các báo cáo tài chính
một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để phân tích chính xác
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tiểu luận “Phân tích hoạt động tài chính của công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa
Vũng Tàu” đi vào nghiên cứu hoạt động tài chính của công ty này. Trên cơ sở đánh giá
và so sánh tình hình tài chính của công ty năm 2016 và năm 2017, tác giả đưa ra
những giải pháp thích hợp để giúp công ty gia tăng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.

1


Chương 1: SƠ LƯỢC CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu
1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty
Tên công ty
:
Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa –Vũng Tàu
Tên viết tắt


:

Giấy CNĐKDN số :

BWACO
3500101386 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

cấp lần đầu ngày 17/11/2007, thay đổi lần thứ 14 ngày 30/10/ 2017
Vốn điều lệ

:

600.000.000.000 đồng

Vốn chủ sở hữu

:

601.611.402.000 đồng

Website

:

www.bwaco.com.vn

Mã cổ phiếu

:


BWS

Điện thoai

:

(0254) 3838 324

Địa chỉ: Số 14 Đường 30/04, Phường 9, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1989: Xí nghiệp Cấp thoát nước Vũng Tàu - Bà Rịa được đổi tên thành
Công ty Cấp nước Vũng Tàu - Côn Đảo. Số khách hàng đã tăng gấp rưỡi so với ngày
thành lập.
Năm 1991: UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 78/QĐ-UB
đổi tên Công ty Cấp nước Vũng Tàu – Côn Đảo thành Công ty Cấp nước Tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu.
Năm 1992: Công ty được thành lập lại theo Quyết định thành lập Doanh nghiệp
Nhà nước số 21/QĐ-UBT của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tên gọi “ Công ty
Cấp nước Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (Tên viết tắt: WASUCO). Tại thời điểm này, công
suất cấp nước của Công ty theo thiết kế là 70.500 m 3/ngày cung cấp cho gần 30.000
khách hàng.
Năm 2005: Thực hiện chủ trương chuyển đổi và sắp xếp Doanh nghiệp Nhà
nước, Xí nghiệp Cấp nước Phú Mỹ được cổ phần hóa thành Doanh nghiệp độc lập với
tên gọi “Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Mỹ”, có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp nước
trên địa bàn huyện Tân Thành. Công ty Cấp nước Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được
chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO) theo
2



Quyết định số 1855/QĐ-UB của UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 2007: Tiếp tục thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, ngày
10/06/2007, UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra Quyết định số 2175/QĐUBT về việc
phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu
thành công ty cổ phần.
Năm 2008-2016: Công ty cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức đi
vào hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKDN số 4903000479 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 17/11/2007 với mức vốn điều lệ là 164 tỷ
đồng.
Năm 2017: Chính thức đăng kí giao dịch chứng khoán tập trung trên UPCOM.
1.1.3 Nghành nghề kinh doanh

3


1.1.4 Sơ đồ tổ chức

4


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty theo Luật
Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn
những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, hoạt động quản trị và điều hành của công ty.
Ban Tổng giám đốc là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được

giao.
1.2 Hoạt động của công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu
1.2.1 Tình hình hoạt động trên thị trường
Công ty hiện đang sản xuất và cung cấp nước cho địa bàn Thành phố Vũng Tàu,
Thành phố Bà Rịa, 4 thị trấn, 9 xã và 1 khu công nghiệp với hơn 170.000 khách hàng.
BWACO hiện đang quản lý vận hành các hệ thống cấp nước và nhà máy nước với tổng
công suất 180.000 m3/ngày.
Công ty đang có kế hoạch đầu tư một số dự án nhằm nâng công suất nhà máy
và mở rộng mạng lưới cấp nước. Trên cơ sở đó, Công ty đã lên kế hoạch tăng vốn điều
lệ và mở rộng quy mô hoạt động. Năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ của Công ty
sẽ được gia tăng đáng kể, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ được cải thiện tốt hơn
tạo tiền đề vững chắc giúp công ty phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu phát triển
Cung cấp nước sạch, an toàn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu
sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Sản xuất và kinh doanh nước sạch, bảo vệ sinh thái môi trường tại nơi khai thác
(chấp hành nghiêm các quy định về quản lý chất thải, quy định xả thải theo đúng các
quy định của pháp luật về môi trường). Tuyên truyền bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng
nước tiết kiệm tại các hộ gia đình, cơ quan và xí nghiệp.
5


Duy trì công tác từ thiện xã hội theo hướng trực tiếp, thiết thực và từng bước
xây dựng thương hiệu BWACO gắn liền với cộng đồng.
1.2.3 Nhiệm vụ trong năm 2018
- Thi công tuyến ống nước sạch D1200-1000 từ nhà máy Hồ Đá Đen về Vũng
Tàu;
-

Thi công ống D600 cấp nước cho Long Hải, Phước Tỉnh;


-

Thi công ống D450 cấp nước cho Hóa Dầu Long Sơn;

-

Đầu tư, cải tạo 22 km ống D100 ÷ 400 trên các địa bàn;

-

Hoàn thành các hạng mục đầu tư cho các chi nhánh Xuyên Mộc và Châu Đức;

-

Áp dụng việc ghi thu đồng thời cho toàn bộ các khu vực;

-

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng;

-

Thực hiện tốt công tác từ thiện, cộng đồng và truyền thông.

6


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính
Phân tích tài chính không chỉ là quá trình tính toán, xử lý các tỷ số mà còn là
quá trình tìm hiểu các kết quả tài chính ở doanh nghiệp đã được phản ánh trên các báo
cáo tài chính. Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì
sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh,
khắc phục các điểm yếu thể hiện trên các báo cáo tài chính. Có thể nói, phân tích tài
chính là làm cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” theo mục đích của phân
tích.
2.1.2 Ý nghĩa, mục đích của phân tích tài chính
 Ý nghĩa: Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp và ngược lại. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về số liệu
trên báo cáo tài chính. Như vậy, các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị cho đối
tượng cần sử dụng như: Hội đồng quản trị, cơ quan thuế, thanh tra nhà nước, ngân
hàng, cổ đông, người lao động, các nhà đầu tư.... Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng thông
tin trên báo cáo tài chính của đối tượng sử dụng khác nhau và không phải thông tin nào
cũng có sẵn nên phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính.
 Mục đích: Mục đích phân tích báo cáo tài chính phụ thuộc vào các đối tượng.
Có thể nói hãy cho tôi biết bạn là đối tượng nào tôi sẽ cho bạn biết mục đích của việc
phân tích báo cáo tài chính của bạn. Nhu cầu biết các thông tin trên báo cáo tài chính
của cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý kinh tế là khác nhau.
Đối với nhà cung cấp yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp theo hình thức tín dụng
thương mại, mục đích của phân tích báo cáo tài chính nhằm trả lời câu hỏi cho nhà
cung cấp: Có chấp nhận hay không việc bán thiếu yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp?
nếu có chấp nhận trong điều kiện nào?...
Chẳng hạn đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà
quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng
7



cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí.... Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ
có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một
doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn
nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc
phải ngừng hoạt động.
Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà
cung cấp, người lao động, ngân hàng cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của
doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ doanh nghiệp và nhà đầu
tư.
Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thỏa
mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo
tài chính cung cấp.
2.1.3 Đối tượng của phân tích tài chính
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động
trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất.
Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài
chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ
yếu sau:
 Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này
biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp (nộp thuế thu nhập doanh nghiệp).
 Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ
chức tài chính. Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các
ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn. Trên thị trường tài
chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các loại
chứng khoán cũng như việc trả các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn
nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
 Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác, như huy
động các yếu tố đầu vào (thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động) và các quan hệ để

thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (với các đại lý, các cơ quan xuất nhập
khẩu, thương mại).
8


Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có
liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Phương pháp phân tích tài chính
2.2.1 Thu thập thông tin
Thông tin về tài chính: Đây là thông tin quan trọng, là thông tin về sức mạnh
của Công ty, những cơ hội và đe doạ. Thông tin tài chính cũng có thể là thuyết minh
hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá
trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những
thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán, những thông tin quản lý khác và những
thông tin về số lượng và giá trị. Trong đó thông tin kế toán là quan trọng nhất được
phản ánh trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc
biệt quan trọng. Quá trình này có thể mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ thu thập thông tin tài chính
2.2.2 Xử lý thông tin
Khi việc thu thập tài liệu và tài chính của Công ty đã hoàn thành, bước tiếp theo
là xử lý thông tin thu thập được. Ở bước này người sử dụng thông tin tập trung nghiên
cứu và ứng dụng để phục vụ cho mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá
9


trình sắp xếp thông tin theo một mục tiêu nhất định để nhằm tính toán, so sánh, đánh
giá, xác định nguyên nhân của kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán
và quyết định.

2.2.3 Dự đoán và ra quyết định
Để thực hiện những chiến lược tương lai của công ty, thì cần tiên đoán những
hoàn cảnh mà công ty phải đối diện, ước tính thời điểm và cường độ của những thay
đổi ảnh hưởng đến Công ty. Nói cách khác là khi nào những ảnh hưởng đó xảy ra và
xác suất việc xảy ra là gì. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính
nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là
tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Đối với bên cho vay
và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên
của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
2.2.4 Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính
2.2.4.1 Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tài
sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định (thường
là ngày cuối cùng của kỳ kế toán).
Về bố cục, bảng cân đối kê toán gồm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Giá trị của các khoản ghi trên bảng cân đối kế toán là giá trị sổ sách. Về mặt
kinh tế, tài sản và các nguồn vốn tài trợ phản ánh quy mô kêt cấu giá trị tài sản và các
nguồn vốn. Về mặt pháp lý, tài sản thể hiện số tiền đang thuộc quyền quản lý của
Công ty và nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý với các đối tượng liên quan hình
thành nên nguồn vốn.
Bảng cân đối kế toán cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu tiền trong ngân
hàng và đang nợ bao nhiêu. Ta lấy số tiền đang có trừ đi số nợ thì sẽ có giá trị tài sản
ròng của Công ty. Một Công ty có thể tạo được một bảng cân đối kế toán cho bất kỳ
ngày nào trong năm, thể hiện những gì công ty đang sỡ hữu, những gì đang nợ và giá
trị tài sản ròng cho ngày cụ thể đó.
10



2.2.4.2 Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo này cho chúng ta biết Công ty đã kiếm
được bao nhiêu tiên trong một khoảng thời gian. Thông thường kế toán Công ty công
bố báo cáo kêt quả kinh doanh theo mỗi quý và theo cả năm tài chính. Bằng cách sử
dụng báo cáo này, chúng ta có thể xác định một số chỉ tiêu như lợi nhuận biên của
công ty, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và quan trọng nhất là sự nhất quán và xu
hướng lợi nhuận của Công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty, bao gồm hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Tất
cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo, số
liệu của kỳ trước, số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
2.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiên tệ gồm ba phần: Lưu

chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiề n tệ từ hoạt động đầu tư, lưu
chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư tài chính. Báo cáo này theo dõi lưu lượng tiền mặt
vào và ra khỏi doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ tốt để xem
Công ty đã chi bao nhiêu tiền để cải tiến quy trình. Công ty thường công bố báo cáo
lưu chuyển tiền tệ cùng với các báo cáo tài chính khác. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về: Tính khả thi của việc tài
trợ cho vốn đầu tư, các nguồn tiền để tài trợ mở rộng, phụ thuộc vào tài trợ bên ngoài,
các chính sách phân phối lợi nhuận tương lai, linh hoạt về tài chính trước những cơ hội
và nhu cầu bất ngờ.
2.2.5 Phương pháp phân tích tài chính
2.2.5.1 Phương pháp phân tích theo chiều ngang: Nguyên tắc kế toán được thừa
nhận chung đòi hỏi phải trình bày thông tin của năm hiện hành và năm trước trên báo
cáo tài chính. Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính đó là
phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chệnh lệch và tỷ lệ % chênh lệch từ
năm này so với năm trước. Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy qui mô
thay đổi tương quan ra sao với qui mô của số tiền liên quan. Chênh lệch 1 triệu đồng
doanh thu không quá lớn như chênh lệch 1 triệu đồng lợi nhuận, vì doanh thu lớn hơn

lợi nhuận.
Tỷ lệ chênh lệch được tính như sau:
Tỷ lệ chênh lệch = 100 ( Số tiền chênh lệch / Số tiền năm trước).
11


2.2.5.2 Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ
% được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong
một báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo được đặt là 100% và từng phần của
báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó. (Đối với bảng cân đối kế toán, con số
tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn, và doanh thu thuần đối với báo cáo
kết quả kinh doanh). Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ % trên được gọi
là báo cáo quy mô chung.
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành
phần nào đó trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thay
đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.
2.2.5.3 Phương pháp phân tích cân đối: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối giữa: Tài sản và nguồn vốn kinh
doanh, các nguồn thu với các nguồn chi, nhu cầu sử dụng với khả năng thanh toán,
nguồn sử dụng vật tư với nguồn huy động. Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều
trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngay cả trong công tác hạch toán,
nhằm nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
2.2.5.4 Phương pháp phân tích xu hướng: Một biến thể của phân tích chiều ngang là
phân tích xu hướng. Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho
nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu hướng quan trọng do với cách nhìn rộng của
nó, phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động
kinh doanh. Ngoài các báo cáo tài chính, hầu hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các
hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ yếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn.
Phân tích xu hướng sử dụng tỷ số để chỉ những thay đổi của chỉ tiêu liên quan

trong một giai đoạn. Đối với các tỷ số, năm gốc có tỷ số là 100 %. Các năm khác được
đo lường trong mối tương quan với giá trị đó.
Chỉ số = 100 (Giá trị năm tính chỉ số / Giá trị năm gốc).
2.2.5.5 Phương pháp phân tích Dupont: Là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số
ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng
bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý
12


trong nội bộ Công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình
tài chính Công ty bằng cách nào.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) *
(Doanh thu / Tổng tài sản) * (Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu).
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) * (Doanh
thu / Tổng tài sản).
2.2.6 Phân tích các nhóm chỉ số tài chính
Phân tích các nhóm chỉ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng
nhất của phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các nhóm chỉ số tài chính liên quan đến
việc xác định và sử dụng các nhóm chỉ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình
tài chính của công ty.
Có nhiều loại nhóm chỉ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số
liệu để xác định, nhóm chỉ số tài chính có thể chia thành: nhóm chỉ số tài chính xác
định từ bảng cân đối kế toán, từ báo cáo thu nhập và lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào mục
tiêu phân tích, các nhóm chỉ số tài chính có thể chia thành: Nhóm chỉ số thanh toán,
nhóm chỉ số tài chính, nhóm chỉ số hoạt động, nhóm chỉ số sinh lời và nhóm chỉ số
năng lực dòng tiền.
Dưới đây là cách xác định cụ thể:
2.2.6.1 Nhóm chỉ số thanh toán
 Tỷ số thanh toán nhanh: Thể hiện mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả
năng chuyển đổi thành tiền nhanh (tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải

thu) so với nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản nhanh bằng bao nhiêu
đồng nợ ngắn hạn.
Tài sản nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh =

-------------------------Tổng nợ ngắn hạn

 Tỷ số thanh toán hiện thời: Diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ
ngắn hạn, hay một đồng tài sản ngắn hạn bằng bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn. Nó được
sử dụng một cách rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn
13


của một doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời = -------------------------Tổng nợ ngắn hạn
 Tỷ số thanh toán nợ dài hạn: Giúp người đọc báo cáo tài chính đánh giá rủi ro
không trả được nợ dài hạn khi đáo hạn, dẫn đến bị phá sản. Tỷ số này cho biết tổng nợ
dài hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản cố định của Công ty.
Tài sản cố định
Tỷ số thanh toán nợ dài hạn =

-------------------------Nợ dài hạn

 Tỷ số thanh toán tổng quát: Tỷ số này dùng để đo lường mức độ tài sản có
được sau khi trả nợ. Nói khác đi, tỷ số này cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu %
trong tổng tài sản.
Tổng tài sản
Tỷ số thanh toán tổng quát = -------------------------Tổng nợ phải trả
2.2.6.2 Nhóm chỉ số cơ cấu tài chính

 Tỷ số nợ: Giúp cho người đọc báo cáo tài chính đánh giá rủi ro một doanh
nghiệp không trả được nợ (ngắn hạn + dài hạn) khi đáo hạn. Một Công ty tài trợ phần
lớn tài sản của mình bằng nợ vay được xem là có mức độ cao về đòn bẩy tài chính
(đòn bẩy tài chính cao có nhiều rủi ro).
Tổng nợ phải trả
Tỷ số nợ =

-------------------------Tổng tài sản

 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi
nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số
thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt với mức nào và
đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có bù đắp lãi vay phải trả hay không.

14


Lãi thuần trước thuế + lãi vay phải trả
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = ---------------------------------------------------Lãi vay phải trả
2.2.6.3 Nhóm chỉ số hoạt động
 Vòng quay khoản phải thu: Đo lường mối quan hệ tương quan của các khoản
phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp. Nó
cho biết các khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền bình quân bao nhiêu lần
trong kỳ. Tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, như các điều
kiện kinh tế và lãi suất đi vay. Doanh nghiệp có vòng quay càng cao càng tốt, có
nghĩa là tốc độ thu nợ bán chịu càng nhanh.
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu = ---------------------------------Phải thu của khách hàng
 Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa
khối lượng hàng bán và tồn kho. Sự luân chuyển hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp

ở các ngành khác nhau và trong nội bộ các ngành có thể rất khác nhau. Doanh nghiệp
có vòng quay cao có nghĩa dự trữ hàng tồn kho ít (vì hàng bán nhanh. Tuy nhiên, một
khi dự trữ quá thấp thì sản lượng tiêu thụ có thể bị ảnh hưởng).
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = ----------------------------------------Hàng tồn kho bình quân
 Vòng quay tài sản: Là một thước đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo
doanh thu. Tỷ số này cho biết mỗi một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả.
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản = ----------------------------------Tổng tài sản bình quân
 Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động là thước đo hiệu quả sử
dụng tài sản lưu động trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ số này cho biết mỗi một đồng
15


đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao thể
hiện doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.
Doanh thu
Vòng quay vốn lưu động = -------------------------Vốn lưu động
 Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ suất này đánh giá tình hình thu nợ (bao lâu) của
doanh nghiệp. Tỷ suất này càng thấp càng tốt. Lưu ý: Công ty hoạt động 365 ngày.
Phải thu của khách hàng
Kỳ thu tiền bình quân = ----------------------------------Doanh thu
2.2.6.4 Nhóm chỉ số sinh lời
 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu: Đây là chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp
thương mại. Doanh nghiệp xem như thất bại nếu tỷ suất lãi gộp trên doanh thu thấp.
Lãi gộp
Tỷ suất lãi gộp = -------------------------Doanh thu thuần
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận so với
doanh thu thuần. Tỷ suất này đánh giá kết quả kinh doanh, cho thấy cứ một đồng

doanh thu bán ra có bao nhiêu đồng lãi kiếm được.
Lợi nhuận sau thuế
ROS = -----------------------------------Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Thước đo bao quát nhất khả năng sinh lợi của
một doanh nghiệp là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, đo lường lợi nhuận kiếm được trên
mỗi đồng tài sản được đầu tư. Tỷ suất này không tính đến nguồn tài trợ.
Lợi nhuận sau thuế
ROA = ----------------------------Tổng tài sản bình quân
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE): Tỷ suất này cho biết một đồng đầu tư
16


kiếm được bao nhiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó giúp doanh nghiệp đánh giá sự thành
công của mình so với doanh nghiệp khác.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =

---------------------------------Vốn chủ sở hữu bình quân

2.3 Phương pháp dự báo tài chính
2.3.1 Khái niệm dự báo
Dự báo là khoa học, là nghệ thuật tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai.
Nó có thể là cách lấy dữ liệu đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ một số mô
hình toán học nào đó. Nó có thể là cách suy nghĩ chủ quan hay trực giác để tiên đoán
tương lai hoặc nó có thể là sự phối hợp của những cách trên. Có nghĩa là dùng mô hình
toán học rồi dùng phán xét kinh nghiệm của người quản trị để điều chỉnh lại.
2.3.2 Ý nghĩa của dự báo
Báo cáo tài chính dự kiến có thể giúp các nhà quản lý cung cấp các chỉ dẫn tốt
hơn cho các nhà phân tích. Các dự báo có thể được sử dụng để giúp các nhà quản lý
cấp cao thiết lập các mục tiêu hợp lý cho các nhà quản lý thực hiện. Các báo cáo tài

chính dự kiến được sử dụng để dự báo nguồn tài trợ trong tương lai cần cho công ty,
cần bao nhiêu tiền để đầu tư, nguồn ngân quỹ này sẽ được tài trợ từ nội bộ bao nhiêu,
công ty cần phải huy động thêm bao nhiêu tiền, hay mua lại bao nhiêu cổ phiếu, đầu tư
bao nhiêu? Các kết quả dự báo cần được phân tích, các vấn đề riêng lẻ cần được xác
định, và các hành động điều chỉnh cần được thực hiện.
2.3.3 Phân loại dự báo
Dự báo được phân chia theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, cách phân loại
theo thời gian là thích hợp và hay được sử nhất, cũng như cần thiết nhất trong hoạch
định và quản trị sản xuất, tác nghiệp. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau:
 Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn, thường dưới một năm. Dự
báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn, sở dĩ như vậy là vì có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự
báo, độ chính xác có khả năng giảm đi. Do vậy, cần phải thường xuyên cập nhật và
hoàn thiện các phương pháp dự báo.
17


 Dự báo dài hạn: Thường là cho khoảng thời gian từ 3 năm trở lên. Dự báo dài
hạn có ý nghĩa lớn trong lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp.
 Dự báo trung hạn: khoảng thời gian dự báo trung hạn thường từ 3 tháng đến 3
năm. Nó cần thiết cho lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế
hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực.
2.3.4 Phương pháp hoạch định theo xu hướng
Phương pháp hoạch định theo xu hướng giúp ta dự báo nhu cầu trong tương lai
dựa trên một tập hợp các dữ liệu có xu hướng trong quá khứ. Kỹ thuật này tìm cách vẽ
một đường sao cho phù hợp với các số liệu đã qua, rồi dựa vào đường đó để dự báo
nhu cầu của giai đoạn tiếp theo, xu hướng của các số liệu thống kê thu được. Có thể
dùng nhiều phương trình để diễn tả xu hướng, nhưng để đơn giản chúng ta sử dụng
đường tuyến tính. Áp dụng phương trình bình phương tối thiểu ta vạch một đường

thẳng đi qua các số liệu sẵn có sao cho tổng bình phương các khoảng cách từ số liệu
đo đến đường vừa vạch ra theo hướng trục y là nhỏ nhất.
Phương trình đường thẳng có dạng:

Trong đó: Y: Nhu cầu tính cho thời gian t
y: Nhu cầu thực của giai đoạn i
n: Số giai đoạn quan sát
t: Thời gian

18


Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm
Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu hoạt động hơn 25 năm trong lĩnh
vực cấp nước tới người dân trên địa bàn. Để hiểu rõ thêm về tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty, chúng ta sẽ nghiên cứu những bảng báo cáo tài chính kế toán của
Công ty tại ngày 31/12/2016 và 31/12/2017. Dưới đây là phân tích các bảng báo cáo
kết quả kinh doanh chi tiết của Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty
3.1.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang
(Đơn vị: VNĐ)
Năm 2016

Năm 2017

Mức Chênh lệch

Cuối kỳ


Cuối kỳ

Mức

%

404,819,164,523

141,520,597,858

53.75

11,513,956,546

(50,837,866,427)

(81.53)

II

TÀI SẢN NGẮN HẠN 263,298,566,665
Tiền và các khoản tương
62,351,822,973
đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn 83,450,000,000

278,575,000,000

195,125,000,000


233.82

III

Các khoản phải thu

79,426,167,749

65,982,245,681

(13,443,922,068)

(16.93)

IV

Hàng tồn kho

36,730,185,113

45,779,661,157

9,049,476,044

24.64

V

Tài sản ngắn hạn khác


1,340,390,830

2,968,301,139

1,627,910,309

121.45

B

TÀI SẢN DÀI HẠN

323,291,536,087

356,195,603,011

32,904,066,924

10.18

II

Tài sản cố định

265,309,624,023

264,570,733,977

(738,890,046)


(0.28)

IV

Đầu tư tài chính dài hạn 40,482,758,884

64,132,758,884

23,650,000,000

58.42

V

Tài sản khác

0

0

-

-

TỔNG TÀI SẢN

586,590,102,752

761,014,767,534


174,424,664,782

29.74

A

NỢ PHẢI TRẢ

111,180,985,285

128,760,762,952

17,579,777,667

15.81

I

Nợ ngắn hạn

104,733,094,127

122,627,403,070

17,894,308,943

17.09

II


Nợ dài hạn

6,447,891,158

6,133,359,882

(314,531,276)

(4.88)

B

VỐN CHỦ SỞ HỮU
475,409,117,467
TỔNG CỘNG NGUỒN
586,590,102,752
VỐN

632,254,004,582

156,844,887,115

32.99

761,014,767,534

174,424,664,782

29.74


STT Chỉ tiêu
A
I

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP cấp nước BRVT

ơn vị: VNĐ)

19


Biểu đồ 1: Biểu đồ phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang năm 2016 và 2017
* Nhận xét bảng phân tích và biểu đồ cân đối kế toán theo chiều ngang năm 2016
và 2017:
 Nhận xét phần tài sản:
So với năm 2016 khoản mục tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng 53.75% (tương ứng
141 tỷ đồng) chủ yếu là do việc đầu tư tài chính tăng 195 tỷ đồng.
Khoản mục tài sản dài hạn năm 2017 tăng 10.18% tương ứng 32 tỷ đồng so với
năm 2016 phần lớn do đầu tư tài chính dài hạn tăng 58.42% (tương ứng 23.6 tỷ đồng).
Phần đầu tư này chủ yếu vào các công ty liên doanh liên kết, và đầu tư nắm giữ đến
ngày đáo hạn. Bên cạnh đó, khoản mục tài sản cố định của năm 2017 giảm do giá trị
hao mòn tích lũy tăng lên.
So với năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu năm 2017
giảm. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh là tín hiệu tốt cho công ty.
 Nhận xét phần nguồn vốn:
Tổng nợ phải trả năm 2017 so với năm 2016 tăng 15.81% (tương ứng tăng 17.5 tỷ
đồng) phần lớn là do nợ ngắn hạn năm 2017 tăng 17,09% so với năm 2016 (tương ứng
tăng 17.8 tỷ đồng). Do Công ty nộp thuế nhà nước và trả các khoản chi phí khác.
Vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 32.99% so với năm 2016 (tương ứng tăng 156 tỷ

đồng). Điều này có thể giải thích là do Cổ phiếu góp vốn, quỹ đầu tư phát triển tăng
mạnh và do phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Qua đó, chứng tỏ kết quả hoạt
20


động kinh doanh trong năm 2017 của Công ty có hiệu quả.
* Kết luận: Trong năm 2017, các khoản tiền và tương đương tiền và khoản phải thu
giảm. Công ty đã sử dụng tiền để đầu tư ngắn hạn. Điều này phù hợp với bảng cân đối
kế toán.
3.1.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc
(Đơn vị: VNĐ)
STT
A

Chỉ tiêu
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Tiền và các khoản tương

I

đương tiền

Năm 2016

Năm 2017

Cuối kỳ

Cuối kỳ


Quan hệ kết cấu
(%)
2016

2017

263,298,566,665 404,819,164,523 44.89

53.19

62,351,822,973

11,513,956,546

1.51

10.63

II

Đầu tư tài chính ngắn hạn

83,450,000,000

278,575,000,000 14.23

36.61

III


Các khoản phải thu

79,426,167,749

65,982,245,681

13.54

8.67

IV

Hàng tồn kho

36,730,185,113

45,779,661,157

6.26

6.02

V

Tài sản ngắn hạn khác

1,340,390,830

2,968,301,139


0.23

0.39

B

TÀI SẢN DÀI HẠN

323,291,536,087 356,195,603,011 55.11

46.81

II

Tài sản cố định

265,309,624,023 264,570,733,977 45.23

34.77

IV

Đầu tư tài chính dài hạn

40,482,758,884

6.90

8.43


TỔNG TÀI SẢN

586,590,102,752 761,014,767,534 100

100

A

NỢ PHẢI TRẢ

111,180,985,285 128,760,762,952 18.95

16.92

I

Nợ ngắn hạn

104,733,094,127 122,627,403,070 17.85

16.11

II

Nợ dài hạn

6,447,891,158

0.81


B

VỐN CHỦ SỞ HỮU

475,409,117,467 632,254,004,582 81.05

83.08

586,590,102,752 761,014,767,534 100

100

TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN

64,132,758,884

6,133,359,882

1.10

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP cấp nước BRVT (phân tích theo chiều dọc)

21


Biểu đồ 2: Biểu đồ tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn theo năm 2016 và 2017

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu theo năm 2016 và 2017
* Nhận xét bảng phân tích và biểu đồ cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2016 và

2017:
 Nhận xét phần tài sản:
Tài sản ngắn hạn có kết cấu tăng từ 44,89% vào cuối năm 2016 lên 53,19% cuối
năm 2017. Chủ yếu là do việc đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền giảm đáng kể so với năm 2016. Kết cấu của mục tiền và các
khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2016 là 10,62% và giảm xuống còn
1,51% vào cuối năm 2017. Kết cấu các khoản phải thu năm 2016 là 13.54% giảm còn
8.67 % năm 2017 cho thấy khả năng thu nợ tốt của công ty.
Tài sản dài hạn có kết cấu giảm từ 55,11% vào cuối năm 2016 xuống còn 46,81%
vào cuối năm 2017. Nguyên nhân của điều này là do tổng tài sản tăng. Mặc dù khoản
22


×