Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập học kỳ NLCB của CN Mác Lênin 8 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.79 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược của
chủ nghĩa Mác- Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa và ngày nay nó
đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng nhất. Hàng ngày, hàng giờ qua các
phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được biết đến các cuộc chiến tranh
đã và đang diễn ra trên nhiều nơi trên thế giới trong đó có những cuộc chiến
xảy ra do phân biệt sắc tộc, phân biệt chủng tộc, dân tộc. Những vấn đề về
chiến tranh dân tộc đang xảy ra trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải giải quyết
một cách đúng đắn và thận trọng. Vấn đề dân tộc là một vấn đề rộng lớn, phức
tạp và rất nhạy cảm, đặc biệt là đối với Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc,
các dân tộc chung sống đan xen lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Từ khi mới ra đời, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định vấn đề dân tộc có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ
sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Quán triệt những
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc, ngay từ đầu,
Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định
hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam. Trong đó, nguyên tắc



các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” là một trong những nội dung quan trọng của
cương lĩnh dân tộc.
Vì vậy, trong phạm vi bài tập lớn học kỳ, em xin được trình bày đề tài:
Cương lĩnh dân tộc của Lê Nin và sự vận dụng nguyên tắc “ các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng” của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

1


NỘI DUNG
I/ NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA LÊNIN


1. Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:

1

Thứ nhất, dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt
chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng
đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng
khác, xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc, bộ tộc. Theo nghĩa này thì dân tộc chính
là một bộ phận của quốc gia – quốc gia nhiều dân tộc.
Hai là, dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân
dân một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung,
có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó
– quốc gia dân tộc.
Trên thế giới, sự hình thành của các cộng đồng dân tộc diễn ra không
đồng đều. Từ khi dân tộc ra đời, vấn đề dân tộc luôn luôn được đặt ra và thu
hút sự chú ý của mọi giai cấp và tầng lớp xã hội. Ngày nay, tình hình dân tộc
trên thế giới diễn biến rất phức tạp, đa dạng và gay gắt, giải quyết vấn đề này
phải phù hợp từng lúc, từng nơi. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những
vấn đề quyết định đến sự ổn định, phát triển hay tồn vinh của một quốc gia
dân tộc. Vấn đề dân tộc luôn luôn được gắn liền với tính giai cấp và mỗi giai
cấp đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình trong việc tham gia phong trào
dân tộc
1 - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

2


2. Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể
tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về
vấn đề dân tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương
lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc
của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp,
cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra
"Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản:
* Một là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
Quyền bình đẳng của các dân tộc là quyền thiêng liêng, không phân biệt
dân tộc đông người hay ít người, lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp,
không phân biệt chủng tộc, màu da và từng bước xóa bỏ sự chênh lệch về trình
độ phát triển giữa các dân tộc. Bình đẳng phải được thực hiện trên tất cả các
mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý và quan trọng hơn nó phải được thể hiện
trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống XH và phải được pháp luật bảo
vệ.
Trên phạm vi giữa các quốc gia, đấu tranh cho quyền bình đẳng dân tộc
trong giai đoạn hiện nay phải gắn với cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng

3


tộc, chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước
chậm phát triển về kinh tế.

* Hai là các dân tộc được quyền tự quyết:
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận
mệnh của dân tộc mình, quyền tự quyết định chế độ chính trị xã hội và con
đường phát triển riêng không bị lệ thuộc vào bên ngoài. Đây cũng là quyền
thiêng liêng cơ bản của mỗi dân tộc, bao gồm: quyền tự do độc lập về chính
trị, quyền thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc chứ
không phải xuất phát từ mưu đồ lợi ích của một nhóm người nào đó. Và quyền
tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để
có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ
quyền quốc gia- dân tộc.
Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc, cần phải đứng trên lập trường giai
cấp công nhân, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu thủ đoạn, lợi dụng chiêu
bài dân tộc tự quyết để can thiệp vũ trang và áp bức các dân tộc khác.
* Ba là liên hiệp công nhân giữa các dân tộc:
Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là sự đoàn kết của giai cấp công
nhân các dân tộc trên toàn thế giới để đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch, nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong Cương
lĩnh của đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công
nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết
nhân dân lao động trong các dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì
độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy , nội dung liên hiệp công nhân giữa
4


các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một
chỉnh thể.
Cả ba nội dung trên đều quan trọng, khi vận dụng cần sáng tạo không

được xem nhẹ vấn đề nào. Thực tiễn cách mạng trên thế giới trong thời gian
qua đã chứng minh được tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của Cương lĩnh.
II/ SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC” CÁC DÂN TỘC HOÀN TOÀN
BÌNH ĐẲNG” CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Một số đặc điểm của dân tộc ở nước ta hiện nay
2

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc gồm 54 dân tộc anh em cùng

sinh sống xen kẽ lẫn nhau. Trong đó, dân tộc Kinh (Việt) chiếm đa số với
khoảng 87% dân số (dân số Việt Nam năm 2013 là khoảng 90 triệu người),
các dân tộc khác chiếm 13% còn lại, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10
dân tộc có số dân từ 100 nghìn người đến dưới 2 triệu người là: Êđê, Bana,
Giarai, Dao, Mông, Mường, Thái, Nùng, Tày; 20 dân tộc có số dân dưới 100
nghìn người; 17 dân tộc có số dân từ 1 nghìn đến dưới 10 nghìn người; 6 dân
tộc có số dân dưới 1 nghìn người như: Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ
Đu.
Dân tộc Việt Nam được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ
nước từ hàng ngàn năm trong lịch sử, do đó, đã tạo thành truyền thống đoàn
kết, sự thống nhất và hình thành nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hình
thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Mỗi một dân tộc ở nước ta, dù là đa số hay thiểu số đều có những giá
trị, những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt
Nam.
2 - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

5


Do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan, hiện nay, giữa các

dân tộc còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, và khả năng thực hành pháp luật,…
Quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay đã và đang chịu những tác động từ
đời sống chính trị - xã hội trong nước và thế giới. Chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch, các thế lực phản động luôn luôn tìm mọi cách lợi dụng những
khó khăn về đời sống, trình độ dân trí còn thấp của đồng bào dân tộc và những
sai sót, khuyết điểm của các cơ quan nhà nước để kích động, chia rẽ nhằm phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Từ những thực trạng, tình hình và đặc điểm như trên của quan hệ dân
tộc ở Việt Nam, đời hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo
những phương hướng và giải pháp thiết thực.
2. Sự vận dụng nguyên tắc “ các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay.
Vận dụng những nguyên tắc trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác – Lênin vào thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta ngay từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc
và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như sự bình đẳng giữa các
dân tộc có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt.
Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi
mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh
lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số,
đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
6


Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng nguyên tắc “ các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng” vào thực tiễn của Việt Nam hiện nay như sau:

Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI đã đặt ra vấn đề
đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc, được cụ thể hóa tại Nghị quyết
22/NQTW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày
13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đề ra những chủ trương chính sách lớn về
phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát
huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát
triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính sách phát triển kinh
tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm
từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế
mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết
linh hoạt giữa các tỉnh, các thành phố, các địa phương với nhau. Đây là vấn đề
cực kỳ quan trọng để khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa, bảo đảm sự
bình đẳng thực sự giữa các dân tộc.
Các chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục- đào tạo, văn
hóa, y tế,... nhằm nâng cao năng lực, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc
có đầy đủ điều kiện tham gia vào quá trình phát triển như các chương trình
135, chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình điện, đường, trường,
trạm để phát triển giao thông giữa các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
thuận lợi hơn, đưa điện lưới quốc gia về tận các vùng đặc biệt khó khăn, tạo
điều kiện thuận lợi cho con em và đồng bào dân tộc được khám chữa bệnh và
đến trường…
7


Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Những phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát

huy.
Các dân tộc được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục
của nước nhà. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được
Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập. Đảng và
Nhà nước ta đã và đang tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào
tạo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển văn hóa, tư tưởng và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ người dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số ở các vùng cao, miền
hải đảo. Thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền
xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện dân chủ hoá xã hội giữa các vùng dân tộc. Tránh mọi biểu
hiện chủ quan duy ý chí, áp đặt một cách quan liêu mệnh lệnh làm mất khả
năng sáng tạo của quần chúng các dân tộc. Nghiêm cấm các hành vi miệt thị
dân tộc và chia rẽ dân tộc nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng nguyên tắc “ các dân tộc
hoàn toàn bình đẳng” vào thực tiễn của Việt Nam hiện nay một cách khá toàn
diện. Để đảm bảo phát huy sức mạnh của cả cộng đồng và bản sắc tốt đẹp của
mỗi dân tộc phục vụ cho công cuộc dựng xây và phát triển đất nước thì nội
dung “ các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” là một trong những nguyên tắc không
thể thiếu.
3. Một số phương hướng để thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà
nước về nguyên tắc “ các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” ta hiện nay:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp,
các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong
8


tình hình mới. Tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và cho nhân dân.
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc và miền núi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn chỉnh những

chính sách đã có và nghiên cứu ban hành những chính sách mới, để đáp ứng
yêu cầu phát triển các vùng dân tộc và nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai
đoạn mới.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán
bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc.
Tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm
thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng
bào dân tộc; quán triệt và thực hiện tốt phương châm: chân thành, tích cực,
thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử dụng nhiều phương thức phù hợp với
đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc và
miền núi phải quán triệt và thực hiện thật đúng phong cách công tác dân vận :
"Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân".

KẾT LUẬN
Như vậy, các chủ trương và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
mang tính toàn diện, tổng hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng
9


quốc gia. Phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường
đoàn kết và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc
phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Do đó, chính sách
của Đảng và Nhà Nước còn mang tính cách mạng và tiến bộ, cũng như mang
tính nhân đạo và công bằng, bình đẳng, bởi vì, nó không bỏ sót bất cứ dân tộc
nào, không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc; nó tôn
trọng quyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự quyết của các dân tộc.
Mặt khác, nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp
đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước.

Qua đó, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng một cách linh hoạt
và sáng tạo những nội dung trong Cương lĩnh dân tộc của Lênin , trong đó
nguyên tắc“ các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” được vận dụng gần như triệt để
và toàn diện , từ đó góp phần hoàn thiện khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần
đưa Đất nước ta ngày một phát triển vững mạnh.
Trong cả ba nội dung chính của cương lĩnh dân tộc thì nguyên tắc “ các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng” là một trong những nguyên tắc góp phần hoàn
thiện nên cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- Lênin. Có thể nói, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn
kết dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp và thực tế
cho thấy nếu không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
2- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin” ,NXB Chính trị Quốc gia.
3- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Dảng
cộng sản Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2009
3- Các trang web:
- />/Van-de-dan-toc-va-quan-he-dan-toc-o-Viet-Nam-hien-nay
- />-
-

MỤC LỤC

11



LỜI MỞ ĐẦU ……………………………….…………………….1
NỘI DUNG ………………………………...………………………2
I/ NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA LÊNIN ……….2
1.

Khái niệm dân tộc …………………………………………….2

2.

Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin .. ……………..……3

II/ SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC” CÁC DÂN TỘC HOÀN
TOÀN BÌNH ĐẲNG” CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN
NAY

…………………………………………………………..…5

1. Một số đặc điểm của dân tộc ở nước ta hiện nay …………..…..5
2. Sự vận dụng nguyên tắc “ các dân tộc hoàn toàn bình đẳng”
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ……………………………….6
3. Một số phương hướng để thực hiện tốt các chính sách của
Đảng và Nhà nước về nguyên tắc “ các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng” ta hiện nay ………………………………………………….9
KẾT LUẬN ………………………………………………………10

12



13



×