Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC – LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI: SỐNG THỬ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.5 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CN MÁC – LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI: SỐNG THỬ
SV THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Thị Thảo Nguyên MSSV:11266041
2. Trần Thị Thu Phượng MSSV:11287451
3. Trần Thị Quỳnh Như MSSV:11277911
4. Trương Đăng Tiến Đạt MSSV:11282981
5. Nguyễn Dũng Hiền MSSV:11286941
6. Nguyễn Anh Khoa MSSV:11295001
7. Nguyễn Ngọc Luân MSSV:11320981
8. Phạm Văn Sơn MSSV:11301161
9. Phạm Thanh Huy MSSV:11265761
10. Trần Nguyễn Trường Văn MSSV:11287321
GVHD: Thầy Nguyễn Minh Tiến
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
1
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan Tiểu luận này là công trình nghiên cứu của
riêng chúng em, không sao chép của bất cứ ai.
Nhóm trưởng:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đã quen với các từ “ăn thử”, “uống thử”, “mặc thử” và bây giờ sinh
viên chúng ta đang làm quen với từ “sống thử”. Tại sao không sống thật mà là
sống thử? Bạn có muốn sống thử hay không? Qua cuộc tìm hiểu các ý kiến
của sinh viên Sài Gòn và các tỉnh lân biên thì có 75% các bạn nam trả lời là
muốn và 61% các bạn nữ được hỏi đồng ý với ý kiến này (phụ lục 1 và 2), và
thăm dò của VnExpress trên 13.500 độc giả mặc dù được khuyến cáo những


cái lợi và hại song có đến 56% đồng tình với quan điểm sống thử và chỉ 36%
không ủng hộ.… với tập quán cũng như phong cách sống của người Á Đông
thì con số trên phải chăng là quá lớn?
Cùng với xu thế sống gấp sống thử các đôi bạn trẻ đã vượt quá tình yêu của
tuổi trẻ, sống “thoáng” hơn so với trước đây họ tìm đến nhau sớm hơn, yêu
đương sớm hơn, sống thử và thậm chí là có quan hệ tình dục sớm hơn mà
không nghĩ đến hậu quả đang chờ đón phía trước. Nhưng đối với sinh viên
những con người còn đang sống phụ thuộc rất nhiều vào gia đình lại đang phải
học tập cho tương lai mai sau thì việc sống thử liệu có thực sự là phù hợp ?
2. Mục đích nghiên cứu
Mọi sự vật tồn tại luôn có hai mặt: “sáng” và “tối” đối với chủ thể cũng như
không gian văn hóa. Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện nhất
về tính trạng sống thử của giới trẻ, cùng với đó là các ý kiến phân tích giúp
chúng ta thấy được các mặt “tốt” và “xấu” của vấn đề này để có được cách
nhìn nhận và hành động phù hợp, đúng đắn.
2
3. Nội dung nghiên cứu
 Chương 1: Tổng quát về “Sống thử”
1.1. Bối cảnh xã hội.
1.2. Khái niệm và thực trạng
1.2.1. Khái niệm “Sống thử” là gì?
1.2.2. Thực trạng, hiện tượng
 Chương 2: Nguyên nhân & Kết quả của “Sống Thử”
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.2 Nguyên nhân cơ bản.
2.2.1Nguyên nhân sâu xa
2.2.2Nguyên nhân cụ thể
2.2.2.1Nguyên nhân kinh tế
2.2.2.2Chốn hẹn hò
2.2.2.3Yêu cầu về tình cảm

2.3Hậu sống thử
2.3.1 Tích cực
2.3.2 Tiêu cực
 Chương 3: Quan điểm và biện pháp
 Chương 4: Kết luận
4. Kết quả nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề sống thử trong những năm trở lại đây sử dụng nguồn
tài liệu và ý kiến trên các báo và các diễn đàn sinh viên, như vậy giúp chúng
tôi có thể tập trung nghiên cứu từng vấn đề cụ thể như: thực trạng của vấn đề
sống thử trong giới trẻ ; các ý kiến của sinh viên, các chuyên gia, của cả xã
hội về vấn đề này…Và giúp chúng tôi có sự đánh giá và nhìn nhận chính xác.
5. Kết luận – đề xuất
Khi một xã hội phát triển đến mức nào đó thì những hệ lụy kèm theo thật
không ít. Họ đến với sống thử khi hành trang kinh nghiệm chưa có đủ, để lại
3
hậu quả lớn cho cuộc đời. Nhưng cũng phải công nhận rằng cũng không ít
trường hợp sống thử mang lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống, vì thế
nếu hai người trưởng thành thật sự yêu nhau và quyết định sống thử thì chúng
ta cũng nên tôn trọng họ. Vì ở một khía cạnh nào đó, sống thử là mức cao nhất
của sự “tìm hiểu”. Vấn dề sống thử không phải chỗ đúng hay sai mà ở chỗ
mỗi người phải có trách nhiệm về hành động, quyết định của mình, bên cạnh
đó gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm hơn về việc giáo dục sinh
lý cũng như tình cảm giới trẻ ngày nay.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ SỐNG THỬ
1.1 Bối cảnh xã hội
Hiện nay trong xã hội của chúng ta có rất nhiều vấn đề gây nhức nhối
trong cộng đồng và một trong số đó là hiện tượng các đôi bạn trẻ khi yêu nhau

đã dọn về sống chung và sinh hoạt như những cặp vợ chồng mà không hề có
một tờ hôn thú hay sự ràng buộc nào giữa hai người. Hiện tượng này đang trở
thành một trào lưu rất thịnh hành trong giới trẻ như là những công nhân lao
động xa nhà và đặc biệt là một bộ phận đông đảo các bạn sinh viên. Hiện vấn
đề này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận mà nhiều nhất là
các bạn sinh viên và nó cũng được đem ra tranh luận hết sức sôi nổi trên các
diễn đàn và cũng đã tiêu tốn không ít giấy mực của các nhà báo. Mô hình
trung nó đã trở thành một đề tài nóng, một thứ “mốt” lan truyền đi với tốc độ
chóng mặt với tên gọi là “Sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm
chung”. Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng cụm từ “Sống thử” vốn dĩ không có trong
từ điển Việt Nam và đúng là như vậy trong văn hoá Việt thì sống thử là một
khái niệm còn khá mới mẻ tuy nhiên nó đã xuất hiện từ lâu ở các nước
phương Tây trong thập niên 60-70 của thế kỉ trước, bắt nguồn từ cuộc cách
mạng tình dục. Và đến khi nước ta trên bước đường mở cửa hội nhập với thế
giới thì những giá trị văn hoá, phong tục lối sống của nước ngoài cũng theo
đó du nhập vào trong nước và sống thử cũng không ngoại lệ cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin thì việc cập nhật hay tiếp cận những điều mới
mẻ của con người lại càng dễ dàng hơn, nên việc lối sống này đang ngày càng
trở nên phổ biến trong giới trẻ đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, dưới góc
nhìn của nhiều người thì lối sống kiểu Tây này hoàn toàn không phù hợp với
văn hoá sống cũng như những giá trị truyền thống lâu đời trong mối quan hệ
nam nữ, vợ chồng của người phương Đông nói chung và người Việt nói
5
riêng, sống thử sẽ làm mất đi những giá trị của tình yêu khiến cho tình yêu
không còn đẹp không còn trong sáng hơn nữa tình yêu trong sống thử luôn đi
cùng với tình dục và có lẽ nhiều bạn trẻ sống thử mà mục đích chưa hẳn hoàn
toàn là vì yêu, mà một phần là để thoả mãn nhu cầu bản thân, điều đó đã làm
thay đổi bản chất vốn có của một tình yêu đích thực. Nhưng cũng có nhiều ý
kiến cho rằng sống thử là điều bình thường, hai người thích nhau, yêu nhau rồi
họ dọn về sống chung nếu hợp thì tiếp tục mối quan hệ còn không thì chia tay

mà không cần đối phương có trách nhiệm với mình, theo họ xã hội ngày càng
phát triển thì con người cũng có những cách sống và suy nghĩ thoáng hơn
trong các vấn đề nhất là mối quan hệ nam nữ. Và sống thử là một lối sống
hiện đại đậm chất thực tế chứ không phải là một tệ nạn, một lối sống thiếu
lành mạnh như mọi người nghĩ và họ mong rằng xã hội sẽ không còn phê
phán mà sẽ dần chấp nhận lối sống này.
1.2 Khái niệm và thực trạng sống thử
1.2.1 Khái niệm “Sống thử”
Sống thử là việc hai người khác giới về sống chung như vợ chồng mà
không đăng kí kết hôn.
1.2.2 Thực trạng hiện tượng “sống thử”
Mặc dù mới xuất hiện ở nước ta không lâu (chỉ mới bắt đầu từ những năm
90 trở lại đây) nhưng sống thử đã trở nên rất phổ biến nhất là ở các thành phố
lớn, các khu công nghiệp. Sống thử đã và đang trở thành một vấn đề gây ra
nhiều sự tranh cãi, có nhiều luồng ý kiến trái chiều về hiện tượng này có nhiều
ý kiến tán thành nhưng cũng không ít ý kiến phản đối mạnh mẽ. Những người
phản đối sống thử cho rằng đây là một lối sống thực dụng, học đòi theo mốt
chứ không hề có định hướng gì cho tương lai sau này, đó là một cuộc sống
không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống chung tạm bợ, những mâu
thuẫn va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm người ta trở nên mệt mỏi,
nhất là những cặp sinh viên sống thử họ còn mang theo những áp lực của việc
học hành cùng với nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến cuộc sống càng thêm bức bối,
6
hơn nữa sống thử đơn giản là để tìm hiểu khám phá lẫn nhau nên cuộc sống
vẫn chưa có mục đích hay hoạch định gì rõ ràng. Chính vì thế khi gặp khó
khăn, những vấn đề đáng ra hai người có thể cùng giải quyết thì họ lại dễ
dàng buông xuôi mọi việc và kết quả cuối cùng là đường ai nấy đi. Điều đó
nói lên sống thử là lối sống mà hai người không hề có trách nhiệm thật sự với
nhau và cũng không có gì đảm bảo cho cuộc sống sau này của họ (vốn dĩ sống
thử không được pháp luật công nhận). Ngược lại cũng có nhiều người cho

rằng sống thử là lối sống hiện đại hợp thời, chỉ có sống thử mới hiểu hết tính
cách của nhau, có như thế cuộc sống sau này mới tốt đẹp. Ngoài lý do để hiểu
nhau hơn , sau này kết hôn sẽ không ân hận vì chọn nhầm người thì còn có
nhiều nguyên nhân để sống thử như: không bị ràng buộc về pháp l ; không
nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân, trong khi lại được thoả mãn
nhu cầu tình cảm, hơn nữa còn tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Ngoài ra khi
sống thử , hai bên có thể chia tay bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để đi tìm
người khác , và còn muôn vàn lí do khác để họ quyết định sống thử. Chính vì
thế đã có rất nhiều cuộc khảo sát với câu hỏi đặt ra là “Có nên sống thử hay
không?” được thực hiện và kết quả mang lại khá nhiều sự bất ngờ! Theo thống
kê trong số 13500 người tham gia trắc nghiệm trực tuyến với câu hỏi: “Có nên
sống thử?” thì có đến 7600 người chiếm 56% đồng tình với việc sống thử, chỉ
có 36% là không ủng hộ, số còn lại là những người có ý kiến khác (phụ lục 1
và 2) . Một thống kê khác của khoa xã hội học đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010 thì có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân, còn có
rất nhiều những cuộc khảo sát khác nhưng nhìn chung số lượng người ủng hộ
việc sống thử luôn tương đương họăc cao hơn số lượng người phản đối. Qua
đó có thể thấy rằng một lối sống mới đang dần được hình thành trong xã hội
đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay.
7
CHƯƠNG 2
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ “SỐNG THỬ”
2.1 Đối tượng sống thử
Họ là những người sống xa nhà như:
• Công nhân, nhân viên sống ở các khu nhà trọ. Họ làm việc trong các
xưởng, xí nghiệp, các khu nhà trọ.
• Học sinh, sinh viên xa nhà, sống khu nhà trọ.
• Và một thành phần khác chiếm số ít, là những người có nhu cầu về tình
cảm.
2.2 Nguyên nhân sống thử:

Do đâu mà những cặp yêu nhau muốn sống thử trước hôn nhân?
2.2.1 NGUYÊN NHÂN SÂU XA là do ảnh hưởng bởi nền văn hóa
phương Tây.
Nói về ảnh hưởng của văn hóa phương Tây , sự tương tác và giao lưu văn
hóa là bình thường, phổ biến thông qua các kênh thông tin như: báo chí, phim
ảnh, internet, Từ đó, chung sống như vợ chồng trước hôn nhân xuất hiện và
tập trung chủ yếu tại khu vực đô thị, các dãy trọ sinh viên, dãy trọ công
nhân, Hiện tượng này bị coi là lệch chuẩn trong văn hóa Việt Nam. Vậy
phải chăng do người phương Tây thoải mái nên coi đó là bình thường? Nhưng
nếu như vậy thì nỗi đau khổ, thiệt thòi của người phụ nữ cũng bình thường?
Rồi hệ quả của những mối tình không đến đích phải trả giá bằng nước mắt,
thậm chí mạng sống cũng bình thường? …Chưa hẳn là vậy! Vì mỗi quốc gia
đều có một thước đo đạo đức khác nhau nói đúng hơn là một nền văn hóa
riêng biệt chính vì thế đối với họ chuyện này xảy ra ở con số tối thiểu!
Tại Việt Nam thì ngược lại, đối với một đất nước đang phát triển thì việc
hội nhập cái mới đan xen cái đã có sẵn là không tránh khỏi, chính vì thế sẽ tồn
tại sự mâu thuẫn giữa thói quen và văn hóa. Văn hóa của chúng ta mang nặng
tư tưởng của Khổng giáo, đề cao sự thủy chung, phê phán hôn nhân không giá
8
thú, gán cho người phụ nữ những định chế khắt khe, Nhưng thói quen của
người Việt lại là sự tùy tiện, phó mặc, thiếu trách nhiệm trong cuộc sống và sự
tính toán, cân nhắc không kỹ lưỡng. Tư duy nông nghiệp để lại cho ta tâm lý
không cần quá chính xác(ra đồng lúc nào cũng được, cấy hái không hôm nay
thì ngày mai, được mùa hay mất mùa là do ông trời, ). Rồi tư tưởng làm việc
tập thể, chịu trách nhiệm cũng không muốn chỉ đích danh(các từ "chúng tôi,
chúng ta" được dùng rất nhiều thay vì chỉ dùng chữ "tôi", ) Nỗi lo về bổn
phận trách nhiệm bằng hình thức này hay hình thức khác đã đi vào cuộc sống
trước hôn nhân. Rồi sự thiếu tính toán cho tương lai, cung cách "ăn xổi ở thì"
cũng là nguyên nhân dẫn tới cái chết yểu cho tình yêu đôi lứa.
Ở nước ngoài, trước khi sinh sống với nhau họ rất thẳng thắn khi nói về

vấn đề kinh tế, vấn đề trách nhiệm, và những khả năng khi kết thúc mối tình
để ai cũng thoải mái, cũng hình dung được kết quả sau cùng. Còn tại nước ta,
do văn hóa nên chuyện tiền bạc các cặp đôi rất ngại đề cập, cũng do văn hóa
nên những mối tình đều được lý tưởng hóa. Khi yêu các thanh niên luôn mơ
mộng và sẵn sàng thề thốt, cùng nhau tưởng tượng xây dựng lên một gia đình
lý tưởng sau này Và rồi (chiếm số đông trong những cặp sống thử) khi đã có
chút thất vọng thì thói quen tùy tiện cùng tâm lý sợ trách nhiệm bắt đầu lên
tiếng
Có thể nói, sự du nhập lối sống phương Tây là tiền đề, là đốm lửa. Và
chính thói quen tùy tiện cùng tâm lý sợ trách nhiệm là quan trọng, là chất
xăng làm ngọn lửa thêm to "Sống thử" trở thành một hiện tượng xã hội tại
Việt Nam (bị phê phán, lo lắng nhiều) có nguyên nhân từ sự mâu thuẫn trong
chính văn hóa Việt Nam thời kì mở cửa, hội nhập.
2.2.2 NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ
2.2.2.1 Trước hết là nguyên nhân kinh tế:
Giải pháp "góp gạo thổi chung" nhằm giảm sinh hoạt phí . Ở với nhau,
những gì của anh là của em, của em là của anh "tất cả" (!).
9
Vậy, những chi phí đó là gì?
• Nếu 2 người ăn riêng ở hai nơi, số tiền chi ra nhiều hơn
• Nếu không sống chung, họ (nhất là con trai) sẽ phải chi một khoảng
"tình phí" không nhỏ so với "túi tiền" có giới hạn của họ.
• Giảm hao mòn thể lực. Phải qua lại, phải "đưa-đón" mỗi lần muốn hẹn
hò, hơi bị vất vả
2.2.2.2 Và chốn hẹn hò.
• Vào quán mãi thì tốn kém, ra công viên thì đang "vi vu" các bác bảo vệ
làm "mất hứng", không kín đáo thì mấy tay nhà báo, bloggers chuyên săn
ảnh độc ghi hình rồi tung lên mạng như vừa qua thì có mà chui xuống lỗ.
Vào khách sạn, nhà nghĩ mỗi lần "muốn yêu" thì có mà "viêm màng túi".
Ra bụi rặm thì nguy hiểm quá, kiến cắn chết. Với lại, đâu phải chỗ nào

cũng có khoảng đất tốt để "tèng, téng, teng " đâu.
• Do đó, việc "sống chung" cũng giải quyết được "chướng ngại" này. Phòng
ta , ta tự do "vi vu" thâu đếm suốt sáng, trời long đất lở cũng chẳng ai
phiền hà, ai ghi hình (trừ chính ta)
2.2.2.3 Nhưng nguyên nhân chính yếu vẫn là “tình cảm”
• Sống chung để được "bên nhau" mỗi ngày. Đây là "nhu cầu" cao nhất của
động cơ muốn "sống chung trước khi cưới". Nhất là phía con trai. Có một
thực tế đến mức "thực dụng" là không ít các bạn trai "muốn" sống chung vì
mình "được lợi" hơn nếu kết quả "test thử" cho ra "sản phẩm thí nghiệm"
bị lỗi, họ sẽ cho nó vào sọt rác ký ức, bản thân họ chẳng mất gì. Vậy, con
trai được gì? Các bạn hãy đọc phần "Được gì? Và, mất gì?" để biết.
• Để "test thử" xem chàng hay nàng có "hợp tông" với mình không chứ rủi
không biết "tông" của người ta thì sau này "bản nhạc" của hạnh phúc gia
đình bị lỗi nhịp. Nên, các cặp yêu nhau "test trước" cho chắc ăn. Lý do này
nghe qua dường như là NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU để "hợp lý hóa"
nhu cầu của tự thân con người trong xã hội hiện đại, song động cơ thật sự
10
vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của "tình dục" . Tình yêu phát sinh tình dục.
Thực tế, những cặp quyết định "sống chung trước hôn nhân", phần lớn có
nhu cầu muốn luôn được "bên nhau" rất cao. Điều trước tiên khiến họ
quyết định "sống thử" là họ muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục. Tại
sao?
Hãy ghé thăm một khu sống thử không hôn thú ở Tân Bình và không khỏi
chạnh lòng khi nhìn cuộc sống tạm bợ ấy. Thấp thoáng trong những căn
phòng trọ tồi tàn là bóng dáng của những chiếc xe đạp, xe máy đủ loại, đa
phần biển số tỉnh. Thế nhưng, nói cho cùng, cuộc sống thử trên thành phố, xa
gia đình dường như chẳng mấy khó khăn ngoài chuyện phải lo cơm áo, gạo
tiền đủ cho hai người và tránh ánh nhìn kì thị của xã hội.
Bên cạnh đó, không chỉ những sinh viên chân ướt chân ráo từ tỉnh mà thực
trạng sống thử của các học sinh xa nhà cũng ngày càng tăng đáng kể. Điều đó

cũng dễ hiểu, bởi cuộc sống đầy đủ, phong cách Tây Hóa quá đà khiến họ cảm
thấy nó cũng không có gì lớn lao. Nhiều cặp còn quyết định sống chung để
tiện chăm sóc cho nhau và như vậy giảm hẳn được những chi phí nhà ở, đi lại,
tình phí. Nhưng dù nguyên nhân ra sao thì phần lớn lí do của các cặp vẫn là
lối yêu liều, sống vội và suy nghĩ chưa thực sự trưởng thành!
2.3 Hậu sống thử:
Vậy họ được gì và mất gì?
2.3.2 Tích cực:
Khi tìm hiểu về sống thử thì chúng tôi đều nhận thấy rằng hầu hết ở những
người sống thử muốn có được những thứ họ cần ở người mình yêu :
• Phụ nữ thường có xu hướng coi sống thử là một bước đệm nhằm tiến tới
hôn nhân, trong khi đàn ông chỉ coi chuyện đó là một cái gì đó họ muốn
thử trước khi đưa ra bất kì một hứa hẹn nào đó!
• Nhiều bạn có suy nghĩ tương đối hiện đại, phóng khoáng cho rằng: “Sống
thử cùng nhau có thể giúp hai bên hiểu về nhau nhiều hơn, giúp hiểu được
những tính cách, lối sống đang hé lộ dần. Sống thử còn có thể tránh cho
11
người trong cuộc những tổn thương, phiền phức nếu hai bên không hợp
nhau, muốn chia tay. Nó không rắc rối như đã kết hôn”…
2.3.3 Tiêu cực:
Bên cạnh những lợi ích thì tác hại vẫn luôn là mối hiểm họa đối với những
người “sống thử” .Phải chăng những người “sống thử” chưa thấy hết được cái
giá họ phải trả đắt đến thế nào ? Mười tác hại chính mà người “sống thử “
thường gặp là:
1. Bạn tự bôi lên mình một vết nhơ mà sẽ chẳng bao giờ bạn gột sạch
được. Không ít người bị rơi vào trầm cảm, lo lắng, sợ sệt sau “lần đầu
vụng trộm” ấy. Các bạn gái có xu hướng mất niềm tin vào đàn ông bởi cho
rằng họ là “loài động vật” khát sex, còn các bạn nam thì lại có cái nhìn
thiếu tôn trọng hơn với phái nữ vì “Cô ấy dễ dãi quá chừng”.
2. Sau khi trót tin tưởng vào những lời hứa hẹn ngọt ngào của đấng mày

râu về việc “Chúng mình chắc chắn sẽ cưới nhau”, nhiều bạn gái rơi vào
tình trạng hoang mang tột độ khi chàng “trở mặt”, cao chạy xa bay còn
mình thì đau đớn mang bụng bầu đi phá.
3. Chưa biết chừng, ngay từ “lần đầu” ấy, bạn bị mắc một (hoặc một vài)
chứng bệnh lây lan qua đường tình dục kể cả khi đã hem biện pháp bảo
vệ. Hậu quả để lại trên vùng kín chưa đau đớn bằng sự hốt hoảng về lương
tâm.
4. Các bạn gái có nguy cơ trở thành mẹ trẻ khi còn quá non nớt khi nuôi
nấng một sinh linh.
5. Khi bạn đang mang tiếng “mất zin” rồi thì bạn cũng mất đi cơ số chàng
trai theo đuổi. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội để bạn tìm được một
người đàn ông tốt cho mình cũng ít đi.
6. Không ít bạn gái trở nên bất cẩn, buông xuôi và sa vào lối sống bừa bãi
sau khi “chẳng còn gì nữa để mất”. Đó không phải là cá tính, không phải là
phong cách, mà đó là nguy cơ hủy hoại tương lai.
12
7. Đêm tân hôn sẽ không còn là đêm thiên đường với biết bao hồi hộp chờ
đợi nữa. Giây phút làm vợ làm chồng mất đi tính chất thiêng liêng và ngọt
ngào chỉ bởi vì bạn là người giàu kinh nghiệm tình trường.
8. Bạn gái có chịu được cảnh kể từ sau khi “tin tức về cái đêm hôm ấy là
đêm gì” lan truyền, nhiều người đàn ông xung quanh sẽ có xu hướng nhìn
bạn như một món mồi ngon cho cơn khát tình dục của họ
9. Bố mẹ bạn đến một ngày nào đó sẽ biết được điều này. Và cuộc sống
của bạn chắc chắn sẽ có một vài xáo trộn lớn khi mà những người thân
thiết và yêu thương bạn nhất trở nên mất niềm tin phần nào đó vào bản lĩnh
của bạn.
10. Khi bị những cảm xúc tình dục chi phối, tâm trí bạn sẽ tràn ngập những
hình ảnh tưởng tượng, những khát hem được nuôi dưỡng. Và cũng từ đây,
thời gian dành cho học tập, thể thao của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Hãy
nghĩ xem hậu quả sẽ như thế nào nếu tiếng gọi của bản năng chi phối bạn?

Qua vấn đề “lợi ích” và “ tác hại” nói trên cho ta thấy con người vẫn rất
kém trong ý thức trách nhiệm đối với bản thân , gia đình và xã hội . Qua đó,
cần phải có những hướng giải quyết cho vấn đề cấp bách này!
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP
Nhìn chung, sống thử có thể được nhận xét trên các bình diện sau:
1. Tính nhân sinh: Sống thử là một trong những hoạt động của con người.
2. Tính lịch sử: Sống thử đã xuất hiện từ khá lâu ở các nước phương Tây
nhưng ở Việt Nam thì mới xuất hiện từ những năm 90 trở lại đây.
3. Tính giá trị: "sống thử" bù đắp tình cảm, làm mất đi cảm giác cô đơn, "góp
gạo thổi cơm chung" đem lại lợi ích về kinh tế, giảm các khoản "tình phí",
đáp ứng nhu cầu tình cảm và tình dục.
13
4. Tính hệ thống: "Sống thử" gần đây xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và
công nhân. "Sống thử" còn được coi là "mốt", hay còn là phong trào "sống
thử".
Trong thời gian gần đây, hiện trạng " sống thử" ở Việt Nam khá phổ biến.
Báo chí và dư luận đã nói khá nhiều về vấn đề này. Ở các nước phương Tây,
"sống thử" được coi là chuyện rất bình thường. Còn ở các nước phương Đông,
thì "sống thử" là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người gọi đây là
vấn đề nhức nhối, có người chấp nhận, có người không và hiện nay vấn đề
này vẫn chưa được xã hội công nhận.
Về phía người viết, chúng tôi không ủng hộ hay cổ súy sống thử, nhưng
nếu hai người trưởng thành thực sự yêu nhau quyết định sống thử thì chúng ta
cũng nên tôn trọng họ.
KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhóm chúng tôi có phần nghiêng về
quan điểm không nên sống thử. Mặc dù sống thử dần được xã hội nhìn nhận
với con mắt thông cảm hơn. Thế nhưng đó cũng không phải là lý do để các
bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ

để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả tương lai phía trước.
Tuy có một số những tích cực về mặt vật chất thế nhưng chúng ta không
thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là rất lớn đối với những cặp đôi
sống thử. Không những thế, lối sống được coi là “mốt” này đang làm đảo lộn
các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Cần phải có những biện pháp tích cực
hơn về mặt tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức đời sống cho giới trẻ.
Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới và nó đã thu hút
đươc sự quan tâm của mọi người trong xã hội. Đối với vấn đề này có rất nhiều
quan điểm, ý kiến khác nhau. Có quan điểm đồng tình ủng hộ với cách nhìn
“thoáng”, bên cạnh đó là quan điểm không đồng tình, phản đối với cách nhìn
theo truyền thống văn hóa phương Đông.
14
Chính bởi vì những lí do nêu trên nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài sống
thử nghiên cứu. Một mặt là giúp chính mình có cái nhìn hoàn thiện hơn, sâu
sắc hơn về này. Mặt khác là để giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có thêm
một nguồn tài liệu để nghiên cứu, để suy ngẫm và tự bảo vệ mình khỏi những
sai lầm không đáng có.
Đề tài này đã được nhóm chúng tôi nghiên cứu, sau đó tự biên soạn lại
bằng cách hiểu và ngôn từ của mình. Nhằm để người đọc dễ hiểu và tiếp cận
vấn đề dễ hơn, nhất là đối với sinh viên hiện nay. Các bạn có thể tham khảo
và tìm đọc những tài liệu mà chúng tôi đã sưu tầm được trong khoảng thời
gian nghiên cứu đề tài này, gồm có:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : “ Biểu đồ % thống kê về việc chấp nhận , không chấp nhận và ý
kiến khác của các bạn nữ về việc sống thử năm 2005 ”
Nguồn [1]
Phụ lục 2 : “Biểu đồ % thống kê về việc chấp nhận , không chấp nhận và ý
kiến khác của các bạn nam về việc sống thử năm 2005”
Nguồn [1]
15

Phụ lục 3 : “ Sau sống thử, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? ”
Nguồn [2]
Phụ lục 4 : “Việc "cơm không lành, canh không ngọt" của các đôi sống thử
ảnh hưởng rất nhiều người xung quanh”
Nguồn [3]
16
Phụ lục 5 : “Tổ ấm của các đôi uyên ương”

Nguồn [4]
Phụ lục 6 : “Muôn ngàn lí do cho sống thử…”

Nguồn [5]
17
Phụ lục 7 : “Nhiều có gái trẻ đã che chắn quá khứ bằng màn kịch giả dối”
Nguồn [6]
Phụ lục 8 : “Nếu bạn cổ súy cho lối “sống thử”, bạn sẽ không còn đủ tự tin
bước vào hôn nhân”

Nguồn [7]
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sống thử dưới góc nhìn của các nhà Xã hội , Văn hóa, vietbao.vn,
08/03/2011.
2. Phũ phàng chuyện sống thử của sinh viên , VNN , eva.vn, 10/03/2011.
3. Sinh viên sống thử “hành” SV sống trọ , Dân Trí , 2sao.vn, 01/06/2011.
4. Tổ ấm của các đôi uyên ương , Vietnamnet , Newzing.vn, 9/05/2011.
5. Lao lực vì sống thử , VTC , chaobuoisang.net, 22/10/2011.
6. Sống thử, Thúy An, girlspace.com.vn, 20/07/2011.
7. Sống thử, tôi không muốn đánh cuộc, tuoitre.vn, 01/07/2009
19

×