Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo cáo thuyết trình môn Đường lối cách mạng ĐCSVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.64 KB, 13 trang )

1. Văn hóa vỉa hè

1.1 Định nghĩa hàng rong
Theo như tài liệu pháp luật ,tại điều 2- Quy định số 46/2009/QĐ đã nêu rõ: “Người bán hàng
rong là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh
doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là " thương nhân" theo quy định của
Luật Thương mại.” Buôn bán hàng rong là một bộ phận của khu vực phi chính thức về bản chất
là một dạng hoạt động buôn bán để kiếm sống của một bộ phận người dân nhằm đáp ứng những
nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa giá rẻ tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho cư dân đô thị. Buôn bán
hàng rong là khái niệm để chỉ các hoạt động mua bán, kinh doanh của người dân có liên quan
đến vỉa hè, đường hẻm khu vực đông dân cư.
Còn đối với những người dân khi nhắc tới hàng rong, người ta nghĩ ngay tới những người đi bán
dạo. Đó là những người nghèo tảo tần, cam phận. Họ không ngồi một chỗ cố định, mà rong ruổi
khắp hang cùng, ngõ hẽm. Là tiếng rao khàn đặc những chiếc bánh quẩy, bánh giò nhưng lại vô
cùng thân thuộc. Bất kể trời nắng hay mưa, với chiếc đòn gánh cong cong, họ quẩy trên vai các
thứ thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày cho người trên phố. Từ mớ rau, củ hành,
hay những bó hoa cúc, bông thược, đến những thức ăn quá đỗi quen thuộc như tàu hủ, các loại
bánh trái. Trong thời kì khó khăn của Đất nước, không có siêu thị, cửa hang thực phẩm bán bằng
tem phiếu. Chỉ có chợ và hang rong. Nhà có công việc hay đông người thì mới đi chợ. Còn
không, mọi sinh hoạt hàng ngày như mớ rau, con tép, con tôm,… tất tật đều trông vào hang rong.
Vừa tiện, vừa rẻ và tươi.
1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của hàng rong

Việc buôn bán hàng rong là một nghề cổ xưa và quan trọng được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia
và thành phố lớn trên trên thế giới. Ở Việt Nam, buôn bán hang rong cũng đã có từ lâu đời.
Từ thế kỷ XVII, các nhà buôn, nhà truyền giáo phương Tây đã đến Thăng Long. Họ gọi thành
phố này là Kẻ Chợ vì dân cư đông đúc, chỗ nào cũng thấy kẻ mua, người bán. Chợ không chỉ có
ở các phường nghề mà còn họp ở cửa thành, cửa sông, bến đò… Buôn bán nhộn nhịp vì Thăng
Long không chỉ là Kinh đô mà còn là thị trường lớn nhất Đại Việt. Chợ nhiều nhưng phải họp
theo phiên nên đã gây khó khăn cho nhiều người có nhu cầu, vì thế nên hàng rong ra đời. Mặt
khác, nền kinh tế tự sản tự tiêu buộc họ phải bán sản phẩm để có tiền mà không cần chờ đến


phiên. Các hoạt động buôn bán hang rong vẫn tiếp tục duy trì và diễn ra khá tự do ở giai đoạn
sau này.
Tuy nhiên ,đến thời kì Pháp thuộc, các hoạt động bán hàng rong dần bị hạn chế. Việc buôn bán
hàng rong bị đánh thuế, các hoạt động buôn bán hàng rong trên vỉa hè bị cấm, người bán hàng
chỉ được dừng gánh bán hàng ngay sát của nhà người mua. Chủ nhà nếu để người bán hàng rong
ngồi ngay trước của nhà để bán cũng sẽ bị phạt. Để người mua biết mình bán gì, người bán hàng
rong buộc phải rao. Các hoạt động buôn bán hàng rong ở các khu phố người Pháp và người Việt
1


giàu có cũng bị cấm tiệt. Đến giai đoạn chiến tranh với đế quốc Mỹ, các hoạt động cũng ít dần do
chiến tranh và hàng hóa khan hiếm.
Ở giai đoạn sau này, trong quá trình cải cách Đổi mới và chuyển từ kinh tế xã hội chủ nghĩa sang
kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất nông nghiệp được chuyển trở lại cho các hộ gia định. Mặc
dù cơ hội này là dành cho việc sử dụng tư nhân, phần lớn người dân nông thôn vẫn còn nghèo.
Điều này chủ yếu là do tăng dân số cao ở các vùng đồng bằng, sự suy giảm cơ hội việc làm trong
nông nghiệp và sử dụng đất cho cơ sở hạ tầng và thâm canh. Ngoài ra, Nhà nước xóa bỏ trợ cấp
trước đây về chăm sóc sức khỏe và giáo dục mà thiên về cơ chế đóng góp. Vì thế nhu cầu về tiên
mặt trong khu vực nông thôn tăng lên đáng kể. Các hộ gia đình đã buộc phải thích ứng với
nhưng hoàn cảnh mới bằng cách đa dạng hóa thu nhập của họ. Người nông dân luôn phải tìm
kiếm thêm thu nhập, chẳng hạn như làm thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc buôn bán nhỏ
trong những lúc nông nhàn. Cho nên, nhu cầu về thu nhập tiền mặt trở nên nổi trội trong quá
trình cải cách. Vì thế, ngày càng có nhiều người di cư lên thành phố. Chủ yếu là tìm cơ hội để có
thêm thu nhập như buôn bán nhỏ. Kể từ đó việc buôn bán hàng rong đã trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống hàng ngày ở đô thị. Và nó trở thành một nét văn hóa rất đặc trưng
ở Việt Nam.
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, buôn bán hàng rong trên khắp các ngõ phố trở thành
một nét văn hóa của người Việt lúc bấy giờ. Phố phường Việt Nam trong những năm 1930, 1940
thế kỷ trước gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên khắp các con phố, ngõ nhỏ. Từ
người già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể bán hàng.

Đâu đó trên khắp hè phố Sài Gòn là những quán hủ tiếu, đồ giải khát. Trên các ngõ nhỏ Hà Nội
là những gánh phở, hàng cắt tóc dạo… Những người Việt nhỏ bé, tần tảo cười tươi chào bán các
mặt hàng luôn là hình ảnh thân quen, gần gũi, giản dị về phố phường Việt Nam trong thế kỷ
trước.
Trong đó, Đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn, một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam sau khi
Pháp chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ 19. Các nhà nhiếp ảnh người Pháp nhanh chóng phát
hiện ra hoạt động buôn bán kiểu di động- hàng hoá, thức ăn được lưu thông dựa vào sự dẻo dai
của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố.
Bộ bưu ảnh hàng rong ở Sài Gòn- Chợ Lớn tái hiện một phần đời sống kinh tế- xã hội cũng như
văn hoá của người Việt hồi đầu thế kỷ 20.

2


Một quầy bán hủ tiếu góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, Sài Gòn.

Ảnh chụp gánh hàng rong tại Chợ Lớn, cách đây 130 năm.
3


Phở là món ăn truyền thống của người Việt xuất hiện đầu tiên trên các gánh hàng rong. Thành
phần đơn giản, chỉ gồm nước lèo, bánh phở, một vài miếng thịt và các lọ gia vị. Đây là một gánh
phở dạo khác của người Sài Gòn xưa, người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi
phục vụ.
Cháo, mỳ hay hủ tiếu được người Pháp gọi chung là súp. Các gánh hàng loại này khá cồng kềnh,
nặng nề nên chủ gánh thường chọn một góc phố đông người, ngã tư để tiện buôn bán.

Gánh hàng rong phố ven đường.
Những thực khách ngồi xổm thưởng thức món mỳ của một người bán hàng rong người Hoa ngay
trên đường. Các gánh hàng kiểu này vẫn duy trì nhiều ở Sài Gòn cho đến tận những năm 1970.


4


Chiếc xe đẩy bán mực khô và trái cây.
Rong ruổi trên những chiếc xe đạp, đường đi mỗi ngày được dài hơn, xa hơn, len vào được nhiều
hơn những con hẻm nhỏ để mời khách mua hàng.

5


Sài Gòn năm 1968 – Xe mì trên phố Lê Lợi.
Quang gánh ngày xưa chỉ là một đôi quang gánh với chiếc thúng và chiếc đòn gánh. Cùng với
thời gian và cũng để phù hợp với mục đích mưu sinh, chiếc thúng được thay thế bằng những vật
dụng khác nhưng vẫn giữ nguyên chiếc đòn gánh mang đậm dấu ấn nông thôn Việt Nam.
Nó như một “cửa hàng di động” có mặt ở khắp mọi nơi ở Sài Gòn. Chỉ cần phải bỏ ra số vốn nho
nhỏ là đã có cả một quầy hàng trên đôi quang gánh. Từ đó có thể kiếm được miếng ăn nuôi sống
gia đình rồi. Ngày nay viêc thấy những xe bán dừa , bán cam không phải là hiếm gặp trong thành
phố.

Có không ít người gắn bó với những gánh hàng rong Sài Gòn hai chục năm, có khi tới ba chục
năm. Những mảnh ghép ấy, khiến Sài Gòn đẹp theo một nét khác: không quá ồn ào mà dung dị,
thân thương.
Vào ngày 28/8/2017, Phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm (quận 1, TP.HCM) chính
thức khai trương thu hút đông đảo thực khách đến tham quan, ăn uống. Đây là một hình thức rất
mới mẻ, tuy chỉ là mới xuất hiện nhưng nó cũng đánh dấu một sự chuyển biến rõ rệt trong công
việc bán hàng rong này. Thực phẩm hay hàng quán có sự tươm tất vệ sinh hơn.

6



1.3 Chủ tịch Hà Nội: '80% quán bia vỉa hè có công an chống lưng'

Sáng 4/3, Chủ tịch Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung cho hay, theo điều tra khi ông làm Giám đốc
Công an thành phố, "trong 180 quán bia hơi vỉa hè thì 150 quán có công an đứng sau".
1.4 Nhận xét của phó giáo sư Annette Kim
Annette Kim, Phó giáo sư đô thị học và quy hoạch của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã có
hơn 15 năm nghiên cứu TP.HCM. Bà và cộng sự (KTS Lê Nguyễn Hương Giang) đã tìm thấy ở vỉa hè
TP.HCM bình dị những phẩm chất để tạo nên một đô thị sống tốt.

Theo phó giáo sư Annette Kim:
– GS Annette Kim: Phát hiện thú vị nhất là về mức độ tin tưởng và hợp tác xã hội diễn ra trên
vỉa hè. Hầu hết những người bán hàng rong chia sẻ rằng các cửa tiệm thường giúp đỡ họ, cho
họ dùng điện nước miễn phí và gửi đồ qua đêm. Lý do để giải thích cho sự giúp đỡ này là vì mọi
người hiểu rằng những bán hàng rong cần phải kiếm sống. Thậm chí các cửa tiệm cũng coi
những gánh hàng rong là phần bổ sung cho dịch vụ của họ, ví dụ các nhà hàng thì phục vụ đồ
ăn còn cà-phê được bán trên vỉa hè. Lý do khác nữa là người dân thấy sự tiện lợi mà những
gánh hàng rong mang lại. Những người bán hàng rong cũng hợp tác với nhau như trường hợp
ba người bán hủ tiếu, bán nước và bán kẹo góp chung tiền mua bàn ghế nhựa và linh động về
chuyện khách ngồi ở đâu. Tất cả những sinh hoạt trên vỉa hè, bao gồm cả buôn bán, chỉ chiếm
từ 10% đến 40% không gian, còn để lại khá nhiều chỗ trống cho người đi bộ. Trong khi đó, hoạt
động chiếm nhiều không gian nhất là đỗ xe gắn máy.

7


Trên những vỉa hè TP.HCM, nhiều người cùng chia sẻ không gian cho những hoạt động khác
nhau, vào những thời điểm khác nhau. Ở một góc phố, lúc 5g sáng, vỉa hè là nơi ngả lưng của
những người muốn hưởng sự thoáng đãng của khí trời. Sau đó là nơi phục vụ bữa sáng và cà
phê. Có một khoảng lặng trước khi vỉa hè lại đông đúc trong giờ ăn trưa. Vào lúc xế chiều, vỉa

hè là nơi mọi người ngồi nghỉ, ngắm phố phường hoặc mua bán. Tất cả những câu chuyện này
diễn ra trên một đoạn vỉa hè. Thật kỳ diệu khi ta nhận ra rằng bao nhiêu phần của cuộc sống
có thể được nuôi dưỡng trong không gian công cộng khiêm nhường này.

– GS Annette Kim: Cuộc sống vỉa hè là một trong những ấn tượng đậm nhất mà TP.HCM để lại
trong lòng du khách. Tôi đã khảo sát du khách quốc tế từ bốn nhóm ngôn ngữ khác nhau xem họ
chia sẻ những gì về chuyến đi tới thành phố và 40% những trao đổi là về vỉa hè. Họ yêu thích
các món ăn, uống cà-phê, trò chuyện với người dân địa phương, ngồi trên những chiếc ghế nhựa
và nhìn cuộc sống diễn ra trên vỉa hè. Đô thị Sài Gòn khiến nhiều du khách hồi tưởng về quá
khứ và tiếc rằng cuộc sống vỉa hè đã biến mất khỏi quê hương họ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng
đã chỉ ra rằng kinh tế vỉa hè là một phần quan trọng của an sinh xã hội. Một số ước tính rằng
nền kinh tế vỉa hè cung ứng tới 30% việc làm và lượng thực phẩm cho thành phố.

 Nhận xét của nhóm: hàng rong nói riêng hay văn hóa vỉa hè nói chung từ lâu đã là một bản

sắc của đời sống sinh hoạt của người dân, nó có thể coi như là một ngành dịch vụ gắn liền
với đời sống người dân mỗi ngày. Nhìn vào biểu đồ của phó giáo sư Annette Kim chúng ta
cũng có thể thấy phần lớn mục đích sử dụng vỉa hè là vào các hoạt động kinh doanh nên có
8


thể nói rằng văn hóa vỉa hè đóng góp một phần không nhỏ ý nghĩa quan trọng về mặt kinh
tế. Nhưng đó chỉ là về mặt tích cực, còn về mặt tiêu cực thì nếu như ta không thể quản lý
các quán hàng rong sẽ dẫn tới bộ mặt thành phố bầy hầy, không văn minh, tình trạng kẹt
xe thêm tăng khi những người đi đường dừng xe lại để mua đồ, không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, … Đó cũng chính là những tác động trong quá trình hội nhập quốc tế, nhu
cầu của người dân mong muốn một thành phố văn minh hiện đại của người dân nhưng
thực tại lại chưa thể đáp ứng được.
Vỉa hè là được xây dựng, sửa chửa dựa trên tiền thuế của người dân. Tại sao chúng ta
không coi văn hóa vỉa hè là một hình thức dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu cho người dân

mà hợp thức hóa nó? Một mặt để xóa bỏ sự quan liêu của một bộ phận cán bộ, một mặt
góp phần vào nền kinh tế của quốc gia, một mặt có thể chính thức đứng ra quản lý họ.
2. Chiến dịch dọn dẹp vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải
2.1 Quyết tâm dọn dẹp vỉa hè

Trong giữa tháng 1, tháng 2 và tháng 3 năm 2017, ông đã thực hiện chiến dịch dọn vỉa hè trả lại
lối đi cho người đi bộ tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Ông thông cảm với bà con buôn bán
hàng rong trên địa bàn quận 1 do cha mẹ ông cũng đã từng làm nghề này nhưng khẳng định "Nếu
không làm được tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa". Ông quyết tâm muốn biến quận 1 thành
một Singapore thu nhỏ.
2.2 Sự lan rộng ảnh hưởng của chiến dịch
Ngày 28.2, đoàn kiểm tra trật tự đô thị của nhiều quận trên địa bàn TP.HCM đồng loạt ra quân
lập biên bản tình trạng đậu xe, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường trong chiến dịch ‘giành lại vỉa
hè’.
Tại Q.Phú Nhuận, đoàn kiểm tra UBND quận này nhắc nhở khoảng 20 hộ dân đã lắp đặt gờ bê
tông dẫn xe lên xuống và ra thời hạn cho các hộ này tháo dỡ.
Tại Q.3, đoàn kiểm tra Quản lý trật tự đô thị của UBND Q.3 cùng ngày triển khai xử phạt vi
phạm lấn chiếm vỉa hè trên hàng loạt tuyến đường trọng điểm như: Điện Biên Phủ, Cách Mạng
Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Ngọc Thạch, Võ Thị Sáu, Bà Huyện Thanh Quan. Tổng
cộng, đoàn đã lập biên bản 21 trường hợp ô tô, quán lấn chiếm vỉa hè, lề đường.
2.3 Phản ánh của người dân với chiến dịch
Đa số người dân đều có nhận thức chung về vỉa hè là dành cho người đi bộ và họ đều đồng tình
và ủng hộ cho chiến dịch giành lại vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải. Thâm chí còn có những đánh
giá xem chiến dịch lần này có tác động tích cực và sâu sắc đến toàn quốc cụ thể là nhỏ hơn ở các
Quận Huyện và lớn hơn ở các thành phố lớn như Hà Nội , Đà Nẵng …. Nhưng cũng có một số
góp ý về việc đồng bộ hóa các công việc trong chiến dịch để có thể hợp lý và hiệu quả cho chiến
dịch
hơn.

9



Tuy nhiên, vẫn còn những dư luận trái chiều với những ý kiến ủng hộ. Ở đây, ta có thể chia
những ý kiến này ra làm 2 phần chính là những ý kiến bắt nguồn từ những người không bị ảnh
hưởng quyền lợi và từ những người bị ảnh hưởng quyền lợi.
Về những người bị ảnh hưởng quyền lợi thì ý kiến của họ đều chưa thuyết phục và chỉ nhằm mục
đích chống đối tạm thời ngay thời điểm bị phạt. Thậm chí còn có những hành động thái quá
chống đối người thi hành công vụ. Nhìn chung họ chỉ muốn bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ.
Về những người không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi, ý kiến không ủng hộ của họ nhìn chung là do
sự thiếu tin tưởng vì bởi từ quá khứ đã có những chiến dịch thất bại. Họ sợ rằng trong 40 năm
hơn vấn đề này đã âm ỉ không thể giải quyết được thì liệu rằng chiến dịch lần này có thể thành
công hay không. Tóm gọn lại, nhóm này không chống lại trực tiếp với chiến dịch nhưng cũng
không ủng hộ với chiến dịch. Tuy nhiên, qua thời gian và sự quyết tâm của ông Đoàn Ngọc Hải
đã phần nào xoa dịu được nhóm này và thu hút họ chung tay.
2.4 Tái chiếm vỉa hè

Theo báo Tiền Phong trực tuyến, từ cuối tháng 3 đến ngày 10/5, khi đoàn liên ngành quận 1
(TPHCM) tạm dừng kiểm tra, xử lý trật tự thì lòng lề đường, vỉa hè ở nhiều tuyến phố trung tâm
quận bị tái chiếm trở lại…Trong khi đó, người dân vẫn tiếp tục loay hoay tìm nơi buôn bán, mưu
sinh bởi đề án phố hàng rong, chợ phiên cuối tuần vẫn chưa chính thức hoạt động.
Ngày 9/5, ông Đoàn Ngọc Hải, trao đổi về tình trạng tái chiếm vỉa hè, cho biết, thực hiện Chỉ thị
11 của Thành ủy TPHCM, trách nhiệm lập lại trật tự lòng lề đường đã được giao về cho bí thư,
chủ tịch, trưởng công an các phường, nhưng: “Nếu anh em làm không nổi tôi sẽ xin cấp trên trực
tiếp đi chỉ đạo làm vỉa hè tiếp tục”
2.5 Ngừng chiến dịch
Ngày 19 tháng 5 năm 2017, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hải cho biết đã ngưng xuống đường
vì bị hai văn bản 'trói chân': "Quận Ủy quận 1 ra một văn bản và thêm một văn bản của UBND
Quận 1, yêu cầu tôi phải ngưng xuống đường dẹp dọn trật tự lòng lề đường. Tôi phải tuân thủ".
2.6 Cho thuê vỉa hè


Truyền hình Việt Nam hôm 18/5 xác nhận văn bản cho thuê vỉa hè quận 1, TP Hồ Chí Minh cấp
cho một quán cà phê có đóng dấu và chữ ký của ông Đoàn Ngọc Hải là có thật, động thái này
diễn ra hai tháng sau chiến dịch giải cứu vỉa hè gây tranh cãi.
Bà Hương Nguyễn, phóng viên tự do ở quận 1, TP Hồ Chí Minh, nói: "Bây giờ thì ai cũng thấy
việc ban đầu ông Hải tuyên bố chiến dịch đòi vỉa hè là để đòi quyền lợi cho người đi bộ hóa ra
thật kệch cỡm."
Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế giới Luật Pháp, nói: "Giấy cho thuê vỉa
hè do Ủy ban Nhân dân Quận 1 ký nếu có thật thì là hoàn toàn trái luật." "Và hiện tại chưa có
quy định nào cho phép chính quyền sử dụng vỉa hè để cho thuê hay cho phép thu phí để sử dụng
10


dài hạn cả. Do đó, về mặt pháp lý là không ổn." "Và nếu xét ở góc độ công bằng cũng không ổn
vì vỉa hè là tài sản chung. Mục đích vỉa hè là phục vụ cho người đi bộ, người tàn tật. Vỉa hè
không phải là của riêng những hộ dân tiếp giáp vỉa hè hay của phường hay quận nơi có vỉa hè."
2.7 Mở lại chiến dịch
Tối 7/8, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - dẫn đầu đoàn liên ngành gồm cảnh
sát, trật tự đô thị... xuống đường lập lại trật tự đô thị sau bốn tháng tạm dừng ra quân.
Lý giải việc "xuống đường" trở lại, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết sau thời gian để 10 phường tự
thực hiện theo chủ trương của thành phố, vỉa hè bị tái chiếm nghiêm trọng. Các quán nhậu bày
tràn lan trên vỉa hè, ôtô đậu đỗ trái quy định nhiều nơi khiến bộ mặt ở trung tâm Sài Gòn nhếch
nhác, bầy hầy.
 Nhận xét của nhóm: tại sao chiến dịch của ông Hải lại lụi tàn dần như vậy?
Nguyên nhân thứ nhất là do ông có thừa quyết tâm nhưng thiếu phương pháp, ông đã
không lo cho giải pháp về chỗ buôn bán, cuộc sống của người dân trước khi nghĩ đến
chuyện ra quân xử lý.
Nguyên nhân thứ hai là ông đã không có một kế hoạch chuẩn bị tốt, ông đã tạo một sức
ảnh hưởng của chiến dịch rất lớn, được đông đảo người dân ủng hộ nhưng lại quyết liệt
trong cách xử lý vi phạm trong khi mình chưa có phương pháp giải quyết về lâu dài như
nguyên nhân một đã nêu. Từ đó tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ ngược lại khi xuất

hiện lực lượng thi hành giành giật đồ với những người lao động nghèo khổ.
Nguyên nhân thứ ba là ông không thể làm cho cấp dưới mình chủ động thực hiện chiến
dịch mà bản thân ông phải đích thân đi thực hiện.
Nguyên nhân thứ tư là sự kiện xuất hiện giấy phép cho thuê vỉa hè như một cái tát vào mặt
ông Hải, xóa bỏ đi mọi sự công nhận quyết tâm của ông.
Tại sao trước đây cũng có những cuộc dọn dẹp vỉa hè nhưng nó lại không gây gắt như của
ông Hải?
Nguyên nhân là do hội nhập kinh tế, nhu cầu mong muốn một thành phố văn minh của
người dân đã đẩy cao việc dọn dẹp vỉa hè đã âm ỉ trong nhiều năm qua.
3. Vụ cán bộ xã đá thau cá của người dân
Đoạn clip dài 1 phút 45 giây quay lại cảnh 1 người được cho là cán bộ xã đã hùng hổ dùng chân
tay hất đổ thau đựng cá, trái cây, đập phá dụng cụ bán hàng được đăng tải trên 1 tài khoản
facebook và sáng 3-10.
Sau 7 giờ đăng tải, đoạn clip đã thu hút gần 50.000 lượt xem, gần 1.000 lượt chia sẻ và nhiều ý
kiến bình luận. Phần lớn các ý kiến đều tỏ ra bức xúc về hành động của người này.
11


Một tài khoản facebook bình luận người bán hàng rong chỉ có vài nắm cá, nhìn vào đó ai cũng
biết hoàn cảnh khó khăn nhưng sao vị cán bộ không nhận thấy mà ra chân đá bay tất cả.
"Nếu lực lượng chức năng đã làm các trình tự thủ tục để vận động người dân không được buôn
bán lấn chiếm vỉa hè thì có thể lập biên bản thu giữ chứ sao lại có những hành động khó coi đến
vậy" - một tài khoản facebook viết.
 Nhận xét của nhóm: qua vụ việc hẵn đa số mọi người đều thấy ông cán bộ xã không đúng
khi bản thân mình là cán bộ mà lại có hành động như côn đồ. Nhưng nếu ta xét một khía
cạnh rộng hơn thì ta thấy lỗi sẽ xuất phát từ 2 phía: người dân và cán bộ xã. Vụ việc này có
thể ví như giọt nước tràn ly của ảnh hưởng do chiến dịch dọn dẹp vỉa hè khi mà ông cán bộ
xã chịu 2 mặt áp lực, một mặt phía cấp trên ảnh hưởng và một mặt phía người dân buôn
bán. Ông thương người dân nhắc nhở họ kéo hàng vào nhưng ý thức của họ không cao, vì
quyền lợi cá nhân sẵn sàng bày ra lại. Sau nhiều lần như vậy, ông sẽ bị cấp trên khiển

trách, kỷ luật vì không hoàn thành nhiệm vụ. Ông sẽ bỏ lại có thể là mẹ già, con nhỏ, vợ ở
nhà khi ông có thể là nguồn lao động chính của họ rồi ai sẽ thương ông đây? Do áp lực 2
bên ép lại quá lớn nên có thể xảy ra sự việc như giọt nước tràn ly.
4. Phương pháp giải quyết
Cấm các bãi xe tư nhân tự phát, hoạt động lấn chiếm vỉa hè của các quán ăn. Chỉ cấp phép cho
các bãi xe ở một số địa điểm nhất định như ủy ban nhân dân, nhà văn hóa, sở tư pháp, …
Ta sẽ tiến hành tổ chức thành những khu tập trung buôn bán hàng rông, tái hiện lại khung cảnh
vỉa hè thân thuộc nhưng sẽ có sự quản lý của địa phương về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm.
Các hộ kinh doanh buôn bán phải đăng ký với chính quyền địa phương. Có sự liên kết giữa các
khu bằng những tuyến xe bus.
Chính quyền sẽ trợ giá, thực hiện hàng loạt chính sách thuận lợi cho người bán bên trong nhầm
thu hút người dân buôn bán về đây. Hầu hết những người bán trong kilo các chợ đôi khi không
thể cạnh tranh với những người bán lẻ bên ngoài là do giá thuê trong kilo nên giờ ta chỉ việc trợ
giá thuê cho họ trong một khoảng thời gian thì ngay lập tức sẽ có thể hút họ về và đảm bảo cho
họ cạnh tranh được.
Sau khi đã tuyên truyền, thu hút được người dân về buôn bán thì ta mới kiên quyết, mạnh tay
dọn dẹp như chiến dịch của ông Hải. Nhưng phải thực hiện thường xuyên trên khắp nơi.
Tuy nhiên sẽ có những người cực nghèo, thuộc hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, họ không thể nào
thuê nổi. Ta không thể mặc nhiên ưu đãi họ hơn những người khác trong khu hàng rong được
như thế sẽ tạo sự mất bình đẳng và sự đố kỵ nhau. Đối với những hoàn cảnh này, ta sẽ tạo công
ăn việc làm khác cho họ.
Kết luận: đây chỉ là giải pháp tạm thời cho hiện nay, về lâu về dài thì cái chính cần phải
thay đổi là về giáo dục để nâng cao ý thức người dân. Vì cuộc chiến vỉa hè này bạn không
phải là chiến đấu với những người dân nghèo khổ mà là chiến đấu với ý thức của họ.

12


13




×