Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KHẢO SÁT CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, CHẬM ĐỘNG DỤC TRÊN ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN VÀ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG TRÊN HEO THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, CHẬM ĐỘNG DỤC
TRÊN ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN VÀ CHỈ TIÊU SINH
TRƯỞNG TRÊN HEO THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI
HIỀN THOA

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ LINH CHI
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYBN

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, CHẬM ĐỘNG DỤC
TRÊN ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN VÀ CHỈ TIÊU SINH
TRƯỞNG TRÊN HEO THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI
HIỀN THOA



Tác giả

NGUYỄN THỊ LINH CHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng bác sĩ ngành thú y

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S TRẦN VĂN DƯ

Tháng 6/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Tên luận văn: KHẢO SÁT CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, CHẬM ĐỘNG DỤC
TRÊN ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN VÀ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG TRÊN HEO
THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và những lời nhận
xét, góp ý của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 25/06/2009.

Giáo viên hướng dẫn

Th.s Trần Văn Dư

ii



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập, cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhờ sự
động viên, giúp đỡ của gia đình, quý thầy cô và bạn bè đã tạo cho tôi lòng tin và kiến
thức vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận văn.
Thành kính ghi ơn:
Công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Người đã suốt đời tận tụy tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến:
Thầy Th.s Trần Văn Dư đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến quí báu tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp,
cũng như bảo vệ luận văn.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, Tỉnh Bình Thuận.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y.
Bộ môn Nội dược và cùng toàn thể quí thầy cô giảng dạy Khoa Chăn nuôi thú y
Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Bệnh xá thú y Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn: Th.s Võ Văn Hiền và cùng toàn thể cô chú, anh chị trong trang trại
Hiền Thoa đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp thân yêu đã chia sẽ cùng tôi những vui buồn
trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Thị Linh Chi

iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: "KHẢO SÁT CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, CHẬM ĐỘNG DỤC TRÊN
ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN VÀ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG TRÊN HEO THEO MẸ
TẠI TRANG TRẠI HIỀN THOA"
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 05/09/2008 đến ngày 05/01/2009 tại trang
trại Hiền Thoa, thuộc địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận gồm hai nội dung:
Nội dung 1: Khảo sát tình hình viêm tử cung, viêm vú, mất sữa trên heo nái sau
khi sinh, hiệu quả điều trị, tình hình heo nái lên giống lại sau cai sữa và tỷ lệ heo nái
đậu thai.
Nội dung 2: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình tiêu chảy heo con
theo mẹ và sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi.
Khảo sát 118 heo nái chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Tỷ lệ nái viêm tử cung là 35,59%. Trong đó, viêm dạng nhờn chiếm tỷ lệ 16,95%,
viêm dạng mủ chiếm tỷ lệ 18,64% và không ghi nhận được tình trạng viêm vú, mất
sữa trên heo nái sau khi sinh.
Tháng 09 viêm tử cung chiếm tỷ lệ là 36,36%, tháng 10 là 42,86%, tháng 11 là
33,33% và tháng 12 là 26,32%.
Viêm tử cung ở heo nái lứa 1 chiếm tỷ lệ 52,00%, lứa 2 chiếm tỷ lệ 16,67%, lứa 3
chiếm tỷ lê 30,00% và lứa ≥ 4 chiếm tỷ lệ 36,36%.
Thời gian điều trị khỏi viêm tử cung ở viêm dạng nhờn là 2,50 ± 0,19 ngày và
viêm dạng mủ là 2,82 ± 0,17 ngày.
Kết quả heo nái viêm tử cung chậm động dục chiếm tỷ lệ 40,40% trên tổng số
heo nái khảo sát. Trong đó, viêm nhờn chậm động dục chiếm tỷ lệ 30%, viêm mủ
chậm động dục chiếm tỷ lệ 50%.
Tỷ lệ đậu thai trên heo nái bình thường chiếm tỷ lệ là 89,47%, trên heo nái viêm
tử cung dạng nhờn chiếm tỷ lệ 14,41% và viêm tử cung dạng mủ chiếm tỷ lệ 86,36%.
Trọng lượng sơ sinh bình quân ở nái bình thường là 1,60 kg/con, nái viêm dạng
nhờn là 1,57 kg/con và nái viêm dạng mủ là 1,61 kg/con.
Trọng lượng bình quân heo con 28 ngày tuổi cao nhất là ở nái bình thường 7,10

kg/con kế đến là nái viêm dạng nhờn 6,64 kg/con và thấp nhất là viêm tử cung dạng
mủ 6,34 kg/con.
Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy ở nái bình thường là 1,00%, viêm dạng nhờn là
3,67% và viêm dạng mủ là 4,74%
Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi ở nái bình thường 145,89 kg, viêm dạng
nhờn là 134,10 kg và viêm dạng mủ là 129,18 kg.
iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iv
Mục lục ............................................................................................................................v
Giải thích các từ viết tắt................................................................................................. ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... xi
Danh sách các hình ....................................................................................................... xii
Danh sách các sơ đồ..............................................................................................................xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...............................................................................................................2
1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH ...............................3
2.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................3
2.1.2 Khí hậu ...................................................................................................................3
2.1.3 Nhiệt độ ..................................................................................................................3

2.1.4 Lượng mưa .............................................................................................................3
2.1.5 Số giờ nắng .............................................................................................................3
2.1.6 Độ ẩm không khí ....................................................................................................4
2.2 GIỚI THIỆU TRANG TRẠI HIỀN THOA..............................................................4
2.2.1 Cơ cấu đàn heo .......................................................................................................4
2.2.2 Hệ thống chuồng trại ..............................................................................................4
2.2.3 Cơ cấu tổ chức, sơ đồ và mô hình trang trại...........................................................5
2.2.4 Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng..............................................................................8
2.2.4.1 Công tác giống và phối giống..............................................................................8
2.2.4.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng .....................................................................................8
v


2.2.4.3 Nước uống ...........................................................................................................9
2.2.4.4 Thức ăn ................................................................................................................9
2.2.3.5 Quy trình vệ sinh thú y ......................................................................................10
2.2.3.6 Quy trình tiêm phòng.........................................................................................11
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................11
2.3.1 SỰ SINH SẢN HEO NÁI ....................................................................................11
2.3.1.1 Sự thành thục .....................................................................................................11
2.3.1.2 Chu kì lên giống ................................................................................................13
2.3.1.3 Sự mang thai......................................................................................................13
2.3.1.4 Nái đẻ và nuôi con.............................................................................................14
2.3.1.5 Sự tiết sữa ..........................................................................................................15
2.3.1.6 Thời gian chờ phối sau cai sữa ..........................................................................16
2.3.1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái.......................................17
2.3.2 HỘI CHỨNG M.M.A...........................................................................................20
2.3.2.1 Khái niệm. .........................................................................................................20
2.3.2.2 Viêm tử cung (Metritis).....................................................................................20
2.3.2.3 Viêm vú (Matitis) ..............................................................................................23

2.3.2.4 Mất sữa (Agalactia) ...........................................................................................24
2.3.2.5 Các nguyên nhân gây hội chứng M.M.A. .........................................................25
2.3.3 CHẬM ĐỘNG DỤC TRÊN HEO NÁI SAU KHI CAI SỮA.............................26
2.3.3.1 Một số nguyên nhân gây chậm động dục và vô sinh trên heo nái.....................26
2.3.3.2 Điều trị chậm động dục trên heo nái cai sữa .....................................................28
2.3.4 BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON...............................................................29
2.3.4.1 Khái niệm ..........................................................................................................29
2.3.4.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy ...............................................................................30
2.3.4.3 Triệu chứng........................................................................................................32
2.3.4.4 Chẩn đoán ..........................................................................................................33
2.3.4.5 Phòng bệnh ........................................................................................................33
2.3.4.6 Điều trị...............................................................................................................33
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................34
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................34
vi


3.1.1 Thời gian:..............................................................................................................34
3.1.2 Địa điểm: .............................................................................................................34
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT......................................................................................34
3.3 NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................34
3.3.1 Nội dumg khảo sát................................................................................................34
3.3.2 Phương pháp tiến hành .........................................................................................35
3.3.2.1 Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ...................................................................................35
3.3.2.2 Trên heo nái sau khi sinh...................................................................................35
3.3.2.3 Theo dõi trên heo con theo mẹ ..........................................................................35
3.4 CÔNG THỨC TÍNH ...............................................................................................35
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................37
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................38
4.1. KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI ......................................38

4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VIÊM TỬ CUNG,VIÊM VÚ, MẤT SỮA TRÊN HEO
NÁI.........................................................................................................................39
4.2.1 Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú, mất sữa trên heo nái sau khi sinh ..........................39
4.2.2 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái khảo sát..................................41
4.2.3 Tỷ lệ từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái viêm. ....................................42
4.2.4 Tỷ lệ viêm tử cung theo các tháng trên tổng số heo nái khảo sát.........................43
4.2.5 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo tháng trên tổng số heo nái viêm .....................45
4.2.6 Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa trên tổng số heo nái khảo sát...................................46
4.2.7 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa đẻ trên tổng số heo nái viêm ....................47
4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HEO NÁI VIÊM TỬ CUNG ..............................................49
4.3.1 Tỷ lệ khỏi viêm tử cung sau khi điều trị...............................................................49
4.3.2 Số ngày điều trị bình quân....................................................................................49
4.4 KHẢO SÁT CHỨNG CHẬM ĐỘNG DỤC TRÊN HEO NÁI SAU CAI SỮA. ..50
4.4.1 Tỷ lệ heo nái chậm động dục trên tổng số heo nái khảo sát.................................50
4.4.2 Tỷ lệ chậm động dục theo từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái khảo sát. ..... 51
4.4.3 Tỷ lệ chậm động dục ở từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái viêm ........51
4.4.4 Tỷ lệ heo nái chậm động dục theo từng dạng viêm ở các lứa đẻ trên tổng số heo
nái viêm..................................................................................................................53
vii


4.4.5 Tỷ lệ heo nái đậu thai trên tổng số heo nái khảo sát ............................................54
4.5 TRÊN HEO CON THEO MẸ .................................................................................55
4.5.1 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, số heo con chọn nuôi trên ổ,
trọng lượng sơ sinh bình quân................................................................................55
4.5.2 Tỷ lệ nuôi sống đến 28 ngày tuổi, trọng lượng bình quân 28 ngày tuổi ..............58
4.5.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ (%) .............................................60
4.5.4 Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi ....................................................................61
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................62
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................62

5.2 Đề nghị ....................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66
PHỤ LỤC .....................................................................................................................68

viii


GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
M.M.A

: Metritis, Mastitis, Agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

HCL

: Chlohydric acid

E.coli

: Escherichia coli

FSH

: Follicle Stimulating Hormone

LH

: Lutein Hormone

CĐD


: Chậm động dục

TB

: Trung bình

VTC

: Viêm tử cung

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp đang được sử dụng ở
trang trại Hiền Thoa ...................................................................................10
Bảng 2.2: Mối liên hệ giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo nái
sau cai sữa ..................................................................................................17
Bảng 2.3: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo (đơn vị: 0C).........................................19
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ........................................38
Bảng 4.2: Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú, mất sữa sau khi sinh (%)...............................39
Bảng 4.3: Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái khảo sát .........................41
Bảng 4.4: Tỷ lệ từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái viêm.............................42
Bảng 4.5: Tỷ lệ viêm tử cung theo các tháng trên tổng số heo nái khảo sát ................44
Bảng 4.6 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo tháng trên tổng số heo nái viêm ..............45
Bảng 4.7: Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa trên tổng số heo nái khảo sát...........................46
Bảng 4.9: Tỷ lệ khỏi viêm tử cung sau khi điều trị ......................................................49
Bảng 4.10: Thời gian điều trị khỏi viêm tử cung..........................................................49
Bảng 4.11: Tỷ lệ heo nái chậm động dục .....................................................................50

Bảng 4.12: Tỷ lệ chậm động dục theo từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái
khảo sát.......................................................................................................51
Bảng 4.13: Tỷ lệ chậm động dục ở từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái viêm... 52
Bảng 4.14: Tỷ lệ heo nái chậm động dục theo từng dạng viêm ở các lứa đẻ trên tổng
số heo nái viêm...........................................................................................53
Bảng 4.15: Tỷ lệ heo nái đậu và không đậu thai sau khi phối giống............................54
Bảng 4.16: Tỷ lệ heo nái đậu thai trên tổng số heo nái khảo sát ..................................55
Bảng 4.17: Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, số heo con chọn nuôi
trên ổ, trọng lượng sơ sinh bình quân ........................................................55
Bảng 4.18: Tỷ lệ nuôi sống đến 28 ngày tuổi, trọng lượng bình quân 28 ngày tuổi ....58
Bảng 4.19: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ (%)...................................60
Bảng 4.20: Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi..........................................................61

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú, mất sữa sau khi sinh (%)...........................39
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái khảo sát .....................41
Biểu đồ 4.3:Tỷ lệ từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái viêm..........................43
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ viêm tử cung theo các tháng trên tổng số heo nái khảo sát. ...........44
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo tháng trên tổng số heo nái viêm.........45
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa trên tổng số heo nái khảo sát ......................47
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa đẻ trên tổng số heo nái viêm........48
Biểu đồ 4.8: Thời gian điều trị khỏi viêm tử cung........................................................50
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ chậm động dục ở từng dạng viêm tử cung trên tổng số heo nái viêm. 52
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ heo nái chậm động dục theo từng dạng viêm ở các lứa đẻ trên tổng
số heo nái viêm........................................................................................53
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ heo nái đậu và không đậu thai sau khi phối giống........................54

Biểu đồ 4.11a: Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, số heo con chọn
nuôi trên ổ................................................................................................56
Biểu đồ 4.11b: Trọng lượng sơ sinh bình quân ............................................................56
Biểu đồ 4.12a: Tỷ lệ nuôi sống của heo con đến 28 ngày tuổi theo thể trạng nái........58
Biểu đồ 4.12b: Trọng lượng bình quân heo con 28 ngày tuổi theo thể trạng của nái ..59
Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ (%)...............................60
Biểu đồ 4.14: Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi......................................................61

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Lối đi chính ở đầu các dãy chuồng heo..........................................................6
Hình 2.2: Dãy chuồng heo nái chờ phối, nái kiểm tra thai và heo nọc ..........................6
Hình 2.3: Dãy chuồng heo nái mang thai .......................................................................6
Hình 2.4: Heo nái sau khi sanh.......................................................................................7
Hình 2.5: Dãy chuồng heo con sau cai sữa.....................................................................7
Hình 2.6: Dãy chuồng nuôi heo thịt ...............................................................................7
Hình 2.7: Nái viêm tử cung dạng nhờn ........................................................................21
Hình 2.8: Nái viêm tử cung dạng mủ ...........................................................................21
Hình 2.9: Nái viêm tử cung dạng mủ lẫn máu..............................................................22
Hình 2.10: Nái viêm vú ................................................................................................23
Hình 2.11: Heo con tiêu chảy .......................................................................................29

xii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trang trại Hiền Thoa ............................................................................5
Sơ đồ 2.2: Kích thích tố điều khiển chu kì lên giống. ..................................................13
Sơ đồ 2.3 Cơ chế sự tiết sữa..........................................................................................15
Sơ đồ 2.4 Cơ chế viêm vú .............................................................................................24
Sơ đồ 2.5 Cơ chế gây hội chứng M.M.A ......................................................................26
Sơ đồ 2.6 Cơ chế gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ .........................................32

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đời sống kinh tế của người dân đã được nâng cao. Năm 2007 tốc độ
tăng GDP của Việt Nam là 8,44% đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc là 11,3% và
Ấn Độ khoảng 9%). Do đó, người ta ngày càng đòi hỏi chất lượng cuộc sống phải
được tốt hơn, nhất là trong các bữa ăn hằng ngày phải ngon, phù hợp khẩu vị, đầy đủ
chất dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm... để con người hoạt động và phát triển tốt.
Trong tất cả các thức ăn đó không thể không nhắc đến thịt, đặc biệt là thịt heo (lượng
thịt heo tiêu thụ ở Việt Nam rất cao: chiếm đến 76%).
Nhưng để có được thịt nhiều nạc, nạc ngon, không quá dai, thô, khô... mà phải
mềm, hương vị thơm khoái khẩu, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thì phải có
những con heo thịt phát triển tốt, không bệnh tật. Để được heo thịt đạt chất lượng tốt
như vậy, đòi hỏi những heo con cũng phải mạnh khỏe, phát triển tốt...
Heo con khỏe mạnh bắt nguồn từ những heo mẹ khỏe, tiết nhiều sữa, sữa tốt đầy
đủ chất dinh dưỡng, sữa không nhiễm khuẩn, heo không mắc bệnh (đặc biệt là những
bệnh về đường sinh dục như hội chứng M.M.A).
Ngoài ra, trong tất cả các khâu chăn nuôi thì chi phí thuốc thú y cho heo nái sau
khi sanh là cao nhất. Vì heo sau khi sanh rất dễ mắc hội chứng M.M.A. Tuy hội chứng
MMA không gây chết heo nhưng nếu không điều trị kịp thời (các thể nặng) sẽ làm ảnh

hưởng rất lớn về mặt kinh tế cho nhà chăn nuôi, heo nái kéo dài thời gian động dục trở
lại, giảm tiết sữa, heo con tiêu chảy, chậm tăng trưởng, giảm sức đề kháng...
Vì vậy, để có thịt heo đạt chất lượng tốt, đồng thời làm giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu
quả kinh tế cho nhà chăn nuôi. Được sự đồng ý của bộ môn Nội dược Khoa Chăn nuôi
thú y Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát chứng viêm tử cung, chậm động dục trên đàn heo nái sinh sản và chỉ tiêu

1


sinh trưởng trên heo theo mẹ tại trang trại Hiền Thoa ” dưới sự hướng dẫn của thầy:
Thạc sĩ Trần Văn Dư và Thạc sĩ Võ Văn Hiền.
1.2 MỤC ĐÍCH
Khảo sát chứng viêm tử cung, chậm động dục trên đàn heo nái sinh sản và chỉ
tiêu sinh trưởng trên heo theo mẹ
1.3 YÊU CẦU
Theo dõi và ghi nhận heo nái sau khi sinh bị viêm tử cung, viêm vú và mất sữa.
Theo dõi tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Theo dõi kết quả điều trị viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh và hiệu
quả điều trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở trại.
Theo dõi tình hình heo nái lên giống lại sau khi cai sữa. Kết quả đậu thai.
Theo dõi số heo con sinh ra, số heo con chọn nuôi, số heo con còn sống đến 28
ngày tuổi và cân trọng lượng.
Khảo sát nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi trong thời gian tiến hành đề tài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC LINH
2.1.1 Vị trí địa lý
Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bình Thuận. Cách Thành
phố Phan Thiết 130 km. Diện tích tự nhiên 534,91 km2, dân số 13 vạn người.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp của vùng Nam bộ, Tây nguyên và Đông nam bộ. Huyện
Đức Linh có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa với vùng Tây nguyên,
Đông nam bộ và Trung bộ, tiếp giáp các đường giao thông quan trọng.
- Phía Bắc giáp huyện Đahoai tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.
- Phía Đông giáp huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Định Quán và Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
2.1.2 Khí hậu
Huyện Đức Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình phân ra 2
mùa khô và mưa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 04 năm sau. Mùa
mưa từ tháng 05 đến tháng 10 hàng năm, không có mùa đông khắc nghiệt.
2.1.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân cả năm là 28,420C, nhiệt độ cao nhất là 380C, thấp nhất 140C,
tháng có nhiệt độ nóng nhất là tháng 4 và tháng 5: 290C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 1và tháng 2: 24 - 250C.
2.1.4 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động khoảng từ 1800 mm đến 2800 mm,
nhưng phân bố không đều trong năm, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm tới 90 % tổng lượng mưa trong năm.
2.1.5 Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là: 2643,91 giờ, dao động từ 2500 - 2600
giờ/năm. Số giờ nắng trong các tháng mùa khô từ 9 - 10 giờ/ngày.
3


2.1.6 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81,83%, thấp nhất là tháng 2 (71%), cao
nhất là tháng 8 và tháng 9 (91%).
(Theo số liệu thống kê của Trạm Thủy Văn Xuân Lộc, 2008)
2.2 GIỚI THIỆU TRANG TRẠI HIỀN THOA
Trang trại được xây dựng tại xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
Cách đường tỉnh lộ 766 khoảng 1,5 km, nằm xa khu dân cư. Trang trại nằm trong vùng
gò đồi lượn sóng của huyện, bốn mặt giáp với vùng trồng cây công nghiệp dài ngày.
Trang trại được hình thành và đi vào hoạt động tháng 07 năm 2005, với quy mô của
các dãy chuồng là 400 nái sinh sản và 1200 heo thịt. Cung cấp con giống cho các
huyện Đức Linh và Tánh Linh và cung cấp heo thịt cho thị trường thành phố Hồ Chí
Minh.
2.2.1 Cơ cấu đàn heo
Tổng đàn heo của trại tại thời điểm ngày 07/09/2008 là 1742 con gồm:
Đực làm việc:

5 con.

Nái sinh sản:

290 con.

Cái hậu bị:

39 con.

Heo thịt:

601 con.

Heo con cai sữa: 303 con.

Heo con theo mẹ: 504 con.
2.2.2 Hệ thống chuồng trại
Trang trại có 7 dãy chuồng xếp song song với nhau:
Dãy 1: Nuôi heo nái chờ phối, nái kiểm tra thai và heo nọc.
Dãy 2: Nuôi nái mang thai.
Dãy 3: Nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ.
Dãy 4: ½ nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ, ½ nuôi heo con cai sữa.
Dãy 5: Nuôi heo con cai sữa.
Dãy 6: Nuôi heo thịt.
Dãy 7: Nuôi heo thịt.
Mái chuồng được làm bằng tôn, mái đôi. Đỉnh mái được lắp hệ thống phun sương
làm mát khi thời tiết nóng.
4


Bốn phía của mỗi dãy chuồng có rèm nhựa che phủ. Rèm này có thể đóng mở khi
nắng hoặc mưa. Buổi sáng mở ra để tạo thông thoáng, buổi chiều tối hoặc khi có gió,
mưa thì đóng vào tránh lạnh cho heo.
Nền chuồng và các lối đi bằng bê tông. Chuồng nái đẻ và heo con cai sữa (dãy
chuồng 3, 4, 5) có nền sàn. Chuồng heo thịt có bể tắm cho heo. Có máng ăn, núm uống
tự động.
Mỗi dãy chuồng dài 60 m, các dãy chuồng cách nhau 10 - 20 m, khoảng trống
này trồng 2 hàng cây Xà Cừ giúp điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi, với khoảng cách này
có thể phòng, hạn chế mầm bệnh do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào và sự lưu
thông không khí sẽ dễ dàng hơn.
Các dãy chuồng được bao bằng một hàng rào thứ 2 ngăn cách giữa khu nhà ở của
công nhân với khu nuôi heo. Tại cổng vào khu nuôi heo có xây hố sát trùng để ngăn
chặn và tiêu diệt mầm bệnh từ bên ngoài vào.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức, sơ đồ và mô hình trang trại
Cơ cấu tổ chức trại gồm 09 người:

Quản lý: 01 người (trình độ: thạc sĩ)
Công nhân chăn nuôi: 08 người (trình độ: 2 người trung cấp, 6 người 12/12).
Dãy chuồng 1

Nhà nhân viên

Dãy chuồng 2
Dãy chuồng 3

Hố sát trùng

Dãy chuồng 4

Đường

Dãy chuồng 5

đi

Đất trồng cây ăn trái

Hố sát trùng
Ao

Dãy chuồng 6



Dãy chuồng 7


Văn phòng

Nhà
kho

Hầm phân
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trang trại Hiền Thoa
5

Cổng


Diện tích đất tự nhiên khoảng 33000 m2, trong đó đất trồng cây hoa màu chiếm
12000 m2, khu chăn nuôi heo chiếm 9800 m2, nhà kho 600 m2 còn lại là khu văn
phòng, nhà ở công nhân, ao nuôi cá...

Hình 2.1: Lối đi chính ở đầu các dãy chuồng heo

Hình 2.2: Dãy chuồng heo nái chờ phối, nái kiểm tra thai và heo nọc

Hình 2.3: Dãy chuồng heo nái mang thai
6


Hình 2.4: Heo nái sau khi sanh

Hình 2.5: Dãy chuồng heo con sau cai sữa

Hình 2.6: Dãy chuồng nuôi heo thịt


7


2.2.4 Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng
2.2.4.1 Công tác giống và phối giống
Việc chọn hậu bị: Hậu bị được chọn dựa theo dòng giống gia phả và ngoại hình.
Heo được chọn phải là những tổ hợp lai không đồng huyết, có những biểu hiện như:
đặc điểm của giống biểu hiện rõ, thân hình nái phải thon, dài đòn, mông nở, vai nở, có
từ 12 - 16 vú, cơ quan sinh dục biểu hiện rõ, sức khỏe tốt, không mắc bệnh....
Việc phối giống: Thực hiện theo hình thức cho đực nhảy trực tiếp và thụ tinh
nhân tạo. Thời gian phối lúc trời mát vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Các dấu hiệu để
xác định thời điểm phối giống: Âm hộ có biểu hiện bớt sung huyết, nhăn nheo, tím tái
và có nước nhờn đục, dính, khi ấn tay lên lưng hay mông, nái đứng yên, vểnh đuôi,
hoặc dùng đực thí tình.
2.2.4.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng
+ Heo Nái: Nái khô sữa cho ăn 2,0 - 2,5 kg thức ăn mỗi ngày cho đến khi phối
giống. Nái sau khi phối được 28 ngày kiểm tra không động dục trở lại thì chuyển sang
chuồng nuôi nái mang thai. Tại đây nái được tiếp tục theo dõi nếu phát hiện động dục
trở lại thì chuyển về lại chuồng nái khô chờ phối.
Nái mang thai cho ăn khoảng 2,5 kg thức ăn mỗi ngày. Việc cho ăn có thể điều
chỉnh theo thể trạng của nái, những nái mập quá có thể cho ăn ít hơn, những nái gầy có
thể cho ăn thêm. Heo nái tắm mỗi ngày một lần vào lúc khoảng 10 giờ, cho ăn 2
lần/ngày vào buổi sáng lúc 7 giờ 30 phút và buổi chiều lúc 15 giờ.
Nái mang thai được chuyển lên chuồng heo đẻ trước khi sanh 15 ngày. Tại đây
chúng được theo dõi và chăm sóc cẩn thận hơn. Việc cho ăn cũng tiến hành như trước.
Các nái nuôi tại đây không được tắm nhưng làm vệ sinh, thu dọn phân, rắc bột Mistral
thường xuyên.
Các nái có biểu hiện sắp sinh được chuẩn bị tấm lót sàn có rắc bột Mistral lên
trên, đèn úm, kìm bấm răng, khăn lau nhớt... Bình thường heo đẻ tự nhiên người công
nhân dùng khăn lau nhớt ở vùng miệng, mũi và rắc lên mình heo con một lớp bột

Mistral, sau đó đặt chúng vào tấm lót sàn dưới đèn úm đã chuẩn bị sẵn. Việc bấm răng
heo con có thể thực hiện ngay sau khi sinh hoặc khi đã hoàn tất việc sinh đẻ. Đối với
những heo sanh khó: thai to, xuơng chậu hẹp, heo rặn yếu hay không rặn... heo con

8


không thể lọt ra ngoài thì người công nhân cần can thiệp móc thai ra ngoài, đồng thời
tiêm 30 UI Oxytoxin/nái để tăng cường co bóp giúp nái đẩy thai ra ngoài.
Nái sau khi đẻ thường ăn ít, cho ăn từ từ theo khả năng của nái. Sau thời gian này
nái thường ăn nhiều hơn để có đủ chất dinh dưỡng nuôi con. Tùy theo số heo con đang
nuôi mà cho nái ăn, nếu nái nuôi 10 heo con trở lên thường cho ăn tự do, có nái ăn 9,5
kg/ngày.
Nái sau khi sanh thường có biểu hiện viêm tử cung, tiến hành thụt rửa tử cung
cho nái bằng Iodin (1/1000) . Ngay sau khi sanh tiêm ngay cho nái kháng sinh để đề
phòng viêm nhiễm như Vime-Tobra (Vemedim) hoặc Bio-Tobcine (BioPharmachemie) liều 1ml/10 kg thể trọng nái... Những nái có biểu hiện mất sức sau khi
sanh cần tiêm thêm 10 ml Vimekat (Vemedim).
+Heo con theo mẹ: Sau khi sinh cần nhanh chóng làm ấm cho heo con để tránh
mất nhiệt. Heo con sau khi sinh sẽ tự đi kiếm vú mẹ để bú. Đối với những heo mẹ
thiếu sữa hay mất sữa thì cho heo con uống sữa bột hòa tan với nước ấm. Sau 3 ngày
tiến hành tiêm sắt, cắt đuôi cho heo con. Sau 7 ngày thiến các heo đực. Sau 10 ngày
cho heo con ăn thức ăn tập ăn. Sau 28 ngày tiến hành cai sữa heo con.
2.2.4.3 Nước uống
Nước uống được lấy từ nguồn nước ngầm tải lên bồn chứa rồi qua hệ thống lọc
nước sau đó dẫn tới các dãy chuồng cho heo uống bằng núm uống tự động gắn ở đầu
mỗi ô chuồng.
2.2.4.4 Thức ăn
Thức ăn nuôi heo trong trại sử dụng toàn bộ thức ăn hỗn hợp của công ty cổ phần
Việt Pháp (Proconco).
Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng trong trại được trình bày qua

bảng 2.1.

9


Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp đang được sử dụng ở
trang trại Hiền Thoa
Loại thức ăn
DA

DB

P15

P16

P18A

P18B

Đạm (min %)

20

19

18

16


14

16,5

Xơ thô (max %)

5

5

5

6

8

7

Độ ẩm (max %)

13

13

13

13

13


13

Ca (min-max %)

0,7-1,4

0,7-1,4

0,7-1,4

P (min %)

0,7

0,6

0.5

0,3-0,8

0,3-0,8

0,3-0,8

0,3-0,8 0,3-,08 0,3-0,8

3.400

3.300


3.100

3.000

2.800

2.900

120

120

-

-

-

-

-

-

100

-

-


-

Thành phần

0,7-1,4 0,7-1,5 0,7-1,4
0,5

0,6

0,6

NaCl
(min-max %)
Năng lượng trao
đổi (min. kcal/kg)
Colistin
(max.mg/kg)
Kháng sinh Tylosin
(max. mg/kg)

( theo chất lượng hàng hóa ghi trên bao bì)
Trong đó:
Thức ăn DA: Hỗn hợp Delice A sử dụng cho heo con theo mẹ tập ăn, heo con cai
sữa trong 10 ngày đầu.
Thức ăn DB: Hỗn hợp Delice B sử dụng cho heo con cai sữa sau 10 ngày.
Thức ăn P15: Hỗn hợp Porcy 15 sử dụng cho heo từ 15 - 30 kg.
Thức ăn P16: Hỗn hợp Porcy 16 viên sử dụng cho heo thịt từ 30 - 60 kg.
Thức ăn P18A: Hỗn hợp Porcy 18A sử dụng cho heo nái chửa.
Thức ăn P18B: Hỗn hợp Porcy 18B sử dụng cho heo nái nuôi con.
2.2.4.5 Quy trình vệ sinh thú y

- Vệ sinh chuồng trại: Hằng ngày đều quét dọn, vệ sinh sạch sẽ máng ăn, nền
chuồng, các đường đi, hố sát trùng bằng vôi được thay nước mỗi ngày, định kỳ hàng
tuần đều phun xịt thuốc sát trùng loại TH4 hoặc Iodin toàn trại.

10


Trước khi nhập heo, các ô chuồng được làm vệ sinh cẩn thận rửa sạch bằng nước
sau đó phun thuốc sát trùng rồi để trống một tuần trước khi nhập heo về, việc di
chuyển heo từ dãy này qua dãy khác cũng được sát trùng tương tự, cổng ra cổng vào
riêng biệt.
- Vệ sinh công nhân và khách tham quan: Công nhân đến làm việc phải thay đồng
phục, mang ủng tại khu nhà ở và bước qua hố sát trùng trước khi vào khu vực nuôi
heo.
Khách tham quan khi vào trại phải mặc áo Blouse, mang ủng, lội qua hố sát trùng
và khi tham quan các dãy chuồng phải được sự hướng dẫn của người quản lý hay công
nhân trại.
2.2.4.6 Quy trình tiêm phòng
- Heo con theo mẹ
07 ngày tuổi tiêm vaccin Mycoplasma lần 1.
21 ngày tuổi tiêm vaccin Mycoplasma lần 2.
28 ngày tuổi tiêm vaccin Pest-Vac lần 1.
- Heo con cai sữa
38 ngày tuổi tiêm vaccin FMD lần 1.
48 ngày tuổi tiêm vaccin Pest-Vac lần 2.
53 ngày tuổi tiêm vaccin FMD lần 2.
- Heo nái mang thai
Mang thai 60 ngày tiêm vaccin FMD.
Mang thai 70 ngày tiêm vaccin Pest-Vac.
Mang thai 100 ngày tiêm vaccin E.coli.

- Heo nọc tiêm phòng định kỳ 06 tháng/lần: Vaccin FMD và Pest-Vac.
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1 SỰ SINH SẢN HEO NÁI
2.3.1.1 Sự thành thục
Sự thành thục đó là tuổi bắt đầu động dục, có biểu hiện tính dục hoặc tuổi bắt đầu
xuất noãn, hoặc có thể mang thai. Heo cái thành thục sau khi đạt 7 - 8 tháng tuổi.

11


×