Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO SÁT SỰ TỒN DƯ CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG THỊT HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ TỒN DƯ CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG
THỊT HEO

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : PHẠM CHÂU GIANG
NGÀNH

: THÚ Y

LỚP

: DH04TY

NIÊN KHÓA

: 2004 – 2009

Năm 2009


 
 

KHẢO SÁT SỰ TỒN DƯ CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG THỊT HEO

Tác giả



PHẠM CHÂU GIANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành
Thú y chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Võ Thị Trà An

Tháng 9 năm 2009

 


 
 

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Châu Giang
Tên luận văn:
“ KHẢO SÁT SỰ TỒN DƯ CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG THỊT HEO”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét đóng góp của Hội đồng giám khảo ngày 24/07/2009.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Võ Thị Trà An


 



 
 

LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ:
-

Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y.

-

Bộ môn Dược lí - Sản khoa.

-

Quý thầy cô khoa Chăn nuôi - Thú y.

Đã dạy bảo và tạo những điều kiện học tập tốt nhất cho chúng tôi trong nhưng năm
học tại trường.
Chân thành ghi ơn:
-

TS. Võ Thị Trà An đã tận tình chỉ bảo cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn.


-

Bác sĩ thú y Trần Thị Mai Anh Đào đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.

Chân thành cảm ơn:
-

Ban lãnh đạo Trung tâm Kiểm tra Vệ sinh Thú y Trung ương II.

-

Các anh chị của Trung tâm Kiểm tra Vệ sinh Thú y Trung ương II.

Đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong thời gian thực tập tại
Trung tâm.
Xin cảm ơn bạn bè trong và ngoài lớp đã chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ tôi trong
quãng đời sinh viên.
Phạm Châu Giang


 


 
 

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát sự tồn dư của một số kháng sinh trong thịt heo”
được tiến hành tại các lò mổ ở thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tiền Giang, Long An,
Bình Dương, Đồng Nai và Trung tâm Kiểm tra Vệ sinh Thú y Trung Ương II, thời

gian từ tháng 3 đến tháng 7/2009.
Kết quả thu được:
-

Tỉ lệ các mẫu có tồn dư các kháng sinh là 100 %, 12,5 % và 77,77 % cho
chloramphenicol, sulfamethazine và tetracycline. Trong đó mẫu vượt mức quy
định cho phép là 100 %, 12,5 % và 0 % cho chloramphenicol, sulfamethazine
và tetracycline.

-

Trong các địa phương khảo sát, Đồng Nai là địa phương có tình hình nghiêm
trọng nhất. Tại Đồng Nai có 77,77 % số mẫu có hiện tượng tồn dư và 44,44 %
số mẫu tồn dư vượt mức giới hạn.

-

Số mẫu vi phạm về tồn dư chloramphenicol là 18/18 mẫu khảo sát, trong đó có
16 mẫu có hàm lượng dưới 0,1 ppb, chỉ có 2 mẫu trên 0,1 ppb nhưng vẫn dưới
0,2 ppb. Số mẫu tồn dư sulfamethazine là 2/16 mẫu, trong số đó có một mẫu
vượt MRL (giới hạn tồn dư tối đa) đến 4 lần (409,12 ppb so với 100 ppb).
Trong các mẫu tồn dư tetracycline (14/18 mẫu khảo sát), có 9 mẫu có hàm
lượng dưới 10 ppb, 5 mẫu từ 50 - 100 ppb.

-

Đặc biệt là có 2 mẫu tồn dư cả 3 loại kháng sinh và đã vượt MRL đối với
chloramphenicol và sulfamethazine.



 


 
 

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

ii

Lời cảm tạ

iii

Tóm tắt

iv

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt


viii

Danh sách các hình

ix

Danh sách các bảng

x

Chương I. MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục đích và yêu cầu

1

2.1 Mục đích

1

2.2 Yêu cầu

2


Chương II. TỔNG QUAN

3

2.1 Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam

3

2.2 Khái quát về kháng sinh

5

2.2.1 Khái niệm về kháng sinh

5

2.2.2 Một số thông số dược động học của kháng sinh

5

2.3 Sử dụng kháng sinh

8

2.3.1 Chọn kháng sinh

8

2.3.2 Nguyên tắc của liệu pháp kháng sinh


9

2.3.3 Sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả

10

2.3.4 Các tai biến khi sử dụng kháng sinh

10

2.3.4.1 Các nguyên nhân dẫn đến tai biến

10

2.3.4.2 Các biểu hiện độc

11

2.4 Tổng quát về 3 loại kháng sinh

11


 


 
 

2.4.1 Chloramphenicol


11

2.4.2 Tetracycline

16

2.4.3 Sulfamethazine

17

2.5 Tồn dư kháng sinh

18

2.5.1 Khái niệm chất tồn dư

18

2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tồn dư kháng sinh

18

2.5.3 Tác hại của tồn dư kháng sinh

20

2.5.4 Các phương pháp khắc phục tồn dư kháng sinh

21


2.6 Các phương pháp xác định tồn dư kháng sinh trong thực phẩm

21

2.6.1 Phương pháp vi sinh vật (FPT- Four Plate Test)

21

2.6.2 Phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC)

22

2.6.3 Phương pháp miễn dịch enzyme (ELISA)

22

SƠ LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

28

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

29

3.1 Thời gian, địa điểm đối tượng khảo sát

29

3.1.1 Thời gian


29

3.1.2 Địa điểm

29

3.1.3 Đối tượng khảo sát

29

3.2 Vật liệu, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

29

3.2.1 Vật liệu

29

3.2.2 Hóa chất

29

3.2.2.1 Kit định lượng chloramphenicol

29

3.2.2.2 Kit định lượng tetracycline

33


3.2.2.3 Kit định lượng sulfamethazine

36

3.2.3 Thiết bị

38

3.2.4 Trang phục phòng hộ cho người làm thí nghiệm

38

3.3 Nội dung khảo sát

38

3.4 Phương pháp nghiên cứu

38

3.4.1 Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu

38

3.4.2 Bố trí mẫu xét nghiệm

38



 


 
 

3.4.3 Phương pháp tiến hành

39

3.4.3.1 Chloramphenicol

39

3.4.3.2 Sulfamethazine

40

3.4.3.3 Tetracycline

41

3.4.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi

42

3.5 Kết quả

42


Chương IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

5.1 Kết luận

49

5.2 Đề nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

53


 


 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EDTA

: Ethylene Diamine Tetraacetic Acid.

EIA

: Enzyme Immuno Assay - Phương pháp miễn dịch enzyme.

ELISA

: Enzyme linked immunosorbent assay - Phương pháp miễn dịch có gắn

enzyme.
FPT

: Four Plate Test - Phương pháp vi sinh vật.

GC - MS

: Gas Chromatography - Mass Spectrometry - Sắc kí khí - khối phổ.

HIV

: Human Immunodeficiency Virus - Virus gây suy giảm miễn dịch trên

người.
HPLC


: High Pressure Liquid Chromatography - Phương pháp sắc kí lỏng cao áp.

kg

: kilogramme.

L

: liter - lít.

mg

: miligramme.

mL

: mililiter.

MRL

: Maximum Residue Limit - Giới hạn dư lượng tối đa.

μL

: microliter.

ppb

: part per billion - một phần tỉ.


RIA

: Radio ImmunoAssay - Phương pháp miễn dịch phóng xạ.

SPE

: Solid Phase Extraction - Li trích pha rắn.


 


 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của chloramphenicol

12

Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của tetracycline

16

Hình 2.3. Cấu trúc hóa học của sulfamethazine

18

Hình 2.4. Đĩa plastic trong xét nghiệm ELISA để chẩn đoán HIV


24

Hình 3.1. Bộ kít định lượng sulfamethazine

36


 


 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng đàn heo tại 5 tỉnh thành (con) từ năm 2001 đến năm 2005

3

Bảng 2.2. Tổng đàn heo tại 5 tỉnh thành (con) trong năm 2007

4

Bảng 2.3. Mười quốc gia có tổng đàn heo lớn nhất thế giới

5

Bảng 2.4. Các thông số dược động học của 3 kháng sinh khảo sát

8


Bảng 3.1 Phản ứng chéo của kháng huyết thanh chloramphenicol với các kháng sinh
cùng nhóm

32

Bảng 3.2 Phản ứng chéo của kháng huyết thanh tetracycline với các kháng sinh cùng
nhóm

35

Bảng 3.3 Phản ứng chéo của kháng huyết thanh sulfamethazine với các kháng sinh
cùng nhóm

37

Bảng 4.1. Tỉ lệ mẫu thịt heo có tồn dư kháng sinh

43

Bảng 4.2. Bảng quy định MRL trong thịt heo của 3 kháng sinh

43

Bảng 4.3. Tỉ lệ phần trăm các mẫu tồn dư vi phạm và không vi phạm theo nguồn
gốc

45

Bảng 4.4. Tần suất phân bố mức độ tồn dư chloramphenicol trong thịt heo


47

Bảng 4.5. Tần suất phân bố mức độ tồn dư tetracycline trong thịt heo

47

10 
 


 
 

Chương I
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó có ngành chăn nuôi heo,
đang phát triển rất mạnh để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của người
dân. Với mục đích tăng trọng, phòng và trị bệnh nhằm nâng cao năng suất, đạt hiệu
quả tối ưu về kinh tế cho thú nuôi, người chăn nuôi thường sử dụng các loại kháng
sinh trong công tác chăn nuôi.
Tuy nhiên, tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay rất khó kiểm
soát. Người chăn nuôi thường không sử dụng kháng sinh một cách hợp lí. Đồng thời,
các nhà sản xuất vẫn thường trộn kháng sinh trong thức ăn để giúp thú nuôi tăng trọng
nhanh. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật,
mà cụ thể ở đây là thịt heo.
Tình trạnh tồn dư kháng sinh trong sản phẩm gây ra những ảnh hưởng có hại đến
chất lượng của sản phẩm và cho sức khỏe người tiêu dùng như tình trạng ngộ độc
hoặc dị ứng ngay cả đối với hàm lượng thấp, cản trở các quá trình chế biến các sản

phẩm thứ cấp như yaourt, pho mát.
Do đó, việc kiểm soát kháng sinh trong sản phẩm động vật là một vấn đề rất cần
thiết. Từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà An, BSTY Trần
Thị Mai Anh Đào, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát sự tồn dư một số loại
kháng sinh trong thịt heo”. Đề tài là một phần của chương trình “Kiểm tra giám sát ô
nhiễm vi sinh vật và hóa chất tồn dư trong thịt gia súc gia cầm” do Trung tâm kiểm tra
vệ sinh thú y trung ương II làm chủ quản.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích:
- Khảo sát sự tồn dư của 3 loại kháng sinh sulfamethazine, tetracycline và
chloramphenicol trong thịt heo.

11 
 


 
 

- Phát hiện và khuyến cáo nguy cơ tồn dư kháng sinh trong thịt heo và đề ra các
biện pháp khắc phục.
2.2 Yêu cầu:
- Định tính và định lượng sự tồn dư kháng sinh trong thịt heo tại các lò giết mổ.

12 
 


 
 


Chương II
TỔNG QUAN
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở VIỆT NAM
Trong những năm vừa qua, chăn nuôi heo tại Việt Nam đang ngày càng phát
triển, cung cấp một lượng lương thực đáng kể cho người dân. Từ năm 2000 đến 2005
đàn heo Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 5%/năm. Từ 21,8 triệu con năm
2000, đến 2005 đàn heo của Việt Nam đã tăng lên 27,1 triệu con. Việt Nam đứng vững
ở vị trí thứ 4 trên thế giới về tổng đàn heo, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Brazil.
Theo cục Chăn nuôi Việt Nam, đàn heo tại 5 tỉnh thành Tiền Giang, Long An,
Bình Dương, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh đã được ghi nhận trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Tổng đàn heo tại 5 tỉnh thành (con) từ năm 2001 đến 2005 (Cục Chăn nuôi,
2009)
Địa phương

Năm
2001

2002

2003

2004

2005

Tiền Giang

437563


464574

486403

495373

517795

Long An

212146

213687

241083

280182

335292

Tp Hồ Chí Minh 194057

211455

221927

221131

235623


Bình Dương

222757

246741

268997

288201

291666

Đồng Nai

575500

681137

771464

966740

1140092

Cả nước

21799998

23169532


24879137

26143727

27434895

Như vậy, tổng đàn heo của 5 tỉnh là một triệu rưỡi con vào năm 2005 và đến
2007 đã là hơn hai triệu rưỡi, chiếm 9,8% tổng đàn heo trong nước. Trong 5 tỉnh thì
Đồng Nai giữ vai trò lớn nhất với 1,1 triệu con.

13 
 


 
 

Theo hội nghị tổng kết chăn nuôi toàn quốc giai đoạn 2001 – 2005 diễn ra vào
ngày 5 và 6 tháng 6 năm 2006, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi heo luôn đạt
mức cao, chất lượng giống, kỹ thuật chăn nuôi heo đã được cải thiện. Phương thức
chăn nuôi trang trại phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Công nghiệp chế biến
thức ăn chăn nuôi phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi, trong đó có chăn
nuôi heo về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, phân tán và tận dụng; tính bền vững chưa cao;
chăn nuôi trang trại vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và việc quản lý, kiểm soát
chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi còn nhiều yếu kém, bất cập. Giai đoạn
2006 - 2015,chăn nuôi heo công nghiệp được tập trung duy trì và phát triển bền vững.
Bàng 2.2 Tổng đàn heo tại 5 tỉnh thành trong năm 2007 (Cục Chăn nuôi, 2009)
Heo
Trong nhà
Địa phương


Tổng số

Sản lượng thịt

xuất

hơi xuất

Nái

Thịt

chuồng

chuồng

(con)

(con)

(con)

(tấn)

(con)

Tp Hồ Chí Minh

317491


50936

264777

500795

44651

Tiền Giang

561245

91658

467481

1029643

80361

Long An

319130

42947

275783

612557


47779

Bình Dương

306044

48909

250231

453420

42598

Đồng Nai

1105150

110090

991961

1174627

113436

Cả nước

26560651


3801572 22635790

38837607

2552861,9

14 
 

Số heo thịt


 
 

Bảng 2.3 Mười quốc gia có tổng đàn heo lớn nhất thế giới ()

2.2 KHÁI QUÁT VỀ KHÁNG SINH
2.2.1 Khái niệm về kháng sinh
Thuốc kháng sinh là tất cả những chất hoá học, không kể nguồn gốc (chiết xuất
từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm
sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng
cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá cần thiết của chúng. (Võ Thị
Trà An, 2007).
2.2.2. Một số thông số dược động học của kháng sinh (Richard, 1995):
2.2.2.1 Thể tích phân bố (Vd)
Thể tích phân bố (volume of distribution, Vd) là thông số định lượng sự phân
bố của thuốc khắp cơ thể sau khi uống hoặc tiêm. Vd được định nghĩa là thể tích cần
để chứa một lượng thuốc cho sự phân bố đồng đều trong cơ thể ở một nồng độ đo

được tại huyết tương. Thông số này được biểu thị bằng ml/kg hay L/kg thể trọng.
Công thức để tính Vd đối với thuốc tiêm tĩnh mạch:

Hiểu biết về thể tích phân bố có liên quan đến việc tính toán liều dùng để đạt
được nồng độ thuốc cần thiết trong huyết tương (Cp).
15 
 


 
 

Liều = Cp x Vd
(mg/kg) (mg/L)

(L/kg)

Một loại thuốc có Vd lớn đặc biệt có sự phân tán mô tốt trong cả cơ thể
(tetracyclines), trong khi thuốc có Vd nhỏ có khả năng thẩm thấu vào mô cơ thể yếu
hơn, có thể bị giới hạn ở vùng ngoại bào vì một hay vài đặc tính lý hóa của nó (không
hòa tan lipid).
Trong trường hợp này, thuốc có thể tìm đến tế bào hay cơ quan cụ thể hay bị
buộc vào những phân tử lớn của mô, tạo ra kết quả Vd lớn nhưng lại có sự phân tán
yếu nói chung trong phần lớn mô của cơ thể. Một vài loại thuốc có thể có thời
gianngưng thuốc lâu vì Vd lớn.
2.2.2.2 Hệ số thanh thải(CI):
Ngoài Vd, hệ số thanh thải (Cl) của thuốc cũng có vai trò quan trọng trọng xác
định thời gian ngưng thuốc. Hệ số thanh thải đo lường hiệu quả của quá trình bài tiết
và được định nghĩa là tốc độ bài tiết thuốc trong cơ thể liên quan đến nồng độ thuốc
trong huyết thanh bởi công thức:

Cl
Những thuốc có tốc độ bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể thấp sẽ có khả năng kéo dài
bán thải, trong khi những thuốc bài tiết nhanh sẽ có bán thải ngắn hơn.
2.2.2.3 Thời gian bán thải (t1/2):
Bán thải của một loại thuốc hay chất hóa học trong cơ thể là cách thức đo lường
về mặt sinh học quan trọng nhất được sử dụng để xác định thời gian ngưng thuốc hay
chất hóa học trong động vật lấy thịt.
Thời gian bán thải là thông số chỉ thời gian cần thiết (tính bằng giờ) để cơ thể
loại thải một nửa lượng thuốc khỏi cơ thể, kí hiệu bằng t1/2. t1/2 được xác định một cách
đơn giản bằng việc tìm ra thời gian mà nồng độ thuốc trong huyết tương giảm 50%
trong đồ thị nồng độ thuốc trong huyết thanh qua thời gian. t1/2 quan trọng trong việc
xác định nhịp cấp thuốc để đảm bảo nồng độ trị liệu trong thời gian cần thiết.
t1/2 = ln 2 ×

hoặc t1/2 = 0.693 ×

16 
 


 
 

Vài yếu tố sinh lý có thể xảy ra làm thay đổi Vd hoặc Cl và do đó, có thể ảnh
hưởng đến t1/2 trong cơ thể. Ví dụ, nếu chức năng thận bị suy yếu, độ thanh thải của
thuốc có thể giảm và t1/2 kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày, đồng thời cũng kéo dài
thời gian ngưng thuốc. Nếu cân bằng dịch của động vật thay đổi, Vd có thể thay đổi
theo. Những nhân tố như tuổi, tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ chất béo trong cơ thể, loài,
sự có mặt của các loại thuốc khác, quy mô của ràng buộc protein đều có vai trò quan
trọng trọng quyết định Vd và Cl và theo đó t1/2 của bất kỳ thuốc nào trong cơ thể.

2.2.2.4 Sức chịu đựng:
Sức chịu đựng là mức mà nồng độ thuốc phải thấp hơn để mô, sữa, hay trứng
của động vật đó được xem là an toàn cho con người sử dụng (Riviere,1991).
Sức chịu đựng của thuốc và chất hóa học có thể được chia thành vài mục, quan
trọng nhất trong số đó là chịu đựng 0 (không tồn dư nào được cho phép trong mô, gần
giông như vì hợp chất gây ung thư), sức chịu đựng không đáng kể (lượng không đáng
kể tồn dư theo góc nhìn của chất độc), và sức chịu đựng tạm thời (tồn tại trong một
thời gian giới hạn và được xem xét lại sau này).
2.2.2.5 Thời gian ngưng thuốc:
Về mặt lý thuyết, nếu biết được khả năng chịu đựng của mô và liều dùng, kĩ
thuật dược động có thể được dùng để tính toán thời gian ngưng thuốc của từng cá thể.
Đối với thuốc uống, điều này yêu cầu hiểu biết về phần được hấp thụ vào cơ thể (như
sinh khả dụng) của liều cấp. Lượng này là nồng độ ban đầu của thuốc trong cơ thể (C0)
được chia bởi Vd. Nếu giả sử rằng sự tiêu hao của thuốc trong cơ thể chỉ phụ thuộc vào
thời gian nhưng thuốc cuối cùng thì
Thời gian ngưng thuốc = 1.44 ln (C0/sức chịu đựng)(t1/2).
Giả thiết rằng phần lớn kháng sinh trong một nồng độ thuốc chữa bệnh là
10µg/ml và sức chịu đựng của mô là 0.01 ppm (0.01 µg/ml). Cũng cần giả sử rằng
thuốc phân tán đều khắp trong cơ thể. Khi đó, thời gian ngưng thuốc bằng 1.44 ×
ln(10/0.01) × t1/2, hay 9.94 t1/2. Thời gian nhưng thuốc của thuốc này sẽ là 10 bán thải.
Nếu thuốc có bán thải ngắn (penicillin), thời gian nhưng thuốc ngắn. Tuy nhiên,
nếu thuốc có bán thải của mô dài (aminoglycoside), thời gian ngưng thuốc có thể kéo
dài đến một năm trong mô đích. Tương tự, thuốc có sức chịu đựng của mô thấp có thời
gian ngưng thuốc lâu hơn vì ln(C0/sức chịu đựng) lớn hơn. Nếu thuốc được chuyển
hóa, chất chuyển hóa có thể quyết định thời gian ngưng thuốc (tồn dư đánh dấu) khi
bán thải của nó thì giới hạn tốc độ.
17 
 



 
 

“Quy tắc 10” có thể được rút ra bằng cách giả sử rằng 10 bán thải là cần thiết để
bài tiết 99.9% của một liều chỉ định.
Nếu gấp đôi liều, thời gian ngưng thuốc sẽ tăng lên chỉ một bán thải. Tuy vậy,
nếu một quy trình bệnh thay đổi bán thải bằng cách tăng lượng phân tán hay giảm sức
chịu đựng (bệnh thận) khiến cho bán thải gấp đôi, thì thời gian ngưng thuốc cũng sẽ
gấp đôi.
Bảng 2.4 Các thông số dược động học của 3 kháng sinh khảo sát (Richard, 1995):
Thuốc

gian Thể tích phân

Liều

Đường

Thời

(mg/kg)

cấp

bán thải

bố

(giờ)


(L/kg)

Chloramphenicol 25

IV

12,7

0,9411

Sulfamethazine

107,5

IA

17

0,614

Tetracycline

11

IA

Không có

1,06


2.3 SỬ DỤNG KHÁNG SINH (Võ Thị Trà An, 2007):
Các trường hợp sử dụng kháng sinh:
- Sử dụng kháng sinh trong điều trị.
- Sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh.
- Sử dụng kháng sính với mục đích tăng trọng.
2.3.1 Chọn kháng sinh:
Việc chọn kháng sinh dựa vào (1) hiểu biết về mức độ nhạy cảm với kháng sinh
của vi khuẩn gây bệnh; (2) hiểu biết về tác động dược lý để đánh giá khả năng mà
kháng sinh đi tới ổ bệnh với nồng độ đủ ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn; (3) hiểu biết về
độc tính của kháng sinh và các yếu tố làm gia tăng độc tính của nó, nghĩa là liên quan
đến cơ địa của thú (có mang, bệnh gan thận, thú non…..); (4) hiểu biết về chi phí của
việc điều trị, đi kèm với hiệu quả điều trị và giá trị ( về tinh thần cũng như vật chất)
của con vật được điều trị.
Việc sử dụng kháng sinh trước tiên phải dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, tức là
kết quả xác định vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của một hay nhiều vi khuẩn gây
18 
 


 
 

bệnh đối với một kháng sinh. Để việc điều trị hợp lí và hiệu quả, bác sĩ thú y cần (1)
chẩn đoán loại nhiễm trùng; (2) gửi mẫu xét nghiệm nếu có thể; (3) ước đoán về vi
khuẩn gây bệnh dựa trên các dấu hiệu lâm sàng hoặc kết quả nhuộm bệnh phẩm; (4)
xác định sự cần thiết của liệu pháp kháng sinh; (5) bắt đầu một liệu pháp điều trị thích
hợp.
Kháng sinh sát khuẩn chỉ nên chỉ định (1) trong những nhiễm khuẩn đe dọa đến
tính mạng; (2) khi hệ thống phòng vệ của cơ thể bị hư hỏng, suy giảm miễn dịch; (3)
trong các nhiễm trùng tại các mô thiết yếu của cơ thể như là não, tim, và xương nơi mà

hệ thống phòng vệ của cơ thể hoạt động không hoàn hảo.
2.3.2 Nguyên tắc của liệu pháp kháng sinh:
Một khi đã quyết định phải có liệu pháp kháng sinh cho việc điều trị, kháng
sinh cần được nhanh chóng sử dụng để tránh sự phát tán mầm bệnh. Kháng sinh cần
đạt được nồng độ trị liệu tại vị trí nhiễm trùng và không làm tổn hại đến mô của con
vật.
Như vậy nồng độ kháng sinh phải đủ mạnh để ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
Kháng sinh sẽ được dùng với liều khởi đầu bằng liều có hiệu lực (tương đối cao) và
tiếp theo là liều duy trì (bằng hoặc thấp hơn liều khởi đầu).
Kháng sinh thường được khuyến cáo sử dụng trong một khoảng liều dùng nhất
định (mức trên và mức dưới). Cần lưu ý rằng liều dùng không nên vượt quá mức trên
hoặc thấp hơn mức dưới vì sẽ dẫn tới việc ngộ độc hoặc không hiệu quả. Thời gian và
nhịp cấp thuốc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của liệu pháp kháng sinh cũng như
các nguy cơ về độc tính cho con vật, tồn dư kháng sinh trong mô và sản phẩm của
chúng cũng như vấn đề đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Liệu pháp kháng sinh cần
đủ lâu. Dù không có con số chung về thời gian bao lâu chúng ta phải đảm bảo duy trì
nồng độ kháng sinh có hiệu lực cho các trường hợp nhiễm trùng, chúng ta có thể thấy
rõ liệu pháp kháng sinh có hiệu quả hay không trong vòng 2 ngày. Nếu không có đáp
ứng nào của cơ thể thú trong thời gian này thì chẩn đoán và phác đồ trị liệu cần phải
được xem xét lại. Phải tiếp tục cung cấp kháng sinh cho những nhiễm trùng cấp tính
19 
 


 
 

trong ít nhất 2 ngày kể từ khi hết các triệu chứng lâm sàng. Với các nhiễm trùng cấp
tính và nghiêm trọng, thời gian này có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Với nhiễm khuẩn mãn
tính hoặc nhiễm trùng nội tế bào, thời gian đảm bảo nồng độ trị liệu của kháng sinh

trong mô có thể lên hàng tháng.
2.3.3 Sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả:
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn hoặc phòng nhiễm khuẩn. Chọn
đúng kháng sinh với dạng bào chế thích hợp. Dùng đủ liều và đủ thời gian quy định.
Biết cách phối hợp kháng sinh. Tuân thủ nghiêm ngặt các chống chỉ định của kháng
sinh, thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ. Điều chỉnh liều dùng đối với thú bị
bệnh gan, thận, thú mang thai, gia súc non. Theo dõi những phản ứng phụ trong quá
trình sử dụng thuốc và chuẩn bị các biện pháp xử trí các tai biến (Trần Thị Mai Anh
Đào, 2008).
Loại bỏ các tổ chức mô hư hỏng, loại bỏ ổ mủ, đặt ống dẫn lưu cho các áp xe,
loại bỏ những vật thể ngoại lai, điểu chỉnh cân bằng acid base và nước, chăm sóc và
tạo đủ điều kiện dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi . Cân nhắc về giá trị của con thú cũng
như chi phí điều trị. Đối với thú dùng sản xuất thực phẩm cho người, cần phải đảm
bảo các qui định tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm (trứng, sữa, thịt). Ngoài ra các
nguy cơ về việc tạo áp lực chọn lọc kháng sinh đối với các vi khuẩn đề kháng cũng
cần được quan tâm.
Corticosteroid tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể như giảm phản ứng
viêm, hư hỏng quá trình thực bào, chậm lành vết thương, giảm sốc và che lấp triệu
chứng. Do đó chỉ nên sử dụng corticoseroid ngắn hạn (3-5 ngày) trong một số trường
hợp như nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng kèm choáng, viêm màng não
(chống phù não và kiểm soát viêm).
Đường cấp thuốc tại chỗ được dùng khi thú viêm nội mạc tử cung, vú, da, tai
ngoài, vết thương nhiễm trùng. Cấp thuốc tại chỗ thường đạt được nồng độ thuốc tại
mô nhiễm trùng cao và kéo dài hơn đường cấp hệ thống. Tuy nhiên trong những nhiễm
trùng cấp tính ta cần cấp thuốc hệ thống và cấp thuốc tại chỗ chỉ là biện pháp hỗ trợ.

20 
 



 
 

2.3.4 Các tai biến khi sử dụng kháng sinh:
2.3.4.1 Các nguyên nhân dẫn đến tai biến:
-

Do dùng thuốc sai liều lượng, sai liệu trình, dùng kháng sinh liều cao, quá dài
hay đường đưa thuốc không phù hợp.

-

Do tình trạng sức khỏe của động vật khi bị bệnh, chú ý những con già, hay con
non, những con có tiền sử bệnh về gan thận mãn tính….

-

Do phối hợp thuốc trong quá trình điều trị: phối hợp thuốc ức chế hoạt động cơ
xương với thuốc làm giảm trương lực cơ sẽ gây rối loạn hô hấp hay liệt cơ hô
hấp, phối hợp kháng sinh có chung đích tác dụng sẽ làm tăng nồng độ thuốc tự
do trong máu.

2.3.4.2 Các biểu hiện độc:
-

Uống kháng sinh nhóm B: B1, B2, B6, B12 liều cao, lâu ngày sẽ dẫn đến rối
loạn tiêu hóa của loài nhai lại và dạ dày đơn do vi khuẩn có lợi bị diệt, mất khả
năng tổng hợp vitamine K, B. Nhiều con bị bội nhiễm nấm ở đường tiêu hóa do
dùng tetracycline lâu ngày.


-

Khi dùng quá liều, vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt ồ ạt, như vậy cùng một lúc cơ
thể vừa tìm cách giải độc các kháng sinh vừa phải trung hòa các độc tố do vi
khuẩn gây bệnh tạo nên, nếu không cân nhắc, những con già hay con non dễ bị
chết hay quá mệt.

-

Gây nhiễm trùng máu cấp do dùng thuốc lâu dài sẽ sinh vi khuẩn kháng thuốc.
Khi có điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn này phát triển nhanh, xâm nhập vào
máu gây huyết nhiễm khuẩn hay các tai biến khác về máu như: thiếu máu do
dùng penicilline liều cao; thiếu hồng cầu do dùng sulfamide kéo dài, gây dung
huyết do dùng nitrfurane, sulfamide; giảm tiểu cầu, bạch cầu do dùng các thuốc
thuộc nhóm β-lactam tiêm tĩnh mạch liều cao.

-

Các thuốc gây suy tủy: chloramphenicol, sulfamide.

-

Các thuốc gây mất bạch cầu có hạt: nitrofurane, imidazole.

-

Các thuốc độc với thận như: các aminoglycoside, colistin. Các sản phẩm acetyl
hóa của sulfamide gây sỏi thận.
21 


 


 
 

-

Gây dị ứng-shock quá mẫn. Kháng sinh gây dị ứng hay gặp là nhóm β-lactam,
đặc biệt là penicillin, nhóm aminoglycoside hay gặp là streptomycine. Tùy mức
độ có thể gây dị ứng cục bộ hay toàn thân.

2.4 TỔNG QUÁT VỀ 3 LOẠI KHÁNG SINH
2.4.1 Chloramphenicol
Chloramphenicol



D-(-)threo-1-p-nitolphenyl-2-dichloroacetamido

1,3-

propanediol, có pKa 5,5, và được phân lập lần đầu tiên từ vi khuẩn trong đất là
Streptomyces venezuelae năm 1947. Ngày nay chloramphenicol được sản xuất tổng
hợp. Chloramphenicol được xem như là một kháng sinh phổ rộng, tác động lên vi
khuẩn Gr+ và Gr-, hiếu khí và kị khí và nhiều vi khuẩn nội bào. Chloramphenicol có 3
nhóm chức xác định đến hoạt tính sinh học: nhóm p-nitrophenol, nhóm dichloroacetyl, và nhóm alcohol ở carbon bậc 3 của chuỗi carbon. Thay nhóm p-NO2 bằng
methylsulfonyl (HC3-SO2) tạo ra thiamphenicol và thay đổi thực sự trong hoạt tính
sinh học, trong khi sự thay đổi bằng cách thêm nhân fluorine sẽ tổng hợp được
florfenicol. Nếu mất nhóm dichloroacetyl sẽ làm mất hoàn toàn hoạt tính sinh học. Sự

thoái biến chloramphenicol có thể do pH, nhiệt độ, ánh sáng.

Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của chloramphenicol ()
22 
 


 
 

Chloramphenicol có tác động kìm khuẩn bằng cách làm rối loạn hoạt tính
peptidyltransferase tại tiểu đơn vị 50S của ribosome. Chloramphenicol ảnh hưởng đến
sự tổng hợp proteine ở động vật có vú, đặc biệt là sự tổng hợp proteine ở ti thể.
Ribosome ở ti thể của loài có vú giống với ti thể của vi khuẩn (cả hai đều có 70S),
trong đó ti thể ở tủy xương thì đặc biệt mẫn cảm.
Chloramphenicol được động vật hấp thu tốt theo cả đường miệng và tiêm, trừ
một số loài đặc biệt. Thời gian bán hủy trong huyết tương thay đổi từ 0,9 giờ ở ngựa
đến 5,1 giờ ở mèo. Có sự khác biệt trong sự hấp thu chloramphenicol dạng viên với
dạng huyễn dịch chloramphenicol palmitate. Cấu trúc lỏng cho sinh khả dụng toàn
thân thấp hơn, cho thấy sự thủy phân của dạng palmitate là cần thiết. Ở thú nhai lại, hệ
vi sinh vật trong dạ cỏ có khuynh hướng chuyển hóa chloramphenicol nhanh hơn trước
khi hấp thu thuốc, do đó chloramphenicol ít được sử dụng đường uống để điều trị bệnh
toàn thân cho thú nhai lại.
Trên phần lớn động vật, 30-46% chloramphenicol bám vào proteine huyết
tương. Chloramphenicol được phân bố rộng rãi đến nhiều vùng của cơ thể do trạng
thái không bị ion hóa và tính ái dầu cao của nó, cho thấy nó có thể xuyên qua lớp
màng lipid kép rất dễ dàng. Chloramphenicol có thể được tìm thấy ở đa số mô của cơ
thể bao gồm mắt, hệ thần kinh trung ương (CNS), tim, phổi, prostate, nước bọt, gan,
lách. Chloramphenicol cũng có thể vượt qua hàng rào nhau thai ở động vật mang thai.
3 dạng thông thường của chloramphenicol được sử dụng để trị liệu toàn thân

phụ thuộc vào con đường cấp. Chloramphenicol base là dạng không liên kết và chỉ
được sử dụng ở dạng uống. Chloramphenicol base có mùi rất nặng, do vậy để tăng tính
ngon miệng, chloramphenicol palmitate được sản xuất như là dạng uống khác. Tuy
nhiên, nó không được hấp thu trực tiếp ở ruột non. Chloramphenicol palmitate được
thủy phân trong ruột non bởi men esterase của tuyến tụy, tạo ra dạng base tự do của
chloramphenicol. Tương tự, chloramphenicol succinate là một dạng được sử dụng
đường uống cần phản ứng thủy phân ở huyết tương để tạo dạng hoạt động.

23 
 


 
 

Chloramphenicol được chuyển hóa bởi gan sau khi hấp thu vào hệ tuần hoàn.
Sự glucuronide hóa phase II là con đường chính cho sự chuyển hóa sinh học tại gan
của chloramphenicol, với chất chuyển hóa chính là chloramphenicol glucuronide. Đa
số chloramphenicol được bài thải qua nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa bất hoạt. Trẻ
sơ sinh và bệnh nhân có bệnh ở gan có thể bị ngộ độc khi cấp thuốc liên tục. Bê con có
chuyển hóa yếu đối với sự glucuronide hóa chloramphenicol, tuy nhiên nó nhanh
chóng thay đổi ở bò trưởng thành, sau đó giảm ở bò già.
Chloramphenicol thỉnh thoảng gây ra sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật
đường ruột, từ đó có thể kéo dài thời gian thiếu vitamin B, K và có thể xảy ra sự bội
nhiễm nấm (như trên bê).
Độc tính chủ yếu khi nói đến chloramphenicol sử dụng trên người là độc tính
trên hệ máu. Có hai dạng độc tính. Dạng thứ nhất phổ biến là sự phá hủy các tiền hồng
cầu trong tủy xương liên quan đến liều lượng thuốc. Sự nhiễm độc này có thể phục hồi
và thường xảy ra khi nồng độ trong chloramphenicol trong máu cao hơn 25 µg/ml. Sự
ức chế tủy xương là do tổn thương ti thể và ức chể tổng hợp proteine của ti thể trong

tủy xương.
Dạng thứ hai hiếm hơn, phụ thuộc vào nồng độ và thời gian điều trị, bao gồm
sự bất triển tủy xương, đặc trưng chủ yếu là pancytopenia nặng và lâu dài, thường dẫn
đến tử vong do nhiễm trùng hoặc xuất huyết. Sự thiếu máu bất triển xảy ra ở khoảng
1:10000 đến 1:45000 người, có thể do di truyền. Nhóm p-NO2 bị khử nitro, dẫn đến
tạo thành nitrosochloramphenicol và những chất trung gian gây độc có thể gấy hư
hỏng tế bào mầm ở người. Sự loại bỏ nhóm p-NO2 sẽ làm mất độc tính thiếu máu bất
triển liên quan đến chloramphenicol.
Thiếu máu vô tạo trên người do chloramphenicol rất quan trọng nhất là liên
quan đến tồn dư ở động vật làm thực phẩm. Nếu chloramphenicol được sử dụng để trị
nhiễm trùng cho động vật làm thực phẩm, nồng độ chloramphenicol trong sữa, thịt và
mô ăn được có thể dẫn đến thiếu máu vô tạo (không phụ thuộc vào nồng độ). Cho nên
những người sử dụng các sản phẩm này có một nguy cơ về sức khỏe. Với lí do này,
24 
 


×