Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

bước đầu khảo sát sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến (aerodramus fuciphagus) tại các đảo yến thuộc tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 60 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Nhằm đào tạo ra những cử nhân có trình độ chuyên môn cao và nhạy bén
tiếp thu kỹ thuật, công nghệ là mục tiêu đào tạo hàng đầu của trường Đại học Nha
Trang. Để giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và vận
dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất
thì việc tổ chức cho sinh viên thực tập đồ án tốt nghiệp là khâu quan trọng trong quá
trình đào tạo của trường.
Được sự phân công của Bộ môn Công nghệ sinh học, Ban Giám đốc Viện
Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang cho phép tôi thực
hiện đồ án tốt nghiệp tại Phòng Vi sinh - Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
trong thời gian từ ngày 20/02/2012 đến ngày 02/06/2012.
Để hoàn thành đồ án này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
Văn Hồng Cầm - người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án này. Tôi xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng toàn
thể quý thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức những kiến thức thật quý giá và
bổ ích cho chúng tôi, làm nền tảng để tôi bước vào thực hiện đồ án này. Cho phép
tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
và cô Trương Thị Thu Thủy - cán bộ quản lý Phòng Vi sinh đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành đồ án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè,
những người đã động viên khích lệ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Do bước đầu làm quen với môi trường nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm
còn hạn chế nên có thể còn nhiều điều thiếu sót. Kính mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn.
Nha Trang, tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện



Huỳnh Thị Kim Ngọc
ii

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 Tổng quan về chim yến 2
1.1.1 Đặc điểm sinh học và phân bố của chim Yến tổ trắng 2
1.1.1.1 Đặc điểm sinh học 2
1.1.1.2 Phân bố 7
1.1.2 Giá trị kinh tế của chim yến 9
1.1.2.1 Lịch sử khai thác và sử dụng tổ yến 9
1.1.2.2 Giá trị dinh dưỡng của tổ yến 11
1.1.2.3 Giá trị kinh tế của tổ yến 12
1.1.2.4 Thiên địch 13
1.1.2.5 Hóa chất dẫn dụ 13
1.2 Hệ vi sinh vật trong nguồn phân các loài động vật 14
1.2.1 Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) 14
1.2.1.1 Escherichia coli 15
1.2.1.2 Salmonella 17
1.2.2 Vibrionaceae 19
1.2.3 Vi nấm 20
1.2.4 Phát hiện vi sinh vật mục tiêu - phân lập và định danh 21
1.3 Các nghiên cứu về vi sinh trên đối tƣợng chim yến 22
1.3.1 Các nghiên cứu về chim yến 22
1.3.1.1 Các nghiên cứu về chim yến trên thế giới 22

iii

1.3.1.2 Các nghiên cứu về chim yến ở Việt Nam 22
1.3.1.3 Các nghiên cứu về vi sinh trên đối tượng chim hoang dã 23
1.3.2 Mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài 24
1.3.2.1 Tính cấp thiết 24
1.3.2.2 Mục tiêu 25
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 27
2.2 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 27
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Phương pháp thu mẫu 27
2.3.2 Phương pháp khảo sát điều kiện vận chuyển mẫu 29
2.3.3 Phương pháp phân lập vi sinh vật 31
2.3.4 Phương pháp giám định hình thái và kiểm tra đặc tính sinh hóa 33
2.3.4.1 Phương pháp giám định hình thái và tính bắt màu 33
2.3.4.2 Phương pháp kiểm tra đặc tính sinh hóa 34
2.3.5 Phương pháp định danh 37
2.3.5.1 Phương pháp định danh theo khóa phân loại Bergey 37
2.3.5.2 Phương pháp sử dụng Kit sinh hóa API 20E để định danh 37
2.3.5.3 Phương pháp sử dụng phần mềm ABIS để định danh 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Khảo sát điều kiện vận chuyển mẫu phân chim yến 40
3.2 Sự hiện diện của một số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến đảo
Khánh Hòa 41
3.3 So sánh tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của các mẫu phân chim yến trên các đảo
yến thuộc tỉnh Khánh Hòa 50
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
4.1 Kết luận 52
iv


4.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

























v


DANH MỤC VIẾT TẮT

APW Alkaline Peptone Water
Avibase The World Bird Database
(Cở sở dữ liệu về động vật lông vũ)
BGBL Brilliant Green Bile Lactose Broth
BPW Buffer Peptone Water
EMB Eosin methylen blue
FDA U.S Food and Drug Administration
(Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ)
IOC International Ornithological Committee
(Hội điểu học quốc tế)
KIA Kligler Iron Agar
MR Methyl Red
OIE World Organisation for Animal Health
(Tổ chức thú y thế giới)
PTN Phòng thí nghiệm
RV Rappaport - Vassiliadis
SCA Simmon Citrate Agar
SDA Sabouraud’s Dextrose Agar
SPW Saline Peptone Water
TCBS Thiosulfate Citrate Bile Salf Sucrose
VP Voges - Proskauer
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế hế giới)
XLD Xylose Lysine Desoxycholate


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Địa điểm và thời gian thu mẫu 29
Bảng 2.2: Các chủng vi sinh vật sử dụng để khảo sát điều kiện vận chuyển mẫu 30
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát điều kiện vận chuyển mẫu 40
Bảng 3.2: Kết quả định danh theo ba phương pháp 47
Bảng 3.3: Kết quả phân lập và định danh một số vi sinh vật từ nguồn phân chim
yến đảo Khánh Hòa 49
Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật của các mẫu phân chim yến trên các đảo yến
thuộc tỉnh Khánh Hòa 50


















vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tổ của ba loài yến đã được thương mại hóa 3
Hình 1.2: Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam 5
Hình 1.3: Bản đồ phân bố của chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus trên thế
giới 7
Hình 1.4: Bản đồ phân bố của chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus tại Việt
Nam 8
Hình 1.5: Đảo yến A1 - Hòn Ngoại, Khánh Hòa 9
Hình 1.6: Các hang yến thuộc đảo yến A6 - Hòn Mun, Khánh Hòa 9
Hình 2.1: Vị trí các đảo đã tiến hành thu mẫu phân chim yến 28
Hình 2.2: Sơ đồ quá trình phân lập vi sinh vật 32
Hình 2.3: Bảng kết quả âm tính và dương tính của API 20E 38
Hình 3.1: Chủng E. coli phân lập trên môi trường EMB 42
Hình 3.2: Chủng Samonella enterica subsp. arizonae phân lập trên môi trường
XLD 43
Hình 3.3: Chủng Vibrio parahaemolyticus phân lập trên môi trường TCBS 44









1

LỜI MỞ ĐẦU


Trong các thức ăn hiếm và quý của phương Đông từ hàng trăm năm nay, tổ
yến đứng hàng đầu bảng Bát trân. Chim yến cho tổ trắng phân bố hẹp trên thế giới,
chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Đất nước ta có bờ biển dài 3444 km, với hơn 4000 hòn đảo và nhiều dãy
núi nhô ra biển hình thành các eo, vịnh, đầm, phá có lợi thế phát triển quần thể chim
yến đảo. Tổ yến đảo Việt Nam có chất lượng cao hàng đầu thế giới. Theo thống kê
sơ bộ của Công ty Yến sào Khánh Hòa, sản lượng tổ yến đảo Việt Nam khoảng
5000 kg/năm. Khánh Hòa là nơi có sản lượng dẫn đầu cả nước trên 3200 kg/năm.
Tổ yến được ví von như “vàng trắng của biển”, đã đem lại giá trị xuất khẩu lớn.
Khai thác và bảo vệ các đảo yến không chỉ có ý nghĩa lớn cho việc phát triển kinh tế
ở địa phương, mà còn gắn liền với việc bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.
Ý thức được giá trị to lớn mà chim yến đảo mang lại, tỉnh Khánh Hòa và
Công ty Yến sào Khánh Hòa luôn đề cao việc bảo vệ nguồn lợi quý này. Công tác
nghiên cứu duy trì và phát triển số lượng cá thể trong quần thể chim yến trên các
đảo yến đã và đang thực hiện tốt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiện vẫn
chưa có nghiên cứu nào về phòng và điều trị bệnh do vi sinh vật gây ra trên chim
yến. Từ lý do trên, tôi nghiên cứu đồ án “Bƣớc đầu khảo sát sự hiện diện của một
số vi sinh vật có trong nguồn phân chim yến (Aerodramus fuciphagus) tại các
đảo yến thuộc tỉnh Khánh Hòa”. Đồ án giúp chúng ta phần nào dự đoán được một
số bệnh do vi sinh vật gây ra ở chim yến. Từ đó, đề ra phương pháp xử lý thích hợp
nhất để bảo vệ và bảo tồn loài chim quý này. Đồng thời bổ sung các dữ liệu khoa
học làm cơ sở cho việc quy hoạch và khai thác bền vững nguồn lợi chim yến Khánh
Hòa.
Đề tài này nằm trong dự án “An toàn và đa dạng sinh học chim yến” do
Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
- Trường Đại học Nha Trang thực hiện.

2

1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1 Tổng quan về chim yến
1.1.1 Đặc điểm sinh học và phân bố của chim Yến tổ trắng
1.1.1.1 Đặc điểm sinh học
Chim yến là tên gọi chỉ chung cho các loài chim thuộc họ Apodinae. Các
loài chim trong họ này đều có đặc điểm chung: kích thước nhỏ, ăn côn trùng, hầu
hết đều hót được, làm tổ trong các hang động và có thể điều khiển hướng bay trong
hang tối bằng cách sử dụng âm thanh (Griffin, 1958; Medway và Pye, 1977; Lim và
Cranbrook, 2002; Phach và cs, 2002).
Họ Apodinae chia làm 2 phân họ, 4 tông, 20 chi với khoảng 96 loài (Phil và
Gerald, 2000). Cho đến hiện nay, việc phân loại các loài yến thuộc hai chi
Collocalia và Aerodramus vẫn chưa rõ ràng. Các tài liệu về phân loại chim yến
thuộc hai chi này vẫn chưa có sự thống nhất. Các loài trong chi Aerodramus đôi khi
được gộp vào chi Collocalia.
Với sự có mặt của một số loài đặc biệt, họ Yến Apodinae đã thu hút được
sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học: từ các nhà kinh tế học, các nhà sinh thái
học, các nhà động vật học cho đến các nhà dinh dưỡng học. Các loài đặc biệt nói
trên đều có chung đặc điểm quan trọng mà các loài khác trong họ Yến không có, đó
là xây tổ bằng nước dãi và tổ của chúng mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Cho đến hiện nay, tổ của ba loài yến khác nhau đã được thương mại hóa
gồm : Aerodramus fuciphagus - Yến hàng (Yến lông xám hay Yến tổ trắng),
Aerodramus maximus - Yến xiêm và Aerodramus unicolor - Yến Ấn Độ (Ali, 1996;
Wells, 1999). Theo các tài liệu cũ thì ba loài yến trên thuộc chi Collocalia. Tuy
nhiên từ năm 1998 cho tới nay, ba loài yến này lại được xếp vào chi Aerodramus
(theo Hội điểu học quốc tế IOC và Cở sở dữ liệu về động vật lông vũ Avibase). Do
vậy, trong suốt tài liệu này chúng tôi thống nhất gọi theo phân loại hiện tại là
Aerodramus spp. Hai loài Aerodramus maximus và Aerodramus unicolor sử dụng
nước dãi trộn lẫn với lông và cỏ kết hợp để xây tổ. Riêng loài Aerodramus
3


fuciphagus chỉ dùng nước dãi của nó để xây tổ; nên tổ của loài Aerodramus
fuciphagus được đánh giá rất cao về mặt dinh dưỡng và có giá cao nhất trên thị
trường (Kang và Lee, 1991; Rodelphe, 1992; Chantler, 1999; Wells, 1999). Tuy
vậy, trên thực tế một số ít tổ Yến hàng Aerodramus fuciphagus vẫn có lông bám
vào. Vì trong quá trình làm tổ, chim bố mẹ làm rơi hoặc rụng lông bám vào tổ,
không phải chim sử dụng lông để làm nguyên liệu xây tổ. Số lượng lông trên tổ Yến
hàng ít hơn rất nhiều so với tổ Yến xiêm và tổ Yến Ấn Độ.

(a) Tổ Yến hàng (Aerodramus fuciphagus)

(b) Tổ Yến xiêm (c) Tổ Yến Ấn Độ
(Aerodramus maximus) (Aerodramus unicolor)
Hình 1.1: Tổ của ba loài yến đã đƣợc thƣơng mại hóa
Theo ITIS (Integrated Taxonomic Information System - Hệ thống phân loại
sinh vật quốc tế) Yến hàng được phân loại như sau :
4

Lĩnh giới: Eukaryota (Sinh vật nhân chuẩn)
Giới: Animalia (Động vật)
Ngành: Chordata (Động vật có dây sống)
Lớp: Aves (Chim)
Bộ: Apodiformes (Yến)
Họ: Apodinae (Yến)
Chi: Aerodramus
Loài: Aerodramus fuciphagus
Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus có chiều dài cơ thể trung bình
khoảng 12cm, với chiều dài cánh 115 - 125 mm, chiều dài đuôi 47 - 66mm. Trọng
lượng cơ thể chim Yến hàng trưởng thành khoảng từ 9 - 18g, biến thiên theo phân
loài và khu vực phân bố. Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus phân bố ở
Việt Nam có trọng lượng trung bình 14,58 g (12-18 g), cao hơn so với các phân

loài khác đã được nghiên cứu trong khu vực này. Tuy nhiên, không có sự khác
biệt giữa chim trống và chim mái về hình thái bên ngoài. Chim Yến hàng
trong khoảng vĩ độ 10 - 23°Bắc ở các vùng có khí hậu mát mẻ, đặc biệt là vào mùa
đông thì có kích thước lớn hơn phân loài phân bố ở nơi khác. Đó có thể là kết
quả của quy luật Bergman, thể hiện mối tương quan giữa kích thước động vật và
nhiệt độ môi trường sống (Jabouile, 1931; Võ Quý và Nguyễn Cử , 1993; Phach và
cs, 2002).
Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus có lông màu nâu sẫm, với màu ánh
xanh rêu ở phần phía trên lưng và nhạt dần về phía dưới. Lông đỉnh đầu có màu
đậm hơn so với lớp lông phía dưới và thường có một hoặc vài đốm xám ở hai bên
mắt. Các lông tơ gần lỗ huyệt có lông có màu trắng ở bên rìa; nhưng độ đậm nhạt
cuả rìa trắng đó thường phụ thuộc vào tuổi tác. Ở mỗi cánh của có 10 chiếc lông sơ
cấp và 6 chiếc lông thứ cấp. Chim có hình dáng đặc trưng với đuôi hình chữ V chẻ
đôi (đường chẻ sâu khoảng 6 - 8 mm). Đuôi có 10 chiếc lông đuôi, được chia thành
hai bộ. Không có sự khác biệt về đặc điểm bộ lông giữa chim trống và chim mái,
5

cũng như giữa chim non và chim trưởng thành. Chim yến đảo Khánh Hòa có bộ
lông ánh xanh rêu hơn hẳn chim yến nhà. Mắt chim có màu nâu tối, mỏ đen, chân
đen (Phach và cs, 2002; Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2004).


Hình 1.2: Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam
Chim Yến hàng có tiếng hót ríu rít và cao. Giống như hầu hết các loài khác
trong chi Aerodramus, chim Yến hàng có khả năng định vị bằng âm thanh (âm dội)
với tần số thấp 2 - 10 kHz. Nhờ đó, chúng có thể bay hoàn toàn trong tối, bay đi và
bay về đúng hang, đúng tổ theo hướng khá ổn định (Medway, 1966; Sales và Pye,
1974; Medway và Pye, 1977; Phach và cs, 2002).
Chim Yến hàng có đôi cánh khá cứng cáp và có thể bay lượn rất xa để
kiếm thức ăn, khoảng cách xa nhất khoảng 250 - 300 km tính từ nơi làm tổ. Chim

yến đảo Khánh Hòa có thể bay đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn. Thức ăn của
chúng chủ yếu là côn trùng bay thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera (kiến ), Bộ hai
cánh Diptera (ruồi, muỗi ), Bộ cánh bằng Isoptera (mối ), Bộ cánh đều
Homoptera ( bọ rầy …) và Bộ cánh cứng Coleoptera (bọ cánh cứng nhỏ …). Thỉnh
6

thoảng chúng bay là vào trong nước để tắm vào uống nước, rồi lại bay lên (Nguyễn
Quang Phách và cs, 1999; Phach và cs, 2002).
Trong tự nhiên, chim Yến hàng sống quần đàn, thích làm tổ từng cặp riêng
lẻ. Chim thường xây tổ trong các lỗ hỏng, khe hở của các tảng đá vôi hoặc trong các
hang đá có vách thẳng đứng trên các đảo và ven biển. Cả con cái và con đực cùng
làm tổ, cùng ấp trứng và nuôi con. Mục đích chim xây tổ là để đẻ trứng, ấp trứng và
nuôi con, chứ không phải xây tổ để ở (Nguyễn Hồng Vân, 2009). Chim làm tổ lần
đầu kéo dài 4 tháng, bắt đầu khoảng tháng 12 đến tháng 1, kết thúc làm tổ vào
khoảng cuối tháng 3, tuỳ địa phương và điều kiện khí hậu từng năm. Chim bắt đầu
đẻ trứng vào giữa và cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 (tuỳ vùng), 70% chim tập trung
đẻ trứng vào giữa tháng 4. Nếu bị khai thác lấy tổ, chim sẽ tiếp tục làm tổ đến
khoảng tháng 5 - 6. Còn nếu tổ không bị lấy đi, 70% số chim sẽ đẻ lại lần hai sau
khi chim non rời tổ được 5 - 40 ngày và 30% số chim đẻ lại trong vòng 7 - 10 ngày.
Thời gian ấp trứng là 23 - 30 ngày, chim non rời tổ sau khi nở 40 - 45 ngày (Phach
và cs, 2002). Trứng chim màu trắng, thường chỉ đẻ hai quả, kích thước khoảng 14 x
22 mm (Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2004).
Tổ chim yến nhỏ, nông, có hình giống cái chén được dính chặt vào mặt
vách đá. Thành phần chính của tổ yến là một chất keo dính được tiết ra từ cặp tuyến
nước dãi phụ dưới lưỡi, mở rộng vào mùa sinh sản. Một phần hoặc toàn bộ nước dãi
tiết ra thường đông cứng lại thành một chất giống như xi-măng giúp bảo vệ trứng
hoặc chim yến non không bị các loài vật khác ăn mất và đứng vững trước thời tiết.
Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào mặt vách đá vì các hang động thường
có độ ẩm cao (Lau và cs, 1994).
Ở Việt Nam, chim yến cho tổ ăn được phần lớn là Yến hàng Aerodramus

fuciphagus. Loài yến này gồm 2 phân loài: Aerodramus fuciphagus germani sống ở
các hang đảo tự nhiên và Aerodramus fuciphagus amechanus sống ở trong nhà (Lê
Hữu Hoàng, 2011). Tuy nhiên, cho tới nay sự phân định về mặt hình thái dưới mức
loài vẫn còn nhiều tranh cãi. Hiện nay, nhóm nghiên cứu của công ty Yến sào
7

Khánh Hòa cũng đang tiến hành nghiên cứu sự khác nhau về hình thái của chim yến
nhà và chim yến đảo phân bố ở Việt Nam.
1.1.1.2 Phân bố
Các loài chim trong họ Apodinae phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực
nhiệt đới và ôn đới, các loài yến vùng ôn đới là những loài chim di trú và mùa đông
chúng bay về vùng nhiệt đới. Khu vực phân bố của họ chim này trải dài toàn bộ
châu Úc, từ Ấn Độ Dương tới Nam Thái Bình Dương (Griffin, 1958; Medway và
Pye, 1977; Lim và Cranbrook, 2002; Phach và cs , 2002).
Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus sinh sống nhiều từ vĩ độ 20°Bắc -
10°Nam và kinh độ 95 - 115°Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Á:
Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thailand và Việt Nam.
(Phach và cs, 2002; Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2004).

Hình 1.3: Bản đồ phân bố của chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus
trên thế giới (Phach N.Q và cs, 2002)
: vùng có chim chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus sinh sống
8

Ở Việt Nam người ta thường thấy chim Yến hàng làm tổ ở các đảo trong
vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quảng Bình, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi), bán đảo Phương Mai (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan
Rang (Ninh Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kiên Giang (Nguyễn Quang
Phách, 1999; Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2004). Hiện nay, nuôi yến nhà được phát
triển mạnh ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Giờ (Thành phố

Hồ Chí Minh), Tiền Giang.

Hình 1.4: Bản đồ phân bố của chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus
tại Việt Nam (Nguyễn Quang Phách, 1999)
: nơi có chim chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus sinh sống
: tỉnh có chim chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus sinh sống
9

Theo thống kê sơ bộ của công ty Yến sào Khánh Hòa, số lượng đảo yến
toàn quốc khoảng trên 50 đảo với trên 180 hang yến. Trong đó Công ty Yến sào
Khánh Hòa có 29 đảo yến với 138 hang yến (Lê Hữu Hoàng, 2011). Một số đảo yến
nổi tiếng ở Khánh Hòa: hòn Đôi, hòn Hố, Đun, hòn Tre, hòn Mun, hòn Ngọc, hòn
Nội, hòn Ngoại, hòn Nhàn, hòn Chà Là …

Hình 1.5: Đảo yến A1 - Hòn Ngoại, Khánh Hòa

Hình 1.6: Các hang yến thuộc đảo yến A6 - Hòn Mun, Khánh Hòa
1.1.2 Giá trị kinh tế của chim yến
1.1.2.1 Lịch sử khai thác và sử dụng tổ yến
Tổ yến hay yến sào (gọi theo âm Hán) là tên một loại thực phẩm - dược
phẩm nổi tiếng trên thế giới. Người phương Tây vẫn gọi yến sào là “trứng cá tầm
muối của phương Đông”(Marcone, 2005) để nói lên vị trí của tổ yến trong đời sống
10

của người Châu Á. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật
Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam.
Ở Trung Quốc, tổ yến đã được khai thác và sử dụng vào khoảng đầu thời
nhà Đường (618 - 907), bằng chứng là các nhà khảo cổ học đã tìm thấy
“dụng cụ cào lấy tổ yến” bằng gốm thời Đường tại hang Niah
(Harrisson, 1959). Từ thời nhà Nguyên (1271 - 1368) trở đi, các nguồn tổ yến mới

ở các quốc gia Đông Nam Á được phát hiện và khai thác, nhưng thiếu tài liệu ghi
chép bằng văn bản về tổ yến. Vào thời nhà Minh, khoảng 1405-1433, Trịnh
Hòa cùng đoàn thám hiểm thực hiện chuyến đi qua các quốc gia
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka và Ấn Độ. Chuyến đi về
cho triều đình nhiều loại thực phẩm quý hiếm, trong đó có yến sào (Medway, 1963;
Lau và cs, 1994).
Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát trân, là loại thực phẩm bổ
dưỡng đặc biệt dâng cho vua chúa, quan lại và các nhà quyền quý. Theo sử học gia
Dương Trung Quốc (2011), trong dân gian truyền lại rằng nhân chuyến Nam du của
Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông (1301), ngài được dâng “chè yến sào”. Biết là
đặc sản, vua ra lệnh cho dân phải giữ gìn và khai thác, hàng năm dâng tiến về triều.
Các tài liệu cổ của Việt Nam (do sử gia Dương Văn An và Lê Quý Đôn biên soạn)
cũng đều nhắc đến yến sào và nghề khai thác tổ yến; biết được giá trị của tổ yến,
nhà nước hỗ trợ nhân dân làm nghề và có các chính sách về việc mua bán, đánh
thuế và bảo vệ nguồn lợi quý giá này (Nguyễn Khắc Thuần, 2007, 2009).
Tổ yến được xếp vào một trong số các sản phẩm động vật đắt, hiếm và quý
nên đã dẫn đến việc khai thác tổ yến quá mức trong các khu vực nơi có loài chim
quý này làm tổ (Sankaran, 2001), bao gồm Việt Nam, Thái Lan… Điều đó đã đánh
một hồi chuông báo động đối với công tác bảo tồn chim yến. Năm 1994, Công ước
quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã CITES tại Việt Nam đã
đưa chim yến vào đối tượng quản lý, điều này đã góp phần bảo vệ chim yến.
11

1.1.2.2 Giá trị dinh dƣỡng của tổ yến
Giá trị sử dụng của tổ yến thể hiện ở hai khía cạnh: thực phẩm và dược
phẩm. Về mặt thực phẩm, tổ yến là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng
thiết yếu cho cơ thể. Về mặt dược phẩm, tổ yến có thể thể là một vị thuốc Đông y
để hỗ trợ chữa một số bệnh. Như vậy, ta có thể xem tổ yến như một “thực phẩm
chức năng”.
Theo các nghiên cứu đã công bố, thành phần hóa học của tổ yến bao gồm:

protein 50-60% (chủ yếu là các protein hòa tan trong nước), carbohydrate 25%,
nước 10% , khoáng vi lượng (chủ yếu là Canxi, Phospho, Sắt, Natri và Kali)
(Wang,1921; Liu,1963; Anon,1977; Becking,1985; Kang and Lee,1991; Wong,
2006 ).
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Thủy
sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
trong thành phần tổ yến Việt Nam có 18 loại amino acid: một số có hàm lượng rất
cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine
Đặc biệt, Syalic acid (8,6%) có tác dụng chống virus và Tyrosine là chất có tác
dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích
thích sinh hồng cầu. Ngoài ra, tổ yến có chứa glycoprotein, có năng lượng cao, cơ
thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa lượng và vi lượng trong tổ yến rất phong phú, rất
giàu canxi và sắt là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho
ổn định thần kinh trí nhớ như Mangan, Brom, Đồng, Kẽm cũng có hàm lượng cao.
Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích
tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Crom, chống lão hóa, chống chất phóng xạ
như Selen.
Trong y dược cổ Trung Quốc, tổ yến từ lâu đã được coi như là thuốc bổ, là
dược liệu quan trọng thứ hai sau các dược liệu có nguồn gốc từ nhân sâm Panax
ginseng (Read, 1932). Từ điển dược học nổi tiếng của Trung Quốc tên gọi “ Bản
thảo cương mục” do thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào năm 1765 đầu thời nhà
Minh đã đưa tổ yến vào danh mục các loại thuốc quý (Read, 1932; Wootton, 1910).
12

Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (1986)
cũng cho thấy tổ yến là một dược liệu quý hiếm mà tự nhiên ban tặng cho con
người.
Tổ yến chứa các thành phần thiết yếu trong việc tăng cường sức khỏe cho
cơ thể (Huda và cs, 2008). Tổ yến có tác dụng lưu thông các chất dịch cơ thể, nuôi
dưỡng máu và làm ẩm đường hô hấp và da, trợ giúp quá trình trao đổi chất, tiêu hóa

và hấp thu các chất dinh dưỡng (Sallet, 1930; Jabouille, 1931; Anon, 1977). Canh tổ
yến được chứng minh là có tác dụng làm tan đờm, cải thiện âm giọng, làm
giảm bệnh ho và hen suyễn, làm giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày, bổ thận,kích
thích ham muốn tình dục, đẹp da, chữa bệnh lao, tăng cường hệ thống miễn dịch,
phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật (Francis, 1987; Leh và Museum, 1993;
Lim và Cranbrook, 2002). Có một số công bố cho rằng tổ yến có thể kéo dài cuộc
sống và chứa một số yếu tổ hỗ trợ điều trị ung thư (đặc biệt là ung thư vú) và cả
AIDS, tuy nhiên chưa xác định được yếu tố hỗ trợ đó (Kong, 1990). Gần đây, theo
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã công bố: yến sào là một sản
phẩm tự nhiên, an toàn và phù hợp với việc phòng chống virus cúm (Guo và cs,
2006).
1.1.2.3 Giá trị kinh tế của tổ yến
Chim Yến hàng Aerodramus fuciphagus phân bố hẹp trên thế giới và chỉ có
ở Đông Nam Á. Đây là món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho người dân Đông Nam
Á. Yến sào đã góp phần quan trọng trong sự phát triển đời sống kinh tế của các
quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Tổ yến thuộc vào một trong các sản phẩm thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc
động vật có giá đắt nhất trên thị trường (Huda và cs, 2008). Giá của tổ yến gần như
ngang bằng giá vàng có cùng trọng lượng: năm 2003, giá bán lẻ cho các tổ yến
trắng trên thị trường Hồng Kông (thị trường chính) khoảng 7 USD/g. Do đó, người
dân các nước khu vực Đông Nam Á ví von rằng: tổ yến là “vàng trắng của biển”
(Hobbs, 2004).
13

Đặc biệt, tổ yến Việt Nam có giá trị cao nhất trong các nước Đông Nam Á.
Tại thị trường Hồng Kông, năm 1991 giá tổ yến từ Việt Nam là 1333 USD/kg cao
nhất so với tổ yến từ các nước, gấp sáu lần tổ yến Malaysia, gấp ba lần tổ yến Thái
Lan, gấp đôi tổ yến Indonesia. Năm 2010, giá bán tổ yến đảo Việt Nam cao gấp ba
lần so với tổ yến nhà Malaysia Aerodramus fuciphagus. Năm 2010, giá tổ yến đảo
Việt Nam 3000 - 4000 USD/kg; yến nhà Việt Nam 1.400-1.800 USD/kg. Giá thị

trường nội địa với tổ yến đảo 60 - 100 triệu VND/kg; tổ yến nhà 35 - 60 triệu
VND/kg. Sở dĩ, tổ yến đảo Việt Nam có giá cao vì chúng là tự nhiên hoàn toàn, tổ
yến nấu không nát, tổ dày, to và có hàm lượng dinh dưỡng cao (Hội An 60 tổ/100g;
Bình Định, Nha Trang 80-100 tổ/100g; trong khi tổ yến Malaysia thường 120
tổ/100g) (Lê Võ Định Tường, 2011). Theo các cán bộ kỹ thuật của công ty Yến sào
Khánh Hòa, màu sắc, hương vị và cấu trúc sợi của tổ yến đảo và yến nhà cũng có sự
khác biệt, tuy nhiên chỉ có người trong nghề mới có thể phân biệt. Tổ yến đảo khi
ăn còn có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn.
Với những giá trị kinh tế mà tổ yến đã mang lại, thì hoàn toàn có thể tin
tưởng đó là cơ sở để phát triển một ngành công nghiệp hàng tỷ đôla, mang về nguồn
thu ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc gia, đồng thời góp phần cải thiện đời
sống người dân.
1.1.2.4 Thiên địch
Chim yến là loài thiên địch rất quý, là trợ thủ cho sản xuất nông nghiệp,
giúp bảo vệ mùa màng cho nông dân vì nguồn thức ăn của chim yến chính là loài
côn trùng: rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, kiến vàng, mối, ruồi, muỗi, các loại chân
khớp…(Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2004). Đây là một trong những biện pháp rất tích
cực giảm ô nhiễm môi trường và khống chế một cách hiệu quả các loại côn trùng có
hại.
1.1.2.5 Hóa chất dẫn dụ
Ngoài những giá trị kể trên, chất thải chim yến cũng mang lại một nguồn lợi
đáng kể. Theo các cán bộ kỹ thuật của Công ty Yến sào Khánh Hòa, phân chim yến
sau khi thải ra môi trường được thu lại và tận dụng làm chất dẫn dụ chim yến. Chất
14

dẫn dụ kết hợp với việc phát âm thanh chim yến gọi bầy có thể dụ chim yến vào
nhà. Giá phân chim yến thật trên thị trường khoảng 250 000 đồng/kg.
1.2 Hệ vi sinh vật trong nguồn phân các loài động vật
Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng đối với đời sống vật chủ. Các vi sinh vật
đường ruột có lợi giúp tiêu hóa chất thức ăn, ức chế vi sinh vật có hại, kích thích

đáp ứng miễn dịch của cơ thể (Kyle và Kyle, 1993). Một số vi sinh vật sống trên cơ
thể vật chủ nhưng không ảnh hưởng đến vật chủ. Mặt khác, có một số nhóm vi sinh
vật gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và khả năng sinh sản của vật chủ (Zuk,
1991).
Thành phần hữu cơ trong phân là rất lớn, do đó khu hệ vi sinh vật trong đó
vô cùng đa dạng, bao gồm: vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn Gram âm, vi nấm. Các
vi khuẩn Gram âm hay gặp có thể kể đến họ vi sinh đường ruột Enterobacteriaceae,
họ Vibrionaceae. Trong nội dung của đồ án này, tôi nghiêng về khảo sát vi nấm và
các vi khuẩn Gram âm gồm Escherichia coli, Salmonella spp., Vibrio spp.
1.2.1 Họ vi khuẩn đƣờng ruột (Enterobacteriaceae)
Các vi khuẩn trong họ Enterobacteriaceae thường sống ở ống tiêu hóa của
người và động vật, nên họ này được gọi là họ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra chúng
có thể sống ở ngoại cảnh (đất, nước) và trong thức ăn (Trần Văn Hưng và cs, 2008).
Các vi khuẩn trong họ Enterobacteriaceae thường được phân lập từ nguồn phân.
Các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae đều là những trực
khuẩn Gram âm, hình que nhỏ, không sinh nha bào. Một số vi khuẩn thường không
di động (Klebsiella, Shigella), một số vi khuẩn khác di động nhờ tiên mao. Một số
có vỏ nhìn thấy được nhờ kính hiển vi thường như Klebsiella (Phạm Hồng Sơn,
2005). Đây là những vi khuẩn kỵ khí tùy ý, lên men đường glucose, catalase dương
tính, oxidase âm tính, khử nitrate thành nitrite. Trong số các đặc tính trên thì
“oxidase âm tính” là đặc tính quan trọng trong việc phân loại.
Dựa vào phản ứng oxidase, các trực khuẩn Gram âm được chia thành hai
nhóm lớn. Tất cả các loài oxidase âm tính được xếp vào họ Enterobacteriaceae. Các
15

trực khuẩn Gram âm còn lại gồm nhiều họ khác nhau được xếp chung vào nhóm
“các vi khuẩn Gram âm hỗn hợp” như Pseudomonadaceae, Vibrionaceae. Các vi
khuẩn trong họ Enterobacteriaceae thiếu oxidase cytochrome và âm tính với phép
thử oxidase. (Krieg và Holt, 1984).
Đặc điểm sinh hóa quan trọng trong phân loại các vi khuẩn trong họ

Enterobacteriaceae là khả năng lên sử dụng đường lactose. Dựa vào khả năng biến
dưỡng đường lactose, họ này được chia làm 2 nhóm chính: nhóm lên men lactose
như Escherichia coli (E. coli), Klebsiella và một nhóm không lên lactose như:
Shigella, Salmonella và Yersinia. (Krieg và Holt, 1984).
Các vi khuẩn trong họ Enterobacteriaceae có thể gây bệnh hoặc không gây
bệnh (Trần Văn Hưng và cs, 2008). Một số vi khuẩn có ảnh hưởng đến đường tiêu
hóa bao gồm một số chủng vi khuẩn E. coli, Salmonella, Shigella, Yersinia
entercolitica. Các thành viên của họ này là những nguyên nhân chính gây ra nhiễm
trùng cơ hội, ví dụ như các chi : Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Hafnia,
Morganella, Providencia, Serratia. Klebsiella pneumoniae thường liên quan đến
nhiễm trùng đường hô hấp. E. coli, Proteus là một nguyên nhân phổ biến của nhiễm
trùng đường tiết niệu.
Cho đến năm 2001, đã được xác nhận được 105 loài thuộc 30 chi trong họ
Enterobacteriaceae, trong đó có 6 chi có ý nghĩa trong thú y và y học bao gồm:
Escherichia, Salmonella, Shigella, Edwardsiella, Yersinia và Klebsiella (Phạm Gia
Ninh và Phạm Đức Tâm, 2001).
1.2.1.1 Escherichia coli
Chi Escherichia có 5 loài: Escherichia albertii, Escherichia coli,
Escherichia fergusonii, Escherichia hermanii, Escherichia vulneris, nhưng loài phổ
biến nhất là Escherichia coli (Lecointre và cs, 1998).
Escherichia coli (E. coli) được nhà khoa học người Đức Theodor Echerich
(1857-1911) phân lập lần đầu tiên vào năm 1885 từ phân người trong lúc ông đang
nghiên cứu về các vi sinh vật gây bệnh đường ruột ở trẻ em. Khi đó, ông gọi vi
khuẩn này là “Bacterium coli commune” (Escherich, 1885). Sau khi ông mất, vi
16

khuẩn này được đặt tên Escherichia coli, tên chi được đặt theo tên của nhà khoa học
đã phát hiện ra chủng vi sinh vật này (Castellani và Chalmers, 1919).
E. coli là vi khuẩn Gram âm, hình que thường được tìm thấy trong ruột của
các động vật máu nóng. E. coli là vi khuẩn kỵ khí tùy ý, không sinh nha bào, các tế

bào vi khuẩn có kích thước (2 x 0,5)μm (Kubitschek, 1990). Các chủng có tính di
động nhờ tiên mao (Darnton và cs, 2006).
E. coli có khả năng sinh indol, phép thử methyl red (MR) dương tính,
Voges - Proskauer (VP) âm tính, không có khả năng biến dưỡng citrate, không sinh
H
2
S, phép thử Lysine decarboxylase dương tính, có khả năng lên men lactose và
mannitol (Phạm Hồng Sơn, 2005). Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của E.coli ở
37°C nhưng một số chủng ở phòng thí nghiệm có thể tồn tại ở 49°C (Fotadar và cs,
2005). Để phân lập vi khuẩn E. coli, mẫu thường được nuôi cấy trên môi trường
chọn như môi trường Istratri, MacConkey, Endo, Desoxycholat, Eosin Methylen
Blue (EMB)… Trên môi trường EMB, E. coli có khuẩn lạc tím đen do vi khuẩn lên
men đường lactose sinh acid kết hợp với hai màu xanh methylen và eosin trong môi
trường (Quinn và cs, 1994).
E. coli và các vi khuẩn trong chi Escherichia chiếm khoảng 0,1% khu hệ vi
sinh vật đường ruột người (Eckburg và cs, 2005). Hầu hết các chủng E. coli vô hại,
nhưng một số serotypes có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng ở người và
đôi khi có mặt trong một số thực phẩm nhiễm bẩn (Vogt và Dippold, 2005) . Các
chủng E. coli vô hại là một phần của khu hệ vi sinh vật đường ruột và có thể mang
lại lợi ích cho vật chủ bằng cách sản xuất vitamin K2 (Bentley và Meganathan,
1982) và ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột (Hudault và cs, 2001; Reid và
cs, 2001).
Ở động vật có xương sống, E. coli là một phần của khu hệ vi sinh vật đường
ruột nhưng đôi khi có một số chủng gây bệnh sinh độc tố gây rất nguy hiểm
(Hunter, 2003). Các nghiên cứu đã công bố sự hiện diện các chủng E. coli trên trong
đường ruột của các loài chim hoang dã như các loài thủy cầm (Hubálek, 2004).
Chủng E. coli O157 sinh độc tố Vero cytotoxin, gây ra nhiễm trùng xuất huyết
17

đường ruột ở người (Hunter, 2003). Và một số chủng gây bệnh khác đã được phân

lập từ các loài chim hoang dã (Wallace và cs, 1997; Kullas và cs, 2002; Wani và cs,
2004; Sonntag và cs, 2005; Ejidokun và cs 2006; Foster và cs, 2006). Các chủng E.
coli gây bệnh theo hai con đường chính: đường phân và đường miệng để truyền
nhiễm và gây bệnh. Các tế bào vi khuẩn có thể tồn tại bên ngoài cơ thể vật chủ
trong một thời gian nhất định, đó chỉ tiêu vi sinh để thử nghiệm các mẫu môi trường
bị nhiễm phân (Feng và cs, 2002; Thompson và Andrea, 2007). Tuy nhiên, một số
nghiên cứu đã kiểm tra E. coli có thể tồn tại bên ngoài của cơ thể vật chủ trong thời
gian dài (Ishii và Sadowsky, 2008).
Trong các chủng E. coli gây bệnh, E. coli O157:H7 là serotype có tính độc
hơn và dễ lây truyền hơn những serotype khác (Nataro và Kaper, 1998). Hầu hết
tính chất sinh hóa của E.coli O157:H7 đều tương tự như những E. coli khác. Điểm
khác biệt về sinh hóa của dòng O157:H7 là không lên men đường sorbitol và phép
thử β-glucuronidase âm tính. 93% chủng E. coli lên men sorbitol trong 24 giờ, trong
khi E. coli O157:H7 lại không ( Well và cs, 1983). Hầu hết các chủng E. coli dương
tính với phép thử β-glucuronidase dương tính trong khi E. coli O157:H7 thì âm tính.
(Doyle và Schoeni, 1984). Ngoài ra trong môi trường TSB (Tryptic Soy Broth), E.
coli O157:H7, phát triển nhanh ở 30°C đến 42°C, chịu nhiệt đến 44°C và ngừng
tăng trưởng ở 45°C (Szabo và cs, 1986). Liều gây nhiễm của E. coli O157:H7 rất
nhỏ, từ 10 - 100 vi khuẩn, tuy nhiên E. coli O157 hiện diện trong phân và thực
phẩm với tần số thấp hơn nhiều so với nhóm E. coli không phải O157 (Paton và
Paton, 1996).
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về vi khuẩn E. coli gây bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, các chủng E. coli gây bệnh
cho động vật lông vũ có các đặc tính không hoàn toàn giống với các chủng gây
bệnh cho người và động vật có vú (Delicato và cs, 2003).
1.2.1.2 Salmonella
Vào năm 1885, loài Salmonella đầu tiên được Daniel Elmer Salmon và
Theobald Smith phát hiện là Salmonella enterica trên đối tượng lợn bị bệnh tả
18


(Salmon và Smith, 1886). Năm 1934, theo đề nghị của Hội đồng Vi sinh vật học
Quốc tế, tên nhà bệnh học thú y Daniel Elmer Salmon được đặt tên cho chi (FDA,
2008).
Salmonella spp. là vi khuẩn Gram âm, có dạng hình que ngắn, tròn ở hai
đầu, kích thước (0,4 - 0,6) x (1 - 3)µm, không sinh nha bào. Đa số các loài
Salmonella spp đều có khả năng di động mạnh do có từ 7 - 12 lông xung quanh thân
(trừ S.gallinarum, S.pullorum). Khi nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu đỏ đều toàn
thân hoặc hơi đậm ở hai đầu (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Salmonella là những vi khuẩn kỵ khí tùy ý. Nhiệt độ thích hợp 37°C, nhưng
có thể phát triển được 6 - 42°C. Độ pH thích hợp bằng 7,6, nhưng vi khuẩn phát
triển được ở pH từ 6 - 9. Salmonella spp. không có khả năng phát triển ở nồng độ
muối cao (Nguyễn Như Thanh, 1997). Hầu hết các loài trong chi Salmonella đều
sinh H
2
S (Clark và Barret, 1987). Salmonella spp. có khả năng lên men và sinh hơi
từ glucose, mannitol, maltose, galactose, arabinose; không lên men đường lactose,
sucrose. Đa số Salmonella spp. không phân giải gelatin, không phân giải urea,
không sản sinh indol, một số sử dụng được cacbon ở nguồn citrate, phân giải xanh
metylen (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Để nuôi cấy phân lập Salmonella spp.,các môi trường chọn lọc như
MacConkey, Xylose Lysine Deoxychlolate Agar (XLD), Salmonella - Shigella
thường được sử dụng (Phạm Hồng Sơn, 2005). Trên môi trường XLD, khuẩn lạc vi
khuẩn Salmonella spp. điển hình có màu hồng trong suốt, có hay không có tâm đen,
một số dòng có tâm đen bóng rất lớn có thể chiếm gần hết khuẩn lạc (Trần Linh
Thước, 2002).
Salmonella được phát hiện trên người, động vật và cả ở chim (Murray và
cs, 2000; Tizard, 2004). Chúng gây ra các bệnh như sốt thương hàn, sốt phó thương
hàn và gây ngộ độc thực phẩm (Ryan và Ray, 2004). Theo báo cáo của Van
Dorssen (1935) phân lập Salmonella Typhimurium từ thận của một loài mòng biển
(Larus canus) ở Hà Lan, thì nhiễm khuẩn Salmonella được công nhận là một

nguyên nhân gây bệnh ở các loài chim hoang dã. Salmonella là một nguyên nhân

×